Dạy cách đọc
Nhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ
đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọcsách với nội dung
cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi
chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc.
Trước hết, có chuyện về sinh lý của con mắt khi ta đọc. Con mắt ta hoạt
động như thế nào khi chúng ta đọc sách? Không ít người cho rằng con ngươi mắt
ta cứ lừ lừ mà hến từng tiếng rồi đọc cho đến hết. Thực ra thì không phải vậy.
Người ta đã quay phim cách đọc của người đọc giỏi thì thấy rằng con ngươi mắt
nhảy từng bước theo dạng chữ, mỗi lần nhảy thì nó tóm gọn một cụm 3 tiếng
hoặc 4 đến 5 tiếng. Còn điều này nữa cũng lạ, ấy là bước nhảy của con ngươi từ
dòng trên xuống đầu dòng dưới sẽ không rơi vào tiếng đứng ở đầu dòng, mà vị trí
rơi của con ngươi mắt ta sẽ vào tiếng thứ hai hoặc thứ ba.
Sinh lý của con mắt khi ta đọc là những bước nhảy như vậy thế nhưng các
giáo viên dạy lớp 1 lại cứ bắt con trẻ lấy ngón tay trỏ đi di vào từng chữ để đọc.
Có cô giáo đi thi dạy giỏi lại còn "sáng tạo” cung cấp cho mỗi em một cái que
thật đẹp để các em dùng que chỉ chỏ vào từng tiếng mà đọc. Các nhà tổ chức thi
dạy đọc tiếng Việt cũng không khi nào uốn nắn cách dạy theo lối "bắn tốc độ” ở
đường cao tốc như vậy. Sự chăm chút của giáo viên với cái que chỉ chỏ từng chữ
khi đọc đã làm cho chiếc xe đọc của các em bị “bó phanh”.
Người ta còn đó được cả phần năng lượng tiêu thụ cho mỗi bước nhảy của
con ngươi mắt khi ta đọc. Năng lượng tiêu phí cho mỗi bước nhảy đó tương
đương với năng lượng cho một bước leo núi. Một ngày đọcsách 8 giờ, không
tính đến năng lượng tiêu tốn cho chuyện suy nghĩ về nội dung, chỉ tính riêng
chuyện những bước nhảy sinh lý của con ngươi mắt cũng tiêu phí năng lượng
tương đương với 40 dặm leo dốc. Thảo nào, đọcsách cũng mệt!
Tuy biết rõ sinh lý của mắt khi đọc, nhưng không phải ai ai cũng đọc giỏi
ngay. Vì thế, người ta chia ra ba trình đọ. Loại kém nhất để cho con ngươi dịch
chuyển chậm và đọc từng tiếng. Loại cao hơn thì đọc từng cụm tiếng . Và loại
"siêu” hơn nữa thì còn biết đọc lướt nghĩa là đọc những từ khoá nằm cả theo
chiều đọc lẫn chiều ngang của trang báo hoặc trang sách. Học sinh lớp 1 theo
chương trình cải cách không được phép đánh vần hoặc đọc theo kiểu ê a, càng
không bao giờ cho chỉ ngón tay mà đọc, nên sau khi học hết học kỳ I nhiều em
đạt tốc độ đọc mỗi phút 60 tiếng. Tốc độ đó còn tăng hơn nhiều nếu vừa đọc
đúng cách và vừa đọc với hứng thú về nội dung. Tài liệu của John Francis Mckey
cho biết, trong thời gian dùng cà phê và ăn điểm tâm buổi sáng, Tổng thống
Kennedy đọc được 25 nghìn chữ.
Nhưng làm thế nào để đọc nhanh cỡ ông Kennedy? Đọc báo chí, thì học
cách chú ý đến những tít lớn, sau đó đến những phần in đậm, sau đó mới lướt vào
nội dung bên trong mỗi bài nếu ta quyết định đọc nốt. Tiếc rằng nhà trường phổ
thông của ta hiện vẫn còn coi việc đọc báo như một công việc tuỳ thích, chưa có
hướng dẫn cách đọc như vừa nêu.
Còn với sách, dĩ nhiên là sách nghiên cứu, thì cần huấn luyện cách đọc
theo 4 bước như sau cho học sinh trung học và sinh viên.
Bước 1 : Đọc nhanh mục lục, đọc lướt tên các chương để biết cấu tạo cuốn
sách. Người ta khuyên nên giới hạn công việc này trong vòng 5 phút. Nếu quyết
định đọc tiếp, thì sang bước 2.
Bước 2: Đọc các câu mở đầu và những câu kết luận mỗi chương. Bên
trong mỗi chương thì đọc nhanh những câu đầu và câu kết của các đoạn. Thời
gian cho mỗi chương là 3 - 4 phút. Đánh dấu bằng bút màu những chỗ cần chú ý.
Nếu thấy cần tiếp tục thì sang bước 3.
Bước 3: Tiếp tục đọc cả cuốn sách hoặc chọn những chương có giá trị cho
công việc tìm kiếm thông tin của mình để đọckỹ hơn.
Bước 4: Tàn thông tin là những ý tưởng ở cả cuốn sách hoặc ở những
chương sách đã được đánh dấu. Tự mình tranh cãi ve nội đung của những điều đã
lựa chọn cho riêng mình. Suy nghĩ và tìm tài liệu liên quan.
Học cách đọc theo 4 bước như thế liên quan đến động cơ và hứng thú đọc.
Động cơ và hứng thú không phải là cái có sẵn mà là cái được hình thành dần. Nói
như Nhà toán học Nga Markushevich, ta đọc, ta đọc mãi, và đọc cho tới khi ta
tìm ra cuốn sách ngỡ đâu như tác giả viết riêng cho ta đọc.
Muốn đạt được trình độ đọcsách như thế, cần dạy cách đọc như là sự đi
tìm điều mình không chờ đợi trong cuốn sách đang đọc. Cái bất ngờ không chờ
đợi đó chính là thông tin, nhưng không phải là thứ thông tin chung chung, mà /à
thông tin gây hứng thú. Tất nhiên, thông tin phải nhằm giải quyết một công việc,
và một lần nữa ta lại thấy thái độ học hờ hững, học cho qua ngày, học mà không
biết học xong mình sẽ làm gì, thì làm sao có nổi động cơ và hứng thú đọc sách?
. Markushevich, ta đọc, ta đọc mãi, và đọc cho tới khi ta
tìm ra cuốn sách ngỡ đâu như tác giả viết riêng cho ta đọc.
Muốn đạt được trình độ đọc sách như thế,. tiêu phí năng lượng
tương đương với 40 dặm leo dốc. Thảo nào, đọc sách cũng mệt!
Tuy biết rõ sinh lý của mắt khi đọc, nhưng không phải ai ai cũng đọc giỏi
ngay.