Giới thiệu chung
Đặt vấn đề
Hiện nay, nông nghiệp nông thôn là yếu tố chủ đạo dẫn đến thành công của Việt Nam, kinh tế nông nghiệp nông thôn tạo việc làm cho gần 50% dân số, gần 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, kinh tế nông thôn đã và đang đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam Vì vậy, việc tiếp cận tín dụng của nông dân là rất quan trọng vì người dân ở khu vực nông thôn luôn giữ vị trí là chủ thể nhằm khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới
An Giang là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đất sản xuất nông nghiệp trên 279.079,03 ha Tính đến tháng 7 năm
2014 dân số của An Giang là 2.155.323 người, với 538.943 hộ, trong đó có 69,78% dân số sống ở nông thôn, là tỉnh đóng góp tích cực nhất trong việc cung ứng lương thực, thủy sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu và cũng là thị trường tiềm năng tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và sản phẩm công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh, mạng lưới của các ngân hàng hiện nay phát triển rất mạnh đã góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ nhu cầu phát triển và đảm bảo an sinh xã hội tỉnh nhà nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố Long Xuyên và Châu Đốc Điểm nghiên cứu cụ thể được lựa chọn là huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Là một huyện cù lao nổi với diện tích tự nhiên 313,499 km 2 , với 55.228 hộ, có 209.963 người (sinh sống ở nông thôn 172.115 người), mật độ 670 người/km 2 Số người trong độ tuổi lao động 135.780 người, trong đó lao động lĩnh vực nông nghiệp 80.805 người bốn phía Phú Tân được bao bọc bởi các con sông, sông Tiền ở phía Đông, kênh Vĩnh An (nối sông Tiền và sông Hậu) ở phía Bắc và Tây Bắc, nhánh sông Vàm Nao (nối sông Tiền với sông Hậu) ở phía Nam và Tây Nam nên đất đai phù sa màu mỡ và thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, nếp Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn và 16 xã
Tuy nhiên, đời sống kinh tế hiện nay của nông hộ, nhất là các nông hộ sản xuất lúa, nếp còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức còn nhiều hạn chế Nguồn vốn tín dụng chính thức đáp ứng không đầy đủ và người vay thường bị giới hạn tín dụng, và không đủ nhu cầu nên nhiều nông hộ bắt buộc vay vốn ở thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, dẫn đến lợi nhuận không bù đắp được chi phí, sản xuất ngày càng thu hẹp Do đó, mở rộng các dịch vụ ngân hàng hướng về nông thôn vẫn đang là đòi hỏi rất lớn, là một hướng đi phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh An Giang nói chung và huyện Phú Tân nói riêng, mang dịch vụ ngân hàng đến từng nông hộ ở nông thôn, giúp cải thiện và phát triển cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Phú Tân Với ý nghĩa như vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là hết sức cần thiết Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho những nông hộ thiếu hụt vốn sản xuất có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức một cách dễ dàng hơn cũng như việc sử dụng có hiệu quả hơn từ nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có của nông hộ trên địa bàn huyện góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
- Đánh giá khái quát thực trạng cho vay hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
- Nhu cầu tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp ra sao?
- Nhân tố nào dẫn đến nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn chưa tiếp cận tín dụng chính thức?
Sử dụng số liệu sơ cấp để thống kê mô tả, mô hình Logit nhị phân và hồi quy tuyến tính đa biến
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ, cụ thể là tiếp cận tín dụng chính thức nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, với chủ thể nghiên cứu là các nông hộ sản xuất lúa, nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, với 03 xã mang tính đặc trưng tập trung sản xuất lúa, nếp của huyện là Phú Hưng, Phú Hiệp và Phú Long
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2013 và năm 2014
Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Tổng quan về lí thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng quan về lí thuyết
Lý thuyết
2.1.1 Các định nghĩa có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản (Điều 3 – Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010)
Nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất Nói chung, đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông Ngoài ra, hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ Hộ là tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ (Frank Ellis, 1998)
Tín dụng: Xuất phát từ Credit trong tiếng Anh – có nghĩa là lòng tin, sự tin cậy, sự tín nhiệm Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Trong đó, tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng là các hình thức tín dụng chính thức, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phi chính thức (Phạm Hoài Bắc, 2003)
Tín dụng nông thôn là các khoản vay dành cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn nông thôn, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác liên quan đến nông trại và phi nông trại
Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng trong đó người bán, nhà cung cấp đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một khoảng thời gian nhất định (Trần Ái Kết, 2009)
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Điều 4 – Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010)
2.1.2 Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn
Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Tín dụng trong thời kì bao cấp được xem như một công cụ cấp phát thay ngân sách Còn trong nền kinh tế thị trường tín dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tín dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và được thể hiện qua các mặt sau:
Một là, tín dụng góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn, nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ Trong thị trường này, ngân hàng nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, vì nó có hệ thống chân rết đến tận huyện Mặt khác từng xã, khu vực còn có quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Chính hoạt động tín dụng đã hình thành và đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn
Hai là, hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn Trong nông thôn hiện nay, số hộ dân khá đang giàu lên chiếm tỉ lệ ngày càng cao do họ có trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được khoa học kĩ thuật, họ quyết định được sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Ngược lại, có những hộ không có kinh nghiệm, kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến lỗ, hoặc có ruộng đất quá ít so với nhu cầu của họ hoặc thiếu vốn cho quá trình sản xuất Trong mọi trường hợp, đồng vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp hộ có khả năng giải quyết được khó khăn trong sản xuất kinh doanh và góp phần tăng thu nhập cho hộ Quy mô sản xuất của hộ càng lớn, thì càng có khả năng đứng vững hơn trong cạnh tranh, bởi lẽ khi có vốn, người nông dân có thể áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng tỉ trọng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm Trên cơ sở đó, họ có khả năng dễ dàng trong việc tích tụ và tập trung vốn
Ba là, tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên Tiềm năng về phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn, nếu được nhà nước quan tâm đúng mức với những chính sách vĩ mô thích hợp, đặc biệt là nếu có chính sách đầu tư tín dụng hợp lí, thì chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử dụng sẽ được động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả Sức lao động được giải phóng kết hợp với đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho ttừng hộ gia đình sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn hàng hóa nông sản thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu của đất nước
Bốn là, tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh Trong điều kiện hiện nay, đời sống nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng cường đầu tư vốn phát triển nông thôn Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng nhiều hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn là vốn đầu tư trung hạn và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến cho quá trình sản xuất
Năm là, tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn Chính việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản đã thu hút một số lượng lớn lao động dư thừa trong nông thôn, tạo việc làm cho họ Đồng thời dựa vào lợi thế so sánh của nước ta với khu vực và thế giới, giữa các vùng khác nhau cần thiết phải duy trì và phát triển ngành nghề nông thôn Kinh tế hàng hóa càng phát triển thì sức mạnh cạnh tranh ngày càng lộ rõ, tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo ở nông thôn, có hộ sẽ phát triển thêm về nông nghiệp, có hộ sẽ rời khỏi nông nghiệp làm nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống
Sáu là, tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lí tiết kiệm tiêu dùng
Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh doanh lời ăn lỗ chịu
Do vậy bắt buộc bản thân hộ gia đình muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng được những yêu cầu mới Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão đòi hỏi người nông dân phải không ngừng nâng cao trình độ của mình Kết quả cuối cùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình họ
Bảy là, tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân Hoạt động tín dụng thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn Trước đây chính sách đầu tư tín dụng không được quan tâm thích đáng nên vốn cho nông dân được cung cấp chủ yếu thông qua thị trường tài chính không chính thức Từ năm 1990 về trước khi chưa có chính sách cho nông dân vay vốn, các hộ nông dân phải tự đi vay với lãi suất cao từ 10 – 15%/tháng có khi đến 20%/tháng từ những hoạt động cho vay đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, người dân đỡ bị bóc lột hơn và kết quả là sau quá trình sản xuất người dân thực sự được hưởng thành quả lao thành quả lao động của họ
2.1.3 Cung tín dụng nông thôn và đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức, vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở các nước đang phát triển là vấn đề trung tâm của các nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn Các nghiên cứu thực tiễn về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ thường sử dụng phương pháp phân tích định tính (mô tả) dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được và phương pháp phân tích định lượng (hồi quy) chủ yếu sử dụng số lượng sơ cấp qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp nông hộ
Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngân, Lê Khương Ninh (2006) với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long” Qua đó tác giả đã xác định được các yếu tố như độ tuổi, địa vị xã hội, tài sản đảm bảo có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đến tín dụng chính thức Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng xác định được các yếu tố như mục đích vay vốn của nông hộ, tài sản đảm bảo, diện tích đất sản xuất và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ
Bài nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà (2001), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân ở Đồng bằng sông Hồng Kết quả chỉ ra rằng, nông hộ có tổng giá trị tài sản lớn thường dễ tiếp cận tín dụng chính thức hơn với quy mô lớn Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng, vị trí xã hội của chủ hộ không có ý nghĩa trong khả năng tiếp cận vốn chính thức, biến giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc vay tín dụng, chủ hộ là nam thường có khuynh hướng vay ở thị trường chính thức Ngược lại, nữ thích vay ở thị trường không chính thức với các khoản vay nhỏ
Bài nghiên cứu Trần Thọ Đạt (1998), tác giả đã chỉ ra rằng, diện tích đất có ý nghĩa tích cực, có mối quan hệ với khả năng tiếp cận vốn chính thức
Hệ số tương quan của biến diện tích đất không có ý nghĩa trong mô hình Logit của thị trường không chính thức Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì hiểu biết nhiều về những quy định của ngân hàng, các hoạt động vay mượn Họ cũng dễ tiếp cận với tín dụng chính thức Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn chính thức của nông hộ Khi chủ hộ có vị trí trong xã hội thì hộ có khả năng tiếp cận vốn chính thức cao và ít khi họ vay mượn từ nguồn không chính thức
Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Ái Kết (2009) với đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng của trang trại nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh”
Kết quả phân tích hồi quy mô hình logit nhị phân cho biết có nhiều yếu tố trong mô hình tác động ở mức có ý nghĩa tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của trang trại Các yếu tố có tác động thuận như tuổi và trình độ học vấn của chủ trang trại; tỉ lệ diện tích mặt nước nuôi thực tế; có sử dụng tín dụng thương mại và thu nhập phi sản xuất của trang trại Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng chính thức của trang trại Các yếu tố có tác động thuận như chi phí xây dựng ao nuôi, chi phí sản xuất và có mô hình nuôi phụ Các yếu tố có tác động nghịch: tổng giá trị tài sản, tỉ lệ diện tích mặt nước nuôi thực tế và tỉ lệ suất lợi nhuận (ROA)
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập đến ý kiến của Diage (1999) cho rằng có nhiều yếu tố tác động tới mức tiếp cận tín dụng (giới hạn tiền vay) của nông hộ ở 5 huyện của Malawi Quy mô đất đai sở hữu tác động thuận tới mức tiếp cận tín dụng phi chính thức Tỉ lệ giá trị đất đai trên tổng giá trị tài sản tác động nghịch tới tiếp mức tiếp cận cả tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức Tỉ trọng giá trị đàn gia súc chiếm trong tổng giá trị tài sản và quy mô đất đai sở hữu có tác động nghịch tới mức tiếp cận tín dụng phi chính thức Nhiều yếu tố khác tác động tới mức tiếp cận tín dụng chính thức: quy mô lao động và tỉ lệ khẩu phụ thuộc tác động nghịch, khoảng cách từ nhà tới nơi vay vốn cũng như trung tâm thương mại cùng có tác động nghịch Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng chính thức: giá phân bón có tác động thuận, quy mô lao động và tỉ lệ khẩu phụ thuộc có tác động nghịch
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập đến ý kiến của Duong và Inzumida (2002) cho rằng các nhân tố chủ yếu tác động tới mức tín dụng chính thức của nông hộ thuộc 3 tỉnh (Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang) gồm 3 miền của Việt Nam là: Tổng diện tích đất canh tác (tác động thuận), giá trị đàn gia súc (tác động thuận) và địa phương Các yếu tố quan trọng tác động tới mức tín dụng phi chính thức: Tỉ lệ khẩu phụ thuộc (tác động thuận), tổng diện tích canh tác (tác động thuận) Kết quả phân tích hồi quy mô hình Probit cho biết các nhân tố quyết định nông hộ bị giới hạn tín dụng chính thức: danh tiếng của nông hộ (tác động nghịch), tỉ lệ khẩu phần ăn theo (tác động thuận) và số lượng xin vay (tác động thuận) trong bình phương lượng xin vay tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nông hộ
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập đến ý kiến của Lê Nhất Hạnh (2002) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại gia đình ở Việt Nam là: Trình độ học vấn, nghề nghiệp chính của trang trại, tổng diện tích đất sử dụng, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc, mức chi tiêu dùng và loại cây trồng Các yếu tố ảnh hưởng tới mức tiếo cận tín dụng chính thức (lượng tiền vay) là: Trình độ học vấn, nghề nghịêp chính của trang trại, tổng diện tích đất sử dụng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc, chi phí đầu vào, loại cây trồng và chỉ tiêu của trang trại
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập đến ý kiến của Thái Anh Hòa (1997) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng bị giới hạn của nông hộ sản xuất lúa ở 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long là: Hiện giá tài sản có thể thế chấp để vay vốn, nguyên giá tài sản lưu động, trình độ học vấn và địa bàn (địa phương) Trong đó, 3 yếu tố trước đó có tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn của nông hộ và trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố có tác động mạnh tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của các nông hộ trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu Qua đó tác giả mở rộng cung tín dụng cần được thực hiện đồng bộ với chính sách giá lúa sàn và lãi suất thích hợp của nhà nước
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập đến ý kiến của Guangwen và Lili (2005) cho rằng các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các nông hộ ở huyện Tongren, Trung Quốc là:
Trình độ học vấn của chủ hộ và mức giàu có của hộ có tương quan thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức Nguồn thu nhập và chính sách của địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ Tuổi của chủ hộ, giá trị tiết kiệm và số con dưới tuổi lao động cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập đến ý kiến của Nuryartono, Zeller và Schwarze (2005) cho rằng hầu hết các nông trại được khảo sát ở vùng nông thôn Indonesia bị giới hạn tín dụng chính thức Các nhân tố tác động mạnh tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức là: Quy mô nông hộ (số thành viên trong gia đình) tác động thuận, trong khi trình độ học vấn của chủ nông trại và thu nhập của nông trại có tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng của trang trại
Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ: Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi tác, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân Người trẻ thường có xu hướng vay mượn nhiều hơn để đầu tư do bản thân họ có sức khỏe, thời gian để tích lũy và làm giàu hơn so với người già Mặt khác, nhu cầu chi tiêu phi nông nghiệp của người trẻ cũng phong phú hơn cho nông nghiệp Như vậy, sự thay đổi của tuổi tác có thể làm thay đổi nhu cầu tín dụng theo thời gian
Trình độ cũng là nhân tố quyết định đến nhu cầu tín dụng của cá nhân
Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Khung phân tích
Việc phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ được dựa trên những mô tả cụ thể về nhu cầu tiếp cận tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận tín dụng của hộ như sau:
Thứ nhất, về nhu cầu tín dụng và quá trình tiếp cận tín dụng của hộ
Một hộ nếu có nhu cầu vay vốn sẽ có thể có những quyết định: yêu cầu vay vốn đến các tổ chức cung ứng hoặc không yêu cầu vay vốn Khi yêu cầu vay vốn, có thể hộ sẽ được vay đúng bằng mức họ đã yêu cầu, khi đó, hộ được xem là không bị hạn chế trong tiếp cận tín dụng Đối với những hộ có nhu cầu nhưng không yêu cầu vay vốn, có thể họ tự nhận thấy rằng mình không đủ điều kiện để được vay điều này cũng thể hiện sự hạn chế trong tiếp cận tín dụng Nếu hộ không có nhu cầu vay vốn thì tất yếu sẽ không có yêu cầu vay vốn, những hộ này cũng thuộc diện không hạn chế trong tiếp cận tín dụng
Hình 3.1 Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ
Thứ hai, về các yếu tố tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ:
Tác giả dựa trên cơ sở lí thuyết, các công trình nghiên cứu thực nghiệm đã nêu ở các phần trên cùng với việc tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu, đặc thù đối tượng nông hộ sản xuất lúa, nếp để xây dựng nên khung phân tích như sau:
Hình 3.2 Khung phân tích về tín dụng của hộ
3.2.1 Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các kết quả thống kê (Niên giám thống kê năm 2013,
2014), các báo cáo chuyên đề, báo cáo năm của các ban ngành của huyện Phú Tân và phía ngân hàng tìm hiểu việc thực hiện cung ứng tín dụng đến các nông hộ sản xuất lúa, nếp, tình hình dư nợ, doanh số cho vay, doanh thu thu nợ, nợ xấu, các chính sách cho vay tại thời điểm nghiên cứu (Báo cáo năm
2013, 2014) Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học đã được công bố, wedsite, …
3.2.2 Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua điều tra, phỏng vấn các hộ sản xuất lúa, nếp để tìm hiểu thực trạng vay vốn của nông hộ trên địa bàn huyện Phú Tân bằng mẫu câu hỏi soạn sẵn về các nội dung như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, vốn xã hội, diện tích đất sản xuất, trình độ học vấn, mục đích vay vốn, tài sản thế chấp, số lần vay vốn và nguồn vốn tín dụng không chính thức của chủ hộ, đời sống của nông hộ như thế nào sau khi thực hiện vay vốn sản xuất, nguyên nhân nào khiến cho nông hộ không trả được nợ, những thuận lợi hay khó khăn gặp phải khi vay vốn, tìm hiểu nguyện vọng và ý kiến đề xuất của nông dân trong quá vay vốn, …
Huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, số hộ nông dân chiếm tỉ lệ 75% Trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, nếp nên nhu cầu tín dụng là khá cao
Chọn số lượng hộ nông dân/xã theo loại hình nên áp dụng công thức tính mẫu (Yamane, 1967):
N n 1 + Ne 2 n: cỡ mẫu N: quy mô của tổng thể e: sai số của đo lường
Quy mô tổng thể: 4.682 hộ sản xuất lúa, nếp của 3 xã Sai số đo lường là 8% Áp dụng công thức Yamane, 1967:
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cụ thể:
Bước 1: Huyện Phú Tân có 02 thị trấn và 16 xã Trong đó, 03 xã mang tính đại diện sản xuất lúa, nếp cao của huyện làm mẫu nghiên cứu đó là Phú Hưng, Phú Hiệp và Phú Long
Bước 2: Từ công thức (Yamane, 1967) tính toán, ta có 150 hộ cần khảo sát Vì vậy, trong 03 xã này, mỗi xã chọn ra 02 ấp để điều tra, mỗi ấp chọn 25 nông hộ khảo sát.
Khái quát đặc điểm địa bàn lấy mẫu
- Vị trí địa giới hành chính: Phía Nam giáp với xã Tân Hòa và xã Bình Thạnh Đông, phía Tây giáp với xã Hiệp Xương và Phú Xuân, phía Đông giáp với thị trấn Phú Mỹ và phía Bắc giáp xã Phú Thọ
- Phú Hưng là 1 trong 3 xã vòng O, diện tích tự nhiên là 1.580 ha, diện tích đất nông nghiệp là 1.367 ha (trong đó diện tích trồng lúa, nếp 1.118 ha, sản lượng 21.216 tấn/năm) Toàn xã có 107 tổ tự quản phân bổ đều ở 6 ấp (Hưng Thới 1, Hưng Thới 2, Hưng Thạnh, Hưng Hòa, Hưng Tân, Hưng Mỹ), dân số có 3.621 hộ với 14.328 người, số hộ sống bằng nghề nông chiếm 90%, tập trung sống ven 2 bên bờ rạch Cái Tắc Thu nhập bình quân đầu người 26,4 triệu đồng/năm
- Xã có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, 98% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để sản xuất nếp, trên địa bàn xã có 01 tổ hợp tác nhân giống nếp chất lượng, có uy tín phục vụ cho nhu cầu sản xuất cả trong và ngoài địa phương Hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Xã đạt danh hiệu văn hóa từ năm 2011
- Vị trí địa giới hành chính: Phía Đông giáp xã Hòa Lạc, phía Tây giáp phường Châu Phong thị xã Tân Châu, phía Nam giáp thành phố Châu Đốc (ngăn cách bởi sông Hậu), phía Bắc giáp xã Phú Long
- Diện tích tự nhiên 1.598 ha, diện tích nông nghiệp 1.355 ha (trong đó diện tích trồng lúa, nếp 1.331 ha, sản lượng 26.594 tấn/năm) Xã có 03 ấp (Hòa Hiệp, Hòa Phát, Hòa Lợi), có 1.630 hộ với tổng số 5.894 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm 70% Thu nhập bình quân đầu người 24,8 triệu đồng/năm
- Vị trí địa gới hành chính: Phía Đông giáp phường Long Sơn, thị xã Tân Châu và xã Phú Lâm; phía Tây giáp xã Phú Hiệp và xã Hòa Lạc; phía Nam giáp xã Phú Thành; phía Bắc giáp phường Long Phú và xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu
- Diện tích tự nhiên 1.910 ha, đất sản xuất nông nghiệp 1.754 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa, nếp 1.534 ha, sản lượng 30.021 tấn/năm) được chia thành 03 ấp (Long Hậu, Phú Đông, Phú Tây) Xã có 1.396 hộ với 5.212 nhân khẩu, trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm 80%, nhân dân sinh sống chủ yếu cặp 2 bờ kinh Thần Nông Thu nhập bình quân đầu người 26,52 triệu đồng/năm
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ lấy mẫu và số mẫu
Xã Phú Hưng Xã Phú Long
Bảng 3.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu
STT Tên xã Tổng số hộ Số nông hộ Hộ sản xuất lúa, nếp Số hộ cần khảo sát
Phương pháp xử lí dữ liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu đã thu thập làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng cho vay Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng để mô tả tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
3.4.2 Mô hình kinh tế lượng:
3.4.2.1 Tiếp cận tín dụng: Ở thị trường vốn tín dụng chính thức, người cho vay thường phân phối vốn tín dụng có giới hạn cho những người đi vay Do đó, người xin vay thường bị giới hạn tín dụng Hộ bị giới hạn tín dụng khi không được vay hay số tiền vay được ít hơn số tiền xin vay (Martin Petrick, 2004) Sự kiện bị giới hạn tín dụng chính thức cũng như không bị giới hạn là biến nhị phân (có = 1, không = 0, mô hình hồi quy Logit nhị phân thường được sử dụng)
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) đề cập tới mô hình lí thuyết của Greene (2003): (Y=1|x) = e x’β /(1+e x’β ) (1) Trong đó:
(Y=1|x) là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập có giá trị cụ thể xi x’β = x1β1 + x2β2 + … + xnβn
Quá trình ước lượng các tham số hồi quy cũng như kiểm định các giả thuyết có thể thực hiện trên phần mềm Stata Để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa, nếp huyện Phú Tân, mô hình hồi quy Logit nhị phân được sử dụng trong phân tích:
Biến phụ thuộc (Y) là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (1=được vay, 0= bị từ chối) Khả năng tiếp cận tín dụng là khả năng hộ được vay hay không được vay x’β = β0 + x1β1 + x2β2 + … + x6β6 + u Dựa trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu thực tế đã lược khảo, các biến giải thích (x1 ….x6) được kì vọng có trong mô hình:
- Tuổi của chủ hộ (X1): Theo lí thuyết về thu thập theo chu kì sống, những người lớn tuổi tuổi có tích lũy nhiều hơn nên nhu cầu vay vốn ít hơn, bản chất của người lớn tuổi là rất thận trọng (không thích rủi ro) trong quan hệ vay mượn, do đó khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn những người nhỏ tuổi Vì vậy, nhân tố này kì vọng có tham số hồi hồi quy (β1) mang dấu âm Một quan điểm khác cho rằng người lớn tuổi ở nông thôn thường ít am hiểu về các thủ tục ngân hàng nên khả năng tiếp cận tín dụng thấp, do đó nhân tố này kì vọng có tham số hồi quy (β1) mang dấu dương (Trần Ái Kết, 2009) Như vậy, nhân tố tuổi có tham số hồi quy có thể mang dấu dương hoặc âm
- Trình độ học vấn chủ hộ (X2): Được phân loại theo 4 cấp bậc: Bằng 1 nếu chủ hộ mù chữ, bằng 2 nếu tốt nghiệp tiểu học, bằng 3 nếu tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng 4 nếu tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên Sau khi co kết quả điều tra sẽ nhóm lại những hộ có trình độ nghiệp trung học cơ sở trở lên được tính là 1 và những hộ có trình độ từ tiểu học trở xuống được tính là 0 để tính toán các giá trị thống kê Trình độ học vấn của chủ hộ quyết định khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và do đó chi phối hiệu quả sản xuất kinh doanh Hơn nữa chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay ở các tổ chức tín dụng nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn và khả năng bị giới hạn tín dụng càng thấp (Thái Anh Hòa, 1997) Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β2) mang dấu dương
- Khoảng cách từ nơi hộ sinh sống của hộ đến trung tâm huyện (X3): Có mối quan hệ nghịch với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa, nếp Vì những hộ sinh sống cách xa trung tâm với điều kiện đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ, những hộ ở vùng sâu thường trình độ học vấn và khả năng nắm bắt tình hình rất hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận của hộ Vì trung tâm huyện thường tập trung nhiều trung tâm thương mại, nhiều tổ chức tín dụng Do đó, nhân tố này kì vọng có tham số hồi quy (β3) mang dấu âm
- Giá trị tài sản của chủ hộ (X4): Chủ hộ có giá trị tài sản lớn chứng tỏ có khả năng tài chính lành mạnh, nên ít có nhu cầu tín dụng Mặt khác hộ có giá trị tài sản lớn thường là những hộ làm ăn có hiệu quả và có sự tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng thường nên dễ tiếp cận tín dụng chính thức với quy mô lớn, khả năng bị giới hạn tín dụng thấp (Vũ Thị Thanh Hà, 2001) Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β4) mang dấu dương
- X5 (diện tích đất thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất): Theo luật đất đai ở Việt Nam, đất thổ cư được giao quyền sử dụng lâu dài thường được xem như tài sản của hộ gia đình Diện tích đất thổ cư có sổ đỏ của hộ gia đình vừa phản ánh khả năng tài chính của hộ, vừa là tài sản có giá trị được các tổ chức tín dụng chấp nhận làm tài sản thế chấp Do đó, nông hộ có diện tích đất thổ cư có sổ đỏ càng lớn thì càng thuận lợi khi vay vốn ngân hàng và khả năng tiếp cận tín dụng dẽ dàng hơn (Duong and Izumida, 2002) Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β5) mang dấu dương
- X6 (thu nhập phi sản xuất): Ngoài thu nhập từ sản xuất hộ còn có thể có thu nhập phi sản xuất như thu nhập từ tiền công, buôn bán Các hộ có nguồn thu nhập phi sản xuất thường có khả năng tự chủ tài chính cao nên ngân hàng làm căn cứ nguồn trả nợ ổn định nên ít có khả năng bị giới hạn tín dụng (Trần Ái Kết, 2009) Do đó, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β6) mang dấu dương
Cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn về vốn tín dụng của người sản xuất cho biết các nhân tố như nghề nghiệp, quan hệ xã hội, thu nhập, mục đích vay, chi phí vay, diện tích đất thế chấp, số lần vay và mức độ tiếp cận (lượng tín dụng chính thức) là có mối quan hệ với hạn mức tín dụng (số tiền được vay) Trong công trình nghiên cứu của Trần Ái Kết (2009) đề cập ý kiến của Green (2003) cho rằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thường được áp dụng trong phân tích:
Mô hình lí thuyết: y = α + β1x1 + β2x2 + … + βnxn + ε Trong đó: y: biến phụ thuộc là lượng tiền vay được (triệu đồng), là biến được giải thích x1, …, xn: các biến độc lập, là các biến giải thích β1, …, βn: các tham số hồi quy ε: sai số ngẫu nhiên
Nếu yi là giá trị của biến y ở quan sát thứ i trong một mẫu n quan sát (i
= 1, …, n), khi đó mô hình được viết như sau: yi = xi 1 β2 + xi 2 β2 + … + xi nβn + εi
Các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến: (1) Giữa y và x1,
…, xn có mối quan hệ tuyến tính, (2) Giữa các biến giải thích x1, …, xn không có quan hệ tuyến tính, (3) Các εi độc lập (không có tự tương quan), (4) εi có phân phối chuẩn với kì vọng bằng không và phương sai (δ 2 ) đồng nhất
Các tham số hồi quy (β1, …, βn ) trong mô hình thường được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) Quá trình ước lượng các tham số hồi quy cũng như kiểm định các giả thiết có thể được thực hiện trên phần mềm SPSS for Window
Mô hình nghiên cứu: y = βo + x1β1 + x2β2 + … + x5β5 + u Trong đó: y là lượng vốn vay (triệu đồng) mà hộ nhận được từ nguồn tín dụng chính thức Dựa trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu thực tế đã lược khảo, các biến giải thích (x1, …, x5) được kì vọng có trong mô hình gồm:
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Giới thiệu khái quát và quá trình hình thành:
Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Phú Tân
Huyện Phú Tân được thành lập vào tháng 12 năm 1968, trên cơ sở tách một phần của hai quận Tân Châu và Châu Phú Tháng 9 năm 1974, huyện Phú Tân nhập thêm một số xã của huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để chia thành hai huyện Phú Tân A và Phú Tân B Phú Tân A gồm các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Hoà Lạc, Châu Giang, Long Thuận, Phú Thuận Phú
Tân B có các các xã: Phú An, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hoà Hảo, Bình Thạnh Đông, Tân Huề, Tân Quới và Tân Long
Năm 1976, lập lại tỉnh An Giang, giải thể 2 huyện Phú Tân A và Phú Tân B, lập huyện mới Phú Tân gồm 10 đơn vị hành chính là các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hoà Lạc, Châu Giang, Bình Thạnh Đông và thị trấn Mỹ Lương
Năm 1979, huyện Phú Tân thành lập thêm 5 xã mới: Phú Thạnh, Phú Thành, Phú Thọ, Phú Bình và thị trấn Chợ Vàm
Năm 1980, xã Hoà Hảo đổi tên thành xã Tân Hoà, xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng, xã Châu Giang đổi tên thành xã Phú Hiệp, thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú Mỹ, năm 1997 nâng xã Phú Mỹ lên thành thị trấn Phú Mỹ
Năm 1984, thành lập thêm 2 xã mới là Phú Xuân và Phú Long
Tháng 5 năm 2003 thành lập xã mới Long Hoà (tách ra từ xã Long Sơn), cuối năm 2003 thành lập thêm xã mới Tân Trung (tách ra từ xã Tân Hòa) Đến năm 2009, xã Long Sơn và một phần xã Phú Hiệp được nhập về thị xã Tân Châu, hiện nay huyện Phú Tân có 16 xã và 2 thị trấn với tổng số 88 ấp
Huyện Phú Tân nằm trên cù lao Kết giống hình con Quy giữa hai con sông lớn, đó là sông Tiền và sông Hậu, là một trong 04 huyện cù lao của tỉnh
An Giang với tổng diện tích tự nhiên là 313,499 km 2 , địa giới hành chính của huyện được xác định:
+ Phía Bắc giáp thị xã Tân Châu;
+ Phía Nam giáp huyện Chợ Mới (ngăn cách bởi sông Vàm Nao);
+ Phía Tây giáp huyện Châu Phú, thành phố Châu Đốc (ngăn cách bởi sông Hậu);
+ Phía Đông giáp huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền và sông Cái Vừng);
Về phân chia đơn vị hành chính, huyện có 02 thị trấn: Thị trấn Phú
Mỹ, thị trấn Chợ Vàm và 16 xã, gồm: Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú
An, Phú Thọ, Tân Trung, Tân Hòa, Phú Hưng, Bình Thạnh Đông, Phú Bình, Hòa Lạc, Phú Hiệp, Phú Long, Phú Thành, Phú Xuân và Hiệp Xương
Dân số: Toàn huyện có 55.228 hộ, với 209.963 người, thành phần dân cư với 99,6% dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Khơ-me, Hoa và dân tộc Chăm
Người dân huyện Phú Tân phần đông theo tín ngưỡng đạo Phật giáo Hòa Hảo (chiếm 85% dân số) và các tôn giáo khác như: Phật giáo, Tin Lành, Thiên Chúa, Cao Đài, Hồi giáo, … Địa hình: Đồng bằng với hệ thống sông ngòi chằng chịt mang lại lượng phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm nên đại bộ phận người dân sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng lúa, nếp, rồi đến các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và hoa màu Đồng thời có nguồn thuỷ sản nước ngọt dồi dào
Khí hậu: Phú Tân năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm khoàng 28 0 C, lượng mưa trung bình năm 1.230mm, có năm lên đến 1.700-1.800mm, độ ẩm trung bình 80%-85% và có sự giao động theo chế độ mưa theo mùa Khí hậu cơ bản thuận thuận cho phát triển nông nhiệp
Thủy văn: Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào Có hai con sông chảy qua địa phận Phú Tân từ Tây Bắc xuống Đông Nam (sông Tiền: 13,5km; sông Hậu 30km) Ngoài ra, hàng năm còn có mùa nước nổi tràn ruộng đồng từ tháng 9 và rút vào tháng 11
Thổ nhưỡng: Được phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm với diện tích 313,499 ha, trong đó đất nông nghiệp 26.027,97 ha, đất chuyên dùng 2.245,4 ha, đất ở 1.233,77 ha, đất chưa sử dụng 1.801,68 ha
4.1.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Năm 2014, trong bối cảnh chung vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, áp lực tăng lạm phát vẫn còn Nhưng với sự tập trung, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đưa kinh tế huyện nhà tiếp tục tăng trưởng, nhất là sản xuất nông nghiệp; các chỉ tiêu an sinh xã hội được đảm bảo, giải quyết việc làm và thu nhập của người dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị được giữ vững và trật tự xã hội cơ bản đảm bảo ổn định Mặc dù một số chỉ tiêu đòi hỏi sự phấn đấu cao như chỉ tiêu về thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm và giảm tỉ lệ hộ nghèo … nhưng qua đánh giá cơ bản thực hiện đạt và vượt 13/18 chỉ tiêu chủ yếu
Bảng 4.1 Tổng sản phẩm (GDP) năm 2014 trên địa bàn ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh
- Khu vực nông nghiệp, thủy sản 2.780.723 3.039.746 109,31
- Khu vực công nghiệp, xây dựng 2.718.346 3.266.819 120,17
- Khu vực thương mại, dịch vụ 4.359.108 5.072.676 116,37
Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Phú Tân cuối năm 2014
Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh) năm 2014 tăng 15,42 % so năm 2013 Theo giá thực tế đạt 11.379 tỉ đồng Trong đó thì khu vực công nghiệp, xây dựng tăng cao nhất 20,17%, khu vực thương mại, dịch vụ tăng 16,37%, khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 9,31% GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 24,2 triệu đồng tăng 1,2 triệu đồng so năm 2013 Kết quả cụ thể như sau:
- Khu vực nông nghiệp, thủy sản: Đạt 3.039 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 26,71%, tuy được mùa nhưng không được giá nên giảm 1,50% so với năm
2013 Trong năm 2014, khu vực này có mức tăng trưởng trở lại, có nhiều chuyển biến tích cực, khả quan Ba vụ sản xuất chính đều đạt thắng lợi toàn diện trên cả ba mặt là diện tích, năng suất và sản lượng Sản lượng cây lương thực cả năm đạt 400.378 tấn, tăng 6.262 tấn Trong đó lúa, nếp là 394.221 tấn, tăng 6.784 tấn
- Khu vực công nghiệp, xây dựng: Đạt 3.266.819 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 28,71%, tăng 1,14% so với năm 2012 Sản xuất công nghiệp ổn định nhờ có sự hỗ trợ bằng nhiều chính sách ưu đãi lãi suất, hỗ trợ vay ngân hàng, tăng kích cầu góp phần hạn chế suy thoái kinh tế, nhờ vậy mà sản xuất tăng trưởng
- Khu vực thương mại, dịch vụ: Đạt 5.072.676 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 44,58%, tăng 0,36% so với năm 2013 Thương mại phát triển đã bảo vệ được lợi ích của người sản xuất và kích thích sản xuất phát triển
4.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.041 tỉ đồng, tăng 0,17% so kế hoạch Đặc biệt thực hiện chương trình Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân thông qua triển khai xây dựng 07 nhà lưới trồng rau an toàn ở các vùng có lợi thế chuyên canh màu Ngoài ra, thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị “Cánh đồng lớn”, trong năm đã có 03 công ty kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân với tổng diện tích 429,5 ha tại các xã Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật ngày một mở rộng, chương trình 3 giảm 3 tăng từ 90-94% diện tích xuống giống; 643 lò sấy và
161 máy gặt đập liên hợp (tăng 03 máy), diện tích thu hoạch bằng máy đạt trên 99,66% (năm trước 97%)
Bảng 4.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) ĐVT: Triệu đồng
Lĩnh vực Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013
Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Phú Tân đến cuối năm 2014
Cung tín dụng tại điểm nghiên cứu
Cung các dịch vụ tài chính mà chủ yếu là tiết kiệm và cho vay dành cho nông hộ sản xuất lúa, nếp ở huyện Phú Tân đến nay được chia làm 2 nhóm chính: chính thức và phi chính thức Nguồn tín dụng chính thức gồm các Ngân hàng thương mại mà chiếm ưu thế là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mạng lưới rộng khắp gồm 01 Hội sở, 14 chi nhánh trên toàn tỉnh, cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, cho vay, thanh toán, … Đối với thị trường nông thôn An Giang, với đặc điểm môi trường tự nhiên thổ nhưỡng thích hợp cho cây lúa và nếp, là vựa lúa lớn nhất cả nước nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đây là đối tượng đầu tư chủ đạo Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 3.677 tỉ đồng tăng 495 tỉ, chiếm 38,35% tổng dư nợ Ngoài ra, còn cho vay theo các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 41 của Chính phủ 4.691 tỉ đồng, chiếm 48,93% tổng dư nợ; theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ 155 tỉ đồng, chiếm 1,62% tổng dư nợ Riêng tại điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Tân, có 2 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chi nhánh huyện Phú Tân và chi nhành thị trấn Chợ Vàm) tập trung thực hiện chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
4.2.3 Thực trạng cho vay nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn
Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2014 là 525,8 tỉ đồng chiếm 65% tổng dư nợ Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất lúa, nếp 76,8 tỉ đồng, dư nợ cho vay phát triển ngành nông thôn 53,3 tỉ đồng, dư nợ cho vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là 16 tỉ đồng, dư nợ cho vay chế biến tiêu thụ nông sản là 105 tỉ đồng, dư nợ cho vay kinh doanh sản phẩm phục vụ nông, ngư nghiệp và thủy sản là 108,2 tỷ đồng, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp và thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp nông thôn là 92 tỉ đồng và dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn là 74,5 tỉ đồng.
Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
4.3.1 Mô tả mẫu khảo sát
Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.3, có 114 chủ hộ là nam chiếm 76% và
36 chủ hộ là nữ tỉ lệ 24% trong tổng số hộ được khảo sát Phần lớn chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 97,33%, dân tộc Hoa chiếm 2% và còn lại là dân tộc Khơme Về trình độ học vấn, do điều kiện vùng nông thôn còn khó khăn, ông bà cha mẹ chủ yếu lo việc đồng áng nên rất ít quan tâm đến việc học của con cái Hầu hết trẻ em vùng nông thôn ít có cơ hội được học tập đầy đủ nên trình độ học vấn khu vực này còn khá thấp Do đó, việc tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất của người dân vùng nông thôn còn khó khăn nên việc tính toán hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn Kết quả khảo sát cho thấy có 25 chủ hộ không biết chữ (tỉ lệ 16,67%), trình độ trung học phổ thông trở lên là 22 (tỉ lệ 14,66%), trình độ trung học cơ sở là 42 (tỉ lệ 28%) và số hộ có trình độ tiểu học là 61 (tỉ lệ cao nhất với 40,66%) số hộ được khảo sát
Không biết chữ Tiểu học THCS THPT trở lên
Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014
Hình 4.3 Cơ cấu tuổi của chủ hộ
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 Độ tuổi nhỏ của chủ hộ nhỏ tuổi nhất là 24 tuổi với 01 hộ, tỉ lệ 0,66% và tuổi lớn nhất là 92 tuổi với 01 hộ, tỉ lệ 0,66%; độ tuổi phổ biến nhất là từ 35 đến 50 tuổi Nhìn chung, tuổi các chủ hộ được khảo sát rãi đều ở các lứa tuổi, không tập trung nhiều ở khoảng độ tuổi nào nhất định
Bảng 4.3 Thông tin tổng quan về chủ hộ
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ
Trung học phổ thông trở lên 22 14,66
Người thân làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện 34 22,67 Người thân làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, TW 09 6 Người thân làm ở các tổ chức tín dụng 07 4,67
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014
Về chỉ tiêu quan hệ xã hội, qua khảo sát có 22,67% số hộ khảo sát có thành viên trong gia đình hoặc có bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện; 6% làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trung ương và 4,67% làm ở các tổ chức tín dụng
Phần lớn các gia đình được khảo sát là thuộc gia đình ba thế hệ (ông bà
- cha mẹ - con cháu) cùng sống chung một nhà với nhau Bình quân mỗi hộ khảo sát có số nhân khẩu từ 4 đến 5 người, hộ nhiều nhất là 10 người và ít nhất là 02 người Do đặc điểm của vùng nông thôn là gia đình có nhiều thế hệ sống chung nên số người sống phụ thuộc trong gia đình chiếm tỉ lệ tương đối cao Qua khảo sát, kết quả bình quân mỗi hộ có 02 người là lao động chính và số người phụ thuộc là 02 người Tuy nhiên, cũng tùy vào mỗi gia đình khác nhau có số người sống phụ thuộc nhiều hay ít mà gánh nặng về kinh tế nhiều hay ít Trường hợp hộ gia đình có nhiều ông bà và cháu nhỏ đi học thì gánh nặng về kinh tế sẽ lớn hơn hộ gia đình có ít người phụ thuộc
Một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự giàu có của hộ là giá trị tài sản của hộ Cụ thể các tài sản chủ yếu bao gồm: đất đai, nhà cửa, tàu, xe, Đây cũng là các tài sản chủ yếu dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh của nông hộ Kết quả khảo sát cho thấy, giá trị tài sản trung bình là 744,5 triệu đồng/hộ, cao nhất là hộ có giá trị tài sản 2.685 triệu đồng và thấp nhất là thấp nhất là hộ có giá trị tài sản 20,5 triệu đồng Chỉ có khoảng 10,5% số hộ có rất ít tài sản, 89,5% số hộ còn lại có nhiều tài sản và chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều này chứng tỏ rằng, nông hộ ở vùng nghiên cứu có đầy đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng khi họ có nhu cầu
Bảng 4.4 Một số đặc điểm của chủ hộ
STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất
3 Tổng giá trị tài sản năm 2014 Triệu đồng/hộ
4 Thu nhập bình quân năm Triệu đông/hộ
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014
Một yếu tố khác biểu hiện mức sống là thu nhập bình quân của hộ Đây cũng là một chỉ tiêu thể hiện khả năng lao động để tạo ra của cải của hộ Khi một ngân hàng xem xét để ra quyết định cho hộ vay vốn thì chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ chính là thu nhập bình quân của hộ Kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập trung bình là 134,8 triệu đồng/hộ/năm Tuy nhiên, thu nhập của nông hộ không đồng đều, có hộ thu nhập quá cao (508 triệu đồng/năm), có hộ thu nhập quá thấp (19 triệu đồng/năm)
4.3.2 Thực trạng vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát:
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả đều có nhu cầu vay vốn (150 hộ, tỉ lệ 100%) và có vay vốn một trong ba nguồn là chính thức, bán chính thức hay phi chính thức Trong đó có 108 hộ, tỉ lệ 72% hộ được vay như mức đề nghị;
42 hộ, tỉ lệ 28% bị từ chối Qua đó, số hộ bị từ chối chấp nhận vay từ đại lí vật tư nông nghiệp, vay bạn bè, người thân hoặc chơi hụi để dành vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 4.5 cho thấy ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng và là kênh đầu tư chủ yếu với số tiền đầu tư khá lớn nhằm mục đích đáp ứng vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn
Bảng 4.5 Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát
Lượng tiền vay bình quân (triệu đồng)
Lãi suất bình quân (%/ năm)
Chi phí vay bình quân (ngàn đồng)
1 Các ngân hàng thương mại 75 11,5 350
2 Ngân hàng NN và PTNT 37,85 10,5 255
4 Ngân hàng Chính sách Xã hội 30 7,5 150
5 Người cho vay chuyên nghiệp 25 48 0
7 Vay mượn bạn bè người thân 18 24 0
8 Vay nợ đại lí vật tư nông nghiệp 35 30 0
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014
Lượng tiền vay trung bình tại các ngân hàng thương mại cao nhất với trung bình là 75 triệu đồng/hộ, lãi suất bình quân 11,5%/năm Như vậy lượng tiền vay từ nguồn tín dụng chính thức cao hơn tại nguồn phi chính thức và lãi suất trung bình cũng thấp hơn Điều này chứng tỏ rằng tại vùng nông thôn nguồn tín dụng phi chính thức chiếm tỉ lệ thấp hơn nguồn tín dụng chính thức Đây là tín hiệu rất tốt vì khi phần lớn người dân nông thôn vẫn xem các tổ chức tín dụng chính thức là nơi đáng tin cậy để vay vốn, thì với lãi suất vay hợp lí nông hộ sẽ tiết kiệm được chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Thực tế hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chi nhánh tại trung tâm huyện và rất quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, xem vùng nông thôn như là địa bàn đầu tư mang lại hiệu quả cao
Khi vay vốn ở nguồn tín dụng bán chính thức hoặc phi chính thức, nông hộ thường ít tốn chi phí giao dịch hơn Ngược lại để được vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, nông hộ phải mất nhiều chi phí như: chi phí đi lại, chi phí hồ sơ, lệ phí chứng thực, lệ phí đăng ký thế chấp hoặc bồi dưỡng cho cán bộ ngân hàng, Kết quả khảo sát cho thấy chi phí bình quân cho một lần vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức là cao nhất với trung bình 350 ngàn đồng/hộ/ Nhìn chung chi phí vay vốn có xu hướng giảm do hiện nay nông hộ vay vốn dễ dàng hơn Bên cạnh đó tại thị trường tín dụng nông thôn, vì ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh đã tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được thuận lợi và nhanh chóng hơn nên hiện tượng cò tín dụng, lót tay cho cán bộ ngân hàng cũng có khuynh hướng giảm Cũng chính nhờ đó mà nguồn vốn tín dụng chính thức đến với nông hộ cũng được dễ dàng hơn
Bảng 4.6 Các nguồn thông tin vay vốn
STT Nguồn cung cấp thông tin Tần số Tỉ trọng %
1 Từ chính quyền địa phương 23 15,33
2 Từ cán bộ của tổ chức tín dụng 51 34
3 Từ giới thiệu của bạn bè, người thân 35 23,33
4 Từ ti vi, báo đài, tạp chí 02 1,33
5 Tự tìm hiểu liên hệ 39 26
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014
Một yếu tố quan trọng giúp nông hộ tiếp cận được vốn tín dụng chính thức là nguồn thông tin vay vốn Kết quả khảo sát 150 hộ tại bảng 4.6 có 23 hộ có nguồn thông tin từ chính quyền địa phương (tỉ lệ 15,33%); 35 hộ có thông tin từ sự giới thiệu của bạn bè, người thân (tỉ lệ 23,33%); 02 hộ có thông tin từ tivi, báo đài, tạp chí (tỉ lệ 1,33%); 39 hộ tự tìm hiểu, liên hệ (tỉ lệ 26%), và cao nhất với 51 hộ có nguồn thông tin từ sự tư vấn của cán bộ tín dụng (tỉ lệ 34%) Điều này chứng tỏ ngày càng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư vốn cho vùng nông thôn và do tính cạnh tranh nên cử cán bộ tín dụng đã hường xuyên tiếp xúc tận nhà để tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của đơn vị mình nhằm chiếm thị phần và tăng trưởng dư nợ
Bảng 4.7 Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn
STT Tiêu chí Thuận lợi Tỉ trọng
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014
Khi vay vốn, nông hộ cũng gặp nhiều khó khăn hay thuận lợi để nhận được một khoản vay như mong muốn Dựa vào kết quả khảo sát tại bảng 4.7, có thể rút ra một vài nhận xét sau:
- Về thủ tục vay vốn: Kết quả cho thấy có 125 nông hộ (tỉ lệ 83,33%) cho rằng thủ tục vay đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây Vì hiện tại do cạnh tranh nên ngân hàng đã cải tiến và giảm bớt thủ tục nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi hơn Mặt khác, nếu khách hàng vay nhiều lần ngân hàng thì thủ tục vay lại đơn giản hơn do ngân hàng khi quyết định cho vay chỉ cần xem xét dữ liệu và thông tin khách hàng đã được lưu giữ trước đây Có 25 hộ (tỉ lệ 16,67%) được khảo sát cho rằng thủ tục vay còn quá rườm rà như phải cung cấp đầy đủ giấy tờ, vợ và chồng phải cùng có mặt để kí tên trong hợp đồng trước mặt công chứng viên, hay vợ chồng phải cùng đến ngân hàng kí tên trước mặt cán bộ tín dụng mới được nhận tiền, Tuy nhiên, phần lớn đây là các hộ mới vay lần đầu và chưa nắm rõ thủ tục nên gặp khó khăn
- Về thời gian chờ đợi: Do thủ tục vay đơn giản hơn nhiều nên thời gian chờ đợi cũng ít hơn Kết quả khảo sát cho thấy có 113 nông hộ (tỉ lệ 75,33%) cho rằng thời gian chờ đợi vay vốn là chấp nhận được, thông thường khi hồ sơ đủ điều kiện thì hộ sẽ nhận được tiền vay sau 1 đến 2 ngày nộp hồ sơ Lí do hiện tại ngân hàng đều có phần mềm máy tính hiện đại dùng in ấn và quản lí hồ sơ khách hàng nhanh chóng, chính xác hơn Còn lại 37 hộ (tỉ lệ 24,67%) phản ánh thời gian chờ đợi khá lâu làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh do phải chờ cán bộ tín dụng đến thẩm định, chờ phê duyệt hồ sơ vay hay chờ nguồn vốn giải ngân,
- Về chi phí vay: Chi phí vay vốn gồm chi phí đi lại, chi phí hồ sơ, lệ phí chứng thực, lệ phí đăng kí thế chấp, Kết quả khảo sát chi phí vay cao nhất là 350 ngàn đồng/hộ và thấp nhất là 150 ngàn đồng/hộ, có 121 hộ (tỉ lệ 80,67%) cho rằng chi phí vay vốn là chấp nhận được và đây là các chi phí bắt buộc để nông hộ có được một khoản vay Có 29 hộ (tỉ lệ 19,33%) cho rằng chi phí vay quá cao Tuy nhiên chi phí vay cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: quãng đường từ nhà đến trung tâm huyện, số tiền vay nhiều hay ít, tài sản tọa lạc nhiều nơi phải chứng thực và đăng kí thế chấp tại địa phương nơi có đất,
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện
Như đã đề cập ở Chương 3, đề tài sử dụng mô hình Logit nhị phân để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nông hộ và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh
4.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Logit nhị phân để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được trình bày tại bảng 4.8
Bảng 4.8 Kết quả mô hình Logit
STT Biến độc lập Hệ số β Hệ số góc dy/dx Giá trị P
6 Diện tích đất thổ cư (X5) 0,0225 0,0013 0,001*
7 Thu nhập phi sản xuất (X6) 0,0168 0,0009 0,044**
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%
LR chi2 (6) = 59,55 Prob > chi2 = 0,0000 Pseudo R2 = 0,3348 Kết quả mô hình được xem xét trên từng biến Hệ số Pseudo-R 2 của mô hình là 0,3348 là mức độ giải thích của các biến, có nghĩa là có 33,48% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, còn lại 66,52% là các nhân tố khác chưa đưa vào nghiên cứu Trong mô hình này tỉ lệ dự đoán chính xác của mô hình là 81,33% cao hơn nhiều với R 2 , điều này nói lên rằng khả năng dự báo đúng của mô hình là rất cao
Qua kết quả phân tích ở bảng 4.8 cho thấy, trong 6 biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu thì có 5 biến có mối tương quan với biến phụ thuộc
Trong đó, có 4 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là các biến: Trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư, thu nhập phi nông nghiệp có mối tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức Hay nói khác hơn là trình độ học vấn, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư, thu nhập phi nông nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa, nếp Ngược lại, biến khoảng cách từ nơi nông hộ sinh sống đến trung tâm huyện tương quan nghịch với biến phụ thuộc Nghĩa là biến này làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ
Cụ thể, từng biến tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ như sau:
- Trình độ học vấn chủ hộ (X2) có ý nghĩa tác động thuận với khả năng tiếp cận tiếp dụng chính thức của nông hộ với mức ý nghĩa 1% và đúng với dấu kì vọng (β2 = 2,2460) Vì những hộ có trình độ học vấn cao thì quyết định khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và do đó chi phối hiệu quả sản xuất kinh doanh Hơn nữa chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay ở các tổ chức tín dụng nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn Kết quả phân tích cho thấy, nếu các nhân tố khác không đổi thì những hộ có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tăng 12,57% so với những hộ có trình độ thấp hơn
Khoảng cách từ nơi hộ sinh sống của hộ đến trung tâm huyện (X3) có ý nghĩa tác động nghịch với biến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ với mức ý nghĩa 5% và đúng với dấu kì vọng (β3 = -0,0669) Vì những hộ sinh sống cách xa trung tâm với điều kiện đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ, những hộ ở vùng sâu thường trình độ học vấn và khả năng nắm bắt tình hình rất hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận Vì vậy, kết quả phân tích cho thấy nếu các nhân tố khác không đổi thì những hộ có khoảng cách tăng thêm 1 km thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giảm 0,38% so với những hộ có khoảng cách gần hơn
Một nhân tố khác cũng có ý nghĩa thống kê tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ là biến giá trị tài sản (X4) cũng với mức ý nghĩa 5% (β4 = 0,0059) Hộ có giá trị tài sản càng cao là hộ có khả năng mở rộng quy mô sản xuất hoặc kinh doanh càng lớn nên nhu cầu vay vốn càng nhiều Kết quả phân tích cho thấy nếu các nhân tố khác không đổi những hộ có giá trị tài sản tăng thêm 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn 0,03%
Một yếu tố khác có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ là biến diện tích đất thổ cư (X5) với mức ý nghĩa 1% (β5 = 0,0225) Diện tích đất thổ cư có sổ đỏ của hộ gia đình vừa phản ánh khả năng tài chính của hộ, vừa là tài sản có giá trị được các tổ chức tín dụng chấp nhận làm tài sản thế chấp Mặt khác, do quy định của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên khi ngân hàng xét cho hộ vay vốn cũng hạn chế giải quyết cho vay đối với các hộ thế chấp đất thổ cư Vì vậy, kết quả phân tích cho thấy nếu các nhân tố khác không đổi thì những hộ có diện tích đất thổ cư có sổ đỏ tăng thêm 1 m 2 thì khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn 0,13% so với hộ có ít đất thổ cư
Một biến độc lập khác có ý nghĩa thống kê trong mô hình là biến thu nhập phi sản xuất (X6) với mức ý nghĩa 5% (β6 = 0,0168), nghĩa là thu nhập phi sản xuất của hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
Nguyên nhân là do khi ngân hàng xem xét cho vay thường căn cứ vào thu nhập này là nguồn trả nợ ổn định Do đó thu nhập phi sản xuất cũng là một trong những nhân tố quan trọng để xem xét giải quyết có chấp thuận cho hộ vay vốn hay không Nếu các nhân tố khác không đổi thì những hộ có thu nhập phi sản xuất tăng thêm 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn 0,09%
Bên cạnh những nhân tố trên, nhân tố còn lại trong mô hình không có ý nghĩa thống kê là biến tuổi của chủ hộ (X1), nghĩa là độ tuổi của chủ hộ càng thấp hoặc càng cao cũng không là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở vùng nông thôn Phú Tân
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng chính thức
Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ được trình bày tại bảng 4.9
Bảng 4.9 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
STT Biến độc lập Hệ số β Giá trị t Giá trị P
2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 10%
Số quan sát = 137 R-squared = 60,55 Prob > F = 0,000
Tỉ số F trong bảng kết quả dùng để so sánh với F trong bảng phân phối
F với mức ý nghĩa α Tuy nhiên, cũng trong bảng kết quả ta có giá trị Prob >
F, giá trị này cho biết ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó hơn mức ý nghĩa α nào đó, đây cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết của kiểm định:
Ho: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0
H1: Có ít nhất 1 tham số hồi quy đều khác 0
Sau khi thức hiện kiểm định ta đưa vào phương trình hồi quy, đối với phương trình hồi quy đa biến ta phải thực hiện kiểm định trên tất cả các tham số của mô hình hồi quy
Qua kết quả ta thấy: Prob > F = 0,000 rất nhỏ so với α = 1% điều này khẳng định phương trình hồi quy có ý nghĩa Hệ số R-square 60,55% có ý nghĩa là các biến độc lập của mô hình giải thích được 60,55% biến động trung bình của lượng vốn vay Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.10 có rất nhiều biến độc lập có ý nghĩa thống kê Phương trình hồi quy về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng được thiết lập như sau:
Y= 10,3756 + 0,2881 X2 + 12,0647 X3 + 0,0570 X4 – 14,5012 X5 Dựa vào phương trình trên ta có thể giải thích như sau:
Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng chính thức
Một biến độc lập có tác động nghịch đến lượng tín dụng chính thức của hộ là số lần vay (X5) với mức ý nghĩa thống kê 1% Nếu hộ vay vốn càng nhiều lần ở ngân hàng thì ngân hàng xem đây là khách hàng làm ăn có hiệu quả Tuy nhiên, thường thì hộ làm ăn có hiệu quả có khuynh hướng không thích thiếu nợ vì khi đó họ càng tích lũy được nhiều vốn nên nhu cầu về vốn vay sẽ có khuynh hướng giảm Trong trường hợp này, tham số hồi quy β6 = - 14,5012 đối với hộ có số lần vay tăng thêm 1 lần thì lượng vốn vay giảm 14,50 triệu đồng
Biến còn lại trong mô hình là trình độ học vấn chủ hộ (X1) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Điều này nói lên rằng trên địa bàn nông thôn Phú Tân khi nông hộ có nhu cầu vay vốn thì nhân tố này không phải là nhân tố quan trọng để ngân hàng xem xét và chấp thuận cho hộ vay vốn hay không
4.5 Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng chính thức
So với nhiều đối tượng khách hàng khác thì nông hộ là đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi của chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ Tuy nhiên, thực tế cho thấy để tiếp cận được nguồn vốn này, nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn Có thể chỉ ra một số khó khăn chính gây cản trở hoạt động cho vay của ngân hàng khi đầu tư vào lĩnh vực cho vay nông hộ như sau:
Thứ nhất, do phần lớn hộ sản xuất lúa, nếp thiếu vốn, năng lực tài chính yếu kém, thiếu tài sản thế chấp Điều này giải thích rằng do điều kiện hoạt động sản xuất không thuận lợi, hiện tượng được mùa mất giá vẫn thường xuyên xảy ra nên nông hộ thường ít tích lũy vốn Thiếu tài sản thế chấp còn có nguyên nhân do thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông hộ còn chậm tiến độ và đây chính là một rào cản lớn cho nông hộ khi vay vốn
Thứ hai, quy mô khoản vay nhỏ, phân tán làm tăng chi phí giao dịch khi vay vốn Phần lớn hộ sản xuất vùng nông thôn có quy mô nhỏ và do tính chất phân bố hoạt động phân tán về không gian và đa dạng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động Vì vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin khách hàng cũng như giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ
Thứ ba, phần lớn nông hộ có trình độ học vấn thấp nến ít khả năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh bền vững và lâu dài Đa phần nông hộ không cung câp đầy đủ hồ sơ vay do không nắm rõ và biết thủ tục vay nên hộ cũng thường gặp khó khăn Đây là lí do ngân hàng thường từ chối cho vay do hồ sơ vay không được cung cấp đầy đủ hay phương án sản xuất kinh doanh không chắc chắn có hiệu quả
Thứ tư, do sự thiếu vắng hệ thống cung cấp thông tin tài chính nói chung, thông tin giao dịch giữa ngân hàng với hộ sản xuất lúa, nếp vùng nông thôn Trong quan hệ giao dịch thì thông tin hai chiều giữa ngân hàng và nông hộ còn rất hạn chế Số lượng nông hộ vay vốn thường rất lớn và phân tán về địa điểm và do năng lực yếu kém của ngân hàng trong việc thu thập, xử lí thông tin nên ngân hàng thường rất thận trọng và hạn chế khi cho nông hộ vay lần đầu, hoặc ngân hàng phải đòi hỏi hộ vay cung cấp thêm thông tin, tài sản thế chấp và lãi suất vay thường cao hơn do rủi ro nhiều hơn
Thứ năm, nông hộ thường gặp bất bình đẳng so với các đối tượng khác trong vay vốn ngân hàng Đây là hiện tượng khá phổ biến ở vùng nông thôn
Thông thường khi cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ưu tiên giải quyết những hồ sơ của người thân bạn bè, hay khách hàng là cán bộ viên chức trước và hồ sơ vay của khách hàng là hộ nông dân sau Riêng bản thân người nông dân quanh năm bận rộn với mùa vụ và do tâm lí e dè, ngại tiếp xúc với chính quyền nên rất ít có mối quan hệ với cơ quan ban ngành Chính vì vậy việc tiếp xúc để tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ còn gặp nhiều khó khăn.