(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải(Luận văn thạc sĩ) Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Đặc điểm, ý nghĩa giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
quyết vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò là trung gian hòa giải, giúp đỡ các bên đương sự thỏa thuận giải quyết vụ án Điều này có nghĩa, hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận và thương lượng giữa các đương sự về việc giải quyết vụ án với sự giúp đỡ của Tòa án nhằm hướng sự thỏa thuận giữa các đương sự đúng pháp luật và chính sách của Nhà nước
Việc hoà giải chỉ thật sự có hiệu quả khi chủ thể trung gian hòa giải - Thẩm phán phải nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm Tuy nhiên, thực tế không phải Thẩm phán nào cũng có đầy đủ các kỹ năng theo yêu cầu, dẫn đến chất lƣợng và hiệu quả của việc giải quyết các vụ án về dân sự chƣa đạt đƣợc yêu cầu của mục đích hoà giải khi giải quyết vụ án dân sự và mong muốn của chính Thẩm phán
Một số kỹ năng không thể thiếu trong quá trình hòa giải của Thẩm phán tại Tòa án có thể nhắc đến nhƣ: Kỹ năng xây dựng kế hoạch hòa giải, kỹ năng giao tiếp trong hòa giải, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng áp dụng pháp luật…
1.2 Đặc điểm, ý nghĩa và vi ệc phân loại giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
1.2.1 Đặc điể m k ỹ năng giả i quy ế t tranh ch ấp dân sự b ằng hòa giả i trong t ố t ụng dân sự
Thứ nhất, chủ thể áp dụng kỹ năng hòa giải trong tố tụng dân sự:
Tòa án có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hòa giải, xác định thời gian, địa điểm, thành phần và nội dung hòa giải; tòa án là người giải thích pháp luật ở nội dung tranh chấp để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau Xét về bản chất, hòa giải là hoạt động do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Hòa giải trong tố tụng dân sự hoàn toàn khác so với phương thức tự thỏa thuâ ̣n Tự thỏa thuận là hoạt động do đương sự thực hiện để thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự Ở tự thỏa thuận thì không có vai trò của tòa án, các đương sự tự thực hiện quyền tự định đoạt của mình Tự thỏa thuận diễn ra ở
11 bất kì thời điểm nào của quá trình tố tụng Mỗi thời điểm khác nhau đƣợc áp dụng một quy định khác nhau của pháp luật để giải quyết
Thứ hai, việc áp dụng kỹ năng hòa giải phải đảm bảo các đặc trưng cơ bản của hòa giải:
- Hòa giải mang tính linh hoạt
Hòa giải có thể được tiến hành trong nhiều môi trường khác nhau, thủ tục có thể đƣợc thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi Tính linh hoạt đem lại lợi thế là các bên đƣợc bày tỏ ý kiến xem quá trình nào thì phù hợp với họ; cho phép có những điều chỉnh khi bản chất của tranh chấp và các bên tranh chấp đòi hỏi phải vậy; tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp Ngược lại, phương thức tố tụng Tòa án có một cách thức tổ chức cứng nhắc hơn, có những quy định và thủ tục cố hữu Có một vài yếu tố mang tính kỹ thuật đòi hỏi rất cao, buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành cả trong thời gian trước và đang diễn ra quá trình xét xử.[17]
Một sự khác biệt quan trọng giữa hòa giải và biện pháp tố tụng là những thông tin và chứng cứ nào có thể đƣợc sử dụng, sử dụng và kiểm chứng nhƣ thế nào Trong tố tụng, vấn đề này đƣợc điều chỉnh theo quy định về chứng cứ và thủ tục để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy Trong hòa giải thường không có quy định nào về chứng cứ và cũng không có quy định về kiểm chứng cũng nhƣ xem xét về mặt thủ tục Chỉ có những quy định thủ tục mở về phương pháp nói chuyện và giao tiếp Các bên tranh chấp đƣợc phép kể chuyện của họ nếu thấy phù hợp và có thể biểu lộ tình cảm mà không bị bài bác và bị cho là không có ý nghĩa.[17]
Tuy nhiên cũng có những giới hạn đối với tính linh hoạt của hoạt động hòa giải Mặc dù nó không phải là một quá trình cứng nhắc, nhƣng khi các hòa giải viên hướng dẫn, các bên vẫn phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn khác nhau Các hòa giải viên phải thực hiện một cách có hệ thống qua từng giai đoạn của hoạt động hòa giải theo trình tự cụ thể Điều này giúp
12 khai thác đƣợc từng điểm mạnh trong toàn bộ quá trình hòa giải, vì mỗi một giai đoạn trong quá trình đó đều có cái lý lẽ riêng của nó Vì thế, mặc dù có sự linh hoạt, nhƣng hòa giải mang tính tổ chức hơn so với những cuộc đàm phán có tính chất tùy tiện Một trong những đóng góp của một hòa giải viên là có thể xác lập trật tự trong những cuộc đàm phán vô tổ chức và thiếu thống nhất
- Tính thân mật trong hòa giải Đặc trƣng này luôn luôn gắn liền với tính linh hoạt của nó Ở đây, tính thân mật là muốn nói đến không gian và môi trường, phong thái và ngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia Hòa giải không có thủ tục nghi lễ nhƣ của hoạt động xét xử Hoạt động xét xử tại Tòa án luôn thể hiện tính trang trọng, nghi lễ và tính thứ bậc Nhƣng trong hòa giải, các bên tham gia thường không có cảm nhận về hình thức nghi lễ và tính thứ bậc trong đó
Giá trị của tính thân mật là ở chỗ nó có thể làm cho quá trình trung gian hòa giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp hơn, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng so với hoạt động xét xử tại tòa Đặc biệt hơn là trong trung gian hòa giải, các bên có thể sử dụng ngôn ngữ thông tục hàng ngày, khác hẳn với những hình thức giao tiếp đƣợc phong cách hóa trong môi trường Tòa án Tuy nhiên, hòa giải viên cũng có thể yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trang trọng và các bên tranh chấp cũng có thể khách sáo trong việc sử dụng ngôn từ khi hòa giải Khác với hệ thống Tòa án, mức độ trang trọng đến đâu thì cũng có thể đƣợc các bên thỏa thuận để phù hợp với văn hóa của các bên tranh chấp
- Hòa giải mang tính chất tự nguyện
Cũng giống nhƣ trọng tài, các bên tham gia vào quy trình hòa giải trên tinh thần tự nguyện, không bên nào có thể ép buộc bên nào tham gia vào phương thức này Sự tự nguyện còn được thể hiện ở việc các bên có thể quyết định hoàn toàn quy trình hòa giải Về nguyên tắc, sau khi đƣợc các
13 bên lựa chọn, hòa giải viên sẽ gợi ý và hướng dẫn các bên về quy trình thủ tục hòa giải mà hòa giải viên dự định tiến hành Tuy nhiên, các bên có quyền đề xuất với hòa giải viên những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình Cuối cùng, các bên hoàn toàn quyết định về việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp Khác với trọng tài viên, hòa giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết mà kết quả giải quyết vụ tranh chấp phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Tùy thuộc mô hình hòa giải và phong cách mà từng hòa giải viên áp dụng, hòa giải viên có thể cung cấp những nhận định, đánh giá về nội dung vụ tranh chấp cũng nhƣ ý kiến tƣ vấn về cách thức giải quyết vụ tranh chấp Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những nhận định và ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo và không có tính chất ràng buộc đối với các bên tranh chấp Việc các bên có đi đến thỏa thuận hòa giải hay không và nội dung của thỏa thuận đó sẽ do các bên tự quyết định
- Hòa giải mang tính bí mật
Khi tham gia vào quá trình hòa giải, các bên phải ký cam kết không tiết lộ những thông tin có đƣợc từ quá trình hòa giải Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì những thông tin có đƣợc trong quá trình hòa giải sẽ không thể trở thành bằng chứng để chống lại một trong các bên Bản thân hòa giải viên cũng phải cam kết giữ bí mật tất cả những thông tin do các bên cung cấp trong quá trình hòa giải Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì các bên cũng không đƣợc yêu cầu triệu tập hòa giải viên với tƣ cách nhân chứng cho vụ tranh chấp
- Hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác
Tùy thuộc vào yêu cầu của bản quy tắc hòa giải của từng trung tâm hòa giải, nhìn chung việc sử dụng phương thức hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như
14 trọng tài hay Tòa án Các bên có thể tiến hành hòa giải song song với quá trình tố tụng trọng tài hay Tòa án Đây cũng chính là một điểm hấp dẫn thể hiện sự linh hoạt của phương thức này
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
giảm đi rõ rệt, hiệu quả xét xử sẽ đƣợc nâng cao hơn Điều này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường uy tín của cơ quan xét xử nói riêng cũng như cơ quan nhà nước nói chung Đối với các đương sự, hòa giải giúp các bên hiểu nhau hơn và có thể gi ải quyết tranh chấp với tinh thần cởi mở, không cần đến việc thực hiện các thủ tục tố tụng
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
1.3.1 Tính thống nhất, hợp lý, đồng bộ và phù hợp của hệ thống pháp luật
Tính thống nhất đƣợc đặt ra đối với cả hệ thống pháp luật cũng nhƣ đối với từng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và quy phạm pháp luật Hệ thống pháp luật đƣợc cấu tạo nên bởi các thành tố khác nhau, cho nên để bảo đảm đƣợc tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì giữa các thành tố cấu tạo nên nó không đƣợc có sự mâu thuẫn, chồng chéo với nhau Bất cứ một sự mâu thuẫn, chồng chéo nào xảy ra trong hệ thống pháp luật đều phải đƣợc phát hiện và loại khỏi hệ thống
Hệ thống VBQPPL - biểu hiện cụ thể của hệ thống pháp luật bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau theo thứ bậc hiệu lực pháp lý, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đặt ra yêu cầu văn bản có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành và đều phải phù hợp với quy định của Hiến pháp Nhƣ vậy, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi nội dung chính sách phải nhất quán trong toàn hệ thống VBQPPL, các VBQPPL, các quy phạm pháp luật phải phù hợp, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.[17] Ở nước ta, tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế Các văn bản luật, các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật chƣa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc
18 liên ngành Những mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự về một số vấn đề (nhƣ: hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu) là ví dụ cho tính hệ thống thấp của pháp luật hiện hành ở nước ta Việc thiếu đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật gây khó khăn rất lớn cho việc áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng cũng như các đương sự trong quá trình giải quyết tranh chấp
1.3.2 Trách nhiệm của Tòa án và sự minh bạch của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự” Nhƣ vậy, trong việc giải quyết vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò là trung gian hòa giải, giúp đỡ các bên đương sự thỏa thuận giải quyết vụ án Điều này có nghĩa, hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận và thương lượng giữa các đương sự về việc giải quyết vụ án với sự giúp đỡ của Tòa án nhằm hướng sự thỏa thuận giữa các đương sự theo đúng quy định của pháp luật
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hòa giải là một thủ tục đặc trưng và mang tính bắt buộc trước khi mở phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án mà pháp luật quy định phải hòa giải Khi tiến hành hòa giải, Tòa án thực hiện theo một trình tự và thủ tục nhất định để giải thích pháp luật làm cho các bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình nhằm mục đích hướng các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp Thực hiện thủ tục hòa giải sẽ bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của đương sự; đồng thời nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của công dân, giúp Tòa án xác định phương hướng giải quyết vụ án có lý, có tình Việc hòa giải thành sẽ giúp cho vụ án đƣợc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, củng cố đoàn kết trong nội bộ nhân dân Do đó, vai trò của tòa án đối với kết quả hòa giải tranh chấp dân sự là vô cùng lớn
Trong TTDS hòa giải đƣợc thực hiện bởi sự tổ chức của Thẩm phán chịu trách nhiệm giải quyết vụ án Vì vậy, năng lực trình độ của Thẩm phán tiến hành hòa giải là một vấn đề quan trọng, Thẩm phán đƣợc chỉ định phải có đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ được giao Một Thẩm phán giải quyết tốt việc hòa giải phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ về tinh thần trách nhiệm Ngoài ra, công tác hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, lao động còn đòi hỏi kinh nghiệm sống, sự hiểu biết sự việc, tâm lý các đương sự Do vậy, Thẩm phán được giao hòa giải phải là người đáp ứng được các tiêu chí này Nếu Thẩm phán đƣợc phân công hòa giải còn quá trẻ, chƣa có kinh nghiệm thì việc hòa giải khó có thể đạt đƣợc kết quả
Do vậy, cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải giữa các Thẩm phán để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Đối với từng vụ việc cụ thể thì bên cạnh việc chuẩn bị về nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp thì Thẩm phán phải nắm vững các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước Tránh tình trạng do không nắm vững chính sách, quy định của pháp luật giải thích sai cho đương sự, dẫn tới hòa giải không thành hoặc tuy đạt được sự thỏa thuận của đương sự nhưng trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích của các đương sự Đây là vấn đề tuy không mới nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của công tác hòa giải Ngoài việc nhận thức rõ vai trò, vị trí, mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải, Thẩm phán làm công tác này phải nắm vững hơn ai hết các chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và những vấn đề liên quan đến vụ án mà mình chịu trách nhiệm nói riêng Tránh tình trạng do không nắm vững pháp luật, giải thích sai các quy định của pháp luật dẫn đến hướng dẫn đương sự thỏa thuận trái với quy định của pháp luật Do vậy, cần phải chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên cho các Thẩm phán Tòa án ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khó khăn, thiếu thốn về thông tin, các văn bản pháp luật chậm đến tay,
20 trên thực tế nhiều khi Thẩm phán giải quyết dựa trên những văn bản đã hết hiệu lực
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng vai trò và sự minh bạch của thẩm phán tác động không nhỏ đến kết quả hòa giải tranh chấp dân sự Việc thẩm phán thiếu minh bạch trong thủ tục hòa giải có thể dẫn đến những kết quả sai lệch, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự
Ngoài ra nhận thức của Thẩm phán về tầm quan trọng của kỹ năng hòa giải cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả phiên hòa giải: Những kinh nghiệm đƣợc tích lũy trong cuộc sống, trong quá trình học tập, bồi dƣỡng chuyên môn là tiền đề quan trọng giúp Thẩm phán có đƣợc kỹ năng hòa giải thuần thục và hiệu quả Bên cạnh đó, nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng hòa giải cũng mang một ý nghĩa không nhỏ đối với việc thực hiện kỹ năng, bởi có nhận thức đúng đắn mới có thái độ đúng đắn và hành vi tích cực tập luyện Động cơ làm việc của mỗi Thẩm phán có ảnh hưởng to lớn đến kỹ năng hòa giải Một Thẩm phán có tâm huyết với nghề sẽ tích cực xây dựng kế hoạch hòa giải, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình để thực hiện tốt những yêu cầu mang tính thường xuyên của công việc
Kinh nghiệm làm việc của Thẩm phán cũng ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải Yếu tố kinh nghiệm ở đây bao gồm tri thức, kinh nghiệm đƣợc tích lũy trong quá trình sống và học tập , vốn sống, vốn văn hóa của mỗi cá nhân, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công tác Sau kinh nghiệm sống, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm trong tiếp xúc làm việc thường xuyên với đương sự tạo nên sự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán Những Thẩm phán có bề dày công tác và qua đào tạo, bồi dƣỡng thì kỹ năng giao tiếp đƣợc hoàn thiện thể hiện trong sự tinh tế, linh hoạt, ổn định và sáng tạo
1.3.3 Khả năng hiểu biết pháp luật của đương sự
Nhiều tranh chấp phát sinh từ sự thiếu hiểu biết pháp luật cũng nhƣ sự thiếu thông cảm lẫn nhau giữa người dân Vì thế Thẩm phán cần chú trọng
21 công tác giải thích pháp luật Thực hiện phương châm của một Thẩm phán là : “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” và
“Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”
Trình độ nhận thức xã hội, nhận thức pháp luật là một trong những yếu tố giúp định hướng cho hành vi xử sự của con người phù hợp với các quy chuẩn về đạo đức, quy phạm pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng Một khi nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế sẽ dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự Đây là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh các tranh chấp dân sự; và những người nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế, khi trở thành đương sự trong các vụ án sẽ không chỉ gây trở ngại cho Tòa án mà còn rất khó khăn để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính mình trước Tòa
Tuy nhiên thực tế xét xử cho thấy trình độ của đương sự trình độ thấp còn chiếm một con số không nhỏ, thậm chí phải đọc từng câu, từng chữ cho đương sự viết các loại đơn liên quan đến việc giải quyết vụ án Điều này không những làm mất thời gian mà có khi còn ảnh hưởng đến tính khách quan, công minh trong việc giải quyết các vụ án Mặt khác, trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế sẽ là trở ngại lớn cho đương sự trong quá trình hòa giải tranh chấp nói chung, tranh chấp dân sự nói riêng
Một số kỹ năng hòa giải tranh chấp dân sự của Thẩm phán
2.2.1 Mục đích và yêu cầu của hoạt động hòa giải
Hoạt động hòa giải nhằm mục đích tác động đến đối tƣợng hòa giải nhằm hàn gắn những mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều bên đương sự và tạo cơ hội, điều kiện để họ tự thương lượng với nhau giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Hòa giải tranh chấp dân sự bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là cầu nối gữa hai bên, làm sao sau khi hòa giải thì các bên đương sự vẫn giữ và duy trì được quan hệ tốt đẹp đã có hoặc sẽ có
Yêu cầu khi Thẩm phán tiến hành hòa giải không để xảy ra dấu hiệu tổn thương tâm lý, không khí căng thẳng, thậm chí xúc phạm lẫn nhau trong quá trình hòa giải Để đạt được mục đích và yêu cầu của việc hòa giải, đòi hỏi người Thẩm phán phải có những kỹ năng nhất định Đó là kỹ năng phân vai trong từng tình huống của quá trình hòa giải để đạt đến mức cao nhất vai trò của
33 người Thẩm phán (sự uyển chuyển của vai trò mà không cứng nhắc); kỹ năng xây dựng kế hoạch và lựa chọn các phương án hòa giải phù hợp với từng vụ án; kỹ năng giao tiếp với các bên đương sự khi thực hiện hòa giải…
2.2.2 Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động hòa giải tranh chấp dân sự
Thẩm phán là người chủ trì phiên hòa giải, tác động định hướng để các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp Vì vậy tùy từng thời điểm khác nhau, Thẩm phán phải biết đóng các vai khác nhau trong quá trình hòa giải Trong đó Thẩm phán có thể là người trung gian, có thể là người điều đình và cũng có thể là người trọng tài Các vai ấy phải được vận dụng thể hiện mềm dẻo, linh hoạt, chuyển hóa luân phiên tùy thuộc diễn biến của phiên hòa giải
- Người trung gian: Thẩm phán luôn giữ chuẩn mực là người không thuộc về một bên và không áp đặt tƣ duy, cách giải quyết của Thẩm phán để buộc một hoặc cả hai bên đương sự phải nghe theo
- Người điều đình: Biết tăng giảm liều lƣợng căng thẳng hoặc mềm dẻo, duy trì mức độ trung hòa để đạt đƣợc mục đích hòa giải
- Người trọng tài: Biết lắng nghe cả hai bên, chắt lọc và gợi ý để đi đến thỏa thuận chung
Tùy theo loại vụ án (dân sự, kinh doanh thương mại, ly hôn…) mà Thẩm phán thể hiện từ phong thái đến phương án hòa giải và xử lý tình huống trong quá trình hòa giải; các kỹ năng chắt lọc thông tin, tổng hợp, ngôn ngữ và tƣ duy của Thẩm phán khi hòa giải
2.2.3 Một số kỹ năng cơ bản của Thẩm phán trong giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải Đối với hoạt động giải quyết tranh chấp dân sự, bên cạnh việc quan tâm tới việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật, Thẩm phán phải nhận diện đúng yêu cầu của đương sự, bản chất của vụ việc để đánh giá khách quan, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự có thể thương lượng và đi đến thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp dân sự Để hoạt động hòa giải có hiệu quả, đúng nội dung, yêu cầu của pháp luật, không làm cho đương sự hiểu sai quy định của pháp luật thì Thẩm phán
34 phải nắm chắc nội dung vụ việc, xây dựng kế hoạch hòa giải phù hợp với từng loại tranh chấp Thẩm phán phải hiểu rõ những quy định của pháp luật liên quan tới vụ án, từ đó giải thích cho các đương sự hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật, giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các đương sự Quá trình hòa giải Thẩm phán phải tôn trọng sự tự do biểu đạt ý chí, nguyện vọng của các đương sự, không dùng sức ép dưới mọi hình thức (ví dụ dùng mối quan hệ, bóng gió những ảnh hưởng của người có quyền thế…), hoặc những tác động khiến đương sự miễn cưỡng thỏa thuận Nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội
Do tính chất linh hoạt và nhạy cảm của hoạt động hòa giải trong TTDS mà ngoài việc có kiến thức sâu rộng về mặt pháp luật, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải nắm vững nội dung vụ án, xác định đƣợc đầy đủ các tình tiết của vụ án, nguyên nhân, mức độ mâu thuẫn của các đương sự Đồng thời đòi hỏi Thẩm phán phải có những hiểu biết nhất định về tâm lý con người, tâm lý từng lứa tuổi, từng hoàn cảnh, giới tính mà có phương pháp giải thích và thuyết phục thích hợp Thông thường tranh chấp đã phải đưa đến yêu cầu Tòa án giải quyết thì mức độ “ căng thẳng” đã cao, khó có thể thương lượng nhanh được Vì vậy Thẩm phán phải kiên trì, bình tĩnh và lựa chọn phương pháp thích hợp Hiệu quả của hoạt động hòa giải không những chỉ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của các quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm của những người tiến hành hòa giải Thẩm phán có thể sử dụng một số phương pháp, kỹ năng trong hoạt động hòa giải tranh chấp dân sự nhƣ:
2.2.3.1 Kỹ năng tiếp xúc và nghe đương sự trình bày
Trong giải quyết tranh chấp dân sự, việc đầu tiên Thẩm phán cần làm là xác định yêu cầu của đương sự Bởi có xác định đầy đủ yêu cầu của đương sự Thẩm phán mới nắm được đương sự cần gì, muốn gì và những khúc mắc đang tồn tại trong quan hệ của hai bên Trên cơ sở yêu cầu của đương sự và quy định của pháp luật Thẩm phán phải định danh đƣợc quan hệ pháp luật
35 phát sinh tranh chấp Để có thể nắm bắt đầy đủ và chính xác yêu cầu của các bên đương sự, nội dung tranh chấp, mối quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp, nguyên nhân, mức độ mâu thuẫn, quan điểm của các bên Thẩm phán cần làm cho buổi làm việc trở thành cuộc đối thoại chân tình, thẳng thắn, cởi mở Thẩm phán đặt mình vào hoàn cảnh của đương sự để hiểu họ và cảm thông, chia sẻ với họ Với thái độ ân cần, điềm đạm, chân tình, với sự tôn trọng thông qua việc lắng nghe đương sự trình bày (kể cả lời trình bày chưa hẳn đúng trọng tâm) nhưng điều đó sẽ tạo cho đương sự cảm thấy mình đƣợc tôn trọng, có điểm tựa nơi công lý và có niềm tin vào Thẩm phán Khi giao tiếp với đương sự, việc lắng nghe của Thẩm phán nhằm những mục đích sau: Một là thu thập thông tin, nghĩa là nắm đƣợc và để hiểu đúng, đầy đủ nội dung mà đương sự muốn trình bày Hai là, để biết được nhu cầu, mục đích, nguyện vọng của đương sự Ba là, nhờ hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của đương sự mà có hướng phản hồi, hướng hành động tiếp theo nhằm đáp ứng mong muốn của đương sự
Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và quan trọng trong phiên hoà giải Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe cần phải chú ý tới hai thái cực: Một là, đừng để đương sự nói dài vượt quá nội dung cần nghe để chắt lọc thông tin hoà giải Hai là, Thẩm phán không nên và không đƣợc cắt ngang lời trình bày của họ hoặc đƣa ra quan điểm bình luận về phần họ trình bày làm cho việc trình bày của đương sự lộn xộn, không logic và bản thân đương sự cảm thấy mình không được tôn trọng, đụng chạm tới lòng tự tôn của đương sự Tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh chấp diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ Đừng phản ứng trước những lời tức giận của các bên Phải biết tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội Phương pháp chuẩn mực để lắng nghe có hiệu quả là tập trung chú ý vào những điều các bên đang nói, gợi ý họ nói rõ ràng, chính xác những ý nghĩ của họ, diễn đạt lại đúng những sự kiện đã xảy ra và yêu cầu nhắc lại những điểm gì còn mập mờ, chƣa rõ
Thông thường, lần đầu tiên tiếp xúc với một tranh chấp có tính chất phức tạp, Thẩm phán chƣa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc và nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp Trong khi đó, các bên tranh chấp thường có tâm lý là người nghe cũng đã nắm được nội dung vụ việc như chính bản thân mình, nên đối tượng thường trình bày theo ý chủ quan và có thể bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết hoặc những bằng chứng không có lợi cho họ Vì vậy, thẩm phán cần nghiên cứu đặt ra những câu hỏi đơn giản để làm rõ những tình tiết có liên quan đến bản chất của vụ việc và gợi ý để đối tượng trình bày đúng bản chất vụ việc, lưu ý đối tượng trình bày vấn đề một cách vô tƣ, khách quan, không thiên vị, chủ quan Thẩm phán lưu ý đối tượng rằng chỉ có thể đưa ra một giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu nhƣ đối tƣợng trình bày vấn đề một cách trung thực và khách quan Ngƣợc lại, giải pháp mà Thẩm phán đƣa ra có thể không chính xác nếu đối tƣợng trình bày thiên vị, không trung thực
2.2.3.2 Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoà giải Để việc hoà giải có hiệu quả, thì Thẩm phán cần có nhiều công tác chuẩn bị khác nhau, trong đó có việc xây dựng kế hoạch hoà giải Thông thường việc xây dựng kế hoạch hoà giải được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1 Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở, vật chất:
Những kết quả đạt được khi áp dụng kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải trong tố tụng dân sự
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua sự tác động, giúp đỡ của chủ thể thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải, làm cho các bên tranh chấp tự nguyện chấm dứt tranh chấp bằng thỏa thuận và nội dung thỏa thuận của các bên không đƣợc trái pháp luật cũng nhƣ đạo đức xã hội Theo quy định của BLTTDS thì hòa giải vừa là nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết vụ án theo thủ tục TTDS, vừa là chế định quan trọng của pháp luật TTDS Đây là phương thức giải quyết vụ án bằng chính sự thỏa thuận, thương lượng của đương sự; nếu việc hòa giải thành công sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm kinh phí giải quyết tranh chấp cho cả Nhà nước và các đương sự
Theo quy định của BLTTDS thì: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự” Nhƣ vậy, trong việc giải quyết vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò là trung gian hòa giải, giúp đỡ các bên đương sự thỏa thuận giải quyết vụ án Điều này có nghĩa, hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận và thương lượng giữa các đương sự về việc giải quyết vụ án với sự giúp đỡ của Tòa án nhằm hướng sự thỏa thuận giữa các đương sự đúng pháp luật và chính sách của Nhà nước Để thực hiện đúng các quy định của pháp luật dân sự, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 nêu rõ “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó” Trên tinh thần đó, Các Tòa án trong những
49 năm vừa qua đã tăng cường công tác hòa giải trong giải quyết các vu ̣ án dân sƣ̣ Bô ̣ Luâ ̣t TTDS năm 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016 với nhiều thay đổi trong các quy đi ̣nh về hòa giải hƣ́a he ̣n sẽ đem la ̣i nhƣ̃ng biến đ ổi tích cực đối với thƣ̣c tiễn viê ̣c áp du ̣ng biê ̣n pháp này
Thực tiễn công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự trong thời gian qua cho thấy, các Tòa án đã chú trọng tới công tác hòa giải và đã hòa giải thành đƣợc số lƣợng lớn các vụ việc cần giải quyết Các cán bộ Tòa án kiên trì hòa giải, chỉ khi nào không còn khả năng hòa giải mới đƣa vụ án ra xét xử Quá trình hòa giải, Thẩm phán luôn dành thời gian phù hợp cho các bên trình bày rõ quan điểm của mình, giải thích vụ việc tranh chấp một cách có lý, có tình trên cơ sở các quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Tòa án cũng đặt vấn đề cho các bên đương sự suy nghĩ, tự thương lượng, thỏa thuận, làm cho họ thấy rõ lợi ích của việc hòa giải đƣợc với nhau mà không cần Tòa án xét xử Chính vì vậy, tỷ lệ các vụ việc hòa giải thành của TAND các cấp tăng dần qua các năm Các số liệu đƣợc tổng kết trong báo cáo hàng năm của Tòa án Nhân dân Tối cao đã thể hiện tỷ lệ hòa giải thành tăng dần theo tƣ̀ năm:
Năm Số vụ việc giải quyết
Tỷ lệ hòa giải thành
(Nguồn Tòa án nhân dân tối cao [45, 46, 47, 48]) Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và các báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm của TAND tối cao từ năm 2010 đến năm 2015 cho
50 thấy các vụ án dân sự hòa giải thành chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ việc dân sự đã đƣợc giải quyết Cụ thể là:
Năm 2010, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử đƣợc 194.372 vụ việc, đạt 90% Và trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án đã tích cực hòa giải vì vậy về cơ bản hòa giải thành đạt 99.713 vụ, chiếm 51,3% tổng số các vụ án đã giải quyết
Năm 2011, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử đƣợc 222.386 vụ việc, đạt 90%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 28.014 vụ việc Trong đó, hòa giải 68 thành 111.193 vụ, về cơ bản năm 2011 Tòa án đã thực sự quan tâm làm tốt công tác hòa giải, nên tỷ lệ hòa giải thành chiếm 50% trong tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết
Năm 2012, toàn ngành TAND đã giải quyết 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%); số vụ án còn lại hầu hết mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật So với cùng kỳ năm trước, số vụ án đã thụ lý tăng 34.673 vụ; đã giải quyết tăng 33.559 vụ Đối với công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, TAND các cấp đã thụ lý 271.306 vụ, tăng 24.391 vụ so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết xét xử đƣợc 246.215 vụ việc (đạt 90%) tăng 23.829 vụ việc Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 231.546 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.484 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.185 vụ việc Các Tòa án đã chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, thông qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, đồng thời góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân (tỷ lệ hòa giải thành trong việc giải quyết các vụ việc dân sự trong năm qua là 51%) Một số Tòa án có tỷ lệ hòa giải thành cao nhƣ: ngành TAND Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội (60%) và các tỉnh Trà Vinh, Tây Ninh Việc nghiên cứu thực tiễn này cũng cho thấy tỷ lệ hòa giải thành ở Hà Nội là tương đối cao nhưng tùy thuộc vào từng địa bàn mà tỷ lệ này cũng có những chênh lệch nhất định Trong năm 2012, TAND quận Cầu Giấy đã thụ lý 904 vụ án các loại, giải
51 quyết 895 vụ án, đạt tỷ lệ 99% Trong tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết, tỷ lệ hòa giải thành đạt 42% [45]
Năm 2013, Tòa án các cấp đã giải quyết đƣợc 364.819 vụ án các loại trong tổng số 395.415 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,3%); số vụ án còn lại đa số hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp 69 luật So với năm 2012, số vụ án đã thụ lý tăng 34.474 vụ, đã giải quyết tăng 31.951 vụ Trong năm qua, mặc dù số lƣợng các loại vụ án tăng gần 35.000 vụ so với cùng kỳ năm trước, tính chất vụ án ngày càng phức tạp, phát sinh một số hành vi phạm tội và tranh chấp mới, nhƣng với việc chủ động nắm bắt tình hình, đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu và tổ chức thực hiện quyết liệt tại Tòa án các cấp như; chú trọng làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, trao đổi nghiệp vụ và rút kinh nghiệm công tác xét xử; tập trung nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kết hợp với nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, kiểm tra nghiệp vụ tập trung vào khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác của các Tòa án trong năm 2012…, nên kết quả công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực Riêng ngành TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý 25.996 vụ án, tăng 2.474 vụ (10,5%) so với năm 2012, các loại án tăng chủ yếu: án kinh doanh thương mại tăng 66,7%; án lao động tăng 65,4%; án hành chính tăng 58,1%; án dân sự tăng 13,3%; riêng án hình sự giảm 1,18% Tòa án đã giải quyết 25.139 vụ, tăng 2.377 vụ (10,4%) so với năm 2012, đạt tỷ lệ 96,7%.[46] Năm 2014, các Tòa án đã giải quyết 385.356 vụ án các loại trong tổng số 415.038 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,8%); số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật So với cùng kỳ năm trước, số vụ án đã thụ lý tăng 19.623 vụ; đã giải quyết tăng 20.537 vụ; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,61% (giảm 0,1%) Về công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 320.912 vụ việc, đã giải quyết, xét xử
294.443 vụ việc, đạt 91,7% (so với năm 2013, số thụ lý tăng 19.000 vụ việc, giải quyết tăng 20.140 vụ việc) Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 279.800 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.548 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.095 vụ việc Các Tòa án đã hòa giải thành 137.437 vụ việc dân sự (bằng 54%) Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1% (do nguyên nhân chủ quan 0,9% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1% và do nguyên nhân khách quan 0,5%).[47]
Năm 2015, Từ ngày 01/10/2014 đến 30/9/2015, các Tòa án đã giải quyết 399.058 vụ án các loại trong tổng số 426.728 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 93.5%); số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật So với cùng kỳ năm trước, số vụ án đã thụ lý tăng 11.690 vụ; đã giải quyết tăng 13.702 vụ; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,35% (giảm 0,26%).Về công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 333.159 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 308.585 vụ việc, đạt 92,6% (so với cùng kỳ năm trước số thụ lý tăng 12.172 vụ, giải quyết tăng 14.123 vụ) Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 294.555 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.203 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 827 vụ việc Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,83% (do nguyên nhân chủ quan 0,71% và do nguyên nhân khách quan 0,12%); bị sửa là1,4% (do nguyên nhân chủ quan 0,9% và do nguyên nhân khách quan 0,5%) Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là 4,68% (giảm 0,32% ); tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm là 0,28% (giảm 0,12%); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan giảm 0,19% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, các Tòa án đã quan tâm khắc phục có hiệu quả việc để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật (chỉ còn 116 vụ quá hạn do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,03%, giảm
0,01% so với cùng kỳ năm 2014) Công tác hòa giải tiếp tục đƣợc chú trọng và thực hiện có hiệu quả, qua đó đảm bảo việc giải quyết vụ án đƣợc nhanh chóng, kịp thời, góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tỷ lệ hoà giải thành đạt 50%, tăng 6.850 vụ so với cùng kỳ năm trước Việc khắc phục tình trạng án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự tiếp tục đƣợc quan tâm, trong năm qua, số lƣợng các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng là 295 trường hợp (giảm 265 trường hợp so với cùng kỳ năm trước).[48]
Từ số liệu trên ta có thể thấy được tỷ lệ các trường hợp hòa giải thành đã tăng lên đáng kể , điều này cho ta thấy việc ra đời BLTTDS đã là một bước tiến khá lớn về các chế định hòa giải Các quy định trong BLTTDS đã quy định cụ thể về các thủ tục, trường hợp trong việc hòa giải khiến việc hòa giải tiến hành đƣợc nhanh chóng, thuận tiện hơn Cũng đồng thời thông qua việc hòa giải, nhiều vụ án dân sự phức tạp đƣợc giải quyết dễ dàng hơn, điều này đem lại lợi ích nhiều mặt cho các bên đương sự và cơ quan có thẩm quyền liên quan
Cho tới năm 2015, tổng số vụ việc thụ lý đã giải quyết, xét xử đƣợc là 308.585 vụ việc và hầu hết các Tòa án đã quan tâm thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải, thuyết phục để các đương sự nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, thông qua đó giải quyết nhanh các tranh chấp nên đã góp phần giải quyết tốt các mâu thuẫn và giữ gìn tình toàn kết trong nội bộ nhân dân Bằng chứng cho những nỗ lực này là tỷ lệ các vụ việc đƣợc giải quyết bằng hòa giải thành đã chiếm tới 50% tổng số các vụ việc dân sự đã đƣợc giải quyết
Tại một số Tòa án địa phương , tỷ lệ hòa giải thành vụ án dân sự cũng có chiều hướng gia tăng, tiêu biểu như:
Tại Tòa án nhân dân Huyện Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc: Từ năm 2010 đến 2014, TAND thị xã tiến hành hòa giải thành công 573 vụ việc án dân sự,
Những hạn chế cơ bản khi áp dụng kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải trong tố tụng dân sự
Việc hoà giải thật sự có hiệu quả khi Thẩm phán nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm Tuy nhiên, thực tế không phải Thẩm phán nào cũng có đầy đủ các kỹ năng trên, dẫn đến chất lƣợng và hiệu quả của việc giải quyết các vụ án về dân sự chƣa đạt đƣợc yêu cầu của mục đích hoà giải khi giải quyết vụ án dân sự và mong muốn của chính Thẩm phán Bô ̣ luâ ̣t TTDS 2015 mới có hiê ̣u lƣ̣c không lâu với mô ̣t số thay đổi về hòa giải và thủ tu ̣c hòa giải vu ̣ án dân sƣ̣ Chính vì thế, viê ̣c áp du ̣ng các quy đi ̣nh mới trong hòa giải còn gặp nhiều khó khăn do các Thẩm phán không nắm vƣ̃ng các quy đi ̣nh mới, cũng nhƣ coi nhẹ tầm quan tro ̣ng của công tác hòa giải Có những vụ án tòa án tuy có tiến hành hòa giải nhƣng chỉ cho đúng thủ tục mà không đi tìm hiểu tâm tƣ tình cảm của đương sự, không nắm bắt được nội dung vụ án Hơn thế nữa, có một số nơi còn chạy theo thành tích thi đua, giải quyết vụ án, một cách nóng vội,
57 xem nhẹ chất lƣợng, vì vậy hiệu quả của việc hòa giải là không cao Trong đó, có thể thấy một số hiện tƣợng còn tồn tại nhƣ sau:
Một là, còn những vụ án dân sự Thẩm phán ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận trái pháp luật giữa các đương sự
Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chƣa sâu, phân tích đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến việc Tòa án công nhận những thỏa thuận trái pháp luật Thực tiễn hòa giải các vụ việc dân sự tại các Tòa án cho thấy hiện tượng Thẩm phán công nhận sự thỏa thuận trái pháp luật giữa các đương sự vẫn còn tồn tại dẫn đến quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự bị kháng nghị giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm đã hủy bỏ quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự của Tòa án cấp sơ thẩm
Hai là, hiện tượng Thẩm phán công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự nhưng không bảo đảm sự tự nguyện thực sự của đương sự
Có những vụ tranh chấp dân sự, Thẩm phán cũng tiến hành hòa giải, nhƣng chỉ làm việc này một cách chiếu lệ, qua loa để khỏi vi phạm các quy định tố tụng, chứ không thực sự cố gắng đến mức cao nhất để giải quyết tranh chấp bằng thủ tục hòa giải Cũng có thể vì một nguyên nhân nào đó, Thẩm phán chỉ hòa giải một cách miễn cƣỡng cho đúng thủ tục rồi sau đó chuyển sang giai đoạn đƣa vụ án ra xét xử rồi giải quyết vụ tranh chấp theo quan điểm chủ quan của mình Tất cả những việc nhƣ vậy làm thiệt hại đến quyền lợi của các đương sự, làm cho các đương sự kể cả Nhà nước và xã hội, tốn kém thời gian, công sức tiền bạc và vụ tranh chấp chậm đƣợc giải quyết dứt điểm
Nội dung quyết định công nhận thỏa thuận mặc dù đƣợc ghi nhận ý kiến của các bên trong quá giải quyết của vụ án, tuy nhiên ngay bản thân các đương sự cũng chưa nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu trong quá trình giải quyết tranh chấp, do vậy Thẩm phán tiến hành giải quyết phải giải thích, hướng dẫn cho các bên đương sự biết quyền, và nghĩa vụ của các bên để đảm bảo ý chí của họ thực sự tự nguyện Thẩm phán giải quyết vụ
58 việc không lưu tâm vấn đề này rất dễ nảy sinh quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị hủy theo trình tự giám đốc thẩm
Ba là, còn tồn tại những vụ án Thẩm phán áp đặt ý chí hoặc nói trước với đương sự về kết quả xét xử sơ thẩm nếu các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau vẫn còn tồn tại
Trước khi tiến hành hòa giải Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ xem các bên đương sự đang tranh chấp về vấn đề gì, vấn đề nào có thể hòa giải được, đưa ra cách thức, phương pháp, phân tích cho các bên hiểu được quy định của pháp luật để các bên tiến hành thương lượng với nhau Đối với các vụ án mà đối tượng các bên tranh chấp là tài sản như nhà, đất, khoản tiền vay thông thường Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải gợi ý nếu các bên hòa giải đƣợc với nhau thì phần án phí của các bên sẽ đƣợc giảm đi 50% so với mức án phí mà các bên phải chịu khi đƣa vụ án ra xét xử, tiết kiệm đƣợc cả về tài chính và thời gian Tuy nhiên, có Thẩm phán do chủ quan, hoặc vô tình gợi mở đường hướng giải quyết vụ án để phía thua kiện có hướng giải quyết với bên thắng kiện bằng con đường hòa giải
Bốn là, hiện tượng vi phạm về chủ thể có thẩm quyền hòa giải (Thư ký Tòa án hoặc Thẩm phán không được phân công giải quyết vụ án tiến hành hòa giải) vẫn còn tồn tại
Năm là, Thẩm phán chưa xác định được vai trò, vị trí của mình trong phiên hòa giải
Có Thẩm phán không chủ động giữ vai trò của người trung gian trong quá trình hòa giải mà cứ để cho các bên đương sự tự do thể hiện các quan điểm nguyện vọng chủ quan của mình, không chú ý đến quan điểm và nguyện vọng của phía bên kia, không bên nào chịu nhường bên nào, nên cuộc hòa giải không đạt đƣợc thành công Thậm chí có khi Thẩm phán còn không làm chủ và điều khiển được buổi hòa giải, để cho các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dùng cơ hội hòa giải để to tiếng, thóa mạ lẫn nhau, coi thường sự có mặt của Thẩm phán Trong trường
Mô ̣t số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
hợp như vậy, quan hệ giữa các đương sự, giữa các đương sự với Tòa án chẳng những không đƣợc cải thiện mà còn bị làm cho xấu đi, làm cho căng thẳng hơn Những hiê ̣n tượng tiêu cực như trên vẫn còn tồn ta ̣i trong quá trình áp dụng pháp luật Hòa giải của Tòa án , ảnh hưởng đến chất lượng hòa giải và làm giảm niềm tin của người dân vào pháp luật và các cơ quan tư pháp
Ngoài ra, còn một số bất cập trong chủ thể tham gia hòa giải : không có ý thức tham gia hòa giải , không hiểu và thƣ̣c thi quyền lợi củ a mình trong quá trình hòa giải do đó, gây khó khăn cho quá trình hòa giải, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp
3.2 Mô ̣t số kiến nghi ̣ nâng cao hiệu quả áp du ̣ng kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải
3.2.1 M ộ t s ố gi ả i ph áp hoàn thiệ n k ỹ năng hòa giả i tranh ch ấp dân sự cho Th ẩm phán
Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của Thẩm phán đối với kỹ năng hòa giải: Nhận thức của Thẩm phán về vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng hòa giải có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng hòa giải của Thẩm phán Bởi lẽ kỹ năng nói chung và kỹ năng hòa giải nói riêng là một khả năng không thể chuyển từ người này sang người khác, nó không giống nhƣ những tri thức khoa học khác Một Thẩm phán muốn có kỹ năng hòa giải tốt, bên cạnh việc nắm đƣợc nội dung và cách vận dụng chúng thì còn phải trải qua quá trình rèn luyện, vận dụng vào quá trình làm việc hàng ngày Do đó đòi hỏi Thẩm phán phải có một sự chú tâm, kiên trì , ý chí bền bỉ Muốn làm đƣợc điều đó đòi hỏi mỗi Thẩm phán phải nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của kỹ năng hòa giải trong việc giúp hòa giải thành, tạo đƣợc niềm tin của người dân với cơ quan Tòa án Để nâng cao nhận thức của Thẩm phán về kỹ năng hòa giải cần tổ chức thường xuyên các buổi tuyên truyền, báo cáo chuyên đề … về vai trò, mục đích, tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng hòa giải Đồng thời chỉ cho
Thẩm phán thấy những lợi ích của việc vận dụng hiệu quả kỹ năng hòa giải trong quá trình tiếp xúc, làm việc với đương sự
Những kỹ năng không phải tự nhiên mà có, phải trải qua một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện lâu dài, thực hành nhiều, tập luyện thường xuyên với tinh thần cầu tiến, tích cực và nhận thức sâu sắc về lợi ích của những kỹ năng này đối với quá trình thi hành công vụ mới đảm bảo đem lại hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu đào tạo Để nâng cao hiệu quả hòa giải, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, việc nâng cao trình độ của Thẩm phán trong đó nâng cao kỹ năng hòa giải là một vấn đề cốt yếu Để làm đƣợc việc này, lãnh đạo các đơn vị cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng hòa giải cho các Thẩm phán, vì người làm công tác xét xử không chỉ cần nắm vững pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ thông thạo mà còn phải nắm được tâm lý của đương sự, phản ứng nhanh nhạy thì mới có thể tạo dựng được lòng tin của các đương sự trong quá trình hòa giải Ngoài tập huấn, bồi dưỡng cũng cần tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi phương pháp hay, sáng tạo để các Thẩm phán có cơ hội học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác hòa giải Nêu những gương điển hình về Thẩm phán hòa giải giỏi
Thông qua việc thực hiện hòa giải theo luật định khi giải quyết các vụ việc dân sự, Thẩm phán giải thích để các đương sự hiểu đúng pháp luật về vấn đề họ đang tranh chấp Việc hòa giải thành có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cho vụ án sớm đƣợc giải quyết; đảm bảo đƣợc sự đoàn kết, ổn định trong nội bộ nhân dân; tiết kiệm và hạn chế tối đa chi phí về thời gian và tiền bạc cho các bên tranh chấp…
Giải quyết các vụ việc dân sự đòi hỏi các cơ quan xét xử phải thực sự công tâm, là cơ quan bảo vệ công lý, giữ đúng trọng trách của người trọng tài cho người dân trông cậy, tuyệt đối không được gây sức ép cho một bên và cũng không đƣợc thiên vị hay quá lo lắng cho bên kia Giải quyết vụ việc
61 dân sự là quá trình tự giải quyết các mâu thuẫn của các bên bằng biện pháp thương lượng, hoà giải nhằm tìm ra một thoả thuận mà hai bên có thể chấp nhận đƣợc; nhƣng các thoả thuận này không đƣợc trái pháp luật và đạo đức xã hội
Trước khi hòa giải Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, xác định chính xác quan hệ pháp luật cũng nhƣ nguyên nhân dẫn tới sự việc tranh chấp, yêu cầu cụ thể của các bên đương sự, đối chiếu với các quy định của pháp luật xem các yêu cầu đó có điểm nào phù hợp Đồng thời xác định đầy đủ đương sự tham gia vụ kiện; hiểu rõ quy định của pháp luật về các nội dung đang tranh chấp; cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng và thiện chí hòa giải của các bên tham gia hòa giải để dự đoán phương pháp và mức độ hòa giải…
Thẩm phán phải xây dựng kế hoạch hòa giải cho phù hợp trong đó dự đoán và lập kế hoạch hoà giải cho các bên tranh chấp, xác định những vấn đề gì cần giúp đương sự thỏa thuận, thành phần đương sự cần có mặt khi hòa giải, thời gian, địa điểm thích hợp để tổ chức việc hòa giải có kết quả
Thẩm phán phải có kỹ năng hòa giải, đó là khả năng nhận thức những đặc điểm tâm lý bên ngoài và bên trong của các bên tham gia hòa giải; cũng nhƣ việc đánh giá những tranh chấp, những yêu cầu của họ để có thể điều khiển, điều chỉnh, giúp đỡ các bên đang tranh chấp thỏa thuận, thương lượng để giải quyết vụ án theo đúng đường lối, chính sách pháp luật
Thẩm phán cần giải thích cho các bên đương sự để họ tự nhận thức đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; cũng nhƣ giới thiệu các văn bản pháp luật sẽ đƣợc áp dụng giải quyết mối quan hệ đang có tranh chấp để các đương sự có cơ sở đề xuất hướng giải quyết tranh chấp
Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán căn cứ vào nội dung vụ án để phân tích rõ đúng - sai, phải - trái, thiệt - hơn trong những vấn đề các đương sự đang tranh chấp Từ đó giúp họ giải tỏa những vướng mắc trong tư tưởng,
62 tình cảm; cùng nhau bàn bạc, tìm cách giải quyết tranh chấp Để thuyết phục đƣợc đối tƣợng, trong quá trình phân tích Thẩm phán phải thể hiện đƣợc sự khách quan, vô tƣ, thấu lý đạt tình Cần tránh những lời lẽ mang tính miệt thị, chỉ trích nặng nề hoặc những hành vi coi thường đương sự có thể gây phản ứng ngược lại từ phía các đương sự
Thẩm phán biết đặt mình vào hoàn cảnh của đương sự để thuyết phục đương sự Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự có thể tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự trên cơ sở tôn trọng sự tự chủ, tự nguyện của các bên đương sự Hai bên đương sự trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện tiến hành thương lượng, trình bày ý kiến của mình về vụ việc; Thẩm phán chỉ có vai trò triệu tập và chủ trì buổi hoà giải đó
Thẩm phán có thể khuyến khích đương sự hoà giải, nhưng trong quá trình hoà giải không có bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng tới việc đương sự tự do biểu đạt ý muốn của mình Thẩm phán chủ trì buổi hoà giải đó cố gắng hướng các bên đương sự thoả thuận, nhường nhịn lẫn nhau để đạt được mục đích giải quyết đƣợc tranh chấp mà không tạo thêm mâu thuẫn; không để cho các bên đương sự đạt được thoả thuận bằng các phương thức như mặc cả, lừa gạt, hay uy hiếp lẫn nhau Như vậy trái với nguyên tắc các đương sự tự nguyện mà còn làm mất đi vai trò công bằng của Thẩm phán