Thưc trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Xuân Hòa.DOC

24 646 1
Thưc trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Xuân Hòa.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thưc trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Xuân Hòa

Trang 1

Lời mở đầu

Trong bối cảnh đất nớc đang thực hiện công cuộc Đổi Mới, chuyển mình cho xu thế hội nhập để hớng tới xây dựng thành công CNXH nh con đờng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Chủ trơng Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đã mở ra nhiều cơ hội, thời cơ cũng nh không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nớc nói riêng- nh Nghị quyết của Đảng đã xác định: Các doanh nghiệp nhà nớc phải là nòng cốt, là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo chủ đạo trong sự nghiệp CNH, HĐH của đất nớc, tạo cơ sở vật chất cho con đờng tiến lên CNXH Tuy nhiên, hiện trạng là các doanh nghiệp nhà nớc hiện nay cha phát huy đợc vai trò đó của mình Đã có rất nhiều các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, chia, tách, sáp nhập hay chuyển sang thành phần kinh tế khác.v.v…tạo gánh nặng rất lớn cho ngân sách Nhà ntạo gánh nặng rất lớn cho ngân sách Nhà nớc hàng năm Lý do chủ yếu là ảnh hởng vẫn còn khá nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế quan liêu bao cấp, không thích ứng kịp với nền kinh tế thời “Mở cửa” Nhng bên cạnh đó cũng có rất nhiều những tấm gơng điển hình cho sự nỗ lực của các doanh nghiệp nhà nớc, biết vơn lên bằng chính nội lực, sớm thích nghi với nền kinh tế thị trờng đầy thử thách, năng động, sáng tạo và sử dụng đồng vốn của nhà nớc rất có hiệu quả Một điển hình trong số đó là Công ty Xuân Hoà mà tiền thân là Nhà máy xe đạp Xuân Hoà Sau những ngày đầu nhiều khó khăn, công ty đã đứng vững và dần dần khẳng định vị thế và uy tín của mình Trên con đờng hình thành và phát triển, công ty đã vợt qua rất nhiều khó khăn và thách thức để đạt đợc những thành công đã đợc Đảng và Nhà Nớc khen thởng Tuy nhiên, giai đoạn nhiều cam go và thử thách nhất lại đang ở trớc mắt Để lại sau lng những thành công, toàn Công ty đang quyết tâm để bớc lên một tầm cao mới, khẳng định vai trò của mình.

Tuy đã có thâm niên và uy tín nhất định trên thị trờng, nhng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Công ty Xuân Hoà và những sản phẩm của mình đang chịu một sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cùng loại hoặc các sản phẩm thay thế và có thể cho đó là sự đe doạ rất lớn đối với mục tiêu dài hạn mà Công ty đã đặt ra.

Với một thị trờng nội địa rộng lớn và một thị trờng quốc tế đầy tiềm năng nhng cũng không ít thách thức, Công ty Xuân Hoà đang nỗ lực hết mình để tạo dựng và khẳng định lợi thế cạnh tranh của mình

Trang 2

Trong thời gian thực tập tại Công ty Xuân Hoà em đã viết bản báo cáo thực tập tổng hợp về quá trình hình thành và phát triển của công ty, với hy vọng sẽ có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty cũng nh những biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trờng nhằm dành đợc lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của Công ty trên thị trờng vì nếu đánh mất vị thế cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc rời bỏ thị trờng.

Bản khảo sát tổng hợp gồm 2 phần:

-Phần 1: Khái quát chung về Công ty Xuân Hoà-Phần 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Với lợng kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian khảo sát thực tập có hạn, nên bản tổng hợp này còn nhiều thiếu sót Em rất mong đợc sự chỉ bảo của thầy giáo hớng dẫn và sự đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị tại Trung tâm thơng mại( Số 7 phố Yên Thế- quận Ba Đình-Hà Nội) thuộc Công ty Xuân Hoà để bản báo cáo tổng hợp của em đợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Thạc sỹ Trơng Đức Lực đã trực tiếp hớng dẫn em hoàn thành báo cáo này và cảm ơn các cô chú, anh chị trong Trung tâm thơng mại Công ty Xuân Hoà đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian em thực tập.

Trang 3

Tên doanh nghiệp: Công ty Xuân Hoà Tên giao dịch: XUANHOA COMPANY

Địa chỉ: Thị trấn Xuân Hoà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà máy xe đạp Xuân Hoà đợc bắt đầu xây dựng từ năm 1974 theo chủ trơng của Đảng và Nhà Nớc giao cho Bộ cơ khí luyện kim làm chủ đầu t Công trình do nớc Cộng hoà Pháp chuyển giao công nghệ và thiết bị với công suất thiết kế: Lắp ráp hoàn chỉnh 200.000 xe đạp/năm Tháng 6-1979, Thủ tớng chính phủ có quyết định chuyển công trình xe đạp Xuân Hoà từ Bộ cơ khí luyện kim sang cho UBND thành phố Hà Nội quản lý( Trực thuộc Sở công nghiệp)

Tháng 3-1980, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà Ngày 30-12-1980, Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà chính thức khai trơng và đây chính là tiền thân của Công ty Xuân Hoà

Chức năng chính, ban đầu, của công ty là tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xe đạp và các loại phụ tùng xe đạp đáp ứng chủ yếu nhu cầu tiêu dùng trong nớc Sau khi UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định 5614-QD/UB ( 07/10/1993 ) chuyển Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà thành Công ty Xuân Hoà thì ngoài sản xuất, Công ty còn đợc mở rộng tối đa về lĩnh vực kinh doanh, thơng mại, dịch vụ, liên kết, liên doanh trong nớc và nớc ngoài, xuất nhập khẩu trực tiếp

b) Nhiệm vụ:

Với vai trò là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên nhiệm vụ của công ty là: - Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng về các mặt hàng bàn ghế, xe đạp trên thị trờng trong nớc đồng thời tìm kiếm và thâm nhập thị trờng mới để đẩy mạnh xuất khẩu, mang lại hiệu quả cho vốn đầu t của Nhà nớc.

Trang 4

- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cần tổ chức tốt nhiệm vụ mua, dự trữ bảo quản và cung ứng vật liệu đảm bảo đúng số lợng, chất lợng, chủng loại và kịp thời nhằm tối thiểu hoá chi phí đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của công ty.

- Không ngừng đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng nhng cũng phải phù hợp với khả năng của công ty tức là phải biết và xác định cho đợc mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc với nguyên, nhiên, vật liệu nào thích hợp Đồng thời phải đào tạo cũng nh tạo điều kiện cho công nhân học tập, nâng cao trình độ kĩ thuật.

- Luôn luôn cải tổ và hoàn thiện bộ máy quản lý cho phù hợp với tình hình thực tiễn và những đòi hỏi của nền kinh tế Mặt khác phải quyết tâm chống tham ô lãng phí, trung thành với đờng lối của Đảng và Chính phủ.

-Việc sản xuất phải đợc kiểm tra, giám sát từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khi đa sản phẩm ra thị trờng để đảm bảo uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng.

- Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nớc, đảm bảo thu nhập cho ngời lao động đúng thời hạn với mức lơng phù hợp để ổn định và nâng cao đời sống nhằm làm cho cán bộ công nhân viên có động lực để hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Trang 5

1.3 Quá trình phát triển:

Quá trình phát triển của công ty Xuân Hoà là một quá trình phát triển lâu dài với nhiều biến đổi thể hiện khá rõ nét ở 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1:Từ năm 1973 đến năm 1980 - Giai đoạn 2:Từ năm 1981 đến năm 1990 - Giai đoạn 3:Từ năm 1991 đến nay.

a) Giai đoạn 1: (Từ 1913- 1980) Những khởi đầu xây dựng.

Sau khi chiến tranh phá hoại miền Bắc kết thúc ( Năm 1973) Đồng thời với việc triển khai công cuộc hàn gắn vết thơng chiến tranh, Đảng và Nhà nớc cũng chủ trơng khôi phục, phát triển kinh tế, khuyến khích sản xuất các mặt hàng phục vụ dân sinh, trong đó có việc xây dợng một nhà máy sản xuất xe đạp

Giữa năm 1974 công trình nhà máy xe đạp Xuân Hoà đợc bắt đầu thi công Đến giữa năm1977, phần xây dựng nhà xởng về cơ bản là xong, chỉ còn phần lắp đặt thiết bị Từ cuối năm 1977 đến 1979 tổng số cán bộ công nhân viên đã lến tới gần 300 ngời.

Khó khăn đến khi Thủ Tớng Chính Phủ ra quyết định truyển công trình từ Bộ cơ khí luyện kim sang cho UBND thành phố Hà Nội quản lý gây ách tắc cho hợp đồng chuyển giao công nghệ với đối tác Pháp dẫn tới cuối năm 1980, khi chuyên gia Pháp về nớc do hết hợp đồng thì vẫn còn dây chuyền vành, sơn, mạ và cân vành cha hoạt động ổn định.

Sau những nỗ lực tiếp nhận và đào tạo cán bộ công nhân viên mới về, đến cuối năm 1980, về cơ bản xí nghiệp xe đạp đã hình thành về tổ chức, nhân sự và quản lý.

Sau thời gian chuẩn bị cha đầy một năm, đầu năm 1981 xí nghiệp đã đi vào sản xuất chính thức theo kế hoạch của nhà nớc.

Ngày 30-12-1980, cắt băng khánh thành xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với cán bộ công nhân viên của xí nghiệp do thiếu những cơ sở hạ tầng tối thiểu Trớc tình hình đó, Đảng bộ, ban giám đốc, phối hợp với Công Đoàn, Đoàn thanh niên kiên trì giáo dục, vận động CBCNV tinh thần khắc phục vợt khó, tờng bớc thực hiện nhiều biện pháp tích cực nh: Gia tăng sản xuất để tăng thu nhập, chạy máy phát điện vào những giờ cao điểm cung cấp cho các hộ, tham gia phong trào luyện tập thể thao.

b) Giai đoạn 2 (Từ 1981- 1990): Sản xuất theo kế hoạch

Vợt qua những khó khăn ban đầu, Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà bắt đầu buớc vào thực hiện sản xuất theo kế hoạch Nhà nớc giao nhng lại phải

Trang 6

đối mặt với những khó khăn mới Đầu tiên phải kể tới đó là vấn đề về đội ngũ vừa yếu lại thiếu Năm đầu tiên đi vào sản xuất, tổng số lao động đầu năm là 350 ngời, trong đó kỹ s cha đến 20 ngời, trung cấp trên 30 ngời, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 60% nhng hầu hết mới ra trờng bậc 2 bậc 3, mà phải tiếp nhận một công trình kỹ thuật công nghệ hiện đại vào loại nhất Việt Nam và khu vực lúc bấy giờ trong lĩnh vực xe đạp Khó khăn thứ hai là vật t chính và phụ thiếu do đều phải nhập từ nớc ngoài, dụng cụ khuôn cối có một số đã dơ dão, vật t phụ đã cạn kiệt

Nhờ những chủ trơng và biện pháp đúng đắn và sự động viên phong trào của các cấp lãnh đạo, một phong trào thi đua sôi nổi, tự giác đã khai thác tiềm năng trí tuệ của tập thể cán bộ công nhân viên nên đã từng bớc khắc phục những khó khăn để hoàn thành liên tiếp và vợt chỉ tiêu của Nhà nớc giao và hoàn thành xuất sắc những kế hoạch 5 năm.

Khi Hội nghị Trung ơng 8 ( Khoá V) ra nghị quyết nhằm xoá bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp sang hạch toán kinh doanh có lãi Chủ tr-ơng này đòi hỏi xí nghiệp phải sản xuất theo đúng yêu cầu thị trờng, mặt hàng và chất lợng phải đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng Những thách thức của gai đoạn chuyển đổi này khiến Xí nghiệp lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn, hàng hoá tồn đọng không tiêu thụ đợc, riêng xe đạp hoàn chỉnh tồn 12.000 chiếc, vốn cạn, công nhân viên thay nhau nghỉ việc.

Đứng trớc tình hình khó khăn này, lãnh đạo xí nghiệp, đứng đầu là đồng chí GĐ.Nguyễn Văn Tịnh tập trung suy nghĩ tìm giải pháp, một mặt huy động sáng kiến của tập thể dựa trên những cơ sở vật chất máy móc sẵn có đi vào hớng mặt hàng nội thất Chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhều mẫu mã bàn ghế ra đời, đặc biệt chú ý là loại ghế gấp kiểu Liên Xô và ghế gấp kiểu Thái Lan Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1989 chỉ đạt bằng 60% năm 1988 song không chỉ đánh giá bằng con số, giá trị mà đợc khẳng định bằng đờng lối chiến lợc mở ra phơng án sản phẩm và cung cách làm ăn mới Việc chế tạo thành công các loại sản phẩm mới năm 1989 là một sự kiện lịch sử quan trọng, tạo ra bớc ngoặt trên con đờng phát triển của xí nghiệp.

c) Giai đoạn 3: (Từ 1991- đến nay)

Sau những năm thực hiện đờng lối đổi mới, nhất là trong hai năm 1989 và 1990 Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà đã giành đợc những thắng lợi to lớn Với bớc đi thử nghiệm, mạnh dạn chuyển hớng sản xuất sang mặt hàng nội thất, đã tạo đà cho xí nghiệp nhanh chóng tiếp cận với cơ chế thị trờng, ổn định đời sống, phát triển sản xuất.

Trang 7

Trong xu thế phát triển chung của đất nớc, để tạo cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 7/10/1993 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 5614-QD/UB, chuyển xí nghiệp xe đạp xuân hoà thành Công ty Xuân Hoà Tên giao dịch quốc tế là XUANHOACOMPANY.

Từ năm 1993, nhu cầu thị trờng tăng lên nhan chóng, đặc biệt vào dịp cuối năm tình trạng thiếu hàng đến mức căng thẳng Trong khi đó do cơ chế mở cửa bắt đầu xuất hiện yếu tố cạnh tranh mà công gnhệ của ông ty hầu hết tận dụng từ dây chuyền sản xuất xe đạp đã bị lạc hậu.

Công ty buộc phải đứng trớc một sự lựa chọn: Một là cứ duy trì nh vậy thì sớm muộn cũng bị đối thủ cạnh tranh đánh bại, hoặc phải nhanh chóng đầu t công nghệ mới hiện đại hoá dây chuyền để đáp ứng nhu cầu thị trờng ngày càng tăng, có nh vậy mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển Thực tế đã chứng minh tăng cờng đầu t, mở rộng thị trờng không những không giảm lao động mà còn giảm cờng độ lao động, tăng thu nhập và tuyển thêm lao động ở những năm sau.

Từ năm 1996, cùng với toàn Đảng toàn dân, CBCNV Công ty bớc vào thực hiện kế hoạch 5 năm cuối cùng của thế kỷ XX đợc Đảng ta xác định là giai đọan bản lề của công cuộc công nghệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc.

Trong giai đoạn này xuất hiện những thách thức và nguy cơ mới với tính chất và mức độ ác liệt hơn Trên thị trờng cả nớc xuất hiện nhiều đối thủ mới trong đó có cả những liên doanh với nớc ngoài cũng có cùng trình độ sản xuất và công nghệ hiện đại giá vật t đầu vào tăng, cạnh tranh quyết liệt về xuất khẩu với các doanh nghiệp Trung Quốc và Thái Lan.

Từ sự phát hiện và nhận thức kịp thời những vấn đề trên, lãnh đạo công ty luôn khẳng định cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn bao giờ hết sự nghiệp đổi mới toàn diện trên các mặt Trớc hết mạnh dạn đầu t công nghệ hiện đại nhng có hiệu quả ngay, xúc tiến mạnh mẽ nhằm hoàn thiện công tác quản lý, đào tạo, mở rộng thị trờng Đặc biệt thị trờng xuất khẩu tuy có nhiều gian nan vất vả, song từ đây lại mở ra phơng hớng giải quyết có tính chiến lợc lâu dài.

Tính đến năm 2000, sau gần 10 năm với sự cố găng nỗ lực đầu t, công ty đã trang bị gần nh hoàn toàn hệ thống máy móc thiết bị, mỗi công đoạn, dây chuyền sản xuất hầu hết đều đợc cơ giới hoá, tự động hoá, tạo ra sự thay đổi căn bản về chất trình độ kỹ thuật sản xuất, do đó đa Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất hàng nội thất tại Việt Nam.

Trang 8

*Những thành tích thi đua đã đạt đợc:

- Từ 1986-2003: Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh.

- 1990 đợc Liên đoàn lao động Việt Nam trao cờ thởng đơn vị thi đua xuất sắc

Công ty luôn đặt ra những nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn trên cơ sở đó thực hiện các hợp đồng kinh tế, các đối tác kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ nhằm khai thác tối đa khả năng hiện có của công ty để tiếp tục đầu t chiều sâu, ổn định và tăng trởng các sản phẩm truyền thống Ngoài việc đầu t công nghệ hợp lý ra công ty còn chú trọng đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao kiến thức quản lý kĩ thuật cho cán bộ công nhân lao động để sản phẩm sản xuất ra có chi phí hợp lý nhất, hạ giá thành sản phẩm, số lợng sản phẩm của công ty năm sau cao hơn năm trớc, chất lợng sản phẩm năm sau ổn định hơn năm trớc Đó là sợi dây vô hình nối liền giữa ngời sản xuất và ngời tiêu dùng, giữa ngời sản xuất với khách hàng trong và ngoài nớc.

Trong hơn 10 năm thực hện đổi công ty đặt ra nhiệm vụ cụ thể và từng bớc hoàn thành, 5 năm HĐH công ty chuẩn bị hội nhập vừa cải tạo nhà xởng vừa đầu t đổi mới công nghệ, Công ty Xuân Hoà vẫn không ngừng tăng doanh số tiêu thụ mỗi năm điều đó thể hiện:

Trang 9

1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty Xuân Hoà từ năm 1999 - 2003

Nh vậy, căn cứ vào kết quả trên ta thấy doanh số tiêu thụ của năm 2003 tăng lên so với năm 2002 về số tuyệt đối là 21.704 trđ tức là tăng lên 16.76%

Nguyên nhân là do có sự đầu t trang thiết bị máy móc tạo ra sản phẩm có chất lợng cao và ổn định hơn nữa giá cả lại không cao so với đối thủ cạnh tranh Công ty đã thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm trong việc sản xuất các sản phẩm có kiểu dáng kích cỡ khác nhau Một nguyên nhân khác là uy tín từ khi khách hàng biết đến chất lợng xe đạp Xuân Hoà nay là bàn ghế Xuân Hoà.

Các sản phẩm khác nh: tủ tờng, bàn văn phòng, tủ tôn tài liệu, giá, kệ là những mặt hàng mới đợc bổ sung vào cơ cấu sản phẩm trong những năm gần đây Cụ thể, các loại tủ bằng chất liệu gỗ ván ép mới đi vào sản xuất năm 2000,tủ tôn đi vào sản xuất năm 1999 nhng tỷ lệ tăng rất cao có loại tăng 205,25% Đây là một dấu hiệu khả quan và có thể khẳng định công ty đã có hớng đi đúng, khai thác tốt nguồn lực hiện có đồng thời mặt hàng mới này đang có chỗ đứng và thị phần trên thị trờng, hứa hẹn những tiềm năng phát triển to lớn trong tơng lai có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng phấn đấu lao động sáng tạo, năng động trong cơ chế thị trờng.

Trang 10

Năm 2002, trong bối cảnh giá đầu vào tăng, phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều công ty sản xuất đồ nội tại Việt Nam và nhiều hãng lớn trên thế giơí đa sản phẩm vào chiếm lĩnh thị trờng trong nớc, Công ty Xuân Hoà vẫn giữ đợc tốc độ tăng trởng 10,9%, lợi nhuận thực hiện vẫn cao hơn cùng kỳ năm trớc

II Mục tiêu định hớng phấn đấu năm 2004.

Xác định mục tiêu là một công việc bắt buộc đối với bất kì một công ty nào, mục tiêu có thể là dài hạn, ngắn hạn, hay mục tiêu cho một năm, nhằm vạchra hớng đi chính xác để đạt đợc kết quả tối u và tận dụng triệt để lợi thế của công ty , Công ty Xuân Hoà cũng không nằm ngoài quy luật đó Công ty đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho năm 2004 nh sau:

2.1 Mục tiêu sản xuất - kinh doanh.

Nhận xét: Năm 2003 Công ty đạt kết quả thắng lợi trong sản xuất kinh doanh rất to lớn và tơng đối toàn diện Nối tiếp truyền thống phát triển ổn định, liên tục, vững chắc, có chất lợng nên những chỉ tiêu mà công ty đề ra rất phù hợp với thực tế và hoàn toàn tin tởng có thể đạt đợc.

2.2 Mục tiêu đầu t phát triển.

-Nâng cao tối đa sản lợng, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động.

-Thực hiện triệt để chơng trình tiết kiệm nhiên liệu, động lực trên một đơn vị sản phẩm.

-Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trờng xuất khẩu

- Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh việc nghiên cứu và sản xuất các loại mới có tính năng sử dụng tiện lợi, có giá trị thẩm mĩ để thiết lập mặt bằng giá mới.

- Tăng tỉ lệ hợp cách, tạo những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn bù đắp phần tăng do giá trị vật t đầu vào.

III Các đặc điểm kinh tế - kĩ thuật có ảnh hởng đến hoạtđộng sxkd của Công ty.

3.1 Đặc điểm về sản phẩm.

Trang 11

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trờng rất đa dạng và luôn có sự biến động do các tiến bộ khoa học, kĩ thuật phát triển rất nhanh chóng, sự cạnh tranh giữa các loại hàng hoá, đặc biệt là các loại hàng hoá đồng dạng rất gay gắt và yêu cầu nâng cao không ngừng hiệu quả hoạt động nên Công ty Xuân Hoà đã rất năng động trong việc lựa chọn các phơng án sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trờng và xã hội, phù hợp với điều kiện của môi trờng kinh doanh Sản phẩm của công ty sản xuất gồm: Một là các sản phẩm về nội thất, hai là sản phẩm xe đạp và phụ tùng xe đạp, thứ ba là sản xuất ống thép

Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trờng nên cơ cấu sản phẩm sản xuất chuyển dịch dần sang những sản phẩm nội thất và ống thép Cụ thể, Công ty xác định cơ cấu sản xuất là: 70% sản phẩm nội thất, 20% ống thép, 10% xe đạp và phụ tùng xe đạp.

Công ty xác định rõ thị trờng chính của công ty là các tỉnh phía Bắc và thị trờng phía Nam là thị trờng công ty đang tìm cách thâm nhập và phát triển, thị trờng xuất khẩu mặc dù có các yếu tố cạnh tranh gay gắt khiến tỷ trọng xuất khẩu những năm gần đây giảm đáng kể nhng công ty vẫn xác định đây là thị trờng chiến lợc trong kế hoạch phát triển thị trờng của Công ty

Khách hàng chủ yếu của Công ty chủ yếu là những khách hàng tiêu dùng cuối cùng tức là khách hàng của những mặt hàng nội thất, ngoài ra còn có khách hàng trung gian, khách hàng tiêu thụ mặt hàng ống thép.

Với những sản phẩm nội thất của Công ty, tỷ lệ khung và ống thép chiếm tỷ lệ lớn Với dây chuyền kéo ống thép của Đài Loan với công suất lớn hơn dây chuyền cũ của Trung Quốc, với sản phẩm có chỉ số chịu lực cao hơn.

Nớc mạ của các sản phẩm sắt, thép mạ, sơn của Công ty cũng có độ bền rất cao, đợc khách hàng tin tởng nhất Những sản phẩm nội thất của Công ty thờng có tính năng sử dụng rất cao, thờng có thể mang vác vận chuyển dễ dàng do qua rất nhiều công đoạn lắp ráp.

Với tiêu chí chất lợng là trên hết nên hầu hết các sản phẩm đều có độ bền cao Công ty đã thành lập một phòng riêng về quản lý chất lợng sản phẩm.

Tháng 6 năm 1999, Công ty xúc tiến chơng trình hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO 9000 Sau một năm tổ chức thực hiện tích cực theo lịch trình kế hoạch khoa học chặt chẽ, tháng 6 năm 2000 đã đợc

Trang 12

cấp giấy chứng nhận do QMS của AUSTRALIA và trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT cấp

3.2 Đặc điểm về nguyên- vật liệu.

Mặt hàng sản xuất của Công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã Vì thế cùng với các yếu tố cấu thành khác, để sản xuất ra 1 loại sản phẩm cần rất nhiều chủng loại vật t Có thể kể đến:

- Nguyên, nhiên, vật liệu chính là vật liệu quan trọng không thể thiếu để cấu thành nên sản phẩm: Kền, sắt, thép, tôn, gỗ

- Nguyên vật liệu phụ: Nhựa, Phooc-mi-ka, cao su - Nhiên liệu: Điện

- Bao bì ngoài là những vật liệu để đóng gói sản phẩm

Hiện nay nguồn nguyên liệu mà công ty đang sử dụng chủ yếu lấy từ trong n-ớc và các nguồn này rất rộng lớn với trên 30 công ty nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ khu vực miền Bắc và một số công ty nớc ngoài.

Nguyên vật liệu chính có đặc điểm:

Chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Khối lợng lớn, phong phú và đa dạng

3.4 Đặc điểm về nhân lực.

Khoa học - công nghệ là rất quan trọng, nhng yếu tố quan trọng nhất là con ngời, con ngời là vốn quý nhất Bởi mỗi vị trí trong dây chuyền quản lý, sản xuất đều có sự tham gia của ngời lao động Để có thể vận hành và làm chủ đợc máy móc thiết bị, quy trình sản xuất sao cho đạt đợc hiệu quả cao nhất , đòi hỏi mỗi ngời lao động phải có trình độ hiểu biết nhất định, tuỳ từng vị trí công việc.

Bảng 7 Cơ cấu nhân sự trong bộ máy quản lý của Công ty

Hiện nay, công ty đang sử dụng một số lợng lớn 1358 lao động, trong đó: Lao động gián tiếp = 252/ 1358 =18,2%

Ngày đăng: 01/09/2012, 17:37

Hình ảnh liên quan

Bảng 7. Cơ cấu nhân sự trong bộ máy quản lý của Công ty - Thưc trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Xuân Hòa.DOC

Bảng 7..

Cơ cấu nhân sự trong bộ máy quản lý của Công ty Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1: Bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh. - Thưc trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Xuân Hòa.DOC

Hình 1.

Bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan