1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà

70 164 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp phải tự thân vận động nếu như muốn tồn tại và phát triển trong một thị trường cạnh tranh thì họ luôn phải tìm cho mình hướng đi đúng đắn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng trở lên khó tính và có tính chất sang lọc cao Để tồn tại và phát triển trên thị trường các doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng đáp ứng thoả mãn của khách hang, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Chất lượng có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của sản phẩm hang hoá Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thế giới Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hang loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này Để cho quá trình quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn và thiết kế cho mình một hệ thống HTQLCL phù hợp để áp dụng Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang thấy nhiều lợi ích mang lại Đó là tiết kiệm được nhiều chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp, giảm chi phí cho xử lý các chất dẫn xuất ảnh hưởng đến môi trường duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng lao động, tăng cường vị thế uy tín cho doanh nghiệp, mở rộng quan hệ quốc tế liên doanh liên kết Là một công ty hoạt động trong cơ chế thị trường không thể thể không thấy được tầm quan trọng của HTQLCL Do vậy công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà đã tìm cho mình hướng đi bằng việc áp dụng HTQLCL ISO 9001: 2000.Do đó tổ chức cần phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ nhằm xem xét HTQLCL đã thiết lập có phù hợp với nội dung sản xuất, điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống QLCL Thông qua đó đánh giá mức độ thoả mãn của khách hang ( nội bộ và bên ngoài) Từ đó đưa ra biện pháp cải tiến HTQLCL và đưa HTQLCL thực sự đi vào guầng quay của chất lượng trong quá trình hội nhập

với lý do đó tôi chọn đề tài khoá luận: “Hoàn thiện công tác đánh giá chất

lượng nội bộ tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà”.

Trang 2

PHẦN I

KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CHĂM SÓC NHÀI Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà - HOMECARE qua hơn sáu năm hình thành và hoạt động, HOMECARE đã tạo dựng được danh tiếng tại thị trường Việt Nam về cả trình độ quản lý và cung cấp dịch vụ cho các toà nhà, khu trung cư cao tầng, khu đô thị mới ở mức chuyên nghiệp hoá cao Trong vài năm trở lại đây, do tốc độ phát triển nhanh của các khu đô thị mới Khu trung cư cao tầng tại các thành phố lớn đã dẫn đến nhu cầu chủ đầu tư các công trình trên phải cần đến một nhà quản lý và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

Dựa trên nền tảng là một công ty dịch vụ chuyên nghiệp, có thâm niên 5 năm trong việc cung cấp dịch vụ bảo trì, làm sạch, chăm sóc cây xanh cho các toà nhà hiện đại như Đại sứ quán Autralia, Đại sứ quán Mỹ, Tổ hợp các toà nhà cao tầng Fortuna và nhiều biệt thự tại khu vực Hà Nội, cùng với sự hỗ trợ đắc lực cuả các đồng chí công an thành phố Hà Nội nên ban lãnh đạo quyết định sát nhập hai bộ phận, thành lập công ty HomeCare vào năm 2003 Với những ưu điểm và thuận lợi trên, tiếp quản và duy trì những kinh nghiệm cùng với những thành công đạt được, HOMECARE sẽ mang đến cho chủ đầu tư trình độ quản lý và cung cấp dịch vụ, an ninh và kỹ thuật chuyên nghiệp cao, trọn gói và đồng bộ.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và đòi hỏi trước tiến trình hội nhập của nền kinh tế, Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà - HOMECARE nỗ lực xây dựng và thực hiện thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 Đồng thời thực hiện tốt

Trang 3

công tác quản lý và cung cấp dịch vụ và giúp các đối tác xây dựng lập dự án, đưa các ý tưởng để dự án quản lý trở thành hiện thực nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên để cho ra đời các dịch vụ quản lý đa dạng chất lượng cao, tạo lập uy tín và hình ảnh tốt đẹp của công ty trong lòng khách hàng gần xa.

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số: 0103004048 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 14/09/2002

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CHĂM SÓC NHÀ

Tên giao dịch: HOMECARE TRADING ANH SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: HOMECARE., JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 15, ngánh 81/35, phố linh lang, phường cống vị, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 7662999 Fax: 7662994 Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp

- Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà cao tầng;

- Dịch vụ kĩ thuật điện, nước , vệ sinh, bảo vệ trong các toà nhà;- Kinh doanh thương mại điện tử;

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bar, xoa bóp, bấm huyệt;- Đại lý mua, đại lý bán và gửi hàng hoá;

- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ;- dịch vụ trông giữ xe;

- Môi giới thương mại;

Trang 4

( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).

II Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà

1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty

a Trách nhiệm và quản hạn của giám đốc công ty:* Tên vị trí: Giám đốc công ty

* Báo cáo: Hội Đồng Quản Trị

* Chức năng: Chịu tránh nhiệm trước hội đồng quản trị công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà - Homecare về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của công ty; trực tiếp phụ tránh công tác kế hoạch, tổ chức, tài chính công ty.

* Nhiệm vụ cụ thể:

- Phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của

Giám đốc

Đại diện lãnh đạo chất lượng(QMR)

Phòng nhân sự

Phòng kỹ thuậtPhòng

tổ chức HC

Phòng dịch vụ

Phòng vật tư

Phòng kế

Phòng an ninh

Trang 5

công ty: Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường, kế hoạch đào tạo cán bộ, kế hoạch đầu tư nâng cấp thiết bị đệ trình hội đồng quản trị công ty xem xét.

- Duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ, đơn giá dịch vụ, tiền lương, giá cả nguyên vật liệu, giá cả dịch vụ

- Phê duyệt cho ban hành các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, cơ cấu tổ chức công ty

- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động vủa công ty bao gồm: nhân lực, trang thiết bị, nguồn vôn

- Chỉ định đại diện của ban giám đốc công ty về vấn đề chẩt lượng.

- Ký kết các hợp đồng kinh tế ( hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ ) và các hợp đồng lao động.

- Quyết định triển khai các hoạt động phòng ngừa, khắc phục khiều nại của khách hàng và phê duyệt các hoạt động kiểm tra lại.

- Chủ trì các cuộc họp xem xét của ban giám đốc về vấn đề chất lượng,- Chủ trì các cuộc họp giao ban của công ty phê duyệt và thông báo các tình hính cung cấp dịch vụ, kinh doanh hàng tháng của công ty Phê duệt các kế hoạch đào tạo, kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ.

- Hàng tháng kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của công ty, tiếp xúc và nắm bắt tình hình khách hàng,

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật mọi CBCNV của công ty theo đúng quy định

- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty hàng năm với hội đồng quản trị của công ty

- Uỷ quyền cho phó giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi vắng mặt.

Trang 6

b Trách nhiệm và quyền hạn của đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) * Tên vị trí: Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)

* Báo cáo tới: Giám đốc công ty* Yêu cầu năng lực:

- Trình độ đại học.

- Có năng lực quản lý điều hành

- Có trách nhiệm và uy tín trong công ty.

* Người thay thế khi vắng mặt: Người được giám đốc công ty chỉ định * Trách nhiệm:

- Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì.

- Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến.

- Đảm bảo toàn bộ thúc đẩy doanh nghiệp nhận thức được các yêu cầu của khách hàng.

- chịu tránh nhiệm chính trước Ban Giám đốc về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

- Chỉ đạo, tuân thủ các quy trình, quy định của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

Trang 7

Đáp ứng nhu cầu văn phòng phẩm của các phòng ban trong công ty Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu công việc của các phòng ban, đội thi công của công ty Quản lý chế độ chính sách đối với người lao động như: thưởng, phạt, BHXH

d Phòng hành chính

Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự xây dựng lực lượng CBCNV theo yêu cầu, nhiệm vụ, xây dựng quy chế quản lý nội bộ phòng có nhiệm vụ xác định nhu cầu nhân lực, quy mô biên chế của các bộ phận theo yêu cầu sản xuất tuyển chọn, tuyển dụng , xắp xếp điều độ trình giám đốc quy định, xây dựng kế hoạch như dự kiến đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình về quản lý chuyên môn, thực hiện chế độ chính sách về lao động, bảo hiểm phúc lợi, thực hiện và kiểm soát tài liệu của công ty và quản lý theo dõi sử dụng cơ sở.

e Phòng kỹ thuật :

Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, kinh tế và kế hoạch quản lý kinh tế, quane lý thi công các công trình Thực hiện các hoạt động tổ chức thi công, quản lý khối lượng, chất lượng, kinh tế, tiến độ, quản lý công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp Tổ chức các hoạt động tìm kiếm đối tác , bạn hàng, thanh toán giá cả thương lượng chuẩn bị nội dung hợp đồng kinh tế đảm bảo tính pháp lý để giám đốc ký kết

f Phòng an ninh

Đảm bảo công tác an ninh trật tự cho toàn công ty, giám sát thực hiện các biện pháp an toàn lao động chống cháy nổ, quản lý bảo vệ tài sản, chống thất thoát.

g Phòng dịch vụh Phòng vật tư.

Trang 8

Mua sắm dự trữ cân đối vật tư hợp lý để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, tiếp nhận hàng nhập khẩu, tìm nguồn hàng, cung cấp vật liệu, xuất vật tư.

l Phòng kế toán.

Phụ trách công tác tài chính của nhà máy có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ, hạch toán, các nhiệm vụ phát sinh hàng ngày thường qua hạch toán các khoản thu nhập, chi phí doanh thu xác định kết quả kinh doanh, thanh toán với khách hàng, đồng thời theo dõi cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản,

 Dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Homecare là một trong những công ty chuyên cung cấp máy móc, thiết bị làm sạch, hoá chấg làm sạch và dịch vụ làm sạch, bảo trì cho các công trình, toà nhà văn phòng, trường học, khu căn hộ, khu khách sạn và nhà máy Với đội ngũ nhân viên, công nhân được đào tạo chuyên môn cao, có kinh nghiệm, nhiệt tình Homecare hy vọng sẽ làm cho các toà nhà, trường học, văn phòng, khách sạnm nhà ở, biệt thự của quý khách luôn luôn sạch và giữ được vẻ đẹp với thời gian.

Thiết bị : Homecare sử dụng các thiết bị và công nghệ làm sạch của các hãng nổi tiếng như WETROK( thuỵ sĩ), Wap( Tây đức), Typhôn( Italy)

Hệ thống thang, dây treo đơn cho một số vị trí ở trên caoCây lau kính, tay gạt kính bình xịt và giẻ mềm

Máy đánh sàn Máy bụi/ Hút nướcMáy giặt thảm

Các công dụng cụ khác

Trang 9

Hoá chất sử dụng:

Chúng tôi sử dụng hoá chất lau kính, lau tường và các loại hoá chất chuyên dụng khác của các hãng Goodmmaid ( Malaysia) đạt tiêu chuẩn ISO 9002.

Hoá chất lâu kính và bảo dưỡng kính

Hoá chất làm sạch và khử trùng nhà vệ sinh Hoá chất giặt thảm

Hoá chất đánh bóng sàn GraniteHoá chất làm sạch và đánh bóng inoxHoá chất khử mùi và tạo mùi thơmHoá chất làm sạch sàn

2/ Làm sạch các công trình, toà nhà cao ốc trước khi đưa vào sử dụng.3/ Tư vấn đào tạo và cung cấp nhân viên làm sạch, tạp vụ, đầu bếp hàng ngày

( Ngắn hạn và dài hạn) cho các toà nhà, cao ốc, căn hộ và văn phòng theo yêu cầu của khách hàng.

Trang 10

trước khi làm việc và có chế độ bảo hành thoả đáng cho quý khách sạn Với bề dày kinh nghiệm 7 năm trong nghề Homecare rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Trung tâm nhận ký kết hợp đồng lắp đặt sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng, cho các cửa hàng siêu thị điện lạnh, điện máy Ngoài ta Homecare chuyên cung cấp, các loại máy lạnh, hệ thống lạnhcủa tất cả các hãng nổi tiếng trên thế giới , với giá thấp nhất, chính hãng.

Homecare nhận lắp đặt, sửa chữa các loại điện dân dụng, đồ điện Với kỹ thuật đảm bảo, tinh thần trách nhiệm cao homecare sẽ làm hài lòng quý khách hàng nhận phục vụ tận nhà vào tất cả các ngày trong tuần.

 Dịch vụ kỹ thuật* Điều hoà nhiệt độ Các công việc cần bảo trì

Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống cơ khí

Bảo dưỡng và làm sạch hệ thống làm lạnh và tản nhiệt Kiểm tra gas, bổ xung dẫu mỡ bôi trơn cần thiết

Kiểm tra độ lạnh sản xuất

Làm sạch tấm lọc, thiết bị trong và ngoài* Tủ lạnh

Các công việc cần bảo trì

Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống cơ khí.

Bảo dưỡng và làm sạch hệ thống làm lạnh và tản nhiệt Kiểm tra máy nén

Bảo dưỡng hệ thống nước thải Kiểm tra độ lạnh sản xuất

Làm sạch thiết bị trong và ngoài

Trang 11

* Máy giặt

Các công việc bảo trì

Tổng vệ sinh lồng giặt và hệ thống cấp thoát nước Căn chỉnh đai chuyền, hệ thống cân bằng lực Bổ xung dầu mỡ bôi trơn cần thiết

* Máy hút ẩm

Các công việc bảo trì

Bảo dưỡng hệ thống điện, hệ thống cơ khí Bảo dưỡng hệ thống làm lạnh và tản nhiệt Kiểm tra gá, bổ xung dầu mỡ cần thiết Làm sạch tấm lọc, thiết bị trong và ngoài.

 Dịch vụ làm sạch, chống thấm, các công việc về sơn tường trang trí ngoại thất

- Làm sạch: Vách kính, đóng sàn, giặt thảm- Chống thấm: Tường, bể chứa nước, mái nhà - Thi công sơn nội - ngoại thất

- Thi công trang trí nội ngoại thất

 Dịch vụ phun diệt côn trùng: Muỗi, mọt, mỗi, gián

Homecare luôn đi đầu trong ứng dụng các công nghệ mới, luôn sử dụng các phương pháp và hoá chất không gây tác hại cho người và đạt hiệu quả cao, lâu dài.

Sau quá trình hoạt động, chúng tôi đã tạo được uy tín trong các công việc:

Diệt mối tận gốc, phun diệt côn trùng trong nhà: Ruồi, muỗi, kiếm, rán Tấc dụng 4 - 5 tháng mà không gây hại chi cho người

Diệt trừ muỗi, ruồi, gián Các loại côn trùng có hại cho các khách sạn, các công ty, văn phòng.

Trang 12

Được bộ y tế cấp giấy phép về những hoá chất không gây hại cho con người và môi trường, cùng những kỹ sư, công nhân kỹ thuật trách nhiệm cao sẽ đem lại sự thoài mái cho cuộc sống của bạn.

 Dịch vụ sửa chữa hệ thống ống nước

Sửa chữa và xử lý sự cố về hệ thống nước trong toà nhà và căn hộ Bao gồm sửa chữa hệ thống ống nước, các thiết bị vệ sinh trong toilet, bếp, hệ thống nước ngầm.

Thi công sơn, bả, xử lý chống thấm

Đội ngũ công nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp, đảm bảo thi công chất lương, nhanh gọn.

Ngoài ra Homecare có dịch vụ tư vấn miễn phí về trang thiết bị, vật liệu xây dựng trong quá trình thi công.

3 Đặc điểm về thị trường của công ty

Hiện nay thị trường của công ty vẫn là thị trường trong nước và chỉ có ở Hà Nội Từ khi thành lập đến nay công ty đã quản lý những toà nhà như 111 láng Hạ, 27 Huỳnh Thúc Kháng, Khu đô thị Mỹ Đình và một số toà nhà lân cận Cung cấp các loại hình dịch vụ như vệ sinh công nghiệp,lắp đặt bảo trì , sửa chữa, phun diệt côn trùng ( mối, mọt, mối, gián…) cho các nhà hang khách sạn Chăm sóc vườn hoa cây cảnh cho công viên và các khu trung cư, các toà biệt thự… Hiện nay công ty đang có xu hướng triển khai kế hoạch mở rộng thị trưởng ra một số thành phố lớn như Hải Phòng, Đà nẵng…

4 Đặc điểm về máy móc thiết bị và các loại hoá chất làm sạch của công ty

tiếng như WETROK( thuỵ sĩ), Wap( Tây đức), Typhôn( Italy)

Hệ thống máy móc như: Hệ thống thang, dây treo đơn cho một số vị trí ở trên cao,Cây lau kính, tay gạt kính bình xịt và giẻ mềm ,máy đánh sàn, máy

Trang 13

bụi/ Hút nước, máy giặt thảm…

Homecare sử dụng hoá chất lau kính, lau tường và các loại hoá chất chuyên dụng khác của các hãng Goodmmaid ( Malaysia) đạt tiêu chuẩn ISO 9002.Các loại hoá chất như: Hoá chất lâu kính và bảo dưỡng kính, hoá chất làm sạch và khử trùng nhà vệ sinh, hoá chất giặt thảm, hoá chất đánh bóng sàn Granite, hoá chất làm sạch và đánh bóng inox, hoá chất khử mùi và tạo mùi thơm, hoá chất làm sạch sàn, và một số hoá chất cần thiết khác

5 Đặc điểm về lao động

Do đặc tính về nghành nghề kinh doanh của công ty là dịch vụ chăm sóc nhà Nên về cơ cấu nhân sự trong công ty có sự chênh lêch cao giữa nhân viên làm việc trực tiếp và nhân viên văn phòng, giữa trình độ văn hoá của hai nhóm nhân viên này Điều này được thể hiện rất rõ qua các bảng số liệu sau:

5.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty

Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động cuả công ty

Trang 14

toà nhà mới Cụ thể là năm 2005 công ty quản lý thêm toà nhà 111 Láng Hạ, năm 2006 quản lý thêm toà nhà 27 Huỳnh thúc Kháng, còn năm 2007 là khu đô thị Mỹ Đình Số nhân viên văn phòng tăng lên chậm( trung bình 4 người muỗi năm) còn số nhân viên làm việc trực tiếp tăng cao hơn so với nhân viên văn phòng với trung bình là 34 người mỗi năm Điều này là hoàn toàn hợp lý với ngành nghề kinh doanh của công ty.

Biểu đồ 1: Biểu đồ về trình độ công nhân viên trong công tyBiểu đồ trình độ lao động của công ty

Đại học và trên đạihọc

Cao đẳngTrung cấp Khác

Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ cao đẳng của Công ty chiếm tỷ lệ cao nhất (46%), trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 25%, còn trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ còn tương đối thấp (19%), tỷ lệ này phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty Tuy nhiên, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay, công ty cần có chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

5.2 Tình hình thu nhập của công nhân viên.

Trang 15

Bảng 2: Tình hình thu nhập của công nhân viên

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân tháng của công ty

Triệu đồng

Năm 2004Năm 2005Năm 2006Năm 2007 Năm

Biểu đồ thu nhập bình quân tháng của Công ty

Trang 16

Thu nhập bình quân tháng của công nhân viên được thể hiện rõ ràng qua biểu đồ1 con số liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng lón hơn 102% qua các năm cụ thể năm 2005 tăng gấp 1,12 lần so với năm 2004 Năm 2006 tăng gấp 1,39 lần so với năm 2005 Năm 2007 tăng 1,075 lần so với năm 2006

Trang 17

 Mục đích và ý nghĩa của một cuộc đánh giá nội bộ

Một trong những phương pháp tốt nhất để tạo niềm tin cho khách hang về chất lượng sản phẩm của mình là các doanh nghiệp phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả tại chính doanh nghiệp Xây dựng và áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là bằng chứng để chứng minh các hoạt động đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp Vậy làm thế nào để coả thể xác định được hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp của mình đã phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn đề ra? Hệ thống này thực sự được vận hành và duy trì có hiệu quả hay chưa? Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải có những hoạt động gì để cải tiến hệ thống quản lý hiện tại? Những vấn đề này chỉ có thể xác định được thông qua hoạt động kiểm tra, xem xét và đánh giá hệ thống.

Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ( QMS) nhằm xác định xem:-Hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng lập thành văn bản và được mọi người thông hiểu chưa?

-Hệ thống này có được mọi người tuân thủ và thực hiện có hiệu quả không?

- Trong quá trình thực hiện, hệ thống có mang tính đảm bảo chất lượng không?

Trang 18

- Đề ra những hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến cần thiết để nâng cao hiệu quả của hệ thống chất lượng, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

 Đánh giá là gì?

Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO 9000: 2000

“ Quá trình có hệ thống độc lập và được lập thành văn bản để nhận được bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đã thoả thuận”

 Các bước tiến hành đánh giá chất lượng được đề cập trong tiêu chuẩn ISO 9001.

 Một đích chính của một cuộc đánh giá chất lượng nội bộ là:

- Xác định điểm phù hợp hoặc không phù hợp của hệ thống chất lượng với những yêu cầu cụ thể.

- Xác định tính hiệu quả của hệ thống chất lượng đang được áp dụng nhằm đáp ứng những mục tiêu, chính sách chất lượng cụ thể.

- Giúp cho các cán bộ phận/ cá nhân được đánh giá có thể cải tiến hệ thống chất lượng.

- Đáp ứng các yêu cầu của luật định.

 Một cuộc đánh giá thông thường được thực hiện do một hay nhiều lý do sau:

- Đánh giá hệ thống chất lượng của một tổ chức xem có đáp ứng được với tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng hay không;

tục đáp ứng các yêu cầu cụ thể và hệ thống đó có đang được thực duy trì hoạt động hay không

- Đánh giá ban đầu đồi với một nhà cung ứng khi có mong muốn thiết lập quan hệ hợp đồng.

- Trong phạm vi một hợp đồng, kiểm tra xác nhận rằng hệ thống chất

Trang 19

lượng của một nhà cung ứng vẫn tiếp tục đáp ứng các yêu cầu cụ thể và đang hoạt động.

 Các loại đánh giá

 Đánh giá bên thứ nhất (Đánh giá nội bộ)

- Đánh giá chất lượng do nội bộ công ty tiến hành để xác định hiệu quả của hệ thống chất lượng của tổ chức.

- Mục đích:

Theo dõi việc thực hiện hệ thống chất lượng ( từ giai đoạn đầu) Cụ thể là hệ thống đó có được vận hành, có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn đã đề ra không.

Phát hiện sự không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục nhằm chuẩn bị chho đánh giá chất lượng của tổ chức bên ngoài.

Tìm kiếm cơ hội cải tiến. Đánh giá của bên thứ hai:

- Đánh giá do các bên quan tâm như khách hang của tổ chức hay đại diện của khách hang tiến hành.

 Hai giai đoạn của đánh giá hệ thống chất lượng

Xem xét hệ thống chất lượng đã được xây dựng thành văn bản ( Thường là sổ tay chất lượng và các thủ tục / quy trình ) đối chiếu với tiêu chuẩn hệ thống chất lượng liên quan

Trang 20

Đánh giá phạm vi, việc thực hiện và hiệu quả của hệ thống chất lượng đối chiếu với hệ thống văn bản và với tiêu chuẩn hệ thống chất lượng liên.

2 Lập kế hoạch đánh giá

Trách nhiệm của cán bộ đánh giá và trưởng nhóm đánh giá

- Tuân thủ các yêu cầu cuộc đánh giá

- Thông báo, trao đổi và làm sang tỏ các yêu cầu của cuộc đánh giá với các bộ phận/cá nhân được đánh giá

- Lập chương trình đáp giá và thực hiện các công việc được giao- Ghi chép các quan sát trong quá trình đánh giá

- Báo cáo kết quả đánh giá

- Kiểm tra xác nhận hiệu quả của các hành động khắc phục sau cuộc đánh giá

- Duy trì và bảo đảm các tài liệu/ hồ sơ đánh giá- Hợp tác và hỗ trợ trưởng nhóm đánh giá

- Chịu trách nhiệm trong cả quá trình đánh giá

- Kết luận cuối cùng đối với cuộc đánh giá và bất kỳ quan sát nào trong đánh giá đã ghi nhận

- Chuẩn bị chương trình đánh giá

- Báo cáo những điểm không phù hợp nghiêm trọng cho bên được đánh giá ngay khi phát hiện

- Báo cáo những trở ngại trong quá trình đánh giá - Báo cáo đánh giá rõ rang, đầy đủ và kịp thời

Lập chương trình đánh giá, thời gian tiến hành đánh giá

sự tham gia hợp tác của nhiều người từ các bộ phận khác nhau, vì vậy phải lập chương trình đánh giá rõ rang, cụ thể, thông báo tới các bộ

Trang 21

phận / cá nhân liên quan để có sự chuẩn bị

được đánh giá Kế hoạch/ chương trình đánh giá cần có những nội dung sau:

Xem xét tài liệu và chuẩn bị phiếu hỏi

 Trước khi tiến hành đánh giá, cán bộ đánh giá cần hiểu rõ về hệ thống chẩt lượng của doanh nghiệp mình và các thủ tuch / quy trình của hệ thống chất lượng liên quan tới bộ phận sẽ được đánh giá.Việc này được thực hiện thông qua nghiên cứu trước các tài liệu, sổ tay chất lượng hay các thủ tục/ quy trình chất lượng liên quan,

 Mục tiêu của nghiên cứu trước tài liệu nhằm:- Thông hiểu hệ thống chất lượng

- Xem xét phù hợp của hệ thống chất lượng đã được lập thành văn bản theo yêu cầu của ISO 9001

- Chuẩn bị phiếu ghi chép cho những vấn đề / Điểm cần làm sang tỏ trong quá trình đánh gia

 Ưu điểm của phiếu hỏi

- Phiếu hỏi giống như một hướng dẫn cho cán bộ đánh giá các bước hay các công việc mình sẽ tiến hành trong quá trình đánh giá Nó giúp quá trình đánh giá dễ dàng và tập trung hơn.

- Có được một danh sách những mục/ điểm cần tiến hành xem xét khi đánh giá Điều này giúp cán bộ đánh giá theo dõi công việc của mình,

Trang 22

những điểm/bộ phận nào hoặc chưa đánh giá Phiếu hỏi giúp công việc đánh giá được kỹ lượng và liên tục

- Giúp các bộ đánh giá báo cáo những phát hiện trong quá trình đánh giá và kiểm soát được thời gian đánh giá

 Nhược điểm của phiếu hỏi

- Quá trình đánh giá trở nên máy móc theo những điểm đã chuẩn bị trước, không linh hoạt theo thực tế thực hiện

 Chuẩn bị phiếu hỏi

- Đánh giá lần đầu : Liệt kê các cây hỏi dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn và hệ thống tài liệu của công ty

- Các lần đánh giá sau: Phiếu hỏi có thể được chuẩn bị dựa trên những phát hiện trong lần đánh giá trước Cán bộ đánh giá cũng là người hiều rõ những điểm mạnh/ yếu của doanh nghiệp nên có thể chuẩn bị phiều hỏi với những điểm cần tập trung khi tiến hành đánh giá.

3.Tiến hành đánh giá

 Họp khai mạc

diện của các bộ phận được đánh giá.

- Mục tiêu cuộc đánh giá- Phạm vi đánh giá

- Giới thiệu chương trình đánh giá- Các thành viên đoàn đánh giá - Đại diện các bộ phận được đánh giá

- Giải thích cách thức cuộc đánh giá được tiến hành, các tài liệu và người liên quan.

 Tiến hành đánh giá

Trang 23

Vấn đề quan trọng là cán bộ đánh giá phải biết mình cần tìm kiếm gì Nói cách khác, cán bộ đánh giá xem xét một hệ thống :

 Đang tồn tại: một hệ thống chất lượng đang tồn tại phải

- Nhìn thấy được: Chứng minh sự tồn tại của hệ thống chất lượng thông qua các tài liệu của hệ thống.Các quá trình được xác đinh sản xuất sản phẩm, cơ chế quản lý, phân công trách nhiệm, các kế hoạch triển khai hoạt động và thực hiện mục tiêu

- Được hỗ trợ với những nguồn lực cần thiết: Các kế hoạch, mục tiêu, quá trình và hoạt động đề ra phải có các nguồn lực cần thiết để thực hiện

 Được thực hiện đúng đắn Hệ thống hoạt động đúng giờ : Nhận thức và thông hiểu Có nguồn lực thích hợp

.Có sự theo dõi và giám sát để đảm bảo và xác nhận các hoạt động phù hợp với những yêu cầu đã đặt ra.

(1) Từ phía trước: Phương pháp này cơ bản xuất pháp từ đầu của quá

Trang 24

trình kinh doanh đến cuối quá trình.Ví dụ bắt đầu từ khâu nhận đơn hang và tiếp tục cho tới khi giao hang

(2) Từ phía sau : Ngược lại với phương pháp trên Thường được áp dụng đối vpứo những sản phẩm bị trả lại hay từ những điểm không phù hợp Ví dụ lựa chọn một đơn đặt hang bất kỳ đã hoàn tất và lần ngược lại từ khâu bán hang

(3) Lựa chọn phòng ban bộ phận: Đánh giá mọi hoạt động trong phạm vi một phòng / ban / bộ phận nhất định.

(4) Lựa chọn theo yêu cầu tiêu chuẩn: Đánh tất cả những gì liên quan tới một yêu cầu của tiêu chuẩn Các này phù hợp với một công ty nhỏ khi dễ dàng xem xét mọi hoạt động, mọi khu vực và thông tin sẵn sang.Hai phương pháp 1 và 2 có thể kết hợp với 4, với cách này,cán bộ đánh giá kiểm tra một vấn đề bằng cách kiểm tra chéo với các phòng ban/ bộ phận khác nhau Trong quá trình đánh giá, Cán bộ đánh cần luôn ghi chép lại những gì nhìn thấy, nghe thấy, qua đó có thể kiểm tra tại các bộ phận khác để xác nhận.

 Các kỹ thuận đánh giá

*Phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ, nhân viên khác

ban về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của họ

nhân, nhóm và các phòng ban/ bộ phận

• Các cách đặt câu hỏi thường sử dụng là tại sao, cái gì, khi nào, ở đâu, ai và như thế nào.

được có hoặc không”

Trang 25

Ví dụ: Có tuân thủ theo hướng dẫn công nghệ không? Có kiểm tra sản phẩm không?

*Xem xét hệ thống tài liệu

 Để kiểm tra sự tồn tại của hệ thống chất lượng dưới dạng các thủ tục/ quy trình, hướng dẫn công việc, mô tả trách nhiệm công việc, các cách thức kiểm soát… đã được lập thành văn bản.

 Để kiểm tra sự đầy đủ của các hướng dẫn công viêc, các thủ tục/ qui trình, hướng dẫn công việc, mô tả trách nhiệm công việc, các cách thức kiểm soát …đã được lập thành văn bản

 Để kiểm tra sự đầy đủ của các hướng dẫn công việc, các thủ tục/ qui trình, bản vẽ… có liên quan trực tiếp và dung kiếm soát các hoạt động về chất lượng ở mọi khâu trong doanh nghiệp.

 Để kiểm tra việc thực hiện đúng và hiệu quả của hệ thống thông qua các hồ sơ Ví dụ: Đơn mua hang phải phù hợp với các qui trình trong thủ tục mua hang: hồ sơ về ban hang và xem xét các bản vẽ phải phù hợp với thủ tục kiểm soát bản vẽ…

 Thông qua việc xem xét các tài liệu và hồ sơ, cán bộ đánh giá sẽ tìm kiểm những bằng chứng khách quan để xác nhận những gí người/ bộ phận được đánh giá đã trình bày.Một cách đặt câu hỏi nữa cũng thưởng dung đó là “ làm ơn cho xem” Khi cần có những bằng chứng cụ thể.

 Số lượng các hồ sơ hay tài liệu cần phải kiểm tra không có qui trình là bao nhiêu Khi đánh giá, để quyết định mức đó cần thiết phải xem xét tới các hồ sơ, tài liệu nên chú ý những điểm sau:

*Quan sát công việc đang được tiến hành

Để kiểm tra việc thực hiện đúng đắc các thủ tục/ qui trình và qua đó xác định sự tồn tài của hệ thống hệ trên thực tế.

Trang 26

Để kiểm tra việc bảo quản, lưu kho hợp lệ, có nhận biết các nguyên vật liệu và sản phẩm không.

Để kiểm tra việc nhận biết và phân biệt rõ rang và thích hợp đối với các sản phẩm không phù hợp.

Để xem xét các tài liệu quan được sử dụng cập nhật và loại bỏ như thế nào.

*Kiểm tra và kiểm tra lại công việc

Từ kiểm tra hay kiểm tra lại các nguyên liệu công vịêc được thực hiện để xem xét hiệu quả của hệ thống qua các mức độ quan trọng của công tác kiểm tra, thử nghiệm và mức độ chấp nhận đối với sản phẩm cụ thể.

* Kiểm tra các nguồn lực và trang thiết bị

Để kiểm tra sự tồn tại, đầy đủ, áp dụng và bảo trì các nguồn lực và trang thiết bị theo yêu cầu.

 Thái độ của cán bộ đánh giá

 Không suy diễn: cán bộ đánh giá cần suy nghĩ khách quan, tránh đưa ra những giả thiết/ suy diếm trong quá trình đánh giá.

 Tin cậy: Cán bộ đánh giá phải đảm bảo giữ bí mật Cán bộ đánh giá thường được biết nhiều thông tin bí mật và thường về những cá nhân Không được làm mất đi sự tin tưởng này.

Trang 27

Điều này yêu cầu cán bộ đánh giá phải có kỹ năng nói và viết để trình bày những điểm không phù hợp thật rõ rang

 Các bằng chứng khách quan

Các bằng chứng khách quan giúp đảm bảo rằng quá trình đánh giá là không dựa trên những nhận xét chủ quan Nó giúp bên được đánh giá sau đó có thể sử dụng để thực hiện hành động khắc phục và để cải tiến hệ thống.

4 Báo cáo điểm không phù hợp phát hiện trong quá trình đánh giá

 Điểm không phù hợp

 Thuận ngữ không phù hợp để chỉ những gì không đáp ứng theo các yêu cầu cụ thể

 Trong một cuộc đánh giá, điểm không phù hợp có thể do

- Các tài liệu của hệ thống đầy đủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng áp dụng hoặc không phản ánh đúng các hoạt động thực tế.

- Các hoạt động và việc thực hiện không tuân theo các tài liệu hệ thống hay các yêu cầu đã thiết lập của tiêu chuẩn áp dụng.

 Các điểm không phù hợp phát hiện trong quá trình đánh giá có thực và không phải là ý kiến hay chủ ý của đánh giá viên Các điểm không phù hợp phải dựa trên một trong điều sau:

- Các số liệu yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Điểm không phù hợp về hệ thống tài liệu ( Ví dụ sổ tay chất lượng, thủ tục và các tài liệu hỗ trợ khác) hay việc thực hiện phải được đánh giá dựa trên các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn ISO 9001.

- Tài liệu hệ thống chất lượng ví dụ sổ tay sổ chất lượng, các thủ tục/ quy trình và các tài liệu khác Điểm không phù hợp về thực hiện có thể được đánh giá dựa trên các chính sách của doanh nghiệp, hợp đông bán hang, các hướng dẫn công việc…

Trang 28

 Khi quyết định một điểm là không phù hợp, cần xem xét, trả lời các câu hỏi sau:

nó có thể được giải quyết bằng cách thông báo cho bên được đánh giá biết để họ khắc phục ngay.

- Một vấn đề xảy ra thường xuyên?

Nếu một số lớn các điểm không phù hợp phát hiện thấy trong một thời gian ngắn, điều này có thể do toàn bộ hệ thống không được thực hiện tốt.

- Mức độ tin cậy của những phát hiện ?

Đánh giá viên không nên kết luận là điểm không phù hợp khi tình huống còn có những nghi ngờ Nên nêu rõ những điểm đó cho bên được đánh giá trong trường hợp không có bằng chứng khách quan để thuyết phục.

 Phân loại điểm không phù hợp

hiện, các điểm không phù hợp thường có 3 mức như sau:

- Mức 1: Điểm không phù hợp thường được xem xét là lỗi cơ bản của hệ thống Lỗi này được xem như hệ thống không phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn tương ứng Lỗi này được gọi là điểm không phù hợp năng (MAJOR).

- Mức 3: Điểm không phù hợp là một lỗi nhỏ, nguyên nhân có thể do phía người thực hiện hệ thống đã không tuân thủ chứ không phải lỗi cơ bản cơ bản trong hệ thống Lỗi này thường được gọi là điểm lưu ý ( REMARK).

- Mức 2: Điểm không phù hợp thường được đánh giá ở mức này khi có nhiều điểm không phù hợp ở mức 3 Lỗi này thường được gọi là điểm không phù hợp nhẹ (MINOR).

Trang 29

Tuy nhiên, đối với đánh giá nội bộ, các điểm không phù hợp không nhất thiết phải phân loại như trên.

5 Họp kêt thúc cuộc đánh giá

đánh giá đã lập Thành phần tham gia cuộc họp này giống như cuộc họp khai mạc.

đánh giá cho bên được đnáh giá biết.

điểm không phù hợp qua đó có thể thực hiện nhứng hành động khắc phục phù hợp và có thể loại bỏ được những nguyên nhân gây ra.

hành động khắc phục.

phù hợp cũng sẽ được quyết định, qua đó tiến hành các hoạt động theo dõi, kiểm tra xác nhận.

6 Báo cáo đánh giá

 Phương pháp báo cáo

hoạt động theo dõi giám sát được chỉ rõ.

cuộc đánh giá Nó sẽ được dung làm cơ sở để xem xét hệ thống chất lượng.

được trong quá trình

 Viết báo cáo đánh giá

Có hai dạng báo cáo: Báo cáo tổng hợp và báo cáo kết quả đánh giá

Trang 30

• Báo cáo kết quả đánh giá: Báo các những phát hiện trong quá trình đánh giá liên quan tới những điểm không phù hợp của hệ thống chất lượng.

Báo cáo kết quả đánh giá thích hợp khi mục tiêu đặt ra là cải tiến hệ thống chất lượng Chỉ những điểm không phù hợp mới cần đưa ra trong báo cáo.

Trang 31

7 Giám sát sau đánh giá

 Một cuộc đánh giá chất lượng nội bộ chỉ thực sự kết thúc khi những hành động khắc phục được thực hiện đầy đủ cho những điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá.

 Căn cứ vào báo cáo đánh giá, báo cáo không phù hợp, những biện pháp khắc phục và thời gian thực hiện sẽ được đề xuất.Các cán bộ đánh giá hoặc đại diện của lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện những biện pháp khắc phục đó có thoả đáng không.

 Trường hợp các biện pháp khắc phục không được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng không đáp ứng yêu cầu thì sẽ có yêu cầu mới về biện pháp khắc phục cho điểm không phù hợp đó, Việc làm này chỉ dừng lại kho có sự kiểm tra xác nhận rằng điểm không phù hợp đó đã thực sự được khắc phục

II Thực trạng đánh giá chất lượng nội bộ của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà

1 Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà.

Công ty luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để ngày càng phát triển mạnh, vì vậy công ty phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường và lập kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chất lượng đề ra Làm thế nào để đạt được các mục tiêu đề ra thì toàn bộ công nhân công ty hiểu rõ được mục tiêu của tổ chức đặc biệt là từng mục tiêu của các phòng ban luôn hướng về mục tiêu cao nhất của công ty và hoàn thành chúng Công ty tiến hành đầu tư trang thiết bị máy moc công nghệ, nâng cao chất lượng lao động,bộ máy quản lý, do đó đã thu được những kết quả khả quan Có thể đánh giá tình hình nay thông qua bảng số liệu sau:

1.1.Những kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty

Trang 32

Bảng 3: Kết quả kinh doanh của công ty trong một dố năm gần đây.

Đơn vị tính: Triệu đồng việt nam

NămChỉ tiêu

Trang 33

Biểu đồ 3 : Thể hiện doanh thu thuần của công ty qua các năm (Triệu đồng)

Doanh thu

Năm 2004Năm 2005Năm 2006 Năm 2007 Năm

Biểu đồ doanh thu thuần của Công ty

Biểu đồ 4: Thể hiện lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm (triệu đồng)

Lợi nhuận

Năm 2004Năm 2005Năm 2006 Năm 2007 Năm

Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của Công ty

Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhìn chung lợi nhuận trước thuế của công ty đều tăng lên qua các năm Đó là một dấu hiệu đáng mừng vì nó thể hiện tình trạng kinh doanh của công ty rất tốt Cụ thể là năm 2005 lợi nhuận trước thuế là 73,253 triệu đồng tăng 115,9% so với năm 2004 Năm 2006 lợi nhuận trước

Trang 34

thuế là 92,102 triệu đồng tăng 112,5% so với năm 2005 Năm 2007 đạt 112,623 triệu đồng tăng 112,2% so với năm 2006.

1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Từ các bảng trên và những đánh giá cho ta thấy được tình hình tài chính của công ty đang ở trạng thái nào Vậy còn các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lời thế nào Chúng ta sẽ phản ánh toàn bộ tình trãng tài chính của công ty Sau đây là các chỉ số trên qua các năm

Bảng 4: Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

22,88 71,12

34,93

65,07

33,51 66,49

2 Bố trí cơ cấu vốn (%) - Nợ phải trả/ TNV - NV chủ sở hữu/ tnv

65,64 34,36

66,81 33,19

65,02

34,98

48,32 51,68

3 Khả năng thanh toán ( lần) - TTS/ nợ phải trả

- ( TSLĐ + ĐTNH)/ nợ NH - ( Tiền + ĐTTCNH)/ nợ phải trả

1,52 1,3 0,02

1,5 1,25 0 03

1,54 1,25 0,03

2,07 1,6 0,064 Tỷ suất sinh lời

- LN/DT - LN/TS - LNST/TS - LNST/NVCSH

6,22 8,67 6,02 18,79

7,18 10,88 7,15 7,15

5,93 8,08 5,82 17,04

4,28 7,13 4,53 24,4 Nguồn: phòng kế toánThông qua bảng số liệu trên ta có nhận xét:

Trang 35

- Về cơ cấu tài sản thì % TSCĐ qua các năm không biến động nhiều mà vẫn giữ mức phần lớn là TSLĐ chiếm đa số, điều này có thể cho ta biết công ty chủ yếu đầu tư vào các tài sản lưu động để kinh doanh Từ khi áp dụng ISO 9001: 2000 công ty đã chủ động đề ra các yêu cầu về hàng hoá mua vào theo phiếu mẫu điều đó giúp công ty quản lý tốt hơn nguồn chi phí trong quá trình kinh doanh.

- Về cơ cấu vốn: Tỷ số nợ phải trả / nguồn vốn luôn chiếm ưu thế (50%) cho thấy nguồn đi va nhiều trong khi đó nguồn vốn chủ sỉư hữu chỉ chiếm 40% Năm 2007 tỷ số này có cân bằng lợi dụng được khoản vay để kinh doanh tuy có gây sức ép về kỳ hạn trả nợ tuy nhiên nếu sử dụng nguồn vốn này hiệu quả giúp cho công ty tránh được rủi ro với hiệu quả kinh doanh trong những năm gần đây có mức tăng ổn định

- Qua bảng ta thấy rõ khả năng thanh toán nhanh ( TSLĐ + ĐTNH)/ T.nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đặt yêu cầu (> 1) Điều này là dấu hiệu tốt vì khả năng chi trả các khoản của công ty là được Điều này có thể là sản phẩm được tiêu thụ mạnh, khoản phải thu tăng.

- Tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu LNST/ nguồn vốn CSH chỉ tiêu này tăng là 1 dấu hiệu tốt ko chỉ đối với người tham gia vào chia cổ tức Năm 2007 đã đạt được mức 24,4% con số này có thể còn tăng hơn.

2 Thực trạng đánh giá chất lượng nội bộ của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà.

2.1 Hệ thống QTCL ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà

Mục đích của việc triển khai hệ QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của công ty.

Công ty luôn xác định việc nâng cao chất lượng toàn diện trong quản lý và cung cấp dịch vụ cho khách hang là nền tảng cho sự phát triển của doanh

Ngày đăng: 10/12/2012, 10:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.1. Tình hình sử dụng lao động của công ty - Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
5.1. Tình hình sử dụng lao động của công ty (Trang 13)
5.2. Tình hình thu nhập của công nhân viên. - Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
5.2. Tình hình thu nhập của công nhân viên (Trang 14)
Bảng 2: Tình hình thu nhập của công nhân viên - Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
Bảng 2 Tình hình thu nhập của công nhân viên (Trang 15)
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của công ty trong một dố năm gần đây. - Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
Bảng 3 Kết quả kinh doanh của công ty trong một dố năm gần đây (Trang 32)
Từ các bảng trên và những đánhgiá cho ta thấy được tình hình tài chính của công ty đang ở trạng thái nào - Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
c ác bảng trên và những đánhgiá cho ta thấy được tình hình tài chính của công ty đang ở trạng thái nào (Trang 34)
Bảng 5: Tiến độ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của công ty “ Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà” - Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà
Bảng 5 Tiến độ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của công ty “ Cổ phần thương mại và dịch vụ chăm sóc nhà” (Trang 37)
w