Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội (Trang 25 - 57)

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề

2.1. Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên

Đại học Văn hoá Hà Nội

2.1.1. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về động vật hoang dã

Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang sinh sống, là một xích mắc đóng góp những vai trị vơ cùng quan trọng trong chuỗi chuyển hoá sinh học đang diễn ra, trong việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Hiểu được sự tồn tại của động vật hoang dã là vô cung quan trọng, sinh viên Trường Đại học Văn hoá đã nhận thức về vai trò của chúng đối vời đời sống của con người như sau: sinh viên cho rằng vai trị đó là đóng góp vào sự đa dạng sinh học (chiếm 84%); văn hoá tinh thần, thực phẩm (chiếm 30%); tạo nên sự cân bằng sinh thái (chiếm 84%); điều tiết, bảo vệ môi trường sống (chiếm 64%); cả 4 ý kiến trên (chiếm 2,1%); tất cả các ý kiến trên (chiếm 2%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ khảo sát tầm quan trọng của động vật hoang dã

Có thể thấy rằng, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hố phần lớn có nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết cũng như vai trò của động vật hoang dã trong xã hội ngày nay. Mặt khác, đang có rất nhiều loại động vật hiện nay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm các lồi động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe doạ khác nhau. Một số loài động vật hoang dã có trong Sách đỏ theo hiểu biết của các bạn sinh viên đưa ra đó là: ác là, báo gấm, bào ngư vành tai, hạc cổ đen, giang sen, cị nhạn, tê tê, sao la, sói đỏ, tê giác, Cầy giấm, hổ, cỏ thìa, Báo gấm, bị tót Đơng Dương, Gà lơi lam đi trắng (Lophura hatinhensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà so cổ hung (Arborophila davidi) [ Số liệu được

trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

2.1.2. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về việc bảo vệ động vật hoang dã

Bảo vệ và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã đang là mục tiêu chung của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Bảo vệ động vật hoang dã là một hành động không chỉ nhằm bảo vệ mơi trường sống của chúng nói riêng mà cả giới tự nhiên, đời sống tinh thần của con người nói chung. Mục đích của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối

với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này. Về phần khảo sát mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra những nhận định sau: Góp phần bảo vệ mơi trường sống của con người (chiếm 54%); cân bằng sự đa dạng sinh học (chiếm 72%); bảo vệ nguồn gen quý hiêm của các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm (chiếm 86%); phục vụ các đóng góp về y học, nơng nghiệp (chiếm 58%); tất cả ý kiến trên (chiếm 2%) [ Số

liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ khảo sát mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã

Từ nhận thức về vai trò của động vật hoang dã, tầm quan trọng cũng như mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên có thể có thêm nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo vệ động vật, giúp cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển. Việc này cũng làm tăng nhận thức về mức độ cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã trong xã hội ngày nay. Theo kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên cho rằng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã là có cần thiết chiếm 21,2%, sinh viên cho rằng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã là ít cần thiết chiếm 3.0%, số các bạn sinh viên còn lại cho rằng vấn đề này là đặc biệt cần thiết chiếm phần lớn nhất (75,8%) [ Số liệu được trích

Qua nghiên cứu khảo sát về hiểu biết tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra các biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã như sau: Dừng mua các loài động vật hoang dã, vì khơng có người mua thì khơng có kẻ bán; phát hiện cần báo ngay cho cơ quan chức năng theo đường dây nóng; truyền tải với mọi người; cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính phủ; sự chung tay góp sức của tất cả các nước trên thế giới trong việc nâng cao nhận thức của con người về bảo vệ động vật hoang dã; Ban hành luật nghiêm ,có các chính sách bảo vệ động vật; tham gia vào các hoạt động, tổ chức góp phần bảo vệ động vật hoang dã; không khai thác động vật hoang dã cho mục đích giải trí, khơng mua các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý hiếm không mặc, dùng sản phẩm làm từ da hoặc lông thú lập các khu bảo tồn động vật hoang dã gây dựng môi trường sống chẳng hạn như trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, xây dựng khu bảo tồn.

2.1.3. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về luật pháp, việc mua bán, trao đổi động vật trái phép

Trên thực tế, vấn đề bảo vệ động vật hoang dã hiện nay đang đối diện với nhiều mối hiểm nguy, đe doạ khi nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí biến mất khỏi danh sách các lồi động vật hoang dã. Việc này phần lớn do nạn săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép – một trong những vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi được đặt vào tình huống nhận thức về việc động vật hoang dã bị giết mổ, ngược đãi và săn bắt, các bạn sinh viên đã có phản ứng như sau: một số bạn cho rằng đó là hành vi vơ nhân đạo, đáng lên án và xử phạt thích đáng (chiếm 97%); một số bạn cho rằng đó là chuyện bình thường, khơng thực sự đáng lo ngại (chiếm 2%); số ít cịn lại chọn khơng quan tâm đến vấn đề này (chiếm 1%). Theo kết quả khảo sát về các nhóm động vật được phép khai thác, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có hiểu biết như sau: Nhóm động vật được phép khai thác là nhóm động vật hoang dã có nguồn gốc ni,ghép (chiếm 92%); nhóm động vật hoang dã khơng rõ nguồn gốc (chiếm 4%); nhóm động vật hoang dã có nguồn gốc di cư từ nước ngoài vào sinh sống (chiếm 4%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Ngày nay, nhiều quốc gia có các cơ quan chính phủ và các tổ chức (bao gồm cả các tổ chức phi lợi nhuận), thiết chế dành riêng cho việc bảo tồn và gìn giữ các lồi động vật hoang dã, nhằm hỗ trợ tăng cường việc thực hiện chính sách được thiết kế để bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng cịn khơng ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ. Việc này do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như sự gia tăng dân số và mức tiêu dùng, thay đổi phương thức sử dụng đất, khai thác quá mức tài nguyên, sự xâm nhập của các loài ngoại lai, những tác động của biến đổi khí hậu. Theo khảo sát, những nguyên nhân dẫn đến việc động vật hoang dã ngày càng bị khia thác quá mức được các bạn sinh viên đưa ra là: bùng nổ dân số ngày càng gia tăng ( chiếm 56%); tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã (chiếm 86%); sự phát triển của công nghệ, kĩ thuật (chiếm 36%). Một số nguyên nhân khác (chiếm 18%) được các bạn đưa ra đó là nguyên nhân từ việc săn bắn trộm, trái phép phục vụ cho con người, để kiếm lời cho bản thân; nguyên nhân từ các hoạt động vô nhân tính của con người bao gồm khai hoang để lấy đất trồng trọt, hoạt động buôn bán; lời đồn thất thiệt về công dụng của động vật hoang dã; thiên tai có thể tiêu diệt nhiều lồi. Ví dụ chúng ta có cháy rừng, hạn hán, bão, núi lửa,v.v. Con người đang khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm hệ sinh thái và di dời các cộng đồng [

Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ khảo sát nguyên nhân động vật hoang dã bị khai thác quá mức

Thực trạng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã ngày nay đang có xu hướng săn bắt và bn bán trái phép động vật hoang dã ngày càng phức tạp, mang tính quốc tế hóa, mức độ chưa có dấu hiệu giảm, tính chất cũng nghiêm trọng hơn: có nhiều vụ đã lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu vật được tịch thu, bắt giữ. Đơn cử như, quy mô dân số của Việt Nam đang dần tiến đến con số 100 triệu người là sức ép rất lớn lên các hệ sinh thái – nơi cung cấp các nguồn sống cho con người. Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng thiên nhiên, sử dụng các loài động thực vật hoang dã phục vụ nhu cầu cuộc sống đã ăn sâu trong văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Các lồi đơngg̣ thực vâṭhoang da đã và đang bi khai thac can kiêṭ. Trong những năm gần đây, khi đời sống kinh tế được nâng cao, Việt Nam thậm chí đang được cho là điểm đến của nhiều sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác, tê tê, … từ nhiều nơi trên thế giới để phục vụ nhu cầu của tầng lớp "nhà giàu mới nổi". Việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã quá mức đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể dễ dàng nhìn thấy, chẳng qua là chúng ta đã phớt lờ hoặc khơng muốn nhìn thấy điều đó. Theo kết quả khảo sát, sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra nhận thức về hậu quả của việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã quá mức như sau: nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm (chiếm 92%); làm suy giảm sự đa dạng sinh học (chiếm 80%); ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người (chiếm 60%); phá hỏng sự cân bằng hệ sinh thái (chiếm 76,6%); các ý kiến khác (chiếm 78%); cả 4 ý kiến trên (chiếm 2%). Một số những ý kiến khác (chiếm 6%) về mặt hậu quả mà các bạn sinh viên đưa ra như sau: có khả năng lây nhiễm virus; làm ảnh hưởng tới mơi trường sống của nhiều lồi động vật hoang dã làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi [ Số liệu được trích dẫn từ bảng

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ khảo sát hậu quả của việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã

2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Thơng qua thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hố Hà Nội, có thể thấy sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về động vật hoang dã. Sinh viên cũng bày tỏ thái độ bản thân về việc động vật bị săn bắt trái phép, nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ động vật hoang dã trong cuộc sống và có nhận thức chung về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân khi có thể góp một phần vào cơng tác bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên đó chỉ là số lượng các sinh viên đã tham gia khảo sát. Vì vậy, để giúp sinh viên Trường Đại học Văn hố Hà Nội có thể nâng cao nhận thức bản thân về động vật hoang dã cũng như có hành động bảo vệ động vật hoang dã, thì vẫn có những vấn đề cần được giải quyết.

Đầu tiên có thể nói đến các hoạt động tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã. Các hoạt động tuyên truyền tuy đã được thực hiện nhưng cũng không nhiều và chưa được chú ý đến. Mặc dù sinh viên đã có nhận thức về động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên đó vẫn chỉ là số ít và vẫn cần nhiều hoạt động tuyên truyền trong phạm vi nhà trường để các sinh viên khác có

thêm hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã. Sinh viên vẫn còn thụ động trong việc tự tiếp thu kiến thức về bảo vệ động vật hoang dã và cũng cần chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền được nhà trường tổ chức.

Ngồi ra sinh viên cịn chưa có nhiều hiểu biết về các bộ luật, các quy định quản lí bảo vệ động vật hoang dã. Đó sẽ là một trong những khó khăn khi muốn sinh viên tham gia, góp phần vào cơng tác bảo vệ động vật hoang dã. Vì vậy cần có giải pháp thiết thực để sinh viên có thể tiếp xúc nhiều hơn, có kiến thức cơ bản các nội dung về bảo vệ động vật hoang dã trong pháp luật.

Thêm vào đó, ngồi việc tun truyền thì cịn các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã vẫn chưa phổ biến, chỉ có số ít sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tham gia bài khảo sát đã biết đến hoặc đã tham gia vào hoạt động bảo vệ động vật hoang dã. Các hoạt động để bảo vệ động vật hoang dã có thể thực hiện bằng rất nhiều hình thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, khi sinh viên cần hạn chế việc ra đường và tham gia các hoạt động tụ tập đơng người, thì vẫn khơng thể phớt lờ đến việc tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và những hoạt động được vẫn có thể tổ chức nhưng theo các hình thức khác.

Cũng có thể nhắc đến vấn đề kiến thức được giảng dạy về động vật hoang dã tại môi trường học. Nhận thức của sinh viên về động vật hoang dã ở bài khảo sát có thể là hiểu biết của bản thân hay cũng có thể là suy đốn của sinh viên và lựa chọn đáp án. Hiện tại trong các giáo trình cũng chưa xuất hiện nhiều những kiến thức về động vật hoang dã được lồng ghép trong trong nội dung, chưa thật sự có khả năng giúp sinh viên có thể nâng cao được hiểu biết về động vật hoang dã. Việc này dẫn đến sinh viên chưa hiểu được được tầm quan trọng của động vật hoang dã cũng như sự cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã.

Tiểu kết

Cuộc sống này càng hiện đại thì càng đặt ra nhiều vấn đề giải quyết, đã tạo áp lực vô cùng lớn về môi trường, dân số, việc làm và vơ số vấn đề khác, trong đó có việc giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã .

Nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã cho sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu, được ưu

tiên hàng đầu trong các hoạt động tuyên truyền cơng tác sinh viên, được sự quan tâm thích đáng của nhà trường nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Qua việc nghiên cứu thực trạng thấy rằng hầu hết các sinh viên đã có ý thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã nhưng vẫn còn một số ít sinh viên chưa thực sự hiểu biết về vấn đề. Từ đó đặt ra một số vấn đề cần phải nghiên cứu phát huy nâng cao hơn hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thay đối ý thức suy nghĩ sinh viên, đưa động vật hoang dã và “mơi trường” an tồn cùng với sự phát triển của xã hội đồng thời nâng cao hơn nữa bộ mặt của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VỀ BẢO VỆ ĐỘNG

VẬT HOANG DÃ

3.1. Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Động vật hoang dã là lồi khơng thể thiếu trong cuộc sống của thế giới nói

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo KHOA học NÂNG CAO NHẬN THỨC về bảo vệ ĐỘNG vật HOANG dã CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học văn hóa hà nội (Trang 25 - 57)

w