1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh

115 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Đỗ Kim Ngân
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Thảo
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,16 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu (0)
  • 5. Đóng góp của đề tài (14)
  • 6. Bố cục luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam (16)
      • 1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng phần mềm kế toán (16)
      • 1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp (16)
    • 1.2 Các nghiên cứu trên thế giới (20)
      • 1.2.1 Các nghiên cứu về đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp (20)
      • 1.2.2 Các nghiên cứu về việc lựa chọn gói phần mềm nâng cấp (22)
      • 1.2.3 Các nghiên cứu về sự hài lòng đối với phần mềm kế toán (23)
    • 1.3 Nhận xét (25)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (14)
    • 2.1 Một số vấn đề chung về phần mềm kế toán (27)
      • 2.1.1 Khái niệm phần mềm kế toán (27)
      • 2.1.2 Phân loại phần mềm kế toán (27)
        • 2.1.2.1 Phân loại theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh (27)
        • 2.1.2.2 Phân loại theo hình thức sản phẩm (28)
      • 2.1.3 Các tiêu chuẩn đối với một phần mềm kế toán (0)
      • 2.1.4 Vai trò của phần mềm kế toán (29)
    • 2.2 Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán (30)
    • 2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa (31)
    • 2.4 Các lý thuyết nền (33)
      • 2.4.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (0)
      • 2.4.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) (33)
      • 2.4.3 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT – United (34)
    • 2.5 Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm (36)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (40)
      • 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 3.1.2 Quy trình nghiên cứu (41)
    • 3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (42)
      • 3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu (42)
      • 3.2.2 Mô hình nghiên cứu (42)
    • 3.3 Xây dựng thang đo (44)
      • 3.3.1 Thang đo yêu cầu người sử dụng (0)
      • 3.3.2 Thang đo tính năng phần mềm (44)
      • 3.3.3 Thang đo điều kiện thuận tiện (44)
      • 3.3.4 Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp (45)
      • 3.3.5 Thang đo sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (45)
      • 3.3.6. Thang đo chi phí và lợi ích (46)
      • 3.3.7 Thang đo quan điểm (46)
      • 3.3.8 Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán (46)
    • 3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng (47)
      • 3.4.1 Kích thước mẫu (47)
      • 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu (47)
      • 3.4.3 Công cụ thu thập và phân tích dữ liệu (47)
        • 3.4.3.1 Công cụ thu thập dữ liệu (0)
        • 3.4.3.2 Phân tích dữ liệu (48)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (15)
    • 4.1 Thống kê mô tả (50)
      • 4.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát (50)
      • 4.1.2 Thống kê mô tả thang đo (50)
    • 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo (52)
    • 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (55)
      • 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập (0)
      • 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (60)
    • 4.4 Phân tích hồi quy (61)
      • 4.4.1 Phân tích tương quan (61)
      • 4.4.2 Phân tích hồi quy (62)
    • 4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu (66)
      • 4.5.1 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu (66)
      • 4.5.2 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính (69)
        • 4.5.2.1 Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai của sai số không đổi (0)
        • 4.5.2.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư (70)
        • 4.5.2.3 Phân tích ảnh hưởng của biến định tính đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán (71)
    • 4.6 Kết quả nghiên cứu và bàn luận (72)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (15)
    • 5.1 Kết luận (76)
    • 5.2 Kết quả nghiên cứu và đóng góp (76)
      • 5.2.1 Kết quả nghiên cứu (76)
      • 5.2.2 Đóng góp của đề tài (77)
        • 5.2.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết (77)
        • 5.2.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn (77)
    • 5.3 Kiến nghị (78)
      • 5.3.1 Kiến nghị đối với đối tượng DNNVV (0)
      • 5.3.2 Kiến nghị đối với nhà cung cấp phần mềm (79)
    • 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (79)
      • 5.4.1 Hạn chế (79)
      • 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (80)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm hỗ trợ các DNNVV lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà cung cấp phần mềm hiểu hơn về các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của khách hàng là các DNNVV Từ đó, nhà cung cấp phần mềm có thể hướng đến cải thiện sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và đưa sản phẩm, dịch vụ ngày một gần hơn với nhu cầu khách hàng Để đạt mục đích này, nghiên cứu giải quyết các mục tiêu cụ thể dưới đây:

- Nhận diện các nhân tố đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Đo lường, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DNNVV

Luận văn trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các nhân tố chính tác động đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

- Mức độ các nhân tố này ảnh hưởng đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng, trong đó phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu

- Phương pháp định tính: tìm hiểu, khám phá các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu được thực hiện trước đây kết hợp thảo luận tay đôi với các nhà quản lý, kế toán trưởng, các kế toán đang làm việc tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Từ đó tiến hành thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và đề xuất mô hình nghiên cứu

- Phương pháp định lượng: dữ liệu thu thập từ quá trình khảo sát được đưa vào phân tích thông qua phần mềm SPSS, áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp là rất đa dạng Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Các yếu tố kỹ thuật liên quan đến phần mềm không được xét đến trong nghiên cứu này

Phạm vi về thời gian: các nghiên cứu được xem xét trong giai đoạn từ năm

Phạm vi không gian: nghiên cứu thực hiện trong phạm vi địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

5 Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần giúp DNNVV nắm bắt các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và mức độ tác động của các nhân tố này, từ đó doanh nghiệp có thể tham khảo trong quá trình ra quyết định lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ các nhà cung cấp phần mềm nhằm cải thiện, xây dựng hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn dành cho đối tượng DNNVV

Luận văn bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài được thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương này giới thiệu các cơ sở lý thuyết bao gồm các vấn đề chung về phần mềm kế toán và những lý thuyết nền trong nghiên cứu

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

Chương 3 trình bày các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo đo lường các khái niệm và mẫu nghiên cứu định lượng

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: đặc điểm mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy thang đo, đánh giá giá trị thang đo, phân tích hồi quy, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết, kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, những đóng góp, kiến nghị, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương 1 trình bày các nghiên cứu nổi bật về các nhân tố tác động đến việc đánh giá lựa chọn phần mềm kế toán đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay, gồm mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu trước đây và những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này

1.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam

1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng phần mềm kế toán

Nghiên cứu của Nguyễn Việt (2006)

Trong nghiên cứu “Xây dựng Phần mềm kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, tác giả thống kê có khoảng 70 phần mềm kế toán được vận dụng trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa Và để chọn một phần mềm kế toán phù hợp cần khảo sát các tính chất sau: tính động, tính dễ sử dụng, tính quản trị, tính tự động cao, tính liên kết, tính chi tiết - tính bảo mật và an toàn tài liệu, chi phí có hợp lý, thêm các mô - đun khác có tốn kém thêm nhiều chi phí không Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi cấu trúc về hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tác giả cũng có đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp khắc phục vấn đề này

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp

Nghiên cứu của Thái Ngọc Trúc Phương (2013)

Nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề được DNNVV quan tâm khi tiến hành lựa chọn phần mềm kế toán và xác lập các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DNNVV trên địa bàn quận Tân Phú

Nghiên cứu sử dụng phương pháp: định lượng chủ yếu là thống kê mô tả, từ kết quả khảo sát, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán được các DNNVV quan tâm và áp dụng, gồm hai nhóm tiêu chí đó là phần mềm kế toán phù hợp nhu cầu người sử dụng và phần mềm kế toán có khả năng đáp ứng các tính năng

Từ đó, tác giả đưa ra định hướng phần mềm kế toán áp dụng cho các DNNVV và đề xuất hướng đầu tư cho những phần mềm kế toán thích hợp

Nghiên cứu của Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014)

Nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán quan trọng mà DNNVV nên áp dụng thông qua việc đo lường mức độ thỏa mãn của DNNVV trong ứng dụng phần mềm kế toán Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các tiêu chí liên quan đến chất lượng phần mềm và nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng Kết hợp lý thuyết kỳ vọng và phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm, chất lượng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm Mô hình nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam và phù hợp với phần mềm kế toán bao gồm các yếu tố sau: khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp phần mềm kế toán, tính tin cậy của nhà cung cấp phần mềm kế toán, tính khả dụng của phần mềm kế toán, khả năng duy trì của phần mềm kế toán, phần mềm kế toán cung cấp chức năng phù hợp, tính tin cậy của phần mềm kế toán, tính cá nhân hóa của phần mềm kế toán, tính mở của phần mềm kế toán, khả năng thay thế của phần mềm kế toán và biến phụ thuộc sự hài lòng của doanh nghiệp

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán là nhân tố tác động mạnh nhất, tính khả dụng của phần mềm kế toán tác động mạnh thứ hai, tiêu chí chất lượng liên quan đến phần mềm kế toán không tác động mạnh

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp (2014)

Trong bài viết “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp trong

Khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp

Tính tin cậy của nhà cung cấp phần mềm kế toán

Tính khả dụng của phần mềm kế toán

Khả năng duy trì của phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán cung cấp chức năng phù hợp

Tính tin cậy của phần mềm kế toán

Tính cá nhân hóa của phần mềm kế toán

Tính mở của phần mềm kế toán

Khả năng thay thế của phần mềm kế toán

Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần giúp DNNVV nắm bắt các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và mức độ tác động của các nhân tố này, từ đó doanh nghiệp có thể tham khảo trong quá trình ra quyết định lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ các nhà cung cấp phần mềm nhằm cải thiện, xây dựng hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn dành cho đối tượng DNNVV.

Bố cục luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu tại Việt Nam

1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng phần mềm kế toán

Nghiên cứu của Nguyễn Việt (2006)

Trong nghiên cứu “Xây dựng Phần mềm kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, tác giả thống kê có khoảng 70 phần mềm kế toán được vận dụng trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa Và để chọn một phần mềm kế toán phù hợp cần khảo sát các tính chất sau: tính động, tính dễ sử dụng, tính quản trị, tính tự động cao, tính liên kết, tính chi tiết - tính bảo mật và an toàn tài liệu, chi phí có hợp lý, thêm các mô - đun khác có tốn kém thêm nhiều chi phí không Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi cấu trúc về hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tác giả cũng có đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp khắc phục vấn đề này

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp

Nghiên cứu của Thái Ngọc Trúc Phương (2013)

Nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề được DNNVV quan tâm khi tiến hành lựa chọn phần mềm kế toán và xác lập các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DNNVV trên địa bàn quận Tân Phú

Nghiên cứu sử dụng phương pháp: định lượng chủ yếu là thống kê mô tả, từ kết quả khảo sát, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán được các DNNVV quan tâm và áp dụng, gồm hai nhóm tiêu chí đó là phần mềm kế toán phù hợp nhu cầu người sử dụng và phần mềm kế toán có khả năng đáp ứng các tính năng

Từ đó, tác giả đưa ra định hướng phần mềm kế toán áp dụng cho các DNNVV và đề xuất hướng đầu tư cho những phần mềm kế toán thích hợp

Nghiên cứu của Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014)

Nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán quan trọng mà DNNVV nên áp dụng thông qua việc đo lường mức độ thỏa mãn của DNNVV trong ứng dụng phần mềm kế toán Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các tiêu chí liên quan đến chất lượng phần mềm và nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng Kết hợp lý thuyết kỳ vọng và phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm, chất lượng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm Mô hình nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam và phù hợp với phần mềm kế toán bao gồm các yếu tố sau: khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp phần mềm kế toán, tính tin cậy của nhà cung cấp phần mềm kế toán, tính khả dụng của phần mềm kế toán, khả năng duy trì của phần mềm kế toán, phần mềm kế toán cung cấp chức năng phù hợp, tính tin cậy của phần mềm kế toán, tính cá nhân hóa của phần mềm kế toán, tính mở của phần mềm kế toán, khả năng thay thế của phần mềm kế toán và biến phụ thuộc sự hài lòng của doanh nghiệp

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán là nhân tố tác động mạnh nhất, tính khả dụng của phần mềm kế toán tác động mạnh thứ hai, tiêu chí chất lượng liên quan đến phần mềm kế toán không tác động mạnh

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp (2014)

Trong bài viết “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp trong

Khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp

Tính tin cậy của nhà cung cấp phần mềm kế toán

Tính khả dụng của phần mềm kế toán

Khả năng duy trì của phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán cung cấp chức năng phù hợp

Tính tin cậy của phần mềm kế toán

Tính cá nhân hóa của phần mềm kế toán

Tính mở của phần mềm kế toán

Khả năng thay thế của phần mềm kế toán

Sự hài lòng của doanh nghiệp ngành giao thông vận tải”, tác giả đề xuất các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp điều kiện của doanh nghiệp:

- Thứ nhất, nguồn gốc xuất xứ

- Thứ hai, các vấn đề liên quan tới quá trình sử dụng

- Thứ ba, những vấn đề cần quan tâm trong công tác triển khai và kỹ thuật

- Thứ tư, khả năng hỗ trợ thích hợp cho các cải tiến trong tương lai

Qua khảo sát và tìm hiểu thông tin tại các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, tác giả đưa ra những hạn chế cơ bản của các phần mềm kế toán hiện nay Bài viết này hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí và thời gian hạch toán Đồng thời, nhà cung cấp có thể tham khảo kết quả nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm phần mềm kế toán ngày càng tiện ích và dễ dàng sử dụng hơn, giảm tối đa các khiếm khuyết thường gặp, giá thành rẻ và phù hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương (2015)

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hỗ trợ DNNVV trong việc ra quyết định lựa chọn phần mềm phù hợp với đặc điểm công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế Đồng thời nghiên cứu cũng giúp nhà cung cấp phần mềm thấy được những vấn đề khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn phần mềm, hướng đến nâng cao chất lượng và tính năng của phần mềm kế toán

Nghiên cứu giải quyết 2 câu hỏi sau:

1 Những nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV?

2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán như thế nào?

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng Dựa trên nền tảng hai lý thuyết hành vi dự định (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) kết hợp các tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn phần mềm kế toán của Nguyễn Phước Bảo Ấn cùng kết quả tổng hợp từ 11 bài nghiên cứu tham khảo, tác giả lựa chọn đưa vào nghiên cứu sáu nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV ở Việt Nam, bao gồm: yêu cầu người sử dụng, tính năng phần mềm, trình độ chuyên môn của nhân viên công ty phần mềm, sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm, dịch vụ sau bán hàng, giá phí của phần mềm

Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tính năng phần mềm là nhân tố có tác động mạnh nhất, thứ hai là yêu cầu của người sử dụng, tiếp theo lần lượt là giá phí của phần mềm, trình độ chuyên môn của nhân viên công ty phần mềm, dịch vụ sau bán hàng và nhân tố có tác động thấp nhất là sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm.

Các nghiên cứu trên thế giới

1.2.1 Các nghiên cứu về đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp

Nghiên cứu của Ahmad A Abu-Musa (2005)

Ahmad A Abu-Musa thực hiện nghiên cứu “The Determinates Of Selecting

Accounting Software: A Proposed Model” với mục tiêu chính là điều tra, phân tích

Yêu cầu người sử dụng

Trình độ chuyên môn của nhân viên công ty phần mềm

Sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm

Dịch vụ sau bán hàng

Giá phí của phần mềm

Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và đánh giá các yếu tố chính doanh nghiệp cần xem xét khi lựa chọn phần mềm kế toán, phát triển một khuôn khổ lý thuyết tích hợp cho các yếu tố quyết định chính như là sự hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán, tác giả xác định bốn yếu tố quyết định chính, đó là:

- Yêu cầu người dùng cuối

- Tính năng phần mềm kế toán

- Môi trường và cơ sở hạ tầng

- Sự tin cậy của nhà cung cấp

Nghiên cứu đề xuất một mô hình linh hoạt cho các doanh nghiệp, đưa ra các thủ tục thực tế để thực hiện mô hình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp

Nghiên cứu của Anil S Jadhav và Rajendra M Sonar (2009)

Tác giả thực hiện nghiên cứu “Evaluating and selecting software packages:

A review” với mục tiêu cung cấp một cơ sở cải thiện quá trình đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm

Nghiên cứu trả lời cho 5 câu hỏi sau đây:

1 Các nghiên cứu trước đây đã đóng góp những gì về vấn đề đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm?

2 Các phương pháp lựa chọn gói phần mềm?

3 Các hệ thống / công cụ hỗ trợ ra quyết định trong việc đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm là gì?

4 Các kỹ thuật đánh giá phần mềm là gì?

5 Tiêu chí đánh giá phần mềm là gì?

Trong nghiên cứu của mình, tác giả cung cấp một danh sách chung các tiêu chí đánh giá và ý nghĩa của chúng: các tiêu chí liên quan đến đặc điểm chức năng của phần mềm, chất lượng của phần mềm, nhà cung cấp, chi phí và lợi ích, phần cứng và phần mềm, các ý kiến về kỹ thuật và phi kỹ thuật và các tiêu chí liên quan đến đầu ra Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đề cập một số các kỹ thuật đánh giá và lựa chọn phần mềm được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tổng quan có hệ thống các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu của Anil S Jadhav và Rajendra M Sonar (2011)

Trong nghiên cứu “Framework for evaluation and selection of the software packages: A hybrid knowledge based system approach”, tác giả mô tả phương pháp chung để lựa chọn phần mềm, các tiêu chí đánh giá các phần mềm, và kiến thức dựa trên cách tiếp cận hệ thống để hỗ trợ ra quyết định trong việc đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm

Nghiên cứu xem xét các tiêu chí đánh giá phần mềm:

1 Các tiêu chí liên quan chức năng

2 Các tiêu chí chất lượng

3 Các tiêu chí nhà cung cấp

4 Tiêu chí chi phí và lợi ích

Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh các cách tiếp cận đánh giá và lựa chọn phần mềm khác nhau, kết quả cho thấy khả năng ứng dụng tiếp cận hệ thống trong lựa chọn phần mềm tương đối tốt hơn so các cách tiếp cận còn lại liên quan đến các khía cạnh sau: hiệu quả tính toán, kiến thức / kinh nghiệm tái sử dụng, tính linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tính nhất quán và trình bày các kết quả đánh giá

1.2.2 Các nghiên cứu về việc lựa chọn gói phần mềm nâng cấp

Nghiên cứu của nhóm tác giả David Roberts, Dr Aileen Cater-Steel, Prof Mark Toleman (2006)

Nghiên cứu “Factors Influencing the Decisions of SMEs to Purchase Software Package Upgrades” nhằm khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quyết định nâng cấp các gói phần mềm

Nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi:

(1) Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quyết định nâng cấp các gói phần mềm?

(2) Mức độ các yếu tố xác định ảnh hưởng đến khả năng nâng cấp phần mềm như thế nào?

Nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu định tính (phỏng vấn) và định lượng (khảo sát), các dữ liệu thu thập được trình bày và phân tích Sáu yếu tố được xác định là có ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp các gói phần mềm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa: đặc điểm kinh doanh/quản lý, sự đổi mới của người quản lý (sáng tạo), lợi thế tương đối, ảnh hưởng bên ngoài, sự phức tạp của quyết định mua hàng, và khả năng tương thích

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đổi mới của người quản lý (sáng tạo) có tác động mạnh nhất đến quyết định nâng cấp các gói phần mềm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (33,4%), tiếp theo là lợi thế tương đối (3,7%), sự phức tạp của quyết định mua hàng (2,4%) Trái ngược với những nghiên cứu trước đây và kết quả phỏng vấn sơ bộ, các nhân tố còn lại không cho thấy sự ảnh hưởng đối với quyết định nâng cấp phần mềm kế toán Nguyên nhân có thể do cỡ mẫu, lý thuyết nền chưa phù hợp, thiếu nhân tố

1.2.3 Các nghiên cứu về sự hài lòng đối với phần mềm kế toán

Nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007)

“Accounting Software Selection and User Satisfaction Relevant Factors for Decision Makers” được thực hiện với mục đích cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố và các đặc điểm quan trọng nhất đối với người dùng trong việc lựa chọn, giữ lại, hoặc thay đổi các gói phần mềm kế toán Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xác định các nhân tố và tính năng của phần mềm hiện tại mà người sử dụng hài lòng nhất và lý do tại sao các doanh nghiệp thay đổi phần mềm đang sử dụng

Nhóm tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với tổng cộng 57 cá nhân tham gia, đa số là những nhà kiểm soát, nhà quản lý, kế toán, giám đốc tài chính, những người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc và 5 năm đảm nhiệm vị trí hiện tại Đối với vấn đề lựa chọn phần mềm kế toán, nhóm tác giả xác định 5 yếu tố chính có tác động đến việc lựa chọn một phần mềm, bao gồm: chức năng / năng lực (bao gồm linh hoạt / tuỳ biến), chi phí, khả năng tương thích, nhà cung cấp ổn định / khả năng tồn tại, hỗ trợ từ nhà cung cấp Trong nghiên cứu, nhóm tác giả nhận định người dùng dường như bị thu hút bởi một sản phẩm tuyệt vời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hơn là tìm đến một nhà cung cấp với hy vọng tìm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ Tuy nhiên, nghiên cứu tồn tại một số hạn chế nhất định: mẫu khảo sát khá nhỏ, kết quả khảo sát có thể còn không phù hợp ở hiện tại

Nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007)

Nghiên cứu “Accounting Software Selection And Satisfaction: A Comparative Analysis Of Vendor And User Perceptions” nhằm mục đích so sánh nhận thức của nhà cung cấp và người sử dụng về các yếu tố quan trọng để xác định xem liệu có sự tương đồng hoặc không tương đồng giữa nhận thức của nhà cung cấp và người sử dụng đối với từng nhân tố, từ đó hỗ trợ rút ngắn khoảng cách về nhận thức của người sử dụng và nhà cung cấp, góp phần cải thiện chất lượng phần mềm và gia tăng sự hài lòng của người sử dụng

Nhóm tác giả thông qua khảo sát các nhà cung cấp phần mềm kế toán, xác định nhận thức của nhà cung cấp về các yếu tố chính và các tính năng phần mềm mà nhà cung cấp cho là quan trọng nhất trong việc phát triển các gói phần mềm Kết quả nghiên cứu được so sánh với dữ liệu về các nhân tố và đặc điểm quan trọng nhất đối với người sử dụng khi lựa chọn phần mềm trong nghiên cứu nhóm tác giả đã thực hiện trước đó (nghiên cứu Accounting Software Selection and User Satisfaction Relevant Factors for Decision Makers)

Kết quả nghiên cứu cho thấy tính năng / khả năng được nhà cung cấp và người sử dụng đánh giá là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn phần mềm Yếu tố quan trọng tiếp theo là chi phí của phần mềm, có sự khác biệt về nhận thức giữa nhà cung cấp và người sử dụng đối với các yếu tố còn lại Nhà cung cấp đánh giá các tiêu chí còn lại theo thứ tự sau: sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, sự ổn định / khả năng tồn tại của nhà cung cấp, khả năng tương thích với các phần mềm và hệ thống khác, và cuối cùng là nhóm nhân tố khác Trong khi đó, người sử dụng đánh giá tiêu chí quan trọng thứ ba là khả năng tương thích với các phần mềm và hệ thống khác, tiếp theo lần lượt là sự ổn định / khả năng tồn tại của nhà cung cấp, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp và nhóm nhân tố khác Nhóm tác giả thể hiện sự khác nhau chi tiết trong từng nhân tố giữa nhận thức của nhà cung cấp và người sử dụng trong kết quả nghiên cứu

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế điển hình vốn có trong một nghiên cứu khảo sát Dữ liệu các gói phần mềm cụ thể tại các doanh nghiệp bao gồm trong mẫu khảo sát có thể không thể khái quát hết các gói phần mềm Hơn nữa, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu trước đó, các gói phần mềm bao gồm trong mỗi nghiên cứu là không giống nhau nên có thể có sự khác biệt.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một số vấn đề chung về phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán đã trở nên phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp trong việc ghi nhận các giao dịch kinh doanh, chuẩn bị các báo cáo tài chính và các hoạt động phân tích Sử dụng phần mềm kế toán, các giao dịch tài chính được ghi lại một cách nhanh chóng và chính xác với chi phí tương đối thấp Hơn nữa, phần mềm kế toán giúp tăng hiệu quả hoạt động tổng thể bằng cách cải thiện cả về số lượng và chất lượng của thông tin quản lý sẵn có (Abu-Musa, 2005)

Trong thông tư 103/2005/TT-BTC hướng dẫn tiêu chuẩn điều kiện phần mềm kế toán (2005, trang 1), thuật ngữ “Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị”

“Phần mềm kế toán (còn được gọi là phần mềm hệ thống kế toán, phần mềm giải pháp về kinh doanh, hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp) là một trong những phần mềm của máy tính thực hiện việc ghi nhận thông tin và xử lý thông tin của kế toán thông qua các phân hệ của kế toán như kế toán các khoản phải thu, phải trả, tiền lương, hàng tồn kho, chi phí, tính giá thành sản phẩm,…Từ đó, tổng hợp và cung cấp các báo cáo kế toán theo yêu cầu của nhà quản lý” (Trần Phước, 2007)

2.1.2 Phân loại phần mềm kế toán 2.1.2.1 Phân loại theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phần mềm kế toán có thể phân loại là phần mềm kế toán bán lẻ và phần mềm kế toán quản trị

 Phần mềm kế toán bán lẻ (còn gọi là hệ thống POS - Point Of Sales hoặc hệ thống kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng - Front Office Accounting) là các phần mềm hỗ trợ cho công tác lập hóa đơn, biên lai kiêm phiếu xuất bán và giao hàng cho khách hàng Tùy từng lĩnh vực và phần mềm cụ thể mà phần mềm này có thể hỗ trợ thêm phần kiểm tra hàng tồn kho Nhìn chung phần mềm này có tính năng đơn giản và các báo cáo do phần mềm cung cấp chỉ là các báo cáo tổng hợp tình hình bán hàng và báo cáo tồn kho Loại phần mềm này chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp có siêu thị, nhà hàng hoặc kinh doanh trực tuyến Kết quả đầu ra của phần mềm này sẽ là đầu vào cho phần mềm kế toán tài chính quản trị

 Phần mềm kế toán tài chính quản trị (hay phần mềm kế toán phía sau văn phòng - Back Office Accounting) dùng để nhập các chứng từ kế toán, lưu trữ, tìm kiếm, xử lý và kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo cáo phân tích thống kê tài chính

2.1.2.2 Phân loại theo hình thức sản phẩm

Theo hình thức sản phẩm, phần mềm kế toán được phân loại thành phần mềm đóng gói và phần mềm kế toán đặt hàng

 Phần mềm đóng gói là các phần mềm được nhà cung cấp thiết kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm với đầy đủ tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng và bộ đĩa cài phần mềm Loại phần mềm kế toán này thường được bán rộng rãi và phổ biến trên thị trường

 Phần mềm kế toán đặt hàng là phần mềm được nhà cung cấp phần mềm thiết kế riêng biệt cho một doanh nghiệp hoặc một số nhỏ các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn theo đơn đặt hàng, dựa trên các yêu cầu cụ thể Đặc điểm chung của loại phần mềm này là không phổ biến và có giá thành rất cao

2.1.3 Các tiêu chuẩn đối với một phần mềm áp dụng tại đơn vị kế toán ở Việt Nam

Tại Việt Nam, thông tư 103/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán”, phần mềm kế toán cần đáp ứng các tiêu chuẩn của một phần mềm kế toán bao gồm:

 Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán Khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán

 Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến dữ liệu đã có

 Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán

 Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu

2.1.4 Vai trò của phần mềm kế toán

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin, vai trò của phần mềm kế toán ngày càng quan trọng hơn đối với doanh nghiệp

Vai trò của phần mềm kế toán đồng hành cùng với vai trò của kế toán, nghĩa là cũng thực hiện một phần vai trò là công cụ quản lý, giám sát và cung cấp thông tin, vai trò theo dõi và đo lường kết quả hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị Tuy nhiên do có sự kết hợp giữa hai lĩnh vực là công nghệ thông tin và lĩnh vực kế toán nên vai trò của phần mềm kế toán còn được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Vai trò thay thế toàn bộ hay một phần công việc ghi chép, tính toán, xử lý bằng thủ công của người làm kế toán, giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhanh hơn, chính xác hơn Căn cứ vào thông tin do phần mềm kế toán cung cấp, các nhà quản lý đề các ra quyết định kinh doanh hữu ích, có thể thay đổi quyết định kinh doanh nhanh hơn bằng cách thay đổi số liệu (trong phần dự toán) sẽ có được những kết quả khác nhau, từ đó nhà quản lý sẽ có nhiều giải pháp lựa chọn

Vai trò số hóa thông tin: phần mềm kế toán tham gia vào việc cung cấp thông tin được số hóa để hình thành một xã hội thông tin điện tử, thông tin của kế toán được lưu trữ dưới dạng các tập tin của máy tính nên dễ dàng số hóa để trao đổi thông tin thông qua các báo cáo trên các mạng nội bộ hay trên internet Chẳng hạn các nhà đầu tư có thể tìm thông tin của doanh nghiệp qua các trang web của từng doanh nghiệp hoặc trên trang web của công ty chứng khoán (nếu các công ty được niêm yết) Như vậy thay vì đọc hoặc gởi các thông tin kế toán bằng giấy tờ qua đường bưu điện, fax,…người sử dụng thông tin kế toán có thể có thể có được thông tin từ máy vi tính của họ thông qua công cụ trao tin điện tử email, internet và các vật mang tin khác Đây là công cụ nền tảng của một xã hội thông tin điện tử mà nhân loại sẽ sử dụng trao đổi với nhau trong hiện tại cũng như tương lai nhằm giảm thiểu trao đổi bằng giấy tờ (Trần Phước, 2007).

Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán

Quy trình chung để đánh giá lựa chọn một phần mểm phù hợp bao gồm sáu giai đoạn (Sonar, 2011)

1 Xác định nhu cầu Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình lựa chọn phần mềm chính là xác định các yêu cầu chức năng và phi chức năng của phần mềm Trong giai đoạn này, các nhu cầu cần được xác định chính xác, đầy đủ và chi tiết vì đây chính là cơ sở để doanh nghiệp chọn phần mềm phù hợp

2 Điều tra sơ bộ các gói phần mềm sẵn có Thực hiện điều tra sơ bộ đối với các phần mềm có khả năng phù hợp với doanh nghiệp, xem xét các tính năng chính và các tính năng được hỗ trợ bởi các gói phần mềm, từ đó lập một danh sách các gói phần mềm được đưa vào đánh giá

3 Danh sách ngắn các gói phần mềm Trong giai đoạn này, những phần mềm không cung cấp các chức năng cần thiết hoặc có khả năng tương thích thấp được lọc bỏ Các tiêu chí liên quan đến nhà cung cấp hoặc giá của phần mềm cũng có thể được sử dụng để loại bỏ khỏi danh sách những phần mềm không phù hợp với doanh nghiệp Sau quá trình loại bỏ, doanh nghiệp thực hiện xem xét, đánh giá chi tiết đối với các phần mềm còn lại

4 Xây dựng các tiêu chí để đánh giá phần mềm Các tiêu chí dùng để đánh giá phần mềm được xác định và sắp xếp theo cấu trúc hình cây, các thuộc tính cơ bản cũng được xác định và đo lường Kết quả giai đoạn này là tập hợp các tiêu chí sắp xếp theo thứ bậc định dạng cấu trúc cây

5 Đánh giá các gói phần mềm Việc đánh giá đối với từng tiêu chí cơ bản trong hệ thống phân cấp cây trên hệ thống cấp bậc được thực hiện một cách chi tiết, số điểm được gán cho mỗi thuộc tính cơ bản trong các tiêu chí, sau đó số điểm tổng hợp được tính toán cho từng gói phần mềm

6 Lựa chọn phần mềm Doanh nghiệp thực hiện việc xếp hạng các phần mềm được đánh giá theo thứ tự điểm số giảm dần và lựa chọn phần mềm phù hợp nhất Số điểm tổng hợp thể hiện đâu là phần mềm phù hợp hơn với doanh nghiệp so với những phần mềm còn lại Tuy nhiên, quyết định lựa chọn phần mềm phụ thuộc vào con người Doanh nghiệp có thể xem xét cân nhắc về giá / hiệu suất để xác định gói phần mềm đại diện cho các giá trị tốt nhất, sau cùng là đàm phán và ký hợp đồng với nhà cung cấp

Quá trình lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp là linh hoạt và có thể tùy chỉnh đối với từng trường hợp cụ thể Đối với các DNNVV, quá trình lựa chọn một phần mềm có thể đơn giản hơn do hạn chế về chi phí, thời gian, nhân sự và các vấn đề liên quan khác Tuy nhiên, quyết định lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai Do đó, các DNNVV cần xem xét, lập kế hoạch lựa chọn phần mềm kế toán cụ thể và có sự đầu tư hợp lý.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, một khái niệm thống nhất trên thị trường quốc tế về những gì cấu thành nên một DNNVV vẫn chưa có Khái niệm và sự phân loại DNNVV khác nhau ở mỗi quốc gia Quy mô của doanh nghiệp thường được xác định bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau, bao gồm quy mô của tài sản, số người lao động, cơ cấu sở hữu, nguồn và loại hình tài trợ, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động Ở Việt Nam, có thể hiểu và phân loại theo nghị định số 56/2009/NĐ - CP về trợ giúp DNNVV, là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm, trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên Tuy nhiên, việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khác nhau tùy vào mục đích, chẳng hạn như:

Thông tư 16/2013/TT-BTC, doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhận dạng như sau: Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng)

Phân loại DNNVV theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

I Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Từ trên 20 tỷ đồng đến

II Công nghiệp và xây dựng

Từ trên 20 tỷ đồng đến

III Thương mại và dịch vụ

Từ trên 10 tỷ đồng đến

100 người Hình 2.1 Phân loại DNNVV

Các lý thuyết nền

Mô hình TAM được sử dụng để giải thích, dự đoán về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ Hai yếu tố cơ bản của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận Trong đó, sự hữu ích cảm nhận là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình, sự dễ sử dụng cảm nhận đề cập đến mức độ mà cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống công nghệ không cần sự nỗ lực Khái niệm thái độ nói về sự đánh giá có tính cảm xúc của con người về chi phí và lợi ích của việc sử dụng công nghệ mới (Davis et el, 1989) Ý định sử dụng được coi là đại diện hợp lý cho hành vi sử dụng thực sự (chan hu

2002), là yếu tố quyết định của một hành vi (Fishbein and Ajzen, 1980) Sử dụng thực tế dùng để đo lường hành vi sử dụng của người sử dụng trong thực tế, khái niệm này thường được đo bằng số lần hoặc số lượng sử dụng hệ thống công nghệ (Davis et el, 1989)

Hình 2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989)

2.4.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Ajzen (1991) phát triển thuyết hành vi dự định từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và đây được xem như là sự mở rộng của thuyết hành động hợp lý Trong lý thuyết hành động hợp lý, yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi Hai nhân tố là thái độ của một người về hành vi và

Thái độ sử dụng Sử dụng thực tế

Sự dễ sử dụng cảm nhận chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi quyết định ý định thực hiện hành vi Trên thực tế, lý thuyết này khá hiệu quả khi dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người

Sự ra đời của thuyết hành vi dự định xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự tự kiểm soát Hành vi kiểm soát cảm nhận là mức độ mà một người nhận thức về khả năng thực hiện hành vi, đây là yếu tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định Mô hình TBP được xem là tối ưu hơn TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi người tiêu dùng

Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)

2.4.3 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT – United theory of Acceptance and Use of Technology)

Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003), mô hình UTAUT giải thích ý định sử dụng của một người đối với việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin và những hành vi xảy ra sau đó Mô hình xây dựng từ tám mô hình: Lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, mô hình sử dụng máy tính (Model of PC Utilization – PCUM), lý thuyết phổ biến sự thay đổi (Innovation Diffution Theory), lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory), lý thuyết kết hợp hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ

Theo lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ, mong đợi về thành tích (Peformance Expectancy), mong đợi về sự nỗ lực (Effort Expectancy),

Chuẩn chủ quan Ý định sử dụng Hành vi sử dụng

Hành vi kiểm soát cảm nhận ảnh hưởng xã hội (Social Influence), điều kiện thuận tiện (Facilitating Conditions) là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003) Giới tính, tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện được cho là có tác động gián tiếp đến ý định sử dụng và sử dụng thực sự thông qua bốn yếu tố trên (Venkatesh và cộng sự, 2003)

Hình 2.4 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

(Venkatesh et al, 2003) Trong đó, các yếu tố được định nghĩa như sau:

 Mong đợi về thành tích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình (Venkatesh và cộng sự, 2003)

 Mong đợi về sự nỗ lực là mức độ dễ sử dụng của hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003)

 Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một người nhận thấy rằng những người quan trọng với anh ta tin rằng anh ta nên sử dụng hệ thống mới (Venkatesh và cộng sự, 2003)

Mong đợi về thành tích

Mong đợi về sự nỗ lực Ý định sử dụng

Sử dụng thực sự Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận tiện

Giới tính Tuổi Kinh nghiệm Sự tự nguyện

 Điều kiện thuận tiện là mức độ mà một người tin rằng để sử dụng hệ thống thì cần được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức hiện có (Venkatesh và cộng sự, 2003)

Lý thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ TAM đã được công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ của người sử dụng

Mô hình UTAUT được kết hợp nhiều lý thuyết và mô hình liên quan tới việc chấp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình này được cho là có thể giải thích khoảng 70% ý định sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003) Phần mềm kế toán là một sản phẩm công nghệ thông tin và việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau Do đó, mô hình UTAUT là phù hợp để giải thích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm

Wasti (1996) chỉ ra rằng người sử dụng cần lưu ý đến tính dễ sử dụng, khả năng xử lý, tính linh hoạt, khả năng tích hợp với hệ thống khi lựa chọn phần mềm kế toán Gamblin and Siegel (1997) đề cập đến các nhân tố cần xem xét khi lựa chọn phần mềm kế toán bao gồm: tính năng và khả năng, khả năng tương thích và tích hợp, tính linh hoạt, dễ sử dụng, giá cả phần mềm

Collins (1999) đưa ra gợi ý về lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp Collins cho rằng yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn phần mềm kế toán là phần mềm có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, và sự tin cậy của nhà cung cấp cũng giữ vai trò rất quan trọng

Berlin (2002) cho rằng các tính năng và chức năng là quan trọng nhất trong việc lựa chọn một hệ thống phần mềm mới, cần xem xét đến khả năng tùy chỉnh, khả năng tương thích với các phần mềm khác khi quyết định lựa chọn một phần mềm Tác giả cũng chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp không sẵn sàng chuyển đổi phần mềm cho phù hợp hơn do các vấn đề liên quan chi phí phát sinh trong quá trình chuyển đổi, chẳng hạn như: chi phí đào tạo, chuyển đổi dữ liệu, các chi phí phát sinh khi do gián đoạn kinh doanh

Sonar (2011), các tiêu chí chung và phổ biến cần xem xét khi đánh giá lựa chọn phần mềm bao gồm tiêu chí liên quan chức năng, tiêu chí chất lượng, tiêu chí nhà cung cấp, chí chi phí và lợi ích, quan điểm, tiêu chí kỹ thuật, tiêu chí đầu ra

Nhân tố yêu cầu của người sử dụng

Phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp cần đáp ứng các nhu cầu hiện tại và các nhu cầu tương lai của doanh nghiệp (Basile và cộng sự, 2002) Theo Simkin (1992), lựa chọn phần mềm phù hợp nhất với các nhu cầu là một trong hai bước quan trọng khi quyết định lựa chọn phần mềm Phần mềm kế toán cần linh hoạt đáp ứng yêu cầu trong tương lai của doanh nghiệp (West và Shields, 1998)

Ahmad A Abu-Musa (2005) có đề cập đến yêu cầu của người sử dụng bao gồm nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của doanh nghiệp Nhu cầu hiện tại liên quan đến quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp Nhu cầu tương lai liên quan đến khả năng phần mềm kế toán có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi của tổ chức trong tương lai của doanh nghiệp

Nhân tố tính năng phần mềm

Elika (2007) cho rằng tính năng phần mềm kế toán gồm tính linh hoạt, xử lý thời gian thực, thân thiện với người sử dụng, tính bảo mật, khả năng nâng cấp, có khả năng xử lý các nghiệp vụ phức tạp, có thể đáp ứng khi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, chức năng lập báo cáo, truy cập web và một số các chức năng khác

Sonar (2009) đề cập đến các chức năng cơ bản, chức năng mà phần mềm đặc biệt được định hướng, tính đầy đủ, khả năng tương thích, tính mở, khả năng tương tác, mức độ bảo mật, số người sử dụng đồng thời

Nhân tố điều kiện thuận tiện Điều kiện thuận tiện là mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống thì cần được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức hiện có (Venkatesh và cộng sự, 2003)

Nhân tố liên quan nhà cung cấp

West và Shields (1998) cho rằng nhà cung cấp gói phần mềm kế toán sẽ trở thành đối tác chiến lược của doanh nghiệp Trong quá trình lựa chọn phần mềm kế toán, doanh nghiệp nên xem xét khả năng nhà cung cấp hỗ trợ các nhu cầu tương lai của doanh nghiệp

Theo Collins (1999), doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp phần mềm kế toán để cung cấp thông tin cập nhật, chẳng hạn như: thuế, tiền lương, tỷ lệ khấu hao,… Doanh nghiệp cũng cần nhà cung cấp sửa chữa, khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng, hỗ trợ và liên tục nâng cấp sản phẩm Sự thành công của các nhà cung cấp phần mềm kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán

Sonar (2011) cho rằng với tiêu chí nhà cung cấp, doanh nghiệp cần xem xét các khía cạnh như đào tạo và tài liệu liên quan (hướng dẫn, chỉ dẫn các vấn đề phát sinh, đào tạo, hướng dẫn sử dụng), bảo trì và nâng cấp (tư vấn, giao tiếp, thử nghiệm, thời gian phản hồi, kỹ năng kinh doanh, người cung cấp), uy tín nhà cung cấp (sự tín nhiệm của nhà cung cấp, lịch sử sản phẩm, bề dày kinh nghiệm, số lượng cài đặt của phần mềm, số lượng phản hồi của khách hàng, kinh nghiệm kinh doanh trong quá khứ với nhà cung cấp nếu có)

Nhân tố chi phí và lợi ích

Các khoản chi phí cho giấy phép, phần cứng và phần mềm, chi phí lắp đặt và đưa vào sử dụng, chi phí bảo trì và đào tạo, chi phí nâng cấp, lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp là các khía cạnh cần quan tâm khi xét đến nhân tố chi phí và lợi ích (Sonar, 2011)

Sonar (2011) cho rằng doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến các bên liên quan đến phần mềm khi quyết định lựa chọn phần mềm phù hợp, chẳng hạn như ý kiến tư vấn nội bộ doanh nghiệp, thông tin đăng trên tạp chí, các cá nhân doanh nghiệp quen biết bên ngoài, tờ rơi sản phẩm, ý kiến của cấp dưới, đại diện nhà cung cấp và bán hàng

Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán nên được coi là một quyết định chiến lược (West và Shields, 1998) Để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét đến bốn nhân tố là yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, sự tin cậy của nhà cung cấp (Ahmad A Abu-Musa, 2005)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với hai giai đoạn là (1) giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính) và (2) giai đoạn nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng)

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi Mục tiêu giai đoạn này nhằm thăm dò tự nhiên, khám phá các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và điều chỉnh thang đo đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm hoàn thiện thang đo và đảm bảo tính phù hợp của mô hình đưa vào nghiên cứu chính thức Kỹ thuật thảo luận tay đôi được thực hiện với 6 đối tượng tham gia, bao gồm: 1 giám đốc, 2 kế toán trưởng, 3 kế toán viên Các nội dung chính đưa vào thảo luận gồm: Đối tượng tham gia phỏng vấn đã từng sử dụng các loại phần mềm nào trong công tác kế toán tại doanh nghiệp? Phần mềm kế toán đang sử dụng tại doanh nghiệp có tồn tại những vấn đề gì doanh nghiệp chưa hài lòng không và lý do vì sao? Đối với quyết định chọn phần mềm kế toán, đối tượng thường xem xét đến các nhân tố nào? Đối tượng có quan tâm đến những nhân tố mà tác giả đưa ra khi quyết định lựa chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp không?

Giai đoạn nghiên cứu chính thức: dữ liệu thu thập được từ các bảng câu khỏi khảo sát được đưa vào phân tích thông qua công cụ SPSS 20.0 (phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng)

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và thang đo đo lường các khái niệm đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trước đây

Cơ sở lý thuyết Các vấn đề chung về DNNVV

Mô hình TAM, TPB, UTAUT Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Mô hình đề xuất và thang đo được hiệu chỉnh

Nghiên cứu định lượng n = 231 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha

Phân tích nhân tố khám phá

Kiểm định mô hình và giả thuyết Kết luận và kiến nghị

Thang đo nháp hóa, thang đo các khái niệm cần điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận tay đôi, các đối tượng tham gia thảo luận là các nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán Thang đo nháp được điều chỉnh phù hợp và sử dụng trong nghiên cứu chính thức

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo để tránh các biến rác trước khi thực hiện phân tích phân tố khám phá Kết quả các nhân tố sau khi thực hiện phân tích khám phá được đưa vào phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Giả thuyết H1: Yêu cầu của người sử dụng có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H2: Tính năng phần mềm có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H3: Điều kiện thuận tiện có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H4: Sự tin cậy của nhà cung cấp có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H6: Chi phí và lợi ích có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H7: Quan điểm có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở kết hợp lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM, lý thuyết hành vi dự định và mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ, mô hình các tiêu chí tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán trong nghiên cứu “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A Proposed Model” và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố được cho là có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán, đó là yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, điều kiện thuận tiện, sự tin cậy của nhà cung cấp, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, chi phí và lợi ích, quan điểm

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Thang đo để đo lường các khái niệm trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các thang đo đã có sẵn trong các nghiên cứu trên thế giới và điều chỉnh thang đo phù hợp với đối tượng nghiên cứu Các khái niệm nghiên cứu được sử dụng: yêu cầu của người sử dụng (NED), tính năng phần mềm (FEA), điều kiện thuận tiện (FAC), sự tin cậy của nhà cung cấp (REL), sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (SUP), chi phí và lợi ích (COS), quan điểm (OPI), quyết định lựa chọn phần mềm

Yêu cầu của người sử dụng

Tính năng phần mềm Điều kiện thuận tiện

Sự tin cậy của nhà cung cấp

Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp

Chi phí và lợi ích

Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán thuộc, các biến độc lập là yêu cầu của người sử dụng (NED), tính năng phần mềm (FEA), điều kiện thuận tiện (FAC), sự tin cậy của nhà cung cấp (REL), sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (SUP), chi phí và lợi ích (COS), quan điểm (OPI).

Xây dựng thang đo

Thang đo khái niệm yêu cầu của người sử dụng gồm 5 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là NED1, NED2, NED3, NED4, NED5

Bảng 3.1 Thang đo yêu cầu của người sử dụng sau khi điều chỉnh

Ký hiệu Biến quan sát

NED1 Phần mềm kế toán phù hợp quy mô doanh nghiệp

NED2 Phần mềm kế toán phù hợp loại hình doanh nghiệp

NED3 Phần mềm kế toán đáp ứng số lượng người dự kiến sử dụng cùng một lúc

NED4 Phần mềm kế toán có cơ sở dữ liệu mở rộng để xử lý khi doanh nghiệp tăng trưởng

NED5 Phần mềm kế toán đáp ứng nhu cầu thay đổi của tổ chức trong tương lai

3.3.2 Thang đo tính năng phần mềm

Thang đo tính năng phần mềm gồm 5 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là FEA1, FEA2, FEA3, FEA4, FEA5

Bảng 3.2 Thang đo tính năng phần mềm sau khi điều chỉnh

Ký hiệu Biến quan sát

FEA1 Phần mềm kế toán đảm bảo tính linh hoạt

FEA2 Chính sách bảo mật hỗ trợ bởi phần mềm kế toán đầy đủ và bao quát

FEA3 Phần mềm kế toán có khả năng nâng cấp

FEA4 Phần mềm kế toán đảm bảo tính tin cậy

FEA5 Phần mềm kế toán đáp ứng các tính năng cơ bản doanh nghiệp yêu cầu

3.3.3 Thang đo điều kiện thuận tiện

Thang đo khái niệm điều kiện thuận tiện gồm 4 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là FAC1, FAC2, FAC3, FAC4

Ký hiệu Biến quan sát FAC1 Doanh nghiệp có cơ sở vật chất cần thiết để sử dụng phần mềm

FAC2 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực cần thiết để sử dụng dụng phần mềm

FAC3 Phần mềm kế toán tương thích với các hệ thống đang sử dụng tại doanh nghiệp

FAC4 Phần mềm kế toán phù hợp với môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

3.3.4 Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp

Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp gồm 6 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là REL1, REL2, REL3, REL4, REL5, REL6

Bảng 3.4 Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp sau khi điều chỉnh

Ký hiệu Biến quan sát

REL1 Nhà cung cấp có uy tín trên thị trường

REL2 Nhà cung cấp có danh tiếng trên thị trường

REL3 Nhà cung cấp có năng lực tài chính đảm bảo

REL4 Doanh nghiệp xem nhà cung cấp như là đối tác chiến lược

REL5 Nhà cung cấp có khả năng tồn tại bền vững và lâu dài

REL6 Doanh nghiệp quan tâm đến những thành công trước đây của nhà cung cấp

3.3.5 Thang đo sự hỗ trợ từ nhà cung cấp

Thang đo sự hỗ trợ từ nhà cung cấp gồm 6 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là SUP1, SUP2, SUP3, SUP4, SUP5, SUP6

Bảng 3.5 Thang đo sự hỗ trợ từ nhà cung cấp sau khi điều chỉnh

Ký hiệu Biến quan sát

SUP1 Tài liệu kỹ thuật về phần mềm được hướng dẫn chi tiết, đầy đủ

SUP2 Nhà cung cấp thường xuyên cập nhật, bảo trì phần mềm

SUP3 Nhà cung cấp có hỗ trợ online khi có vấn đề phát sinh đối với phần mềm kế toán

SUP4 Nhà cung cấp có khóa đào tạo sử dụng phần mềm kế toán

SUP5 Nhân viên công ty phần mềm có thái độ làm việc chuyên nghiệp

SUP6 Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề phát sinh

3.3.6 Thang đo chi phí và lợi ích

Thang đo chi phí và lợi ích gồm 5 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là COS1, COS2, COS3, COS4, COS5

Bảng 3.6 Thang đo chi phí và lợi ích sau khi điều chỉnh

Ký hiệu Biến quan sát

COS1 Phần mềm kế toán có mức giá phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp

COS2 Phần mềm kế toán có mức giá cạnh tranh so với công ty khác

COS3 Doanh nghiệp hài lòng với các khoản chi phí liên quan đến phần mềm

COS4 Phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mà doanh nghiệp nhận được

COS5 Doanh nghiệp hài lòng với các lợi ích mà phần mềm mang lại

Thang đo khái niệm quan điểm gồm 5 biến quan sát, lần lược được ký hiệu như sau: OPI1, OPI2, OPI3, OPI4, OPI5

Bảng 3.7 Thang đo quan điểm sau khi điều chỉnh

Ký hiệu Biến quan sát

OPI1 Doanh nghiệp tham khảo ý kiến của người sử dụng cuối về phần mềm kế toán

OPI2 Doanh nghiệp tham khảo ý kiến tư vấn trong nội bộ về phần mềm kế toán OPI3 Doanh nghiệp tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn về phần mềm kế toán

OPI4 Doanh nghiệp tham khảo ý kiến của nhà cung cấp về phần mềm kế toán

OPI5 Doanh nghiệp tham khảo ý kiến về phần mềm kế toán từ các nguồn khác

3.3.8 Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán gồm 4 biến, được ký hiệu lần lượt là DEC1, DEC2, DEC3, DEC4

Bảng 3.8 Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Ký hiệu Biến quan sát

DEC1 Yêu cầu của người sử dụng

DEC2 Tính năng phần mềm

DEC3 Môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

DEC4 Sự tin cậy của nhà cung cấp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Thống kê mô tả

Số lượng bảng khảo sát được phát trực tiếp là 300 bảng, tuy nhiên số lượng bảng câu hỏi thu về là 247 bảng tương đương 82.33% Trong số 247 bảng câu hỏi thu được, 22 bảng câu hỏi không đủ điều kiện đưa vào phân tích, 6 bảng khảo sát thu được thông qua công cụ Google docs Vậy số lượng mẫu đủ điều kiện đưa vào phân tích là 231

Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát

STT Mô tả Số lƣợng Phần trăm Cộng dồn (%)

Theo vị trí công tác, người tham gia khảo sát đang công tác tại vị trí quản lý với số lượng 10 người chiếm 4.3%, 17 người tham gia khảo sát giữ chức vụ kế toán trưởng tương đương 7.4 % và 204 nhân viên kế toán tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ 88.3% trong tổng số

4.1.2 Thống kê mô tả thang đo

Bảng 4.2 Thống kê mô tả thang đo

Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ ba biến quan sát trở lên) Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1], về lý thuyết hệ số Cronbach’s alpha càng cao càng tốt Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s alpha quá lớn (cao hơn 0.95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt

 Hệ số hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ 0.6 đến dưới 0.7: chấp nhận được (không tốt)

 Hệ số hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ 0.7 đến 0.9: tốt

 Hệ số hệ số Cronbach’s alpha có giá trị cao hơn 0.9: không tốt

Hệ số tương quan biến – tổng

 Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho thấy bảy nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán có hệ số Cronbach’s alpha nằm trong khoảng từ 0.702 đến 0.931 Hệ số Cronbach’s alpha của biến yêu cầu của người sử dụng là 0.850, tính năng phần mềm là 0.873, điều kiện thuận tiện là 0.800, sự tin cậy của nhà cung cấp 0.881, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp là 0.931, chi phí và lợi ích là 0.906, quan điểm là 0.702 và quyết định lựa chọn phần mềm kế toán là 0.845

Thang đo này có độ tin cậy phù hợp và có thể sử dụng nghiên cứu

Tuy nhiên, trong nhóm các biến quan sát thuộc nhân tố sự tin cậy của nhà cung cấp, biến quan sát “Doanh nghiệp có quan tâm đến những thành công trước đây của nhà cung cấp (REL6)” có hệ số tương quan biến – tổng thấp hơn 0.3 (hệ số tương quan biến - tổng biến REL6 = 0.275), vì vậy biến quan sát REL6 bị loại Sau khi loại biến, hệ số Cronbach’s alpha của nhân tố “Sự tin cậy của nhà cung cấp” tăng từ 0.834 lên 0.881

Trong nhóm biến quan sát thuộc nhân tố sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát “Tài liệu kỹ thuật về phần mềm kế toán được hướng dẫn chi tiết và đầy đủ (SUP1)” là 0.192, hệ số không thỏa mãn điều kiện Do đó, biến quan sát SUP1 sẽ bị loại, hệ số Cronbach’s alpha của nhân tố “ Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp” tăng từ 0.850 lên 0.931

Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo, hai biến quan sát là “Doanh nghiệp có quan tâm đến những thành công trước đây của nhà cung cấp (REL6)” và

“Tài liệu kỹ thuật về phần mềm kế toán được hướng dẫn chi tiết và đầy đủ (SUP1)” sẽ bị loại Quy trình đánh giá độ tin cậy thang đo này nhằm tránh các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên nhân tố giả Vậy các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Yêu cầu của người sử dụng Cronbach’s alpha = 0.850

Tính năng phần mềm Cronbach’s alpha = 0.873

FEA5 14.463 7.293 0.693 0.849 Điều kiện thuận tiện Cronbach’s alpha = 0.800

Sự tin cậy của nhà cung cấp Cronbach’s alpha = 0.881

Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp Cronbach’s alpha = 0.931

Chi phí và lợi ích Cronbach’s alpha = 0.906

Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán Cronbach’s alpha = 0.845

Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá dùng để đánh giá thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Các biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá với các điều kiện:

 Hệ số KMO ≥ 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0.05)

 Hệ số tải nhân tố > 0.5

 Hệ số Eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998)

 Khác biệt hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị khác biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al – Tamimi, 2003)

 Phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue > 1

Nếu hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5, tiến hành loại từng biến quan sát một và chênh lệch hệ số tải nhân tố trên cùng một biến quan sát phải lớn hơn 0.3

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá nhóm biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhóm biến độc lập được trong bảng 4.4, ta có:

 Hệ số KMO là 0.899 > 0.5 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với hệ số sig < 0.05 (tham khảo phụ lục 7)

 Các hệ số tải nhân tố có giá trị từ 0.561 đến 0.843, các giá trị này đáp ứng điều kiện lớn hơn 0.5

 Hệ số eigenvalue ở mức 1.449 > 1, với 34 biến quan sát đưa vào phân tích trích được bảy nhân tố và không có nhân tố mới hình thành so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu

 Tổng phương sai trích là 66.857% > 50%, bảy nhân tố giải thích được 66.857% sự biến thiên của dữ liệu, 33.143% còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác chưa được xét đến trong mô hình

Bảng 4.4 Kết quả EFA của các nhóm biến độc lập - ma trận xoay

Phương pháp trích: Principal Component Analysis

Tổng phương sai được giải thích 66.857%

Sau quá trình phân tích đánh giá độ tin cậy và đánh giá giá trị thang đo, các nhân tố với các biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích hồi quy là:

Nhân tố yêu cầu của người sử dụng

 NED1 - Phần mềm kế toán phù hợp quy mô doanh nghiệp

 NED2 - Phần mềm kế toán phù hợp loại hình doanh nghiệp

 NED3 - Phần mềm kế toán đáp ứng số lượng người dự kiến sử dụng cùng một lúc

 NED4 - Phần mềm kế toán có cơ sở dữ liệu mở rộng để xử lý khi doanh nghiệp tăng trưởng

 NED5 - Phần mềm kế toán đáp ứng nhu cầu thay đổi của tổ chức trong tương lai

Nhân tố tính năng phần mềm

 FEA1 - Phần mềm kế toán đảm bảo tính linh hoạt

 FEA2 - Chính sách bảo mật hỗ trợ bởi phần mềm kế toán đầy đủ và bao quát

 FEA3 - Phần mềm kế toán có khả năng nâng cấp

 FEA4 - Phần mềm kế toán đảm bảo tính tin cậy

 FEA5 - Phần mềm kế toán đáp ứng các tính năng cơ bản doanh nghiệp yêu

Nhân tố điều kiện thuận tiện Các biến quan sát:

 FAC1 - Doanh nghiệp có cơ sở vật chất cần thiết để sử dụng phần mềm

 FAC2 - Doanh nghiệp có nguồn nhân lực cần thiết để sử dụng dụng phần mềm

 FAC3 - Phần mềm kế toán tương thích với các hệ thống đang sử dụng tại doanh nghiệp

 FAC4 - Phần mềm kế toán phù hợp với môi trường công nghệ thông tin

Nhân tố sự tin cậy của nhà cung cấp

 REL1 - Nhà cung cấp có uy tín trên thị trường

 REL2 - Nhà cung cấp có danh tiếng trên thị trường

 REL3 - Nhà cung cấp có năng lực tài chính đảm bảo

 REL4 - Doanh nghiệp xem nhà cung cấp như là đối tác chiến lược

 REL5 - Nhà cung cấp có khả năng tồn tại bền vững và lâu dài

Nhân tố sự hỗ trợ từ nhà cung cấp

 SUP2 - Nhà cung cấp thường xuyên cập nhật và bảo trì phần mềm

 SUP3 - Nhà cung cấp có hỗ trợ online khi có vấn đề phát sinh đối với phần mềm kế toán

 SUP4 - Nhà cung cấp có khóa đào tạo sử dụng phần mềm kế toán

 SUP5 - Nhân viên công ty phần mềm có thái độ làm việc chuyên nghiệp

 SUP6 - Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề phát sinh

Nhân tố chi phí và lợi ích

 COS1 - Phần mềm kế toán có mức giá phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp

 COS2 - Phần mềm kế toán có mức giá cạnh tranh so với công ty khác

 COS3 - Doanh nghiệp hài lòng với các khoản chi phí liên quan đến phần mềm

 COS4 - Phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mà doanh nghiệp nhận được

 COS5 - Doanh nghiệp hài lòng với các lợi ích mà phần mềm mang lại

 OPI1 - Doanh nghiệp tham khảo ý kiến của người sử dụng cuối về phần mềm kế toán

 OPI2 - Doanh nghiệp tham khảo ý kiến tư vấn trong nội bộ về phần mềm kế toán

 OPI3 - Doanh nghiệp tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn về phần mềm kế toán

 OPI4 - Doanh nghiệp tham khảo ý kiến của nhà cung cấp về phần mềm kế toán

 OPI5 - Doanh nghiệp tham khảo ý kiến về phần mềm kế toán từ các nguồn khác

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (tham khảo phụ lục 7)

“Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán” như sau:

 Hệ số KMO là 0.809 > 0.5 Hệ số sig < 0.05, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê

 Hệ số tải nhân tố > 0.5

 Tổng phương sai trích là 68.328% > 50%

Bảng 4.5 Kết quả EFA của biến phụ thuộc

Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Phương pháp trích: Principal Component Analysis

Tổng phương sai được giải thích 68.328%

Nhân tố quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

 DEC1 - Doanh nghiệp chọn phần mềm kế toán vì phần mềm kế toán đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp

 DEC2 - Doanh nghiệp chọn phần mềm kế toán vì phần mềm kế toán có tính năng phù hợp

 DEC3 - Doanh nghiệp chọn phần mềm kế toán vì phần mềm kế toán phù hợp môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

 DEC4 - Doanh nghiệp chọn phần mềm kế toán khi tin cậy nhà cung cấp.

Phân tích hồi quy

Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cần được xem xét trước khi phân tích hồi quy bội Mối quan hệ tương quan được kiểm tra thông qua hệ số tương quan Pearson Kết quả thể hiện trong bảng 4.6 cho thấy các biến đều có mối quan hệ tương quan với nhau (sig < 0.05) Trong đó, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (SUP) và sự tin cậy của nhà cung cấp (REL) có mối quan hệ tương quan mạnh với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán, hệ số tương quan lần lượt là 0.739 và 0.717 Quan điểm (OPI) tương quan thấp nhất với quyết định lựa chọn thuộc với các biến độc lập còn lại ở mức tương đối Do đó, các biến độc lập có thể đưa vào mô hình giải thích cho quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Giữa các biến độc lập có mối quan hệ tương quan, chẳng hạn như giữa nhân tố sự hỗ trợ từ nhà cung cấp và điều kiện thuận tiện tương quan khá cao (hệ số tương quan là 0.491), hoặc giữa nhân tố sự tin cậy của nhà cung cấp và nhân tố tính năng phần mềm với hệ số tương quan là 0.483 Vì vậy, hiện tượng đa cộng tuyến có khả năng xảy ra và cần kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến

NED FEA FAC REL SUP COS OPI DEC

Mô hình hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression) được sử dụng biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng Phân tích hồi quy được thực hiện với bảy biến độc lập bao gồm: yêu cầu của người sử dụng (NED), tính năng phần mềm (FEA), điều kiện thuận tiện (FAC), sự tin cậy của nhà cung cấp (REL), sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (SUP), chi phí và lợi ích (COS), quan điểm (OPI) và biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn phần mềm kế toán (DEC)

Mô hình hồi quy có dạng:

DEC = βo + β 1 *NED + β 2 *FEA + β 3 *FAC + β 4 *REL + β 5 *SUP + β 6 *COS + β7*OPI + ε

NED, FEA, FAC, REL, SUP, COS, OPI: các biến độc lập βo: hằng số hồi quy βi: trọng số hồi quy ε : sai số

Kiểm định độ phù hợp mô hình

Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 4.7 cho thấy hệ số R 2 hiệu chỉnh là 0.815, nghĩa là khoảng 81.5% quyết định lựa chọn phần mềm kế toán được giải thích bởi bảy biến độc lập: yêu cầu của người sử dụng (NED), tính năng phần mềm (FEA), điều kiện thuận tiện (FAC), sự tin cậy của nhà cung cấp (REL), sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (SUP), chi phí và lợi ích (COS), quan điểm (OPI), 18.5% còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác chưa được xét đến trong mô hình

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá mô hình

Sai số chuẩn dự đoán

Kiểm định F được sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể với giả thuyết:

Sự phù hợp của mô hình bằng được đánh giá thông qua giá trị sig trong bảng 4.8, sig = 0.000 < 0.05, có thể kết luận mô hình hồi quy là phù hợp trong đó có ít nhất một hệ số beta khác 0

Bảng 4.8 Phân tích phương sai - ANOVA

Xem xét kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4.9, nhân tố được chấp nhận với điều kiện giá trị sig < 0.05 và giá trị |t| > 2

Bảng 4.9 Bảng hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF

NED 0.168 0.032 0.177 5.183 0.000 0.689 1.451 FEA 0.083 0.030 0.097 2.773 0.006 0.656 1.524 FAC 0.161 0.035 0.160 4.568 0.000 0.659 1.518 REL 0.298 0.035 0.307 8.533 0.000 0.622 1.607 SUP 0.296 0.031 0.350 9.588 0.000 0.606 1.650 COS 0.121 0.030 0.132 4.011 0.000 0.746 1.341 OPI 0.048 0.027 0.052 1.788 0.075 0.949 1.054 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

Biến NED có hệ số Sig = 0.000 có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.168 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Với giả định các yếu tố khác không đổi, yêu cầu của người sử dụng tăng 1 đơn vị thì quyết định lựa

Biến FEA có hệ số Sig = 0.006 có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.083 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Khi tính năng phần mềm tăng 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tăng 0.083 đơn vị với giả định các yếu tố khác không đổi

Biến FAC có hệ số Sig = 0.000 có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.161 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Với giả định các yếu tố khác không đổi, điều thuận tiện tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tăng lên 0.161 đơn vị

Biến REL có hệ số Sig = 0.000 có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.298 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi sự tin cậy của nhà cung cấp tăng 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tăng 0.298 đơn vị

Biến SUP có hệ số Sig = 0.000 có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.296 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi sự hỗ trợ từ nhà cung cấp tăng 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tăng 0.296 đơn vị

Biến COS có hệ số Sig = 0.000 có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.121 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi sự phù hợp giữa chi phí và lợi ích tăng 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tăng 0.121 đơn vị

Biến OPI có hệ số Sig = 0.075 với mức ý nghĩa 5% không có ý nghĩa thống kê

Phương trình hồi quy cho mô hình

DEC = - 0.368 + 0.168*NED + 0.083*FEA + 0.161*FAC + 0.298* REL + 0.296*

Vậy sáu nhân tố có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán là yêu cầu của người sử dụng (NED), tính năng phần mềm (FEA), điều kiện thuận tiện (FAC), sự tin cậy của nhà cung cấp (REL), sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (SUP), chi phí và lợi ích (COS) và chưa thấy bằng chứng cho thấy quan điểm có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Yêu cầu của người sử dụng có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H2: Tính năng phần mềm có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H3: Điều kiện thuận tiện có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H4: Sự tin cậy của nhà cung cấp có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H6: Chi phí và lợi ích có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H7: Quan điểm có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 4.10 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa

Yêu cầu của người sử dụng có quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Tính năng phần mềm có quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

H3 Điều kiện thuận tiện có quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Sự tin cậy của nhà cung cấp có quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Chi phí và lợi ích quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Quan điểm quan hệ dương với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Kết quả kiểm định cho thấy sáu giả thuyết được chấp nhận và một giả thuyết không được chấp nhận Các giả thuyết được chấp nhận bao gồm:

Giả thuyết H1: Yêu cầu của người sử dụngó quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Giả thuyết H2: Tính năng phần mềm có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H3: Điều kiện thuận tiện có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H4: Sự tin cậy của nhà cung cấp có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H6: Chi phí và lợi ích có quan hệ dương đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H7 không được chấp nhận

Vậy yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, điều kiện thuận tiện, sự tin cậy của nhà cung cấp, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, chi phí và lợi ích, quan điểm có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp là nhân tố có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán trong các nhân tố thuộc mô hình nghiên cứu Sự tin cậy của nhà cung cấp là nhân tố có mức tác động mạnh thứ hai Các nhân tố tiếp theo lần lượt là yêu cầu của người sử dụng, điều kiện thuận tiện, chi phí và lợi và tính năng phần mềm có mức tác động thấp nhất

Nhân tố quan điểm với hệ số sig = 0.075 không có ý nghĩa thống kê

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

4.5.2 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính 4.5.2.1 Giả định liên hệ tuyến tính và giả định phương sai của sai số không đổi

Ngày đăng: 29/11/2022, 16:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh (Trang 18)
Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu (Trang 20)
2.4.1 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Modeal – TAM)  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
2.4.1 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Modeal – TAM) (Trang 33)
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) (Trang 34)
Hình 2.4 Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh et al, 2003)  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 2.4 Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh et al, 2003) (Trang 35)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 41)
dụng cơng nghệ, mơ hình các tiêu chí tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán trong nghiên cứu “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A  Proposed Model” và kết quả nghiên cứu định tính, mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm  bảy nhân tố đượ - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
d ụng cơng nghệ, mơ hình các tiêu chí tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán trong nghiên cứu “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A Proposed Model” và kết quả nghiên cứu định tính, mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố đượ (Trang 43)
Bảng 3.4 Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp sau khi điều chỉnh - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 3.4 Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp sau khi điều chỉnh (Trang 45)
Số lượng bảng khảo sát được phát trực tiếp là 300 bảng, tuy nhiên số lượng bảng câu hỏi thu về là 247 bảng tương đương 82.33% - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
l ượng bảng khảo sát được phát trực tiếp là 300 bảng, tuy nhiên số lượng bảng câu hỏi thu về là 247 bảng tương đương 82.33% (Trang 50)
Bảng 4.2. Thống kê mô tả thang đo - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4.2. Thống kê mô tả thang đo (Trang 51)
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo (Trang 54)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhóm biến độc lập được trong bảng 4.4, ta có:  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
t quả phân tích nhân tố khám phá nhóm biến độc lập được trong bảng 4.4, ta có: (Trang 56)
Bảng 4.5. Kết quả EFA của biến phụ thuộc - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4.5. Kết quả EFA của biến phụ thuộc (Trang 61)
Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến (Trang 62)
Bảng 4.8 Phân tích phương sa i- ANOVA - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4.8 Phân tích phương sa i- ANOVA (Trang 64)
Mô hình - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
h ình (Trang 64)
Bảng 4.10 Giả thuyết nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10 Giả thuyết nghiên cứu (Trang 67)
Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
h ình nghiên cứu điều chỉnh (Trang 69)
Hình 4.2 Biểu đồ Scatterplot - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4.2 Biểu đồ Scatterplot (Trang 70)
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Trang 71)
Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy hệ số sig = 0.010 &lt; 0.05, nghĩa là phương sai các nhóm là khơng đồng nhất - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
t quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy hệ số sig = 0.010 &lt; 0.05, nghĩa là phương sai các nhóm là khơng đồng nhất (Trang 72)
37 Công ty TNHH Truyền Hình Cáp Saigontourist 38 Công ty IMT Solutions  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh
37 Công ty TNHH Truyền Hình Cáp Saigontourist 38 Công ty IMT Solutions (Trang 96)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN