1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế lượng - Chương 2

62 2,9K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 388,67 KB

Nội dung

kinh tế lượng (econometrics) là một bộ phận của kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế.

Trang 1

CHƯƠNG 2 Ôn Lại Xác Suất và Thống Kê

Trong chương này, chúng ta tóm tắt các khái niệm của xác suất và thống kê được sử dụng trong kinh tế lượng Bởi vì một số kiến thức trước đây của xác suất và thống kê cơ bản được giả sử trong sách này, việc ôn lại này được thiết kế để phục vụ chỉ như là một sự hướng dẫn lại các chủ đề được sử dụng trong các chương sau này Điều đó không có nghĩa là một sự nghiên cứu chặt chẽ và trọn vẹn về chủ đề này Vì lý do này, chúng ta trình bày rất ít các chứng minh Để thay thế, chúng ta định nghĩa các khái niệm quan trọng dưới tiêu đề “Định nghĩa” và tóm tắt các kết quả hữu dụng dưới tiêu đề “Các tính chất.” Muốn có sự thảo luận chi tiết của các chủ đề, bạn nên tham khảo các cuốn sách tuyệt hảo được liệt kê trong mục lục sách tham khảo ở cuối chương Các phần được đánh dấu hoa thị (*) có tính chất cao cấp hơn và có thể bỏ qua mà không mất đi ý nghĩa chính của nội dung chủ đề:

Chương này ôn lại tất cả chủ đề có liên quan trong xác suất và thống kê Nếu đã có lúc do bạn đã học chủ đề này rồi, bạn nên lướt nhanh qua chương này để gợi nhớ lại Tuy nhiên, nếu bạn vừa mới hoàn thành một khóa học về các tài liệu này, chúng tôi đề nghị bạn đọc Phần 2.1 đến 2.5 (đặc biệt chú trọng về đồng phương sai và sự tương quan được thảo luận trong Phần 2.3) và tiếp đến đi vào trực tiếp Chương 3 hơn là đọc phần còn lại của chương này Bạn có thể quay lại để ôn những phần có liên quan của chương này khi cần Các phần trong Chương 2 song song với các phần trong Chương 3, và sự tham khảo chéo này được chỉ định nhằm giúp cho một sự hoán đổi suôn sẻ giữa các phần có thể thực hiện được Điều này cho phép bạn hiểu lý thuyết kinh tế lượng cơ bản tốt hơn và đánh giá đúng sự hữu ích của xác suất và thống kê một cách dễ dàng hơn

} 2.1 Các Biến Ngẫu Nhiên và các Phân Phối Xác Suất

Một cách điển hình, một nhà nghiên cứu thực hiện một thí nghiệm có thể đơn giản như tung đồng xu hay quay cặp súc sắc hoặc có thể phức tạp như làm một khảo sát các tác nhân kinh tế hay thực hiện một chương trình điều trị y học thực nghiệm Dựa trên kết quả của thí nghiệm, một nhà phân tích có thể đo được các giá trị của các biến quan tâm

mà chúng mô tả đặc điểm của kết quả Các biến như vậy được biết đến như biến ngẫu

nhiên và thường ký hiệu là X Các ví dụ bao gồm nhiệt độ tại một thời điểm nào đó, số

cuộc gọi đến qua một tổng đài điện thoại trong một khoảng 5 phút, thu nhập của một hộ gia đình, tồn kho của một công ty, và giá bán của một căn nhà cũng như các đặc điểm

của nó, như diện tích sinh hoạt hay kích thước lô đất Một biến ngẫu nhiên là rời rạc nếu

Trang 2

nó chỉ mang các giá trị lựa chọn Số đèn điện tử TV theo lô 20 và số mặt ngửa trong 10 lần tung một đồng xu là các ví dụ của các biến ngẫu nhiên rời rạc Một biến ngẫu nhiên

là liên tục nếu nó có thể mang bất kỳ giá trị nào trong một khoảng số thực Khi được đo

lường chính xác, chiều cao của một người, nhiệt độ tại một lúc riêng biệt nào đó, và lượng năng lượng tiêu thụ trong một giờ là các ví dụ của các biến ngẫu nhiên liên tục Quy ước sử dụng trong sách này là ký hiệu một biến ngẫu nhiên bằng mẫu tự hoa (như X hay Y) và các kết quả cụ thể của nó bởi mẫu tự thường (như x hay y)

Để giữ cho sự trình bày được đơn giản, ta minh họa các khái niệm khác nhau sử dụng hầu hết các biến ngẫu nhiên rời rạc Các mệnh đề dễ dàng mở rộng tới trường hợp của biến ngẫu nhiên liên tục

Liên kết với mỗi biến ngẫu nhiên là một phân phối xác suất [ký hiệu bởi hàm

f(x)] nó xác định xác suất mà biến ngẫu nhiên sẽ mang các giá trị trong các khoảng xác định cụ thể Định nghĩa chính thức của một biến ngẫu nhiên không được trình bày ở đây nhưng có thể tìm thấy trong mọi cuốn sách liệt kê trong mục lục sách tham khảo

Trong cuốn sách này ta chỉ thảo luận những phân phối có sử dụng trực tiếp trong kinh tế lượng Ramanathan (1993) có nhiều ví dụ của cả các phân phối liên tục và rời rạc không được trình bày ở đây

} VÍ DỤ 2.1

Như là một minh họa, Cục Thuế Nội Bộ Mỹ có thông tin về tổng thu nhập có hiệu chỉnh từ tất cả tiền thu thuế thu nhập cá nhân (kể cả tính trả chung) cho toàn nước Mỹ Giả sử

ta thiết lập các khoảng thu nhập 1 – 10.000, 10.000 – 20.000, 20.000 – 30.000, v.v… và

tính toán tỷ lệ tiền thu thuế thuộc vào mỗi nhóm thu nhập Điều này tạo ra một phân

phối tần suất Tỷ lệ tiền thu thuộc vào nhóm thu nhập 40.000 – 50.000 có thể được xem

là xác suất mà một khoản thu thuế được rút ngẫu nhiên sẽ có thu nhập thuộc vào khoảng đó

Trong Hình 2.1 tỷ lệ của tiền thu thuế được vẽ đồ thị dựa vào các trung điểm của

các khoảng dưới dạng biểu đồ thanh (được biết là biểu đồ tần suất) trong đó diện tích

của các hình chữ nhật bằng với các tỷ lệ tương ứng Nếu kích thước mẫu là đủ lớn và các khoảng đủ nhỏ, ta có thể làm gần đúng các tần suất với một đường cong trơn (như trình bày trong biểu đồ), đó là phân phối xác suất của thu nhập

} VÍ DỤ 2.2

Điểm trung bình (GPA) của một sinh viên thay đổi từ 0 đến 4 Bảng 2.1 có một ví dụ của phân phối xác suất của GPA Hình 2.2 là một sự trình bày bằng hình vẽ của phân phối xác suất Xác suất mà một sinh viên được chọn ngẫu nhiên có GPA ở giữa 2 và 2,5 là 0,244 Sự diễn giải của các con số khác là tương tự

} Bảng 2.1 Phân Phối Xác Suất Của Điểm Trung Bình (GPA)

Trang 3

Khoảng 0 – 0,5 0,5 – 1,0 1,0 – 1,5 1,5 – 2,0 2,0 – 2,5 2,5 – 3,0 3,0 – 3,5 3,5 – 4,0

} Hình 2.1 Biểu Đồ Tần Suất Đối Với Thu Nhập Hàng Năm

} Hình 2.2 Phân Phối Xác Suất Của Điểm Trung Bình (GPA)

5 15 25 35 45 55

Thu nhập theo ngàn đô la

Thị Mật Độ Chuẩn

Trang 4

Người sử dụng chương trình GRELT nên thử Phần Máy Tính Thực Hành trong Phụ lục C Những người khác được khuyến khích dùng chương trình hồi qui của chính họ để thu được phân phối tần suất cho DATA2-1 và DATA2-2 (xem Phụ lục D)

Phân Phối Chuẩn

Phân phối liên tục được dùng rộng rãi nhất là phân phối chuẩn (còn được biết là phân

phối Gaussian) Dạng đơn giản nhất của nó, được biết đến là phân phối chuẩn chuẩn

hóa (hoặc chuẩn chuẩn hóa), hàm mật độ xác suất (PDF) của phân phối này là

)2/xexp(

trong đó exp là hàm mũ Mật độ chuẩn f(x) là đối xứng xung quanh tọa đôï gốc và có hình

chuông (xem Hình 2.3) P(a ≤ X ≤ b) được xác định bởi vùng tô màu giữa a và b

} VÍ DỤ 2.3

Bảng Phụ lục A.1 có diện tích dưới đường cong chuẩn chuẩn hóa giữa 0 và điểm bất kỳ z Như vậy, lấy ví dụ, diện tích từ 0 đến 1,72 là 0,4573 Bởi vì đường cong chuẩn là đối xứng xung quanh tọa độ gốc, diện tích từ 0 đến –1,72 cũng bằng 0,4573 Diện tích từ 0,65 đến 1,44 có được là độ chênh lệch của các diện tích tính từ 0 và do đó bằng 0,4251 – 0,2422 = 0,1829 Dùng kỹ thuật này và tính chất đối xứng, dễ dàng xác minh rằng P(–0,65 ≤ X ≤ 1,44) = 0,2422 + 0,4251 = 0,6673 và P(–1,44 ≤ X ≤ –0,65) = 0,1829 Để tính

Trang 5

P(X > 1,12), ta dùng sự quan hệ P(X > 1,12) = P(X> 0) – P(0 < X < 1,12) = 0,5 – 0,3686

Phân phối là một phần tử của một họ phân phối được biết đến như phân phối nhị

thức Nó phát sinh khi chỉ có 2 kết quả có thể xảy ra đối với một thí nghiệm, một được

mệnh danh là “thành công” và một là “thất bại” Gọi p là xác suất của thành công trong một thí nghiệm cho trước Xác suất của thất bại là 1 – p Hơn nữa giả sử rằng xác suất của thành công là như nhau cho mỗi thí nghiệm và các thí nghiệm là độc lập Gọi X là số lần thành công trong n thí nghiệm độc lập Vậy f(x) có thể trình bày là [xem Freund (1992), trang 184-185]

x n x x

n

)!

xn(x

!nq

px

Gọi X = số lần thành công trong 40 lần thử Vậy ta cần P(X > 15) với p = 0,25 Bảng Phụ Lục A.6 có xác suất tích lũy cận trên mong muốn là 0,0544

Thử làm Bài tập 2.1 đến 2.5 và nghiên cứu các đáp án cho Bài tập 2.4 trong Phụ lục B

Trang 6

} 2.2 Kỳ Vọng, Trung Bình và Phương Sai Toán Học

Xét thí nghiệm nhị thức đã mô tả trước đây trong đó một đồng xu được tung ba lần Giả sử ta được trả 3$ nếu kết quả là ba mặt ngửa, 2$ nếu có hai mặt ngửa, 1$ nếu chỉ có một ngửa, và không có gì hết nếu cả ba lần tung đều cho kết quả mặt sấp Về mặt trung bình,

mỗi thí nghiệm tung ba lần, ta kỳ vọng thắng bao nhiêu? Từ Bảng 2.2 ta lưu ý rằng trong

8 lần thí nghiệm ta có thể kỳ vọng, về mặt trung bình, có một lần có ba mặt đều ngửa

(dẫn đến được trả 3$), ba lần có hai mặt ngửa (tổng tiền được trả là 6$, tính 2$ cho mỗi lần), và ba lần với một mặt ngửa (tổng tiền được trả là 3$) Vậy ta có thể kỳ vọng tổng tiền được trả là 12$ (3+6+3) trong 8 lần thử, thành ra tiền được trả trung bình là 1,5 $ cho mỗi lần thử

Trung Bình Của Một Phân Phối

Giá trị trung bình được tính trong phần trước được gọi là trung bình của phân phối

(cũng được biết đến như kỳ vọng toán học của X và giá trị kỳ vọng của X) Nó cũng được biết đến như momen bậc nhất xung quanh giá trị gốc, hay momen định tâm bậc

nhất, và là một đại lượng của định vị Nó được ký hiệu bởi E(X) hay µ E(X) là một trung bình có trọng số của X, với trọng số là các xác suất tương ứng Trong trường hợp tổng quát, giả sử một biến ngẫu nhiên rời rạc có thể có các giá trị x1, x2, , xn P(X = xi)

= f(xi) là hàm xác suất của biến đó Nếu tiền được trả cho kết quả X = xi là xi đô-la, tiền được trả trung bình sẽ là x1f(x1) + x2f(x2) + + xnf(xn) = ∑[xif(xi)], trong đó ∑ ký hiệu cho phép lấy tổng các số hạng, với i = 1 đến n (Xem Phụ lục 2.A.1 về phép tổng.) Vậy

ta có định nghĩa sau đây

ĐỊNH NGHĨA 2.1 (Trung Bình Của Một Phân Phối)

Với một biến ngẫu nhiên rời rạc, trung bình của phân phối (µ) được định nghĩa là

được gọi là momen bậc hai của phân phối của X xung quanh giá trị gốc Khái niệm của

kỳ vọng toán học có thể mở rộng cho bất kỳ hàm số nào của x Vậy, ta có sự diễn tả sau đây cho giá trị kỳ vọng của một hàm tổng quát g(X):

} VÍ DỤ 2.5

Trang 7

Điểm Kiểm Tra Khả Năng Học Thuật Về Từ Vựng (VSAT) đối với một sinh viên nộp đơn xin vào đại học có giá trị trải từ 0 đến 700 Bảng 2.3 có một ví dụ của phân phối xác suất của điểm VSAT cho một tổng thể lớn các sinh viên đại học Trung bình của phân phối này được tính là 100 × 0 + 225 × 0,003 + … + 675 × 0,063 = 506,25

} Bảng 2.3 Phân Phối Xác Suất Của Điểm VSAT

} Bài Tập Thực Hành 2.1

Giả sử có 10.000 vé số 1$ được bán và có ba giải thưởng được đưa ra: giải nhất 5.000$, giải nhì 2.000$, và giải ba 500$ Kỳ vọng thắng giải là bao nhiêu?

} Bài Tập Thực Hành 2.2

Một thợ bánh mì có hàm xác suất như sau cho nhu cầu bánh mì (tính theo tá hay 12 đơn

vị mỗi ngày) Tồn kho trung bình nên là bao nhiêu?

f(x) 0,05 0,10 0,25 0,30 0,20 0,10 0

Chúng ta viết một số kết quả liên quan đến giá trị kỳ vọng mà không có chứng minh Những kết quả này được kiến nghị nên được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi vì chúng sẽ được sử dụng thường xuyên trong các chương sau (Hãy thử chứng minh chúng.)

Tính chất 2.1

a E(X – µ) = E(X) – µ = 0

b Nếu c là hằng số hay là biến không ngẫu nhiên, E(c) = c

c Nếu c là hằng số hay là biến không ngẫu nhiên, E[cg(X)] = cE[g(x)]

Trang 8

d E[u(X) + v(X)] = E[u(X)] + E[v(X)]

Diễn tả bằng từ ngữ, giá trị kỳ vọng của độ lệch so với trung bình là 0 Giá trị kỳ vọng của một hằng số hay một biến không ngẫu nhiên chính bằng nó Giá trị kỳ vọng của một hằng số nhân với một biến ngẫu nhiên bằng hằng số nhân với giá trị kỳ vọng Giá trị kỳ vọng của tổng các hàm số của X là tổng các kỳ vọng Đáp án cho Bài tập 2.6 trong Phụ lục B có chứng minh về Tính chất 2.1 cho trường hợp rời rạc

Phương Sai và Độ Lệch Chuẩn của Một Biến Ngẫu Nhiên

Đặt µ = E(X) là trung bình của phân phối của X Một trường hợp đặc biệt của hàm g(X), mà kỳ vọng của nó được định nghĩa trong Phương trình (2.2), được quan tâm đáng kể Cho g(X) = (X – µ)2 X – µ là một đại lượng để xem X lệch bao nhiêu so với trung bình

µ Bình phương đại lượng này sẽ phóng rộng các độ lệch và xử lý các độ lệch dương và âm như nhau Trung bình có trọng số xác suất của các độ lệch bình phương này (hay, cụ thể hơn, kỳ vọng của chúng) là một đo lường của sự phân tán của các giá trị X xung

quanh giá trị trung bình µ Nó được gọi là phương sai của phân phối (hay momen định

tâm bậc hai) và được ký hiệu bởi σ2 hay Var(X) Nó là một đo lường của sự phân tán của X xung quanh µ Một cách chính thức, ta có định nghĩa sau

ĐỊNH NGHĨA 2.2 (Phương Sai và Độ Lệch Chuẩn)

Phương sai của X được định nghĩa là

Căn bậc hai (σ) của biểu thức này được gọi là độ lệch chuẩn (s.d.)

Tính chất 2.2 liệt kê vài tính chất của phương sai đúng cho cả phân phối liên tục và rời rạc

Tính chất 2.2

a σ2 = E[(X – µ)2] = E[X2 – 2µX + µ2] = E(X2) – 2µE(X) + µ2 = E(X2) – µ2

b Theo đó nếu c là một hằng số hay không ngẫu nhiên, Var(c) = 0

c Nếu a và b là các hằng số hay không ngẫu nhiên, Var(a + bX) = b2σ2

} VÍ DỤ 2.6

Hàm xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc được cho như sau:

Trang 9

x 0 1 2 3 f(x) 0,1 0,3 0,4 0,2 Hãy tính trung bình, phương sai, và độ lệch chuẩn

µ = E(X) = ∑xif(xi) = (0 × 0,1) + (1 × 0,3) + (2 × 0,4) + (3 × 0,2) = 0 + 0,3 + 0,8 + 0,6 = 1,7

E(X2) = ∑xi2f(xi) = (0 × 0,1) + (1 × 0,3) + (4 × 0,4) + (9 × 0,2) = 0 + 0,3 + 1,6 + 1,8 = 3,7

Var(X) = E(X2) – µ2 = 3,7 – (1,7)2 = 0,81

σ = Var(X) = 0,9

} BÀI TẬP THỰC HÀNH 2.3

Hãy tính trung bình, phương sai, và độ lệch chuẩn cho các phân phối trong các Bảng 2.1 và 2.3

} BÀI TẬP THỰC HÀNH 2.4

Hãy chứng tỏ rằng nếu biến ngẫu nhiên X có trung bình µ và độ lệch chuẩn σ, biến ngẫu

nhiên biến đổi Z = (X – µ)/σ (thường tham chiếu như là giá trị z) có trung bình 0 và

phương sai là 1

Phân Phối Chuẩn Tổng Quát

Phân phối chuẩn được trình bày trong Phần 2.1 có trung bình 0 và phương sai đơn vị Một phân phối chuẩn tổng quát, với trung bình µ và phương sai σ2, thường được viết là N(µ,

σ2), có hàm mật độ như sau:

µ

−πσ

2

)x(exp2

1

trong đó exp ký hiệu của hàm mũ Nếu X là phân phối chuẩn, nó được viết là X ∼ N(µ,

σ2) Ba phân phối xác suất chuẩn được trình bày trong Hình 2.4 Vài tính chất của phân phối chuẩn được liệt kê trong Tính chất 2.3

Trang 10

Tính chất 2.3

Phân phối chuẩn, với trung bình µ và phương sai σ2 [được viết là N(µ, σ2)], có các tính chất sau:

a Đối xứng xung quanh giá trị trung bình µ và có dạng hình chuông

b Diện tích dưới đường cong chuẩn giữa µ – σ và µ + σ – nghĩa là trong khoảng 1 độ lệch chuẩn tính từ trung bình – hơi lớn hơn 2/3(0,6826) 95,44 phần trăm diện tích nằm trong khoảng 2 độ lệch chuẩn tính từ giá trị trung bình – nghĩa là, giữa µ – 2σ và µ + 2σ 99,73 phần trăm diện tích nằm trong khoảng 3 độ lệch chuẩn tính từ giá trị trung bình Vậy, gần như toàn bộ phân phối nằm giữa µ – 3σ và µ + 3σ

} Hình 2.4 Ba Phân Phối Chuẩn

c Nếu X có phân phối chuẩn, với trung bình µ và độ lệch chuẩn σ, thì biến ngẫu nhiên

“chuẩn hóa” Z = (X – µ)/σ có phân phối chuẩn chuẩn hóa N(0,1) Bởi tính chất này, diện tích giữa hai điểm a và b trong N(µ, σ2) sẽ bằng với diện tích giữa các điểm mút

chuẩn hóa (a – µ)/σ và (b – µ)/σ trong N(0, 1) Bảng A.1 có các diện tích theo chuẩn hóa giữa trung bình 0 và các giá trị khác nhau của Z

d Nếu X được phân phối theo N(µ, σ2), thì Y = a + bX, trong đó a và b là hằng số cố định, được phân phối theo N(a + bµ, b2σ2)

Trang 11

Một nhà sản xuất lốp xe đã nhận thấy rằng tuổi thọ của một loại lốp nào đó là một biến ngẫu nhiên chuẩn với trung bình là 30.000 dặm và độ lệch chuẩn là 2.000 dặm Công ty mong muốn đảm bảo lốp xe đó cho N dặm với việc trả lại toàn bộ tiền nếu lốp xe không dùng được đến giới hạn đó Giả sử công ty muốn đảm bảo rằng xác suất mà một lốp xe

bị trả lại không quá 0,10 (nghĩa là không quá 10 phần trăm số lốp xe sẽ được bán) Giá trị N công ty nên chọn là bao nhiêu?

Cho X là tuổi thọ của lốp xe Vậy X được phân phối theo N(30.000, 2.0002) Ta

X

σ

µ-

của 0,10 phía bên trái của z, ta cần tìm điểm d (= – z) sao cho diện tích giữa 0 và d là 0,40 (do tính chất đối xứng) Từ Bảng A.1 của phụ lục, ta lưu ý rằng P(0 ≤ Z ≤ d = 1,282)

= 0,40, nghĩa là nếu

σ

µ-

1,282σ = 30.000 – (1,282)2.000; nghĩa là N ≤ 27.436 dặm

} Hình 2.5 Đồ Thị Mật Độ Chuẩn Chuẩn Hóa

Hệ Số Biến Thiên

Trang 12

Hệ số biến thiên được định nghĩa là tỷ số σ/µ, trong đó tử số là độ lệch chuẩn và mẫu số

là trị trung bình Đó là một đại lượng của sự phân tán của phân phối tương đối so với trị

trung bình của phân phối Chúng ta sẽ gặp phải khái niệm này lần nữa trong Chương 14 khi thực hiện một dự án thực nghiệm

Để có thảo luận của các đo lường khác đặc trưng cho một phân phối, xem Ramanathan (1993, Phần 3.5) Phần Máy Tính Thực Hành 2.2 (xem Bảng Phụ lục D.1) minh họa các khái niệm này cho người sử dụng GRELT, dùng dữ liệu mẫu về điểm trung bình của 427 sinh viên

} 2.3 Các Xác Suất Kết Hợp, Đồng Phương Sai, và Tương Quan

Các hàm xác suất được xác định với một cặp biến ngẫu nhiên nào đó (ví dụ như biến

PRICE và SQFT hay biến tiêu dùng và thu nhập) được gọi là phân phối xác suất kết hợp hay phân phối hai biến Để việc trình bày đơn giản hơn, phần thảo luận chỉ tập trung vào

các biến ngẫu nhiên rời rạc Sự khái quát hoá đối với trường hợp biến liên tục có thể dễ dàng suy ra Gọi X và Y là hai biến ngẫu nhiên rời rạc, x và y là các giá trị tương ứng mà

hai biến trên có thể đạt được Xác suất mà X = x và Y = y được gọi là hàm xác suất kết

hợp đối với X và Y và được biểu thị thông qua hàm fXY(x, y) Vì thế ta có hàm fXY(x, y)

= P(X = x, Y = y), có nghĩa là P(X = x và Y = y) Vì hàm xác suất thường được biểu thị bằng f() nên chúng ta dùng ký hiệu XY đặt ở bên dướiđể quy định hai biến ngẫu nhiên kết hợp đang quan sát là X và Y

} V Í D Ụ 2.8

Hãy xem xét cuộc thí nghiệm thảy một cặp súc sắc Có thể có 36 trường hợp xảy ra, được biểu thị theo (1, 1), (1, 2), …, (6, 6), trong đó chữ số đầu tiên là kết quả của súc sắc thứ nhất và số hạng thứ hai biểu thị kết quả của súc sắc thứ hai Mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra như nhau, và vì vậy xác suất xảy ra của mỗi kết quả cụ thể là 1/36 Bây giờ, đặt biến ngẫu nhiên X = số lần xuất hiện của số 3 ở kết quả thu được Do đó, nêu kết quả là (1, 5) thì X = 0; nếu là (3, 6) thì X = 1; và X = 2 khi và chỉ khi kết quả là (3, 3) Giá trị

X chỉ chỉ có thể là 0, 1, và 2 Kế tiếp, chúng ta định nghĩa biến ngẫu nhiên Y = số lần xuất hiện của số 5 xuất hiện nơi kết quả cụ thể, giá trị của Y cũng chỉ có thể là 0, 1, và 2 Kết quả (1, 3) sẽ tương ứng với X = 1 và Y = 0 Dễ dàng kiểm chứng các giá trị xác suất kết hợp cho trong bảng 2.4 Ví dụ, biến cố kết hợp (X = 1, Y = 1) có thể xảy ra chỉ khi có kết quả là (3, 5) hoặc (5, 3), mỗi trường hợp đều có xác suất là 1/36 Vì thế, f(1, 1) = P(X

= 1, Y = 1) = 1/36 Các giá trị xác suất khác cũng được tính toán tương tự (hãy kiểm chứng các kết luận này như là bài tập thực hành)

Trang 13

Sự Độc Lập Thống Kê

Các biến ngẫu nhiên rời rạc được gọi là sự độc lập thống kê nếu P(X = x và Y = y) =

P(X = x) P(Y = y) Vì vậy trong trường hợp này, xác suất kết hợp là tích của các xác suất riêng lẻ Đối với trường hợp biến có dạng liên tục, chúng ta sẽ có fXY(x, y) = fX(x)

fY(y)

Xác Suất Có Điều Kiện

Để biết thêm về xác suất của những biến cố xảy ra kết hợp của hai biến ngẫu nhiên X và

Y, chúng ta cũng cần nên biết về xác suất xảy ra của biến ngẫu nhiên cụ thể (Y) nào đó

cho trước sự kiện đã xảy ra của một biến (X) ngẫu nhiên khác Ví dụ, chúng ta có thể muốn biết xác suất để giá mua một căn nhà là 200.000 đô la, nếu cho trước diện tích sinh

hoạt phải là 1.500 thước vuông Anh Yêu cầu này sẽ dẫn chúng ta đến khái niệm xác

suất có điều kiện, được định nghĩa trong trường hợp biến ngẫu nhiên dạng rời rạc như sau:

P(Y = y  X = x) =

)xX(P

)yY,xX(P

)y,x(fX

XY với mọi giá trị của x sao cho fX(x) > 0

Trong đó fXY(x, y) là hàm mật độ xác suất kết hợp của X và Y và fX(x) là hàm mật độ

xác suất của riêng biến X, thường được đề cập đến như là hàm mật độ cận biên của

biến X Lưu ý rằng xác suất có điều kiện phụ thuộc vào cả giá trị x và y Khi cả hai biến ngẫu nhiên này phụ thuộc thống kê lẫn nhau thì phân phối xác suất có điều kiện trở thành các phân phối cận biên tương ứng Để hiểu được điều này, hãy lưu ý rằng sự độc lập thống kê ngầm định fXY(x, y) = fX(x) fY(y) Rút ra từ kết luận này, chúng ta có:

fYX (yx) = fXY(x, y)/fX(x) = fY(y) và fXY (xy) = fXY(x, y)/fY(y) = fX(x) } Bảng 2.4 Phân phối xác suất kết hợp đối với số lần xuất hiện các con số 3 (X) và

số 5 (Y) khi một cặp súc sắc được thảy

Trang 14

} Bảng 2.5 Phân Phối Cận Biên Đối Với Số Lần Xuất Hiện Các Con Số 3 (X) Và Số

5 (Y) Khi Một Cặp Súc Sắc Được Thảy

} Bảng 2.6 Phân Phối Có Điều Kiện Đối Với Số Lần Xuất Hiện Các Con Số 5 (Y)

Cho Trước Số Lần Xuất Hiện Của Các Số 3 (X) Khi Một Cặp Súc Sắc Được Thảy

P(Y = 0X = 0) = P(X = 0, Y = 0)/ P(X = 0) = 16/36 ÷ 25/36 = 0,64

Trang 15

Tiến hành tương tự, chúng ta sẽ có được các giá trị phân phối có điều kiện của biến Y với X cho trước trình bày trong bảng 2.6

Giá Trị Kỳ Vọng Toán Học Trong Trường Hợp Hai Biến

Khái niệm kỳ vọng toán học có thể mở rộng dễ dàng sang trường hợp các biến ngẫu nhiên gồm hai biến Cho trước hàm g(X, Y) và hàm xác suất kết hợp f(x, y), giá trị kỳ vọng của g(X, Y) được xác định bằng cách nhân g(x, y) với f(x, y) và cộng tổng các giá trị có thể có của x và y Chúng ta có các định nghĩa sau đây

ĐỊNH NGHĨA 2.3 ( GIÁ TRỊ KỲ VỌNG )

Giá trị kỳ vọng của g(X, Y) được xác định như sau:

x y

)y,x()y,x(g

Trong đó phép tính tổng hai lần biểu diễn phép tính tổng trên tất cả các giá trị có thể có của x và y (Vì vậy giá trị kỳ vọng sẽ bằng tổng có trọng số với giá trị xác suất kết hợp được dùng làm trọng số)

Gọi µx là giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên X, và µy là giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên Y Phương sai của chúng được xác định tương tự như trường hợp đơn biến:

])X[(

}BÀI TẬP THỰC HÀNH 2.5

Từ các giá trị xác suất kết hợp cho trong bảng 2.4, hãy tính trị trung bình µx = E(X), µy =

Giá Trị Kỳ Vọng Có Điều Kiện và Phương Sai Có Điều Kiện

Giá trị kỳ vọng của Y với X cho trước được gọi là giá trị kỳ vọng của Y với X cho

trước Một cách cụ thể hơn, đối với một cặp biến ngẫu nhiên rời rạc, thì E(YX =x) =

yfYX(x,y) như một trọng số Giá trị kỳ vọng của Y với X cho trước

Trang 16

còn được gọi là giá trị hồi quy của Y theo X Từ bảng 2.6, chúng ta có thể thấy rằng

E(YX = 0) = (0,64 × 0) + (0,32 × 1) + (0,04 × 2) = 0,32 + 0,08 = 0,4; E(YX = 1) = 0,2; và E(YX = 2) = 0 Trong mô hình hồi quy đơn giản được trình bày trong ví dụ 1.1, chúng ta có PRICE = α + β SQFT + u Nếu E(uSQFT) = 0 thì E(PRICESQFT) = α + β SQFT Vì vậy, phần xác định của mô hình là giá trị kỳ vọng có điều kiện của biến PRICE với SQFT cho trước, khi E(uSQFT) = 0

Khái niệm giá trị kỳ vọng có điều kiện đã trình ở trên có thể mở rộng dễ dàng để

tính toán phương sai có điều kiện, được xác định như sau Gọi µ*(X) là giá trị kỳ vọng

có điều kiện của Y cho trước X, được ký hiệu là E(YX) Phương sai có điều kiện của Y với X cho trước được định nghĩa như sau Var(YX) = EYX [(Y – µ* )2 | X ] Nói cách khác, cố định giá trị của biến X và tính toán giá trị trung bình có điều kiện của Y với X cho trước, và sau đó tính toán phương sai xung quanh giá trị trung bình này với trọng số là mật độ có điều kiện fYX(x,y)

Một số tính chất của giá trị kỳ vọng có điều kiện sử dụng trong môn học kinh tế lượng được tóm tắt sau đây Để hiểu rõ thêm về phần chứng minh, xin tham khảo tác giả Ramanathan (1993, phần 5.2)

Tính chất 2.4 Đối với mọi hàm u(x) thì ta luôn có E[u(x)X] = u(x) Tính chất này ngầm định

rằng khi tiến đến giá trị kỳ vọng có điều kiện cho trước X thì hàm u(X) tiến đến

giá trị hằng số Do đó, một trường hợp đặc biệt được suy ra là nếu c là hằng số thì

E(cX) = c

Tính chất 2.5 E([a(x) + b(X)Y]X) = a(X) + b(X) E(YX)

Tính chất 2.6 EXY(Y) = EX [EYX (YX)] Tính chất này có nghĩa là giá trị kỳ vọng không điều

kiện của Y, sử dụng mật độ chung giữa X và Y, có thể tính toán được bằng cách tính trước tiên giá trị kỳ vọng có điều kiện của Y với X cho trước (là biểu thức trong dấu ngoặc vuông), sau đó tính giá trị kỳ vọng của chúng theo X Tính chất

này được gọi là luật của các giá trị kỳ vọng lặp (law of iterated expectations)

Tính chất 2.7 Var(Y) = EX[Var(YX)] + VarX[E(YX)] Nói cách khác, giá trị phương sai của

Y sử dụng hàm mật độ kết hợp fXY(x, y) tính toán được sẽ tương đương với giá trị kỳ vọng của phương sai có điều kiện của biến Y cộng với phương sai của giá trị kỳ vọng có điều kiện của biến Y với X cho trước

Đồng phương sai và tương quan

Khi gặp phải hai biến ngẫu nhiên, một trong những vấn đề thường thu hút sự quan tâm là

mối quan hệ giữa hai biến này như thế nào? Khái niệm đồng phương sai và tương quan

là hai cách để đo lường mức độ quan hệ “chặt” giữa hai biến ngẫu nhiên đó

Trang 17

Hãy xem xét hàm g(X, Y) = (X – µX)(Y – µY) Giá trị kỳ vọng của hàm số này được

gọi là đồng phương sai giữa X và Y và được ký hiệu là σXY hay Cov(X, Y)

ĐỊNH NGHĨA 2.4 ( ĐỒNG PHƯƠNG SAI )

Giá trị đồng phương sai giữa X và Y được xác định như sau

= E(XY) – µyE(X) – µxE(Y) + µxµy = E(XY) – µxµy

Dễ dàng suy ra từ kết luận trên rằng Cov(X,X) = Var(X)

Các định nghĩa về phương sai và đồng phương sai đều đúng trong cả hai trường hợp phân phối có dạng rời rạc và liên tục Vì phương sai chỉ là một đại lượng đo lường mức độ phân tán của biến ngẫu nhiên xung quanh giá trị trung bình, nên đồng phương sai giữa hai biến ngẫu nhiên sẽ là đại lượng đo lường mức độ liên kết chung giữa chúng Giả sử rằng hai biến ngẫu nhiên rời rạc X và Y quan hệ đồng hướng với nhau, và do đó khi giá trị Y tăng thì giá trị X cũng tăng theo như biểu diễn trên hình 2.6 Các vòng tròn nhỏ biểu thị các cặp giá trị của X và Y tương ứng với các kết quả khả dĩ giới hạn Đường gạch chấm biểu diễn giá trị trung bình µx và µy Bằng cách chuyển trục toạ độ đến đường gạch chấm này với gốc toạ độ là (µx, µy), chúng ta có thể thấy rằng Xi – µx và Yi – µy là độ dài tính từ gốc toạ độ mới, đối với một kết quả nào đó được ký hiệu bằng hậu tố i Từ hình vẽ, có thể chứng minh rằng các điểm nằm trong phần tư thứ nhất và thứ ba sẽ làm cho tích (Xi – µx)(Yi – µy) luôn có giá trị dương, vì từng số hạng trong biểu thức sẽ cùng dương hoặc cùng âm Khi chúng ta tính toán đại lượng đồng phương sai là tổng có trọng số các tích biểu thức trên, kết quả cuối cùng có khuynh hướng nhận giá trị dương vì có nhiều số hạng dương hơn các số hạng âm Vì vậy, giá trị đồng phương sai có khuynh hướng dấu dương Trong trường hợp cả hai biến X và Y di chuyển theo hướng ngược lại, giá trị Cov(X, Y) sẽ có dấu âm

Mặc dù đại lượng đồng phương sai rất có ích trong việc xác định tính chất của mối liên kết giữa X và Y nhưng nó tồn tại một vấn đề khá nghiêm trọng là các giá trị tính bằng số rất nhạy đối với giá trị đơn vị dùng để đo biến X và Y Nếu X là một loại biến tài chính tính bằng đô-la hơn là tính bằng đơn vị ngàn đô-la, đại lượng đồng phương sai sẽ dốc đứng do ảnh hưởng của hệ số 1.000 Để tránh vấn đề này, người ta sẽ sử dụng đại

lượng đồng phương sai “được chuẩn hóa” Đại lượng này còn được gọi là hệ số tương

quan giữa biến X và Y và được ký hiệu là ρxy

ĐỊNH NGHĨA 2.5 ( HỆ SỐ TƯƠNG QUAN )

Trang 18

Hệ số tương quan giữa biến X và Y được định nghĩa như sau:

2 / 1 y

x

xy xy

)]

Y(Var)X(Var[

)Y,X(Cov

=σσ

σ

=

Nếu biến X và Y có quan hệ dương thì hệ số tương quan sẽ có dấu dương Nếu biến

X và y có quan hệ âm thì chúng sẽ di chuyển theo hướng ngược lại Trong trường hợp này, giá trị đồng phương sai và hệ số tương quan đều có dấu âm Hệ số tương quan hoàn toàn có thể bằng zero Trong trường hợp này, chúng ta có thể kết luận rằng biến x và y

không có tương quan Người ta có thể viết rằng 2 1

xy ≤

Giá trị ρxysẽ bằng 1 khi và chỉ khi có một mối quan hệ tuyến tính chính xác giữa X và

Y theo biểu thức Y – µy = β( X – µx) Nếu ρxy = 1 thì quan hệ giữa X và Y được gọi

là tương quan hoàn hảo Nêu lưu ý rằng mối tương quan hoàn hảo chỉ xảy ra khi giữa X

và Y có mối quan hệ tuyến tính một cách chính xác Ví dụ, Y có thể xuất hiện trong biểu

thức dạng Y = X2, rõ ràng là có biểu hiện mối quan hệ nhưng hệ số tương quan giữa X và

Y sẽ không thể bằng 1 Vì vậy, hệ số tương quan sẽ đo lường phạm vi của mối liên kết tuyến tính giữa hai biến

Nếu biến X và Y là hai biến độc lập thì fXY(x, y) = fX(x) fY(y), có nghĩa là xác suất kết hợp chính là tích của các xác suất riêng lẻ Trong trường hợp này, nên lưu ý từ định nghĩa của σxy, chúng ta có

)y(fx(fy)(

x x

xy (x f (x) (y f (y) =E(X −µx)E(Y −µy)

Nhưng do E(X – µx) = E(X) – µx = 0 (xin xem tính chất 2.1a), nên σxy = 0 và ρxy = 0 nếu

hai biến ngẫu nhiên này là độc lập Hay nói cách khác, nếu biến X và Y là hai biến độc

lập thì chúng sẽ không tương quan nhau

Kết luận ngược lại có thể không còn chính xác (nghĩa là mối tương quan zero sẽ không ngầm định tính chất độc lập), và có thể kiểm chứng thông qua các ví dụ sau Đặt

fXY(x, y) tương tự như trong bảng 2.7

Trang 19

Cov(X, Y) = E(XY) – E(X) E(Y)

+ (10 × 3 × 0,2) = 16

Vì vậy, Cov(X, Y) = 0 Nhưng biến X và Y là không độc lập vì P(X = 2, Y = 6) = 0, P(X

= 2) = 0,2, và P(Y = 6) = 0,4 Do đó, xác suất kết hợp sẽ không thể bằng tích của các xác suất riêng lẻ

}BÀI TẬP THỰC HÀNH 2.6

Sử dụng các biến X và Y với xác suất kết hợp cho trong bảng 2.4, hãy tính giá trị Cov(X, Y) và ρxy (lưu ý rằng bạn đã tính giá trị trung bình và phương sai trong bài tập 2.5)

}BÀI TẬP THỰC HÀNH 2.7 +

Giả sử biến ngẫu nhiên X chỉ có thể nhận các giá trị 1, 2, 3, 4, và 5, mỗi giá trị ứng với xác suất bằng nhau và bằng 0,2 Cho Y = X2 Hãy tính hệ số tương quan giữa X và Y và chứng minh rằng hệ số này không bằng 1, cho dù giữa biến X và Y có mối quan hệ chính xác

} Bảng 2.7 Ví Dụ Cho Thấy Đồng Phương Sai Bằng Không Không Nhất Thiết Phải Là Độc Lập

b Hệ số tương quan ρxy nằm trong khoảng – 1 đến + 1

Trang 20

c Nếu X và Y là hai biến độc lập thì σxy = Cov(X, Y) = 0; có nghĩa là, X và Y không tương quan nhau Trong trường hợp này, kết hợp (a) và hệ quả rút ra từ tính chất này,

ta có Var(X + Y) = Var(X) + Var(Y) và Var(X – Y) = Var(X) + Var(Y)

d Giá trị ρxy sẽ bằng 1 khi và chỉ khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính chính xác giữa X và Y theo biểu thức Y – µy = β( X – µx)

e Giá trị tương quan giữa biến X và chính nó bằng 1

f Nếu U = a0 + a1X, V = b0 + b1Y, và a1b1 > 0 thì ρuv = ρxy; nghĩa là hệ số tương quan sẽ thay đổi trong trường hợp đơn vị đo được điều chỉnh theo tỷ lệ Nếu a1b1 < 0 thì ρuv = – ρxy Tuy nhiên, nếu U = a0 + a1X + a2Y, V = b0 + b1X + b2Y thì ρuv ≠ ρxy Điều này có nghĩa là giá trị tương quan không thay đổi trong trường hợp có sự biến đổi tuyến tính tổng quát (ai và bi được giả thiết có giá trị khác zero)

g Nếu giá trị a1, a2, b1 và b2 là cố định thì Cov(a1X + a2Y, b1X + b2Y) = a1b1Var(X) + (a1b2 + a2b1)Cov(X, Y) + a2b2Var(Y)

Phân Phối Nhiều Biến *

Trong phần này, các khái niệm vừa trình bày ở trên sẽ được mở rộng cho trường hợp có nhiều hơn hai biến ngẫu nhiên Gọi x1, x2, …, xn tương ứng với n số biến ngẫu nhiên Và hàm mật độ xác suất kết hợp của chúng là fX(x1, x2, …, xn) Tương tự như trước đây, chúng là độc lập nếu hàm mật độ xác suất PDF chung là tích của mỗi PDF riêng lẻ Vì vậy, chúng ta có

fX(x1, x2, …, xn) = fX1(x1) fX2(x2) fXn(xn)

Trong trường hợp đặc biệt khi mỗi giá trị x được phân phối giống nhau và độc lập lẫn

nhau (được ký hiệu là iid – independently and idetically distributed), chúng ta có

fX(x1, x2, …, xn) = fX (x1) fX (x2) fX (xn)

Trong đó fX(x) là hàm phân phối chung của mỗi giá trị x Một số kết quả đáng quan tâm

về phân phối đa biến được trình bày trong tính chất 2.9

Tính chất 2.9

a Nếu a1, a2, …, an là hằng số hoặc không ngẫu nhiên thì E[a1x1 + a2x2 + + anxn] =

a1E(x1) + a2E(x2) + + anE(xn) Vì vậy, giá trị kỳ vọng của một tổ hợp tuyến tính các số hạng bằng tổ hợp tuyến tính của mỗi giá trị kỳ vọng riêng lẻ Trong ký hiệu phép lấy tổng, ta có E[Σ(aixi)] = ΣE(aixi) = ΣaiE(xi)

b Nếu mỗi xi đều có giá trị trung bình bằng nhau thì E(xi) = µ, chúng ta có E(Σai xi) = µΣai Đặc biệt, nếu tất cả hệ số ai đều bằng nhau và bằng 1/n thì chúng ta sẽ có

Trang 21

E(Σxi/n) = E( x ) = µ Vì vậy, giá trị kỳ vọng của giá trị trung bình của các biến ngẫu nhiên có phân phối giống nhau sẽ bằng giá trị trung bình chung của chúng

c Var[Σ(aixi)] = Σia2i Var(xi) + ∑∑

≠ j i

σ ) thì tổ hợp tuyến tính của tập biến x cho trước có dạng a1 x1 +

a2 x2 + + an xn cũng sẽ có dạng phân phối chuẩn với giá trị trung bình là a1 µ1 +

a2 µ2 + + an µn và giá trị phương sai là 2

1

2 1

2

2 2

n

2 n

a σ Trong ký hiệu phép lấy tổng, chúng ta có thể viết như sau U = Σ( ai xi) ∼ N[(Σai µi), (Σ 2

i

2 i

a σ )]

g Nếu tất cả các x1, x2, , xn đều độc lập và có phân phối giống nhau (iid) tuân theo phân phối chuẩn N(µ, σ2) thì giá trị trung bình của chúng là x = (1/n)Σxi sẽ có dạng phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng µ và phương sai bằng σ2/n, nghĩa là x ∼ N(µ, σ2/n) Tương tự, chúng ta có z = n(x−µ)/σ ∼ N(0, 1)

} 2.4 Lấy Mẫu Ngẫu Nhiên và Các Phân Phối Lấy Mẫu

Một kiểm định bằng thống kê có thể phát sinh thêm ngoài nhu cầu giải quyết một bài toán cụ thể nào đó Nó có thể là một sự cố gắng nhằm giải thích một cách hợp lý hành vi trong quá khứ của một tác nhân nào đó hay dự báo các hành vi trong tương lai của

chúng Trong việc định dạng vấn đề, điều quan trọng là phải xác định được một không

gian thống kê hợp lý, hay tổng thể mà bao gồm tổng tất cả các phần tử có liên quan đến thông tin yêu cầu Thuật ngữ tổng thể được dùng theo một nghĩa tổng quát và không chỉ

giới hạn khi đề cập đến các sinh vật mà thôi Tất cả các hạt giống trong thùng lưu trữ, mọi công ty trong thành phố, và tất cả các bồn sữa được sản xuất bởi trại bò sữa cũng

được gọi là tổng thể

Một nhà phân tích sẽ quan tâm nhiều đến những kết luận rút ra về những tính chất của tổng thể Điều hiển nhiên là chi phí sẽ rất cao nếu nghiên cứu từng phần tử của tập chính để đưa ra các kết luận Do đó mà nhà phân tích sẽ chọn ra một mẫu gồm một số phần tử, tiến hành quan sát chúng, và sử dụng những quan sát này để rút các kết luận về đặc điểm của tổng thể mà mẫu phần tử làm đại diện Quá trình này được gọi là lấy mẫu

Trang 22

Có thể có rất nhiều cách lấy mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên, lấy mẫu phán đoán, lấy mẫu chọn lọc, lấy mẫu có hoặc không có hoàn trả phần tử trở lại tổng thể, lấy mẫu phân tầng,

v.v Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ đề cập đến lấy mẫu ngẫu nhiên, là cách lấy mẫu

thường dùng nhất

ĐỊNH NGHĨA 2.6 (Lấy mẫu ngẫu nhiên)

Một mẫu ngẫu nhiên đơn giản của n yếu tố là một mẫu có tính chất rằng mọi tổ hợp của

n yếu tố đều có một cơ hội là mẫu được chọn bằng nhau Một mẫu ngẫu nhiên của các

quan sát đối với một biến ngẫu nhiên X là một tập hợp của các biến ngẫu nhiên độc lập,

được phân phối giống nhau (iid) X1, X2, , Xn, mỗi biến có cùng phân phối xác suất như phân phối của X

Các Phân Phối Mẫu

Một hàm của các giá trị quan sát của các biến ngẫu nhiên không chứa bất kỳ thông số

chưa biết nào được gọi là một trị thống kê mẫu Hai trị thống kê mẫu được sử dụng một

cách thường xuyên nhất là trung bình mẫu (ký hiệu là x_) và phương sai mẫu (ký hiệu là

Lý do phải chia cho n – 1 chứ không phải là n được giải thích trong Phần 2.7 Căn bậc

hai của phương sai mẫu (s) được gọi là độ lệch chuẩn mẫu hay sai số chuẩn Sự khác biệt giữa một trị thống kê mẫu và một thông số tổng thể phải được hiểu một cách rõ

ràng Giả sử biến ngẫu nhiên X có giá trị kỳ vọng µ và phương sai σ2 Đây là những thông số tổng thể có giá trị cố định và không ngẫu nhiên Tuy nhiên ngược lại trung bình mẫu x_ và phương sai mẫu s2 là các biến ngẫu nhiên Điều này là do những thử nghiệm khác nhau của một thí nghiệm cho các giá trị trung bình mẫu và phương sai khác nhau Bởi vì các trị thống kê này là các biến ngẫu nhiên, nó có ý nghĩa khi nói về các phân

phối của chúng Nếu chúng ta rút ra một mẫu ngẫu nhiên có cỡ mẫu là n và tính trung

bình mẫu x_, chúng ta thu được một giá trị nhất định Lặp lại thí nghiệm này nhiều lần,

mỗi lần rút ra một mẫu ngẫu nhiên có cùng cỡ mẫu n Chúng ta sẽ có được nhiều giá trị

của trung bình mẫu Chúng ta khi đó có thể tính tỷ số những lần mà các giá trị trung bình

Trang 23

này rơi vào một khoảng xác định Tỷ số này cho chúng ta xác suất mà tại đó trung bình

mẫu sẽ nằm trong khoảng xác định đoù (xem khái niệm tần suất trong xác suất đã được giới thiệu trong Phần 2.1 và trong Ví dụ 2.1) Bằng cách thay đổi khoảng này, chúng ta có thể đạt được toàn bộ khoảng xác suất, từ đó phát ra một phân phối xác suất Phân

phối này được gọi là phân phối của trung bình mẫu Với một cách tương tự, chúng ta có

thể tính phương sai mẫu cho mỗi lần lặp lại thử nghiệm đó và sử dụng các giá trị khác

nhau có được từ cách này để đạt được phân phối của phương sai mẫu Bởi vì trung bình

và phương sai mẫu này là dành cho một mẫu có kích cỡ xác định là n, chúng ta sẽ kỳ vọng các phân phối mẫu phụ thuộc vào n cũng như vào những thông số của phân phối

tổng thể mà mẫu đã được rút ra từ đó

Lấy Mẫu từ một Phân phối Chuẩn

Các phân phối mẫu của trung bình và phương sai mẫu là mối quan tâm đáng kể trong kinh tế lượng và thống kê, đặc biệt là khi tổng thể mà các quan sát được rút ra từ đó có

phân phối chuẩn Cho X là một biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình µ và

phương sai σ2 Vì vậy, X ∼ N(µ,σ2) Hãy rút ra một mẫu ngẫu nhiên có cỡ n từ tổng thể,

đo lường biến ngẫu nhiên, và thu được các quan sát x1, x2, , xn Phân phối mẫu của x_

và s2? Chúng ta lưu ý rằng trung bình mẫu là một sự kết hợp tuyến tính của n biến ngẫu

nhiên từ Tính chất 2.9g, chúng ta thấy rằng sự kết hợp tuyến tính này cũng có một phân phối chuẩn Cụ thể là x_ cũng có trung bình µ và Var(x_) = σ2 / n Do đó chúng ta có tính

chất sau

Tính chất 2.10

a Nếu một mẫu ngẫu nhiên x1, x2, , xn được rút ra từ một tổng thể chuẩn với trung bình µ và phương sai σ2, trung bình mẫu x_ được phân phối chuẩn với trung bình µ và phương sai σ2/n Vì vậy, x_ ∼ N (µ,σ2/n) Chúng ta chú ý từ điểm này phân phối của

trung bình mẫu có một sự phân tán nhỏ hơn chung quanh trung bình, và cỡ mẫu càng lớn thì phương sai càng nhỏ

b Phân phối của Z = (x_ − µ) / (σ / √n ) = √n (x_ − µ) / σ là N (0,1)

Các công thức của phân phối của phương sai mẫu được xác định trong Phương trình (2.9) sẽ được bàn tiếp ở Phần 2.7

Các phân phối Mẫu Lớn

Khi cỡ mẫu lớn, chúng ta có thể thu được từ một số tính chất khá hữu ích trong thực tế

Hai trong số này là luật số lớn và lý thuyết giới hạn trung tâm được phát biểu ở Tính

chất 2.11

Trang 24

Tính chất 2.11

a Luật số lớn: Gọi Z_ là trung bình của một mẫu ngẫu nhiên các giá trị Z1, Z2, ,

Zn , được phân phối một cách độc lập và giống nhau Khi đó Z_ hội tu về E(Z) Nói ngắn gọn là khi n tăng, trung bình mẫu của một tập hợp các biến ngẫu nhiên tiến tới

giá trị kỷ vọng của nó Một trường hợp đặc biệt của sự gia tăng này xảy ra khi Z_ = x_

, trung bình mẫu Bởi vì E(x_) = µ, trung bình của tổng thể, x_ hội tụ về µ Tương tự s2

= [∑(xi – x_)2] / (n –1) hội tụ về σ2 khi n tiến tới vô cực

b Lý thuyết giới hạn trung tâm: Gọi x1, x2, , xn là mẫu ngẫu nhiên của các quan sát từ cùng một phân phối và gọi E(xi) = µ và Var(xi) = σ2 Khi đó phân phối mẫu của biến ngẫu nhiên Zn = √n (x_ − µ) / σ hội tụ về phân phối chuẩn chuẩn hóa N (0,1) khi n hội tụ về vô cực

Lý thuyết giới hạn trung tâm rất có hiệu lực bởi vì nó vẫn đúng ngay cả khi phân phối

xuất phát của các quan sát là không chuẩn Điều này có nghĩa là nếu chúng ta chắc chắn rằng cỡ mẫu là lớn, thì chúng ta có thể sử dụng biến ngẫu nhiên Zn được xác định ở trên để trả lời các câu hỏi về tổng thể của các quan sát mà chúng ta rút ra được, và chúng ta không cần biết phân phối chính xác của tổng thể mà từ đó các quan sát được rút ra

} 2.5 Các thủ tục Ước lượng Các Thông số

Cho đến đây chúng ta đã có thảo luận các chủ đề cụ thể về xác suất và thống kê để tự chuẩn bị cho hai mục tiêu cơ bản của bất kỳ một nghiên cứu thực nghiệm nào: việc ước lượng các thông số chưa biết và việc kiểm định các giả thuyết Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận vấn đề của việc ước lượng Kiểm định giả thuyết sẽ được đề cập ở Phần 2.8 Trong một khảo sát thực nghiệm, nhà phân tích thường vẫn biết, hoặc có thể ước đoán được dạng tổng quát của các phân phối xác suất của các biến ngẫu nhiên được quan tâm Tuy nhiên, các giá trị cụ thể của các thông số tổng thể của các phân phối là chưa biết Như đã có đề cập trước đây, một điều tra toàn diện về tổng thể là vượt ngoài phạm

vi câu hỏi vì chi phí cho việc này quá lớn Do đó, nhà khảo sát chỉ đạt đến một mẫu quan sát đối với các biến được quan tâm và sử dụng chúng để rút ra những suy luận về phân phối xác suất đằng sau đó

Như là một minh họa, giả sử chúng ta biết rằng chiều cao của một người có phân phối gần như chuẩn nhưng chúng ta không biết trị trung bình, µ, của phân phối, hay phương sai của nó, σ2 Vấn đề của việc ước lượng đơn giản chỉ là một cách lựa chọn một mẫu các đối tượng, đo đạc chiều cao từng người một, và sau đó dùng các phương pháp định lượng để thu được các ước lượng của µ và σ2 Thuật ngữ ước lượng được dùng để chỉ

công thức cho chúng ta giá trị bằng số của các thông số được quan tâm Mỗi giá trị bằng

số chính là một giá trị ước lượng

Trang 25

Trong phần này chúng ta trình bày hai thủ tục có thể thay thế nhau để ước lượng các thông số chưa biết của phân phối xác suất mà các quan sát x1, x2, , xn được rút ra từ đó trong Phụ lục, Phần 2.A.3, ta mô tả thêm một phương pháp nâng cao trong phần thảo luận tiếp theo, chúng ta sẽ giả sử rằng nhà khảo sát biết được bản chất của phân phối xác suất nhưng chưa biết các giá trị của các thông số

Phương pháp Momen

Phương pháp lâu đời nhất để ước lượng các thông số là phương pháp momen Nếu một

phân phối có k thông số chưa biết, thủ tục nhằm tính toán hệ số các momen mẫu k bậc

nhất của phân phối và sử dụng chúng như là các ước lượng của các momen tổng thể tương ứng Trong Phần 2.2, chúng tôi đã có lưu ý rằng trung bình tổng thể của phân

phối (µ) cũng được đề cập đến như là momen bậc nhất của phân phối xung quanh giá trị

gốc Đó là giá trị trung bình có trọng số của tất cả các x có thể có, các trọng số là các xác suất tương ứng Trung bình mẫu (x_) là trị trung bình số học của các quan sát mẫu x1, x2, , xn Bằng phương pháp các momen, x_ được tính như là một ước lượng của µ Phương sai của một biến ngẫu nhiên là σ2 = E [(X – µ)2] và được biết như là momen bậc hai xung

quanh giá trị trung bình Phương sai mẫu (s2), được định nghĩa trong Phương trình (2.9),

được sử dụng như là một ước lượng của phương sai tổng thể của phân phối Trong nhiều

trường hợp (ví dụ như, phân phối chuẩn), trung bình và phương sai đặc trưng hoàn toàn cho một phân phối, và do đó không có nhu cầu phải sử dụng các momen bậc cao hơn như là giá trị kỳ vọng của (X – µ)3 Chúng ta sẽ thấy trong Phần 2.6 rằng trung bình mẫu có một số tính chất mong muốn

Cùng với nguyên lý này có thể được áp dụng để ước lượng hệ số của sự tương quan giữa hai biến ngẫu nhiên X và Y (xem Định nghĩa 2.5) Gọi x1, x2, , xn và y1, y2, ,

yn là các mẫu quan sát ngẫu nhiên độc lập (với cỡ mẫu n) tương ứng với X và Y Phương sai tổng thể giữa chúng được cho trong Định nghĩa 2.4 là E [(X – µx) (Y – µy)], trong đó

µx và µy là các trung bình tổng thể tương ứng của X và Y Một trị ước lượng của thông số

này được cho bởi phương sai mẫu

n – 1∑ (xi – x_) (yi – y_) (2.10)

Nếu các cặp giá trị của xi và yi được vẽ ra đồ thị, chúng ta có được một đồ thị như Hình 2.7, trong đó X và Y có tương quan thuận với nhau (nghĩa là, X và Y nói chung là cùng dịch chuyển theo cùng một hướng) Chúng ta đã có đề cập rằng một đồ thị điểm

như vậy được gọi là biểu đồ phân tán Hình 2.6 cũng tương tự như vậy ngoại trừ việc trung bình vẽ những điểm đề cập đến tổng thể, trong khi ở đây nó lại đề cập đến mẫu

Trang 26

Bằng cách chuyển đổi các trục thành các đường nét đứt xuất phát từ điểm (x_,y_), chúng ta có thể thấy rằng (xi – x_) và (yi – y_) là những khoảng cách từ điểm trung bình (x_,y_) } Hình 2.7 Một Biểu đồ Phân tán đối với Tương quan Thuận

} Hình 2.8 Một Biểu đồ Phân tán đối với Mối quan hệ xấp xỉ bậc hai

Trang 27

Nếu mối quan hệ là dương, chúng ta sẽ kỳ vọng hầu hết các điểm đều nằm trong các phần tư thứ nhất và thứ ba mà trong đó tích số (xi – x_) (yi – y_) sẽ dương Do các tích số âm của các điểm trong phần tư thứ hai và thứ tư hầu như bị lấn át bởi các tích số dương, chúng ta sẽ kỳ vọng đồng phương sai là dương Bằng lý luận tương tự, chúng ta có thể thấy rằng nếu mối quan hệ là âm, hầu hết các điểm sẽ nằm trong phần tư thứ hai và thứ tư, tạo ra một đồng phương sai âm Điều này cho thấy rằng nếu X và Y có tương quan thuận, thì đồng phương sai và do đó tương quan giữa chúng cũng sẽ thuận Một mối

quan hệ âm sẽ cho một hệ số tương quan âm Hệ số tương quan mẫu được cho bởi

rxy = sxy

sxsy = ∑ (xi – x

_) (yi – y_)

không có quan hệ chặt chẽ với nhau, mà có nghĩa là chúng không có quan hệ tuyến tính

} Bảng 2.8 Số liệu Kết quả từ Máy tính được giải thích từng phần minh họa cho các trị thống

kê tóm tắt khác nhau

Các chú giải được qui định ở dạng riêng khác với dạng được sử dụng cho các kết quả máy tính

x = colgpa = Grade point average in College

y = hsgpa = Grade point average in High School

Correlation between x and y = 0.406662

Summary Statistics, using the observations 1 – 427

Trang 28

Variable MEAN MEDIAN MIN MAX

Min và Max là những giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong mẫu Median là giá trị của

x hoặc y tính theo mỗi bên của giá trị này sẽ có 50% các quan sát C.V là hệ số biến

thiên (MEAN/S.D.) đã được thảo luận trong Phần 2.2 SKEW là một đại lượng đo lường

sự phân phối của biến sai lệch bao xa so với điểm đối xứng (trong bài này gọi là độ lệch

skewness) Một giá trị bằng không cho biết điểm đối xứng xung quanh giá trị không

Một giá trị dương cho biết độ lệch về bên phải với một nhánh dài theo hướng này Một

giá trị âm cho biết độ lệch đối xứng skewness sang bên trái với một nhánh dài theo

hướng này EXCKURT là độ lệch kurtosis, nghĩa là, độ kurtosis –3 Kurtosis là một đại

lượng đo lường độ rộng hình chóp của một phân phối Phân phối chuẩn có kurtosis là 3

Một phân phối dàn trải rộng sẽ có một giá trị kurtosis âm, và một phân phối hẹp sẽ có

một giá trị kurtosis dương Độ lệch skewness và kurtosis không được thảo luận trong bài

vì chúng không được sử dụng nhiều trong kinh tế lượng Nếu muốn biết thêm chi tiết về

các đại lượng này, hãy xem sách của Ramanathan (1993, Phần 3.5)

Một phiên bản giải thích kết quả được trình bày ở Bảng 2.8 Bảng cũng cung cấp thêm các đại lượng thống kê tóm tắt chưa được thảo luận ở phần trên

Phương Pháp Bình Phương Tối Thiểu (hay Bình Phương Tối Thiểu Thông Thường)

Trong kinh tế lượng, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để ước lượng các thông số

là phương pháp bình phương tối thiểu (cũng còn được biết đến dưới tên bình phương tối

thiểu thông thường hay OLS) Mặc dù nó được sử dụng chủ yếu để ước lượng các thông

số của một mô hình hồi qui dạng PRICE = α + βSQFT + u đã gặp phải trong Chương 1,

phương pháp này còn rất hữu ích trong trường hợp ước lượng giá trị trung bình của một

biến đơn ngẫu nhiên X

Từng quan sát x i có thể được xem như một giá trị ước lượng của mẫu trung bình µ vì

E (x i) = µ Sai số trong giá trị ước lượng này là e i = x i – µ (tức là, xi = µ + e i) Xem xét

tổng bình phương của sai số này trong tổng thể mẫu Tức là, đặt ESS (µ) = ∑ 2

i

e = ∑ (x i

µ)2 Phương pháp bình phương tối thiểu chọn giá trị ước lượng µ mà tổng bình phương sai

số mẫu là nhỏ nhất Việc bình phương các sai số giải quyết được hai vấn đề Đầu tiên, nó

loại bỏ dấu của sai số Vì vậy, những sai số có giá trị dương và âm được xem xét như

nhau Thứ hai, việc bình phương sẽ loại bỏ những sai số lớn bởi vì những sai số như thế

bị phóng đại lên nhiều khi lấy bình phương

Trang 29

Để có được µˆ, ước lượng µ bằng cách tối thiểu ESS, viết ESS như sau:

đó, giá trị ước lượng bình phương tối thiểu của µ là giá trị trung bình mẫu x

Trong phần phụ lục của chương, chúng ta sẽ thảo luận một thủ tục khác, hiện đại hơn: giá trị ước lượng thích hợp cực đại (MLE) Những người đọc có quan tâm nên đọc phần này

(Để thấy được việc sử dụng những phương pháp diễn tả trong phần này trong ước lượng các hồi qui như thế nào, xem tiếp Phần 3.1 và 3.2.)

} 2.6 Các Tính Chất Của Ước Lượng

Trong phần trước chúng ta đã thảo luận hai thủ tục ước lượng mà nó chọn trung bình mẫu là ước lượng của µ Trong ví dụ chiều cao của người trong Phần 2.5, một ước lượng thay thế đó là lấy các chiều cao của những người cao nhất và những người thấp nhất và lấy trung bình Ước lượng nào tốt hơn? Để có thể trả lời được những câu hỏi loại như thế này, chúng ta cần một vài tiêu chí trong việc chọn lựa giữa những ước lượng khác nhau Một vài tiêu chuẩn đã được thiết lập để đánh giá “sự thích hợp” của một ước lượng, nhưng trong những phần sau chúng ta chỉ thảo luận các khái niệm được sử dụng thường xuyên nhất trong kinh tế lượng Một vài khái niệm trong đó áp dụng được cho những cỡ mẫu nhỏ và những khái niệm khác chỉ thích hợp đối với những cỡ mẫu lớn

Những Tính Chất Của Ước Lượng Cỡ Mẫu Nhỏ

Ký hiệu chuẩn cho thông số chưa biết là θ và ký hiệu một giá trị ước lượng là θˆ Nên nhấn mạnh rằng θˆ là một hàm số của những quan sát x1, x2, … , x n và nó không phụ thuộc vào bất kỳ thông số chưa biết nào Do đó một giá trị ước lượng như vậy là một trị thống

kê mẫu Tuy nhiên, bởi vì x là những biến ngẫu nhiên, nên θˆ cũng ngẫu nhiên

KHÔNG THIÊN LỆCH Bởi vì θˆ là một biến ngẫu nhiên, nên nó có một phân phối xác

suất với giá trị trung bình nào đó, gọi là E(θˆ) Nếu giá trị trung bình này tương đương

Trang 30

với thông số chưa biết θ, chúng ta nói rằng giá trị ước lượng là không thiên lệch Do

vậy, chúng ta có định nghĩa sau

ĐỊNH NGHĨA 2.7 (Không Thiên Lệch)

Một ước lượng θˆ được gọi là giá trị ước lượng không thiên lệch của θ nếu E(θˆ) = θ

Nếu sự cân bằng này không được duy trì, thì ước lượng được gọi là bị thiên lệch và độ

thiên lệch là E(θˆ) - θ

Mặc dù với một cuộc thử nghiệm cho trước θˆ có thể không bằng θ, nếu chúng ta lặp lại một lượng lớn số lần thử và tính toán θˆ từng lần một, thì trị trung bình của những giá trị này sẽ là θ nếu giá trị ước lượng là không thiên lệch Như đã mô tả trong Phần

2.4, nếu chúng ta giữ cố định cỡ mẫu ở n, thực hiện nhiều lần thí nghiệm này, tính toán

θˆ cho từng lần, và hình thành một phân phối tần suất, thì chúng ta thu được phân phối mẫu của θˆ Tính không thiên lệch đòi hỏi trị trung bình của phân phối này là giá trị θ

thực

HIỆU QUẢ Trong khi tính thiên lệch rõ ràng là một đặc tính mong muốn của bất kỳ ước lượng nào, chúng ta cũng cần thêm tiêu chuẩn bởi vì có thể xây dựng một số luợng không giới hạn những ước lượng không thiên lệch Trong ví dụ đo lường chiều cao,

chúng ta biết rằng giá trị trung bình mẫu x không thiên lệch bởi vì E( x ) = µ Nhưng giá trị ước lượng khác, vừa được đưa ra trước đây, tính độ cao trung bình của những người

cao nhất (gọi là xmax) và của những người thấp nhất (gọi là xmin) cũng không thiên lệch Đặt θˆ = 21(xmax + xmin) Tiếp theo E(θˆ) = 21[E(xmax) + E(xmin)] = µ, và do vậy θˆ cũng không thiên lệch Thật dễ dàng chứng minh rằng bất kỳ giá trị trung bình trọng số nào

của x là một ước lượng không thiên lệch của µ, miễn là các trọng số không ngẫu nhiên và có tổng bằng 1 Do đó chúng ta cần thêm tiêu chí để phân biệt giữa hai ước lượng không thiên lệch

Chúng ta đã biết rằng phương sai của một biến ngẫu nhiên là một đại lượng đo lường sự phân tán của nó xung quanh giá trị trung bình Về mặt trung bình, một phương sai nhỏ hơn có nghĩa là các giá trị của biến ngẫu nhiên sẽ gần với giá trị trung bình hơn những giá trị của biến ngẫu nhiên khác với cùng giá trị trung bình nhưng có phương sai cao hơn Điều này gợi ý rằng chúng ta có thể sử dụng phương sai của hai ước lượng không thiên lệch như là giá trị trung bình của việc chọn lựa giữa hai giá trị Xét về trung bình, giá trị ước lượng với phương sai nhỏ hơn rõ ràng được mong muốn hơn vì nó gần với giá trị trung bình thực θ Đó chính là khái niệm hiệu quả

ĐỊNH NGHĨA 2.8 (Hiệu Quả)

a Đặt θˆ1 và θˆ2là hai ước lượng không thiên lệch của thông số θ Nếu Var (θˆ1) < Var (θˆ2), thì chúng ta nói rằng θˆ1 hiệu quả hơn θˆ2

Trang 31

b Tỉ số [Var (θˆ1)]/[Var (θˆ2)] được gọi là hiệu quả tương đối

c Giữa tất cả những giá trị ước lượng không thiên lệch của θ, giá trị với phương sai nhỏ

nhất được gọi là ước lượng không thiên lệch có phương sai tối thiểu

Chúng ta hãy ứng dụng định nghĩa này vào ví dụ chiều cao Đặt θˆ1 là trung bình mẫu và θˆ2 là trung bình độ cao của những người cao nhất và những người thấp nhất Từ Tính chất 2.10a, Var (θˆ1) = σ2/n và Var (θˆ2) = σ2/2 Nếu cỡ mẫu lớn hơn hai, θˆ1 có phương sai nhỏ nhất và dó đó rõ ràng sẽ được ưa thích hơn Do vậy, θˆ1 hiệu quả hơn θˆ2

SAI SỐ BÌNH PHƯƠNG TRUNG BÌNH Xem xét hai ước lượng: Một không thiên lệch và giá trị kia mặc dù thiên lệch nhưng lại có phương sai nhỏ hơn nhiều, hàm ý nói rằng, về mặt trung bình, nó có thể gần với giá trị trung bình thực hơn là giá trị ước lượng không thiên lệch Trong trường hợp này, chúng ta có thể sẵn sàng cho phép một vài sai lệch để có thể có được lợi về phương diện phương sai Một phương pháp cho phép việc đánh đổi

này giữa sự không thiên lệch và phương sai là sai số bình phương trung bình

ĐỊNH NGHĨA 2.9 (Sai Số Bình Phương Trung Bình)

a Sai số bình phương trung bình của một ước lượng θˆ được định nghĩa là MSE (θ) =

E[(θˆ - θ)2], đó là giá trị kỳ vọng của bình phương độ lệch của θˆ từ θ

b Nếu θˆ1 và θˆ2 là hai ước lượng thay thế của θ và MSE (θˆ1) < MSE (θˆ2), thì θˆ1 được

gọi là hiệu quả bình phương trung bình so với θˆ2 Nếu cả hai giá trị đều không thiên lệch, thì θˆ1 sẽ hiệu quả hơn, như trong Định Nghĩa 2.8a

c Giữa tất cả các ước lượng có thể có của θ, giá trị với sai số bình phương trung bình

nhỏ nhất được gọi là giá trị ước lượng sai số bình phương trung bình tối thiểu

Dễ dàng chỉ ra được sai số bình phương trung bình tương đương với tổng phương sai

và bình phương của những độ thiên lệch Do vậy, nếu b(θ) = E(θˆ) - θ là độ thiên lệch trong ước lượng θˆ, thì MSE = Var(θˆ) + [b(θ)]2 Lưu ý rằng b(θ) độc lập với các giá trị x

và do đó nó cố định và không ngẫu nhiên

MSE = E[(θˆ- θ)2] = E[θˆ- E(θˆ) + E(θˆ) – θ]2

= E[θˆ- E(θˆ) + b(θ)]2 = E[θˆ- E(θˆ)]2 + [b(θ)]2 + 2b(θ) E[θˆ- E(θˆ)]

Số hạng đầu tiên là phương sai của θˆ và số hạng thứ ba bằng không bởi vì E(θˆ)

không ngẫu nhiên và do đó E[θˆ- E(θˆ)] = E(θˆ) - E(θˆ) = 0 Kết quả mong muốn xuất hiện ngay theo sau

Ngày đăng: 10/12/2012, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

} Hình 2.1 Biểu Đồ Tần Suất Đối Với Thu Nhập Hàng Năm - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.1 Biểu Đồ Tần Suất Đối Với Thu Nhập Hàng Năm (Trang 3)
} Hình 2.2 Phân Phối Xác Suất Của Điểm Trung Bình (GPA) - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.2 Phân Phối Xác Suất Của Điểm Trung Bình (GPA) (Trang 3)
Hãy tính trung bình, phương sai, và độ lệch chuẩn cho các phân phối trong các Bảng 2.1 và 2.3 - Kinh tế lượng - Chương 2
y tính trung bình, phương sai, và độ lệch chuẩn cho các phân phối trong các Bảng 2.1 và 2.3 (Trang 9)
a. Đối xứng xung quanh giá trị trung bình µ và có dạng hình chuông. - Kinh tế lượng - Chương 2
a. Đối xứng xung quanh giá trị trung bình µ và có dạng hình chuông (Trang 10)
P ≤ 0,10. Từ Hình 2.5 ta thấy rằng để thu được diện tích của 0,10 phía bên trái của z, ta cần tìm điểm d (= – z) sao cho diện tích giữa 0 và d là  0,40 (do tính chất đối xứng) - Kinh tế lượng - Chương 2
10. Từ Hình 2.5 ta thấy rằng để thu được diện tích của 0,10 phía bên trái của z, ta cần tìm điểm d (= – z) sao cho diện tích giữa 0 và d là 0,40 (do tính chất đối xứng) (Trang 11)
Bảng 2.4 trình bày các giá trị xác suất kết hợp của số lần xuất hiện của số 3 (X) và số 5 (Y) khi một cặp súc sắc được thảy - Kinh tế lượng - Chương 2
Bảng 2.4 trình bày các giá trị xác suất kết hợp của số lần xuất hiện của số 3 (X) và số 5 (Y) khi một cặp súc sắc được thảy (Trang 14)
} Bảng 2.5 Phân Phối Cận Biên Đối Với Số Lần Xuất Hiện Các Con Số 3 (X) Và Số - Kinh tế lượng - Chương 2
Bảng 2.5 Phân Phối Cận Biên Đối Với Số Lần Xuất Hiện Các Con Số 3 (X) Và Số (Trang 14)
Bảng 2.4 trình bày các giá trị xác suất kết hợp của số lần xuất hiện của số 3 (X) và số 5  (Y) khi một cặp súc sắc được thảy - Kinh tế lượng - Chương 2
Bảng 2.4 trình bày các giá trị xác suất kết hợp của số lần xuất hiện của số 3 (X) và số 5 (Y) khi một cặp súc sắc được thảy (Trang 14)
Sử dụng các biế nX và Y với xác suất kết hợp cho trong bảng 2.4, hãy tính giá trị Cov(X, Y) và ρxy (lưu ý rằng bạn đã tính giá trị trung bình và phương sai trong bài tập 2.5)  - Kinh tế lượng - Chương 2
d ụng các biế nX và Y với xác suất kết hợp cho trong bảng 2.4, hãy tính giá trị Cov(X, Y) và ρxy (lưu ý rằng bạn đã tính giá trị trung bình và phương sai trong bài tập 2.5) (Trang 19)
} Hình 2.7 Một Biểu đồ Phân tán đối với Tương quan Thuận - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.7 Một Biểu đồ Phân tán đối với Tương quan Thuận (Trang 26)
} Hình 2.8 Một Biểu đồ Phân tán đối với Mối quan hệ xấp xỉ bậc hai - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.8 Một Biểu đồ Phân tán đối với Mối quan hệ xấp xỉ bậc hai (Trang 26)
Một phiên bản giải thích kết quả được trình bày ở Bảng 2.8. Bảng cũng cung cấp thêm các đại lượng thống kê tóm tắt chưa được thảo luận ở phần trên - Kinh tế lượng - Chương 2
t phiên bản giải thích kết quả được trình bày ở Bảng 2.8. Bảng cũng cung cấp thêm các đại lượng thống kê tóm tắt chưa được thảo luận ở phần trên (Trang 28)
Một phiên bản giải thích kết quả được trình bày ở Bảng 2.8. Bảng cũng cung cấp  thêm các đại lượng thống kê tóm tắt chưa được thảo luận ở phần trên - Kinh tế lượng - Chương 2
t phiên bản giải thích kết quả được trình bày ở Bảng 2.8. Bảng cũng cung cấp thêm các đại lượng thống kê tóm tắt chưa được thảo luận ở phần trên (Trang 28)
} Hình 2.10 Phân Phối Mẫu Của Một Ước Lượng Thiên Lệch, - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.10 Phân Phối Mẫu Của Một Ước Lượng Thiên Lệch, (Trang 33)
} Hình 2.9 Phân Phối Mẫu Củ ax Khi Cỡ Mẫu Tăng Lên, - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.9 Phân Phối Mẫu Củ ax Khi Cỡ Mẫu Tăng Lên, (Trang 33)
Trong việc kiểm định các giả thuyết của những mô hình kinh tế lượng, có bốn phân phối được sử dụng chủ yếu - Kinh tế lượng - Chương 2
rong việc kiểm định các giả thuyết của những mô hình kinh tế lượng, có bốn phân phối được sử dụng chủ yếu (Trang 35)
Hình 2.12 Kiểm định một phía µ= µ0 so với µ &gt; µ trong phân phối chuẩn. - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.12 Kiểm định một phía µ= µ0 so với µ &gt; µ trong phân phối chuẩn (Trang 41)
Hỡnh 2.12 Kiểm định một phớa à = à 0  so với à &gt; à 0  trong phõn phối chuẩn. - Kinh tế lượng - Chương 2
nh 2.12 Kiểm định một phớa à = à 0 so với à &gt; à 0 trong phõn phối chuẩn (Trang 41)
} Hình 2.13 Kiểm định hai phía µ= µ0 so với µ≠ µ0 trong phân phối chuẩn - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2.13 Kiểm định hai phía µ= µ0 so với µ≠ µ0 trong phân phối chuẩn (Trang 43)
} Hình 2.A.1 Hàm Số Tăng Đơn Điệu - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2. A.1 Hàm Số Tăng Đơn Điệu (Trang 51)
} Hình 2.A.2 Hàm Số Giảm Đơn Điệu - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2. A.2 Hàm Số Giảm Đơn Điệu (Trang 52)
a. Đồ thị hàm số không đơn điệu - Kinh tế lượng - Chương 2
a. Đồ thị hàm số không đơn điệu (Trang 53)
} Hình 2.A.3 - Kinh tế lượng - Chương 2
Hình 2. A.3 (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w