Giới thiệu về công ty
Nguồn lực
- Về nguồn lực của công ty
- Giám đốc: Nguyễn Huy Hữu
- Phó giám đốc: Trương Anh Tú, Đoàn Phương Quang
- Phòng Marketing: Phạm Tú Quyên
- Phòng nhân sự: Trịnh Trần Minh Tâm
- Phòng tài chính: Trương Lê Phượng My
- Phòng hệ thống công nghệ thông tin: Nguyễn Đại Phú
- Phòng chăm sóc khách hàng: Trần Khải My
Giới thiệu
- Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Hz-Coffee, được viết tắt bởi Happy Zone với tên đầy đủ là The Happy Zone Chuyên cung cấp về dịch vụ cà phê.
- Trong bối cảnh thức uống ngày càng ưa chuộng đặc biệt là cà phê Trong đó, hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều công ty dịch vụ cà phê đang rất vững mạnh Vì vậy, Chúng tôi quyết định thành lập một thương hiệu cà phê tạo nên sự khác biệt và thức uống mới lạ mà không trùng lập với bất kì thương hiệu cà phê nào trên thị trường.
- Với lý tưởng sẽ trở thành một thương hiệu cà phê quen thuộc và tin tưởng với nhân viên văn phòng Hz-Coffee sẽ mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất của chúng tôi Với khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng , freelancer với Slogan “Creative - Quiet – Effective” Vì vậy, Chúng tôi đang ngày càng nỗ lực để mang đến cho khách hàng một không gian ưu tiên sự yên tĩnh, hiệu quả, tập trung vào chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ từ nhân viên, tạo sự thoải mái nhất có thể đối với khách hàng.
Về tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
- Doanh nghiệp chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những loại thức uống ngon, chất lượng với mức giá hợp lý cùng với dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, và đồng thời trở thành nơi có không gian làm việc lý tưởng, thư giãn thoãi mái cho tất cả mọi người.
- Trở thành 1 thương hiệu coffee chất lượng tại khu vực và hơn nữa, tạo nên 1 thương hiệu quen thuộc, được nhiều người tiêu dùng tin cậy, yêu thích và lựa chọn b Sứ mệnh
- Mang lại cho bạn không gian thoải mái, tĩnh lặng với những tách cà phê tuyệt vời là niềm vui và là trách nhiệm của chúng tôi Tính sáng tạo, năng động, nhiệt tình của dội ngũ nhân viên là giá trị cốt lõi là nền tảng tạo ra dịch vụ tốt nhất góp phần đưa cà phê có vị thế trên thị trường. c Mục tiêu
- Tạo không gian thoải mái cho khách hàng với cách thức phục vu chuyên nghiêp.
- Gia tăng và hoàn thiện tốt nhất các dịch vụ của quán.
- Xây dựng một chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. d Giá trị cốt lõi
- Giá trị cốt lõi của The Happy Zone là : “Đổi mới và Hiệu quả”
- Đổi mới là The Happy Zone sẽ cố gắng cập nhật những sản phẩm chất lượng, tốt nhất cho khách hàng, mang đến những hương vị mới, làn gió mới cho khách hàng tận hưởng Bên cạnh đó của hàng sẽ được thiết kế một cách mới lạ và ấn tượng với khác hàng.
- Hiệu quả là The Happy Zone mang đến một không gian làm việc lý tưởng, mang lại hiểu quả cao trong công việc và học tập tại cửa hàng.
Giới thiệu Website
https://thehappyzonecoffee.wixsite.com/thehappyzonecoffee
Mô hình kinh doanh và hình thức doanh thu
Mô hình kinh doanh
- Ngày nay, cửa hàng nhượng quyền Coffee đang trở thành xu hướng của những người muốn khởi nghiệp mô hình này với số vốn nhất định trong tay Vì thế việc lựa chọn mô hình kinh doanh chuỗi cà phê nhượng quyền Hz- Coffee của chúng tôi cũng có lợi ích như:
The Happy Zone Coffee hỗ trợ quy trình vận chuyển đối tác một cách chuyên nghiệp.
Các loại đồ uống có trong menu sẽ được The Happy Zone Coffee niêm yết đúng giá.
Khi có khả năng về tài chính, Hz-Coffee sẽ hỗ trợ tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp Thủ tục thực hiện nhanh chóng nếu đáp ứng đủ các tiêu chí.
- The Happy Zone sẽ liên kết với các công ty có mô trường làm việc lý tưởng, Hz-Coffee sẽ liên kết với các công ty khác để đặt cửa hàng trong toà nhà làm việc của dân văn phòng Hoặc biến cửa hàng của mình thành 1 văn phòng làm việc của các công ty có môi trường làm việc lý tưởng như Nest By AIA. b Mô hình B2C
- Doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ Còn người tiêu dùng mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường và không phát sinh thêm gia dịch tiếp theo
- Kinh doanh theo mô hình B2C Hz-Coffee sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng và mọi hoạt động mua bán giao dịch sẽ diễn ra trên môi trường Internet Doanh nghiệp sẽ bán trên các sàn thương mại điện tử
Hình thức doanh thu
- Giá nhượng quyền thương hiệu của Hz-Coffee đã bao gồm: phí đào tạo, phí setup…)
- Phí nhượng quyền hàng tháng 8%
- Phí quản lí hàng tháng 6%
- Chia sẻ doanh thu bên doanh nghiệp nhượng quyền 80%, bên mua thương hiệu 20% Con số tỉ lệ có thể thỏa thuận giữa hai doanh nghiệp b Phí bán hàng
- Phí bán hàng là phí thu được từ những giao dịch bán sản phẩm trên website Mỗi sản phấm với giá thành khác nhau được bán đi sẽ thu tiền về cho doanh nghiệp Hz-Coffee mang đến cho người tiêu dùng hầu hết các hình thức thanh toán trả trước và trả sau đa dạng Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt khi được giao hàng, qua thẻ ghi nợ nội địa, hay các thẻ tín dụng quốc tế phố biến như Visa, Mastercard, JCB
Tầm nhìn sứ mệnh trong 3 năm tới
Tầm nhìn
- Trở thành một thương hiệu quen thuộc của mọi người và đặc biệt là nhân viên văn phòng
- Xây dựng được 1 chỗ đứng vững chắc trong thị trường
Sứ mệnh
- Mang lại cho khách hàng không gian tĩnh lặng, thoải mái để làm việc.
- Cam kết hương vị và chất lượng sản phẩm khi khách hàng đến với thương hiệu
Mục tiêu
- Tăng cường tiếp thị để thu hút khách hàng trong giai đoạn mới thành
- lập.Tạo không gian thoải mái cho khách hàng với cách thức phục vụ chuyên nghiêp.
- Gia tăng và hoàn thiện tốt nhất các dịch vụ của quán.
Phân tích thị trường
Quy mô ngành hàng
- Trong thời đại hiện nay thì cà phê đã và đang trở thành một thức uống không thể thiếu với rất nhiều người Đặc biệt đối với thị trường Việt Nam, với quy mô dân số xấp xỉ 100 triệu người (cụ thể là 98.943.593 người – theo số liệu từ Liên Hợp Quốc) và GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt 3.694,02 USD trong năm 2021 Tại Việt Nam, cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm đạt trên 3 tỷ USD Theo báo cáo của Euromonitor, thì chỉ tính riêng thị trường cà phê cà trà cho các chuỗi nhà hàng lớn tại Việt Nam đã đạt đến con số 1 tỷ USD vào cuối năm 2019 Về giá trị cà phê bán lẻ, năm 2018, thị trường cà phê đạt gần 8500 tỉ VNĐ.
- Từ những điều đó khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho các mặt hàng thuộc nhóm ngành dịch vụ Hiện nay thị trường được chia làm 2 phân khúc chính là cà phê rang xay và cà phê hòa tan, trong đó cà phê rang xay chiếm 1/3 thị trường, còn lại là cà phê hòa tan Trong phân khúc cà phê hòa tan cũng chia thành 2 phần khúc nhỏ là cà phê hòa tan nguyên chất và cà phê hòa tan trộn lẫn
- Nescafe của Nestle, G7 của Trung Nguyên, Vincafe và Wake up của Vincafé Biên Hòa, Café Phố của Food empire Singapore là top 5 thương hiệu có mức độ nhận biết cao nhấn Nestle dẫn đầu với 35%, tiếp theo là Vincafe với 20,3% và Trung Nguyên 18,7%, cuối cùng là Food Empire với 3.6% Hơn 21% còn lại là thương hiệu khác Điều thấy thị trường cà phê đã được định hình rất rõ, khó có cơ hội cho những tay chơi mới.
- Về cà phê rang xay với sự chiếm ưu thế của 7 ông lớn lần lượt là:
Highlands Coffee, The Coffee House, Trung Nguyên, Aha Coffee, Starbucks Việt Nam, Cộng Cà phê, Phúc Long Coffee & Tea với tổng cộng số lượng quán cà phê trên cả nước lên đến hơn 25.000 thì thực tế vẫn chưa có tên tuổi nào giành được thị phần áp đảo trên thị trường, và vẫn còn khá nhiều cơ hội cho các tên tuổi khác tiếp tục mở rộng thị phần của mình.
Đặc điểm
4 Phân tích Cung, Cầu a Cung
Diện tích cà phê ở Việt Nam
- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015-2020 có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng Diện tích cà phê lớn đáp ứng được nhu cầu của thị trường và sẽ không rơi vào tình trạng khan hàng Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan như một số diện tích cà phê khai hoang chưa cho thu hoạch chuyển đổi sang cây trồng có hiệu quả như rau, hoa nên diện tích trồng cà phê năm 2020 sẽ giảm.
- Lượng sản xuất của cà phê mỗi năm
Năm Sản lượng ( triệu tấn )
- Năm 2018, sản lượng cà phê đạt mức 1.62 triệu tấn, tăng 94000 tấn so với năm 2017
- ICO ước tính sản xuất tại Việt Nam tăng 4,4% lên 31,2 triệu bao trong năm2019 Sản lượng cà phê lên tới 1,788 triệu tấn Sản lượng có sự biến động trongnăm 2019 Những tháng đầu năm, sản lượng có xu hướng giảm, giảm 1,3% xuống 30 triệu bao do thời tiết khắc nghiệt Tuy nhiên, từ T9/2019, sản lượng được phục hồi nhanh chóng và đạt kỉ lục với khoảng 32 triệu bao Chính vì vậy, năng suât cà phê nước ta đạt khoảng
26 tạ/ ha, gấp 3 lần so với thế giới.
- Năm 2020, sản lượng giảm xuống khoảng 1,74 triệu tấn Trước đó hồi tháng 11, USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020 -
2021 sẽgiảm 3,5% so với niên vụ 2019/20, xuống còn 30,2 triệu bao (mỗi bao 60 kg).
Số lượng các nhà sản suất trong ngành
- Theo Vicofa, hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở sản xuất cà phê hoà tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm
Biểu đồ lượng cà phê xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2018 – 2020
- Năm 2018, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,882 triệu tấn trị giá 3,544 tỷ USD tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017.
- Năm 2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 1.883 USD/tấn.
- Cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng 27,55 triệu bao), với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, giảm 11,92 % về lượng và giảm 19,28% về giá so với xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta.
- Trong năm 2020, cả nước xuất khẩu 1,57 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình 1.751,2 USD/tấn, giảm 5,6% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so với năm 2019 b Cầu
- Theo thống kê của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), mỗi ngày thế giới tiêu thụ khoảng 2,25 tỷ cốc cà phê và nhu cầu tiêu thụ cà phê hàng năm của toàn thế giới ước tăng trung bình khoảng 2-3% Nhiều nước đang đẩy mạnh phát triển tiêu thụ cà phê nội địa Bình quân đầu người hàng năm của các nước có tỉ lệ tiêu thụ cà phê cao từ 9 - 12kg/người/năm Và các nước sản xuất như Brazil, Indonesia thì tỉ lệ tiêu thụ cà phê nội địa chiếm trên dưới 30% sản lượng cà phê của Brazil, Indonesia Riêng đối với Việt Nam cách đây 5 - 10 năm, tiêu thụ nội địa chỉ đạt 6 -7% sản lượng và 0,5kg/đầu người/năm Đến nay, tiêu thụ nội địa của Việt Nam đã tăng mạnh.
- Lượng tiêu thụ những năm gần đây đã tăng từ 10-13% Lượng bình quân đầu người tiêu thụ từ 0,5kg/người/năm tăng lên từ 1,5-2kg/ người/năm, đạt trung bình khoảng 200.000 tấn/ năm Theo thống kê Bộ Nông nghiệp Hoa Kì USDA, có khoảng 19,2% tiêu thụ cà phê 47% cà phê uống liền, 53% tiêu thụ cà phê bột, có xu hướng tăng vào dịp lễ tết… Đặc biệt, cà phê rang xay được ưu chuộng hơn cả Hơn hết, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự đoán: “ Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ nâng tỷ lệ cà phê nội địa lên 25- 30%, tương đương với các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Indonesia”.
Thu nhập của người tiêu dùng
- Thu nhập của người mua liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội và nó thể hiện số tiền mà người tiêu dùng có sẵn để mua các mặt hàng Khi thu nhập của một người hoặc một nhóm người tăng lên, thì lượng cầu cũng tăng theo Ngoài ra, giá của hàng hoá cơ bản có khả năng thay đổi thu nhập thực tế hoặc thu nhập thực tế của người mua.Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019 Về chi tiêu hộ gia đình, năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với năm 2018 Năm 2020 là một năm ngườidân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, có thể thấy rằng chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ.
- Khi thu nhập tăng thì cầu đối với hầu hết hàng hóa đều tăng Xét mối tương quan giữa thu nhập và sản lượng tiêu thụ, có thể nói rằng cà phê là hàng hóa -thông thường Do khi thu nhập tăng kéo theo cầu về cà phê tăng.
- Đối với thị trường cà phê trong nước thường xuyên bị biến độngtheo xu hướng của thị trường thế giới dẫn tới hiện trạng các đại lý và nhà xuấtkhấu Việt Nam thường xuyên đầu cơ cà phê chờ thời điểm để bán với mức giá cao.
- Đối với đa số mọi người thì caffeine là an toàn và không gây hại, ít nhất là khi mộtngười trong một ngày tiêu thụ lượng caffeine có trong không quá bốn tách cà phê.Tuy nhiên thu nhận nhiều cafein vào cơ thể như vậy có thể gây ra tâm trạng lo âu,làm gián đoạn giấc ngủ hoặc làm tăng nhanh nhịp tim Nên người ta có thể sẽ tìmđến những thứ hàng hóa thay thế cho cà phê như những mặt hàng sau đây.
- Matcha trà xanh: Có mức giá 1 ly ngoài quán dao động từ 30.000 đến 40.000 một ly Bột trà xanh matcha đóng gói dao động từ 600.000 đến 700.000 trên 250g Có thể thấy giá của matcha cao hơn giá của cà phê khá nhiều.
- Cacao nóng: Loại bột cacao được bán phổ biến trên thị trường hiện nay dao động từ 50.000 đến 80.000 trên 250g Đối với ly cacao pha sẵn có mức giá 25.000 trên 1 ly Giá của cacao tuy không chênh lệch với cafe nhiều nhưng vẫn chưa được ưa chuộng nhưthức uống cafe truyền thống.
- Trà đen:Loại trà đen được bán phổ biến trên thị trường dao động từ 60.000 đến 90.000 trên 250g Giá của trà đen đối với cafe cao hơn và chưa được sử dụng rộng rãi ụngrộng rãi.
- Chè xanhLoại chè khô đóng gói được bán phổ biến trên thị trường dao động từ 40.000 đến60.000 trên 250g Trà đá hay được bán ở vỉa hè đường phố dao động từ 3.000 đến 5.000 trên trên 1 cốc Lá chè dao động từ 10.000 đến 15.000 trên 250g Chè xanhcũng là thứ được người tiêu dùng ưa thích, có giá bình dân và được dùng để thay thế cafe khá phổ biến
Thị hiếu người tiêu dùng
Xác định phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng, hành vi, sở thích
- Thương hiệu sẽ hướng tới tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng cà phê Nhưng sẽ tập trung vào các đối tượng Freelancer, nhân viên văn phòng, các doanh nghiệp có môi trường làm việc lý tưởng. c Hành vi, sở thích:
- Việt Nam là quốc gia xuất khẩu café lớn thứ 2 trên thế giới, có nền văn hóa thưởng thức café độc đáo và lâu đời được du khách quốc tế yêu thích.Thói quen dùng café vào mỗi sáng đã đi sâu vào tâm thức của đại bộ phận dân số Việt Nam
- Đối với người thích uống cà phê: có thể uống mỗi ngày, có thể gọi là dân nghiện cà phê, họ am hiểu nhiều mùi vị cà phê khác nhau, nhưng họ bị chinh phục nhiều nhất bởi hương vị của cà phê đen nguyên chất.
- Đối với học sinh, sinh viên: họ không chỉ bị thu hút bởi các loại cà phê ngon mà còn bị hấp dẫn bởi cách thiết kế quán cafe phá cách, độc đáo
Họ đến không chỉ với mục đích thưởng thức cà phê mà đó còn là nơi để họ giao tiếp, duy trì mối quan hệ, học tập, trải nghiệm,
- Đối với nhân viên văn phòng: thường là những người có thu nhập ổn định, có nhu cầu uống cà phê vào buổi sáng, trưa hay thiết thực hơn đó là nơi để họ gặp gỡ đối tác, khách hàng của mình Họ chú trọng đến sự sạch sẽ, đơn giản, tiện lợi, tinh tế, chất lượng đồ uống và không gian quán là điểu khiến họ quan tâm hàng đầu
- Đối với freelance: đây là nhóm khách hàng cần nhiều sự tập trung, họ thường ra quán cafe để tìm không gian thoải mái để làm việc, cần trang bị ánh sáng tốt, không gian yên tĩnh đủ thoáng mát Nhóm khách hàng này chúng ta nên phục vụ thêm cả thức ăn nhanh như các loại bánh ngọt, để tiện lợi hơn trong lúc khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của quán
- Khách hàng mua sản phẩm là cà phê, họ muốn mua giá trị mà sản phẩm đó mang lại Mỗi khách sẽ có những lựa chọn khác nhau từ những sản phẩm có giá trị khác nhau Nhưng, khách hàng nào cũng muốn mua sản phẩm chất lượng nhất và đi kèm một dịch vụ tốt Ngoài tạo sự khác biệt trong sản phẩm của mình, Chúng tôi cố gắng mang lại những tách cà phê ngon nhất và một không gian tốt nhất đến với các khách hàng
- Xác định khách hàng của mình là ai Đối với thương hiệu của chúng tôi, khách hàng sẽ sử dụng tại của hàng và sử dụng không gian quán Nhân viên văn phòng, freelancer, doanh nghiệp có môi trường làm việc lý tưởng,… những đối tượng thật sự cần một không gian làm việc hiệu quả, một nơi tiếp khách hàng.
- 1 trong 3 yếu tố quan trọng để dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp đó là “vị trí” Khách hàng luốn muốn mua được sản phẩm có vị trí thuận lợi nhất Thực tế, vị trí thuận lời là yếu tố mà khách hàng sẵn sàng trả cái giá cao hơn cho cùng một mặt hàng Hz-Coffee sẽ đầu tư phát triển mạnh các cửa hàng tại những nói có nhiều khu văn phòng như quận 1, quận 3, quận 4,… Và sau đó mở rộng rãi rác ra khắp thành phố.
- Khách hàng cần mua cà phê khi họ có nhu cầu mua, thời gian, và có khả năng chi trả Nên Hz-Coffee sẽ chủ động trong mọi tình huống, mọi thời điểm để phục vụ khách hàng tốt nhất
- Hz-Coffee sẽ có một thiết kế không gian cửa hàng thành 2 khu riêng biệt vừa đáp ứng được sự yên tĩnh vừa đáp đứng được mục đính tán gẩu
- Ở Hz-Coffee sẽ phục vụ khách hàng bằng 2 loại cà phê “Robusta” và
“Arabica” nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về sở thích của khách hàng
- Chúng tôi sẽ tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều hương vị đánh vào từng phân khúc thị trường phù hợp Chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra những sản phẩm cà phê mang hương vị đặc trưng riêng của thương hiệu Bên cạnh tạo ra những sản phẩm chúng tôi còn đầu tư vào thiết kế không gian cửa hàng, vì chúng tôi biết mục đích tất cả khách hàng đến với chúng tôi là cà phê và không gian cửa hàng.
Giá trị tiêu thụ, số lượng tiêu thụ 2018, 2019, 2020
Quy mô các chuỗi thương hiệu cà phê lớn tại VN năm 2020
- Nhìn vào biểu đồ này ta có thể thấy sự vượt trội của Highland Coffees với sốlượng quán chiếm tới hơn 30% tổng số quán của các chuỗi được đưa vào thống kê.Nhưng so với con số tổng cộng hơn 25.000 quán cà phê trên cả nước thi tổng sốlượng quán của cả 7 chuỗi trên vẫn còn khá là rất ít ỏi Điều này cũng lý giải đượcphần nào lý do khiến cho tổng thị phần của 5 trong 7 tên tuổi kể trên (bao gồmHighlands Coffee,
Starbucks, The Coffee House, Phúc Long, Trung Nguyên) cũngchỉ dừng lại ở mức 15.3% của toàn bộ thị trường.
- Cùng nhìn lại một biểu đồ khác về số lượng quán của top 5 chuỗi cà phê dẫnđầu thị trường Việt Nam thống kê vào năm 2018:
Quy mô các chuỗi thương hiệu cà phê lớn tại VN năm 2018
- Nếu đối chiếu 2 biểu đồ ta sẽ có mức tăng trưởng về số lượng quán của cả 5 thương hiệu cụ thể như sau:
- Theo báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) xuất bản tháng 5/2019, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa của thị trường Việt Nam niên vụ 2019/2020 ước tính sẽ tăng đến khoảng 3.5 triệu bao (với ưu thế của cà phê rangxay ở mức 3 triệu bao)
- xem xét thêm một chỉ tiêu khác đó là tổng giá trị bán lẻ của thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 đến 2018 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây
Tổng giá trị bán lẻ của thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 (nguồn www.statista.com)
- Nhìn vào biểu đồ này ta thấy được sau 5 năm tổng giá trị thị trường đã tăng1.73 lần từ mức gần 4900 tỷ đồng vào năm 2013 đến mức gần 8500 tỷ đồng vàonăm
2018 Tuy mức tăng trưởng hàng năm có sự chững lại từ 18% năm 2014xuống chỉ còn 6.4% vào năm 2018 nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng tương đối khả quan
Dự báo cho 3 năm tới
- Theo Babuki.vn, Đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến tình hình kinh tế xã hội chung của Việt Nam, đặc biệt là thị trường cà phê Tác động này chủ yếu thể hiện ở sự sụt giảm nghiêm trọng doanh số bán cà phê on-tradetrong năm 2020, trong khi đó doanh số bán tại kênh off-trade tiếp tục tăng.
- Cụ thể tại kênh off-trade, doanh số cà phê bán ra đạt 56.180 tấn, tương ứng mức tăng trưởng 8%; doanh thu bán cà phê đạt 10.255 triệu VND, tương ứng mức tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước
- Tại kênh on-trade doanh số cà phê bán ra giảm xuống còn 49.161 tấn, hay giảm 17%; kém hơn đáng kể so với mức tăng trưởng sản lượng 8% được ghi nhận trong kênh off-trade.Đến năm 2025, doanh số bán lẻ cà phê được dự báo sẽ đạt 67.789 tấn, tương ứng mức doanh thu 14.333 triệu đồng với mức tăng trưởng kép trung bình hàng năm là 7%.
- Doanh số cà phê kênh on-trade sẽ dự kiến phục hồi hoàn toàn chậm nhất vào
2022 Trong năm 2020 đến 2025 lĩnh vực dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại, và hỗ trợ sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số bán cà phê on- trade.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Trung Nguyên E-Coffee là một mô hình của chuỗi coffee Trung Nguyên Legend Chữ E trong E-Coffee viết tắt từ Energy có nghĩa là “cà phê năng lượng” E-Coffee là thương nhượng quyền đã có vị thế từ lâu trên thị trường.
- Với hơn 600 chuỗi cửa hàng và hơn 1000 đối tác nhượng quyền trên toàn quốc, E-Coffee đã có mặt trên cả nước và đã trở thành một mô hình cho cộng đồng yêu cà phê Việt Nhượng quyền E-Coffee có chính sách chi phí tiết kiệm thích hợp cho những cửa hàng Startup
- E-Coffee mang đến một mô hình thu nhỏ với hơn 100 sản phẩm cà phê thơm ngon, nhiều đầu sách quý cùng những món ăn nhẹ E-coffee đã trở thành trạm dừng chân lí tưởng ở các khu du lịch nổi tiếng
- E-Coffee cung cấp hơn 100 sản phẩm cà phê nổi tiếng thế giới, bao gồm các loại cafe tại chỗ như cafe hòa tan, hạt rang pha máy, cafe xay… Ngoài ra, mô hình kinh doanh này cũng có chức năng như cửa hàng tiện lợi, cung cấp các loại cafe pha sẵn đóng chai mang về như G7, Cappuccino, cà phê chế phin, cafe hạt mộc… với hương vị phù hợp với sở thích của mọi khách hàng.
1) Chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên về sản phẩm (Product)
- Hiện nay danh mục sản phẩm của cà phê Trung Nguyên rất đa dạng và phong phú bởi mục tiêu của thương hiệu này là tiếp cận mọi phân khúc khách hàng, đáp ứng tất cả nhu cầu của họ từ sản phẩm cao cấp đến sản phẩm phổ thông Một số sản phẩm nổi bật có thể kể đến: Cà phê hòa tan G7, Cà phê chế phin,
Cà phê S, Cà phê Legend… Những sản phẩm này đều có mức giá bình dân, từ đó cũng chinh phục mọi đối tượng khách hàng.
- Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng cho ra đời những sản phẩm cà phê thượng hạng như: Cà phê chồn (Weasel), một loại cà phê đắt và cũng hiếm nhất thế giới Sản phẩm tinh tế, đẳng cấp này là tặng phẩm đặc biệt chỉ dành cho những người thực sự sành cà phê, những nhà lãnh đạo, những nhà kiến tạo tương lai của thế giới Đây cũng là sản phẩm được bộ ngoại giao chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia và chọn làm đại sứ ngoại giao văn hóa.
- Không chỉ chú trọng vào đa dạng hóa danh mục sản phẩm, Trung Nguyên luôn quan tâm đến chất lượng, mùi vị của cà phê Từ việc chọn kỹ lưỡng từng hạt cà phê cho tới trang bị các thiết bị xay nghiền tối tân công với phương thức rang và sấy độc đáo đã tạo nên hương vị độc đáo riêng cho từng ly cà phê của Trung Nguyên
- Ngoài ra, Trung Nguyên đã áp dụng chiến thuật “cá nhân hóa” bằng cách để khách hàng tìm hiểu về sự khác biệt của từng loại cà phê khác nhau: Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Cà phê chồn,… Hay dòng sản phẩm G7 Passiona dành riêng cho phái đẹp với hàm lượng cafein thấp, bổ sung collagen, chất chống lão hóa, cùng với một số loại thảo mộc Phương Đông và đường ăn kiêng.
2) Chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên về giá (Price):
- Chỉ khoảng từ 7000 cho đến 14000 đồng, mọi người hoàn toàn có thể thưởng thức một ly cà phê của Trung Nguyên tại quán cà phê mang thương hiệu này Hay nếu khách hàng ưa thích các sản phẩm cà phê hòa tan G7, họ cũng dễ dàng mua cho mình sản phẩm ưa thích với giá cả cực kì phải chăng ( 21.000 –
- Chính vì vậy, chiến lược giá của cà phê Trung Nguyên đã chiếm ưu thế cạnh tranh so với những dòng sản phẩm khác như: nescafe, vinacafe,…
3) Chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên về hệ thống phân phối (Place)
- Để đảm bảo hệ thống phân phối làm việc hiệu quả nhất, Trung Nguyên đã thiết lập 5 chi nhánh tại hầu hết các thành phố lớn tại Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Cần Thơ.
- Về các kênh phân phối, thương hiệu này hiện có 3 kênh phân phối chính: Kênh truyền thống, kênh hiện đại và hệ thống nhượng quyền. o Đối với kênh truyền thống: Trong kênh có 3 cấp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng: nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Trung Nguyên có 4 nhà máy sản xuất cà phê rang, 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan trên toàn Việt Nam, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam,
121 nhà phân phối độc quyền, 7.000 điểm bán hàng và 59.000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm Ở kênh truyền thống, cà phê Trung Nguyên chủ yếu phân phối các loại cà phê trung và đại trà, bởi các sản phẩm này được người tiêu dùng đón nhận nhiều nhất, cùng với mức giá vừa phải dễ tiếp cận tới đại đa số khách hàng. o Đối với kênh hiện đại (hệ thống G7 Mart): hệ thống G7 Mart ra đời để đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ lẻ của người dân Việt Nam Với thói quen mua sắm gần nhà, vì vậy, G7 Mart thường là cửa hàng có quy mô nhỏ như tiệm tạp hóa hay chuỗi cửa hàng tiện lợi Với hệ thống này, Trung Nguyên phân phối tất cả các loại cà phê, ngoài ra còn phân phối các sản phẩm khác. o Đối với hệ thống nhượng quyền (quán cà phê): Trung Nguyên đã có khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina Đối tượng khách hàng của hệ thống này nhắm vào những ai muốn thưởng thức hương vị và cảm nhận giá trị của cà phê Vì vậy, các quán này chỉ phục vụ những loại cà phê chất lượng tốt nhất với công nghệ tối tân cùng đội ngũ phục vụ được đào tạo và am hiểu kỹ lưỡng về cà phê.
4) Chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
- Một số chương trình nổi bật của thương hiệu này có thể kể tới: Mua 1 bình giữ nhiệt tặng 10 ly cà phê năng lượng, hay tổ chức mini game nhân ngày 20/10…
- Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng hợp tác với các dịch vụ thanh toán như Moca cho ra mắt chương trình khuyến mãi 50% khi thanh toán qua nền tảng này.
- Ngoài ra, Trung Nguyên cũng là một thương hiệu chịu khó đầu tư, thực hiện các TVC quảng cáo Những clip này thường được chiếu vào khung giờ vàng tại các kênh thuộc đài truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3…
- So với slogan cũ dài dòng, Trung Nguyên đã thay thế bằng câu slogan mới
“Khơi nguồn sáng tạo” dễ nhớ và gây ấn tượng với mọi người.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
- Hồng Trà Ngô Gia là hãng đi đầu trong việc thừa kế hương vị trà và trà sữa truyền thống Năm 2019, để truyền bá hương vị thanh thơm của trà Đài Loan, Hồng Trà Ngô Gia Đài Loan đã có mặt tại khu vực miền Nam Việt Nam Vì là loại trà thơm ngon, tự nhiên, tươi mát và tốt cho sức khỏe nên Hồng Trà Ngô Gia rất được lòng khách hàng và nhanh chóng nổi tiếng tính đến nay đã có gần
60 cửa hàng trên khắp cả nước.
- Hồng trà Ngô Gia tập trung vào các món nước giữ nguyên hương vị trà Đài Loan và kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa, chanh,… Đa dạng sản phẩm từ trà đến trà sữa, có nhiều thức uống kết hợp đặc biệt với các hương vị và kết cấu khác nhau.
- Các loại topping cũng rất đa dạng như: thạch aiyu, thạch sương sáo, đậu đỏ, trân châu đường đen, khoai môn,…
- Mở các chuỗi cửa hàng tại Việt Nam để đem thương hiệu sản phẩm đến với mọi khách hàng dù lớn hay nhỏ Ngoài ra còn có các hình thức thay thế cửa hàng là hình thức đẩy xe trà bán hàng để giảm chi phí hoạt động
Kế hoạch Marketing Mix
Product
- Yếu tố quan trọng đầu tiên của marketing mix được coi là chữ P, đây được coi là một yếu tố cốt lõi góp phần làm nên sự thành công của doanh nghiệp.
- Starbucks với tư duy không ngừng đổi mới thay đổi qua nhiều năm hoạt động Starbucks vẫn giữ thói quen ra mắt thức uống theo từng mùa Tại Việt Nam Starbucks thay đổi thiết kế cốc hay thức uống mới theo những dịp như là tết, ngày phụ nữ Việt Nam hoặc là giáng sinh,…
Price
- Yếu tố giá bán sản phẩm cũng rất ảnh hưởng đến quyết định, hành vi mua hàng của khách hàng Một điểm trừ lớn của Starbucks là giá cả cao hơn so với giá của các thương hiệu khác làm giảm lợi thế cạnh tranh của thương hiệu Giá cả cao cũng có thể là vì giá thành sản xuất kèm theo đó là một thương hiệu nổi tiếng Do vậy thương hiệu này vẫn có rất nhiều người trung thành với thương hiệu này vì sản phẩm của họ rất tốt.
- Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu được đặt lên bàn cân để so sánh với Starbucks Trong khi đó tại Việt Nam có giá thành rẻ và mùi vị đặc trưng thì cà phê Starbucks lại được chọn lọc kỹ lưỡng và được lấy được nhiều nguồn trên thế giới.
Place
- Yếu tố quan trọng một phần của Starbucks là địa điểm, với tiêu chí là tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng mọi người có thể mua hàng qua nhiều kênh khác nhau Cửa hàng chủ yếu của Starbucks xuất hiện chủ yếu ở thành phố lớn. Kênh phân phối online đang thể hiện thương hiệu này đang thích ứng tốt với thay đổi của môi trường kinh doanh và xu hướng hiện tại.
- Starbucks nắm được thói quen của dân công sở về việc sử dụng cà phê nên họ đã liên kết với các công ty khác để đặt cửa hàng trong toà nhà làm việc của dân văn phòng Tưong tự như vậy họ thực hiện đặt các cửa hàng tại các cửa hàng tiện lợi, khách sạn hay ở sân bay ở những nơi có nhiều người qua lại Hiện tại Starbucks đã có hơn 40,000 cửa hàng trên thế giới điều này đã giúp họ khẳng định vị thế số một của mình trên thị trường cà phê
Promotion
- Starbuks có một chiến lược thông minh để khuếch đại danh tiếng của họ là thay vì chi một số tiền lớn để truyền thông thì họ chi ra số tiền vừa phải để truyền thông phần còn lại thì họ tìm vị trí đắc địa cho các cửa hàng song song đó thì họ in logo trên cốc, áo và bình giữ nhiệt để lan toả thương hiệu đến khắp mọi nơi Ở Việt Nam, khi khách hàng sở hữu thẻ thành viên, ưu đại cho họ là được tặng đồ uống miễn phí khi chi tiêu 200,000 đồng đầu tiên Ngoài ra vào ngày sinh nhật, khách hàng còn được tặng miễn phí bánh để thay lời chúc mừng của cửa hàng khi sử dụng dịch vụ của họ Chính vì nhữung khuyến mãi đã đẩy quá trình truyền thông và đưa khách hàng đến gần hơn với Starbucks.
- Trong môi trường kinh doanh F&B, yếu tố thương hiệu không chỉ được xây dựng hình ảnh từ dịch vụ, không gian và chất lượng mà thậm chí có sự đóng góp của nhân viên vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.
- Không khó để thấy rằng tại Starbucks họ xem nhân viên của mình là “thượng đế” điều này làm cho những cộng sự của Starbucks cảm thấy mình hoàn toàn tôn trọng từ đó trở thành tiền đề để mang tới trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng.
- Starbucks luôn luôn đặt quyền lợi nhân viên lên hàng đầu, họ được đào tạo nâng cao kỹ thuật chuyên môn mà còn được trau dồi kỹ năng sống giúp cho nhân viên hoàn toàn có thể phát triển và áp dụng cho tương lai bất cứ vào lĩnh vực nào họ gặp phải Tại mỗi cửa hàng, quản lý sẽ là người dẫn đầu và có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên về cung cách phục vụ, cách chào hỏi khách hàng, kiến thức về sản phẩm sao cho chuẩn nhất, để tạo nên một môi trường chuyên nghiệp
2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp a Hồng trà Ngô Gia
- Hồng Trà Ngô Gia là hãng đi đầu trong việc thừa kế hương vị trà và trà sữa truyền thống Năm 2019, để truyền bá hương vị thanh thơm của trà Đài Loan, Hồng Trà Ngô Gia Đài Loan đã có mặt tại khu vực miền Nam Việt Nam Vì là loại trà thơm ngon, tự nhiên, tươi mát và tốt cho sức khỏe nên Hồng Trà Ngô Gia rất được lòng khách hàng và nhanh chóng nổi tiếng tính đến nay đã có gần
60 cửa hàng trên khắp cả nước.
- Hồng trà Ngô Gia tập trung vào các món nước giữ nguyên hương vị trà Đài Loan và kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa, chanh,… Đa dạng sản phẩm từ trà đến trà sữa, có nhiều thức uống kết hợp đặc biệt với các hương vị và kết cấu khác nhau.
- Các loại topping cũng rất đa dạng như: thạch aiyu, thạch sương sáo, đậu đỏ, trân châu đường đen, khoai môn,…
- Mở các chuỗi cửa hàng tại Việt Nam để đem thương hiệu sản phẩm đến với mọi khách hàng dù lớn hay nhỏ Ngoài ra còn có các hình thức thay thế cửa hàng là hình thức đẩy xe trà bán hàng để giảm chi phí hoạt động
1 Espresso ( đá/ sữa) ( nóng / lạnh )
STT Sản phẩm đặc biệt
2 Passion Cheese cake ( Bánh pho mai chanh dây )
3 Eggs Salt cake ( Bánh bông lan trứng muối )
Đặc tính của các sản phẩm:
- Bí quyết pha chế độc quyền của Hz-coffee sẽ tạo điểm nhấn riêng cho thương hiệu Nguyên liệu sẽ được tuyển chọn kỹ càng và các công thức được Hz- coffee nghiên cứu kĩ càng sẽ tạo ra sự khác biệt trong hương vị không thể nhầm lẫn với các thương hiệu khác trên thị trường cà phê này.
- Về hương vị cà phê: Máy móc hiện đại từ nước Ý, nơi mà Espresso cực kì nổi tiếng với nguồn nguyên liệu được tuyển chọn Cửa hàng sẽ có 2 loại cà phê
“Robusta” và “Arabica” để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo sở thích mỗi người Hz-coffee sẽ tự tin đem đến sản phẩm với hương vị chất lượng nhất cho khách hàng và tạo được sử khác biệt của thương hiệu.
- Về sản phẩm Snapchill được dự đoán sẽ trở thành sản phẩm hương vị cà phê phổ biến trong một vài năm tới nhờ hương vị đặc trưng và sự tiện dụng Hiện tại, Snapchill vẫn còn khá xa lạ với nhiều người.
- Quy trình Snapchill bắt đầu với nước nóng vì nó được cho là cách tốt nhất để chiết xuất hương vị từ hạt cà phê Nước nóng rất cần thiết để giải phóng dầu, đường và axit tạo nên cơ thể của bia Cà phê nóng sau đó được đặt trong một máy nhiệt động lực học đặc biệt giúp làm lạnh cà phê ngay lập tức, từ 140 độ xuống 40 độ chỉ trong 1 phút Sau đó, nó ngay lập tức được niêm phong trong một lon để bảo quản hương vị của nó Làm lạnh nước nhanh chóng giúp cà phê không bị oxy hóa và giảm hương vị.
- Có một số hương vị của Snapchill để bạn thưởng thức, với những hương vị phổ biến nhất là Papua New Guinea Timuza, Galactic Standard và El Mirador
2 Price a Lựa chọn phương thức định giá
- Hz-coffee sẽ Định giá sản phẩm dựa trên giá trị (Value-Based Pricing Strategy) chúng tôi cam kết rằng dịch vụ và sản phẩm của chúng tôi mang tới cho khách hàng là tốt nhất, chúng tôi sẽ nghiên cứu từ khách hàng để đưa ra con số chính xác nhất
- Định giá sản phẩm theo gói (Bundle Pricing Strategy) chiến lược này sẽ cung cấp một lúc nhiều sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng Chiến lược này sẽ giúp tăng giá trị trên mỗi đơn hàng, giúp nhanh chóng thanh lý hết hàng b Quyết định đưa ra sản phẩm
2 Passion Cheese cake ( Bánh phô mai chanh dây ) 40
3 Eggs Salt cake ( Bánh bông lan trứng muối ) 40
- Trực tiếp tại của hàng: khách hàng có thể lựa chọn thưởng thức ở tại hoặc mang đi
- Bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử: Loại hình này ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi Kênh phân phối trực tiếp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, tiện lợi và nhanh chóng.
- Vd: Shopee, Lazada, Tiki,… ( Sản phẩm thành phẩm như cà phê đóng gói) Shopee food, Grap food, Gojek food ( Sản phẩm nước uống )
Kế hoạch E-Marketing Mix (4P)
1 Espresso ( đá/ sữa) ( nóng / lạnh )
STT Sản phẩm đặc biệt
2 Passion Cheese cake ( Bánh pho mai chanh dây )
3 Eggs Salt cake ( Bánh bông lan trứng muối )
2 Passion Cheese cake ( Bánh phô mai chanh dây ) 40
3 Eggs Salt cake ( Bánh bông lan trứng muối ) 40
- Bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử: Loại hình này ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi Kênh phân phối trực tiếp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, tiện lợi và nhanh chóng.
- Vd: Shopee, Lazada, Tiki,… ( Sản phẩm thành phẩm như cà phê đóng gói ).
- Shopee food, Grap food, Gojek food ( Sản phẩm nước uống ).
- Bán hàng trực tiếp trên website
4 Promotion a Phương tiện quảng cáo
- Quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok,
- Chạy quảng cáo tên Youtube, Google và các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,
- Quảng cáo qua email. b Hoạt động xúc tiến
- Chạy chương trình khuyến mãi:
Gửi thông tin và các mã khuyến mãi, link trang web cho khách hàng thông qua email.
Đăng tải những chương trình khuyến mãi hàng tháng lên mạng xã hội và website
- Tạo video quảng cáo thông qua mạng xã hội và Youtube với thông điệp “Hãy đến vùng hạnh phúc của chính bạn”.