1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của hệ thống trường đại học tư thục nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh

212 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của hệ thống trường đại học tư thục: Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Mạch Trần Huy
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, TS. Nguyễn Văn Tân
Trường học Trường Đại học Lạc Hồng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 3,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài luận án (17)
      • 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn (17)
      • 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết (21)
      • 1.1.3 Đánh giá chung bối cảnh thực tiễn và bối cảnh lý thuyết (23)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (25)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (26)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (26)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (26)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (27)
    • 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (27)
      • 1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án (27)
      • 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án (28)
    • 1.6 Kết cấu của luận án (28)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1 Tổng quan các khái niệm về năng lực (30)
      • 2.1.1 Năng lực cốt lõi của tổ chức (30)
        • 2.1.1.1 Khái niệm năng lực cốt lõi của tổ chức (30)
        • 2.1.1.2 Cấu thành năng lực cốt lõi (32)
        • 2.1.1.3 Quan điểm của luận án về năng lực cốt lõi (34)
      • 2.1.2 Năng lực cốt lõi của ĐHTT (35)
    • 2.2 Khung lý thuyết (37)
    • 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước (41)
      • 2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài (41)
      • 2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước (48)
      • 2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu (52)
    • 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của ĐHTT (53)
      • 2.4.1 Về cơ sở vật chất (54)
      • 2.4.2 Về nguồn lực tài chính (55)
      • 2.4.3 Về đội ngũ quản lý, giảng viên (56)
      • 2.4.4 Về chất lượng và số lượng sinh viên (57)
      • 2.4.5 Về ứng dụng khoa học công nghệ (58)
      • 2.4.6 Về đào tạo và nghiên cứu khoa học (59)
    • 2.5 Phát triển giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích đề xuất (61)
      • 2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu (62)
        • 2.5.1.2 Cơ sở vật chất và NLL của trường ĐHTT (63)
        • 2.5.1.3 Nguồn lực tài chính và NLL của trường ĐHTT (64)
        • 2.5.1.4 Đội ngũ quản lý, giảng viên và NLL của trường ĐHTT (66)
      • 2.5.2 Khung phân tích đề xuất cho nghiên cứu (71)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (74)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (74)
    • 3.2 Thiết kế nghiên cứu (76)
      • 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính (76)
      • 3.2.2 Nghiên cứu định lượng (77)
      • 3.3.1 Thang đo “Cơ sở vật chất” (84)
      • 3.3.2 Thang đo “Nguồn vốn” (85)
      • 3.3.3 Thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên” (86)
      • 3.3.4 Thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” (87)
      • 3.3.5 Thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ” (88)
      • 3.3.6 Thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” (89)
      • 3.3.7 Thang đo “Năng lực cốt lõi của ĐHTT” (90)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (92)
    • 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu (92)
      • 4.1.1 Về đặc điểm tổ chức (92)
      • 4.1.2 Về thành phần tham gia khảo sát (92)
    • 4.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha (94)
      • 4.2.1 Thang đo “Cơ sở vật chất” (95)
      • 4.2.2 Thang đo “Nguồn vốn” (95)
      • 4.2.3 Thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên” (96)
      • 4.2.4 Thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” (97)
      • 4.2.5 Thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ” (97)
      • 4.2.6 Thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” (98)
      • 4.2.7 Thang đo “Năng lực trường ĐHTT” (99)
    • 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (99)
      • 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (99)
      • 4.3.2 Xác định mô hình hiệu chỉnh (102)
    • 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (103)
    • 4.5 Kiểm định giả thuyết (106)
      • 4.5.1 Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) (106)
      • 4.5.2 Phân tích Bootstrap (108)
    • 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu (109)
      • 4.6.1 Thảo luận về yếu tố “Cơ sở vật chất” (109)
      • 4.6.2 Thảo luận về yếu tố “Nguồn lực tài chính” (111)
      • 4.6.3 Thảo luận về yếu tố “Đội ngũ quản lý, giảng viên” (111)
      • 4.6.4 Thảo luận về yếu tố “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” (113)
      • 4.6.5 Thảo luận về yếu tố “Ứng dụng khoa học công nghệ” (114)
      • 4.6.6 Thảo luận về yếu tố “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” (116)
      • 4.6.7 Thảo luận về yếu tố “Năng lực cốt lõi của ĐHTT” (118)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (121)
    • 5.1 Kết luận (121)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (127)
      • 5.2.1 Hàm ý quản trị về cải thiện “Cơ sở vật chất” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại (127)
      • 5.2.2 Hàm ý quản trị về cải thiện “Nguồn vốn” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại (129)
      • 5.2.3 Hàm ý quản trị về phát triển “Đội ngũ quản lý, giảng viên” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại Tp.HCM (131)
      • 5.2.4 Hàm ý quản trị về phát triển “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại Tp.HCM (133)
      • 5.2.5 Hàm ý quản trị về phát triển “Ứng dụng khoa học công nghệ” cho nâng cao NLL của các ĐHTT tại Tp.HCM (135)
      • 5.2.6 Hàm ý quản trị về nâng cao “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” cho nâng (137)
      • 5.2.7 Hàm ý quản trị về nâng cao “Năng lực cốt lõi các ĐHTT” tại Tp.HCM (139)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu (142)
  • Hinh 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (0)
  • Hinh 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh (0)
  • Hinh 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (0)
  • Hinh 4.3 Kết quả SEM mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (0)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài luận án

Năng lực cốt lõi (NLL) là khả năng của tổ chức trong tích hợp tối ưu các nguồn lực của tổ chức để tạo nên những điểm mạnh cụ thể so với các tổ chức khác trong ngành, là nền tảng cơ bản để tạo ra sự khác biệt cho tổ chức và giá trị gia tăng cho các bên liên quan (Kawshala và cộng sự, 2017) NLL là các phương tiện thiết yếu đảm bảo sự tồn tại của tổ chức trong dài hạn (Macmillan và cộng sự, 2000) NLL là những cơ chế quan trọng cho phép tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách cải thiện các hoạt động liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình (Shalash và Al-khafaji, 2014) NLL của một tổ chức trong lĩnh vực giáo dục không khác lĩnh vực kinh doanh về hiệu suất, bởi vì các khía cạnh năng lực cốt lõi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các giá trị gia tăng cho các tổ chức và các bên liên quan (Kahwaji và cộng sự, 2020)

Giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng gia tăng vai trò quan trọng trong một xã hội năng động hơn theo xu hướng tăng cường hội nhập quốc tế Theo đó, nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho những mục tiêu mới về phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển năng lực toàn diện của lực lượng lao động năng động ngày càng gia tăng Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, đòi hỏi năng suất lao động phải cải thiện đáng kể thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đòi hỏi tăng trưởng về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao (World Bank và MPI, 2016 “Vietnam 2035” Report) Điều này khẳng định vai trò quan trọng quyết định của GDĐH về mặt thực tiễn đối với công cuộc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế Bối cảnh thực tiễn của GDĐH nói chung và GDĐH tư thục nói riêng được thảo luận thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước như sau

Theo Parajuli và cộng sự (2020), vai trò thực tiễn của GDĐH trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia được tích cực ghi nhận Cụ thể, GDĐH có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo thông qua thực hiện sứ mệnh đào tạo lực lượng lao động có trình độ và khả năng thích ứng cao, tạo ra kiến thức mới thông qua nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, và thúc đẩy đổi mới thông qua ứng dụng kiến thức và công nghệ mới (Salmi, 2017) Ở Việt Nam, GDĐH có tác động tích cực đáng kể đến tình trạng nghèo đói và thu nhập lâu dài của hộ gia đình (Parajuli và cộng sự, 2020) Trong số tất cả các phân nhóm giáo dục ở Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay có nhiều lợi thế trên thị trường lao động về mức độ tham gia lao động, loại công việc và mức thu nhập (Patrinos và cộng sự, 2017) Trong khi đó, ở cấp độ kinh tế vĩ mô, Việt Nam cần một lực lượng lao động có tay nghề cao cho hiện tại và cho tương lai để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 (Parajuli và cộng sự, 2020) Theo thống kê bởi ngân hàng thế giới, Việt Nam với hơn 95 triệu dân và mức GDP bình quân đầu người là 2,563 đô la Mỹ (2018) (World Bank, 2019), Việt Nam được toàn cầu công nhận về sự tiến bộ kinh tế xã hội kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào cuối những năm 1980 Từ năm 1990 đến năm 2018, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng hàng năm với tốc độ trung bình ấn tượng là 5,5 phần trăm Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy năng suất lao động có xu hướng giảm kể từ cuối những năm 1990 từ gần 7% năm 1995 xuống còn 3,5% năm 2013 (World Bank và MPI, 2016 “Vietnam 2035”

Report) Do đó, con đường hướng tới thịnh vượng của Việt Nam vào năm 2035 đòi hỏi sự nỗ lực liên tục từ hôm nay để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hướng đến “nâng cao năng suất lao động”; “đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao hơn và số lượng nhiều hơn” Theo đó, nâng cao chất lượng GDĐH và mức độ phù hợp của các cơ sở GDĐH là vấn đề cấp thiết để thực hiện mục tiêu này

“Chủ trương xã hội hóa giáo dục và đổi mới giáo dục đã thúc đẩy các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ra đời từ những năm 1988 và phát triển thành hệ thống các trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL), trường cao đẳng ngoài công lập (CĐNCL) như ngày nay” Hệ thống này dần thể hiện vai trò quan trọng trong nền GDĐH Việt Nam thông qua “mở rộng cơ hội học đại học”, “học nghề nghiệp”, “đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa (CNH) và hiện đại hóa (HĐH) đất nước” Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của hệ thống GDĐH ngoài công lập (GDĐH NCL) đã góp phần san sẻ gánh nặng đối với chính phủ về đầu tư phát triển GDĐH, bởi vì các ĐHTT, CĐTT không được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mà phải tự chủ về nguồn vốn hoạt động từ “các nguồn lực xã hội” nhưng vẫn “tuân thủ pháp luật hiện hành” và phải “phù hợp với điều lệ trường ĐH Việt Nam” Hay nói cách khác, sự hình thành và phát triển của các trường ĐHTT, CĐTT thể hiện bước tiến mới trong thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục (XHHGD) nền GDĐH Việt Nam thông qua cơ chế tự chủ về nguồn vốn hoạt động và đầu tư phát triển, tự chịu trách nhiệm nguồn nhân lực, về mọi hoạt động và hiệu quả hoạt động Điều này có ý nghĩa về mặt tự chủ nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các trường ĐHTT, CĐTT ảnh hưởng đến con đường phát triển bền vững (Vũ Đình Ưng, 2015)

Hệ thống GDĐH tư thục ở Việt Nam chưa bắt kịp xu hướng phát triển của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Ví dụ, Nhật Bản có 599 trường ĐHTT trong tổng số 780 trường ĐH, chiếm 76,79%, với tỷ lệ sinh viên vào các trường ĐHTT là 77,6%; Malaysia có 67 trường ĐH, trong đó có 47 trường ĐHTT, chiếm 78,33%, với tỷ lệ sinh viên trên 50% (Vo và cộng sự, 2019) Trong khi đó, theo thống kê của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, hệ thống trường ĐHTT và CĐTT ở Việt Nam tính đến năm 2016 là 90, chiếm khoảng 20,36 % trong tổng số 442 trường ĐH, CĐ cả nước Trong đó, 30 trường CĐTT và 60 trường ĐHTT, với số lượng sinh viên gần 290.000, chiếm khoảng 13 % tổng số sinh viên cả nước Hệ thống trường ĐHTT và CĐTT tại Việt Nam có những đóng góp đáng kể cho xã hội liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước và giải quyết công việc làm cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ, viên chức trong ngành giáo dục Bên cạnh những đóng góp này, các trường ĐHTT còn nhiều hạn chế mang tính cấp thiết, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại và phát triển của các cơ sở GDĐH tư thục như sau:

Về cơ sở vật chất: Đa số các trường ĐHTT có cơ sở đào tạo phân tán, quy mô nhỏ, hơn nữa nhiều cơ sở không có quyền sở hữu đất và phải thuê 100% cơ sở vật chất Bên cạnh đó, điều kiện thư viện kém, thiếu tài liệu học tập và thiếu các dịch vụ hỗ trợ học tập, căng tin chưa đảm bảo, khu vệ sinh chưa sạch sẽ, thông thoáng, vv, tất cả những hạn chế này có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của trường bằng nhiều cách (Vo và cộng sự, 2019)

Về tài chính: Bên cạnh một số trường thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn, nhiều trường ĐHTT có sự góp vốn của nhiều cổ đông với thành phần phức tạp, khó thống nhất về chiến lược đào tạo cũng như sự phát triển của trường Thậm chí, một số trường phải đối mặt với vấn đề tài chính tiêu cực, mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của trường Trên thực tế, cơ cấu thu chi của các trường ĐHTT khá tương đồng, trong đó, nguồn thu chủ yếu là từ học phí, chiếm khoảng hơn 60% tổng thu Do đó, đa số các trường ĐHTT bị áp lực về tài chính do nguồn vốn hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào nguồn học phí, rủi ro cao do phụ thuộc vào số lượng sinh viên đầu vào và số lượng sinh viên theo học tại trường Hơn nữa, các trường ĐHTT phải tự chủ về tài chính mọi mặt, đa phần do các cá nhân, các doanh nghiệp, hoặc các tổ chức xã hội đầu tư và vận hành như là một

“doanh nghiệp kinh doanh giáo dục” Với định hướng này, nhiều cơ sở GDĐH tư thục chú trọng kết quả hoạt động tài chính hơn những chỉ số kết quả khác nên đa số ít đầu tư vào “những hoạt động khác ngoài hoạt động đào tạo” (Fry, 2009) Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng của ĐHTT ở Việt Nam so với nhiều nước Ở các nước phát triển, các trường ĐHTT hầu hết là phi lợi nhuận (Vo và cộng sự, 2019)

Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong hệ thống GDĐH tư thục còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng Đa số các trường ĐHTT vẫn đang tồn tại vấn đề phổ biến nhất đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vị trí quản lý và giảng viên Điều này có thể được giải thích bởi “cơ chế chính sách” liên quan đến con đường phát triển sự nghiệp của “cán bộ quản lý và giảng viên trong hệ thống GDĐH”, theo đó, các trường ĐHCL có ưu thế hơn các trường ĐHTT trong việc thu hút nguồn nhân lực có học hàm, học vị cao Bên cạnh đó, biên chế chuyên trách có sự phân hóa Cụ thể là cán bộ có học hàm, học vị thường là người cao tuổi, trong khi hầu hết các giảng viên trẻ có trình độ cử nhân Do đó, vẫn còn tồn tại những bất đồng giữa giáo viên lớn tuổi và giáo viên trẻ về quan điểm, lối tư duy, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá (Vo và cộng sự,

Về nghiên cứu khoa học: Do áp lực về nguồn tài chính và quan điểm “doanh nghiệp kinh doanh giáo dục” nên hầu hết các trường ĐHTT chưa chú trọng “đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học” Hơn nữa, vai trò của hội đồng khoa học ở đa số các trường ĐHTT khá mờ nhạt, ảnh hưởng đến sự phát triển nghiên cứu khoa học theo chiều sâu (Vo và cộng sự, 2019)

Ngoài những hạn chế trên đây, theo Hiệp hội các trường ĐH và CĐ Việt Nam, các trường ĐHTT ở Việt Nam vẫn còn đối mặt với những thách thức khác do các nguyên nhân khách quan và chủ quan Trong đó, nguyên nhân khách quan chủ yếu là vấn đề về cơ chế, chính sách và công tác quản lý nhà nước, trong khi nguyên nhân chủ quan liên quan đến vấn đề nội tại của trường về việc thực hiện cam kết do một số khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện mà không được giải quyết kịp thời, hoặc những vấn đề liên quan đến quy định về tuyển sinh và tài chính chưa được nhà trường tuân thủ đầy đủ (Vo và cộng sự, 2019) Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế khác ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của các trường ĐHTT như nguồn tuyển sinh, học phí, chương trình đào tạo, vv Do cơ chế tự chủ về tài chính, các trường ĐHTT hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước nên việc đầu tư phát triển còn phụ thuộc nhiều vào “kết quả hoạt động” của mỗi trường Dẫn đến sự phát triển không đồng bộ và giảm khả năng cạnh tranh với các trường ĐHCL và giữa các trường ĐHTT với nhau

Nhìn chung, bối cảnh thực tiễn trên cho thấy GDĐH tư thục tại Việt Nam đang tồn tại nhiều hạn chế mang tính cấp thiết, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế Theo đó, đòi hỏi ĐHTT phải có sự chuyển mình tích cực để nâng cao NLL hướng đến phát triển bền vững Do đó, kiến thức chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến NLL và cơ chế nâng cao NLL của ĐHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là rất cần thiết, trong khi các nghiên cứu trước chưa bao quát được Kiến thức này nhằm để trả lời câu hỏi về những thay đổi gì là cấp thiết mà ĐHTT Việt Nam cần thực hiện để nâng cao NLL của họ Bên cạnh đó, tiếp cận NLL là phù hợp cho ĐHTT Việt Nam so với các tiếp cận đã được nghiên cứu như năng lực lãnh đạo chiến lược, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu, vv Xu hướng hội nhập và đổi mới GDĐH là hướng đến nâng cao năng lực toàn diện, do đó, tiếp cận NLL là phù hợp nhất cho nghiên cứu này vì nó phản ánh toàn diện nhất năng lực của tổ chức

Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển của các tổ chức ĐHTT Những ảnh hưởng này xuất phát từ khía cạnh chính trị, thể chế, xã hội, môi trường và kinh tế Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ luôn tồn tại tiềm ẩn giữa các trường ĐHTT với nhau và giữa các trường ĐHTT và các trường ĐHCL Theo Christine (2018), cạnh tranh trong GDĐH là hình thức cạnh tranh về chất lượng, các trường ĐH thành đối thủ cạnh tranh của nhau Cuộc cạnh tranh này ngày càng trở nên có tổ chức hơn với cơ chế và thủ tục chính thức và chủ yếu phán xét dựa trên các cơ chế không công bằng (Karpik, 2010) Các trường ĐHTT đang phải đối mặt với vô vàn thách thức trong việc đạt được mục tiêu cũng như đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững Theo

El Shafeey và cộng sự (2014), các nguồn lực chiến lược và các khả năng khác biệt của tổ chức là những tài sản riêng của tổ chức đóng vai trò cốt lõi giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn như đã trình bày tại mục 1.1 , vấn đề nghiên cứu được xác định là NLL của các trường ĐHTT tại Tp.HCM trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH Do đó, trọng tâm của nghiên cứu này tập trung vào khám phá các yếu tố tác động đến NLL của các trường ĐHTT tại Tp.HCM và mức độ tác động của những yếu tố này đối với NLL của các trường ĐHTT trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH Từ kết quả nghiên cứu và thực trạng, tác giả đề xuất hàm ý quản trị phù hợp nhất để nâng cao NLL của các trường ĐHTT tại Tp.HCM Bên cạnh đó, đề xuất kiến nghị đối với chính phủ về mặt quy chế, chính sách và hỗ trợ phù hợp, kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐHTT thực hiện những cải cách và thay đổi cần thiết để nâng cao NLL theo hướng bền vững Mục tiêu chính của luận án này là đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố nguồn lực và năng lực cốt lõi của ĐHTT Trong đó, nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa năng lực đội ngũ quản lý, giảng viên và năng lực cốt lõi của ĐHTT trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH Để thực hiện mục tiêu này, những mục tiêu cụ thể được thiết lập như sau:

(1) Xác định khung phân tích các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của ĐHTT

(2) Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố nguồn lực và năng lực cốt lõi của ĐHTT

Trong đó, phân tích sâu mối quan hệ giữa năng lực đội ngũ quản lý, giảng viên và năng lực cốt lõi của ĐHTT

(3) Đề xuất các hàm ý quản trị và đề xuất giải pháp nâng cao NLL của ĐHTT tại Tp.HCM tầm nhìn đến năm 2030

Trong đó, mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai nhằm đáp ứng khoảng trống nghiên cứu về sự cần thiết để đánh giá toàn diện các yếu tố nguồn lực có tác động đến NLL và mối quan hệ giữa chúng với NLL Mục tiêu thứ ba nhằm đáp ứng khoảng trống nghiên cứu về sự cần thiết về các hàm ý và giải pháp để nâng cao NLL của ĐHTT trong bối cảnh hội nhập và đổi mới giáo dục.

Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở xác định các mục tiêu nghiên cứu như tác giả đã trình bày ở phần 1.2 trên đây, để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu này, luận án nhất thiết phải trả lời những câu hỏi sau đây:

(1) Các yếu tố nguồn lực nào ảnh hưởng đến NLL của các ĐHTT tạo Tp.HCM trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH?

(2) Các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM?

(3) Làm thế nào để nâng cao NLL của ĐHTT tại Tp.HCM theo hướng hội nhập và đổi mới GDĐH?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này là NLL của ĐHTT tại Tp.HCM, cụ thể là “Cơ sở vật chất”; “Nguồn vốn”; “Đội ngũ quản lý, giảng viên”; “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”; “Ứng dụng khoa học công nghệ”; và “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” Ngoài ra, đề tài quan tâm đến đối tượng là cơ quan quản lý như Bộ GD&ĐT;

UBND Tp.HCM; Sở GD&ĐT Tp.HCM; Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực là sinh viên các trường ĐHTT tại Tp.HCM

Về nội dung Đề tài nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về năng lực cốt lõi và nâng cao NLL các tại Tp.HCM; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM; Xác định các yếu tố tác động đến năng lực của các trường ĐHTT tại Tp.HCM; Xác định mức độ tác động của những yếu tố đến năng lực của các trường ĐHTT; Đề xuất hàm ý quản trị về nâng cao NLL cho các trường ĐHTT tại Tp.HCM; Đề xuất hàm ý đối với chính phủ về mặt quy chế, chính sách và hỗ trợ phù hợp, kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐHTT thực hiện những cải cách và thay đổi cần thiết để nâng cao năng lực theo hướng bền vững

Về không gian và thời gian Đề tài được thực hiện trên phạm vi các trường ĐHTT tại Tp.HCM, một số nội dung chuyên sâu sẽ được khảo sát tại các trường ĐHTT đại diện cho ngành Đối tượng khảo sát là giảng viên đang công tác tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM Nghiên cứu được thực hiện trong từ 2018 đến 2020 Phạm vi thời gian cho nghiên cứu này được chia thành các giai đoạn lược khảo tài liệu vào năm 2018, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng vào năm 2019 và năm 2020.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Đưa ra khung phân tích về năng lực cốt lõi;

Nghiên cứu này góp phần mở rộng bối cảnh lý thuyết hiện có về năng lực cốt lõi của các trường ĐHTT thông qua phát triển khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLL Nghiên cứu này mở rộng các lý thuyết liên quan đến năng lực của các trường ĐHTT, đồng thời làm rõ các yếu tố tác động đến NLL của các trường ĐHTT ở Tp.HCM

Bên cạnh đó, nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển thang đo và mô hình nghiên cứu về NLL của ĐHTT ở Tp.HCM Những đóng góp mang ý nghĩa khoa học này củng cố tính mới của nghiên cứu này

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Nghiên cứu này có những đóng góp mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các nhà quản trị, các cấp quản lý của ĐHTT tại Tp.HCM nói riêng và ĐHTT ở Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế Đồng thời, nghiên cứu này cũng có giá trị thực tiễn đối với các nhà nghiên cứu khoa học vì là tài liệu tham khảo được cập nhật về các yếu tố tác động đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM và hàm ý quản trị nâng cao NLL của ĐHTT tại Tp.HCM

Cụ thể, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này là sự cung cấp kiến thức sâu sắc về những yếu tố tác động đến NLL của ĐHTT ở Tp.HCM Kết quả của nghiên cứu này cung cấp sự hiểu biết sâu sắc cho các nhà quản trị, các cấp quản lý nhà trường liên quan đến làm thế nào để nâng cao NLL của ĐHTT trong bối cảnh hội nhập trong khi các xu hướng lớn về GDĐH trên toàn cầu có khả năng tạo cơ hội cho Việt Nam nâng cao sự phù hợp của GDĐH Việt Nam với xu hướng GDĐH trên thế giới (Parajuli và cộng sự, 2020)

Theo đó, giúp hoạch định chiến lược phù hợp để phát triển NLL của trường ĐHTT theo hướng có hệ thống và phù hợp nhất với bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH Điều này cho phép nguồn lực của tổ chức sẽ được vận dụng một cách tối ưu và hiệu quả, hướng đến nâng cao NLL của trường ĐHTT theo hướng bền vững Quan trọng hơn đó là nâng cao giá trị đóng góp của hệ thống GDĐH tư thục đối với sự hồi phục và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh bùng phát đại dịch Covid19 thông qua việc “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” (Parajuli và cộng sự, 2020) Do đó, kết quả của nghiên cứu này có thể được quan tâm nhiều bởi các nhà quản trị trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là GDĐH, các cán bộ quản lý và giảng viên của ĐHTT, các cán bộ nhà nước trong ngành giáo dục và các nhà hoạch định chính sách của nhà nước, vv Sự đóng góp này củng cố tính mới của nghiên cứu này về giá trị thực tiễn.

Kết cấu của luận án

Bố cục của luận án này ngoài chương 1 đã trình bày, phần nội dung còn lại sẽ được trình bày trong 4 chương tiếp theo có nội dung như sau:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Mục tiêu chính của chương 2 là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT, xác định cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài và mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đó thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Mục tiêu chính của chương 3 là xác định quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, xác định cỡ mẫu phù hợp, phát triển và hoàn thiện bảng câu hỏi, xác định xây dựng thang đo

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Mục tiêu chính của chương 4 là phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu là các thang đo về nguồn vốn, đội ngũ quản lý, giảng viên, đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Mục tiêu chính của chương 5 là đúc kết lại mức độ hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đưa ra hàm ý quản trị cùng với đề xuất giải pháp cho phù hợp để nâng cao NLL của ĐHTT tại Tp.HCM Đồng thời hàm ý chính sách cũng được trình bày trong chương 5 hướng tới những hỗ trợ cần thiết của chính phủ để giúp các trường ĐHTT tại Tp.HCM nâng cao NLL trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDĐH Chương 5 còn nêu lên những hạn chế cụ thể của nghiên cứu này và đề xuất nghiên cứu trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan các khái niệm về năng lực

Trong luận án này, khái niệm năng lực cốt lõi (NLL) của tổ chức giáo dục, ĐHTT, được xem là khái niệm trọng tâm Khái niệm NLL của ĐHTT là một khái niệm chưa được khai thác sâu ở các nghiên cứu hiện tại về lĩnh vực GDĐH Tài liệu hiện tại cho thấy rằng có rất ít nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu trực tiếp NLL của ĐHTT Do đó, khái niệm NLL của ĐHTT trong đề tài này được trình bày sau các khái niệm năng lực tổ chức, năng lực cốt lõi của tổ chức, năng lực theo hướng bền vững

2.1.1 Năng lực cốt lõi của tổ chức 2.1.1.1 Khái niệm năng lực cốt lõi của tổ chức

Khái niệm năng lực cốt lõi của tổ chức được đề cập nhiều trong các tài liệu liên quan như là cơ sở để giải thích lợi thế cạnh tranh của tổ chức Năng lực cốt lõi liên quan đến chuyên môn trong một lĩnh vực thiết yếu đối với mô hình kinh doanh của công ty, cho phép công ty tạo ra giá trị thị trường (Chernev và Kotler, 2018) Sự thay đổi và phát triển của các học thuyết quản trị cũng như bối cảnh kinh doanh khiến việc tiếp cận khoa học đối với khái niệm này cũng thay đổi và phat triển theo thời gian Ở những quan điểm trong thập niên 90, khái niệm này chưa được đề cập một cách tường minh Tuy vẫn tập trung vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, nhưng không định hướng rõ việc xác định những năng lực nào là năng lực cốt lõi Hamel (1994) dừng lại ở việc khẳng định năng lực cốt lõi mang tính đặc thù Cụ thể Hamel (1994) cho rằng: “việc học tập tập trung tại trường, nhấn mạnh vào việc người học đạt được các kỹ năng làm việc cũng như là vận dụng công nghệ vào công việc” Tác giả cũng cho rằng: “năng lực cốt lõi của tổ chức nên được định nghĩa là một loại năng lực để kết hợp nhiều kỹ thuật riêng lẻ, không phải thuộc tính tài chính, thành một tập hợp các kỹ thuật đặc thù” Tiếp cận này chưa giúp các nhà quản lý có đủ căn cứ và cơ sở để xác định được năng lực cốt lõi của tổ chức

Tiếp cận của Collis và cộng sự (1995) về năng lực cốt lõi hướng đến khả năng cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp bằng việc tận dụng tốt hơn các nguồn lực của doanh nghiệp Cụ thể Collis và cộng sự (1995) phát biểu rằng năng lực cốt lõi “thể hiện qua khả năng tối ưu hóa giá trị các nguồn lực chiến lược của tổ chức theo cách đồng bộ nhất bởi các bộ phận trong tổ chức” Tiếp cận này bản chất khẳng định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp chỉ tập trung ở năng lực quản lý và vận hành của tổ chức Tiếp cận này cũng chưa thể hiện rõ bản chất cũng như vài trò của năng lực cốt lõi Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ và đồng tình bởi nhiều những tác giả cũng như nhà quản lý trong giai đoạn này Điển hình như Shieh và cộng sự (2010) cũng khẳng định “năng lực cốt lõi được khái niệm hóa là khả năng mà một tổ chức cụ thể thực hiện một hoạt động cụ thể tốt hơn đối thủ cạnh tranh của ho” Rõ ràng việc khẳng định năng lực cốt lõi chỉ tập trung ở khả năng quản lý là một thiếu sót lớn

Kahwaji và cộng sự (2020) cho rằng khả năng xây dựng, duy trì và triển khai NLL rất khác nhau giữa các tổ chức vì nguồn lực và kỹ năng của các tổ chức không giống nhau Tuy nhiên, về bản chất, NLL của tổ chức phải là duy nhất, cho phép tổ chức mang lại giá trị khác biệt cho khách hàng của họ bằng cách tận dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh Việc có được lợi thế cạnh tranh một cách bền vững có liên quan chặt chẽ đến khả năng của tổ chức trong việc xác định, cải thiện và mở rộng các NLL của mình, cũng như sự phát triển liên tục của các NLL mới

Cùng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, các nguồn lực của doanh nghiệp trở nên khác biệt, tạo thành các năng lực khác biệt Điều nay thay đổi các bối cảnh cạnh tranh cũng như hiện trạng thị trường Tiếp cận về năng lực cốt lõi cũng dần rõ hơn và bao hàm nhiều tiêu chí xác định cụ thể hơn Điều này giúp vượt khỏi tư duy khẳng định năng lực cốt lõi chỉ giới hạn trong khả năng quản lý và sử dụng tối ưu các nguồn lực doanh nghiệp Tiêp cận mới khẳng định năng lực cốt lõi phải đạt được các tiêu chí: tập thể, duy nhất, cụ thể Đồng thời năng lực đó thuộc sỡ hữu riêng của doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh không có Đại diện cho tiếp cận này là Vallabhaneni (2021), tác giả này khẳng định “năng lực cốt lõi là năng lực tập thể và duy nhất (đào tạo và biết cách làm) và năng lực cụ thể (kỹ năng, kinh nghiệm và giáo dục) mà một công ty có và đối thủ cạnh tranh không có”

Từ các quan điểm đã nêu trên, các tác giả nhận thấy các quan điểm đã được hình thành và phát triển dựa trên sự thay đổi của môi trường kinh doanh, môi trường tổ chức, nhu cầu của các nhóm đối tượng liên quan (chủ doanh nghiệp, khách hàng, người lao động…), các quan điểm được thay đổi là phù hợp Các quan điểm được đưa ra ở phía trên đều cho rằng năng lực cốt lõi là loại năng lực đặc thù của tổ chức, mỗi doanh nghiệp cần tạo ra và duy trì để tạo ra lợi thế cạnh tranh

Do đó, thông qua tham khảo các quan điểm từ các tác giả, luận án thống nhất theo quan điểm đó là NLL là tập hợp năng lực cả về kiến thức, kỹ năng - thái độ mà bất cứ cá nhân nào trong tập thể cần phải đạt được và tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức đó, NLL mang bản sắc riêng của từng tổ chức

2.1.1.2 Cấu thành năng lực cốt lõi

Tùy thuộc vào hướng tiếp cận khái niệm năng lực cốt lõi, các quan điểm về thành phần của khái niệm này cũng mang nhiều khác biệt và thay đổi theo thời gian

Theo đó Long và Vickers-Koch (1996) khi nghiên cứu về năng lực cốt lõi cho rằng năng lực cốt lõi bao gồm: các loại kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật, và bí quyết mà nó có tính ưu việt hơn các điểm cụ thể của chuỗi giá trị

Theo Shieh và cộng sự (2010), năng lực cốt lõi của tổ chức có thể được giải thích sâu hơn trên cơ sở bốn khái niệm sau đây:

Thứ nhất, sự kết hợp của “nguồn lực” của tổ chức và “khả năng” của tổ chức Theo Shenkar và cộng sự (1999), “nguồn lực” và “khả năng” là hai yếu tố rất quan trọng có vai trò bổ trợ cho nhau, cùng nhau mô tả năng lực cốt lõi của tổ chức Trong đó, yếu tố “nguồn lực” được định nghĩa là các nguồn lực chiến lược của tổ chức, bao gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình hay tài sản hữu hình và tài sản vô hình Yếu tố “khả năng” hàm ý là các khả năng khác biệt hay các khả năng nổi trội của tổ chức Yếu tố “khả năng” thể hiện năng lực và kỹ năng học tập của tổ chức để chuyển hóa kiến thức thành thực tế (Cohen & Levinthal, 1990) Do đó, khi nói về năng lực cốt lõi của tổ chức, không thể chỉ nói đến “nguồn lực” mà phải xem xét cả “khả năng” của tổ chức đó Nếu tổ chức có

“nguồn lực” tốt mà không có “khả năng” tốt thì nguồn lực đó cũng không tạo ra giá trị như mong muốn, ngược lại, nếu có chức có “khả năng” tốt mà không có “nguồn lực” tốt thì tổ chức đó cũng không thể tạo ra giá trị Đồng thời, để kích hoạt “khả năng” của tổ chức một thì kỹ năng quản lý của nhà quản trị đóng góp và trở thành một phần quan trọng phát triển năng lực cốt lõi của tổ chức (Shenkar và cộng sự, 1999)

Do đó, năng lực cốt lõi của tổ chức phải kể đến “nguồn lực” tốt và “khả năng” tốt, theo đó, vai trò của “khả năng” là vận dụng tối ưu “nguồn lực” từ phía các nhà quản trị để nâng cao năng lực của tổ chức hướng tới nâng cao giá trị cho tổ chức và cho các bên liên quan Khi nhắc đến khả năng vận dụng chúng ta cần quan tâm đến năng lực quản lý của các nhóm đối tượng quản lý trong doanh nghiệp

Thứ hai, “sự kết hợp giữa tính khác biệt và tính kiên trì” Năng lực cốt lõi của tổ chức được hình thành từ những “nguồn lực mang tính độc nhất” Đây là nguồn lực chiến lược của tổ chức, có thể tạo nên sự khác biệt cho tổ chức mà không ai khác có thể bắt chước được hoặc có được Nếu không có sự khác biệt, sẽ không có cơ hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, chỉ khác biệt không thể duy trì lợi thế cạnh tranh mà phải có sự kết hợp giữa tính khác biệt và tính kiên trì Theo Tang (1999), tính khác biệt tạm thời không thể đảm bảo sự tồn tại lâu dài của một tổ chức Do đó, sự kết hợp giữa tính khác biệt và tính bền bỉ là yếu tố “quan trọng” để “phát triển năng lực” cốt lõi của tổ chức

Thứ ba, “sự tích hợp hiệu quả các nguồn lực” Theo Zack (1999a), năng lực cốt lõi của tổ chức được hình thành bởi các “nguồn lực của tổ chức” với điều kiện là các nguồn lực này không riêng lẻ mà được tích hợp một cách hiệu quả giữa tất cả các bộ phận của tổ chức Do đó, một tổ chức không thể phát huy hết lợi thế cạnh tranh của mình hoặc không thể tiếp tục phát triển lợi thế cạnh tranh của mình nếu không có sự “sắp xếp hợp lý và vận dụng hiệu quả các nguồn lực” theo hướng tích hợp và cộng sinh

Thứ tư, “quá trình động của hiện thực hóa” Theo Zack (1999b), “năng lực không phải là một quá trình tĩnh mà là một quá trình động” Trước những thách thức do sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh, năng lực cốt lõi của tổ chức phải được liên tục nâng cao phù hợp với xu hướng đổi mới của xã hội “để có thể tồn tại bền vững trong môi trường đầy biến động”

Khung lý thuyết

Các quan điểm lý thuyết về năng lực của tổ chức được vận dụng trong luận án được xem xét trên cơ sở phù hợp với mục đích của nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu Luận án nỗ lực đưa ra những đóng góp mới có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn liên quan đến NLL của trường ĐHTT tại Tp.HCM trong bối cảnh xã hội hóa GDĐH và đổi mới GDĐH ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế kỳ vọng tạo ra cơ hội phát triển nền GDĐH Việt Nam theo xu hướng mới thông qua sự giao lưu học hỏi từ những nền GDĐH tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên, để có thể ứng dụng những gì học hỏi được từ những nền GDĐH tiên tiến trên thế giới vào hệ thống GDĐH hiện tại ở Việt Nam, đòi hỏi phải các cơ sở GDĐH phải có sự đổi mới nhất định về nguồn lực, cơ cấu, đầu tư, vv, những đòi hỏi này trở thành thách thức đối với các cơ sở GDĐH ở Việt Nam, đặc biệt là các trường ĐHTT Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế có thể gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hệ thống GDĐH Việt Nam bởi sự thâm nhập của các hệ thống GDĐH tiên tiến trên thế giới Do đó, trong luận án, NLL của trường ĐHTT trong bối cảnh mới được lập luận trên cơ sở xem xét các yếu tố nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình, tài sản hữu hình và tài sản vô hình, cùng với các khả năng đặc biệt của tổ chức, có ảnh hưởng đến NLL của các ĐHTT theo hướng bền vững Theo đó, ba nền tảng lý thuyết chính được vận dụng trong nghiên cứu bao gồm: Lý thuyết “sự thay đổi” của “nguồn lực” và “khả năng” của tổ chức (Shenkar và cộng sự, 1999), lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney, 1986; Barney, 1991; Barney và cộng sự, 2011), lý thuyết năng lực cốt lõi (Prahalad và cộng sự, 1990)

Thứ nhất, Lý thuyết dựa trên nguồn lực cho rằng lợi thế cạnh tranh bền vững của một tổ chức dựa trên các nguồn lực có giá trị, quý hiếm, không thể bắt chước và không thể thay thế được (Barney, 1991) Quan điểm này cho rằng “khả năng của tổ chức” tạo ra hoặc có được các nguồn lực này sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của họ so với các đối thủ cạnh tranh Về cốt lõi, lý thuyết dựa trên nguồn lực cho rằng nguồn lực hoặc tập hợp các nguồn lực mà tổ chức sở hữu là cơ sở để nâng cao năng lực của tổ chức theo hướng nâng cao lợi thế cạnh tranh Các nguồn lực của tổ chức được sử dụng để giúp tổ chức thiết lập các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và hoạt động tổng thể của tổ chức theo hướng nâng cao lợi thế cạnh tranh Theo Barney và cộng sự (2011), có 3 nhóm nguồn lực đó là (1) nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố nguồn lực vật chất của tổ chức như hạ tầng cơ sở, thiết bị, công nghệ, địa điểm, vv; (2) nguồn nhân lực: bao gồm yếu tố con người, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng phán đoán, trí tuệ, tư duy của con người trong tổ chức; (3) nguồn lực khác của tổ chức bao gồm các yếu tố như cấu trúc của tổ chức, hệ thống lập kế hoạch, kiểm soát và điều phối, hệ thống báo cáo chính thức và không chính thức, cũng như mối quan hệ không chính thức giữa các nhóm với tổ chức và giữa các tổ chức bên ngoài trong môi trường cạnh tranh Theo quan điểm về “sự thay đổi của “nguồn lực” và “khả năng” của tổ chức”, chỉ nguồn lực của tổ chức không đủ cơ sở để phát huy năng lực của tổ chức mà các nguồn lực này phải được tổ chức, sắp xếp, vận dụng tối ưu, đồng bộ bởi tất cả các bộ phận trong tổ chức bằng các khả năng quan trọng khác biệt như khả năng quản trị, khả năng lãnh đạo chiến lược, khả năng hoạch định chiến lược, khả năng cân đối nguồn lực, khả năng phát triển nguồn nhân lực, khả năng quản lý thay đổi, để nâng cao năng lực chung của tổ chức

Trên cơ sở kế thừa khung lý thuyết của các phiên bản trước, Barney và cộng sự

(2021) đã hoàn thiện hơn lý thuyết dựa trên nguồn lực để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

Nghiên cứu đã trả lời một số câu hỏi quan trọng còn gây nhiều tranh luận liên quan đến khung lý thuyết dựa trên nguồn lực Thứ nhất, phiên bản động của lý thuyết dựa trên nguồn lực phản ánh sự hiểu sai về vai trò của các phân tích về cân bằng kinh tế trong quản trị chiến lược Thông qua việc xác định các lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ giúp doanh nghiệp có các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm có được nhiều thành tích kinh doanh, từ đó tạo ra nhiều giá trị vượt trội cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

Thứ hai, bài nghiên cứu đã nhấn mạnh đến vai trò của các bên liên quan trong việc tạo ra các nguồn lực quan trọng và khả năng tiềm năng cho doanh nghiệp Cụ thể, các đối tượng được hưởng lợi tức cố định (chủ nợ, trái chủ…) mong muốn doanh nghiệp hướng tới việc kinh doanh ít rủi ro vì họ sẽ đảm bảo được nhận lại lợi tức của mình khi doanh nghiệp vẫn tồn tại; ngược lại, các đối tượng được hưởng phần thu nhập còn lại (cổ đông) có xu hướng đầu tư vào các dự án rủi ro hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận Vì vậy, việc kết hợp giữa các đối tượng khác nhau tạo nên sự cân bằng trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp cung cấp các nguồn lực quan trọng để tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp Thứ ba, bài nghiên cứu nhận thức được tầm quan trọng của sự không chắc chắn trong việc khai thác các nguồn lực, từ đó việc tạo ra giá trị vượt trội sẽ không đúng như ước tính ban đầu của doanh nghiệp Bài nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp may mắn tìm ra cách khai thác các nguồn lực hiệu quả hơn mong đợi, trong khi đó các doanh nghiệp kém may mắn mặc dù nhận ra bối cảnh kinh doanh nhưng các điều kiện kém thuận lợi từ cả bên ngoài lẫn bên trong lại khiến họ không tối đa hóa được lợi ích từ các nguồn lực sẵn có

Tóm lại, với học thuyết này luận án cho rằng để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh thì việc đầu tiên các tổ chức/ doanh nghiệp cần nhận diện được thực trạng các nguồn lực của minh, dựa trên cơ sở các thực trạng này để xác định ra nguồn lực lợi thế để đầu tư và biến các yếu tố nguồn lực này thành lợi thế cạnh tranh của mình

Thứ hai, Lý thuyết năng lực cốt lõi (Prahalad và cộng sự, 1990) được phát triển từ lý thuyết về quan điểm dựa trên nguồn lực, lý thuyết này nhấn mạnh rằng việc duy trì NLL của tổ chức là rất quan trọng để không làm tổn hại đến lợi thế cạnh tranh của tổ chức

(Prahalad và cộng sự, 1990) Lý thuyết này giúp một tổ chức bảo vệ năng lực cốt lõi của mình để duy trì lợi thế cạnh tranh Theo đó, các tổ chức nên làm việc một cách có hệ thống trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLL và phát triển một cách có hệ thống các yếu tố này để duy trì NLL nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (Agha và cộng sự, 2012)

Thứ ba, Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực (Hamel và cộng sự, 1994; Sanchez và cộng sự, 1996; Srivastava, 2005) Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực xem xét ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi đó là các nguồn lực, các năng lực và các khả năng Sự khác biệt chính của ba nhóm này đó là mức độ hữu hình và trực quan của chúng

Lý thuyết này xem xét NLL như là chất xúc tác chính cho lợi thế cạnh tranh bền vững (Srivastava, 2005) Lăng kính cạnh tranh dựa trên năng lực bắt đầu với khái niệm năng lực cốt lõi hướng đến làm thế nào để đưa khái niệm năng lực lên một cấp độ xác định tốt hơn, hữu ích hơn cho lợi thế cạnh tranh Trong bối cảnh này, NLL của tổ chức đóng vai trò quan trọng trong duy trì và phát triển các yếu tố ảnh hưởng đến NLL thông qua sự kết hợp hài hòa và tinh tế các nguồn lực đa dạng, các khả năng, quy trình, phương pháp, vv

Với tiếp cận này, mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến NLL và NLL theo tỷ lệ thuận và tuần hoàn Do đó, cải thiện các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến NLL sẽ cải thiện NLL tương ứng

Nếu việc tạo ra lợi thế cạnh tranh là một thách thức lớn với các tổ chức trong ngắn hạn, thì việc duy trì được các lợi thế cạnh tranh để giúp doanh nghiệp phát triển cân bằng – bền vững chính là thách thức trong dài hạn Nhận thức được vấn đề này và dựa vào lý thuyết năng lực cốt lõi, luận án nhận định rằng các tổ chức sau khi nhận định và xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình qua nguồn lực thì cần có các phương án đưa các nguồn lực này của mình thành năng lực cốt lõi nhằm biến những năng lực cốt lõi này thành lợi thế cạnh tranh bền vững và phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức Do đó, việc vận dụng lý thuyết năng lực cốt lõi đi kèm với lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực là cần thiết với các tổ chức/doanh nghiệp

Vận dụng lý thuyết này vào thực trang các trường ĐHTT ở Việt Nam, như ta thấy được rằng trước đây giáo dục đại học ở VN chủ yếu phát triển hệ thống các trường Đại học công lập, sinh viên đa số cũng lựa chọn khối đại học công lập vì một số lý do như học phí,… Do đó, đối với khối đại học tư thục để cạnh tranh với khối đại học công thì cần phải xác định được các nguồn lực của trường đặc biệt cần tập trung vào các nguồn lực chính được nhận định trong học thuyết (vật chất như là cơ sở vật chất tại các trường, môi trường – điều kiện học tập; nguồn nhân lực như là đội ngũ giảng viên – hành chính; sự thống nhất trong việc vận dụng các nguồn lực,…), nhận định rõ ràng nguồn lực nào là có thể xây dựng và thúc đẩy trở thành năng lực cốt lõi, sử dụng những năng lực này tạo ra lợi thế cạnh tranh với nhóm các khối trường công lập.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Các báo cáo khoa học hiện tại cho thấy những nghiên cứu liên quan đến năng lực khá đa dạng Trong đó, nghiên cứu về năng lực của tổ chức và năng lực của cá nhân chiếm đa số, trong khi nghiên cứu về năng lực của cơ sở GDĐH và cơ sở GDĐH tư thục khá hạn chế Do đó, để hỗ trợ cho việc phân tích sâu về các yếu tố có thể tác động đến năng lực của các trường ĐHTT và nâng cao NLL của các trường ĐHTT, tác giả mở rộng lược khảo các tài liệu có liên quan, trực tiếp và gián tiếp, đến năng lực của trường ĐHTT và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các trường ĐHTT trong nước và ngoài nước Qua lược khảo, tác giả phân theo nhóm các nghiên cứu nước ngoài và nhóm các nghiên cứu trong nước như sau:

2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

Mahdi và cộng sự (2021) đã xác định “hiệu quả của năng lực lãnh đạo chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững” thông qua đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, từ quan điểm chiến lược trong các trường ĐH tư thục Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và cách tiếp cận suy diễn Kết quả nghiên cứu xác định rằng

“năng lực lãnh đạo chiến lược” có mối quan hệ tích cực với lợi thế cạnh tranh bền vững

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng các trường ĐHTT cần sử dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực và nguồn lực xã hội của họ để nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững

Hagoug và Abdalla (2021) với nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các năng lực chiến lược và kết quả học tập của trường ĐHTT ở Sudan phát hiện rằng các năng lực chiến lược bao gồm nguồn lực về vật chất và nguồn lực về nhân lực có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa với kết quả học tập của trường ĐHTT Nghiên cứu này đồng thời nhấn mạnh rằng đây là hai nguồn lực rất quan trọng đối với ĐHTT để nâng cao lợi thế cạnh tranh và duy trì vị thế cạnh tranh Trong nghiên cứu này, nguồn lực về vật chất đề cập đến các yếu tố như thư viện tốt với các nguồn tài liệu đa dạng; phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình dạy và học; ứng dụng phần mềm đa phương tiện tiên tiến để hỗ trợ mục đích giáo dục và hoạt động hành chính; trang bị máy móc, thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình dạy và học hiệu quả; trang bị phòng ốc và trang thiết bị phù hợp cho các hoạt động ngoài trời Về nguồn lực về nhân lực, nghiên cứu này đề cập đến các yếu tố như năng lực nổi bậc, thực tiễn và chính sách quản lý nhân lực hiệu quả

Kumari và cộng sự (2019) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH thuộc hệ thống GDĐH tư thục hiện tại ở Haryana, Ấn Độ, theo quan điểm của các giảng viên Kết quả cho thấy rằng giảng viên cho rằng “quy trình tuyển chọn giảng viên công bằng và đúng tiêu chuẩn”, cơ cấu lương của giảng viên thỏa đáng và tạo động lực, phòng làm việc của giảng viên và nhân viên rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và đủ số lượng, là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH Bên cạnh đó, các yếu tố kém quan trọng hơn có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH là Wi-Fi an toàn được phân luồng tốt để dễ dàng truy cập, nhà vệ sinh cho khoa được đảm bảo vệ sinh và có đủ số lượng, tương tác với Viện liên quan phù hợp cho sự phát triển của khoa

Krishnaswamy và cộng sự (2019) nghiên cứu nhằm mục đích nêu bật sự thành công trong giáo dục đối với một trong những trường ĐH tư thục hàng đầu Malaysia Kết quả nghiên cứu xác định rằng “quan hệ đối tác của tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công trong giáo dục” Bên cạnh đó, “lớp học thông minh” và “quản trị xã hội” là những yếu tố quyết định khác có tác động tích cực đến sự thành công trong giáo dục “Cơ sở hạ tầng tuyệt vời” cùng với các hoạt động chính thức và không chính thức nhằm trau dồi, chia sẻ kiến thức, “mức độ tin cậy”, “chất lượng giáo dục”, vv, tạo nên một bầu không khí lành mạnh cho sinh viên theo đuổi việc học của mình., ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

Aithal và cộng sự (2019) nhận định rằng bối cảnh các cơ sở GDĐH đang đối mặt với nhiều thách thức do sự gia tăng cạnh tranh trên thế giới Những đổi mới trong mô hình GDĐH “đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết” và sự tiến bộ trong công nghệ đã tạo cơ hội nâng cao chất lượng GDĐH Xã hội hóa GDĐH đã góp phần gia tăng cạnh tranh giữa các trường ĐH để thu hút sinh viên trên toàn cầu Các trường ĐH cạnh tranh với nhau cả về tài sản vật chất và tài sản trí tuệ của họ Nghiên cứu phát hiện ra rằng sáu cơ sở hạ tầng thiết yếu cần được phát triển bởi một trường ĐH để nâng cao khả năng cạnh tranh đẳng cấp thế giới của trường ĐH bao gồm “Cơ sở hạ tầng vật chất”; “Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số”; “Cơ sở hạ tầng đào tạo và học thuật đổi mới”; “Cơ sở hạ tầng sở hữu trí tuệ”; “Cơ sở hạ tầng cảm xúc”; và “Cơ sở hạ tầng được nối mạng”

Yusuf (2019) tiếp cận vai trò của văn hóa tổ chức đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của cơ sở GDĐH tư thục ở Indonesia Nghiên cứu này cho rằng trong môi trường làm việc khắc nghiệt và cạnh tranh, các cơ sở GDĐH đòi hỏi một tổ chức mạnh mẽ và hỗ trợ Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các nguyên tắc cơ bản của văn hóa tổ chức đối với cam kết của tổ chức, sự hài lòng trong công việc và sự tin tưởng của giảng viên với tư cách là nhân viên trong các cơ sở GDĐH Kết quả cho thấy văn hóa tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến cam kết của tổ chức, sự hài lòng trong công việc và sự tin tưởng của giảng viên trong môi trường GDĐH Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng sự hiện diện của một nền văn hóa tổ chức tốt có thể khuyến khích các thành viên hiện thực hóa các giá trị tích cực trong tổ chức, bao gồm tính chính trực, năng lực, tính nhất quán và lòng trung thành Đây là những giá trị cốt lõi hình thành nên nguồn lực vô hình cho tổ chức, giúp tổ chức nâng cao năng lực theo hướng bền vững

Abidin và cộng sự (2021) nghiên cứu đến tiếp cận vai trò của “sự gắn bó” của giảng viên trong cải thiện “kết quả hoạt động” của trường ĐHTT trong thời kỳ Covid-19 tại ACEH Kết quả nghiên cứu xác định rằng vai trò của “sự gắn bó” của giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến cải thiện “kết quả hoạt động” của tổ chức giáo dục Bên cạnh đó, khả năng năng lãnh đạo và “khả năng ứng dụng công nghệ trong giảng dạy có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động” của trường ĐHTT trong giai đoạn bùng phát Covid-19

Zana và cộng sự (2018) xem xét vai trò của nguồn nhân lực và các khía cạnh của nguồn nhân lực bao gồm kiến thức của nhân viên, sự sáng tạo của nhân viên, năng lực của nhân viên và năng lực xã hội trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh của trường ĐH tư thục ở vùng Kurdistan, Iraq Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng Kết quả nghiên cứu xác định rằng vốn con người có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa đối với lợi thế cạnh tranh theo hướng bền vững Hay nói cách khác, nguồn nhân lực là tài sản vô hình của trường ĐH tư thục và có vai trò quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh cho trường ĐH tư thục

Pudjiarti (2018) xem xét việc thực hiện thực nghiệm các yếu tố của tinh thần kinh doanh (entrepreneurial elements) trong sự học tập trong tổ chức, sự đổi mới và khả năng thích ứng của các trường ĐH tư nhân ở Indonesia Kết quả nghiên cứu xác định rằng năng lực thay đổi của tổ chức và năng lực đổi mới có khả năng tăng cường ảnh hưởng của sự học tập trong tổ chức đối với hiệu quả hoạt động của các trường ĐH tư thục ở Indonesia

Nghiên cứu này khuyến khích các trường ĐH tư nhân định hướng lại các “chương trình giảng dạy”, “năng suất nghiên cứu”, xuất bản và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Kết quả cho thấy việc khám phá và khai thác các yếu tố khởi nghiệp về học hỏi của tổ chức, năng lực thay đổi, đổi mới sáng tạo có nhiều khả năng cung cấp sức mạnh để duy trì các điều kiện hiện có cũng như cải thiện “hiệu quả hoạt động” của trường ĐHTT

Sultanova và cộng sự (2018) với nghiên cứu đo lường vốn trí tuệ của giảng viên và xem xét sự ảnh hướng của yếu tố này với “chất lượng đầu ra của sinh viên” được đo lường thông qua “mức độ năng lực của sinh viên được phát triển sau khi hoàn thành các khóa học liên quan” Kết quả nghiên cứu xác định rằng vốn trí tuệ của giảng viên có ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên

Ilnytskyy (2017) nghiên cứu việc áp dụng đánh giá trong hoạt động giáo dục tập trung vào các khía cạnh của đại học Kết quả nghiên cứu xác định rằng việc sử dụng đánh giá như một trong những công cụ để quản lý chất lượng có cả khía cạnh bên trong (tự đánh giá) và bên ngoài (nhiều loại công cụ), được phổ biến rộng rãi trong các trường ĐH hướng phát triển dựa trên năng lực

Suleiman và cộng sự (2017) nghiên cứu xem xét sự đóng góp của các trường ĐH tư thục vào nền GDĐH ở Nigeria Bên cạnh đó, nghiên cứu này xem xét xu hướng toàn cầu về ĐH tư thục và nêu bật các lĩnh vực mà các trường ĐH tư thục đã có góp phần vào sự tiến bộ của GDĐH Kết quả cho thấy tầm quan trọng của các trường ĐH tư thục không thể xem nhẹ, nó giống như sự tiến bộ của GDĐH ở Nigeria Tóm lại, hoạt động của các trường ĐH tư thục sẽ tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong việc đảm bảo rằng nền GDĐH của Nigeria được xếp vào hàng ngũ các nước phát triển Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu xác định rằng các trường ĐH tư thục nên nỗ lực nhiều hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến hoàn thiện một nền GDĐH tư thục tốt hơn Ngoài ra, yếu tố năng lực cán bộ và cơ sở hạ tầng cũng “có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng”

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi của ĐHTT

Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT được lập luận trên cơ sở các khái niệm về “năng lực cốt lõi” của tổ chức, bao gồm: sự kết hợp của

“nguồn lực” và “khả năng” của tổ chức (Shenkar và cộng sự, 1999); “sự kết hợp giữa tính khác biệt và tính kiên trì” (Tang, 1999); “sự tích hợp hiệu quả các nguồn lực” (Zack, 1999a); và “quá trình động của hiện thực hóa” (Zack, 1999b) Theo đó, các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình của tổ chức có khả năng ảnh hưởng đến NLL của trường ĐHTT như sau:

2.4.1 Về cơ sở vật chất

Kapur (2019) cho rằng cơ sở vật chất của các hệ thống giáo dục đào tạo nói chung, trong đó có GDĐH, là một khía cạnh nhất thiết cần được quan tâm đúng mực vì “tầm quan trọng của nó đối với chất lượng dạy và học” Theo Le (2020), CSVC của trường ĐH là hệ thống được cấu thành từ các yếu tố vật chất và kỹ thuật khác nhau như khuôn viên, ký túc xá, thư viện, phòng học, sân chơi, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, công cụ, thiết bị, được sử dụng cho các hoạt động GD&ĐT đại học Một CSGD có CSVC tốt, phù hợp sẽ góp phần tạo ra môi trường năng động, tạo ra năng lượng tích cực và sự thích thú cho mỗi cá nhân trong môi trường đó, kết quả là mỗi thành viên trong môi trường đó sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ công việc của mình theo cách tối ưu nhất, điều này dẫn đến sự tiến bộ của các CSGD trong quá trình dạy và học và ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của CSGD đó (Bhunia và cộng sự, 2012) CSVC tốt nhất thiết bao gồm môi trường học tập tốt, có tiện ích đầy đủ, không gian phòng học thoáng, thiết bị phòng học và tiện nghi phòng học đầy đủ, dụng cụ bổ trợ học tập đầy đủ và hiện đại, vv, nói chung là đảm bảo điều kiện tốt nhất để tối ưu kết quả dạy và học (Krishnaswamy và cộng sự, 2019; Wells và công sự, 2016)

Trong nghiên cứu này, nhân tố “cơ sở vật chất” được phát triển trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu của Krishnaswamy và cộng sự (2019); Wells và công sự (2016); Le (2020); Musa và cộng sự (2012) Theo đó, luận án đã bối cảnh hóa bốn nội dung bao gồm thiết bị giảng dạy, không gian phòng học, dụng cụ bổ trợ học tập, khuôn viên trường học cho ĐHTT Tp.HCM Tuy nhiên, về luận điểm, nhân tố “cơ sở vật chất” của luận án này có hướng đi mới so với tác giả trước thông qua một số điểm chính như sau Thứ nhất, nhân tố “cơ sở vật chất” không đơn thuần nhằm thực hiện những chức năng cơ bản của nó để phục vụ nhu cầu của người dùng mà nó được xem là nguồn lực giúp nâng cao NLL của ĐHTT thông qua cơ chế nâng cao lợi thế cạnh tranh, theo lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney, 1986; Barney, 1991; Barney, 2011), lý thuyết năng lực cốt lõi (Prahalad và cộng sự, 1990) và lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực (Hamel và cộng sự, 1994;

Sanchez và cộng sự, 1996; Srivastava, 2005) Thứ hai, nhân tố “cơ sở vật chất” góp phần vào nâng cao năng suất dạy và học thông qua thiết bị giảng dạy tốt và đầy đủ, không gian phòng học thoáng mát và tiện nghi, dụng cụ bổ trợ học tập hiện đại và thân thiện với người dùng, khuôn viên trường học thoáng và nhiều tiện ích Những lợi thế này giúp nâng cao chất lượng sinh viên đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao Vì vậy, cơ sở vật chất là nhân tố tác động đến năng lực cốt lõi của ĐHTT

2.4.2 Về nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính bao gồm tất cả nguồn tài chính mà tổ chức có thể sử dụng và tiếp cận, “thể hiện khả năng tài chính” của trường ĐHTT để đảm bảo hoạt động liên tục và đảm bảo khả năng đầu tư kịp thời để phát triển Các trường ĐHTT tự chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động và độc lập hoàn toàn về tài chính, như một doanh nghiệp thực thụ Theo quan điểm dựa trên nguồn lực, “nguồn lực tài chính” rất quan trọng “đóng vai trò huyết mạch” trong hoạt động của trường ĐHTT Theo đó, nguồn lực tài chính ổn định giúp trường ổn định hoạt động hiện tại và thực hiện đầu tư chiến lược để phát triển Lập luận trên cho thấy rằng khả năng chủ động về tài chính của trường ĐHTT là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả thực hiện các hoạt động khác nhau của trường và chất lượng đầu ra của các hoạt động của trường (ADB, 2012) Theo ADB (2012), các trường ĐHTT thường bị nghi ngờ về chất lượng và hiệu quả giảng dạy của họ, vấn đề này được nhận định có liên quan đến yếu tố đầu tư và vấn đề nguồn vốn của trường ĐHTT Do cơ chế tự lực về nguồn vốn, thiếu sự hỗ trợ thiết thực từ chính phủ, do đó, hầu hết các trường ĐHTT có xu hướng tập trung khai thác “các chương trình đào tạo” với vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao như các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, kinh tế, công nghệ thông tin và ngoại ngữ (Hayden và cộng sự, 2010)

Trong bài nghiên cứu này, nhân tố “nguồn vốn” được phát triển trên cơ sở tham khảo các luận điểm của Vo và cộng sự (2019); Đồng Thị Vân Hồng (2015) và ADB

(2012) Theo đó, luận án đã bối cảnh hóa bốn nội dung bao gồm nguồn vốn từ học phí, nguồn vốn từ giảng viên góp, nguồn vốn từ cổ đông góp, nguồn vốn từ lợi nhuân chưa phân phối, và nguồn vốn từ hoạt động liên kết đào tạo cho ĐHTT Tp.HCM Tuy nhiên, về luận điểm, nhân tố “nguồn vốn” của luận án này có hướng đi mới so với tác giả trước thông qua một số điểm chính như sau Thứ nhất, nhân tố “nguồn vốn” không đơn thuần để tổ chức duy trì hoạt động mà nó được xem là nguồn lực giúp nâng cao NLL của ĐHTT thông qua cơ chế nâng cao lợi thế cạnh tranh, theo lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney, 1986; Barney, 1991; Barney, 2011), lý thuyết năng lực cốt lõi (Prahalad và cộng sự, 1990) và lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực (Hamel và cộng sự, 1994; Sanchez và cộng sự, 1996; Srivastava, 2005) Thứ hai, nhân tố “nguồn vốn” góp phần vào nâng cao năng suất dạy và học thông qua việc đầu tư cần thiết, hướng đến nâng cao chất lượng sinh viên đầu ra, đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao

2.4.3 Về đội ngũ quản lý, giảng viên

“Đội ngũ quản lý và giảng viên” là nguồn vốn nhân lực của tổ chức, là nguồn tài sản vô hình của tổ chức và là nguồn của lợi thế cạnh tranh bền vững (Mahdi và cộng sự,

2021) Theo Youndit và cộng sự (1996) vốn nhân lực có thể được định nghĩa là những cá nhân có kỹ năng, tiềm năng về tri thức và năng lực để góp phần làm “tăng giá trị kinh tế” của tổ chức Bên cạnh đó, Al-Safar (2008) cho rằng nguồn vốn nhân lực là thành phần quan trọng nhất đại diện cho thông tin, kiến thức, kỹ năng, kiến thức chuyên môn có giá trị kinh tế có thể được áp dụng vào thực tế để tạo ra vốn Vốn nhân lực là một nguồn lực thiết yếu của bất kỳ tổ chức nào hoạt động trong bất kỳ ngành nào (Bontis và cộng sự,

2008) Vốn nhân lực đại diện cho khả năng của tổ chức trong việc thu được lợi ích tốt nhất từ kiến thức của các thành viên của tổ chức Nó bao gồm các nguồn lực vô hình như khả năng, nỗ lực và thời gian mà nhân viên phải đầu tư cho công việc của họ (Seleim và cộng sự, 2007)

Do đó, theo lý thuyết dựa trên nguồn lực, năng lực của đội ngũ quản lý và đội ngũ giảng viên là nguồn lực chiến lược cho năng lực của trường ĐHTT Theo đó, nâng cao năng lực của nguồn lực này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực quản lý và năng lực giáo dục của trường Hay nói cách khác, nâng cao năng lực “đội ngũ quản lý và giảng viên” sẽ góp phần nâng cao năng lực đào tạo của trường ĐHTT Bontis và cộng sự (2009) cho rằng vốn con người thể hiện khả năng của tổ chức trong việc tối ưu hóa lợi ích và giá trị cao nhất từ kiến thức của các thành viên Vốn nhân lực là một nguồn lực chiến lược đối với mọi tổ chức, là tài sản vô hình với cốt lõi là năng lực và nỗ lực của họ trong giải quyết công việc (Zana và cộng sự, 2018)

Trong nghiên cứu này, nhân tố “đội ngũ quản lý, giảng viên” được phát triển trên cơ sở tham khảo các luận điểm của Indra và cộng sự (2017); Bontis và cộng sự (2009);

(Zana và cộng sự, 2018) Theo đó, luận án đã bối cảnh hóa năm nội dung bao gồm kinh nghiệm, học hàm học vị, năng động và đổi mới sáng tạo, công trình khoa học, tư duy giáo dục và tâm huyết cho ĐHTT Tp.HCM Tuy nhiên, về luận điểm, nhân tố “đội ngũ quản lý, giảng viên” của luận án này có hướng đi mới so với tác giả trước thông qua một số điểm chính như sau Thứ nhất, “đội ngũ quản lý, giảng viên” không đơn thuần để thực hiện các hoạt động cơ bản về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà là nguồn lực giúp nâng cao NLL của ĐHTT thông qua cơ chế nâng cao lợi thế cạnh tranh, theo lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney, 1986; Barney, 1991; Barney, 2011), lý thuyết năng lực cốt lõi (Prahalad và cộng sự, 1990) và lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực (Hamel và cộng sự, 1994; Sanchez và cộng sự, 1996; Srivastava, 2005) Thứ hai, nhân tố “đội ngũ quản lý, giảng viên” góp phần vào nâng cao chất lượng sinh viên đầu ra theo tiêu chí phát triển năng lực toàn diện mà xã hội đang cần Đóng góp vào mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai dựa trên nền tảng phát triển năng lực toàn diện thông qua đội ngũ quản lý và giảng viên giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, có chuyên môn cao, năng động và có ý thức đổi mới sáng tạo, có công trình khoa học chất lượng đóng góp thường xuyên, có tư duy giáo dục hiện đại và tâm huyết trong giáo dục Đây là những nền tảng quan trọng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có năng lực toàn diện để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu mới về phát triển kinh tế xã hội

2.4.4 Về chất lượng và số lượng sinh viên

“Chất lượng và số lượng sinh viên” trong nghiên cứu này là nhân tố đầu vào của trường ĐHTT Theo quan điểm lý thuyết dựa trên nguồn lực, “chất lượng và số lượng sinh viên” được xem như là nguồn lực của trường ĐHTT, có ảnh hưởng đến năng lực của trường ĐHTT về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trên cơ sở đó, tác giả lập luận rằng cải thiện nguồn lực sẽ ảnh hưởng tích cực đến nâng cao NLL của tổ chức Trong nghiên cứu này, cải thiện nguồn lực “chất lượng và số lượng sinh viên” được đo lường qua sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sinh viên đầu vào và đầu ra Theo quan điểm dựa trên nguồn lực, sự gia tăng về số lượng và chất lượng sinh viên đầu vào sẽ thúc đẩy cơ sở GDĐH tiếp tục phát triển các nền tảng điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng này

Phát triển giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích đề xuất

Trên cơ sở trình bày tổng quan về các nghiên cứu trước và đánh giá chung các nghiên cứu trước để xác định khoảng trống nghiên cứu, đồng thời kết nối với bối cảnh thực tiễn của hệ thống GDĐH tư thục hiện nay tại Tp.HCM để xác định nhu cầu thực tiễn, cho thấy rằng rất cần thiết có một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM Do tài liệu hiện tại ít có nghiên cứu thực nghiệm về NLL của ĐHTT, đặc biệt là ở bối cảnh các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam Hơn nữa, NLL được xác định là một lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu là kết quả của việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đa dạng và các hoạt động hướng đến củng cố lợi thế trên thị trường, gia tăng lợi ích nhận thức được của các bên liên quan (Prahalad và cộng sự, 1990) Với tiếp cận này, các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT có thể có sự khác nhau ở các bối cảnh khác nhau Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứu ở một khu vực cụ thể đó là Tp.HCM với lý do đã được trình trong phần 1.3 trên đây Do đó, đề tài này đề xuất một mô hình nghiên cứu thực nghiệm với chủ đề “Phân tích mối quan hệ giữa năng lực đội ngũ quản lý, giảng viên và năng lực cốt lõi của đại học tư thục trong bối cảnh hội nhập và đổi mới giáo dục đại học: nghiên cứu điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh” Cụ thể, mô hình nghiên cứu này nhằm xem xét các yếu tố tác động đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM, mức độ tác động của các yếu tố này đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM, từ đó đề xuất hàm ý để nâng cao NLL của trường ĐHTT tại Tp.HCM

Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT được lập luận trên cơ sở các khái niệm về năng lực cốt lõi của tổ chức, bao gồm: sự kết hợp của “nguồn lực” và “khả năng” của tổ chức (Shenkar và cộng sự, 1999); “sự kết hợp giữa tính khác biệt và tính kiên trì” (Tang, 1999); “sự tích hợp hiệu quả các nguồn lực” (Zack, 1999a); và “quá trình động của hiện thực hóa” (Zack, 1999b) Trên cơ sở đó, các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM bao gồm: a) “Cơ sở vật chất” b) “Nguồn lực tài chính” c) “Đội ngũ quản lý và giảng viên” d) “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” e) “Ứng dụng khoa học công nghệ” f) “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”

Giả thuyết nghiên cứu được lập luận trên cơ sở lý thuyết về sự kết hợp của “nguồn lực” và “khả năng” của tổ chức (Shenkar và cộng sự, 1999); “sự kết hợp giữa tính khác biệt và tính kiên trì” (Tang, 1999); “sự tích hợp hiệu quả các nguồn lực” (Zack, 1999a); và “quá trình động của hiện thực hóa” (Zack, 1999b) và lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney, 1986; 1991; 2011) Theo đó, các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT được lập luận trên cơ sở sau: NLL của ĐHTT là quá trình đầu tư phát triển bền vững hướng tới cải tiến liên tục và hoàn thiện tiêu chuẩn ở cấp độ cao hơn; hoàn thiện chương trình đào tạo; phát triển năng lực đội ngũ quản lý và giảng viên; đầu tư nghiên cứu khoa học để nâng cao năng suất nghiên cứu; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đầy đủ để tối ưu hiệu quả và chất lượng dạy học; phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy, quản lý, học tập, và đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng dịch vụ; nâng cao chất lượng và số lượng sinh viên đầu vào và đầu ra, theo hướng bền vững Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu đề xuất có 6 giả thuyết nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố

“nguồn lực” và “khả năng” của tổ chức và NLL của ĐHTT tại Tp.HCM Các giả thuyết nghiên cứu này được lập luận như sau:

2.5.1.2 Cơ sở vật chất và NLL của trường ĐHTT

Kapur (2019) cho rằng CSVC của hệ thống GD nói chung, trong đó có GDĐH, là một khía cạnh nhất thiết cần được quan tâm đúng mực vì tầm quan trọng của nó đối với chất lượng dạy và học CSVC bao gồm phòng học, khuôn viên, sân chơi, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, công cụ, thiết bị Một CSGD có CSVC tốt, phù hợp sẽ góp phần tạo ra môi trường năng động, tạo ra năng lượng tích cực và sự thích thú cho mỗi cá nhân trong môi trường đó, kết quả là mỗi thành viên trong môi trường đó có thể thực hiện nhiệm vụ công việc của mình theo cách tối ưu nhất, điều này dẫn đến sự tiến bộ của các CSGD trong quá trình dạy và học và ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của CSGD đó

Việc tạo ra một môi trường học tập tốt với CSVC tốt, đầy đủ, phù hợp, tiện nghi nhất thiết là một phần trách nhiệm đối với xã hội, đối với các bên liên quan của các cơ sở GDĐH tư thục, ngoài ra, việc đầu tư này cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của CSGD đó Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh, hội nhập quốc tế và ngành công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để người dân được tiếp cận được những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, theo đó, nhu cầu được sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao của người dân cũng nâng lên theo thời gian Hành vi này phù hợp với thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow Liên hệ thực tiễn về vấn đề về CSVC của các trường ĐHTT, theo quan điểm trên, tác giả lập luận rằng các bậc phụ huynh và sinh viên đặc biệt quan tâm đến điều kiện CSVC của CSGD xem như là trách nhiệm của CSGD tạo ra một môi trường toàn diện không chỉ đảm bảo việc học tập (để sinh viên có được kiến thức và kỹ năng cần thiết) mà còn đặc biệt quan tâm đến thể chất và tinh thần của sinh viên Trong xã hội ngày nay, các bậc phụ huynh luôn có xu hướng cho con em mình đến CSGD tốt nhất, nơi có môi trường học tập tốt, có tiện ích đầy đủ, không gian phòng học thoáng, thiết bị phòng học và tiện nghi phòng học đầy đủ, dụng cụ bổ trợ học tập đầy đủ và hiện đại, vv, nói chung là đảm bảo điều kiện tốt nhất để tối ưu kết quả dạy và học (Krishnaswamy và cộng sự, 2019; Wells và công sự, 2016)

Trong thực tiễn, các cán bộ quản lý tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM cho rằng, nhân tố “cơ sở vật chất” có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo dục của ĐHTT liên quan đến chất lượng môi trường học tập, chất lượng thiết bị và dụng cụ học tập, theo đó, ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi tương ứng của ĐHTT Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa CSVC và NLL của ĐHTT được giải thích theo lý thuyết dựa trên nguồn lực của Barney (1986; 1991; 2011) Theo đó, yếu tố CSVC được xem như là nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT, ảnh hưởng đến khả năng tạo ra vị thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo ra các giá trị vượt trội cho các bên liên quan (trong đó người học và người dạy là các bên liên quan quan trọng về khía cạnh chất lượng dạy và học)

Bên cạnh đó, trên cơ sở thảo luận trên đây về vai trò quan trọng của nhân tố “cơ sở vật chất” trong đảm bảo chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội, cùng với cơ sở lý thuyết lập luận trên đây theo Shenkar và cộng sự (1999); Tang (1999); Zack (1999a;

1999b) và Barney (1986; 1991; 2011), mối quan hệ giữa “cơ sở vật chất” và NLL của ĐHTT được giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1 (H1) “Cơ sở vật chất tác động tích cực đến NLL của trường ĐHTT”

2.5.1.3 Nguồn lực tài chính và NLL của trường ĐHTT

Nguồn lực tài chính bao gồm tất cả nguồn tài chính mà tổ chức có thể sử dụng và tiếp cận, “thể hiện khả năng tài chính” của trường ĐHTT để đảm bảo hoạt động liên tục và đảm bảo khả năng đầu tư kịp thời để phát triển Các trường ĐHTT tự chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động và độc lập hoàn toàn về tài chính như một doanh nghiệp thực thụ, liên hệ thực tiễn về cơ cấu nguồn thu của đa số các cơ sở GDĐH tư thục như tác giả đã nên trên, cơ chế này mang lại cả ưu điểm và nhược điểm về mặt tài chính của các cơ sở GDĐH tư thục Cụ thể, cơ chế này mang lại ưu điểm khi CSGD đó hoạt động tốt, nghĩa là có nhiều sinh viên theo học, nguồn thu ổn định và có lợi nhuận, ngược lại, cơ chế này sẽ mang lại nhược điểm khi nguồn thu của trường không ổn định và lỗ vì bất kỳ lý do gì Bên cạnh đó, các cơ sở GDĐH tư thục được sở hữu bởi những cá nhân hoặc những tổ chức kinh doanh và đa số được vận hành như một doanh nghiệp “kinh doanh giáo dục”, hướng đến mục tiêu tài chính hơn là các mục tiêu khác Do đó, mức độ đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động và ít ưu tiên đầu tư vào các hoạt động khác ngoài đào tạo (Vo và cộng sự, 2019)

Bên cạnh đó, theo ADB (2012), các trường ĐHTT thường bị nghi ngờ về chất lượng và hiệu quả giảng dạy của họ, vấn đề này được nhận định có liên quan đến yếu tố đầu tư và vấn đề nguồn vốn của trường ĐHTT Do cơ chế tự lực về nguồn vốn, thiếu sự hỗ trợ thiết thực từ chính phủ, do đó, hầu hết các trường ĐHTT có xu hướng cung cấp các chương trình đào tạo với vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao như các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, kinh tế, công nghệ thông tin và ngoại ngữ (Hayden và cộng sự, 2010) Đây là xu hướng chung của các trường ĐHTT, bất kể quy mô trường lớn hay nhỏ Ví dụ, một số trường ĐHTT lớn ở Việt Nam bao gồm Đại học Văn Lang, Đại học Hồng Bàng, Đại học Duy Tân và Đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tập trung vào các ngành học phổ biến và chi phí thấp, và một số trường có thể hướng đến lợi nhuận (Fry, 2009)

Theo quan điểm dựa trên nguồn lực, “nguồn lực tài chính” rất quan trọng “đóng vai trò huyết mạch” trong hoạt động của trường ĐHTT Theo đó, nguồn lực tài chính ổn định giúp trường ổn định hoạt động hiện tại và thực hiện đầu tư chiến lược để phát triển Lập luận trên cho thấy rằng khả năng chủ động về tài chính của trường ĐHTT là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến “khả năng thực hiện các hoạt động khác nhau của trường” và ảnh hưởng chất lượng đầu ra của các hoạt động của trường

Trong thực tiễn, các cán bộ quản lý tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM cho rằng, nhân tố “nguồn lực tài chính” có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo dục liên quan đến đầu tư cần thiết để phục vụ cho hoạt động dạy và học tại trường ĐHTT, theo đó, ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi tương ứng của ĐHTT Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa nguồn vốn và NLL của ĐHTT được giải thích theo lý thuyết dựa trên nguồn lực của Barney (1986; 1991; 2011) Theo đó, yếu tố nguồn vốn được xem như là nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT Nguồn vốn liên quan đến khả năng thực hiện các hoạt động đầu tư cần thiết để củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nâng cao các giá trị cộng thêm hướng đến lợi ích của các bên liên quan Bên cạnh đó, trên cơ sở thảo luận trên đây về vai trò quan trọng của nhân tố “nguồn vốn” trong đảm bảo chất lượng giáo dục, cùng với cơ sở lý thuyết lập luận trên đây theo Shenkar và cộng sự (1999);

Tang (1999); Zack (1999a; 1999b) và Barney (1986; 1991; 2011), mối quan hệ giữa

“nguồn vốn” và NLL của trường ĐHTT được giả thuyết như sau:

Giả thuyết 2 (H2) “Nguồn lực tài chính tác động tích cực đến NLL của ĐHTT”

2.5.1.4 Đội ngũ quản lý, giảng viên và NLL của trường ĐHTT

“Đội ngũ quản lý và giảng viên” là nguồn vốn nhân lực của tổ chức, là nguồn tài sản vô hình của tổ chức và là nguồn của lợi thế cạnh tranh bền vững (Mahdi và cộng sự,

2021) Do đó, theo lý thuyết dựa trên nguồn lực, năng lực của đội ngũ quản lý và đội ngũ giảng viên là nguồn chiến lược của năng lực của trường ĐHTT Theo đó, nâng cao năng lực của nguồn lực này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực quản lý và năng lực giáo dục của trường Hay nói cách khác, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao năng lực đào tạo của trường ĐHTT Bontis và cộng sự (2009) cho rằng vốn con người thể hiện khả năng của tổ chức trong việc tối ưu hóa lợi ích và giá trị cao nhất từ kiến thức của các thành viên Vốn nhân lực là một nguồn lực chiến lược đối với mọi tổ chức, là tài sản vô hình với cốt lõi là năng lực và nỗ lực của họ trong giải quyết công việc (Zana và cộng sự, 2018)

Trong thực tiễn, các cán bộ quản lý tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM cho rằng, nhân tố “đội ngũ quản lý và giảng viên” có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo dục liên quan đến năng lực giảng dạy, năng lực phát triển năng lực toàn diện cho sinh viên, năng lực nghiên cứu khoa học, theo đó, ảnh hưởng đến năng lực cốt lõi tương ứng của ĐHTT Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa đội ngũ quản lý, giảng viên và NLL của ĐHTT được giải thích theo lý thuyết dựa trên nguồn lực của Barney (1986; 1991; 2011)

Theo đó, yếu tố đội ngũ quản lý, giảng viên được xem như là nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT Sự liên quan của nguồn lực quản lý, giảng viên với NLL của ĐHTT là các năng lực, khả năng và kỹ năng cần thiết của đội ngũ quản lý, giảng viên, được xem như là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả dạy và học theo tiếp cận dựa trên năng lực Theo đó, sinh viên không chỉ được phát triển tri thức mà còn phát triển năng lực cần thiết để sẵn sàng vận dụng vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp Yếu tố này rất quan trọng đối với NLL của ĐHTT trong bối cảnh mới phù hợp với xu hướng thị trường lao động của quốc gia và thế giới Bên cạnh đó, trên cơ sở thảo luận trên đây về vai trò quan trọng của nhân tố “đội ngũ quản lý và giảng viên” trong đảm bảo chất lượng giáo dục, cùng với cơ sở lý thuyết lập luận trên đây theo Shenkar và cộng sự (1999); Tang

(1999); Zack (1999a; 1999b) và Barney (1986; 1991; 2011), mối quan hệ giữa “đội ngũ quản lý và giảng viên” và NLL của trường ĐHTT được giả thuyết như sau:

Giả thuyết 3 (H3) “Đội ngũ quản lý, giảng viên tác động tích cực đến NLL của ĐHTT”

2.5.1.5 “Đào tạo, nghiên cứu khoa học và NLL của trường ĐHTT”

“Đào tạo và nghiên cứu khoa học” được xem là hoạt động cốt lõi trong GDĐH

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học bao gồm một quá trình có hệ thống, tập trung vào mục tiêu nghiên cứu và thu thập tài liệu, dữ liệu, thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu để phân tích và trả lời những câu hỏi nghiên cứu, nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã xác định Quá trình nghiên cứu khoa học là một quá trình gồm nhiều bước trong đó các bước này có mối liên hệ với nhau và với các bước khác trong quy trình Nếu thay đổi được thực hiện trong một bước của quy trình, nhà nghiên cứu phải xem xét tất cả các bước khác để đảm bảo rằng các thay đổi được phản ánh nhất quán trong suốt quá trình nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của các trường ĐHTT tại Tp.HCM và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này Quá trình nghiên cứu định lượng bắt đầu bằng hoạt động khảo sát chính thức sử dụng bảng câu hỏi đã được thống nhất ở bước 3 Cuộc khảo sát được thực hiện trong 4 tháng từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021 Đối tượng mục tiêu tham gia khảo sát là các giảng viên đang công tác tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM Bảng câu hỏi được in ra và gửi đến người tham gia khảo sát bằng hình thức trực tiếp Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát này sau khi sàn lọc sẽ được đưa vào phân tích sử dụng phần mềm thống kê mô tả SPSS 20.0 bằng các phương pháp sau: a) Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) b) Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) c) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến SEM (Structural Equation Model) d) Phân tích Bootstrap

Trình bày kết quả: Bước này trình bày các kết quả thống kê thu thập được từ các phương pháp trên và phân tích các kết quả này tương ứng với các yêu cầu và khía cạnh của nghiên cứu

Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị: Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng thu thập được từ các bước trên, tác giả rút ra kết luận và đưa ra hàm ý quản trị hướng đến giá trị ứng dụng thực tiễn cao để giải quyết vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết

Xác định mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo Thảo luận nhóm Thang đo chính thức Khảo sát thử bảng câu hỏi ban đầu Bảng câu hỏi chính thức

Thu thập dữ liệu Đánh giá Cronbach’s Alpha Đánh giá EFA Đánh giá CFA

Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Phân tích Bootstrap

Kết luận Hàm ý quản trị

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được thực hiện với mục đích, đối tượng, phương thức, và thời gian như sau:

A) Mục đích của cuộc phỏng vấn sâu nhằm

- Hiểu từ góc nhìn của chuyên gia về phạm vi chủ đề nghiên cứu

- Hiểu từ góc nhìn của chuyên gia về các khái niệm nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT, thang đo các khái niệm nghiên cứu

B) Mục đích của cuộc thảo luận nhóm nhằm

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT

- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM

- Phát triển thang đo các khái niệm nghiên cứu trên cơ sở thang đo nháp được tổng kết từ các nghiên cứu trước Đối tượng mục tiêu Đối tượng mục tiêu cho cuộc thảo luận nhóm là các cán bộ quản lý, giảng viên đang công tác tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM Đối tượng mục tiêu cho cuộc phỏng vấn sâu là các chuyên gia trong lĩnh vực GDĐH

Cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia được thực hiện theo hình theo hình thức 1:1

Mục đích của phỏng vấn sâu với chuyên gia là để hiểu từ góc nhìn của chuyên gia về phạm vi chủ đề nghiên cứu, các khái niệm nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM và thang đo các khái niệm nghiên cứu Nội dung cuộc phỏng vấn sâu được được thực hiện dựa trên những câu hỏi mở được soạn sẵn Những góp ý của chuyên gia trong quá trình phỏng vấn sâu được xem xét cẩn thận để phát triển các câu hỏi cho cuộc thảo luận nhóm

Tác giả lựa chọn đối tượng phỏng vấn chuyên gia ở đây là những cán bộ quản lý và các Giảng viên đang công tác tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM Lý do tác giả lựa chọn các nhóm đối tượng này là:

Với nhóm đối tượng là các cán bộ quản lý tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM họ trực tiếp là người nghiên cứu, điều hành và đưa ra các chính sách, quyết sách cho các trường

Nhóm quản lý là người hiểu rõ nhất đặc điểm của các trường đại học tư thục, khả năng cạnh tranh, điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài; và từ đó họ là những người có thể nhận định rõ nhất các năng lực cốt lõi

Với nhóm đối tượng là giảng viên đang giảng dạy tại các trường ĐHTT tai Tp.HCM, đây là nhóm lao động trực tiếp, là nhóm trực tiếp tạo ra giá trị của các trường; để đạt được mục tiêu giáo dục của trường thì đặc biệt cần thông qua nhóm đối tượng này Nhóm đối tượng này cũng là nhóm đối tượng có trình độ cao, họ có thể tiếp cận và hiểu được các chính sách của nhà trường, đồng thời đưa ra các hành động giúp nhà trường phát huy và duy trì được năng lực cốt lõi để tạo lợi thế cạnh tranh

Cuộc thảo luận nhóm được thực hiện với danh sách câu hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm tránh sót những thông tin quan trọng cần thu thập Nội dung các câu hỏi thảo luận nhóm nhằm mục đích khám phá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLL của ĐHTT tại Tp.HCM và phát triển thang đo các khái niệm nghiên cứu dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã được xác định Để thuận tiện cho các thành viên tham gia thảo luận nhóm và để đạt được hiệu quả cao trong cuộc thảo luận nhóm, nội dung các câu hỏi được gửi đến các thành viên trước thời gian thực hiện cuộc thảo luận nhóm Trong cuộc thảo luận nhóm, những người tham gia thảo luận cùng trao đổi về từng câu hỏi theo tuần tự và đưa ra ý kiến theo cách thức là “đồng ý” hoặc “không đồng ý” và đề xuất điều chỉnh hoặc ý kiến khác Để thuận tiện cho các thành viên tham gia cuộc phỏng vấn nhóm, hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp được vận dụng

Cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trước thảo luận nhóm Cuộc thảo luận nhóm được thực hiện vào tháng 08 và 09 năm 2020 tại Tp.HCM

Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu và tổng quát hóa các phát hiện của nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng cho phép nhà nghiên cứu nhân rộng, sử dụng cỡ mẫu lớn, và kiểm tra giả thuyết nghiên cứu để đi đến kết luận nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua các bước sau:

Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức

Như tác giả đã trình bày trên đây, phương pháp nghiên cứu chính thức được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả phân tích thống kê sẽ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu Để nghiên cứu này đạt được thành công, sự phù hợp của dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của kết quả phân tích Do đó, khâu thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức nhất thiết phải được thực hiện kỹ để tối ưu kết quả nghiên cứu

3.2.2.1.1 Kích thước mẫu và cách chọn mẫu

Mô hình nghiên cứu đề xuất trong nghiên cứu này có 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Trong đó, mỗi biến tương ứng với số lượng biến quan sát như sau: a) Biến độc lập gồm:

- “Cơ sở vật chất”: 4 biến quan sát

- “Nguồn lực tài chính”: 5 biến quan sát

- “Đội ngũ quản lý, giảng viên”: 5 biến quan sát

- “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”: 4 biến quan sát

- “Ứng dụng khoa học công nghệ”: 4 biến quan sát

- “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”: 4 biến quan sát b) Biến phụ thuộc: Năng lực trường ĐHTT có 4 biến quan sát Theo đó, tổng số biến quan sát của 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu đề xuất là 30 Do đó, cỡ mẫu của nghiên cứu này ít nhất phải là 300 mẫu (theo công thức n x 10; với n là tổng số biến quan sát), theo Barclay và cộng sự (1995) và Hair và cộng sự (2013) Bên cạnh đó, việc xác định cỡ mẫu phù hợp nhất thiết phải xem xét đến yêu cầu của kỹ thuật cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Model), theo Novikova và cộng sự (2013), SEM là một kỹ thuật thống kê nâng cao, SEM yêu cầu kích thước mẫu ít nhất 200 để kiểm tra các mô hình cơ bản Tuy nhiên, để phòng trường hợp có những bảng trả lời không hoàn chỉnh do trả lời sót hoặc có cơ sở không đáng tin cậy, tác giả xác định kích thước mẫu ban đầu là 485 Đối tượng tham gia khảo sát là các giảng viên đang công tác tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM Đây là nhóm lao động trực tiếp, là nhóm trực tiếp tạo ra giá trị của các trường; để đạt được mục tiêu giáo dục của trường thì đặc biệt cần thông qua nhóm đối tượng này Nhóm đối tượng này cũng là nhóm đối tượng có trình độ cao, họ có thể tiếp cận và hiểu được các chính sách của nhà trường, đồng thời đưa ra các hành động giúp nhà trường phát huy và duy trì được năng lực cốt lõi để tạo lợi thế cạnh tranh Bên cạnh đó các nghiên cứu trước khi nghiên cứu về vấn đề này cũng đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng này (Yusuf (2019), Abidin và cộng sự (2021), Pudjiarti (2018))

Bảng câu hỏi được xây dựng theo các bước căn bản như sau:

− Bước 1: Bảng câu hỏi ban đầu với phần nội dung chính được xây dựng trên cơ sở thang đo sơ bộ và bổ sung phần yêu cầu thông tin liên quan đến đặc tính mẫu

− Bước 2: Phỏng vấn thử với các giảng viên của các trường ĐHTT tại Tp.HCM để đánh giá sự rõ ràng của nội dung và khả năng cung cấp thông tin của người được hỏi

− Bước 3: Trên cơ sở đánh giá bảng câu hỏi ở bước 2, tất cả nhận xét góp ý của người tham gia phỏng vấn thử đều được ghi nhận cẩn thận để hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp Bảng câu hỏi được thiết kế sử dụng thang đo Likert 5 bậc (bậc 1 là hoàn toàn không đồng ý, bậc 5 là hoàn toàn đồng ý) gồm 30 câu hỏi tương ứng với 30 biến quan sát, trong đó có 4 biến quan sát của “Cơ sở vật chất”;

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả mẫu nghiên cứu

Luận án thực hiện khảo sát với số mẫu ban đầu là 485 Bảng câu hỏi được in ra và gửi đến người tham gia khảo sát bằng hình thức phát trực tiếp hoặc thông qua đường vận chuyển nhanh, tùy vào điều kiện nào thuận lợi nhất cho người tham gia khảo sát Sau khi cuộc khảo sát hoàn tất, tác giả thu về được 478 phiếu Sau khi sàng lọc để loại ra những bảng câu hỏi khảo sát không hoàn thiện, kết quả thu được 465 phiếu đạt yêu cầu Sau đó, tác giả thực hiện các bước tiếp theo để thiết lập bộ dữ liệu từ 465 bảng câu hỏi hợp lệ này để phục vụ cho việc phân tích thống kê

Bảng 4.1 sau đây thống kê đặc tính mẫu nghiên cứu của luận án này Những đặc tính này cho thấy rằng 465 mẫu khảo sát có thể đại diện cho nhóm mà nghiên cứu này hướng đến Mẫu nghiên cứu được mô tả cụ thể như sau:

4.1.1 Về đặc điểm tổ chức:

− Xét về loại hình: 100% đối tượng tham gia khảo sát đến từ Trường Đại học tư thục

− Xét về thời gian thành lập: Nhóm 10 - 15 năm (154), chiếm 33,12%; nhóm 16

- 20 năm (39), chiếm 8,39%; nhóm > 20 năm (272), chiếm 58,49%

− Xét về quy mô trường: Nhóm < 5,000 sinh viên (117), chiếm 25,16%; nhóm 5,000 - 10,000 (154), chiếm 33,12%; nhóm > 10,000 (194), chiếm 41,72%

4.1.2 Về thành phần tham gia khảo sát:

− Xét về giới tính: Nam (238), chiếm tỷ lệ 51,18% và nữ (227), chiếm tỷ lệ 48,82%

− Xét về trình độ: Thạc sĩ (318), chiếm 68,39%; Tiến sĩ và sau tiến sĩ (147), chiếm 31,61%

− Xét về hình thức giảng viên: Nhóm giảng viên cơ hữu (328), chiếm 51,18%; nhóm giảng viên thỉnh giảng (227), chiếm 48,82%

− Xét về thâm niên công tác: Nhóm < 5 năm (226), chiếm 48,60%; nhóm từ 5 -

- Xét về đơn vị công tác: UEF (38), chiếm 8,17%; HUTECH (39), chiếm 8,39%; HIU

(39), chiếm 8,39%; STU (39), chiếm 8,39%; VHU (39), chiếm 8,39%; GDU (39), chiếm 8,39%; VLU (38), chiếm 8,17%; HSU (38), chiếm 8,17%; HUFLIT (39), chiếm 8,39%;

HVUH (39), chiếm 8,39%; NTTU (39), chiếm 8,39%; SIU (39), chiếm 8,39%

Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC

Trường Đại học tư thục 465 100

B.Thời gian thành lập (năm)

C.Quy mô trường (số sinh viên)

THÀNH PHẦN THAM GIA KHẢO SÁT A.Giới tính

Tiến sĩ & sau tiến sĩ 147 31,61

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

D Thâm niên công tác (số năm)

E Đơn vị công tác (tại trường)

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021)

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha được thực hiện để đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) Đánh giá độ tin cậy của thang đo là bước quan trọng để xem các biến quan sát trong cùng một thang đo có nhất quán hay không Trong nghiên cứu này, bước kiểm định Cronbach’s Alpha được thực hiện để kiểm tra độ tin cậy của bảy thang đo bao gồm (1) “Cơ sở vật chất” (CSVC), (2) “Nguồn vốn (NV), (3) “Đội ngũ quản lý, giảng viên” (GV); (4) “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”

(NCKH), (5) “Ứng dụng khoa học công nghệ” (KH), (6) “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” (SV), (7) “Năng lực” (NL) Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha này được trình bày cụ thể như sau:

4.2.1 Thang đo “Cơ sở vật chất”

Thang đo “Cơ sở vật chất” (Ký hiệu: CSVC) có Cronbach’s Alpha = 0,827 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3

Kết quả này xác định rằng thang đo CSVC đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo Bảng 4.2 sau đây minh họa các chỉ số kết quả liên quan của các biến quan sát của thang đo CSVC

Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo CSVC

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha thang đo CSVC = 0,827

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021) 4.2.2 Thang đo “Nguồn vốn”

Thang đo “Nguồn vốn” (Ký hiệu: NV) có Cronbach’s Alpha = 0,758 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát (ngoại trừ NV2) đều lớn hơn 0,3 Kết quả phân tích cho thấy NV2 có hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh = 0,118

< 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi xóa biến NV2 là 0,837, lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của NV (0,758) Do đó, NV2 sẽ bị loại ra khỏi thang đo NV Theo đó, tác giả thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 cho thang đo NV với 4 biến quan sát được xác định hợp lệ, sau khi loại biến NV2 Bảng 4.3 sau đây minh họa kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo NV (lần 1) và Bảng 4.4 thể hiện kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (lần 2)

Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NV Lần 1

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha (Lần 1) thang đo NV = 0,758

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 của thang đo NV có Cronbach’s Alpha 0,837 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả này xác định rằng thang đo NV đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo

Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NV Lần 2

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha (Lần 2) thang đo NV = 0,837

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.2.3 Thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên”

Thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên” (Ký hiệu: GV) có Cronbach’s Alpha 0,828 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả này xác định rằng thang đo GV đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo Bảng 4.5 sau đây minh họa các chỉ số kết quả liên quan của các biến quan sát của thang đo GV

Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo GV

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha thang đo GV = 0,828

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.2.4 Thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”

Thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” (Ký hiệu: NCKH) có Cronbach’s Alpha = 0,814 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả này xác định rằng thang đo NCKH đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo Bảng 4.6 sau đây minh họa các chỉ số kết quả liên quan của các biến quan sát của thang đo NCKH

Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NCKH

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha thang đo NCKH = 0,814

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.2.5 Thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ”

Thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ” (Ký hiệu: KH) có Cronbach’s Alpha 0,827 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả này xác định rằng thang đo KH đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo Bảng 4.7 sau đây minh họa các chỉ số kết quả liên quan của các biến quan sát của thang đo KH

Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo KH

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha thang đo KH = 0,827

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.2.6 Thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”

Thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” (Ký hiệu: SV) có Cronbach’s Alpha = 0,813 > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả này xác định rằng thang đo SV đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo Bảng 4.8 sau đây minh họa các chỉ số kết quả liên quan của các biến quan sát của thang đo SV

Bảng 4.8 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo SV

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha thang đo SV = 0,813

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.2.7 Thang đo “Năng lực trường ĐHTT”

Thang đo “Năng lực trường ĐHTT” (Ký hiệu: NL) có Cronbach’s Alpha = 0,816 >

0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả này xác định rằng thang đo NL đạt độ tin cậy do đó tất cả các biến này đều được giữ lại để sử dụng để phân tích EFA ở phần tiếp theo Bảng 4.9 sau đây minh họa các chỉ số kết quả liên quan của các biến quan sát của thang đo NL

Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo NL

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha thang đo NL = 0,816

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để khám phá cấu trúc nhân tố cơ bản của một tập hợp các biến được đo lường và kiểm tra độ tin cậy bên trong của nó

Bước này được thực hiện sau bước kiểm định Cronbach’s Alpha để chắc chắn rằng độ tin cậy được thiết lập trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày cụ thể như sau:

4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha xác định rằng 6 thang đo bao gồm “Cơ sở vật chất” (CSVC) có 4 biến quan sát, thang đo “Đội ngũ quản lý, giảng viên” (GV) có 5 biến quan sát, thang đo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học” (NCKH) có 4 biến quan sát, thang đo “Ứng dụng khoa học công nghệ” (KH) có 4 biến quan sát, thang đo “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên” (SV) có 4 biến quan sát, và thang đo “Năng lực trường ĐHTT”

(NL) có 4 biến quan sát, đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan Biến

- Tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0,3 Do đó, tất cả các thang đo này đều thỏa độ tin cậy Riêng thang đo “Nguồn vốn” (NV) có 5 biến quan sát, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy rằng biến quan sát ký hiệu (NV2) có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 nhưng có hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3, do đó, NV2 bị loại Sau đó, kiểm định Cronbach’s Alpha được thực hiện lại cho thang đo NV sau khi đã loại NV2, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 xác định thang đo NV đạt tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,7 và hệ số tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0,3) Do đó, thang đo mới của NV được thiết lập gồm 4 biến quan sát Tổng kết lại, tác giả đã đưa tất cả 29 biến quan sát vào mô hình nghiên cứu để thực hiện phân tích EFA

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy giá trị sig 0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số KMO rất cao so với ngưỡng chấp nhận lần lượt là 0,846 > 0,5 và 0,804 > 0,5, do đó, phân tích nhân tố là phù hợp Bảng 4.10 và bảng 4.11 dưới đây lần lượt minh họa kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến độc lập và biến phụ thuộc

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s - Biến độc lập Đo lường mức độ lấy mẫu KMO 0,846

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 4566,468

Giá trị bậc tự do df 300

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s - Biến phụ thuộc Đo lường mức độ lấy mẫu KMO 0,804

Kiểm định Bartlett Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 604,539

Giá trị bậc tự do df 6

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Kết quả phân tích EFA cho thấy rằng tất cả hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5, do đó, các biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt (Hair và cộng sự, 2014) Bảng 4.12 sau đây minh họa kết quả này

Bảng 4.12 Kết quả phân tích EFA

Nhân tố Tên nhân tố

GV4 0,830 Đội ngũ quản lý, giảng viên

KH4 0,806 Ứng dụng khoa học công nghệ

NCKH2 0,803 Đào tạo và nghiên cứu khoa học

SV3 0,796 Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Ngoài ra, kết quả phân tích EFA như trình bày tại bảng 4.12 trên đây phản ánh các chi tiết sau:

− Kết quả phân tích EFA đối với thang đo CSVC cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 1 nhân tố và phương sai trích được bao gồm CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4

− Kết quả phân tích EFA đối với thang đo NV cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 1 nhân tố và phương sai trích được bao gồm NV1, NV3, NV4, NV5

− Kết quả phân tích EFA đối với thang đo GV cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 1 nhân tố và phương sai trích được bao gồm GV1, GV2, GV3, GV4, GV5

− Kết quả phân tích EFA đối với thang đo NCKH cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 1 nhân tố và phương sai trích được bao gồm NCKH1, NCKH2, NCKH3, NCKH4

− Kết quả phân tích EFA đối với thang đo SV cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 1 nhân tố và phương sai trích được bao gồm SV1, SV2, SV3, SV4

− Kết quả phân tích EFA đối với thang đo NL cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 1 nhân tố và phương sai trích được bao gồm NL1, NL2, NL3, NL4

4.3.2 Xác định mô hình hiệu chỉnh

Trên cơ sở kết quả phân tích tại mục 4.3.1 trên đây, tác giả thực hiện hiệu chỉnh phù hợp, như trình bày tại bảng 4.13 sau:

Bảng 4.13 Các biến sau khi hiệu chỉnh

STT Biến Ký hiệu Các biến quan sát

1 Cơ sở vật chất CSVC CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4

2 Nguồn vốn NV NV1, NV3, NV4, NV5

3 Đội ngũ quản lý, giảng viên GV GV1, GV2, GV3, GV4, GV5

4 Đào tạo và nghiên cứu khoa học

5 Ứng dụng khoa học công nghệ KH KH1, KH2, KH3, KH4

6 Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên

SV SV1, SV2, SV3, SV4

7 Năng lực trường ĐHTT NL NL1, NL2, NL3, NL4

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Sau khi hiệu chỉnh các biến như thể hiện tại bảng 4.13 trên đây, tác giả xác định mô hình hiệu chỉnh như hình 4.1 sau:

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA thể hiện các chỉ số bao gồm GFI = 0,942

> 0,05; Chi-square/df = 1,228 < 3 như thể hiện tại hình 4.2 sau đây Kết quả này khẳng định mô hình phù hợp với dữ liệu (Hair và cộng sự, 2019; Hu & Bentler, 1999)

Cơ sở vật chất Đội ngũ quản lý, giảng viên Nguồn vốn Đào tạo và nghiên cứu khoa học Ứng dụng khoa học công nghệ

Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên

Năng lực cốt lõi ĐHTT

Hinh 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Ngoài ra, kết quả phân tích cho giá trị p-value đều nhỏ hơn 0,05 Như vậy, tất cả các biến quan sát đều có ý nghĩa trong mô hình (Mohanty và cộng sự, 2015) Bảng 4.14 sau đây minh họa kết quả phân tích hồi quy chưa chuẩn hóa

Hinh 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Kiểm định giả thuyết

Sau khi kiểm định CFA cho mô hình tới hạn ở phần 4, các thang đo trong mô hình lý thuyết đã được đánh giá và cho kết quả phù hợp Mục này sẽ tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết cùng với những giả thuyết cho các khái niệm bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sử dụng phần mềm AMOS Kết quả kiểm định mô hình SEM được thể hiện ở hình 4.3 sau đây:

Hinh 4.3 Kết quả SEM mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Kết quả kiểm định mô hình SEM xác định mô hình lý thuyết đề xuất được thiết lập

Kết luận này được xác thực thông qua các chỉ số kết quả bao gồm GFI = 0,942 > 0,9; TLI

= 0,982 > 0,9; CFI = 0,985 > 0,9; RMSEA = 0,022 < 0,08; PCLOSE = 1,000 > 0,05; Chi- square/df = 1,228 < 3 như thể hiện tại hình 4.3 trên đây

Bên cạnh đó, các mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được chứng minh qua kiểm định mô hình SEM thể hiện qua hệ số hồi quy chuẩn hóa và mức ý nghĩa p-value Bảng 4.15 sau đây trình bày kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết và mức ý nghĩa p-value tương ứng Kết quả này xác định rằng tất cả các biến đều có ý nghĩa trong mô hình do p-value

< 0,05 và các thang đo lường của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị liên hệ lý thuyết Đồng thời, kết quả này xác định rằng các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận với độ tin cậy 95% Bảng 4.16 sau đây trình bày phần kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 4.15 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết

Mối quan hệ Hệ số hồi quy chuẩn hóa P-value

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021) Bảng 4.16 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số hồi quy chuẩn hóa S.E C.R P- value Kết luận H1 NL < - CSVC 0,255 0,044 4,389 0,000 Chấp nhận H2 NL < - NV 0,187 0,040 3,309 0,000 Chấp nhận H3 NL < - GV 0,172 0,029 3,881 0,000 Chấp nhận H4 NL < - NCKH 0,200 0,041 3,706 0,000 Chấp nhận H5 NL < - KH 0,140 0,044 2,578 0,010 Chấp nhận H6 NL < - SV 0,319 0,045 5,622 0,000 Chấp nhận

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Kết quả thực hiện Bootstrap với 1000 lần cho thấy các giá trị tuyệt đối C.R ở tất cả các mối liên hệ nhỏ hơn 1,96, như vậy độ chệch bằng 0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%, do đó, mô hình ước lượng đạt đô tin cậy Bảng 4.17 sau đây trình bày kết quả bootstrap với 1000 lần

Bảng 4.17 Kết quả Bootstrap với 1000 lần

Mối quan hệ SE SE-SE Mean Bias Bias C.R

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Kết quả trên xác định rằng tất cả các giả thuyết nghiên cứu đề xuất được chấp nhận, cụ thể như sau:

− Giả thuyết 1 (H1): “Cơ sở vật chất tác động tích cực đến nâng cao năng lực của trường ĐHTT” và mối quan hệ này có ý nghĩa Kết luận này được chứng minh thông qua kết quả thống kê như β = + 0,255; S.E = 0,044; C.R = 4,389; p = 0,000

− Giả thuyết 2 (H2): “Nguồn vốn tác động tích cực tích cực đến nâng cao năng lực của trường ĐHTT” và mối quan hệ này có ý nghĩa Kết luận này được chứng minh thông qua kết quả thống kê như β = + 0,187; S.E = 0,040; C.R 3,309; p = 0,000

− Giả thuyết 3 (H3): “Đội ngũ quản lý, giảng viên tác động tích cực đến nâng cao năng lực của trường ĐHTT” và mối quan hệ này có ý nghĩa Kết luận này được chứng minh thông qua kết quả thống kê như β = + 0,172; S.E = 0,029;

− Giả thuyết 4 (H4): “Đào tạo, nghiên cứu khoa học tác động tích cực đến nâng cao năng lực của trường ĐHTT” và mối quan hệ này có ý nghĩa Kết luận này được chứng minh thông qua kết quả thống kê như β = + 0,200; S.E = 0,041;

− Giả thuyết 5 (H5): “Ứng dụng khoa học công nghệ tác động tích cực đến nâng cao năng lực của trường ĐHTT” và mối quan hệ này có ý nghĩa Kết luận này được chứng minh thông qua kết quả thống kê như β = + 0,140; S.E = 0,044;

− Giả thuyết 6 (H6): “Chất lượng sinh viên, số lượng sinh viên tác động tích cực đến nâng cao năng lực của trường ĐHTT” và mối quan hệ này có ý nghĩa Kết luận này được chứng minh thông qua kết quả thống kê như β = + 0,319; S.E

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Với phương pháp thống kê trung bình, tác giả sẽ dựa vào giá trị mean là chủ yếu để thảo luận kết quả nghiên cứu Để so sánh giá trị mean này nằm ở khoảng nào trong thang đo Likert 5 bậc, theo nguyên tắc toán học, nếu giá trị trung bình làm tròn tới số nguyên đầu tiên gần mức giá trị nào của thước đo Likert nhất thì sẽ đánh giá nó ở mức giá trị đó

Theo đó, sẽ có 5 đoạn giá trị như sau:

▪ 1.00 – 1.49 (làm tròn thành 1): Rất không đồng ý

▪ 1.50 – 2.49 (làm tròn thành 2): Không đồng ý

▪ 2.50 – 3.49 (làm tròn thành 3): Trung lập

▪ 4.50 – 5.00 (làm tròn thành 5): Rất đồng ý

4.6.1 Thảo luận về yếu tố “Cơ sở vật chất”

Yếu tố cơ sở vật chất nhìn chung được đánh giá ở mức độ trung bình trong nghiên cứu này Kết quả thống kê cho thấy rằng điều kiện cơ sở vật chất tại trường ĐHTT mà họ đang công tác còn cần được cải thiện Bảng 4.18 sau đây trình bày kết quả thống kê yếu tố cơ sở vật chất, qua đó cho thấy rằng trong 4 tiêu chí đo lường yếu tố cơ sở vật chất, tiêu chí “Thiết bị giảng dạy của trường đầy đủ” được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4,02 Tiếp theo là “Phòng học của trường thoáng mát, tiện nghi” với giá trị trung bình là 3,36 Kế đến là “Dụng cụ bổ trợ học tập hiện đại, thân thiện với người dùng” với giá trị trung bình là 3,34, và cuối cùng là “Khuôn viên trường rộng, thoáng mát và nhiều tiện ích” với giá trị trung bình là 3,32 Đối chiếu các giá trị trung bình này với các đoạn giá trị nêu trên cho thấy đa số các giảng viên tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM đồng ý rằng thiết bị giảng dạy được trường trang bị đầy đủ, trong khi có ý kiến trung lập đối với các tiêu chí còn lại bao gồm phòng học, dụng cụ bổ trợ học tập và khuôn viên trường học

Kết quả thống kê cho thấy rằng điều kiện cơ sở vật chất ở các trường ĐHTT ở Tp.HCM, với nhận định rằng các trường ĐHTT tại Tp.HCM đang làm tốt việc trang bị thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, ở góc độ giảng viên đang công tác tại trường, thiết bị giảng dạy đầy đủ là rất cần thiết và là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình Do đó, các trường nên tiếp tục duy trì và phát huy trang bị thiết bị đầy đủ để hỗ trợ tốt cho công tác giảng dạy của giảng viên Tiếp theo, kết quả thống kê cho thấy rằng tiêu chí thoáng mát và tiện nghi của phòng học của trường chỉ đạt mức trung bình, do đó, cần cải thiện môi trường học tập thông qua cải thiện không gian phòng học thoáng hơn và tiện nghi hơn Bên cạnh đó, dụng cụ học tập cũng cần được cải thiện để thân thiện với người dùng hơn, để nâng cao hiệu suất công việc của đội ngũ tham gia giảng dạy và học tập Cuối cùng, kết quả thống kê cho thấy rằng tiêu chí về khuôn viên trường học được đánh giá thấp nhất trong

4 tiêu chí của cơ sở vật chất Do đó, cần cải thiện khuôn viên trường học cho rộng rãi hơn, thoáng mát hơn và nhiều tiện ích hơn

Bảng 4.18 Kết quả thống kê yếu tố “Cơ sở vật chất”

Mã hóa Thang đo Nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn CSVC1 Thiết bị giảng dạy của trường đầy đủ 1 5 4,02 1,003

CSVC2 Phòng học của trường thoáng mát, tiện nghi

CSVC3 Dụng cụ bổ trợ học tập hiện đại, thân thiện với người dung

CSVC4 Khuôn viên trường rộng, thoáng mát và nhiều tiện ích

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.6.2 Thảo luận về yếu tố “Nguồn lực tài chính”

Yếu tố nguồn lực tài chính nhìn chung được đánh giá ở mức độ trung bình trong nghiên cứu này Kết quả thống kê cho thấy rằng hầu hết các giảng viên của các trường ĐHTT ở Tp.HCM chưa đánh giá cao nguồn lực tài chính tại trường ĐHTT mà họ đang công tác Bảng 4.19 sau đây trình bày kết quả thống kê yếu tố nguồn vốn, qua đó cho thấy rằng trong 4 tiêu chí đo lường yếu tố nguồn vốn, tiêu chí “Nguồn vốn từ học phí ổn định” được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 3,91 Tiếp theo là “Nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối” với giá trị trung bình là 3,24 Kế đến là “Nguồn vốn từ hoạt động liên kết đào tạo ổn định” với giá trị trung bình là 3,21, và cuối cùng là “Nguồn vốn từ cổ đông góp ổn định” với giá trị trung bình là 3,20 Đối chiếu các giá trị trung bình này với các đoạn giá trị nêu trên cho thấy đa số các giảng viên tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM đồng ý rằng nguồn vốn ổn định từ nguồn học phí, trong khi có ý kiến trung lập đối với các tiêu chí còn lại về nguồn vốn ổn định từ các nguồn khác bao gồm lợi nhuận chưa phân phối, từ hoạt động liên kết đào tạo và từ cổ đông

Bảng 4.19 Kết quả thống kê yếu tố “Nguồn vốn”

Mã hóa Thang đo Nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn NV1 Nguồn vốn từ học phí ổn định 1 5 3,93 1,003 NV3 Nguồn vốn từ cổ đông góp ổn định 1 5 3,20 0,868 NV4 Nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối 1 5 3,24 0,855

NV5 Nguồn vốn từ hoạt động liên kết đào tạo ổn định

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.6.3 Thảo luận về yếu tố “Đội ngũ quản lý, giảng viên”

Yếu tố đội ngũ quản lý, giảng viên nhìn chung được đánh giá ở mức độ khá trong nghiên cứu này Kết quả thống kê cho thấy rằng hầu hết các giảng viên của các trường ĐHTT ở Tp.HCM nhìn nhận rằng đội ngũ quản lý và giảng viên tại trường ĐHTT mà họ đang công tác khá tốt Bảng 4.20 sau đây trình bày kết quả thống kê đội ngũ quản lý, giảng viên, qua đó cho thấy rằng trong 5 tiêu chí đo lường yếu tố đội ngũ quản lý, giảng viên, tiêu chí “Đội ngũ quản lý, giảng viên có tư duy giáo dục hiện đại và tâm huyết trong giáo dục” được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4,16 Tiếp theo là “Đội ngũ quản lý, giảng viên giàu kinh nghiệm” với giá trị trung bình là 4,12 Kế đến là “Đội ngũ quản lý, giảng viên năng động, có ý thức đổi mới, sáng tạo” với giá trị trung bình là 3,63;

“Đội ngũ quản lý, giảng viên có học hàm, học vị cao” với giá trị trung bình là 3,60; và cuối cùng là “Đội ngũ quản lý, giảng viên có công trình khoa học chất lượng được công bố đều đặn” với giá trị trung bình là 3,57 Đối chiếu các giá trị trung bình này với các đoạn giá trị nêu trên cho thấy đa số các giảng viên tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM đồng ý rằng các trường ĐHTT tại Tp.HCM hiện nay có đội ngũ quản lý, giảng viên có tư duy giáo dục hiện đại và tâm huyết trong giáo dục; giàu kinh nghiệm; năng động, có ý thức đổi mới, sáng tạo; có học hàm, học vị cao; và có công trình khoa học chất lượng được công bố đều đặn

Qua đó cho thấy rằng các trường ĐHTT tại Tp.HCM đang sở hữu lực lượng cán bộ quản lý và giảng viên có chất lượng toàn diện về mặt chuyên môn, học thuật, kinh nghiệm, năng động, có tư duy đổi mới sáng tạo, có tâm và có tầm Đây là những tố chất rất quan trọng của nguồn lực mà tổ chức đang sở hữu, có ý nghĩa chiến lược trong việc hình thành và nâng cao lợi thế cạnh tranh của trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế Qua đó thể hiện rằng các trường ĐHTT tại Tp.HCM đang làm khá tốt công tác phát triển nguồn nhân lực nồng cốt của trường, điều này cần duy trì và phát triển bởi vì vốn nhân lực rất quan trọng trong hình thành nguồn vốn trí tuệ và tài sản vô hình của trường, là nguồn lực chiến lược để nâng cao năng lực của trường trong bối cảnh mới

Bảng 4.20 Kết quả thống kê yếu tố “Đội ngũ quản lý, giảng viên”

Mã hóa Thang đo Nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn

GV1 Đội ngũ quản lý, giảng viên giàu kinh nghiệm

GV2 Đội ngũ quản lý, giảng viên có học hàm, học vị cao

GV3 Đội ngũ quản lý, giảng viên năng động, có ý thức đổi mới, sáng tạo

GV4 Đội ngũ quản lý, giảng viên có công trình khoa học chất lượng được công bố đều đặn

GV5 Đội ngũ quản lý, giảng viên có tư duy giáo dục hiện đại và tâm huyết trong giáo dục

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.6.4 Thảo luận về yếu tố “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”

Yếu tố đào tạo và nghiên cứu khoa học nhìn chung được đánh giá ở mức độ trung bình khá trong nghiên cứu này Kết quả thống kê cho thấy rằng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường ĐHTT chỉ đạt mức trung bình khá Bảng 4.21 sau đây trình bày kết quả thống kê đào tạo và nghiên cứu khoa học, qua đó cho thấy rằng trong 4 tiêu chí đo lường yếu tố đào tạo và nghiên cứu khoa học, tiêu chí “Hoạt động đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm” được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 3,83 Tiếp theo là “Công trình nghiên cứu khoa học được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín trên thế giới tăng hàng năm” với giá trị trung bình là 3,43 Kế đến là “Chương trình đào tạo được cập nhật hàng năm phù hợp với quy định và xu hướng đổi mới GDĐH” với giá trị trung bình là 3,41; và cuối cùng là “Chương trình đào tạo được đánh giá và kiểm định theo quy định” với giá trị trung bình là 3,40 Đối chiếu các giá trị trung bình này với các đoạn giá trị nêu trên cho thấy đa số các giảng viên tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM đồng ý rằng hoạt động đào tạo của các trường hiện nay theo xu hướng lấy người học làm trung tâm, trong khi có ý kiến trung lập đối với các tiêu chí về công trình nghiên cứu khoa học được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín trên thế giới tăng hàng năm; chương trình đào tạo được cập nhật hàng năm phù hợp với quy định và xu hướng đổi mới GDĐH; và chương trình đào tạo được đánh giá và kiểm định theo quy định Ý kiến trung lập phản ánh sự băn khoăn của giảng viên trong đánh giá về chất lượng và số lượng công trình nghiên cứu khoa học của trường, chương trình đào tạo được cập nhật theo quy định và theo xu hướng đổi mới GDĐH, và sự kiểm định chương trình đào tạo theo quy định và theo tiêu chí nâng cao chất lượng GDĐH

Qua đó phản ánh rằng các trường ĐHTT tại Tp.HCM đang hướng theo xu hướng đổi mới giáo dục của thế giới là lấy người học làm trung tâm, điều này cần được duy trì và phát huy để nâng cao chất lượng GDĐH theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho sinh viên dựa trên nhu cầu của sinh viên và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực cho tương lai Bên cạnh ưu điểm này, thảo luận trên đây cho thấy rằng giảng viên còn băn khoăn trong đánh giá về năng suất nghiên cứu của trường và sự cập nhật chương trình đào tạo và sự kiểm định chương trình đào tạo Qua đó cho thấy rằng, với góc nhìn từ giảng viên, chương trình đào tạo của trường có thể chưa được cập nhật kịp thời so với xu hướng đổi mới GDĐH của khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, chương trình đào tạo có thể chưa được kiểm định tuyệt đối theo quy định, và hơn thế nữa, để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hướng đến nâng cao chất lượng GDĐH nói chung Ngoài ra, các trường có thể chưa có kế hoạch phát triển nghiên cứu khoa học theo chiều sâu và chưa có ngân sách cụ thể để phát triển nghiên cứu khoa học, chưa có đội ngũ tập trung phát triển nghiên cứu khoa học, vv, ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu của trường Kết quả cho thấy 3 vấn đề này có tầm quan trọng tương đương nhau Do đó, với góc nhìn từ giảng viên, những vấn đề này cần phải được hoạch định cụ thể và toàn diện, có lộ trình thực hiện rõ ràng, hướng đến nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp của trường

Bảng 4.21 Kết quả thống kê yếu tố “Đào tạo và nghiên cứu khoa học”

Mã hóa Thang đo Nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn

NCKH1 Chương trình đào tạo được cập nhật hàng năm phù hợp với quy định và xu hướng đổi mới GDĐH

NCKH2 Hoạt động đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm

NCKH3 Chương trình đào tạo được đánh giá và kiểm định theo quy định

NCKH4 Công trình nghiên cứu khoa học được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín trên thế giới tăng hàng năm

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.6.5 Thảo luận về yếu tố “Ứng dụng khoa học công nghệ”

Yếu tố ứng dụng khoa học công nghệ nhìn chung được đánh giá ở mức độ trung bình khá trong nghiên cứu này Kết quả thống kê cho thấy rằng về ứng dụng khoa học công nghệ tại các trường ĐHTT chỉ đạt mức trung bình khá Bảng 4.22 sau đây trình bày kết quả thống kê ứng dụng khoa học công nghệ, qua đó cho thấy rằng trong 4 tiêu chí đo lường yếu tố ứng dụng khoa học công nghệ, tiêu chí “Nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 3,94 Tiếp theo là “Nhà trường có ứng dụng khoa học & công nghệ trong học tập” với giá trị trung bình là 3,54 Kế đến là “Nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý” với giá trị trung bình là 3,49; và cuối cùng là “Nhà trường có đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ” với giá trị trung bình là 3,48 Đối chiếu các giá trị trung bình này với các đoạn giá trị nêu trên cho thấy đa số các giảng viên tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM đồng ý rằng nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và nhà trường có ứng dụng khoa học, công nghệ trong học tập Trong khi đó, 2 tiêu chí còn lại liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ được nhận định trung lập Ý kiến trung lập phản ánh sự lưỡng lự của giảng viên trong việc nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ hay không

Qua đó phản ánh rằng các trường ĐHTT tại Tp.HCM đang có những sự đổi mới nhất định về ứng dụng khoa học công nghệ để đáp ứng kịp thời những thay đổi của môi trường bên ngoài trong bối cảnh hiện nay Cụ thể, nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và ứng dụng khoa học, công nghệ trong học tập là điều rất quan trọng, phù hợp theo xu hướng đổi mới GDĐH và phù hợp với xu hướng phát triển ngành công nghiệp 4.0 Hơn thế nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện sự chủ động và nhạy bén ứng phó với những thách thức do đại dịch Covid19 gây ra trên toàn cầu Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp hoạt động giảng dạy được liên tục, giảm bớt áp lực đối với nhà trường và sinh viên về tiến độ và chất lượng dạy và học Bên cạnh đó, thảo luận trên đây cho thấy rằng giảng viên còn lưỡng lự trong đánh giá về đường lối phát triển nghiên cứu khoa học của nhà trường, sự cập nhật chương trình đào tạo và sự kiểm định chương trình đào tạo, điều này hàm ý rằng, với góc nhìn từ giảng viên, chương trình đào tạo của trường có thể chưa được cập nhật kịp thời so với xu hướng đổi mới GDĐH của khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sự đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ của nhà trường còn đang được nhìn nhận một cách trung lập với góc nhìn từ giảng viên Điều này hàm ý rằng việc ứng dụng công nghệ tin vào quản lý có thể chưa phù hợp hoặc chưa tuyệt đối

Bên cạnh đó, sự đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ có thể chưa rõ ràng Do đó, với góc nhìn từ giảng viên, những vấn đề này cần phải được hoạch định cụ thể và lộ trình thực hiện rõ ràng, hướng đến nâng cao năng lực đào tạo và đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ

Bảng 4.22 Kết quả thống kê yếu tố “Ứng dụng khoa học công nghệ”

Mã hóa Thang đo Nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn

KH1 Nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý 1 5 3,49 0,810

KH2 Nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 1 5 3,94 0,822

KH3 Nhà trường có ứng dụng khoa học & công nghệ trong học tập 1 5 3,54 0,855

KH4 Nhà trường có đóng góp vào tiến bộ khoa học công nghệ 1 5 3,48 0,833

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.6.6 Thảo luận về yếu tố “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”

Yếu tố chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên nhìn chung được đánh giá ở mức độ trung bình khá trong nghiên cứu này Kết quả thống kê cho thấy rằng chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên tại trường ĐHTT chỉ đạt mức trung bình khá Bảng 4.23 sau đây trình bày kết quả thống kê chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên, qua đó cho thấy rằng trong 4 tiêu chí đo lường yếu tố chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên, tiêu chí “Sinh viên đầu vào có điểm trúng tuyển đúng quy định” được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 3,98 Tiếp theo là “Sinh viên trúng tuyển vào trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh đề ra” với giá trị trung bình là 3,29 Kế đến là “Sinh viên có ý thức học tập và nghiên cứu khoa học cao” với giá trị trung bình là 3,27; và cuối cùng là “Số lượng sinh viên ra trường có việc làm tốt và đúng với kỳ vọng tăng hàng năm” với giá trị trung bình là 3,25 Đối chiếu các giá trị trung bình này với các đoạn giá trị nêu trên cho thấy đa số các giảng viên tại các trường ĐHTT tại Tp.HCM đồng ý rằng sinh viên đầu vào có điểm trúng tuyển đúng quy định, phản ảnh chất lượng sinh viên tuyển sinh vào trường đạt được tiêu chuẩn đầu vào theo quy định Trong khi đó, 3 tiêu chí còn lại liên quan đến việc hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh về số lượng, về ý thức học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong suốt quá trình học tập, và số lượng sinh viên ra trường có việc làm tốt và đúng với kỳ vọng tăng hàng năm, được nhận định trung lập Ý kiến trung lập phản ánh sự lưỡng lự của giảng viên liệu rằng hoạt động tuyển sinh theo hàng năm có đạt được chỉ tiêu đề ra, ý thức học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong suốt quá trình học tập có cao, và số lượng sinh viên ra trường có việc làm tốt và đúng với kỳ vọng tăng hàng năm hay không

Kết quả sinh viên đầu vào của các trường ĐHTT tại Tp.HCM đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định Tuy rằng sinh viên đáp ứng được điều kiện cần thiết đầu vào, nhưng sự khác biệt giữa tiêu chuẩn đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra được xác định là rất lớn Sự khác biệt này chủ yếu do sự thay đổi về nhu cầu của xã hội nói chung và thị trường lao động nói riêng Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, do đó, việc đáp ứng được nhu cầu này đồng nghĩa với việc giải quyết được nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới Với góc nhìn từ giảng viên, chất lượng sinh viên đầu vào là điều kiện cần thiết cho nguồn lực đầu vào của trường ĐHTT và chất lượng sinh viên đầu ra là mục tiêu phải đạt được để thực hiện sứ mệnh của trường ĐHTT Ngoài ra, với ý kiến trung lập về ý thức học tập và nghiên cứu khoa học, việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng sinh viên đầu ra, phản ánh sự băn khoăn của các giảng viên về những vấn đề này Do đó, cần hệ thống đánh giá rõ ràng để xác định mức độ đạt được cụ thể, hướng đến nâng cao chất lượng và số lượng sinh viên đầu ra, theo đó, nâng cao số lượng sinh viên đầu vào thông qua sự lan tỏa của sinh viên tốt nghiệp thành công

Bảng 4.23 Kết quả thống kê yếu tố “Chất lượng sinh viên và số lượng sinh viên”

Mã hóa Thang đo Nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn

SV1 Sinh viên đầu vào có điểm trúng tuyển đúng quy định 1 5 3,98 1,025

Số lượng sinh viên ra trường có việc làm tốt và đúng với kỳ vọng hàng năm

SV3 Sinh viên trúng tuyển vào trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh đề ra 1 5 3,29 0,887

SV4 Sinh viên có ý thức học tập và nghiên cứu khoa học cao 1 5 3,27 0,870

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

4.6.7 Thảo luận về yếu tố “Năng lực cốt lõi của ĐHTT”

Ngày đăng: 01/12/2022, 03:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w