BÀI tập NHÓM đề tài phân tích ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế việt nam

17 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÀI tập NHÓM đề tài phân tích ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam hàn quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Đề tài Phân tích ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nhóm 7 N[.]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nhóm 7: Nguyễn Bảo Kim – 11192637 Trần Thúy Hiền – 11191885 Đỗ Phương Thảo – 11194755 Đỗ Thị Thanh Nga – 11193613 Lê Mai Anh – 11204314 Trần Thị Thanh Huyền – 11205559 Trần Thị Ngọc Huyền - 11201896 Giảng viên hướng dẫn: Ngô Quốc Dũng HÀ NỘI – 2022 Phân tích ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 Giới thiệu 2 Lý luận về ngoại thương 2.1 Tổng quan về ngoại thương 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế Như vậy, ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước Với cách giải thích thuật ngữ “ngoại thương” là gì như trên có lẽ quý vị cũng phần nào nắm được khái quát về hoạt động ngoại thương Vậy ngoại thương có những đặc điểm gì? Trong lĩnh vực ngoại thương quốc tế, những sản phẩm trong đây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các sản phẩm trong nước Tốc độ tăng trưởng của dòng sản phẩm vô hình có sự phát triển nhanh hơn so với những dòng sản phẩm hữu hình Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi rõ rệt Phạm vi, phương thức cạnh tranh cũng như công cụ có sự phát triển rất đa dạng không chỉ về bao bì, giá cả, loại hàng, hình thức vận chuyển Các hàng hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bán chạy hơn so với các dòng sản phẩm mang tính truyền thống 2.1.2 Các lý thuyết ngoại thương 2.1.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith) Quan điểm kinh tế cơ bản của lí thuyết này có nội dung là: "Chỉ có cá nhân mới thẩm định những hành vi của mình và tư lợi không thương tranh nhau mà hòa nhập vào nhau theo một trật tự thiên nhiên" Theo nhà kinh tế học Adam Smith, mỗi một người khi làm công việc gì thì chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt thì điều đó có lợi ích cho cả tập thể, một xã hội, một quốc gia Như vậy, sẽ có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung ngoài ý mong đợi của anh ta Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và các doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động Điều gì đã có ảnh hưởng đến mậu dịch quốc tế xuất phát từ quan niệm "Bàn tay vô hình" của Adam Smith Theo ông, Chính phủ cũng không cần can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế Hãy để cho nó được tự do! Nếu xem xét ở góc độ lợi ích kinh tế và tương lai lâu dài thì đây là một quan điểm hết sức tích cực, ngược lại với quan điểm của phái trọng thương cho rằng Chính phủ cần phải can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối Theo Adam Smith, hai quốc gia tham gia mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi 2.1.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh (David Ricardo) Nếu thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith không giải thích được quan hệ thương mại diễn ra giữa hai nước mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một bên, thì theo David Ricardo: Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn) trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác; Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó Lợi thế so sánh xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khác nhau 2.1.2.3 Lý thuyết lợi thế nguồn lực (Heckscher - Ohlin) Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào và rẻ của quốc gia đó và nhập khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố khan hiếm và đắt ở quốc gia đó Tóm lại, quốc gia dồi dào về lao động nên xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động một cách tương đối và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều vốn một cách tương đối 2.2 Vai trò của ngoại thương và hiệp định thương mại với tăng trưởng kinh tế 2.2.1 Vai trò của ngoại thương với tăng trưởng kinh tế Việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương tạo điều kiện cho các quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế Với chính sách thương mại mở cửa hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn về chất lượng, giá cả và chủng loại hàng hóa so với khi chỉ mua hàng nội địa, hay nói cách khác, nó cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia vượt qua đường giới hạn khả năng sản xuất Kết quả của hoạt động ngoại thương được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ, qua đó sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của một đất nước, do đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế Không những tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc tác động trực tiếp lên tổng cầu của nền kinh tế, hoạt động ngoại thương còn tạo điều kiện cải thiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia Dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh để xuất khẩu sản phẩm, quốc gia có thể sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố nguồn lực sẵn có của mình, điều này giúp gia tăng sản lượng sản xuất của những lĩnh vực này, từ đó giúp tăng thu nhập và thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các sản phẩm mà sản xuất không có lợi thế ở trong nước, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ, giúp các nước đi sau như Việt Nam có thể tiếp nhận được công nghệ mới, thông qua quá trình “vừa học vừa làm” sẽ khiến trình độ kỹ thuật sản xuất trong nước tăng lên và đi kèm với nó là sự gia tăng năng suất lao động Ngoại thương phát triển, thị trường được mở rộng, cho phép tăng chuyên môn hoá sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng chế nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân Đồng thời cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hoá một cách sâu sắc Từ đó ngoại thương tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra xa hơn so với đường giới hạn khả năng sản xuất cũ Có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh được mối quan hệ tích cực giữa mở rộng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Hai nhà kinh tế học David Dollar và Aart Kraay thuộc Ngân hàng thế giới đã xem xét mối quan hệ giữa những thay đổi trong tỷ trọng thương mại và tăng trưởng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Họ đã phát hiện ra rằng khi tỷ trọng thương mại chiếm trong GDP tăng từ 20% đến 40% trong một thập kỷ thì tốc độ tăng trưởng tăng khoảng từ 0,5%-1% mỗi năm Phần lớn các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vài thập kỷ gần đây là những nước theo đuổi chiến lược ngoại thương quyết liệt nhất Chile, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Morocco, Đài Loan, Thái Lan và Singapore đều nằm trong số những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đồng thời cũng là các nước tập trung nhiều nhất vào việc khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu 2.2.2 Vai trò của các hiệp định thương mại Theo Bộ Công Thương, hội nhập quốc tế là một điểm nhấn quan trọng của ngành Công Thương trong những năm gần đây Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại lớn, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA) Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc cắt giảm thuế quan, sâu rộng liên tục, các Hiệp định thương mại với cam kết mở cửa thị trường cho sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam theo hướng minh bạch, công khai, đã mở ra một triển vọng tương lai theo hướng rất tích cực cho Việt Nam khi tham gia vào những khu vực kinh tế có giá trị GDP cao trong khu vực và trên toàn cầu Bên cạnh đó, Các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực lao động việc làm khi nó mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Theo các nghiên cứu được công bố, về cơ hội, việc gia nhập các hiệp định thương mại sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội Một số ngành được hưởng lợi lớn về việc làm là dệt may, thương mại và các ngành công nghiệp nhẹ Những cam kết trong các hiệp định thương mại như cắt giảm hàng rào thuế quan, thực hiện nguyên tắc tự do bình đẳng trong thương mại mở ra việc tiếp cận thị trường một cách toàn diện, đảm bảo sự dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp Về chất lượng việc làm, việc tham gia các hiệp định thương mại sẽ giúp tỷ lệ lao động có kỹ năng sẽ tăng lên, số việc làm với lao động có trình độ kỹ thuật sẽ nhiều hơn 3 Đánh giá tác động của hiệp định thương mại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015-2020 3.1 Tổng quan về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) 3.1.1 Sự hình thành và nội dung chính của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được cả 2 nước đồng thuận vào ngày 05/05/2015 VKFTA là hiệp định thương mại mở đầu trong số các FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế Trong đó, cả nước ta và Hàn Quốc đều bổ sung thêm các phụ lục, dành nhiều ưu đãi trong các lĩnh vực bao gồm hàng hóa, đầu tư và dịch vụ Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào 20/12/2015 Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất tại Việt Nam do đó, việc ký kết phương thức FTA sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu và đầu tư hợp tác cho các doanh nghiệp trong nước Với nhu cầu ổn định, giá xuất khẩu cao và ưu đãi thuế nhờ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc và VKFTA Theo WTO (2019), Hiệp định gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Hiệp định về các quy định thực hiện Trên cơ sở cam kết ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam đã cam kết bổ sung thêm 265 dòng thuế với kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc là 917 triệu USD Danh mục bao gồm: nguyên phụ liệu cho ngành dệt may; vật liệu nhựa; Linh kiện điện tử; phụ tùng ô tô; thiết bị điện; một số sản phẩm từ sắt thép; dây cáp điện; ô tô tải có trọng tải từ 10 - 20 tấn và ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cc (WTO, 2019) Cam kết của Hàn Quốc bao gồm 506 mặt hàng, trong đó 4 mặt hàng có thuế suất MFN hiện tại là 0% 502 mặt hàng khác được Hàn Quốc đồng ý xóa bỏ thuế quan có tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam là 324 triệu USD Hàn Quốc đã cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch và xóa bỏ thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: các sản phẩm thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh và đóng hộp); Những sản phẩm nông nghiệp; trái cây nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt, may, cơ khí, tỏi, gừng, mật ong, đậu đỏ, khoai lang (WTO, 2019) 3.1.2 Các cam kết về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) * Cam kết về việc cắt giảm thuế quan hàng hóa thương mại trong VKFTA Về cơ bản, các cam kết thuế quan trọng VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế quan trọng AKFTA, nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn Hàn Quốc tự do hóa 96,48% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam, ngược lại Việt Nam tự do hóa 92,75% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc tính vào năm 2012 Xét về số dòng thuế, Hàn Quốc tự do hóa 95,43% số dòng thuế, Việt Nam cam kết với 89,75% số dòng thuế Có thể thấy, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế Cụ thể, trong VKFTA: Hàn Quốc xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012) Việt Nam xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế (chiếm 2,2% biểu thuế và tương đương với 5,91% tổng kim ngạch nhập khẩu vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012) Vì vậy, tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì: Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012) Việt Nam xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012) * Cam kết về các quy định và nghĩa vụ chung trong thương mại dịch vụ của VKFTA Hai bên cam kết về các quy định và nghĩa vụ chung nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của mỗi Bên khi tiếp cận thị trường dịch vụ của Bên kia Mỗi Bên sẽ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của Bên kia các quyền lợi cơ bản là: Đối xử quốc gia (NT): Hai Bên cam kết dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của Bên kia các đối xử không kém thuận lợi hơn các đối xử dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của mình trong các lĩnh vực có cam kết Đối xử Tối huệ quốc (MFN): Nếu sau khi VKFTA có hiệu lực mà một Bên trong Hiệp định (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) ký các thỏa thuận với một Bên thứ 3 mà trong đó dành các đối xử ưu đãi hơn cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên thứ 3 đó, thì một Bên có thể yêu cầu tham vấn với Bên kia để xem xét khả năng gia tăng các đối xử ưu đãi trong VKFTA không kém thuận lợi hơn so với các đối xử ưu đãi trong thỏa thuận với Bên thứ 3 đó, trừ trường hợp các đối xử ưu đãi này là theo các hiệp định đã có với một Bên thứ 3 hoặc hiệp định giữa các thành viên ASEAN * Cam kết về dịch vụ trong VKFTA được đảm phán Chương Dịch vụ trong VKFTA vẫn được đàm phán theo cách tiếp cận Chọn Cho tương tự như trong WTO, tức là mỗi Bên sẽ có một Danh mục các lĩnh vực cam kết, trong đó liệt kê các lĩnh vực mở cửa và mức độ mở cửa, các lĩnh vực nào không được liệt kê là không có cam kết và Bên đó có quyền tùy ý quy định Đối với các lĩnh vực có cam kết, tùy vào nội dung cam kết cụ thể, mỗi Bên sẽ không ban hành hoặc duy trì các biện pháp ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia như: Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; hạn chế về giá trị giao dịch; hạn chế về tổng số hoạt động hoặc đầu ra; hạn chế về tổng số nhân lực tuyển dụng; hạn chế về loại hình doanh nghiệp 3.2 Cơ sở nghiên cứu: Các bộ chỉ số thương mại 3.2.1 Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) Theo lý thuyết thương mại quốc tế, lợi ích từ thương mại đến từ quá trình chuyên môn hóa ở các quốc gia có lợi thế so sánh (ví dụ như các lĩnh vực mà một quốc gia sản xuất có hiệu quả tương đối), tức là cần đo lường các nhân tố đầu vào mà nước đó sở hữu Để giải quyết bài toán này, Balassa (1965) đã dựa vào lập luận của lý thuyết lợi thế so sánh và đưa ra chỉ số RCA, theo đó các sản phẩm chủ lực của một nước thường là sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh Hay nói cách khác, lợi thế so sánh của một nước được thể hiện qua cơ cấu xuất khẩu sản phẩm của nước đó và dựa trên tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của một mặt hàng nào đó trong tổng cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới (Ferto và Hubbard, 2003) Công thức tính chỉ số RCA như sau: Trong đó: Xcg là xuất khẩu của hàng hóa g từ nước c; Xc là tổng xuất khẩu của nước c; Xwg là xuất khẩu hàng hóa g của thế giới; và Xw là tổng xuất khẩu của thế giới Một quốc gia có lợi thế so sánh nếu giá trị của chỉ số RCA lớn hơn 1 và ngược lại Sự khác biệt giữa chỉ số RCA của hai quốc gia càng lớn trong khối thương mại, thì hai quốc gia sẽ càng là đối tác phù hợp và có tiềm năng trong khối Từ kết quả tính toán chỉ số RCA, các quốc gia sẽ đưa ra chính sách phù hợp để chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế trên cơ sở các ưu đãi của FTA 3.2.2 Chỉ số định hướng khu vực (RO) Chỉ số RO cho biết, xuất khẩu một quốc gia được định hướng theo một khu vực cụ thể hơn là điểm đến khác Theo nghiên cứu của Yeats (1998) và Yamazawa (1970), thì hàng hóa của một quốc gia thường tập trung tiêu thụ ở một hay một số khu vực thị trường nhất định Do đó, khi xác định lợi thế so sánh ở từng thị trường cụ thể, thì việc sử dụng chỉ số RO sẽ đo lường được tầm quan trọng của xuất khẩu nội vùng so với xuất khẩu ngoài vùng Công thức của chỉ số RO như sau: Trong đó: Xkij là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i đến khu vực j; Xki là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i; Xki – j là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i đến các nước ngoài j; Xi – j là kim ngạch xuất khẩu của nước i đến khu vực ngoài j Nếu RO > 1, thì xuất khẩu nội vùng cao hơn xuất khẩu ngoại vùng; RO < 1 thì xuất khẩu nội vùng thấp hơn xuất khẩu ngoại vùng 3.2.3 Chỉ số cường độ thương mại (TII) Chỉ số TII phản ánh mức độ phụ thuộc và trao đổi thương mại giữa 2 nước Cường độ thương mại chỉ ra mức độ trao đổi giữa 2 quốc gia lớn hơn hay nhỏ hơn mức kỳ vọng tương ứng trong quan hệ thương mại quốc tế (Chandran, 2010) Theo Kojima (1964), cường độ thương mại bao gồm hai chỉ số là cường độ xuất khẩu (XII) và cường độ nhập khẩu (MII), được xác định bằng công thức dưới đây: Cường độ xuất khẩu (XII): Trong đó: XIIij là cường độ xuất khẩu; Xij và Xit là kim ngạch xuất khẩu của nước i đến nước j và tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i; Mi và Mj là tổng kim ngạch nhập khẩu của nước i và j từ thế giới; Mw là tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới Chỉ số XII phản ánh mức độ trao đổi thương mại của hai quốc gia hoặc của một nhóm quốc gia khác Nếu XIIij > 1, thì quốc gia j là thị trường xuất khẩu quan trọng của quốc gia i và ngược lại (Bandara và Smith, 2002) Nếu XIIij càng gần 0, thể hiện mối quan hệ thương mại của hai quốc gia càng thấp Những ngành có cường độ xuất khẩu cao sẽ có thể xảy ra “tạo lập thương mại” so với các ngành có cường độ xuất khẩu thấp (Evan và cộng sự, 2006) Cường độ nhập khẩu (MII): Trong đó: MIIij là cường độ nhập khẩu; Mij và Mit là kim ngạch nhập khẩu của nước i từ nước j và tổng kim ngạch nhập khẩu của nước i; Xi và Xj là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i và j ra thế giới; Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Chỉ số MII phản ánh mức độ quan hệ nhập khẩu của một quốc gia với một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia khác Nếu MIIij > 1, thì nước j là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước i và ngược lại MIIij tăng lên sẽ cho biết mức độ quan trọng của nước j đối với nước i trong hoạt động nhập khẩu và ngược lại Các ngành có chỉ số MII cao có thể dẫn đến “tạo lập thương mại” hơn các ngành có MII thấp hơn Những ngành có MII thấp vẫn có thể dẫn đến gia tăng kim ngạch nhập khẩu trong tương lai, nhưng khả năng dẫn đến “chuyển hướng thương mại” là cao hơn Cường độ thương mại (TII): Trong đó: TIIij là cường độ thương mại; Tij là kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước i với nước j; Tiw là kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước i; Tjw là kim ngạch xuất nhập khẩu của nước j; Tww là kim ngạch thương mại toàn cầu Nếu TIIij > 1, chứng tỏ nước j là đối tác thương mại quan trọng của nước i TII tăng lên phản ánh vai trò của nước j đối với nước i tăng lên trong hoạt động thương mại quốc tế và ngược lại (Bandara và Smith, 2002) 3.3 Phân tích dự liệu nghiên cứu và tác động của hiệp định thương mại VKFTA đến tăng tưởng kinh tế Việt Nam 3.3.1 Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) Đơn vị: tỷ USD KN XK Năm VN Xcg HDM Tổng VN KN XK KN TG XK HDM Tổng TG KN XK RCA Xc Xwg Xw 2016 23.82 176.58 575.45 16035.8 3.76 2017 26.12 215.12 599.98 17740.8 3.59 2018 30.48 243.7 633.91 19549.3 3.86 2019 32.83 264.27 629.98 19014.3 3.75 2020 29.81 282.63 620.3 17648.4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Trung tâm Thương mại Quốc tế Biểu đồ 2.1: RCA hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2016-2020 3.00 Theo biểu đồ, trong giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dệt may của Việt Nam nhìn chung tăng đều qua các năm từ 23,82 tỷ USD năm 2016 lên 29,81 tỷ USD năm 2020 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước có xu hướng giảm Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn thế giới liên tục gia tăng qua các năm từ 4,14% năm 2016 lên 5,21% năm 2019 và giảm nhẹ còn 4,81% vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Những thành tựu trong những năm qua đã khẳng định vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may trên thị trường thế giới và cho thấy hàng dệt may là một mặt hàng có lợi thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế Điều này được khẳng định thông qua kết quả tính toán hệ số lợi thế so sánh biểu lộ của hàng dệt may Việt Nam RCA của hàng hóa Dệt may Việt Nam có xu hướng biến động, tăng trong năm 2018 sau đó có xu hướng giảm dần và chỉ còn 3,00 trong năm 2020 Hệ số RCA>1 cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh trong lĩnh vực dệt may Đặc biệt, RCA của Việt Nam trong cả giai đoạn đều trên mức 3,00, chỉ số RCA càng lớn chứng tỏ Việt Nam có lợi thế càng cao trong thị trường xuất khẩu toàn cầu 3.3.2 Chỉ số định hướng khu vực (RO) Đơn vị: tỷ USD KN XK HDM KN XK HDM đến của VN đến Tổng KN XK các nước ngoài KN XK của VN đến HQ HDM của VN HQ các nước ngoài HQ Năm Xkij Xki Xki-j Xi-j RO 2016 2.28 23.82 21.54 165.17 0.734 2017 2.64 26.12 23.48 200.3 0.862 2018 3.30 30.48 27.18 225.46 0.898 2019 3.35 32.83 29.48 244.54 0.846 2020 2.86 29.81 26.95 263.55 Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 0.938 Từ biểu đồ có thể thấy qua các năm chỉ số RO đều nhỏ hơn 1 Điều này chứng tỏ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến Hàn Quốc thấp hơn xuất khẩu đến các khu vực khác trên thế giới, Hàn Quốc không phải là thị trường chủ lực xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng thấp hơn các khu vực khác trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam Nguyên nhân là do hai thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và Châu Âu (chiếm hơn 60%) có các hiệp định, chính sách ưu đãi hơn 3.3.3 Chỉ số cường độ thương mại (TII) Chỉ số cường độ thương mại bao gồm các chỉ số nhỏ hơn như cường độ xuất khẩu (XII) và cường độ nhập khẩu (MII) của hai quốc gia Việt Nam (đóng vai trò là chủ thể đánh giá) và Hàn Quốc, cùng với dữ liệu chung về kim ngạch xuất nhập khẩu trên toàn thế giới Nhóm tính toán dữ liệu nghiên cứu theo công thức đã trình bày phía trên, với nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam - GSO, Ngân hàng Thế giới - World Bank, trang chủ OEC Đầu tiên, về cường độ xuất khẩu, có thể thấy sau khi hiệp định VKFTA có hiệu lực kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc liên tục tăng qua các năm từ 11,42 tỷ USD năm 2016 lên 19,1 tỷ USD năm 2020 và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Điều này kết hợp với việc kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2019 đã khiến chỉ số XII tăng dần từ 2,48 tới mốc 2,82 - tức là tăng gần 11.85% Các chỉ số XII đều mang dấu dương cho thấy Hàn Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam trong mối quan hệ trao đổi thương mại và có mức độ phụ thuộc cao Đơn vị: tỷ USD Tổng Tổng KN NK Tổng KN NK Tổng KN KN XK VN- KN VN của NK HQ XK VN từ thế giới HQ từ thế giới của TG Năm Xij Xit Mi Mj Mw XII 2016 11.42 176.58 174.97 406.19 15779.9 2.48 2017 14.82 207.65 205.51 478.1 17628.1 2.60 2018 18.2 235.52 231 535.2 19335.3 2.76 2019 19.72 255.83 247.5 503.34 18652.8 2.82 2020 19.1 274.03 257.05 467.63 17221.1 2.53 Về cường độ nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu thương mại của Việt Nam từ Hàn Quốc cũng có xu hướng tăng liên tục từ 32,03 tỷ USD năm 2016 lên 46,9 tỷ USD năm 2020 và chiếm tỉ trọng xấp xỉ 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Giai đoạn này Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành quốc gia mà Việt Nam đang nhập siêu nhiều nhất: trung bình Việt Nam mới xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt con số khoảng 10 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Hàn Quốc khoảng 30 tỷ USD Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid mà cường độ xuất - nhập khẩu hoàng hóa của Việt Nam đều sụt giảm so với các năm trước Tổng Tổng KN XK Tổng KN XK Tổng KN KN NK VN- KN VN của XK HQ NK VN ra thế giới HQ ra thế giới của TG Năm Mij Mit Xi Xj Xw MII 2016 32.03 174.97 176.58 495.43 16035.8 5.86 2017 46.73 205.51 207.65 573.9 17740.8 6.95 2018 47.5 231 235.52 604.86 19549.3 6.57 2019 46.93 247.5 255.83 542.23 19014.3 6.56 2020 46.9 257.05 274.03 512.5 17648.4 6.19 Hiện Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may da giày, sắt thép, chất dẻo, hóa chất, phương tiện vận tải, xăng dầu Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, thủy sản, gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giày dép, phương tiện vận tải và phụ tùng, xơ, sợi dệt các loại… sang Hàn Quốc Chỉ số cường độ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc được tính bằng cách so sánh thị phần xuất nhập khẩu của Hàn Quốc và của thế giới đến nước nhập khẩu là Việt Nam Chỉ số này qua các năm đều lớn 1 hàm ý rằng cường độ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc cao hơn so với cường độ thương mại trung bình giữa Việt Nam và thế giới Với đặc điểm này, Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nhiều hơn không chỉ để tận dụng cơ hội mà FTA Việt Nam-Hàn Quốc mang lại mà còn là biện pháp để giảm nhập siêu từ thị trường này, cân bằng cán cân thương mại 4 Kết luận và hàm ý chính sách 4.1 Thành tựu và hạn chế 4.1.1 Thành tựu Mở rộng thị trường xuất khẩu VKFTA cũng chính là bước đệm cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn đó chính là các nước EU VKFTA có hiệu lực góp phần xoa dịu khó khăn, giảm thiểu chi phí và duy trì đầu ra cho doanh nghiệp do có lợi thế hơn về thuế quan Hàng rào thuế quan đã được dỡ bỏ nhiều hơn so với AKFTA giúp cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu của mình VKFTA có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam được hưởng những ưu đãi thuế nhờ sự cắt giảm của hàng rào thuế quan Hàng dệt may Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà ngành còn yếu như dệt, nhuộm, nguyên vật liệu đầu vào… 4.1.2 Hạn chế Phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI) chỉ tập trung thực hiện các đơn hàng cắt-may-hoàn thiện, chưa chú trọng đến sản xuất vải và phụ liệu Vì vậy, hạn chế đầu tiên của VKFTA đó chính là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dệt nhuộm trong nước Hạn chế thứ hai đó là việc lưu trữ, quản lý chứng từ và hồ sơ khai báo gây tốn kém về chi phí và nhân lực của doanh nghiệp Tham gia FTA với Hàn Quốc đồng nghĩa hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với vấn đề về “quy tắc xuất xứ” từ vải có tỷ lệ nội địa thấp Khi VKFTA có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam sẽ gặp sức ép cạnh tranh rất lớn trên thị trường nội địa do hàng hóa của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ không chịu thuế nhập khẩu Năng suất lao động trong ngành dệt may còn thấp là một thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải dành sự quan tâm cải thiện một cách liên tục và triệt để Giá trị gia tăng ngành dệt may còn thấp 4.2 Một số giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam 4.2.1 Chính sách đối với Doanh nghiệp Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung cần gia tăng “tỷ lệ nội địa hóa” nguyên phụ liệu bằng cách đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến bông, sợi, vải và hóa chất dùng cho dệt may… Bên cạnh đó cần nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới cơ cấu sản phẩm và tiếp thị sản phẩm Không chỉ vậy, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc tìm hiểu các cam kết trong VKFTA và quy định của Hàn Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam 4.2.2 Chính sách đối với Nhà nước Pháp luật Việt Nam cần có những cải cách, sửa đổi phù hợp với những chuẩn mực đề ra trong VKFTA như các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, luật lao động, luật đầu tư… Nhà nước cùng các hiệp hội cần nhanh chóng phổ biến, tập huấn về VKFTA cho các doanh nghiệp Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, ưu đãi cho các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào cho các sản phẩm xuất khẩu Tài liệu tham khảo - Slide môn định lượng phát triển - ... tác động hiệp định thương mại Hiệp định thương mại tự Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015-2020 3.1 Tổng quan hiệp định thương mại tự Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) 3.1.1.. .Phân tích ảnh hưởng hiệp định thương mại tự Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Giới thiệu Lý luận ngoại thương 2.1 Tổng quan ngoại thương. .. Sự hình thành nội dung hiệp định thương mại tự Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) Hiệp định thương mại tự Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) nước đồng thuận vào ngày 05/05/2015 VKFTA hiệp định thương mại mở

Ngày đăng: 27/11/2022, 00:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan