Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
4.3.1. Mô tả mẫu khảo sát
Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.3, có 114 chủ hộ là nam chiếm 76% và 36 chủ hộ là nữ tỉ lệ 24% trong tổng số hộ được khảo sát. Phần lớn chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 97,33%, dân tộc Hoa chiếm 2% và còn lại là dân tộc Khơme. Về trình độ học vấn, do điều kiện vùng nơng thơn cịn khó khăn, ơng bà cha mẹ chủ yếu lo việc đồng áng nên rất ít quan tâm đến việc học của con cái. Hầu hết trẻ em vùng nơng thơn ít có cơ hội được học tập đầy đủ nên trình độ học vấn khu vực này cịn khá thấp. Do đó, việc tiếp cận và áp dụng những
tiến bộ khoa học vào sản xuất của người dân vùng nơng thơn cịn khó khăn nên việc tính tốn hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy có 25 chủ hộ không biết chữ (tỉ lệ 16,67%), trình độ trung học phổ thông trở lên là 22 (tỉ lệ 14,66%), trình độ trung học cơ sở là 42 (tỉ lệ 28%) và số hộ có trình độ tiểu học là 61 (tỉ lệ cao nhất với 40,66%) số hộ được khảo sát.
16.67% 40.66% 28% 14.66% Khơng biết chữ Tiểu học THCS THPT trở lên
Hình 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ
Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát năm 2014
Hình 4.3. Cơ cấu tuổi của chủ hộ
Độ tuổi nhỏ của chủ hộ nhỏ tuổi nhất là 24 tuổi với 01 hộ, tỉ lệ 0,66% và tuổi lớn nhất là 92 tuổi với 01 hộ, tỉ lệ 0,66%; độ tuổi phổ biến nhất là từ 35 đến 50 tuổi. Nhìn chung, tuổi các chủ hộ được khảo sát rãi đều ở các lứa tuổi, không tập trung nhiều ở khoảng độ tuổi nào nhất định.
Bảng 4.3. Thông tin tổng quan về chủ hộ
STT Chỉ tiêu lượng Số Tỉ lệ 1 Giới tính chủ hộ Nam 114 76 Nữ 36 24 2 Dân tộc Kinh 146 97,33 Hoa 03 2,0 Khơme 01 0,66 Khác 3 Học vấn chủ hộ Không biết chữ 25 16,67 Tiểu học 61 40,66 Trung học cơ sở 42 28
Trung học phổ thông trở lên 22 14,66
4 Quan hệ xã hội
Người thân làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện 34 22,67 Người thân làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, TW 09 6
Người thân làm ở các tổ chức tín dụng 07 4,67
Về chỉ tiêu quan hệ xã hội, qua khảo sát có 22,67% số hộ khảo sát có thành viên trong gia đình hoặc có bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện; 6% làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trung ương và 4,67% làm ở các tổ chức tín dụng.
Phần lớn các gia đình được khảo sát là thuộc gia đình ba thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu) cùng sống chung một nhà với nhau. Bình quân mỗi hộ khảo sát có số nhân khẩu từ 4 đến 5 người, hộ nhiều nhất là 10 người và ít nhất là 02 người. Do đặc điểm của vùng nơng thơn là gia đình có nhiều thế hệ sống chung nên số người sống phụ thuộc trong gia đình chiếm tỉ lệ tương đối cao. Qua khảo sát, kết quả bình qn mỗi hộ có 02 người là lao động chính và số người phụ thuộc là 02 người. Tuy nhiên, cũng tùy vào mỗi gia đình khác nhau có số người sống phụ thuộc nhiều hay ít mà gánh nặng về kinh tế nhiều hay ít. Trường hợp hộ gia đình có nhiều ơng bà và cháu nhỏ đi học thì gánh nặng về kinh tế sẽ lớn hơn hộ gia đình có ít người phụ thuộc.
Một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự giàu có của hộ là giá trị tài sản của hộ. Cụ thể các tài sản chủ yếu bao gồm: đất đai, nhà cửa, tàu, xe, ... Đây cũng là các tài sản chủ yếu dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh của nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, giá trị tài sản trung bình là 744,5 triệu đồng/hộ, cao nhất là hộ có giá trị tài sản 2.685 triệu đồng và thấp nhất là thấp nhất là hộ có giá trị tài sản 20,5 triệu đồng. Chỉ có khoảng 10,5% số hộ có rất ít tài sản, 89,5% số hộ cịn lại có nhiều tài sản và chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này chứng tỏ rằng, nơng hộ ở vùng nghiên cứu có đầy đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng khi họ có nhu cầu.
Bảng 4.4. Một số đặc điểm của chủ hộ
STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất
1 Nhân khẩu Người 4,44 02 10
2 Lao động chính Người 2,07 01 05
3 Tổng giá trị tài sản năm 2014 Triệu đồng/hộ
749,2 20,5 2.685
4 Thu nhập bình quân năm Triệu đông/hộ
134,8 19 508
Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát năm 2014
Một yếu tố khác biểu hiện mức sống là thu nhập bình quân của hộ. Đây cũng là một chỉ tiêu thể hiện khả năng lao động để tạo ra của cải của hộ. Khi một ngân hàng xem xét để ra quyết định cho hộ vay vốn thì chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ chính là thu nhập bình quân của hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập trung bình là 134,8 triệu đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, thu nhập của nơng hộ khơng đồng đều, có hộ thu nhập quá cao (508 triệu đồng/năm), có hộ thu nhập quá thấp (19 triệu đồng/năm).