Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03, tại TP. Cần Thơ potx
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
219,5 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Nói đến vẻ của đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự
chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con người.
Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có
thể gửi gắm tâm hồn mình.
Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng thức
mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. So với các lĩnh vực
nông nghiệp khác, nghề trồng hoa kiểng là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng
những năm qua đã pháttriển với tốc độ mạnh mẽ nhờ giá trị thiết thực mà nó đem
lại, giá trị sản lượnghoa cây cảnh toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD nhưng
đến năm 2006 đã tăng lên 66 tỷ USD. Còn ở Việt Nam, so với năm 1995, diện tích
hoa cây cảnh năm 2010 đã tăng 4,6 lần, giá trị sản lượng tăng 15,67 lần đạt 3.564
tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 20 triệu USD. Hiện nay, đã có nhiều mô hình
trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập đạt 600 triệu đến trên 2 tỷ đồng
(http://www.huongnghiep.com.vn). Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị
diện tích đất nhằm đảm bảo tính ổn định trong sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược pháttriển nông nghiệp ở nước ta
hiện nay.
Hoa đồngtiền(Gerberajamesonii) là một loại hoa đẹp, hình dáng, màu sắc
phong phú đa dạng từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím… hoa có kích thước
to, cánh hoa cứng nên là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoavàcắmhoa nghệ
thuật được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa hoa có độ bền lâu và đặc biệt
là khả năng ra hoa quanh năm, tỷ lệ hoa thương phẩm cao, kỹ thuật trồng, chăm
sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho thu liên tục trong 4 đến 5 năm,
hình dáng hoacân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ cao nên hiện nay đang là một trong
10 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất thế giới. Vì thế diện tích trồng hoađồngtiền ngày
càng được mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng.
Nhờ những đặc điểm ưu việt trên, hoađồngtiền đã được thị hiếu người tiêu
dùng rất ưa chuộng và hiện đang là loại hoa có giá trị kinh tế cao. Nắm bắt được
thực trạng đó rất nhiều người làm vườn đã chuyển sang trồng hoađồngtiềnvà đã
mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên việc bố trí thí nghiệm để xác định được
chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hoađồng tiền, để cây sinh trưởng, pháttriển tốt
nhất, cho năng suất hoa cao hiện đang là vấn đề mà rất nhiều bà con quan tâm và
là việc làm cấp bách hiện nay.
Mặt khác, TP CầnThơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, nơi tập trung
nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học của cả Trung ương và địa phương, đây là thị
trường tiêu thụ hoa lớn cả về số lượngvà chủng loại. Tuy nhiên, thực tế sản xuất
hoa ở địa bàn TP hiện nay còn mang tính chất manh mún nhỏ lẻ, trình độ canh tác
lạc hậu, sản lượnghoa thấp, chủng loại hoa đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng. Với những lợi thế của mình TP CầnThơ không chỉ thuận lợi
cho việc giao lưu kinh tế, pháttriển du lịch, thương mại mà nơi đây còn ẩn chứa
một tiềm năng pháttriển các loại hoa có giá trị kinh tế cao.
Để giải quyết những khó khăn trên nhằm góp phần bổ sung và xây dựng hoàn
thiện quy trình bón phân cũng như xác định được loại phân bón với liềulượng
thích hợp góp phần làm tăng năng suất, chất lượnghoađồngtiền chúng tôi đã tiến
hành nghiêncứuđềtài: “Nghiên cứuảnhhưởngcủaliềulượngphânNPK (16-
16-8) và(20-20-15)đếnsựsinhtrưởngvàpháttriểncủahoađồngtiền
(Gerbera jamesonii)màucamĐT03,tạiTP.Cần Thơ” được thực hiện nhằm:
1.1
Mục đích
ng
hi
ê
n cứu
Xác định loại phân cũng như liềulượng thích hợp cho cây hoađồngtiềnsinh
trưởng vàpháttriển tốt nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
con người.
Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt cho thu
nhập cao trên địa bàn TP Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứusựảnhhưởngcủaphân bón NPK 16-16-8 vàNPK 20-20-15 đến
sự sinhtrưởngvàpháttriểncủahoađồngtiền Gerbera jamesonii màucam ĐT.03
- Nghiêncứuảnhhưởngcủa một số loại phân bón đến khả năng nhân nhanh
của chồi hoađồng tiền, khả năng pháttriển chiều dài cuống lá, chiều dài phiến lá,
chiều rộng lá, số lá.
- Xác đinh ảnhhưởngcủaNPK 16-16-8 vàNPK 20-20-15 đến thời điểm ra hoa,
số lượng hoa, thời điểm hoa tàn.
1.3 Lợi ích củađề tài
- Có ích trong công tác học tập vànghiêncứu khoa học: bổ xung những kinh
nghiệm và kiến thức thực tế, góp phần củng cố lý thuyết đã học.
- Có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: xác định được loại phân cũng như liều
lượng phân bón thích hợp nhất, cho năng suất cao, chất lượng tốt, nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoađồngtiền Gerbera jamesonii tạiTP.Cần
Thơ.
Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt có thu
nhập cao trên địa bàn TP.Cần Thơ.
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ HOAĐỒNGTIỀN(Gerbera jamesonii)
1.1.1 Nguồn gốc
Hoa đồngtiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bolus (còn gọi là hoa Mặt
trời hay hoa Phu Lăng), là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau
hoa hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn…). Chi hoađồngtiền Gerbera là một chi
trong tổng số loài cây cảnh của họ cúc Asteraceae, được Robert Jameson phát hiện
lần đầu tiên ở Nam Phi năm 1697. (Theo nguồn thông tin từ
http://vi.wikipedia.org).
Chi Gerbera có khoảng 30-100 loài, các loài trong chi này có cụm hoa dạng
đầu lớn với các hoa tia hai môi nổi bật có màu vàng, da cam, trắng, hồng, hay
đỏ… cụm hoa dạng đầu có bề ngoài dường như một bông hoa, trên thực tế là tập
hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt (Nguyễn Văn Hồng, 2009).
Theo Nguyễn Thị Vân (2008) Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây
cảnh trang trí trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống tồn tại trong
vườn chủ yếu là lai ghép chéo giữa G.jamesonii và một loài hoa khác ở Nam Phi
là G.viridifolia, giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida.
1.1.2 Phân bố
Hoa đồngtiền được trồng ở nhiều nước trên thế giới điển hình là: Hà Lan, Mỹ,
Đức, Nhật Bản, Trung Quốc Theo thống kê năm 1996 diện tích trồng hoacủa
Trung Quốc chiếm 75.000 ha, giá trị sản lượng đạt 600 triệu đôla Mỹ. Trong khi
đó tại Hà Lan trồng 8017 ha giá trị sản lượng 3 tỷ 590 triệu đôla Mỹ gấp 56 lần
Trung Quốc. Đạt doanh thu khủng như thế là do Hà Lan đã áp dụng rộng rãi nhu
cầu công nghiệp hoá tự độnghoávà trên 80% hoa được trồng trong môi trường
không cần đất (http://tailieu.vn).
Ở Việt Nam, hoađồngtiền được du nhập vào nước ta từ những năm 1940 và
đến nay đã pháttriển ra nhiều tỉnh thành trong cả nước…trồng tập trung và chủ
yếu ở các vùng trồng hoa truyền thống như là: Ngọc Hà, Sa Pa, Đà Lạt…Hiện nay,
diện tích hoađồngtiền chiếm tới 8% trong cơ cấu chủng loại sản xuất hoa cả nước
và không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, các giống hoa trong sản xuất được
người trồng nhập về từ nhiều nguồn khác nhau không qua khảo nghiệm đánh giá
một cách hệ thống cho nên năng suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị hiếu
người tiêu dùng (Hoàng Văn Nam, 2011).
1.1.3 Phân loại
Tên gọi Gerbera được đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott
Gerber
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Nghành (Divisio): Magnoliophyta
Lớp (Class): Magnoliosida (lớp 2 lá mầm)
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae (họ cúc)
Phân họ (subfamilia): Mutisioideae
Tông (tribus): Mutisieae
Chi (genus): Gerbera (http://vi.wikipedia.org)
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.2.1 Rễ
Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, pháttriển khoẻ, ăn ngang và nổi một phần trên
mặt đất, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra (Nguyễn Văn Hồng,
2009).
1.2.2 Thân
Theo nguồn thông tin từ Sở NN & PTNN Lâm Đồng: Cây hoaĐồngtiền thuộc
loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, có chiều cao từ 45 –
63cm, lá vàhoapháttriển từ thân.
1.2.3 Lá
Lá dài khoảng 15-25cm, rộng 5-8cm, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc từng
loại giống), mặt dưới lá được bao phủ lớp lông mịn, có khoảng 10 lá trên một cây.
Lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 – 45
o
. Lá có hình lông chim, mặt lưng lá
có lớp lông nhung (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
1.2.4 Hoa
Hoa đồngtiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa
tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một
vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái vàmàu sắc nên được gọi là mắt
hoa hoặc tâm hoa rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở
trước, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng một (Hà
Tiểu Đệvà ctv, 2000).
1.2.5 Quả và hạt
Quả đồngtiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, trọng
lượng một gam hạt có khoảng 280 - 300 hạt (Đặng Lâm Trúc, 2009).
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNHHƯỞNGĐẾNSỰSINHTRƯỞNGVÀPHÁT
TRIỂN CỦAHOAĐỒNGTIỀN(Gerbera jamesonii)
1.3.1 Nhà che
Đồng tiền không chịu mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do
vậy khi trồng cần phải làm nhà che để tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng
trực xạ. Nhà che phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật: kết cấu mái hở, lợp bằng tấm
nhựa hoặc màng nilon màu trắng, chắn lưới xung quanh chống côn trùng, có hệ
thống che nắng bằng lưới cản quang, xung quanh phải có rãnh để thoát nước
(http://www.huongnghiep.com.vn).
1.3.2 Độ thông gió
Mùa Hè trồng đồngtiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ lưới xung
quanh để hạ thấp nhiệt độ, tránh nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ nghỉ.
Mùa Đông tùy điều kiện thời tiết mà đóngcửa giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt
độ, nồng độ CO
2
không những có lợi cho quang hợp mà làm cho màu sắc hoa tươi
hơn (http://www.huongnghiep.com.vn).
1.3.3 Giá thể trồng hoađồng tiền
1.3.3.1 Tro trấu
Trong vỏ tro trấu, chứa các thành phần chính: cellulose, lignin thì nó còn chứa
một lượng đáng kể các oxit kim loại. Nhờ vậy, mà tro trấu có nhiều ưu điểm nhất
định: có thể dùng làm phân bón rất tốt, dùng làm giá thể cho cây trồng, khi phối
trộn giá thể tro trấu vào đất sẽ tạo được độ thông thoáng trong đất, làm cho đất tơi
xốp, giúp thoát nước tốt, thoáng khí chính vì thế làm tăng khả năng tiếp xúc giữa
diện tích đất, giá thể và rễ cây, giúp rễ cây ăn sâu và lan nhanh trên tầng đất mặt
một cách dễ dàng (Ngô Bảo Khuyên, 2011).
1.3.3.2 Mụn dừa
Theo Nguyễn Ngọc Cao Thư, (2010) mụn dừa có nhiều ưu điểm: Tơi xốp,
thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh
vật có lợi cho đất, không có kim loại nặng, có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ
sinh hóavà là nguyên liệu thể không thiếu trong việc trồng hoađồng tiền.
(Nguyễn Thanh Tùng, 2011).
Việc bổ sung mụn dừa vào môi trường còn góp phần giúp cho sựpháttriểncủa
cây con. Ta có thể sử dụng mụn dừa phối trộn chung với đất thịt và tro trấu, nhưng
phải qua xử lí bằng cách ngâm nước và xả cho hết độ mặn và giảm nồng độ của
các độc tố, sẽ không ảnhhưởngđếnsựpháttriểncủa bộ rễ sau này (Đỗ Lãng,
2004).
1.3.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đếnsựsinh
trưởng, phát triển, nở hoavà chất lượnghoađồng tiền. Đa số các giống đồngtiền
được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15-25
O
C, tuy
nhiên một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30-40
O
C nếu nhiệt độ <12
O
C hoặc >35
O
C cây sẽ pháttriển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượnghoa xấu (Ngô
Hoài Nam, 2011).
1.3.5. Ẩm độ
Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối
lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60-
70%, ẩm độ không khí từ 55-65% thuận lợi cho Đồngtiềnsinhtrưởngvàphát
triển. Trồng đồngtiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây
hỏng cây và độ ẩm cao dễphátsinh các loại bệnh đặc biệt vào thời gian thu hoạch
cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoavà sâu bệnh
phát triển (Đặng Lâm Trúc, 2009).
1.3.6 Ánh sáng
Đồng tiền là cây phản ứng mạnh với cường độ ánh sang. Ánh sáng là yếu tố
cần thiết cho sựsinh trưởng, pháttriểncủa cây. Ánh sáng cung cấp năng lượng
cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, chính nhờ phản ứng quang
hợp, cây hoa tạo ra hợp chất Carbohydrat (C
6
H
12
O
6
) cho quá trình sinh trưởng.
Song khi cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì cường độ quang hợp bắt
đầu giảm, nắm bắt được đặc điểm trên, trong trồng trọt người ta có thể trồng
đồng tiền vào mùa nằng nóng bằng cách che lưới đenđể giảm bớt cường độ
ánh sáng, giúp cho đồngtiềnsinh trưởng, pháttriển tốt phục vụ mục đích thương
mại (Mai Thu Hương 2006).
1.3.7. Đất
Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi xốp, màu mỡ,
nhiều mùn, thoáng khí, độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng cần
thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, hết sức tránh trồng đồngtiền ở
những nơi đất trũng (Đặng Văn Đôngvà ctv, 2003).
1.3.8. Nước tưới
Theo Đặng Văn Đôngvà ctv (2000) và Phạm Thị Lịnh (2011): Đối với đồng
tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt đất vì vi sinh vật hại bắn lên cây, gây
hại cho cây. Nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây hoặc tưới rãnh cho
ngấm lên trên. Đồngtiền không ưa ẩm quá, chúng dễ bị ngập úng vì vậy 2-3 ngày
tưới một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết .
1.3.9 Phân bón
Theo Phạm Thị Mai Chinh (2005): phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh, phân
vô cơ: đạm (N), lân (P), kali (K) vàphân vi lượng: Cu, Fe, Zn, B, Co…có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượngcủahoa
đồng tiền.
- Phân vô cơ:
N: Thúc đẩy quá trình sinhtrưởngpháttriểncủa cây. Thiếu N cây sinhtrưởng
kém, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượnghoa kém. Thừa N thân lá mềm, yếu, dễ bị
ngã, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo
điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
P: Thiếu lân lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa
nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu
kém. Hoađồngtiềncần lân nhiều vào thời kỳ hình thành nụ và hoa. Tuỳ theo từng
loại đất mà sử dụng các loại phân khác nhau, đất trung tính nhiều mùn dùng super
lân, đất chua sử dụng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit.
K: Đồngtiềncần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Thiếu K đầu chóp lá già
vàng và chết khô, cuống hoa mềm, màu sắc nhợt nhạt, hoa chóng tàn. Kali cũng
giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh. Có thể sử dụng kali
ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc
phục đất chua).
Ca: Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm trọng
hơn lá non và đỉnh sinhtrưởng bị chết khô nhưng lá già vẫn duy trì được trạng thái
bình thường. Canxi giúp cho cây tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế được tác dụng
độc của các axit hữu cơ.
- Phân hữu cơ: Chứa hầu hết các nguyên tố đa lượngvà vi lượng mà cây hoa
đồng tiền cần, nó tạo sựcân đối về dinh dưỡng cho cây, đồng thời cải tạo đất (tăng
độ mùn và độ tơi xốp). Phân hữu cơ thường được bón lót (phân phải được ủ hoai
mục).
- Các nguyên tố vi lượng: Rất cần cho đồng tiền. Triệu chứng thiếu vi lượng:
+ Thiếu Mg: Lá giòn, cong queo, có khi chuyển sang màu đỏ, lá ra ít, cuống lá
dài, nhỏ, gân lá non cứng và gồ ghề lên. Sự hình thành hoa bị ức chế, hoa nhỏ.
+ Thiếu Fe: Phiến lá vàng nhạt, gân lá trắng, cây ngừng sinh trưởng.
[...]... vật, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật CầnThơ 16 Nguyễn Thanh Tùng, 2011, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởngcủa giá thể và nồng độ Naphthlen acetic acid lên sự ra rễ vàsinhtrưởngcủa cành giâm hoa cúc (Chrysanthemun sp), Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật CầnThơ 17 Đặng Lâm Trúc, 2009, Đồ án tốt nghiệp Nghiêncứu khả năng đáp ứng phátsinh hình thái của lát mỏng tế bào pháthoa đồng. .. văn Thạc sĩ Nghiêncứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoađồngtiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 6 Mai Thu Hương, 2006, Sinh lí thực vật, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật CầnThơ 7 Ngô Bảo Khuyên, 2011, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởngcủa phân bón lá Up5, komix, supercrow, khumic, đếnsựsinh trưởng, pháttriểnvà ra hoacủa Lan Vũ nữ... thực hiện Thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học CầnThơ Khu II, đường 3/2, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP CầnThơ 2.1.3 Phương tiện thí nghiệm Giống: Cây hoađồngtiền(Gerberajamesonii)màucam ĐT.03 được mua từ Bộ môn Hoavà Cây cảnh, Viện Nghiêncứu cây ăn quả Miền Nam Giá thể: Mụn dừa, tro trấu, đất thịt tỉ lệ: 1:1:1 Phân bón: + NPK 16-16-8: Gồm: N: 16%, P2O5: 16%,... * PhânNPK 16-16-8 Đóng vai trò qua trọng trong việc điều hòa dinh dưỡng cây trồng, giúp cây pháttriển tốt, tăng khả năng sinh trưởng, pháttriểncủa cây, chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất (http://binhdienlamdong.com.vn) * PhânNPK 20-20-15 Giảm thất thoát phân bón, giảm lượng bón, tăng hiệu quả kinh tế, cây trồng sinh. .. cây 2 lần/ngày: sáng 7-8 giờ và chiều 14-15 giờ * Bón phânHoađồngtiền rất mẫn cảm với phân bón, bón phân càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ: 1:2:2 Nếu bón nhiều đạm, cành hoa mềm yếu, khi cắt cắm vào lọ hoadễ bị gục xuống Định kỳ 30 ngày/lần bón * Tỉa lá, tỉa nụ Để đảm bảo cho nụ phát dục bình thường và ra hoacần phải có 5 lá công năng cung... ứng phátsinh hình thái của lát mỏng tế bào pháthoađồngtiền(Gerberajamesonii) trong điều kiện Invitro, Khoa Môi trườngvà Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp TP Hồ Chí Minh 18 Nguyễn Thị Vân, 2008, Luận văn Thạc sĩ Nghiêncứu khả năng sinh trưởng, pháttriểnvà một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoađồngtiền Hà Lan tại Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 19 http://binhdienlamdong.com.vn... lí số liệu Số liệu được thu thập và xử lí bằng chương trình MSTAT-C Phân tích phương sai (ANOVA) đểphát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1% và 5% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Thị Mai Chinh, 2005, Luận án Thạc sĩ Nghiêncứu khả năng sinh trưởng, pháttriểnvà áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượnghoa Lily tại Lạng Sơn, Khoa học Nông nghiệp Trường Đại học... đoạn sinhtrưởngsinh dưỡng sang giai đoạn sinhtrưởngsinh thực Lúc này các chất dinh dưỡng tập trung vào cơ quan sinh sản làm giảm sinh trưởngcủa bộ rễ, giảm hút khoáng dẫn đến mất cân bằng, nên việc bổ sung qua lá sẽ khắc phục được tình trạng này - Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao, có thể đạt 90%-95% so với 40-45% với đạm khi bón vào đất do đó hạn chế ô nhiễm đất, và. .. Nguyên 2 Hà Tiểu Đệvà Phạm Thị Lịnh, 2000, Gerbera flower, NXB Khoa học Kỹ thuật, Giang Tô, Trung Quốc 3 Đặng Văn Đôngvà Nguyễn Xuân Linh, 2000, Hiện trạng và các giải pháp pháttriểnhoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiêncứu về rau quả 1998-2000, NXB Nông nghiệp Hà Nội 4 Đặng Văn Đôngvà Đinh Thế Lộc, 2003 Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao từ cây hoađồng tiền, NXB Lao động... 0,5g NPK 16-16-8/chậu Nghiệm thức 2 (NT2): bón 1g NPK 16-16-8/chậu Nghiệm thức 3 (NT3): bón 0,5g NPK 20-20-15/chậu Nghiệm thức 4 (NT4): bón 1g NPK 20-20-15/chậu 2.2.2 Thực hiện thí nghiệm 2.2.2.1 Giống Cây con hoađồngtiền đã ra mô được mua về từ Bộ môn Hoavà Cây cảnh, Viện Nghiêncứu cây ăn quả Miền Nam, sau đó cho vào chậu để cây ổn định một tuần lễ 2.2.2.2 Giá thể Mụn dừa và tro trấu ngâm và xả . bàn TP Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón NPK 16-16-8 và NPK 20-20-15 đến
sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền. hoa đồng tiền chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-
16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát