NỘI DUNG
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người ,không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và chính thể nào Bên cạnh đó, quyền con người được hiểu dưới góc độ pháp lý là: những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người
2 Cơ quan nhân quyền quốc gia:
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, “cơ quan nhân quyền quốc gia” là
“một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.”
3 Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người:
Bảo vệ quyền con người là các hoạt động điều tra vi phạm, buộc chủ thể vi phạm phải bồi thường cho nạn nhân, chịu trách nhiệm pháp lý và khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Thúc đẩy quyền con người là các hoạt động nhằm phổ biến thông tin và kiến thức về quyền.
HỆ THỐNG LẬP LUẬN
là cơ quan hiến định độc lập, được nhà nước tôn trọng trong việc hoạt động độc lập, ghi nhận đủ những quyền lợi cần thiết và cung cấp kinh phí, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho sự hoạt động lâu dài và hiệu quả.
III Hệ thống luận điểm
1 CQNQQG với tư cách cơ quan hiến định độc lập đảm bảo khả năng giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền của cơ quan nhà nước.
1.1 Cơ sở pháp lý : các nguyên tắc liên quan đến địa vị của các cơ quan quốc gia về nhân quyền,Khoản 3 Điều 2 hiến pháp 2013.
Quyền lực nhà nước, một mặt, là yếu tố cần thiết để duy trì trật tự xã hội; mặt khác, luôn có xu hướng bị lạm dụng bởi những người nắm giữ Do vậy, quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát Ở cấp độ quốc gia, các nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền, vừa có thể là thủ phạm của các vi phạm nhân quyền có vì vậy cần một cơ quan nhân quyền quốc gia với tư cách cơ quan hiến định độc lập giám sát việc thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân quyền và báo cáo, xử lý những hành vi đó
Thứ nhất, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước là hoạt động đặc thù với những khó khăn và sự phức tạp lớn hơn nhiều so với việc kiểm soát, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các cá nhân và tổ chức phi nhà nước Nếu chủ thể kiểm soát, tức là các cơ quan hiến định độc lập, không có sự độc lập với đối tượng chịu sự kiểm soát thì sẽ rất dễ bị đối tượng chịu sự kiểm soát thao túng và do đó không thể thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả Trong một bộ máy nhà nước cụ thể, các cơ quan hiến định độc lập thường được đặt ở vị trí sao tránh được những yếu tố về tổ chức, tài chính hay chế độ hoạt động có thể ảnh hưởng tới tính khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Cụ thể đa số cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới được độc lập cả về tổ chức ( tuyển chọn thành viên, bổ nhiệm , bãi nhiệm ), về hoạt động ( đưa ra những quyết định, xây dựng kế hoạch hoạt động, xác định ưu tiên trong quá trình làm việc ) và bảo đảm về đặc quyền hoặc miễn trách khi thi hành công vụ và hành động với thiện chí như không thể bị khám văn phòng làm việc một cách tùy tiện, hoặc bị kiện về tội bôi nhọ người khác khi nêu quan điểm để bảo vệ nhân quyền.
Thứ hai, ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp có có những hoạt động mang tính kiểm soát quyền lực, ví dụ cơ quan lập pháp tiến hành các hoạt động chất vấn đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương hay cơ quan tư pháp tiến hành xét xử các vụ khiếu kiện hành chính qua đó kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính về mặt pháp lí Tuy nhiên, các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước này chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ chức năng của các cơ quan nói trên.
Khác với các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước truyền thống, cơ quan hiến định độc lập được thành lập trong bộ máy nhà nước hiện đại và được giao các mảng chức năng khác nhau, song đều nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước. Nói cách khác, cơ quan hiến định độc lập tác động tới quyền lực nhà nước, bảo đảm quá trình giao và thực thi quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn theo các tiêu chuẩn như dân chủ, minh bạch và pháp quyền điều này giúp làm giảm đáng kể tình trạng vi phạm nhân quyền ở cấp độ quốc gia của các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Mặt khác, các cơ quan khác có thể có chức năng kiểm soát quyền lực, song đó không phải là chức năng duy nhất, ví dụ trường hợp của Nghị viện, Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân; hoặc nếu đó là chức năng duy nhất thì cơ quan đó không độc lập về mặt tổ chức đối với các đối tượng mà nó kiểm soát, ví dụ trường hợp của Thanh tra Chính phủ của Việt Nam vì thế nó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền như cơ quan nhân quyền quốc gia với tư cách một cơ quan hiến định độc lập được.
1.3 Minh chứng về khả năng hoạt động hiệu quả của cơ quan hiến định độc lập tại Việt Nam: theo thống kê của Kiểm Toán nhà nước: Kiểm toán
Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 413 nghìn tỷ đồng, đặc biệt, kết quả xử lý tài chính có bước tiến mạnh trong 5 năm (2013-2018) với tổng xử lý tài chính 288.671 tỷ đồng (trong đó tăng thu, giảm chi 144.261 tỷ đồng; kiến nghị khác 144.410 tỷ đồng), gấp hơn 2,3 lần tổng số kiến nghị trong 20 năm từ 1994 đến năm 2013.
2.Thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền giúp tăng khả năng xử lý các trường hợp vi phạm
2.1 Cơ sở pháp lý: nguyên tắc Paris mục 3 các phương pháp hoạt động; mục 2 Thẩm quyền và trách nhiệm theo đó cơ quan nhân quyền quốc gia cần được điều 28, điều 30 hiến pháp 2013.
2.2 Thực trạng chất lượng giải quyết tố cáo, khiếu nại còn thấp ở Việt Nam Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2020.
Về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, theo Báo cáo của Chính phủ, mặc dù số lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo năm 2020 thuộc thẩm quyền giảm so với các năm trước, nhưng các cơ quan hành chính chỉ giải quyết được 83,5% vụ việc, chưa đạt mức chỉ tiêu phấn đấu, giải quyết kịp thời, có hiệu quả trên 85% các vụ việc và thấp hơn so với các năm 2017, 2018 và 2019 Bên cạnh đó, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp cơ sở còn thấp. Đây là tồn tại kéo dài đã nhiều năm, gây bức xúc cho người dân và là một trong các nguyên nhân dẫn đến gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Thống kê: các cơ quan nhân quyền quốc gia được trao quyền xử lý khiếu nại trên thế giới ( biểu 1 phụ lục )
Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được hiến pháp ghi nhận nó phản ánh sự tham gia của người dân vào công cuộc quản lý nhà nước, xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp - một trong những cơ quan dễ xảy ra tình trạng lạm quyền nhất và trên hết là bảo vệ quyền lợi của chính mình khi những tranh chấp cá nhân xảy ra Theo chiều ngược lại, việc giám sát, tố cáo những hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý cũng tạo ra môi trường tốt cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình từ đó góp phần bảo vệ nhân quyền của công dân
Không thể phủ nhận quyền khiếu nại ngày càng được đề cao chú trọng tuy nhiên những cố gắng ấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn khi tình trạng khiếu nại xảy ra nhiều và ngày càng phức tạp, chưa được xử lý kịp thời hoặc người dân chưa đủ tin tưởng để sử dụng quyền khiếu nại.
Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều lý do như một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo, mâu thuẫn, nên khi giải quyết không có đủ cơ sở pháp lý hoặc lúng túng trong áp dụng pháp luật,cán bộ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm và buông lỏng trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thiếu trách nghiệm trong việc công khai, minh bạch về thông tin khiếu nại, khả năng cập nhật và xử lý hồ sơ còn hạn chế.