TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ TÊN ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA MỸ TRONG 20 NĂM QUA, TỪ ĐÓ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
Lạm phát
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy Vì tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang tính danh nghĩa, nên khi có hiện tượng dư tiền giấy trong lưu thông thì người ta không xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa Từ đó dẫn đến lạm phát.
Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên của mức giá chung của hầu hết hàng hóa, dịch vụ theo thời gian so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định Khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi cùng với một số tiền nhất định.
Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Nhưng khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác Theo ý đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vineefn kinh tế quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự “ ổn định giá cả”.
Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hóa, dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định.
Các quan điểm về lạm phát
L V Chandeler, D C Cliner cho rằng lạm phát là sự tăng giả hàng hóa bất kể dài hạn hay ngắn hạn, theo chu kỳ hay đột xuất.
Theo G G Mtrukhin lại cho rằng lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tang(tự phát hay có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các
Theo K Mark, Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt qua các nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân.
Theo Keynes, việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát.
Paul A Samuelson: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung
Milton Friedman, cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên M Friedman nói: “Lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất. Ở Việt Nam, ông Bùi Huy Khoát chia sẻ quan điểm là lạm phát này sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hoá tăng lên Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thể cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu biểu hiện ra ở hàng hóa và tiền.
Còn ông Nguyễn Văn kỷ lại khẳng định lạm phát là hiện tượng tiền quá thừa trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi. Ông Vũ Ngọc Nhung thì chỉ ra đặc trưng của lạm phát là hiện tượng giá cả tăng lên phổ biến do tiền giấy mất giá so với vàng loại tiền mà có đại diện và so với mọi giá cả hàng hoá trừ hàng hoá sức lao động.
Phân loại lạm phát
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng và có thể dự đoán được Còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10 % một năm Đây là tỷ lệ lạm phát mà hầu hết Chính phủ các nước luôn mong muốn duy trì (lạm phát mục tiêu) vì ở mức lạm phát này làm cho mức giá chung của hàng hóa tăng ở mức độ vừa phải, kích thích sản xuất kinh doanh, thu hút đầu nhà đầy tư, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Loại lạm phát này xảy ra khi giá tăng với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm như 20 % ,100 %, 2000, Lạm phát cao còn được gọi là lạm phát phi mã Với mức lạm phát phi mã, mức độ tăng nhanh của giả hàng hóa gây tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Trong trường hợp này tiền tệ bị mất giá nên người dân tránh giữ nhiều tiền mặt trong người, thay vào đó người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa ,mua bất động sản , chuyển sang sử dụng vàng hoặc các loại ngoại tệ mạnh , để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã ở mức độ 4 con số trở lên trong vòng một năm Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc Siêu lạm phát gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nó được ví như một căn bệnh chết người Trong tình hình đó, sản xuất kinh doanh bị hạn chế, giá cả tăng nhanh không ổn định, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
Phép đo lường lạm phát
Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng – CPI Để đo lường mức độ lạm phát mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung
Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt đi của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau: π CPI ε (t) =P t − P t −1
- π CPI ε (t ) : Tỷ lệ lạm phát năm t
- P t : Chỉ số giá hàng hóa năm t so với năm gốc
- P t −1: Chỉ số giá hàng hóa năm (t-1) so với năm gốc
Chỉ số giá sản xuất PPI PL
Tính tương tự như tính tỷ lệ lạm phát theo CPI, nhưng PPI được tính trên một số hàng hóa nhiều hơn CPI và tính theo giá bán buôn (giá bán trong lần đầu tiên).
Chỉ số lạm phát tổng sản phẩm quốc nội – GDP
* Xác định chỉ số giảm phát GDP:
* Xác định tỷ lệ lạm phát theo GDP: π GDP(t ε ) =P GDP(t ) − P GDP(t −1 )
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Lạm phát và chính sách tài khóa
Khi tài khóa bị thiếu hụt, Chính phủ có thể khắc phục tình trạng nà những biện pháp: tăng thuế, phát hành trái phiếu, phát hành tiền, Khi Chính phủ áp dụng biện pháp phát hành trái phiếu thì không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, do đó cung tiền tệ không thay đổi và không gây ra lạm phát.
Khi Chính phủ áp dụng biện pháp phát hành tiền, thì biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, làm tăng cung tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển,do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành tái phiếu Chính phủ là rất khó thực hiện Vì thế, để khắc phục tình trạng tài khóa bị thiếu hụt thì con đường duy nhất là phát hành tiền Vì vậy, khi tỷ lệ thiếu hụt tài khóa của các quốc gia này tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng.
Do vậy, trong mọi trường hợp thiếu hụt tài khóa nhà nước cao, kéo dài là nguồn gốc tăng cung tiền và gây ra lạm phát.
Lạm phát và tiền tệ
Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ:
Khi cung tiền tăng kéo dài và gây ra lạm phát, được thể hiện
Khởi đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 ( giao nhau giữa AD1 VÀ AS1) Khi cung tiền tệ tăng lên qua mỗi năm, làm cho tổng cầu di chuyển sang phải đến AD Khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng ở điêm 1’ với đặc điểm : sản lượng gia tăng, thất nghiệp giảm, lương tăng lên và giảm tổng cung -đường tổng cung dịch chuyển đến AS Tại đây nền kinh tế cân bằng trở lại ở điểm cân bằng mới ( điểm 2), mức giá đã tăng lên tư P đến P2 Cứ như vậy, cung tiền tệ vẫn tiếp tục tăng và đường tổng cầu lại dịch chuyển sáng phải Nếu cung tiền cứ gia tăng thì mức giá gia tăng và lạm phát xảy ra.
Quan điểm thuộc trường phái Keynes:
Cũng giống như trường phái tiền tệ, quan điểm thuộc trường phái Keynes cũng cho rằng cung tiền gia tăng liên tục sẽ có ảnh hưởng tổng cung và tổng cầu Tuy nhiên, trường phái Keynes đã đưa vào các yếu tố chính sách tài khóa và những cú sốc của cung để phân tích tác động đến tổng cung và tổng cầu.
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu – kéo xảy ra mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung Và bản chất của lạm phát cầu – kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng Với đường tổng cung AS1, khi tổng cầu AD1 dịch chuyển sang phải (AD1 AD2 AD3),kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra Được thể hiện qua mô hình sau:
Ví dụ như những năm 2011 sự nóng lên của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã trở thành một nguồn thu khủng đối với những người tham gia Thu nhập tăng cao khiến những người này chi tiêu mạnh mẽ một cách bất thường, làm nền kinh tế xoay chuyển, lạm phát tăng đột biến.
4.4 Lạm phát do chi phí
Một trường hợp khác gây ra lạm phát là lạm phát do chi phí đẩy Nghĩa là khi giá của một hoặc một vài yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, ngân sách trả cho nhân công, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu tăng lên làm chi phí của doanh nghiệp tăng theo Để đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp tiến hành tăng giá cả sản phẩm khiến lạm phát tăng lên.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới trong năm 1973 là ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân lạm phát này Theo đó OPEC ban hành lệnh cấm xuât khẩu dầu mỏ đối với một số quốc gia, trong đó bao gồm 1 ông lớn chính là nước Mỹ- một trong những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của tổ chức này Việc làm này làm ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ, làm cho giá dầu mỏ khi Mỹ nhập khẩu chui về được đội lên gấp ngàn lần, nền kinh tế xảy ra siêu lạm phát.
Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất nhắc phía dưới ( chỉ có thể tăng mà không giảm, như giá điện ở Việt Nam ), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm ( hút hàng trong nước ) khiến tổng cung trong nước thấp hơn cầu Khi tổng cung và cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng ( do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát của quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh huworng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Tác động đầu tiên đến lạm phát chính là lãi suất Ta có công thức : “ lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát” Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng muốn giữ lãi suất thật ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng thì hậu quả của nền kinh tế là bị suy thoái và thất nghiệp gia tăng.
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân có quan hệ quan nhau qua tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát ătng lên mà thu nhập danh nghiac không tưng thì thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống Do đó ta có công thức: “ thu nhập thực tế = thu nhập danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát” Và khi thu nhập thực tế cua người dân bị giảm xuống sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, đời sống lao động khó khăn và do đó làm giảm lòng tin của dân đối với Chính phủ.
Lạm phát gia tăng thì Chính phủ được lợi vì thuế đánh vào người dân càng nhiều Ty nhiên mặt trái của nó chính là khi lạm phát ătng lên thì nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng nếu cùng một số tiền đó mà chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a” phí, nhưng khi tiến đến tình trạng lạm phát thì phải trả với “a+n” ohis Thế nên là tình trạng nợ quốc gia ngày càng tăng lên.
Khi lạm phát tăng khiến người thừa tiền và giùau có dùng tiền của mình vơ vét hết hàng hóa ở ngoài thị trường sẽ dẫn đến nạn đầu cơ xuất hiện và tình trạng này alfm mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung- cầu hàng hóa Giá cả hàng hóa mà theo đó sẽ cao hơn và những người dân nghèo ngày càng nghèo hơn bởi họ sẽ không đủ tiền mua những hàng hóa cần thiết cho bản thân mình.
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên nhữung tác hại cho nền kinh tế Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2 -5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
- Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
- Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất được mở rộng.
- Tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập và ătng tổng cầu giúp sản xuất phát triển.
Tác động đến kinh tế và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện, lạm phát vừa phải thức đẩy sự phát triển kinh tế vì làm tăng khối tiền lưu thông, cung cấp thêm vốn cho đơn vị sản xuất kinh doanh, khích thích tieu dùng Chính phủ và nhân dân Lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau: lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA MỸ TRONG 20 NĂM QUA 13 1 Giới thiệu chung về nước Mỹ
Lạm phát ở Mỹ trong 20 năm qua
3.1 Tình hình lạm phát từ năm 2000 - 2010
Lạm phát năm 2000 và ảnh hưởng của nó đến giá trị đô la
1 đô la năm 1999 tương đương với sức mua vào khoảng 1,03 đô la vào năm 2000 Đồng đô la có tỷ lệ lạm phát trung bình là 3,36% mỗi năm từ năm 1999 đến năm 2000, tạo ra mức tăng giá tích lũy là 3,36% Sức mua năm 2000 giảm 3,36% so với năm 1999 Trung bình, bạn sẽ phải chi thêm 3,36% vào năm 2000 so với năm 1999 cho cùng một mặt hàng. Điều này có nghĩa là giá năm 2000 cao hơn 1,03 lần so với giá trung bình kể từ năm
1999, theo chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động.
Tỷ lệ lạm phát năm 1999 là 2,21% Tỷ lệ lạm phát năm 2000 là 3,36% Tỷ lệ lạm phát năm 2000 cao hơn so với tỷ lệ lạm phát trung bình là 2,31% mỗi năm trong giai đoạn
Tỷ lệ lạm phát được tính bằng sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số giá tiêu dùng năm 2000 là 172,20 Năm trước đó là 166.60 Sự khác biệt về CPI giữa các năm được Cục Thống kê Lao động sử dụng để chính thức xác định lạm phát.
Giá trị của USD, đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới, giảm liên tục trong vài năm gần đây, trung bình khoảng 15% so với các đồng tiền lớn Việc đồng USD trượt dài và dự báo tiếp tục trượt giá đã ảnh hưởng một số lợi ích của nước Mỹ và về lâu dài có thể đẩy nền kinh tế Mỹ suy thoái.
Kể từ năm 2001, đồng USD mất giá 33% so với đồng ơ-rô của châu Ấu, 20% so với đồng yên của Nhật Bản, đồng thời cũng trượt giá so với đồng bảng Anh và đô-la Canada USD mất giá mạnh phần nào làm hàng hóa sản xuất tại Mỹ hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài sở hữu đồng tiền mạnh hơn đồng USD Về ngắn hạn, việc xuất khẩu hàng hóa là một món hời đối với ngành công nghiệp Mỹ vừa mới thoát khỏi tình trạng trì trệ.Các công ty đa quốc gia của Mỹ cũng được hưởng lợi khi chuyển đổi doanh thu ở nước ngoài sang đồng USD Đó là ưu điểm tại thời điểm hiện nay, nhưng các chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng, về lâu dài đồng USD yếu có thể dẫn đến lạm phát, lãi suất tăng cao và suy thoái kinh tế Ngược lại, đồng USD mạnh cho phép Chính phủ Mỹ vay nợ với chi phí thấp, thu hút đầu tư bằng USD, giúp trang trải thâm hụt ngân sách và giữ lãi suất ở mức thấp và cũng cho phép người Mỹ chi tiêu nhiều hơn khả năng thực tế (chi tiêu của nước Mỹ bằng 80% tiết kiệm hiện có của thế giới). Được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của "khủng hoảng chấm com", vụ tấn công khủng bố 11/9, và scandal kiểm toán, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu.
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) sau 10 năm phát triển, quãng thời gian mở rộng dài nhất của kinh tế Mỹ, việc nước Mỹ bước vào suy thoái vào đầu những năm
2000 đã được dự báo trước Mọi chuyện được châm ngòi bởi sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty trong cuộc "khủng hoảng chấm com", tạo ra một làn sóng phá sản của các công ty công nghệ và tin học Kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố 11/9/2001 nổ ra, từ đó khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones và các chỉ báo chính của thị trường chứng khoán trải qua tuần tồi tệ nhất trong lích sử.
Dự đoán trước diễn biến tại Mỹ, các nước châu Âu đã giới thiệu đồng tiền chung euro vào ngày 1/1/1999 Tuy nhiên, suy thoái vẫn khiến đồng euro giảm mạnh và cho đến tận năm 2001.
Sau nhiều năm ổn định, cuối cùng thì lạm phát cũng đã quay trở lại Trong tháng 4/2002, chỉ số giá cả của Mỹ đã bắt ngờ tăng lên 0,5% một mức tăng cao trong cả năm qua Kết quả là mức lạm phát trong quý tăng lên 4% so với cùng kỳ năm trước Điều đó làm cho nhiều nhà kinh tế bắt đầu thấy lo ngại, vì “trong khoảng thời gian dài hạn, mức tăng lạm phát sẽ còn có khả năng cao thêm”- như dự đoán của Myki D.Levi- nhà kinh tế học chủ đạo của Bank of America Securities Theo ông, chỉ có thể thoát khỏi tình tạng này nếu FRS chịu thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trên thực tế, trong hoàn cảnh hiện tại của nước Mỹ, một sự gia tăng vừa phải có thể là hoàn toàn có lợi cho nền kinh tế Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì các công ty Mỹ vẫn chưa kịp hoàn hồn sau sự sụt giảm lợi nhuận trong năm vừa qua, nên cố gắng không tuyển thêm nhân viên cũng như đầu tư để mở rộng sản xuất Tuy tình hình kinh tế Mỹ có một số cải thiện, thế nhưng lợi nhuận của các công ty trong nước vẫn còn khá thấp Mức tăng lạm phát không chỉ có lợi cho các công ty của Mỹ, mà còn có lợi cho toàn bộ nền kinh tế Nhờ đó, có thể tránh được hiện tượng thiểu phát từ 5 năm nay đã tàn phá nền kinh tế của đất nước này Tuy nhiên, cũng khó mà đánh giá hết được những tác động tiêu cực của nhân tố này, vì khả năng thiểu phát lại đang hiện hữu trong nền kinh tế Mỹ.
Nền kinh tế Mỹ đã có tỉ lệ tăng trưởng cao hơn dự kiến Hôm thứ ba, Bộ Thương mại công bố ước tính cuối cùng về GDP của quí 3, cho thấy từ tháng bảy đến tháng chín, kinh tế tăng trưởng với tỉ lệ 5% tính theo năm Các nhà phân tích cho rằng thành quả này có được là nhờ sự tin tưởng của giới tiêu thụ ở Mỹ đối với nền kinh tế đất nước.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2003, một phần là nhờ vào sự gia tăng chi tiêu của giới tiêu thụ và các doanh nghiệp Các nhà phân tích cho rằng đây là một xu thế, chứ không phải là một diễn tiến có tính chất đơn lẻ.
Trong nửa cuối năm 2003, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,1%, mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây Điều này được giới quan sát nhận định là đem lại nhiều sự thuận lợi cho Tổng thống Bush trong điều hành kinh tế năm 2004, đặc biệt là giải quyết vấn nạn thất nghiệp Trong năm qua, hàng loạt các chỉ số như cạnh tranh, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng… tại Mỹ đã được cải thiện Chỉ số lạm phát dừng lại ở 1,6% (năm 2002 là 1,7), trong tầm kiểm soát của Chính phủ Tất thảy đều giúp ông Bush gây thiện cảm với cử tri
Mỹ trước thềm bầu cử Tổng thống
Báo cáo đầu tháng 12 năm 2004 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong quý III/2004, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm 3,9%, cao hơn mức dự báo ban đầu 3,7%, nhờ tăng chi tiêu dùng và kinh doanh Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý II/2004 là 3,3%.
Có thể nói kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng khá mạnh trong năm 2004 chủ yếu nhờ sự tăng vọt về doanh số bán cuối cùng, bao gồm chi tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu trong nửa cuối năm 2004 Chi tiêu dùng trong quý III/2004 đã tăng 5,1% so với mức tăng vừa phải của quý II/2004 là 1,6%; đầu tư kinh doanh tăng 12,9% so với 12,5% của quý trước Chỉ riêng đầu tư vào phần mềm và thiết bị đã tăng 17,2% Xuất khẩu tăng
Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ sau đại dịch
Cũng theo báo cáo đã nêu, giá một loạt hàng hóa, dịch vụ xăng dầu, chăm sóc sức khỏe đến hàng tạp hóa, giá thuê phòng đã tăng vượt dự kiến trong tháng 10 – 2021.
Giá dầu tăng 12,3% trong tháng 10 và 59,1% trong năm qua Giá năng lượng nói chung tăng 4,8% trong tháng 10 và tăng 30% trong năm qua Giá thực phẩm cũng tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nhóm thực phẩm, thịt, gia cầm, cá và trứng tăng 1.7% so với tháng 9 và 11,9% so với năm ngoái Giá dịch vụ y tế tăng 0,5% và là mức tăng cao nhất trong 17 tháng qua.
Dữ liệu của chính phủ vừa công bố cho thấy lạm phát trong tháng 10 ở Mỹ cao nhất trong
Trên thị trường lao động, tình trạng thiếu nhân công tạm thời cũng đẩy mức lương tăng cao Tuy nhiên, lạm phát đang khiến mức tăng lương không còn mấy ý nghĩa và sức mua cũng giảm.
Một báo cáo riêng của bộ lao động Mỹ cho thấy thu nhập trung bình hằng tuần được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 0,9% trong tháng 10-2021 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cả tại Mỹ đang chịu nhiều áp lực, từ nhu cầu cao của người tiêu dùng, tình trạng thiếu nhân công cho đến những khó khăn trong chuỗi cung ứng toàn cầu Tình trạng thiếu bán dẫn đang ảnh hưởng đáng kể đến ngành sản xuất ôtô và nhiều sản phẩm điện tử khác.
Hệ lụy từ đại dịch
Từ giữa tháng 10-2021, quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã cảnh báo Mỹ nên chuẩn bị siết chặt các chính sách trong trường hợp lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo FED, vũ khí chính để chống lạm phát là tăng lãi suát Cơ quan này đã không tăng lãi suất từ năm 2018 Trong vài tuần tới, FED sẽ bắt đầu giảm mua trái phiếu mỗi tháng để rút bớt lượng tiền bơm vào nền kinh tế.
Các quan chức FED đang hoàn tất kế hoạch ngừng chương trình mua trái phiếu hằng tháng trị giá 120 tỉ USD được áp dụng từ năm ngoái để củng cố thị trường tài chính và nền kinh tế Việc tăng lãi suất thì chưa thể diễn ra ngay mà được kỳ vọng vào cuối năm 2022.
Chỉ số giá tiêu dùng cao chót vót vừa công bố của Mỹ làm thị trường chứng khoán chao đảo Theo bản tin chính của Yahoo, cổ phiếu lĩnh vực công nghệ dẫn đầu các mã cổ phiếu giảm giá sau thông tin đó Sàn chứng khoán Nasdaq đã có ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ đầu tháng 10. Ông Biden tin tưởng gói chi tiêu cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỉ USD vừa được thông qua có thể đảo ngược tình hình Tuy nhiên, những ý kiến chỉ trích, nhất là từ Đảng Cộng hòa, cho rằng việc chi thêm hàng nghìn tỉ USD chỉ làm cuộc khủng hoảng hiện nay trở nên tồi tệ hơn.
Lạm phát của Mỹ khá ổn định trong những năm gần đây nhưng leo thang trở lại năm nay khi các doanh nghiệp bắt đầu nối lại hoạt động bình thường sau giai đoạn đóng cửa phòng dịch COVID-1
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Bài học kinh nghiệm
Bài học đầu tiên là kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm Trước những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với tác động của chính sách kích cầu năm 2009 để hỗ trợ tăng trưởng khiến lạm phát tăng cao, lặp đi lặp lại (bình quân 2008-2012 CPI tăng gần 13,4%/năm) tác động xấu đến cân đối kinh tế vĩ mô Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm, chuyển sang tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý… Với sự điều chỉnh này, một số ngành, lĩnh vực đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng Lạm phát năm 2013 ước khoảng 7%, cũng là năm đầu tiên không lặp lại chu kỳ “hai năm cao, một năm thấp” Quan hệ buôn bán với nước ngoài từ chỗ nhập siêu lớn đã chuyển sang xuất siêu (năm 2012) và có thể nhập siêu nhẹ trong năm nay Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 6,5 tuần nhập khẩu cuối năm
2011 lên khoảng 12 tuần vào cuối 2012, 2013; tỷ giá ổn định trong thời gian tương đối dài Tỷ lệ tổng thu ngân sách/GDP giảm nhanh từ 27% trước kia xuống còn 22-23% trong vài năm nay và có thể xuống thấp hơn theo mục tiêu 2014, theo hướng “khoan thư sức dân”, “nuôi dưỡng nguồn thu” Tăng trưởng kinh tế được đề ra thấp so với mục tiêu 5 năm và việc thực hiện đã có xu hướng cao lên trong năm 2013 Mặc dù tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu, cân đối ngân sách khó khăn, nhưng vẫn nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội…
Bài học thứ hai, trong khi tập trung cao nhất cho mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần bảo đảm các điều kiện cần thiết cho tăng trưởng hợp lý, đồng thời thực hiện các mục tiêu khác Để tăng trưởng hợp lý, cần quan tâm đến các giải pháp về lãi suất, tăng trưởng dư nợ tín dụng; tăng tổng cầu và hỗ trợ phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tranh thủ các cơ hội, các ưu đãi trong cam kết các hiệp định thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bài học thứ ba, khi mục tiêu đã được điều chỉnh, cần bám sát mục tiêu để có giải pháp điều hành Qua 2 năm kiềm chế lạm phát cho thấy, việc điều hành lạm phát theo mục tiêu, tránh lạm phát quá thấp từ tháng 3 đến tháng 7, rồi tăng cao vào tháng 8, tháng 9 để tránh từ cực đoan này sang cực đoan khác Mục tiêu năm 2014 cũng chuyển từ kiềm chế lạm phát sang kiểm soát lạm phát
Bài học thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa “bàn tay hữu hình” của Nhà nước và “bàn tay vô hình” của thị trường “Bàn tay vô hình” gắn với sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn với quy luật và hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các chủ thể trên thị trường và cạnh tranh là động lực của phát triển. Tuy nhiên, “bàn tay vô hình” cũng có những tác động tự phát trong một số ngành, lĩnh vực, đối với một số đối tượng yếu thế, như người nghèo, trẻ em, bà con dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, dịch vụ công (giáo dục, y tế…) Song, để “bàn tay vô hình” phát huy tác dụng thì phải dựa trên cơ sở cạnh tranh; muốn cạnh tranh thì phải có nhiều doanh nghiệp, nhiều loại hình cùng hoạt động, bởi độc quyền là kẻ thù của cạnh tranh “Bàn tay hữu hình” có khả năng hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, che chắn cho các đối tượng yếu thế, hướng các tác động tích cực của cơ chế thị trường theo định hướng
“dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Tuy nhiên, bản thân “bàn tay hữu hình” xuất phát từ chủ quan con người, mà chủ quan của con người thì khó tránh khỏi những bất cập trong việc nắm bắt những diễn biến thực tế hiện xảy ra rất nhanh, phức tạp,khó lường cũng như năng lực phân tích dự báo còn hạn chế Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với giá một số loại hàng hóa, dịch vụ công là cần thiết, đúng hướng, nhưng chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, có một phần do tính độc quyền còn cao,tính cạnh tranh còn ít, lại chưa thật minh bạch công khai, sự giám sát kiểm tra của cơ quan Nhà nước, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương, sự cẩn trọng về liều lượng, thời điểm điều chỉnh
Bài học thứ năm, kết hợp các giải pháp điều hành cơ bản với các giải pháp tình thế Các giải pháp tình thế có tác dụng tăng tính linh hoạt trong điều hành, xử lý các hiệu ứng phụ từ những giải pháp chính khi thực hiện mục tiêu ưu tiên (chẳng hạn từ sau Tết Nguyên đán cho đến tháng 8, tháng 9, theo thông lệ nhu cầu tiêu dùng giảm xuống nhanh, thì có thể xem xét lựa chọn một hoặc một số giải pháp như hạ lãi suất, tăng tín dụng, điều chỉnh lương tối thiểu, điều chỉnh giá theo lộ trình giá thị trường…, tránh thực hiện vào 2 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm) Tuy nhiên, giải pháp tình thế thường có tính ngắn hạn, dễ phát sinh các hiệu ứng phụ, dễ cuốn hút vào các "vòng xoáy" (như lạm phát-thắt chặt-suy giảm-nới lỏng-lạm phát) Biện pháp cơ bản có tác dụng lâu dài giữ cho việc thực hiện đúng định hướng đã đề ra, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, bảo đảm cho các quy luật của kinh tế thị trường phát huy tác dụng Chẳng hạn, để kiềm chế lạm phát, phải có giải pháp tác động đến các yếu tố của lạm phát, như chi phí đẩy, cầu kéo, tài khóa, tiền tệ, tâm lý, đặc biệt là yếu tố tiềm ẩn, nguyên nhân sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp Để phát triển bền vững, phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược; ngay cả khi tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô… nhưng vẫn phải triển khai thực hiện các giải pháp cơ bản nói trên.
Bài học thứ sáu là tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bài học thứ bảy là thông tin phải trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, toàn diện, giúp cho việc nắm bắt nhanh những diễn biến mới của thực tiễn đất nước, khắc phục cho được bệnh thành tích trong việc đánh giá, báo cáo tình hình Phân tích để thấy sâu sắc hơn sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng, để rút ra những vấn đề có tính chất quy luật Cùng với đó là dự báo chính xác xu hướng diễn biến của tình hình để xác định mục tiêu, chính sách, giải pháp phù hợp
Bài học thứ tám, ổn định kinh tế-xã hội, chống tham nhũng, cải cách hành chính để có lòng tin; có đột phá, có xung lực mới trong tư duy mới có phát triển.