1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội

57 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
Tác giả Lê Thị An, Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Anh, Trần Phương Anh, Phạm Kim Cúc, Phạm Thị Hạnh, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Minh Phương
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Báo cáo khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 403,75 KB

Cấu trúc

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đề tài (7)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (7)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (14)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………...…..... ….5 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài (15)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 4.2. Khách thể nghiên cứu……………………………….…………………...…… 6 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………….…………… 6 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài…………………………………………… 6 7. Kết cấu của đề tài (15)
  • Chương 1. NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN (17)
    • 1.1.1. Khái niệm nhận thức (7)
    • 1.1.2. Khái niệm động vật hoang dã (7)
    • 1.1.3. Khái niệm bảo vệ động vật hoang dã (7)
    • 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã……………………………… 10 1.3. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (7)
    • 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về việc bảo vệ động vật hoang dã (0)
      • 1.4.1. Yếu tố môi trường sống……………………………………………… 13 1.4.2. Yếu tố giáo dục……………………………………………………… 13 1.4.3. Yếu tố truyền thông đại chúng (22)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA (25)
    • 2.1. Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (25)
    • 2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (31)
  • Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (33)
    • 3.1. Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (33)
    • 3.2. Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên.. 25 3.3. Tổ chức chiến dịch, hoạt động tình nguyện tham gia bảo vệ động vật (35)
    • 3.4. Chú trọng trong nội dung giảng dạy…………………………………..… 28 Tiểu kết (37)
  • KẾT LUẬN (7)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đề tài

1.3 Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm nhận thức

Khái niệm động vật hoang dã

Sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã……………………………… 10 1.3 Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Phạm Thị 3.3 Giải pháp tổ chức chiến dịch hoạt động tình nguyện

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

1.3 Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài

5 Phạm vi nghiên cứu Kết Luận

Tổng hợp Word và Tài liệu tham khảo Tiểu kết Chương 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên

Các công việc chung của nhóm :

- Tìm kiếm và tổng quan tài liệu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Loài hoang dã là nói đến các loài động - thực vật hoặc các sinh vật khác sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa Loài hoang dã sống ở khắp nơi, trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, băng cực và cả những khu dân cư đông đúc nhất Các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng loài khác nhau.

Trong đó, động vật hoang dã đã và đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trước nạn săn bắt trái phép Mặc dù không phải hoạt động buôn bán động vật hoang dã nào cũng là trái pháp luật, tuy nhiên trước sự khai thác quá mức và sự bất chấp để đem lại giá trị cho bản thân của con người đã tạo ra hàng loạt những hành động buôn bán bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của giống loài trong tự nhiên.

Hiện tại trên thế giới có khoảng 1.556 loài động vật hoang dã được xác định là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách [15]. Tại các khu rừng nhiệt đới, nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp khiến rất nhiều loài động vật hoang dã đã biến mất không chỉ bởi môi trường sống của chúng bị tàn phá mà còn do chính bàn tay của con người trực tiếp gây ra Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề rất cần thiết.

Tội phạm về động vật hoang dã trên toàn thế giới liên tục tăng mạnh và đạt đến mức khủng hoảng Theo báo cáo “Sự im lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây ở Đông Nam Á” được WWF công bố hồi tháng 7/2020, ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài động vật hoang dã trong các khu bảo tồn ở Campuchia, Lào và Việt Nam [9] Đây là những quốc gia có nạn đặt bẫy nghiêm trọng nhất trong khu vực.

Riêng ở Việt Nam, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang bị săn bắt, buôn bán, xuất khẩu trái phép,thậm chí giết mổ làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn Do dễ dàng tiêu thụ với thu nhập cao đã tạo ra việc làm rất nguy hại và kích thích một số người săn bắt, buôn bán trái phép loại hàng này bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm Năm 2017, Việt Nam đã bắt giữ được 483 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã, tịch thu 11.554 cá thể và 10.125 kg động vật hoang dã [10] Việt Nam vừa là điểm trung chuyển buôn bán ngà voi cho người tiêu dùng ở Trung Quốc và Mỹ để làm đồ trang sức và trang trí nội thất, vừa là nước tiêu thụ sừng tê lớn.

Bất chấp những tác động nghiêm trọng của tội phạm động vật hoang dã, chúng ta vẫn chưa có được một thỏa thuận toàn cầu về buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã Và khi ngày càng nhiều hạn chế đặt ra cho buôn bán, thị trường và tiêu thụ động vật hoang dã vốn có thể gây hại cho sức khỏe của cả cộng đồng, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi để đảm bảo rằng nạn buôn bán không chỉ đơn giản là chuyển từ công khai sang ngấm ngầm.

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và còn hạn chế nhất định trong việc nâng cao năng lực, hoàn thiện thể chế; điều tra, truy tố tội phạm trong lĩnh vực này hay thay đổi thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ động vật Một trong những nguyên nhân gây nên sự suy giảm các loài nguy cấp ở nước ta thời gian qua là do các chính sách, quy định pháp luật chưa đồng bộ, công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài nói riêng chưa được quan tâm đúng mức Vấn đề bảo vệ các loài hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm còn có sự chồng chéo về phân quyền, trách nhiệm quản lý, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc gây nuôi thương mại để thực hiện buôn bán động vật trái phép Vì vậy, việc thắt chặt quản lý trong vấn đề này là hết sức cần thiết. Động vật hoang dã có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đời sống. Chúng đem lại sự đa dạng, phong phú cho thiên nhiên, tác động tích cực đến y học, điều tiết môi trường, mang lại những giá trị tinh thần to lớn… Vì vậy việc bảo vệ các loài động vật hoang dã là điều cấp thiết và quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới Và Việt Nam không phải là ngoại lệ Nước ta đã có những bộ luật, biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã Tuy nhiên mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có những kiến thức và hiểu biết về vấn đề này để có thể tiếp tục đóng góp vào công cuộc bảo vệ các loài động vật hoang dã, gìn giữ môi trường hệ sinh thái tự nhiên.

Như vậy, việc có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã là một vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay Chính nhận thức của mỗi cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy hành động, nâng cao tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ thiên nhiên và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề

“Nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên Trường Đại học

Văn hóa Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật về nhận thức bảo vệ động vật hoang dã Liên quan đến đề tài này, có thể chia thành các nhóm tài liệu sau:

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu các lý luận cơ bản về nhận thức bảo vệ động vật hoang dã Điển hình là: “Báo cáo tóm tắt về khung pháp lý và chính sách về quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm” do Trung tâm nghiên cứu Pháp luật và Chính sách phát triển bền vững phối hợp với Cục bảo tồn Đa dạng sinh học ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố ngày 8/9/2014; Cuốn sách “Bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp quý, hiếm bằng pháp luật hình sự Việt Nam (Nhà xuất bản Lao động năm 2018); Xây dựng bản đồ các hệ sinh thái ở Việt Nam (BCA, WWF, Đại học Stockholm, Hà Nội 2013) Qua các công trình nghiên cứu về nhận thức bảo vệ động vật hoang dã các tác giả đã đưa ra những những khái quát chung có hệ thống về vai trò của động vật hoang dã, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức cho con người về việc bảo vệ động vật hoang dã Xây dựng suy nghĩ ý thức cho con người trong việc bảo vệ những loài động vật hoang dã cũng góp phần vào việc phát triển bền vững của thế giới loài người cũng như hệ sinh thái trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã Thời gian gần đây đã có rất nhiều các nghiên cứu về thực trạng về việc bảo vệ động vật hoang dã với quy mô khác nhau, ta có thể kể tới một vài công trình như: “Báo cáo sức sống hành tinh năm 2020” được WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) công bố ngày 10/9/2020; báo cáo “Chưa lối thoát - nạn buôn bán động vật hoang dã trước và trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” của nhóm tác giả Phan Bích Hường, Dương Văn Thọ, Trần Thị Thanh Hải thuộc trung tâm Con người và Thiên nhiên công bố ngày 18/6/2021…Từ các công trình nghiên cứu các tác giả cũng đưa ra cho chúng ta thấy được thực trạng nhận thức về việc bảo vệ động vật hoang dã ở con người với nhiều mức độ nhận thức khác nhau Nhìn chung các công trình đã cho thấy phần lớn chúng ta đã có nhận thức bước đầu, nhận thức được tầm quan trọng của động vật hoang dã với đời sống để luôn bảo vệ chúng trước nhiều nguy cơ, nhưng các công trình cũng cho rằng nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn vẫn đi ngược lại xu hướng thế giới, vì vậy cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để góp phần nâng cao hơn nữa ý thức của con người trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

Thứ ba, nhóm công trình đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã: bài viết “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Mai, đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 133 năm 2008, “Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học của Việt Nam năm 1995” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1995), “ Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã, Hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn” của Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã (USAID Saving Species ) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Hiệp hội vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA), “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)…Các tài liệu trên đã cho thấy được những giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của con người về việc bảo vệ động vật hoang dã, đưa ra giải pháp đúng đắn ngắn gọn dễ hiểu để bất cứ ai đọc cũng có thể hiểu, để từ đó họ áp dụng vào cuộc sống , nói không với việc săn bắt động vật trái phép. Đa số những nghiên cứu thuộc đề tài nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã nêu trên, các tác giả đều đã nhấn mạnh vai trò của động vật hoang dã với hệ sinh thái, đặc biệt là môi trường sống của con người Từ đó chỉ ra được tầm quan trọng của nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã Nhiều ấn phẩm đã cung cấp góc nhìn đa chiều về thực trạng nhận thức bảo vệ động vật hoang dã của con người còn rất nhiều hạn chế Dẫn đến trong thực tế, có rất nhiều hành vi vô nhân đạo của con người với động vật như: phá hủy môi trường sống, săn bắt trộm,buôn bán trái phép, giết hại lấy mật, sừng, Các số liệu tổng quan cho thấy toàn diện về xu hướng đi xuống của đa dạng sinh học, đặc biệt là quần thể động vật hoang dã ở môi trường nước ngọt [8] Các tác giả cũng đã đề cao sự cân bằng quyền lợi động vật hoang dã, xây dựng định hướng cho con người tới những nhận thức hành vi đúng đắn, nhân đạo với động vật hoang dã.

Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nêu trên vẫn còn một số mặt hạn chế Các đề tài nghiên cứu đa số tập trung vào động vật hoang dã quý hiếm, mà chưa xem xét toàn diện hệ thống động vật hoang dã ở Việt Nam Khách thể còn quá rộng, mang tính khái quát: toàn bộ cộng đồng chung Vì vậy những lý thuyết đó khó đi vào thực tế và phù hợp với nhận thức của từng cá nhân, từng thế hệ và giai đoạn riêng biệt.

Từ những công trình trên, chúng tôi nhận thấy đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về đề tài nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã ở học sinh sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đây là một đề tài mới, cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn Kế thừa kết quả quý báu của các công trình nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, nghiên cứu vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã ở một khía cạnh sâu hơn với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội” Đề tài sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về nhận thức bảo vệ động vật.

Hai là, đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn Hóa

Hà Nội trong việc bảo về động vật hoang dã, phân tích một số vấn đề đặt ra.

Ba là, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về việc bảo vệ động vật hoang dã

về việc bảo vệ động vật hoang dã sẽ rất khả thi nếu như có những định hướng giáo dục nhận thức ngay từ bây giờ Và từ việc nhận thức đúng đắn chúng tôi mong muốn các bạn trẻ sẽ có những hành động thiết thực chung tay góp phần bảo tồn, chống lại hành vi buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; chia sẻ, lan tỏa thông điệp đến những người xung quanh, tạo nên trào lưu và chuẩn mực xã hội tốt đẹp về lối tiêu dùng văn minh và hành vi thân thiện với thiên nhiên, hướng tới mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng, đẩy lùi nguy cơ săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài.

1.4 Một số yếu tố tác động đến nhận thức về việc bảo vệ động vật hoang dã

1.4.1 Yếu tố môi trường sống

Môi trường sống là toàn bộ không gian sống, học tập và sinh hoạt của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới việc hình thành nhận thức và hành vi của mỗi con người.

Theo từng khu vực như thành thị, nông thôn hay vùng đồng bằng, vùng núi… việc người dân sinh sống ở những khu vực này được trang bị những kiến thức, thông tin đúng đắn, đầy đủ về các vấn đề xã hội cũng khác nhau Đối với những cư dân thành thị, họ sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin mới, được phổ cập những kiến thức về đời sống, xã hội để từ đó có cái nhìn đúng đắn và có những hành vi phù hợp Tuy nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa hay những nơi chưa phát triển, con người khó có thể tiếp cận được với những thông tin hiện hành, có thể dẫn đến nhận thức thiếu chính xác, phiến diện và kéo theo những hành động sai lệch, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Nhận thức của sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau mà trong đó phải kể đến là sự giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội Sự giáo dục ở mỗi một môi trường khác nhau sẽ đem đến những giá trị khác nhau nhưng đều nhằm hoàn thiện nhân cách và nhận thức của mỗi người.

Giáo dục là một phần tất yếu của con người Những hoạt động giáo dục về động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã đang dần trở nên phổ biến, hướng con người đến những giá trị đúng đắn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trước hết, giáo dục về bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường là một trong những vấn đề quan trọng đã và đang được triển khai rộng rãi bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ quan chính phủ, tổ chức về động vật hoang dã Trong buổi tập huấn về “Khung pháp lý hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm về động vật hoang dã và các tội phạm xuyên quốc gia khác” do Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) – Chương trình Việt Nam phối hợp với với Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội thực hiện, anh Phạm Thành Trung, Quản lý Chương trình,

Tổ chức WCS đã nhấn mạnh về việc lồng ghép các nội dung liên quan đến động vật hoang dã trong công tác giảng dạy và học tập Theo anh “Chúng tôi mong muốn đưa nội dung về phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD vào chương trình giảng dạy có thể tham khảo quy trình lồng ghép với các bước cụ thể để học viên, sinh viên dễ dàng tiếp cận và lan tỏa tầm quan trọng của việc bảo vệ ĐVHD ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường” [14].

Thêm vào đó, giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã trong gia đình và xã hội còn được biết đến rộng rãi với nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa Trong đó phải kể đến sự kiện “Cùng góp một tiếng nói bảo vệ rừng”, được thực hiện vào đầu năm 2010 bởi WAR phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (Birdlife), Hội đồng Anh (Bristish Council) và Công ty quảng cáo Nguyễn Com Sự kiện này nhằm mục đích khuyến khích cũng như nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến động vật hoang dã.

1.4.3 Yếu tố truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng bao gồm các phương tiện con người sử dụng để tiếp nhận thông tin Với sự phát triển nhanh chóng trong thời đại công nghệ mới, thông tin được đưa tới người đọc một cách dễ dàng; con người có thể tiếp cận với những luồng thông tin đa dạng với trữ lượng khổng lồ.

Các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của mỗi người Việc lĩnh hội thông tin qua các phương tiện truyền thông là một trong những nhu cầu tối thiểu của con người để có thể bắt kịp được với thời đại, có thêm hiểu biết và tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram…, các thông tin được đăng tải trên các trang này sẽ dễ dàng tiếp cận tới người sử dụng.

Việc nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên nói riêng và mọi người nói chung là nội dung thiết yếu, quan trọng, góp phần vào việc trang bị kiến thức kĩ năng cho sinh viên đại học. Đưa ra một cái nhìn khái quát với việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về bảo vệ động vật hoang dã gồm: hiểu biết rõ được các khái niệm về động vật hoang dã , nhận thức đúng đắn về nó, phân loại về động vật hoang dã để đưa ra cách bảo vệ sao cho phù hợp, thấy rõ được khách thể cần nghiên cứu, vai trò quan trọng của động vật hoang dã và đặc biệt là tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về vấn đề Đứng trước những yêu được coi là khá cấp thiết của sự suy thoái ngày càng nghiêm trọng của hệ sinh thái trong cuộc sống hiện đại ngày nay giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã cho sinh viên là vô cùng quan trọng, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội, đi theo đúng xu hướng chung của thế giới ngày này.

Tóm lại giáo dục ý thức về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên đại học là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội

2.1.1 Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về động vật hoang dã Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang sinh sống, là một xích mắc đóng góp những vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi chuyển hoá sinh học đang diễn ra, trong việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Hiểu được sự tồn tại của động vật hoang dã là vô cung quan trọng, sinh viên Trường Đại học Văn hoá đã nhận thức về vai trò của chúng đối vời đời sống của con người như sau: sinh viên cho rằng vai trò đó là đóng góp vào sự đa dạng sinh học (chiếm 84%); văn hoá tinh thần, thực phẩm(chiếm 30%); tạo nên sự cân bằng sinh thái (chiếm 84%); điều tiết, bảo vệ môi trường sống (chiếm 64%); cả 4 ý kiến trên (chiếm 2,1%); tất cả các ý kiến trên(chiếm 2%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ khảo sát tầm quan trọng của động vật hoang dã

Có thể thấy rằng, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá phần lớn có nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết cũng như vai trò của động vật hoang dã trong xã hội ngày nay Mặt khác, đang có rất nhiều loại động vật hiện nay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe doạ khác nhau Một số loài động vật hoang dã có trong Sách đỏ theo hiểu biết của các bạn sinh viên đưa ra đó là: ác là, báo gấm, bào ngư vành tai, hạc cổ đen, giang sen, cò nhạn, tê tê, sao la, sói đỏ, tê giác, Cầy giấm, hổ, cỏ thìa, Báo gấm, bò tót Đông Dương, Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis),

Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini),

Gà trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà so cổ hung (Arborophila davidi) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

2.1.2 Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về việc bảo vệ động vật hoang dã

Bảo vệ và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã đang là mục tiêu chung của nhiều tổ chức trong và ngoài nước Bảo vệ động vật hoang dã là một hành động không chỉ nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng nói riêng mà cả giới tự nhiên,đời sống tinh thần của con người nói chung Mục đích của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này Về phần khảo sát mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra những nhận định sau: Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người (chiếm 54%); cân bằng sự đa dạng sinh học (chiếm 72%); bảo vệ nguồn gen quý hiêm của các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm (chiếm 86%); phục vụ các đóng góp về y học, nông nghiệp (chiếm 58%); tất cả ý kiến trên (chiếm 2%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ khảo sát mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã

Từ nhận thức về vai trò của động vật hoang dã, tầm quan trọng cũng như mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên có thể có thêm nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo vệ động vật, giúp cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển Việc này cũng làm tăng nhận thức về mức độ cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã trong xã hội ngày nay Theo kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên cho rằng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã là có cần thiết chiếm 21,2%, sinh viên cho rằng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã là ít cần thiết chiếm 3.0%, số các bạn sinh viên còn lại cho rằng vấn đề này là đặc biệt cần thiết chiếm phần lớn nhất (75,8%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Qua nghiên cứu khảo sát về hiểu biết tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra các biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã như sau: Dừng mua các loài động vật hoang dã, vì không có người mua thì không có kẻ bán; phát hiện cần báo ngay cho cơ quan chức năng theo đường dây nóng; truyền tải với mọi người; cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính phủ; sự chung tay góp sức của tất cả các nước trên thế giới trong việc nâng cao nhận thức của con người về bảo vệ động vật hoang dã; Ban hành luật nghiêm ,có các chính sách bảo vệ động vật; tham gia vào các hoạt động, tổ chức góp phần bảo vệ động vật hoang dã; không khai thác động vật hoang dã cho mục đích giải trí, không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý hiếm không mặc, dùng sản phẩm làm từ da hoặc lông thú lập các khu bảo tồn động vật hoang dã gây dựng môi trường sống chẳng hạn như trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, xây dựng khu bảo tồn.

2.1.3 Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về luật pháp, việc mua bán, trao đổi động vật trái phép

Trên thực tế, vấn đề bảo vệ động vật hoang dã hiện nay đang đối diện với nhiều mối hiểm nguy, đe doạ khi nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí biến mất khỏi danh sách các loài động vật hoang dã Việc này phần lớn do nạn săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép – một trong những vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới Khi được đặt vào tình huống nhận thức về việc động vật hoang dã bị giết mổ, ngược đãi và săn bắt, các bạn sinh viên đã có phản ứng như sau: một số bạn cho rằng đó là hành vi vô nhân đạo, đáng lên án và xử phạt thích đáng (chiếm 97%); một số bạn cho rằng đó là chuyện bình thường, không thực sự đáng lo ngại (chiếm 2%); số ít còn lại chọn không quan tâm đến vấn đề này (chiếm 1%) Theo kết quả khảo sát về các nhóm động vật được phép khai thác, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có hiểu biết như sau: Nhóm động vật được phép khai thác là nhóm động vật hoang dã có nguồn gốc nuôi,ghép (chiếm 92%); nhóm động vật hoang dã không rõ nguồn gốc (chiếm 4%); nhóm động vật hoang dã có nguồn gốc di cư từ nước ngoài vào sinh sống (chiếm 4%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Ngày nay, nhiều quốc gia có các cơ quan chính phủ và các tổ chức (bao gồm cả các tổ chức phi lợi nhuận), thiết chế dành riêng cho việc bảo tồn và gìn giữ các loài động vật hoang dã, nhằm hỗ trợ tăng cường việc thực hiện chính sách được thiết kế để bảo vệ động vật hoang dã Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn không ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ Việc này do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như sự gia tăng dân số và mức tiêu dùng, thay đổi phương thức sử dụng đất, khai thác quá mức tài nguyên, sự xâm nhập của các loài ngoại lai, những tác động của biến đổi khí hậu Theo khảo sát, những nguyên nhân dẫn đến việc động vật hoang dã ngày càng bị khia thác quá mức được các bạn sinh viên đưa ra là: bùng nổ dân số ngày càng gia tăng ( chiếm 56%); tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã (chiếm 86%); sự phát triển của công nghệ, kĩ thuật (chiếm 36%) Một số nguyên nhân khác (chiếm 18%) được các bạn đưa ra đó là nguyên nhân từ việc săn bắn trộm, trái phép phục vụ cho con người, để kiếm lời cho bản thân; nguyên nhân từ các hoạt động vô nhân tính của con người bao gồm khai hoang để lấy đất trồng trọt, hoạt động buôn bán; lời đồn thất thiệt về công dụng của động vật hoang dã; thiên tai có thể tiêu diệt nhiều loài.

Ví dụ chúng ta có cháy rừng, hạn hán, bão, núi lửa,v.v Con người đang khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm hệ sinh thái và di dời các cộng đồng [

Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ khảo sát nguyên nhân động vật hoang dã bị khai thác quá mức

Thực trạng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã ngày nay đang có xu hướng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã ngày càng phức tạp, mang tính quốc tế hóa, mức độ chưa có dấu hiệu giảm, tính chất cũng nghiêm trọng hơn: có nhiều vụ đã lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu vật được tịch thu, bắt giữ Đơn cử như, quy mô dân số của Việt Nam đang dần tiến đến con số 100 triệu người là sức ép rất lớn lên các hệ sinh thái – nơi cung cấp các nguồn sống cho con người Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng thiên nhiên, sử dụng các loài động thực vật hoang dã phục vụ nhu cầu cuộc sống đã ăn sâu trong văn hóa Việt Nam từ lâu đời Các loài đông ̣ thực vâṭhoang da đã và đang bi khai thac can kiêṭ Trong những năm gần đây, khi đời sống kinh tế được nâng cao, Việt Nam thậm chí đang được cho là điểm đến của nhiều sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác, tê tê, … từ nhiều nơi trên thế giới để phục vụ nhu cầu của tầng lớp "nhà giàu mới nổi" Việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã quá mức đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể dễ dàng nhìn thấy, chẳng qua là chúng ta đã phớt lờ hoặc không muốn nhìn thấy điều đó Theo kết quả khảo sát, sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra nhận thức về hậu quả của việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã quá mức như sau: nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm (chiếm 92%); làm suy giảm sự đa dạng sinh học (chiếm 80%); ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người (chiếm 60%); phá hỏng sự cân bằng hệ sinh thái (chiếm 76,6%); các ý kiến khác (chiếm 78%); cả 4 ý kiến trên (chiếm 2%) Một số những ý kiến khác (chiếm 6%) về mặt hậu quả mà các bạn sinh viên đưa ra như sau: có khả năng lây nhiễm virus; làm ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ khảo sát hậu quả của việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã

Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội

Thông qua thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, có thể thấy sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về động vật hoang dã. Sinh viên cũng bày tỏ thái độ bản thân về việc động vật bị săn bắt trái phép, nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ động vật hoang dã trong cuộc sống và có nhận thức chung về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân khi có thể góp một phần vào công tác bảo vệ động vật hoang dã Tuy nhiên đó chỉ là số lượng các sinh viên đã tham gia khảo sát Vì vậy, để giúp sinh viên Trường Đại học Văn hoá

Hà Nội có thể nâng cao nhận thức bản thân về động vật hoang dã cũng như có hành động bảo vệ động vật hoang dã, thì vẫn có những vấn đề cần được giải quyết. Đầu tiên có thể nói đến các hoạt động tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã Các hoạt động tuyên truyền tuy đã được thực hiện nhưng cũng không nhiều và chưa được chú ý đến Mặc dù sinh viên đã có nhận thức về động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên đó vẫn chỉ là số ít và vẫn cần nhiều hoạt động tuyên truyền trong phạm vi nhà trường để các sinh viên khác có thêm hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã Sinh viên vẫn còn thụ động trong việc tự tiếp thu kiến thức về bảo vệ động vật hoang dã và cũng cần chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền được nhà trường tổ chức.

Ngoài ra sinh viên còn chưa có nhiều hiểu biết về các bộ luật, các quy định quản lí bảo vệ động vật hoang dã Đó sẽ là một trong những khó khăn khi muốn sinh viên tham gia, góp phần vào công tác bảo vệ động vật hoang dã Vì vậy cần có giải pháp thiết thực để sinh viên có thể tiếp xúc nhiều hơn, có kiến thức cơ bản các nội dung về bảo vệ động vật hoang dã trong pháp luật.

Thêm vào đó, ngoài việc tuyên truyền thì còn các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã vẫn chưa phổ biến, chỉ có số ít sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tham gia bài khảo sát đã biết đến hoặc đã tham gia vào hoạt động bảo vệ động vật hoang dã Các hoạt động để bảo vệ động vật hoang dã có thể thực hiện bằng rất nhiều hình thức Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, khi sinh viên cần hạn chế việc ra đường và tham gia các hoạt động tụ tập đông người, thì vẫn không thể phớt lờ đến việc tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và những hoạt động được vẫn có thể tổ chức nhưng theo các hình thức khác.

Cũng có thể nhắc đến vấn đề kiến thức được giảng dạy về động vật hoang dã tại môi trường học Nhận thức của sinh viên về động vật hoang dã ở bài khảo sát có thể là hiểu biết của bản thân hay cũng có thể là suy đoán của sinh viên và lựa chọn đáp án Hiện tại trong các giáo trình cũng chưa xuất hiện nhiều những kiến thức về động vật hoang dã được lồng ghép trong trong nội dung, chưa thật sự có khả năng giúp sinh viên có thể nâng cao được hiểu biết về động vật hoang dã Việc này dẫn đến sinh viên chưa hiểu được được tầm quan trọng của động vật hoang dã cũng như sự cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã.

Cuộc sống này càng hiện đại thì càng đặt ra nhiều vấn đề giải quyết, đã tạo áp lực vô cùng lớn về môi trường, dân số, việc làm và vô số vấn đề khác, trong đó có việc giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã

Nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã cho sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu, được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động tuyên truyền công tác sinh viên, được sự quan tâm thích đáng của nhà trường nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế Qua việc nghiên cứu thực trạng thấy rằng hầu hết các sinh viên đã có ý thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã nhưng vẫn còn một số ít sinh viên chưa thực sự hiểu biết về vấn đề Từ đó đặt ra một số vấn đề cần phải nghiên cứu phát huy nâng cao hơn hiệu quả giáo dục của nhà trường Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thay đối ý thức suy nghĩ sinh viên, đưa động vật hoang dã và “môi trường” an toàn cùng với sự phát triển của xã hội đồng thời nâng cao hơn nữa bộ mặt của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Động vật hoang dã là loài không thể thiếu trong cuộc sống của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Động vật hoang dã mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích như: bảo vệ sự đa dạng sinh học, đa dạng giống loài, giúp cân bằng hệ sinh thái Không những thế, nó còn giúp ích trong nền kinh tế của nước ta, trong nông nghiệp, trong y học, đem lại cho chúng ta những giá trị về mặt tinh thần Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những con người không biết trân trọng, yêu quý và bảo tồn chúng, bắt chúng, rao bán , vận chuyển, thậm chí còn chỉ lấy các bộ phận trên thân chúng như: sừng Tê giác, mật Gấu,… Những hành động thật độc ác và dã man ấy xứng đáng phải được lên án, và chịu trách nhiệm thật nặng Vậy, khi chúng ta nghe thấy, xem qua thời sự, ti vi, báo đài thì sinh viên chúng ta cần làm gì để bảo vệ động vật hoang dã? Nghe thì khó, vì chúng ta mới chỉ ở tuổi đôi mươi, chưa có gì, cũng chưa dám làm Nhưng biện pháp tốt nhất để sinh viên có thể góp phần vào việc nhận thức về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã đó chính là việc tuyên truyền.

Thứ nhất, Nhà trường cùng với các Ban ngành, toàn thể nên tổ chức buổi tuyên truyền để giúp sinh viên có thể nâng cao được nhận thức của bản thân về việc bảo vệ động vật hoang dã trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, là đối với các bạn vùng núi, vùng đồi, nơi có nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, cần trang bị cho các bạn sinh viên ấy những kiến thức cụ thể, các hình ảnh minh họa, các bài tuyên truyền đầy cảm hứng, giúp họ biết thêm nhiều hơn về vấn đề vô cùng cấp bách này. Tuyên truyền về vai trò và sự cần thiết của động vật haong dã cũng giúp sinh viên biết thêm về 1 thứ kiến thức mới vô cùng hữu ích cho cuộc sống Nó cũng là hành trang cho những bạn sinh viên có đam mê đi du lịch, đi tới các vùng đồi núi, đam mê với các loài động vật, am hiểu sâu hơn về vấn đề này Nhà trường cũng cần tuyên truyền sâu sắc hơn về nạn buôn bán, vận chuyển, tràng tữ các loài động vật hoang dã để sinh viên có thể biết và ngăn chặn nếu có xảy ra tình trạng này.

Thứ hai, sinh viên chúng ta cũng cần tự ý thức được về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã nếu có những hoạt động, những buổi tuyên truyền từ Nhà trường, từ đài báo, từ ti vi,… Sinh viên cũng tự ý thức được vấn đề này quan trọng và cấp bách như thế nào, từ đó, sinh viên cũng có thể tự đi tuyên truyền cho mọi người xung quanh, tự in ấn, làm các hoạt động tuyên truyền trên đường phố, trên loa đài của phường/xã, của quận/huyện Nhất là trong Hà Nội, rất nhiều sinh viên đến từ tỉnh lẻ, các trường đại học lớn nhỏ, còn có cả những người rời quê lên Hà Nội lập nghiệp, sinh viên chúng ta cần tuyên truyền, vận động để các bạn sinh viên khác có thể hiểu được, biết được, và làm được Sinh viên có thể tạo lập câu lạc bộ, team tuyên truyền về vấn đề bảo vệ đông vật hoang dã, đi tuyên truyền mọi nơi, các trường đại học,… Ngoài ra, vì dịch COVID-19, chúng ta có thể tuyên truyền bằng các trang mạng xã hội, các đài báo, âm thanh, loa đài để tiếp cận người dân và sinh viên một cách tốt nhất Từ đó có thể giúp sinh viên nâng cao được nhận thức về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã tốt hơn, biết được và hiểu được vấn đề hơn.

Nói tóm lại, sinh viên chúng ta, ngoại trừ việc Nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, vận động thì bản thân chúng ta cũng nên tự ý thức, tự tuyên truyền vận động đối với những người xung quanh, các bạn của chúng ta,… về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã vì bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên 25 3.3 Tổ chức chiến dịch, hoạt động tình nguyện tham gia bảo vệ động vật

Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã là một trong những việc làm thiết yếu nhằm đem lại những hiểu biết đúng đắn cho sinh viên Trong đó phải kể đến các quy định về quản lí động vật hoang dã, quy định xử lí vi phạm pháp luật về động vật hoang dã và cứu hộ động vật hoang dã.

Nước ta đã có nhiều luật, quyết định, nghị định về động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã Trong đó phải kể đến: Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Chỉ đạo số 16315/QLD-

MP của Cục quản lý dược về tăng cường bảo vệ động vật thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm… Bên cạnh đó còn có Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES) là một hiệp định quốc tế giữa các chính phủ với mục đích đảm bảo rằng buôn bán quốc tế các mẫu vật động vật hoang dã và thực vật không đe dọa đến sự tồn tại của loài [16,tr.5].

Có kiến thức cơ bản về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên sẽ có cái nhìn đúng đắn, nhận thức rõ ràng và có những hành động tích cực góp phần bảo vệ và cải thiện những tồn đọng đáng e ngại trong cuộc sống hiện nay Dù pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã chưa thực sự hoàn thiện nhưng với việc cải thiện nhận thức của người dân, đặc biệt là lớp trẻ sẽ góp phần nâng cao tầm quan trọng của pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, hướng tới những mục đích và giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

3.3 Tổ chức chiến dịch, hoạt động tình nguyện tham gia bảo vệ động vật hoang dã

Bảo vệ động vật hoang dã là một điều vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện nay-tốc độ suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra chưa từng có trong lịch sử. Song song với các biện pháp pháp lý, giáo dục, việc tổ chức các chiến dịch hoạt động thực tế, tham gia bảo vệ động vật hoang dã cũng là một giải pháp vô cùng quan trọng, hiệu quả Đặc biệt là đối với đối tượng sinh viên Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội.

Việt Nam luôn tích cực tham gia nhiều tổ chức, hiệp định liên chính phủ về bảo vệ động vật dã như: Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (CITES), hợp tác với nhiều tổ chức bảo vệ động vật như: tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Hiệp hội Bảo tồn động vật (WCS), Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), và còn rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang hoạt động vì quyền lời động vật tại Việt Nam Vì vậy việc tổ chức các chiến dịch, hoạt động thực tế tham gia bảo vệ động vật đã không còn quá xa lạ với người dân Tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh thêm các hoạt động tình nguyện, các chiến dịch này, hướng tới đối tượng trẻ nhiều hơn. Nhà nước, các cơ quan ban ngành, các tổ chức hợp pháp đều có thể tổ chức, kêu gọi các chiến dịch này Đối tượng tham gia hưởng ứng là các tổ chức, cơ quan, người dân trên toàn quốc Mỗi các nhân khi tham gia không chỉ cần tích cực hoạt động mà còn có trách nghiệm đóng góp thúc đẩy những chiến dịch, phong trào này, tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh cùng tham gia Khi được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, thì mục tiêu cuối cùng của các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã này mới có có tính khả thi.

Các chiến dịch, hoạt động tình nguyện có thể tổ chức trực tiếp, qua hình thức phong phú: hoạt động kí tên phản đối/ đề nghị một quyết định, điều luật, hành động ; tổ chức triển lãm, các hội thi, giải đấu thể thao vì động vật hoang dã Trước đây, nhiều tổ chức đã từng lập ra chiến dịch trực tiếp Điển hình là: nằm trong chiến dịch “Bảo vệ tê giác” do ENV- Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên khởi xướng Tháng 12/2015, phối hợp cùng ENV, câu lạc bộ chạy tình nguyện Red River Runners tổ chức giải chạy Sông Hồng thường niên lần thứ 9 với chủ đề “chạy vì tê giác” Sự kiện đã thu hút hơn 500 người Việt Nam và ngoại quốc tham gia[12].Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cũng từ phối hợp với hơn 300 các cơ quan của chính phủ, các doanh nghiệp, đặt các bảng thông tin về bảo vệ hổ cũng như các loài hoang dã khác tại lối vào sảnh chính, treo băng rôn tại các chợ lớn [13].

Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch Covid 19, các hoạt động trực tiếp không thể tổ chức, ta vẫn có thể phát triển các chiến dịch, hoạt động tình nguyện này trên nền tảng online Với việc sử dụng các trang mạng xã hội uy tín để kêu gọi, các chiến dịch vẫn có được sự hưởng ứng nhiệt tình từ mọi người Có thể kể tới sự kiện online hưởng ứng ngày quốc tế đa dang sinh học 2020, SVW- Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam phối hợp với các Câu lạc bộ về bảo vệ môi trường và thiên nhiên tổ chức sự kiện online với chủ đề "Hành động 3 không: Không ăn, không sử dụng, không tiếp tay cho mua bán tiêu thụ động vật hoang dã" Sự kiện diễn ra từ ngày 18/05 – 22/05/2020, với các hoạt động: Đổi khung Avatar trên Facebook; tham gia minigame Đăng hình động vật hoang dã sắp tuyệt chủng ở Việt Nam, kèm thông điệp: "Tôi cam kết Hành động 3 không: Không ăn, không sử dụng, không tiếp tay cho mua bán tiêu thụ động vật hoang dã mừng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020"; vận động gây quỹ Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam Sự kiện này đã thu hút được sự hưởng ứng của rất nhiều bạn trẻ trên toàn quốc [6].

Hướng tới đối tượng là sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ta hoàn toàn có thể tổ chức các hoạt động tình nguyện, chiến dịch như trên nếu có được sự cho phép và giúp đỡ từ nhà trường Các chiến dịch, hoạt động tình nguyện này không những có vai trò vô cùng to lớn tới nhận thức của sinh viên về bảo vệ động vật hoang dã, mà còn tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, gắn kết sinh viên.

Ngày đăng: 02/12/2022, 08:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện] - (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội
tr ích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện] (Trang 26)
liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện] - (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội
li ệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện] (Trang 27)
Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện] - (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội
li ệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện] (Trang 29)
Bảng 1.1. Nhóm 1: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại - (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội
Bảng 1.1. Nhóm 1: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (Trang 43)
Bảng 1.2. Nhóm II: Động vật rừng hạn chế - (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội
Bảng 1.2. Nhóm II: Động vật rừng hạn chế (Trang 47)
w