1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng website dạy học phần cơ học vật lý 10 nâng cao THPT theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh

79 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và sử dụng website dạy học phần cơ học vật lý 10 nâng cao THPT theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A, TS. Nguyễn Văn B
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 5,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu

  • Hiện nay việc thiết kế, khai thác và sử dụng các các website nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học đang được chú trọng. Ngoài các trang web hỗ trợ dạy học vật lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các trường đại học, cao đẳng hiện nay đã có một số tổ chức, giáo viên của các trường phổ thông cũng đã thiết kế các website có thể vận dụng vào quá trình dạy học.

  • http://vietsciences.free.fr/

  • http:// vatlytuoitre.com/

  • http://thuvienvatly.com/home/

  • Bên cạnh đó cũng đã có nhiều luận văn thạc sĩ đề cập đến việc thiết kế và sử dụng website dạy học để phục vụ cho quá trình dạy và học vật lý như: "Thiết kế Website hỗ trợ dạy học phần cơ sở Tĩnh điện" của tác giả Nguyễn Thị Nhị, "Thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương Động lực học chất điểm" của tác giả Hồ Đắc Vinh, …Tuy nhiên, có thể thấy rằng các đề tài này chỉ dừng lại ở việc thiết kế website dạy học nhằm hỗ trợ dạy học chứ chưa đề cập đến việc xây dựng website theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh ở trên lớp.

  • Ngày nay, trên thế giới đã có rất nhiều trang web tích hợp rất nhiều các nội dung phong phú hỗ trợ tốt cho quá trình dạy học vật lí như:

  • Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định: Dạy học với sự hỗ trợ của website đã góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh và giải quyết tốt các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học như truyền thụ tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập, tự kiểm tra đánh giá,....

  • Tuy nhiên ngoài các công trình nghiên cứu trên thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế website dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh phần Cơ học Vật lý 10 NC THPT.

    • 3. Mục tiêu nghiên cứu

    • 4. Giả thuyết khoa học

    • 5. Đối tượng nghiên cứu

    • 6. Phạm vi nghiên cứu

    • 7. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

    • 8. Phương pháp nghiên cứu

    • 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

  • 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

  • 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

  • 8.4. Phương pháp thống kê toán học

    • 9. Cấu trúc luận văn

  • Mở đầu

  • Nội dung

  • NỘI DUNG

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE

      • 1.1. Hoạt động nhận thức

        • 1.1.1. Khái niệm hoạt động nhận thức

        • 1.1.2. Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

        • 1.1.3. Phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

      • 1.2. Năng lực tự học

        • 1.2.1. Tự học

      • 1.2.1.1. Khái niệm tự học

      • 1.2.1.2. Các hình thức tự học

      • 1.2.1.3. Vai trò của tự học

      • 1.2.1.4. Chu trình tự học của học sinh

        • 1.2.2. Năng lực tự học của HS THPT

      • 1.2.2.1. Khái niệm năng lực tự học

      • 1.2.2.2. Một số năng lực tự học cần bồi dưỡng cho học sinh THPT

      • 1.2.2.3. Nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT

    • + Bồi dưỡng cho HS phương pháp, kỹ năng tự học

    • + Giảm tỉ lệ thuyết trình của GV, tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS

    • Muốn phát triển năng lực tự học cho HS, khi lên lớp GV cần tránh cho HS thụ động nghe giảng mà đòi hỏi các em phải có một trình độ phát triển cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn thông qua quá trình tự học, tự nghiên cứu (Từ chỗ nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, suy xét từ nhiều góc độ có hệ thống trên cơ sở những lý luận hiểu biết đã có của mình, phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn cần được giải quyết, bổ sung, làm sáng tỏ. Sau đó trình bày giả thuyết, xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết. Cuối cùng, đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề áp dụng, vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn).

    • + Phối hợp các phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương tiện DH hiện đại

      • 1.3. Website dạy học

        • 1.3.1. Khái niệm website dạy học

        • 1.3.2.Vai trò của website trong việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh

      • 1.4. Thực trạng việc sử dụng website dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho HS THPT

      • 1.5. Kết luận chương 1

      • 2.1. Nghiên cứu cấu trúc phần Cơ học Vật lý 10 NC

        • 2.1.1. Đặc điểm chung phần Cơ học Vật lý 10 NC

        • 2.1.2 Sơ đồ cấu trúc phần Cơ học Vật lý 10 NC

      • 2.2. Xây dựng website hỗ trợ tổ chức hoạt động nhận thức và nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC

        • 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng

        • 2.2.2. Quy trình thiết kế

      • 2.3. Sử dụng website vào việc dạy học phần Cơ học – VL10NC theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh

        • 2.3.1. Giới thiệu website

      • 2.3.2.1. Site Trang chủ

      • 2.3.2.3. Site Bài tập

      • 2.3.2.4. Site Ôn tập

      • 2.3.2.5. Site Kiểm tra

      • 2.3.2.6. Site Đăng nhập

      • 2.3.2.7. Site Diễn đàn

      • 2.3.2.8. Site Liên hệ

      • 2.3.2.9. Site Thư viện

      • 2.3.2.10. Site Nhiệm vụ học tập

      • 2.3.2.11. Site Thư giãn

      • 2.3.3. Hướng dẫn sử dụng website

      • 2.3.3.1. Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trong website

      • 2.3.3.2. Hướng dẫn sao chép và sử dụng thông tin

      • 2.3.4. Qui trình thiết kế bài dạy học và sử dụng website theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh

      • 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số bài cụ thể

        • Bài 4 – Chuyển động thẳng biến đổi đều

      • 2.5. Kết luận chương II

    • Chương 3

    • THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

      • 3.1. Mục đích của TNSP

      • 3.2. Nhiệm vụ của TNSP

      • 3.3. Đối tượng của TNSP

      • 3.4. Tiến hành TNSP

      • 3.5. Kết quả TNSP

        • 3.5.1. Nhận xét về tiến trình DH

        • 3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của HS

      • 3.5.2.1. Các bảng phân phối

      • 3.5.2.2. Các tham số sử dụng để thống kê.

      • 3.5.2.3. Kiểm định giả thiết thống kê

      • 3.6. Kết luận chương 3

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Xây dựng và sử dụng website dạy học phần Cơ học Vật lý 10 nâng cao THPT theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau: + Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn áp dụng cho thấy việc sử dụng website nhằm nâng cao năng lực tự học là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với cơ sở lí luận DH hiện đại. Thực tế đã chứng tỏ tính ưu việt của website trong quá trình tự học ở các khâu đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề, tự kiểm tra và đánh giá,.... + Nghiên cứu, tìm hiểu yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hướng dẫn xây dựng website. Khi xây dựng một website, người thiết kế cần hướng tới những mục tiêu sư phạm, mục tiêu về kĩ thuật, mỹ thuật và mục tiêu về nội dung kiến thức trong website. Lựa chọn phần mềm xây dựng website hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ tin học của GV và HS. + Việc triển khai, ứng dụng website trong DH ở trường phổ thông có tính khả thi cao, góp phần hỗ trợ tích cực cho QTDH của GV và HS. Việc tiếp cận thường xuyên sẽ giúp HS làm quen với máy ví tính, với mạng máy tính. GV sử dụng website đã thiết kế để trình bày bài giảng, trình bày những chương trình mô phỏng, minh họa, trình bày những thông tin hỗ trợ cho bài giảng. Sử dụng website trong DH sẽ tạo ra môi trường học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS trên nhiều mặt: kích thích hứng thú, tạo sự chú ý, tăng cường ghi nhớ, mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, chiếm lĩnh tri thức một cách tự lực, tự giác.... + Dựa trên cơ sở lí luận và việc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... người viết đã xây dựng Website dạy học phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC với các site mang nội dung hỗ trợ cho quá trình tự học của HS. + Kết quả của TNSP đã khẳng định hiệu quả của việc sử dụng website trong việc nâng cao năng lực tự học của HS. Việc ứng dụng Website dạy học Phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC trong DH vật lý ở trường phổ thông đã góp phần nâng cao năng lực tự học của HS và nâng cao được chất lượng học tập môn Vật lý. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, một số đề xuất được đưa ra như sau: + Cần xây dựng phòng học bộ môn cho các trường phổ thông với trang thiết bị DH hiện đại đầy đủ và đồng bộ như: Hệ thống MVT, máy chiếu, mạng máy tính tốc độ cao… để tạo điều kiện sử dụng PPDH hiện đại vào QTDH một cách tốt nhất. + Cần thường xuyên khuyến khích, động viên và tổ chức các lớp tập huấn để giúp GV nâng cao khả năng tin học. Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay nhất là việc ứng dụng tin học vào DH vật lý. Hướng phát triển của đề tài + Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về việc sử dụng website theo hướng nâng cao năng lực tự học cho HS THPT. + Khắc phục những hạn chế về mặt nội dung cũng như hình thức của website, hoàn thiện một số yêu cầu về mặt kỹ thuật lập trình để website thực sự có tính chuyên nghiệp, có thể thường xuyên cập nhật và chuẩn hóa thông tin. + Xây dựng và mở rộng phạm vi, phát triển khả năng ứng dụng của Website dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC trong nhà trường phổ thông cũng như các lớp học trực tuyến trên mạng Internet, mở rộng phạm vi xây dựng website cho các nội dung khác trong chương trình Vật lý phổ thông.

Lịch sử nghiên cứu

Hiện nay việc thiết kế, khai thác và sử dụng các các website nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học đang được chú trọng Ngoài các trang web hỗ trợ dạy học vật lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các trường đại học, cao đẳng hiện nay đã có một số tổ chức, giáo viên của các trường phổ thông cũng đã thiết kế các website có thể vận dụng vào quá trình dạy học http://vietsciences.free.fr/ http:// vatlytuoitre.com/ http://thuvienvatly.com/home/ http://vatlyvietnam.org/forum/index.php

Tuy nhiên, các website này thường đề cập đến nhiều lĩnh vực của Vật lý học,điều này gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về một lĩnh vực chuyên sâu nào đó của học sinh Đồng thời, các website này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin và là kho cung cấp tài nguyên, các tài liệu điện tử mà thôi, do đó nó không thể đáp ứng được nhu cầu dạy học ở phổ thông với đòi hỏi tiến trình cho từng bài cụ thể và khả năng bám sát từng đối tượng người học.

Bên cạnh đó cũng đã có nhiều luận văn thạc sĩ đề cập đến việc thiết kế và sử dụng website dạy học để phục vụ cho quá trình dạy và học vật lý như: "Thiết kế Website hỗ trợ dạy học phần cơ sở Tĩnh điện" của tác giả Nguyễn Thị Nhị, "Thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương Động lực học chất điểm" của tác giả Hồ Đắc Vinh, …Tuy nhiên, có thể thấy rằng các đề tài này chỉ dừng lại ở việc thiết kế website dạy học nhằm hỗ trợ dạy học chứ chưa đề cập đến việc xây dựng website theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh ở trên lớp.

Ngày nay, trên thế giới đã có rất nhiều trang web tích hợp rất nhiều các nội dung phong phú hỗ trợ tốt cho quá trình dạy học vật lí như: http://cpepweb.org/ http://www.upscale.utoronto.ca/ http://www.physics.nad.ru/

Các website trên truy cập rất đơn giản, cung cấp kiến thức đa dạng và phong phú về các lĩnh vực Vật lý học như: các hình vẽ, đồ thị, hình ảnh động, các video clips , nhưng muốn tham khảo được cần phải có kiến thức nhất định về ngoại ngữ Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định: Dạy học với sự hỗ trợ của website đã góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh và giải quyết tốt các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học như truyền thụ tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập, tự kiểm tra đánh giá,

Tuy nhiên ngoài các công trình nghiên cứu trên thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế website dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh phần Cơ họcVật lý 10 NC THPT.

Mục tiêu nghiên cứu

+ Website dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT.+ Đề xuất quy trình sử dụng website dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT.

Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được website dạy học và sử dụng để dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC theo hướng nghiên cứu của đề tài thì sẽ nâng cao năng lực tự học của học sinh và đồng thời sẽ NC chất lượng dạy học phần Cơ học.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc thiết kế và sử dụng website dạy học hỗ trợ tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.

- Nghiên cứu sử dụng phần mềm mã nguồn mở Joomla để thiết kế website dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh.

- Nghiên cứu cách thức sử dụng website hỗ trợ dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC.

Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Chỉ thị của Bộ GD-ĐT.

+ Nghiên cứu sách, báo, tạp chí chuyên ngành.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học vật lý.

+ Nghiên cứu các luận văn có liên quan đến đề tài.

+ Nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, phân dạng bài tập phần Cơ học Vật lý

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng CNTT ở trường phổ thông (đặc biệt là việc sử dụng website dạy học).

+ Nghiên cứu một số website dạy học, một số bài giảng điện tử đã có trên mạng.

+ Nghiên cứu thiết kế website dạy học.

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Tiến hành giảng dạy một số tiết trong phần Cơ học Vật lý 10 NC với sự hỗ trợ của website dạy học tại một số trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng.

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh sau khi đã tổ chức dạy học có với sự hỗ trợ của website dạy học.

8.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày, so sánh kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê kết quả học tập của các nhóm đối chứng và thực nghiệm.

Cấu trúc luận văn

Chương 1 Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng nâng cao năng lực tự học trong dạy học với sự hỗ trợ của Website dạy học

Chương 2 Nghiên cứu xây dựng và sử dụng website vào quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng nâng cao năng lực tự học phần Cơ học VL10 nâng cao

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE

Hoạt động nhận thức

1.1.1 Khái niệm hoạt động nhận thức

Hoạt động nhận thức (HĐNT) là hoạt động tích cực của chủ thể phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó [32] HĐNT đi từ cái chưa biết đến cái đã biết, từ thuộc tính bên ngoài: cảm tính, trực quan, riêng rẽ đến đối tượng trọn vẹn, ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó, sau đến các thuộc tính bên trong, có tính quy luật ngày càng đi sâu vào bản chất của cả một lớp đối tượng, hiện tượng và cuối cùng từ đó trở về thực tiễn, thông qua các quá trình tâm lí như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ

1.1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

Nét đặc thù của hoạt động dạy học (DH) là: HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình DH HS không chỉ tiếp thu những kiến thức từ người dạy mà phải thông qua hoạt động tự lực để chiếm lĩnh nó và biến đổi bản thân Vì vậy, DH không còn là truyền thông tin từ thầy sang trò, thầy không còn là người truyền thông tin mà phải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của HS.

Có thể hình dung diễn biến chính về hoạt động của GV và HS trong một tiết học theo hướng tổ chức HĐNT của HS như sau:

- Ban đầu, GV tổ chức tình huống học tập bằng cách đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho HS HS hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, trong quá trình giải quyết nhiệm vụ

HS sẽ gặp khó khăn và nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết Những khó khăn ban đầu của HS được GV gợi ý để các vấn đề được diễn đạt một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu và các nội dung cụ thể đã xác định.

- Trong quá trình HĐNT, GV theo dõi, định hướng, chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của HS và có những gợi ý cần thiết; HS chủ động tìm tòi GQVĐ đặt ra theo một tiến trình hợp lí.

- Sau cùng, GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận về kết quả của HS đối với những nhiệm vụ đã được đặt ra, bổ sung, tổng kết, khái quát hoá, chuẩn hoá kiến thức, kiểm tra kết quả, nhận xét, đánh giá.

Như vậy, nét đặc trưng của hoạt động dạy là: tổ chức tình huống học tập; kiểm tra định hướng hành động học độc lập tự chủ sáng tạo, trao đổi, tranh luận của HS; bổ sung, chính xác hóa, khái quát hóa, chuẩn hóa tri thức Và nét đặc trưng của hoạt động học là: ý thức được vấn đề cần giải quyết; độc lập suy nghĩ kết hợp với ghi nhận thông báo có kiểm tra phê phán để xác định giải pháp; tự chủ hành động giải quyết nhiệm vụ học, kết hợp với trao đổi, tranh luận để xây dựng được tri thức.

1.1.3 Phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

Việc xác định các phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong thiết kế bài học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học Các hình thức tổ chức hoạt động nhận thức khác nhau ở chỗ giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau Trong dạy học vật lý có các phương pháp dạy học thường dùng nhằm phát huy tính tính cực, tự lực của học sinh: phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp tương tự,

Trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, GV có thể lựa chọn nhiều phương pháp dạy học khác nhau Tuy nhiên, mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của HS giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kĩ năng, thái độ Không có một phương pháp nào là vạn năng, chính vì vậy trong một bài dạy học phải có sự phối hợp các phương pháp dạy học với nhau sao cho có thể phát huy được mặt tích cực của từng phương pháp.

Năng lực tự học

Theo tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 đã đưa ra khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.

Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy”.

Như vậy, có thể nói tự học là quá trình học sinh tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình nhằm hướng tới những mục đích nhất định Hay cũng có thể định nghĩa tự học là hoạt động tự lực của HS để chiếm lĩnh tri thức khoa học đã được qui định thành kiến thức học tập trong chương trình và SGK.

1.2.1.2 Các hình thức tự học

- Tự học hoàn toàn không có sự hỗ trợ của GV: Đây là hình thức HS tự học thông qua các tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác… Với hình thức này HS gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình, ngoài ra do thiếu sự hỗ trợ và định hướng của GV nên quá trình này dễ tạo ra những lỗ hổng kiến thức mà bản thân HS không thể nào điều chỉnh được.

- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: Đây là hình thức HS tự học trong một giai đoạn nào đó của quá trình học tập, thông thường là ở khâu vận dụng kiến thức Với hình thức này người GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập của HS

- Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): Đây là hình thức tự học mà HS được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Với hình thức tự học này, HS gặp nhiều khó khăn là không đánh giá được kết quả học tập của mình, cũng như thiếu sự hỗ trợ của GV khi HS gặp các vấn đề khúc mắc trong bài học

- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Đây là hình thức HS sử dụng tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính) Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn tương tự như nhiều hình thức khác là không thể trao đổi với GV khi gặp những trở ngại về mặt kiến thức cũng như phương pháp luận của bài học.

- Tự học với sự hướng dẫn của GV: Đây là hình thức tự học với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV thông qua các phương tiện học tập như tài liệu tự học có hướng dẫn, tài liệu tra cứu, giáo án điện tử, Với hình thức này, GV thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS sau quá trình tự học và giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của HS khi cần thiết

1.2.1.3 Vai trò của tự học

Tự học được coi là phương châm cơ bản, là mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam nhằm hướng đến xây dựng một xã hội học tập Chính vì vậy, tự học có vai trò quan trọng trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay.

- Tự học có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức, nâng cao chất lượng học tập

Khi tham gia vào quá trình tự học, người học phải tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu của bản thân Thông qua các hoạt động này, người học sẽ rèn luyện được khả năng tư duy, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của các vấn đề học tập.

- Tự học góp phần giáo dục, hình thành nhân cách cho HS

Hoạt động tự học sẽ giúp HS rèn luyện thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập cũng như trong công việc Bên cạnh đó, tự học thúc đẩy sự ham hiểu biết, ham học hỏi và khát khao vươn tới đỉnh cao khoa học của HS, giúp HS sống có hoài bão, ước mơ.

- Tự học có vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi người

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo là sự ra đời của các phát kiến vĩ đại, con người đứng trước thách thức phải hoàn thiện bản thân để có thể áp dụng được các thành tựu của khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào trong cuộc sống, cũng như trong công việc Nếu có kĩ năng tự học tốt thì người học sẽ tận dụng được những thành tựu đó phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung và bản thân mỗi người nói riêng Chính vì vậy, tự học có vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi người.

1.2.1.4 Chu trình tự học của học sinh

Chu trình tự học có thể diễn ra theo 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tự tìm tòi, phát hiện

Thông qua các hoạt động tìm tòi, quan sát và mô tả, người học phát hiện vấn đề.

- Giai đoạn 2: Tự tìm ra kiến thức

Từ vấn đề phát hiện ở giai đoạn 1, người học sẽ có các định hướng giải quyết vấn đề và tìm ra kiến thức mới (kiến thức mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu của cá nhân người học

- Giai đoạn 3: Tự thể hiện

Thông qua quá trình tự học, hợp tác, trao đổi với bạn học và GV, người học tạo ra sản phẩm mang tính xã hội của cộng đồng lớp học

- Giai đoạn 4: Tự kiểm tra, điều chỉnh

Sau quá trình trao đổi với bạn học và GV để thống nhất tạo ra sản phẩm mang tính xã hội, người học tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm ban đầu của mình và tự sửa sai, điều chỉnh cho phù hợp.

1.2.2 Năng lực tự học của HS THPT

1.2.2.1 Khái niệm năng lực tự học

Website dạy học

1.3.1 Khái niệm website dạy học

Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet - tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks).

Có thể chia website làm 2 loại:

+ Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên website Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl, , quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL,

+ Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website Dạng website này đòi hỏi phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như FrontPage, Dreamwaver, ) khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này.

Website dạy học là một phương tiện DH (dưới dạng phần mềm trên máy tính) được tạo ra bởi các siêu văn bản Các siêu văn bản chứa đựng tài liệu dưới dạng điện tử như: BGĐT, kiến thức cơ bản, ôn tập, kiểm tra, ảnh tĩnh, ảnh động, video,…Các tài liệu này được trình bày trên các siêu văn bản dưới dạng các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình tĩnh, hình động…) Website dạy học sẽ hỗ trợ cho GV, HS, các nhà quản lí trong các hoạt động DH, tham khảo, đào tạo, quản lí,…Website DH còn là một phương tiện hữu hiệu để phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau trên mạng máy tính

Website DH vật lý là một phương tiện DH vật lý Đó là một tập hợp các siêu văn bản chứa đựng các TLĐT hỗ trợ cho việc DH vật lý dưới dạng các công cụ tiện ích và siêu giao diện TLĐT trong website mang nội dung thông tin hỗ trợ cho các hoạt động DH vật lý như: hình thành, củng cố, ôn tập, kiểm tra tri thức vật lý, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy vật lý, giáo dục lòng say mê nghiên cứu khoa học Website DH vật lý bao gồm: các trang web chứa đựng những nội dung thông tin khác nhau hỗ trợ cho các khâu trong QTDH vật ly như: trang web hình thành tri thức vật lí, kĩ năng nhận thức mới; trang web hỗ trợ ôn tập, kiểm tra, đánh giá tri thức; trang web cung cấp những kiến thức vật lý cơ bản, kiến thức vật lý nâng cao; trang web cung cấp những kiến thức vật lý liên quan đến đời sống; ….

1.3.2.Vai trò của website trong việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh

Website hỗ trợ dạy học vật lý bao gồm tập hợp các trang Web chứa đựng những nội dung thông tin khác nhau, hỗ trợ cho các khâu trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý Khi áp dụng, website sẽ phát huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức ở từng khâu trong DH vật lý cụ thể website hỗ trợ trong các giai đoạn của dạy học nêu và giải quyết vấn đề và hỗ trợ trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS như sau:

+ Hỗ trợ trong giai đoạn đề xuất vấn đề

Có thể sử dụng các tranh ảnh, thí nghiệm: thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, được tích hợp trong website hoặc các hiệu ứng của một trangPowerPoint để tóm tắt kiến thức, nêu câu hỏi kiểm tra trình độ xuất phát của HS.Sau đó, nêu các hiện tượng, câu hỏi để HS giải thích hoặc dùng hình ảnh để mô phỏng một quá trình, hiện tượng mới dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề Đồng thời, cũng có thể sử dụng các video clip vật lý nhằm tạo không khí học tập, phát huy tính tích cực nhận thức của HS Lưu ý khi sử dụng website vào mục đích này cần phải trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sát với vấn đề nhận thức để HS dễ dàng phát hiện tình huống có vấn đề Từ đó, xuất hiện nhu cầu nhận thức mới, dẫn dắt HS vào bài học một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả

+ Hỗ trợ trong giai đoạn nghiên cứu giải quyết vấn đề

Ngoài khả năng tích hợp và liên kết sẵn có của website, cũng có thể sử dụng chức năng của các phần mềm mà ta tích hợp hoặc liên kết tới Website có khả năng thực hiện rất hiệu quả chức năng hình thành tri thức, kỹ năng mới Các phần mềm mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng, quá trình vật lí, các thí nghiệm,… vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện xây dựng tri thức Việc sử dụng phối hợp các hình ảnh tĩnh, động giúp người học có cái nhìn trực quan, dễ ghi nhớ về vấn đề nghiên cứu Việc mô phỏng, minh hoạ có thể làm nổi bật mối quan hệ giữa sự kiện đang khảo sát với các quan niệm và hiện tượng đã biết Từ đó dẫn dắt tư duy

HS theo hướng khái quát hóa để xây dựng tri thức mới.

+ Hỗ trợ trong giai đoạn củng cố và vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Nhờ khả năng liên kết và cấu trúc rõ ràng, website hỗ trợ dạy học có khả năng đảm nhiệm rất lớn trong hoạt động này HS có thể tự ôn tập với các chương trình đã thiết kế trên website, ôn tập theo yêu cầu của GV Mặt khác, với chức năng tìm kiếm thông tin theo chủ đề, thông qua một bố cục rõ ràng, khoa học, website giúp

HS có thể lựa chọn chủ đề cần thiết để ôn tập một cách nhanh chóng, hiệu quả.

+ Hỗ trợ trong hoạt động tổng kết, hệ thống hoá tri thức một cách lôgic

Sử dụng website để thực hiện nhiệm vụ này có nhiều thuận lợi Có thể dùng các phần mềm để xây dựng chương trình tổng kết, hệ thống hoá tri thức theo từng module chương trình Có thể điều khiển tiến trình tổng kết, hệ thống hoá một cách có hệ thống đảm bảo tính lôgic cao của nội dung Với phần mềm ôn tập, HS có thể chọn nội dung ôn tập với số lần thích hợp không hạn chế, dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung cần ôn tập.

+ Cung cấp và bổ sung kiến thức

Website có khả năng cung cấp một khối lượng nội dung thông tin phong phú và đa dạng như: kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kiến thức thực tế, các thuật ngữ vật lý, ảnh tĩnh, video vật lý,… Đồng thời, với khả năng liên kết và tìm kiếm, website thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin, giúp người truy cập tìm kiếm, tra cứu và sao lưu thông tin một cách nhanh chóng Với chức năng này, nếu người thiết kế biết lựa chọn nội dung thông tin phù hợp kết hợp hình thức sinh động, hấp dẫn để đưa vào website sẽ giúp người học yêu thích môn học, kích thích lòng say mê nghiên cứu khoa học, tích cực hóa trong quá trình nhận thức.

+ Hỗ trợ trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng Đối với hoạt động kiểm tra, website cũng có nhiều ưu điểm Việc xử lí kết quả kiểm tra trên một phần mềm trắc nghiệm kèm theo website hoặc ngay trên web là hết sức nhanh chóng, khách quan và chính xác Nhờ đó đem lại thông tin phản hồi kịp thời, qua đó giúp HS tự đánh giá khả năng của mình; GV cũng có thể đánh giá năng lực học tập của từng HS, từ đó chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động DH phù hợp với năng lực thực tế.

Thực trạng việc sử dụng website dạy học theo hướng nâng cao năng lực tự học cho HS THPT

Qua kết quả điều tra, quan sát và trao đổi 35 GV bộ môn Vật lý các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Hòa Vang, Thanh Khê, Phan Thành Tài, Ngô Quyền), chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Bảng 1.1 Kết quả điều tra đối với GV

Câu hỏi Các phương án trả lời SL TL

% Câu 1 Thầy (cô) có nhu cầu sử dụng internet để phục vụ việc dạy học không?

Có nhu cầu thường xuyên 23 65,7

Có nhu cầu nhưng không thường xuyên 11 31,4

Câu 2 Thầy (cô) thường truy cập Internet nhằm mục đích nào sau đây? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Giải trí, đọc tin tức (nghe nhạc, xem phim, đọc báo,…) 33 94,3

Tìm tài liệu (dạy học, nâng cao kiến thức) 24 68,6

Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin dạy học 14 40,0

Tạo blog hoặc website riêng 2 5,7 Chia sẻ, phổ biến thông tin mình có cho mọi người 5 14,3

Câu 3 Thầy (cô) có nhu cầu tạo website riêng để phục vụ việc dạy học không? Đã tạo website riêng và thấy được tiện ích của nó 3 8,6

Rất có nhu cầu nhưng không có khả năng 28 80,0

Có cũng được không có cũng được 2 5,7

Câu 4 Nếu vào mạng tìm Phương pháp giảng dạy, học tập 5 14,3 kiếm tài liệu thầy (cô) thường tìm kiếm loại tài liệu nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Kiến thức môn học, chuyên ngành 30 85,7 Phim, hình ảnh, thí nghiệm minh họa 33 94,3

Chuyện kể danh nhân 18 51,4 Đề thi, kiểm tra, bài tập 34 97,1

Phần mềm hỗ trợ dạy học 26 74,3

Câu 5 Những trở ngại nào thầy (cô) gặp trong quá trình dạy học có sử dụng thiết bị tích hợp đa phương tiện? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ 5 14,3

Tốn nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng 29 82,9

Thiếu tư liệu tạo bài giảng 25 71,4 Khả năng tin học chưa đáp ứng được 10 28,6

Học sinh chưa quen với phương pháp dạy học có sử dụng CNTT 4 11,4

Câu 6 Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các website trong quá trình dạy học trên lớp không?

Câu 7 Thầy (cô) có thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS hay không?

Có nhưng không thường xuyên 22 62,9

Câu 8 Thầy (cô) yêu cầu HS chuẩn bị bài mới như thế nào?

Yêu cầu HS đọc SGK, tóm tắt nội dung chính của bài học 8 22,9

Giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu

HS đọc SGK để hoàn thành nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu

HS đọc SGK kết hợp với tìm kiếm tài liệu trên Internet để hoàn thành nhiệm vụ

Câu 9 Thầy (cô) đã rèn luyện Thường xuyên 17 48,6 cho HS khả năng tự làm việc với tài liệu học tập với mức độ nào?

Rất ít khi thực hiện 2 5,7

Câu 10 Với kinh nghiệm dạy học của mình, theo thầy (cô) việc sử dụng website vào quá trình tự học trên lớp của HS có những thuận lợi nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Tiết học trở nên hấp dẫn, sinh động 25 71,4

Phát huy được tính tích cực, chủ động của HS 29 82,9

Dễ dàng kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của HS 27 77,1

Rèn luyện cho HS một số năng lực tự học như sử dụng công nghệ thông tin, hệ thống hóa tri thức một cách logic,…

Qua điều tra một số GV, chúng tôi nhận thấy rằng đa số GV đều đánh giá cao việc sử dụng website vào quá trình tự học của HS trên lớp Tuy nhiên, do trình độ tin học hạn chế mà nhiều GV dù rất có nhu cầu sử dụng website trong DH (28GV - 80%) nhưng không thể tạo được website riêng phục vụ cho việc DH của bản thân. Bên cạnh đó, trong các giờ học GV cũng thường xuyên giao nhiệm vụ cho HS trong quá trình chuẩn bị bài mới (25GV – 71,4%) và thường xuyên cho HS rèn luyện kỹ năng tự làm việc với tài liệu (17GV – 48,6%).

Bảng 1.1 cho thấy hầu hết GV đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng website trong quá trình tổ chức các hoạt động tự học của HS trong DH ở trường phổ thông Kết quả điều tra cho thấy, có đến 34GV (97,1%) được điều tra đều có nhu cầu sử dụng Internet để phục vụ quá trình DH Như vậy, có thể thấy nhu cầu sử dụng Internet là khá lớn đối với GV THPT Đây là thuận lợi để việc vận dụng website vào QTDH đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, thực tế điều tra cũng cho thấy khá nhiều GV (33GV - 94,3%) có nhu cầu giải trí trên Internet nhưng có khá ít

GV có thể tạo blog hoặc website riêng (2GV – 5,7%)

Trong QTDH, mặc dù nhiều GV đã chú trọng đến việc giao nhiệm vụ học tập để HS tự lực nghiên cứu, tìm kiếm kết quả (21GV - 60%), nhưng rất ít GV cho HS nghiên cứu thêm tài liệu tham khải cũng như tài liệu Internet (4GV – 11,4%)

Như vậy, việc sử dụng website trong việc nâng cao năng lực tự học vẫn còn chưa được đánh giá đúng mức bởi hầu hết các GV mặc dù khá nhiều GV đã thấy được những ưu điểm của website DH.

- Hầu hết GV đều nhận thức được những thuận lợi của việc sử dụng website trong việc nâng cao năng lực tự học của HS trong DH ở trường phổ thông như rèn luyện một số năng lực tự học, dễ dàng kiểm tra đánh giá, phát huy tính tích cực chủ động của HS.

- Hầu hết các trường phổ thông hiện nay đều được trang bị máy vi tính kết nối mạng Internet, máy chiếu,… Ngoài ra, các trường đều đã xây dựng được các website riêng để cung cấp thông tin, tư liệu cho GV.

- Trong những năm gần đây, Ngành Giáo dục rất quan tâm đến việc sử dụng CNTT trong DH và thường xuyên có những buổi tập huấn về sử dụng các phần mềm DH, thiết kế bài giảng E-learning, vận dụng CNTT trong DH,…

- GV vẫn còn ngại việc sử dụng website vào quá trình DH trên lớp vì tốn thời gian chuẩn bị (29GV – 82,9%), thiếu tư liệu bài giảng (25GV – 71,4%).

- Do thời gian của một tiết học khá ngắn mà lượng kiến thức cần truyền đạt là khá lớn, nên nhiều GV chỉ chú trọng đến việc cung cấp kiến thức cho HS quan tâm đến việc để HS tự suy nghĩ, xây dựng, lập luận tìm ra kiến thức mới

Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra nhu cầu sử dụng website trong quá trình tự học của 286 HS trường THPT Hòa Vang, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Bảng 1.2 Kết quả điều tra đối với HS

Câu hỏi Các phương án trả lời SL TL

% Câu 1 Các em có nhu cầu sử dụng internet không?

Có nhu cầu thường xuyên 258 90,2

Có nhu cầu nhưng không thường xuyên 27 9,4

Câu 2 Các em thường truy cập Internet nhằm mục đích nào sau đây? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Giải trí, đọc tin tức (nghe nhạc, xem phim, đọc báo,…) 286 100

Tìm tài liệu (học tập, nâng cao kiến thức) 242 84,6

Trao đổi thông tin học tập với bạn bè 74 25,9

Tạo blog hoặc website riêng 275 96,2 Chia sẻ, phổ biến thông tin mình có cho mọi người 10 3,5

Thi, kiểm tra trực tuyến 279 97,6

Câu 3 Ở trường, các em thích thầy (cô) sử dụng các hình thức dạy học nào?

Công cụ là phấn- bảng và đọc trong sách giáo khoa 5 1,7

Sử dụng bài giảng điện tử dạy tại lớp 28 9,8

Sử dụng phòng Hi-Class và bài giảng điện tử 25 8,7

Kết hợp dạy học trên lớp với mạng Internet 228 79,7

Câu 4 Nếu truy cập vào website dạy học trên Internet, em thường để ý đến những nội dung nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Các hình ảnh, đoạn phim liên quan đến kiến thức đang học 177 61,9

Thi và kiểm tra trực tuyến 281 98,3 Các diễn đàn trao đổi học tập 215 75,2

Câu 5 Những khó khăn khi các em học trên lớp hiện nay là? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Thầy (cô) giáo không có thời gian quan tâm đến từng học sinh 124 43,4 Nội dung kiến thức nhiều trong khi thời gian một tiết học ít 285 99,7 Không được học các thầy (cô) giáo giỏi và mình yêu thích 29 10,1 Bài giảng của các thầy (cô) chỉ được học trên lớp, về nhà không

Không có cơ hội trao đổi nhiều với các bạn trong lớp về nội dung bài học

Câu 6 Khi được giáo viên giao các nhiệm vụ học tập, em thường làm gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao? Đọc SGK để tìm kiếm thông tin 94 32,9 Truy cập Internet để tìm kiếm thông tin 84 29,4

Kết hợp SGK và Internet để tìm kiếm thông tin và giải đáp thắc mắc

Trao đổi với bạn học, kết hợp SGK, tài liệu tham khảo và các tài liệu từ Internet

Kết luận chương 1

Qua phân tích các khái niệm về HĐNT cũng như các khái niệm cơ bản về tự học, chúng tôi nhận thấy: việc tổ chức HĐNT theo hướng nâng cao năng lực tự học cho HS đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện một số năng lực tự học như năng lực tìm tòi, phát hiện vấn đền; năng lực GQVĐ; của HS Điều này sẽ giúp đảm bảo sự thành công trong tương lai của mỗi HS trong thời đại hiện nay

Qua phân tích khái niệm, công dụng và môi trường làm việc của website, kết quả cho thấy rằng công cụ Web hoàn toàn phù hợp để xây dựng chương trình hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực tự học cho HS

Phân tích cơ sở lí luận cho thấy việc sử dụng website như một phần mềm hỗ trợ cho QTDH nói chung, DH vật lý nói riêng là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với cơ sở LLDH hiện đại Thực tế đã chứng tỏ tính ưu việt của website trong việc hỗ trợ hoạt động DH nói chung và tự học nói riêng Nó đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và thực hiện đầy đủ các khâu của QTDH, từ khâu kiểm tra điều kiện xuất phát, hình thành tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho đến khâu kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của HS Website bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích đã tạo ra môi trường DH khá lý tưởng với đặc tính tương tác mạnh, với các luồng thông tin thuận nghịch được đảm bảo liên thông ở mức độ cao, giúp HS làm quen với việc khai thác nguồn thông tin bên ngoài SGK, phù hợp với việc triển khai vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng nâng cao năng lực tự học cho HS ở trường phổ thông.

Phân tích thực trạng việc sử dụng Internet, cũng như quá trình DH ở trường phổ thông đã cho thấy việc sử dụng website DH theo hướng nâng cao năng lực tự học là một nhu cầu cấp thiết không chỉ của GV mà còn đối với HS, nhất là trong thời đại CNTT hiện nay Tuy nhiên, một hạn chế có thể thấy rõ là việc thiết kế các website DH yêu cầu các GV phải có một trình độ tin học khá cao Chính vì vậy,việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở Joomla trong việc thiết kế website DH là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục hạn chế trên bởi giao diện thân thiện và dễ sử dụng của phần mềm này.

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE VÀO QUÁTRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH THEOHƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ 10

Nghiên cứu cấu trúc phần Cơ học Vật lý 10 NC

2.1.1 Đặc điểm chung phần Cơ học Vật lý 10 NC

- Vị trí: Phần Cơ học là phần đầu tiên trong chương trình Vật lý lớp 10, đây cũng là phần đầu tiên trong chương trình Vật lý THPT

- Vai trò: Phần Cơ học trong chương trình Vật lý 10 là một phần kiến thức hết sức cơ bản, có vai trò tạo dựng nền tảng cho tư duy vật lý của học sinh Việc nghiên cứu các khái niệm, đại lượng, định luật vật lý, các phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề khi gặp một hiện tượng vật lý nào đó sẽ dần dần hình thành trong tư duy của học sinh như một phương pháp luận trong quá trình học tập

- Đặc điểm các chương trong phần Cơ học Vật lý 10 NC

+ Chương “Động học chất điểm” có nhiệm vụ nghiên cứu về các chuyển động đơn giản nhất trong tự nhiên (chuyển động cơ học) Trong đó người ta nghiên cứu cách xác định vị trí của các vật trong không gian tại những thời điểm khác nhau và mô tả tính chất chuyển động của các vật bằng các phương trình toán học, nhưng chưa xét đến nguyên nhân chuyển động Trong chương này nghiên cứu chuyển động không xét đến nguyên nhân gây ra chuyển động Ở chương này đề cập đến các khái niệm liên quan đến chuyển động như chất điểm, quỹ đạo, độ dời, hệ quy chiếu; các đại lượng đặc trưng cho chuyển động như thời gian, quãng đường, vận tốc, gia tốc; các dạng chuyển động đơn giản như chuyển động thẳng gồm có chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động tròn và chuyển động của vật bị ném và nghiên cứu một đặc điểm của chuyển động là tính tương đối của chuyển động.

+ Chương “Động lực học chất điểm” có nhiệm vụ nghiên cứu chuyển động và các nguyên nhân thay đổi trạng thái chuyển động của vật Nội dung cơ bản của chương động lực học là các định luật Newton, định luật vạn vật hấp dẫn, định luậtHúc, các khái niệm cơ bản: lực, khối lượng, quán tính, và các định luật riêng cho từng loại lực trong cơ học Một số loại lực cơ học như lực ma sát, lực đàn hồi, trọng lực Hệ quy chiếu phi quán tính, lực quán tính cũng được đề cập trong chương này.

Sử dụng định luật II Newton giải các bài toán liên quan đến chuyển động tròn, chuyển động vật trên mặt phẳng ngang, chuyển động vật trên mặt phẳng nghiêng. + Chương “Tĩnh học vật rắn” có nhiệm vụ khảo sát trạng thái cân bằng và chuyển động của các vật rắn không còn đơn giản như xét với chất điểm Vẫn trên cơ sở phương pháp động lực học ở chương II, nhưng khi biểu diễn lực tác dụng lên vật rắn, học sinh cần chú ý tới điểm đặt và giá của lực Mặt khác trong chương này, học sinh phải làm quen với khái niệm mômen lực và chuyển động quay của vật quanh một trục dưới tác dụng của mômen lực Ngoài ra, khi xét đến vật rắn chuyển động tịnh tiến, giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ sự tương tự như khảo sát chuyển động của chất điểm.

+ Chương “Các định luật bảo toàn” có nhiệm vụ cung cấp các khái niệm: động lượng, công, công suất, năng lượng, động năng, thế năng, cơ năng; các định luật bào toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng Trong chương này, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng vượt qua phạm vi của một định luật vật lý thông thường mà nó đóng vai trò phương pháp luận Thông qua việc khảo sát chuyển động của các vật dưới tác dụng của các lực bảo toàn, vật dưới tác dụng của các lực không phải lực bảo toàn, bài toán va chạm đàn hồi, va chạm mềm, giáo viên cần làm rõ vai trò của định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, từ đó hình thành cho học sinh phương pháp tư duy theo quan điểm này.

+ Chương “Cơ học chất lưu” gồm các kiến thức cơ bản: Định luật Bernoulli, nguyên lý Pascal, các khái niệm áp suất thủy tĩnh, áp suất động, đường dòng, ống dòng Nhiệm vụ của chương này là HS cần hiểu các khái niệm cơ bản về áp suất thủy tĩnh, chất lỏng lý tưởng,… Đồng thời, HS phải biết vận dụng nguyên lý Pascal để giải thích hoạt động của máy nén thủy lực, vận dụng định luật Bernoulli để giải thích nguyên tắc hoạt động của một số dụng cụ như máy phun sơn, bộ chế hòa khí….

2.1.2 Sơ đồ cấu trúc phần Cơ học Vật lý 10 NC

Xây dựng website hỗ trợ tổ chức hoạt động nhận thức và nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC

Về bản chất website là một phần mềm được cài trên máy tính để hỗ trợ cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Vì thế nó phải đảm bảo yêu cầu của một phần mềm dạy học (hàm chứa những tri thức chuyên gia của hai lĩnh vực giáo dục và tin học) Do đó nguyên tắc thiết kế website phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Về mặt khoa học, được thể hiện ở tính chính xác Các nội dung được đưa vào website phải rõ ràng, chính xác, có nguồn gốc từ những tài liệu khoa học được công nhận, đáp ứng tính đa dạng phong phú, phù hợp với chương trình đào tạo, kiến thức và khả năng tiếp thu của HS Các thuật ngữ khoa học, định nghĩa, khái niệm phải chính xác và nhất quán với SGK hiện hành; các nội dung trong website phải nhằm thực hiện mục tiêu DH đề ra.

- Về mặt lí luận DH, phải thực hiện được các chức năng lí luận DH mà website đảm nhận; phải thực hiện đầy đủ các khâu của QTDH, từ củng cố trình độ xuất phát cho HS; hình thành kiến thức và kỹ năng mới; ôn luyện và vận dụng tri thức; tổng kết hệ thống hoá kiến thức đến kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức và kỹ năng của HS Có sự phối hợp giữa lí thuyết, thực tiễn và các PPDH có sự hỗ trợ

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc phần Cơ học Vật lý 10 Nâng cao của website Tính chuẩn mực trong website cho phép GV chủ động về kiến thức và cách thức tổ chức lớp học Các bài giảng điện tử trong website phải đảm bảo được tiến trình của một giờ học.

- Về mặt sư phạm, phải thể hiện tính ưu việt so với PPDH truyền thống, đó là khai thác triệt để khả năng hỗ trợ, trình diễn các thông tin multimedia, trực quan hoá các hiện tượng, mô hình phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng sáng tạo của HS Các tài liệu trong website ngoài việc giúp HS lĩnh hội và khắc sâu kiến thức còn rèn luyện khả năng vận dụng, mở rộng nội dung kiến thức đã học và đi sâu vào bản chất vấn đề cần nghiên cứu Việc sử dụng các hiệu ứng, các hình ảnh động, phim ảnh, màu sắc phải được cân nhắc kĩ lưỡng và tuân theo những nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học.

- Về mặt kĩ thuật, website phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Cấu trúc website chặt chẽ, các đối tượng phải được sắp xếp một cách hợp lí phù hợp với tiến trình của một giờ học, có hệ thống liên kết, điều hướng và chỉ dẫn rõ ràng để đảm bảo các site được liên kết với nhau và không có site cuối cùng. Trong một trang phải có ít nhất một liên kết, nếu không có các kết nối tới trang chủ hoặc các trang phụ khác sẽ làm cho người sử dụng không thể truy cập được những phần còn lại của website

+ Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu, khi thiết kế một phần mềm nói chung, website nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là rất quan trọng.

Dữ liệu đó phải được cập nhật thuận lợi, yêu cầu kích thước tối thiểu, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng khác Đối với website thì cấu trúc dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai như: thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các hình ảnh, video clip; thư viện các tài liệu giáo khoa,

+ Đảm bảo khả năng tương tác, truy cập thông tin nhanh chóng, thuận tiện và thể hiện được tính mở Website cho phép truy cập trực tiếp nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng càng ít bước càng tốt Đối với các website sử dụng trên mạng Internet thì vấn đề về băng thông và dung lượng các trang web gây trở ngại cho người sử dụng về mặt thời gian truy cập mạng, nhưng đối với mạng cục bộ (LAN) của nhà trường thì dung lượng không đáng lo ngại, vì vậy nên dùng nhiều tính năng đa phương tiện khi thiết kế website.

+ Cuối cùng là vấn đề bảo mật thông tin và phát triển website Xây dựng website và việc ứng dụng nó vào trong QTDH cần phải được xác định rõ các loại thông tin, mức độ quan trọng để phân quyền truy cập sử dụng, bảo vệ và bảo mật.

Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển của website cần phải lựa chọn phần mềm thiết kế ổn định và có khả năng thích ứng cao đối với các thế hệ máy tính và các hệ điều hành.

- Về mặt mỹ thuật do xu hướng xây dựng các phần mềm hiện nay là chương trình phải có giao diện hết sức thân thiện đối với mọi người theo nghĩa dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ sử dụng Vì vậy, trên giao diện của một trang web tránh sử dụng quá nhiều phím chức năng, giao tiếp với máy tính qua nhiều Menu, hộp thoại, sử dụng màu sắc, độ tương phản không phù hợp với tâm lý thị giác Nếu vấp phải một trong những trường hợp trên sẽ là những cản trở lớn đối với người sử dụng website.

Ngoài ra, Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm Vì thế, ngoài yêu cầu về tính chính xác của nội dung thông tin, cần phải thể hiện thông tin một cách rõ ràng và nhất quán Các thông tin dưới dạng văn bản phải thể hiện nổi bật nội dung cơ bản thông qua những định dạng font chữ, màu chữ Đối với các thông tin dưới dạng đồ họa (hình ảnh, video ) cần phải sắc nét, rõ ràng, màu sắc nhất quán và sinh động.

2.2.2.1 Xác định mục tiêu của website

Khi làm bất cứ vấn đề gì chúng ta đều phải đặt mục tiêu Mục tiêu có thể được đưa ra một cách rất đơn giản và cụ thể Nói cách khác, website là một bộ mặt mô tả về những gì chúng ta có cho nên việc xác định mục tiêu cho thiết kế website là rất quan trọng

Trước tiên cần có một tuyên bố khái quát ngắn và rõ ràng cho các mục tiêu của website, điều sẽ giúp đỡ rất nhiều cho công việc thiết kế Nó là điểm xuất phát để chúng ta mở rộng đến các mục tiêu chính, và cũng là một công cụ hữu hiệu để đánh giá sự thành công của một website Xây dựng một website là cả một quá trình liên tục, nó không đơn thuần chỉ là một dự án duy nhất, một lần với các thông tin tĩnh Việc biên tập, quản lý và duy trì kỹ thuật dài hạn nhất định phải bao trùm lên kế hoạch xây dựng website. Đối với website dạy học nói riêng, để xác định các mục tiêu, người thiết kế cần suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: Với sự hỗ trợ của website, làm thế nào để tạo tiền đề xuất phát, kích thích hứng thú học tập cho HS? Bằng con đường nào để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng trong bài học? Nội dung kiến thức nào cần nhấn mạnh khi xây dựng kiến thức mới? Phương thức nào giúp củng cố, ôn tập? Bằng cách nào để kiểm tra, đánh giá? Các mục tiêu mà người thiết kế cần hướng tới gồm 3 mục tiêu chính sau: mục tiêu dạy học; mục tiêu kĩ thuật và mục tiêu về nội dung kiến thức cần được trình bày trong website.

Sử dụng website vào việc dạy học phần Cơ học Vật lý 10 NC theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh

Cơ cấu tổ chức thông tin trong website DH đã thể hiện được tính chặt chẽ và hợp lí, tuân theo những nguyên tắc thiết kế website DH Việc phân đoạn và tổ chức thông tin trong các site đã bám sát với nội dung, chương trình SGK, phù hợp với kiến thức và kỹ năng sẵn có của người học Các trang tin đã truyền tải được lượng kiến thức đa dạng đảm bảo tính sư phạm và chính xác về mặt khoa học.

2.3 Sử dụng website vào việc dạy học phần Cơ học – VL10NC theo hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh

Website DH phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC là phương tiện góp phần nâng cao năng lực tự học của HS đồng thời nâng cao chất lượng DH vật lý ở trường phổ thông Các nội dung được trình bày hết sức ngắn gọn, súc tích và khá hấp dẫn. Người học dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung nhờ chức năng liên kết trong website Website khai thác được các lợi thế của MVT về khả năng trực quan hoá hiện tượng vật lý, khả năng hiển thị và truyền tải thông tin.

Website hỗ trợ hiệu quả việc giảng dạy của GV thông qua hệ thống BGĐT và giáo án mẫu, đảm bảo theo sát chuẩn mực kiến thức, kỹ năng cơ bản thuộc phân phối chương trình Vật lý lớp 10 NC Mặt khác, website còn hỗ trợ cho GV trong việc phát triển, mở rộng, nâng cao hiểu biết những thông tin, tri thức đa dạng, phong phú của ngành khoa học Vật lý Thông qua sự trợ giúp của website, HS có

NỘI DUNG (CONTENT) thể tự lựa chọn và thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện các yêu cầu: ôn tập, phân dạng bài tập, tra cứu các sơ đồ, hình ảnh minh hoạ các quá trình Vật lý học để giúp người học dễ hiểu, tự luyện tập, vận dụng kiến thức để giải hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm thông qua trang kiểm tra Bên cạnh đó, website cũng cung cấp trang diễn đàn để người học có thể trao đổi bài vở với nhau, đồng thời trang nhiệm vụ với mục đích đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho việc tìm hiểu bài mới của HS

2.3.2 Hướng dẫn sử dụng các Site chính trong website

Khi đăng nhập vào tên miền http://vatly10.co.cc, người dùng sẽ truy cập vào site Trang chủ Khi muốn vào một site nào người học chỉ cần click vào menu liên kết và lựa chọn các mục theo yêu cầu Bên cạnh đó, người dùng có thể đăng ký hoặc đăng nhập tại Login Form hoặc tab menu Đăng Nhập.

Site Bài giảng gồm 5 chương, mỗi chương được chia thành 2 phần: Giáo án và BGĐT Giáo án được coi là bảng kế hoạch DH của GV, căn cứ vào giáo án GV sẽ thiết kế BGĐT sao cho phù hợp với các hoạt động cụ thể được xây dựng trong giáo án BGĐT được hiểu là toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS với các PTDH (tranh, ảnh, phim thí nghiệm, mô phỏng…) của một tiết học được số hoá và cài đặt vào MVT dưới dạng một chương trình nhằm thực hiện mục

Hình 2.7 Giao diện trang chủ đích của QTDH đã đặt ra (truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ… cho HS) Nó vừa là một bản kế hoạch, vừa là phương tiện hỗ trợ đồng thời hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Nội dung bài học trong BGĐT sẽ tuần tự xuất hiện theo kịch bản của TTDH có sự hỗ trợ của các công cụ khác đã được cài đặt trên máy tính Trong website, việc hình thành Site Bài giảng đã thể hiện thế mạnh và hiệu quả trong thiết kế và trình diễn kịch bản của bài giảng Công cụ Microsoft PowerPoint, với những tính năng nổi trội, đã hỗ trợ tốt việc thiết kế và trình diễn cho các bài giảng, tổ chức tốt các Slide trình chiếu phục vụ bài giảng như một giáo án thực sự GV hoàn toàn có thể chủ động điều khiển bài giảng theo mục đích DH của mình

Site BGĐT được chia thành 5 chương của phần Cơ học Vật lý 10 NC, trong đó chương Động học chất điểm gồm 4 bài học được thiết kế theo phân phối chương trình Bên cạnh đó, mỗi chương còn lại cũng được thiết kế một số bài mẫu Trong QTDH, GV sẽ sử dụng các BGĐT để giảng dạy và HS học tập theo TTDH đã được thiết kế trong BGĐT.

Từ Site này, có thể liên kết đến các chương thuộc Phần Cơ học của chương trình Vật lí lớp 10 THPT NC Muốn chọn bài học nào đó trong chương, người dùng chỉ cần click vào chương đó và chọn link Giáo án hoặc BGĐT tùy theo mục đích sau đó chọn hộp thoại Download để tiến hành tải về máy tính.

Việc mở BGĐT với một cửa sổ khác chạy song song với cửa sổ ban đầu giúp người sử dụng làm việc cùng lúc với hai cửa sổ Như vậy, có thể vừa thực hiện các hoạt động trên bài giảng, vừa tiến hành tra cứu thông tin hay thực hiện các hoạt động trên các Site khác của website một cách dễ dàng.

Hình 2.9 Trang Giáo ánHình 2.8 Site Bài giảng

Site Bài tập được chia làm 5 chương với tổng cộng

33 dạng bài tập Mỗi dạng sẽ bao gồm phương pháp giải bài tập, bài tập mẫu làm ví dụ và một số bài tập tự giải để HS luyện tập HS cần đăng nhập mới có thể download được bài tập tự giải ở cuối mỗi dạng.

Site này hình thành với mục đích giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập hay để thực hiện chức năng KTĐG năng lực học tập của HS HS có thể độc lập và chủ động ôn luyện kiến thức đã học, tự tiến hành kiểm tra và xem kết quả kiểm tra của mình Vì vậy sẽ có tác dụng cá thể hoá quá trình học tập, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, định hình phong cách làm việc cần thiết trong thời đại mới.

Từ trang chủ, khi click chuột vào mục Ôn tập, mục Ôn tập gồm 5 chương

Từ Site Ôn tập, có thể quay về trang chủ hoặc chuyển đến trang bất kỳ khi click chuột vào tên mục của Site muốn đến trên tab menu.

Mục Kiểm tra bao gồm một số bài TNKQ giúp đánh giá kết quả học tập của

HS qua từng bài, từng chương HS trả lời các

Hình 2.11 Site Ôn tập câu hỏi bằng cách click chuột vào nút chọn lựa ở cuối các phương án trả lời, sau khi kết thúc bài kiểm tra HS có thể xem kết quả bằng cách click chuột vào nút “Save” ở cuối bài Các bài kiểm tra được xây dựng trên phần mở rộng Ari Quiz Lite của Joomla Điểm đặc biệt ở đây là khi HS làm bài kiểm tra trên website, kết quả sẽ được website lưu giữ, phần kết quả sẽ được hiển thị cụ thể đối với từng người sử dụng GV hoàn toàn có thể kiểm tra quá trình làm bài của HS đối với từng bài kiểm tra cụ thể (thời gian làm từng câu, đáp án lựa chọn, ).

HS muốn đăng ký một tài khoản chỉ cần rê chuột đến tab menu Đăng nhập và chọn Đăng ký để đăng ký một tài khoản người dùng trên website Ngoài ra, site còn hỗ trợ việc nhắc password nếu người dùng quên hoặc thoát (Log out) khi cần thiết.

2.3.2.7 Site Diễn đàn Đây là nơi trao đổi, thảo luận giữa HS và GV về các vấn đề học tập, giải trí.

HS khi đăng ký một tài khoản trên website sẽ có quyền truy cập, viết bài trên diễn đàn và các topic Để quản lý Diễn đàn, GV có thể nhờ lớp trưởng các lớp tham gia vào website giữ vai trò Moderator phụ giúp GV quản lý Diễn đàn

Thiết kế tiến trình dạy học một số bài cụ thể

Bài 4 – Chuyển động thẳng biến đổi đều

- Phát biểu được khái niệm về gia tốc Thiết lập được công thức tính gia tốc tức thời

- Nêu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều Rút ra được công thức tính vận tốc theo thời gian

- Biểu diễn được đồ thị của vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều

- Áp dụng công thức gia tốc và phương trình vận tốc để giải một số bài tập đơn giản

- Xử lý thông tin trong SGK, truyền đạt thông tin bằng lời.

- Thu lượm thông tin, tra cứu, rút ra kết luận.

- Giải thích được đồ thị biểu diễn được mối quan hệ giữa vận tốc tức thời và thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Giải được một số bài toán đơn giản liên quan đến gia tốc.

- Tuân thủ và tích cực tham gia vào hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

- Tôn trọng, hợp tác với các thành viên trong lớp.

- Sắp xếp, phối hợp hoạt động tích hợp giá trị mới vào hệ thống giá trị bản thân.

Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động thẳng đều và chuyển động biến đổi đều

Câu 1 Hãy mô tả chuyển động của người đi xe máy dựa vào đồ thị (v,t) sau

Câu 2 Tốc độ vũ trụ cấp I là 7,9 km/s là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu có thể bay quanh Trái Đất Hãy tính xem tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có tốc độ bao nhiêu để sau khi phóng 160s con tàu đạt được tốc độ trên? Coi gia tốc của tên lửa là không đổi.

NV1: Tìm hiểu khái niệm gia tốc

1 Khái niệm gia tốc, đơn vị, ý nghĩa vật lý?

2 Cho một chất điểm chuyển động trên đường thẳng tại các thời điểm t 1 , t 2 có vận tốc là v  1 và v  2 Dựa trên cách thiết lập công thức tính vận tốc tức thời và khái niệm gia tốc vừa trình bày, em hãy thiết lập công thức tính gia tốc tức thời của vật trong khoảng M 1 M 2

NV2: Tìm hiểu chuyển động thẳng biến đổi đều

1 Định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều?

2 Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật, gọi v và v 0 lần lượt là vận tốc của vật tại thời điểm t và t 0 Biết vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều, hãy xác định mối quan hệ giữa v và t dựa vào công thức tính gia tốc tức thời Xét trường hợp t 0 = 0.

3.Định nghĩa chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều?

4 Từ định nghĩa về chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều hãy vẽ đồ thị (v,t) từ công thức v = v 0 + at, với v 0 , a cho trước Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa v và t đối với vật chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều trong hai trường hợp cùng chiều dương và ngược chiều dương.

NV3: Sơ đồ hóa kiến thức

Hoàn thành sơ đồ sau

- Download bài giảng, giáo án từ website Vật lý 10 từ địa chỉ http://vatly10.co.cc

Hình 2.23 Download bài giảng từ website

Các đặc điểm về chuyển động thẳng đều, cách vẽ đồ thị.

Thực hiện các nhiệm vụ 1,2,3 đã được giao.

C TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ

GV chiếu các câu hỏi kiểm tra bài cũ yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào phiếu kiểm tra Sau đó, thu phiếu kiểm tra của một vài HS và tiến hành sửa bài kiểm tra.Trong quá trình này GV có thể yêu cầu một vài HS trả lời và điền đáp án vào ô trả lời và tiến hành cho điểm cộng Sau đó, GV vào phần ARI Quiz Lite để xác định đáp án chính xác.

Hình 2.24 Kiểm tra bài cũ

Giới thiệu mục tiêu bài học

GV trình chiếu cho HS các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhấn mạnh những ý chính Đồng thời nhắc lại các nhiệm vụ mà HS phải hoàn thành trong bài.Sau đó tiến hành phát phiếu nhiệm vụ và phiếu học tập.

Hình 2.25 Giới thiệu mục tiêu dạy học

Hoạt động 2 Tìm hiểu khái niệm gia tốc, gia tốc trung bình, gia tốc tức thời trong chuyển động thẳng.

Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS

- Cho HS quan sát về hình ảnh chuyển động của máy bay lên thẳng (Quan sát đoạn video từ website) Nhận xét về độ lớn của vận tốc của máy bay ở từng thời điểm? Đặt vấn đề: Làm thế nào để so sánh sự biến đổi vận tốc của máy bay?

- Quan sát hình ảnh chuyển động của máy bay.

- Suy nghĩ, xác nhận độ lớn vận tốc của máy bay tăng dần ở từng thời điểm.

- Để có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ nghiên cứu về khái niệm gia tốc.

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 1

1 Khái niệm gia tốc, đơn vị, ý nghĩa vật lý?

- GV yêu cầu HS tranh luận về các câu trả lời

HS đưa ra, đồng thời xác định từ khóa chính trong khái niệm về gia tốc.

- GV kết luận lại vấn đề

- Trình bày khái niệm về gia tốc trung bình.

+ Gia tốc trung bình của một chất điểm đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của biến thiên vận tốc và được đo bằng thương số của độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian có độ biến thiên ấy.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ 1

2 Cho một chất điểm chuyển động trên đường thẳng tại các thời điểm t 1 , t 2 có vận tốc là v  1 và v2

Dựa trên cách thiết lập công thức tính vận tốc tức thời và khái niệm gia tốc vừa trình bày, em hãy thiết lập công thức tính gia tốc tức thời của vật trong khoảng M 1 M 2

+ Tương tự như cách xác định vận tốc tức thời.

Xét  t rất bé thì gia tốc trung bình trở thành gia tốc tức thời.

+ Từ công thức tính vector gia tốc tức thời Hãy cho biết ý nghĩa của vector gia tốc tức thời.

+ Xác định phương, giá trị đại số của vector gia tốc tức thời.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận với lớp.

- GV rút ra kết luận cuối cùng.

- Sử dụng những kiến thức, tài liệu đã đọc đưa ra khái niệm về gia tốc.

- Thảo luận theo nhóm thảo luận, tìm câu trả lời (Nhóm nhỏ thông thường)

- Suy nghĩ tìm câu trả lời.

- HS tranh luận với các bạn.

- HS lắng nghe, trao đổi với GV.

- HS thảo luận trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm.

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- Thảo luận với các bạn trong lớp.

Hoạt động 3 Tìm hiểu chuyển động thẳng biến đổi đều

Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS

- Cho HS quan sát hình 3.3 và nhắc lại kết luận bài 3 (Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng).

- Yêu cầu học sinh tính gia tốc trung bình trong các khoảng thời gian   t 0,1 s

- Kết luận: Chuyển động của xe như hình 3.3 gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2

1 Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều?

- Yêu cầu HS tiến hành thảo luận, trao đổi thông tin đã tìm hiểu với các bạn.

- Yêu cầu HS đưa ra khái niệm

- Yêu cầu cả lớp tranh luận, nhận xét về câu trả lời của các bạn.

- GV kết luận lại vấn đề, đưa ra khái niệm.

2 Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật, gọi v và v 0 lần lượt là vận tốc của vật tại thời điểm t và t 0 Biết vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều, hãy xác định mối quan hệ giữa v và t dựa vào công thức tính gia tốc tức thời Xét trường hợp t 0 = 0.

- Trình bày: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều có hai loại chuyển động là chuyển động nhanh dần đều và chậm dầu đều

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2

3 Vậy theo em thế nào là chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều?

- Cho HS quan sát hình ảnh chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều của một chiếc

- Quan sát hình 3.3 và nhắc lại kết luận của bài thực hành (bài 3).

- Tính gia tốc trung bình dựa trên công thức 4.2.

- Đưa ra khái niệm về chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Thảo luận theo cặp tìm câu trả lời.

- Lắng nghe, trình bày suy nghĩ về khái niệm nhanh dần đều, chậm dần đều.

- Nhận xét về dấu  v a   ; và từ đó xe và yêu vầu HS nhận xét về chiều của vec- tơ vận tốc và vec-tơ gia tốc trong các trường hợp.

- Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2

4 Từ định nghĩa trên hãy vẽ đồ thị (v,t) từ công thức v = v 0 + at, với v 0 , a cho trước.

Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa v và t đối với vật chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều trong hai trường hợp cùng chiều dương và ngược chiều dương.

- Yêu cầu HS nhận xét đồ thị của các bạn,

- Yêu cầu HS so sánh, tính toán rút ra ý nghĩa của hệ số góc. rút ra mối quan hệ giữa v a   ; trong trường hợp nhanh dần và chậm dần đều.

- Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp nhanh dần đều, chậm dần đều (Hình 4.3, 4.4 SGK).

- Trao đổi và nhận xét.

- So sánh các đồ thị.

- Tính hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian, từ đó nêu ý nghĩa của nó.

Hoạt động 4 Vận dụng, củng cố.

Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 3

- Yêu cầu HS xác định các từ khóa cơ bản và hoàn thành sơ đồ dựa trên từ khóa đó.

- Cho HS quan sát hình ảnh sơ đồ hóa từ website

- Phát phiếu học tập cho học sinh Thảo luận

- Sơ đồ hóa kiến thức theo yêu cầu của đề bài nhóm hai câu hỏi của phiếu học tập.

- Yêu cầu: HS trình bày đáp án.

- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.

- Yêu cầu HS chuẩn bị cho giờ học tiếp theo với những nhiệm vụ đã được yêu cầu tại website

- Yêu cầu HS nộp lại các nội dung chuẩn bị dưới dạng file Word hoặc pdf.

- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phiếu học tập.

- Ghi nhận kiến thức: gia tốc ý nghĩa của gia tốc, đồ thị.

- Chuẩn bị tư liệu cho bài tiếp theo và đăng nhập để nộp nhiệm vụ cho GV.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích của TNSP

Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra Cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng website với vai trò là PTDH hiện đại hỗ trợ quá trình tự học phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC THPT Kết quả TNSP sẽ trả lời các câu hỏi:

- Sử dụng Website hỗ trợ DH Phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC làm PTDH vật lý có góp phần kích thích hứng thú học tập và nâng cao chất lượng các hoạt động của

- Chất lượng học tập của HS trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của website so với học tập bằng phương pháp DH truyền thống như thế nào?

- Các BGĐT, hình ảnh mô phỏng, câu hỏi trắc nghiệm, phần mềm trắc nghiệm… xây dựng có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay chưa?Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung đề tài được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng DH vật lý và quá trình đổi mới phương pháp DH ở trường phổ thông.

Nhiệm vụ của TNSP

Trong quá trình TNSP, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức DH phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC THPT cho các lớp.

+ Với các lớp TN: sử dụng website với các BGĐT và các TLĐT đã thiết kế kết hợp với phương tiện DH truyền thống như bảng đen, phấn,

+ Với các lớp ĐC: sử dụng phương pháp DH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xử lý, so sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC.

- Tổ chức thuyết trình, phát phiếu điều tra để thăm dò ý kiến GV về khả năng hỗ trợ của website đối với quá trình tự học.

Đối tượng của TNSP

Quá trình TNSP được tiến hành tại trường THPT Hòa Vang – TP Đà Nẵng Lý do TN tại trường này:

- HS có chất lượng học tập tương đối đồng đều thuộc loại trung bình khá.

- Trường có trang thiết bị đáp ứng được các yêu cầu để tiến hành một BGĐT.

Tiến hành TNSP

Chọn các lớp TN và các lớp ĐC, chất lượng học tập của các lớp được đánh giá là tương đương nhau

Bảng 3.1 Số liệu HS các lớp TN và ĐC

LỚP SĨ SỐ (HS) THỰC NGHIỆM (TN)

Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song một số bài học thuộc phần Cơ học Vật lý lớp 10 THPT NC ở các lớp ĐC và TN

Trong tất cả các giờ học ở lớp TN chúng tôi chú ý quan sát các hoạt động, tính tích cực và mức độ hiểu bài của HS các lớp để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng các giờ học.

- Quan sát định tính: quan sát thái độ học tập, trạng thái tâm lí, tinh thần xây dựng bài, những ý kiến và chất lượng các câu trả lời của HS trong mỗi giờ học.

- Kiểm tra định lượng: tiến hành và thống kê kết quả các bài kiểm tra. Đồng thời chú ý, theo dõi tiến trình DH với sự hỗ trợ của website hỗ trợ DH và các BGĐT (về phân bố thời gian, điều khiển hoạt động của HS…), tổ chức trao đổi sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm cho các bài học sau.

Kiểm tra định lượng được thực hiện bằng hình thức TNKQ Mỗi HS làm 2 bài kiểm tra: 1 bài 15 phút và 1 bài 30 phút Mục đích của kiểm tra:

- Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu, nắm vững các khái niệm cơ bản trong từng bài cụ thể.

- Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập vật lý cụ thể.

- Phát hiện những sai lầm phổ biến của HS để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài việc tổ chức kiểm tra, chúng tôi còn tổ chức thăm dò ý kiến của HS các lớp TN về việc sử dụng website tự học Từ đó, có sự điều chỉnh phù hợp.

Kết quả TNSP

3.5.1 Nhận xét về tiến trình DH

Quan sát giờ học của các lớp TN được thực hiện theo TTDH đã xây dựng, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của website trong QTDH đã tạo môi trường DH có sự tương tác tích cực giữa GV và HS Thực tế triển khai TN đã chứng tỏ QTDH có sự hỗ trợ của website mang lại hiệu quả khả quan và có tính khả thi đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà CNTT đã xâm nhập đến toàn xã hội nói chung, trường học và mỗi gia đình nói riêng.

- Khi tiến hành DH với sự hỗ trợ của website sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện các khâu của quá trình nhận thức một cách hiệu quả và nhanh chóng BGĐT giúp tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động hình thành tri thức mới Từ đó, tập trung vào các hoạt động ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự học

- Website có khả năng hỗ trợ tốt cho mục đích tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động DH sẽ cao hơn khi có sự kết hợp hài hoà với các PTDH truyền thống khác.

- Kết quả điều tra cho thấy, sử dụng website làm phương tiện hỗ trợ DH có tác dụng tạo không khí học tập tốt, tích cực hoá HĐNT của HS Với website hỗ trợ DH, QTDH vật lý trở nên sinh động, HS tỏ ra thích thú hơn với môn Vật lý, tự nguyện tham gia vào những hoạt động học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn.

3.5.2 Đánh giá kết quả học tập của HS Để đánh giá kết quả học tập của HS một cách định lượng, chúng tôi đã tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học.

Qua bài các KTĐG, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2 Bảng thống kê các điểm số (X i ) của bài kiểm tra BÀI

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM X i

Bài 2 TN 143 0 2 5 4 15 20 28 39 26 4 ĐC 143 0 2 15 13 27 22 25 27 10 2 Đồ thị 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất của hai nhóm TN và ĐC

SỐ % BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM X i

TN 143 0 1,4 3,50 2,80 10,49 13,99 19,58 27,27 18,18 2,8 ĐC 143 0 1,4 10,49 9,09 18,88 15,38 17,48 18,88 6,99 1,4 Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất

Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm TN và ĐC

SỐ % BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM X i TRỞ XUỐNG

1 98,6 100 Đồ thị 3.3 Đồ thị phân phối tần suất tích lũy

3.5.2.2 Các tham số sử dụng để thống kê.

– Số trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:

, với n là số HS đạt điểm X

; S là tham số đặc trưng cho độ phân tán nhiều hay ít của các kết quả thu được quanh trị trung bình S càng nhỏ số liệu thu được càng ít phân tán, khi đó trị trung bình có độ tin cậy cao hơn [25]

(%) giúp so sánh mức độ phân tán các số liệu. – Sai số tiêu chuẩn: m S

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tham số

Bài KT Nhóm Số HS X S 2 S V(%) m X  X m 

Bài 2 TN 143 7,08 2,97 1,72 24,34 0,011 7,080 ± 0,011 ĐC 143 6,08 3,50 1,87 30,78 0,012 6,080 ± 0,012 Dựa vào bảng tổng hợp các tham số đặc trưng 3.4, các đồ thị phân phối tần số lũy tích 3.3, chúng tôi đã rút ra được các kết luận

- Điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn có giá trị nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.

VTN < VĐC , chứng tỏ mức độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC.

- Đường tích lũy ứng với nhóm TN nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với nhóm ĐC.

Như vậy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC Tuy nhiên, kết quả này có thể do ngẫu nhiên Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn chúng ta cần kiểm định giả thuyết thống kê.

3.5.2.3 Kiểm định giả thiết thống kê

Từ kết quả tính toán cho thấy: điểm trung bình cộng ở nhóm TN ( X TN ) cao hơn nhóm ĐC ( X Đ C ) Câu hỏi đặt ra là: sự khác nhau giữa hai điểm trung bình X TN và X Đ C có ý nghĩa không? Việc DH Vật lý có sự hỗ trợ của website có thực sự tốt hơn DH thông thường không hay chỉ là sự ngẫu nhiên? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải đề ra giả thiết thống kê Sau đó tiến hành kiểm định giả thiết [25].

Giả thiết H0: “Không có sự khác biệt nhau giữa hai phương pháp”, tức là sự khác nhau giữa X TN và X Đ C là không có ý nghĩa.

Giả thiết H1: điểm trung bình X TN lớn hơn X Đ C một cách có ý nghĩa. Để kiểm định giả thiết, chúng tôi tiến hành xác định đại lượng kiểm định t theo công thức: Ð Ð Ð

Kết quả tính toán thu được:

Tra bảng phân phối Student [25] với mức ý nghĩa  = 0,05 và bậc tự do f = nTN + nĐC - 2 = 284, ta có: t = 1,96.

Do đó ta có thể kết luận: bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 Do vậy

X TN > X Đ C là thực chất, không phải do ngẫu nhiên Nghĩa là việc DH có sự hỗ trợ của Website có hiệu quả hơn.

Như vậy, việc ứng dụng Website DH Phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC trong DH vật lý ở trường phổ thông đã góp phần nâng cao năng lực tự học của HS và nâng cao được chất lượng học tập môn Vật lý.

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, đại lượng kiểm định t

> t chứng tỏ DH với sự hỗ trợ của website thực sự có hiệu quả.

- Đồ thị phân phối tần suất và đồi thị tần suất luỹ tích cho thấy chất lượng học tập của các lớp TN thực sự tốt hơn các lớp ĐC Ở lớp TN, nhiều bài kiểm tra có điểm số cao hơn các lớp ĐC (đồ thị tần suất tích lũy nằm phía dưới, dịch phải).Qua quá trình quan sát giờ học của các lớp TN và những kết quả định lượng thống kê có thể kết luận: sử dụng Website Vật lý để giảng dạy một số bài trong phần

Cơ học Vật lý lớp 10 NC làm cho không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo ở các em Tổ chức DH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với website đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập Như vậy, QTDH vật lý có sử dụng Website DH phần Cơ học Vật lý lớp 10 NC sẽ góp phần nâng cao năng lực tự học của HS, nâng cao chất lượng DH Vật lý ở trường THPT.

Ngày đăng: 02/12/2022, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w