NHỮNG KIẾNTRÚCCHĂMCỔỞQUẢNGNAM
Nằm ngay bên trục đường tỉnh lộ 609, tháp Bằng An (thuộc xã Điện An, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cách thành phố Đà Nẵng khoảng 27km về phía Nam.
Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến ngày nay
và có hình dáng bên ngoài giống như một chiếc linga khổng lồ. Theo nội dung tấm
bia (được xây dựng vào khoảng năm 875 -> 977 sau Công nguyên) được tìm thấy
tại Bằng An thì vua Bhadravarman II đã cho xây dựng một đền thờ là Linga
Paramesvara để dâng lên Isanesvara. Như vậy có thể tháp Bằng An chính là Linga
Paramesvara mà vua Bhadravarman II đã cho xây dựng.
Chiều cao của tháp Bằng An hiện nay khoảng 20m, đế tháp khá cao, thân tháp là
một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài khoảng 4m. Phần tiền sảnh khá dài, cửa
ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh có hai cửa ra vào phụ (năm 1940, trong
một đợt trùng tu do Công chánh Pháp thực hiện, hai cửa phụ này đã bị sửa lại
thành hai cửa sổ). Vòm mái hình chóp, gồm có 8 mái cong thu nhỏ dần và nhọn ở
trên đỉnh.
Bên ngoài tháp hiện nay vẫn còn hai pho tượng Gajashima bằng sa thạch với bộ
lông gáy được chạm khắc cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi
ngắn và cong lên. Dựa vào hai pho tượng này và mặt bằng của tháp, nhà khảo cổ
học J.Boisselie đã định niên đại của tháp Bằng An là vào khoảng cuối thế kỷ XI.
Một số nhà nghiên cứu thì lại cho rằng niên đại của tháp vào khoảng cuối thế kỷ IX
đến đầu thế kỷ X; còn hai pho tượng Gajashima được dựng vào thế kỷ sau Tháp
Bằng An đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 100-VH-QĐ
ngày 21/01/1989.
Từ tháp Bằng An, theo quốc lộ 1A xuôi về phía Nam khoảng 35km để đến thăm
một di tích Chăm khác rất nổi tiếng trong nền văn hoá Champa: đó là Phật viện
Đồng Dương. Di tích này này nằm cạnh đường tỉnh lộ 14E (thuộc địa phận làng
Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cách thành phố
Đà Nẵng khoảng 65 km về phía Tây Nam.
Theo nội dung tấm văn bia được tìm thấy tại Đồng Dương thì vào năm 875 sau
CN, vua Indravarman II đã cho xây dựng một tu viện Phật giáo và đền thờ vị Bồ
Tát bảo hộ cho Vương triều Laskmindra Lôkesvara Svabhayada. Dưới triều đại của
Indravarman II, kinh đô của Vương quốc Champa lại được dời từ vùng Panduranga
(Phan Rang ngày nay) trở ra vùng Amravati (Quảng Nam ngày nay), văn bia này
cho biết tên của Kinh đô mới là Indrapura. Theo một số nhà nghiên cứu thì địa
điểm xây dựng Kinh đô Indrapura là khu vực làng Đồng Dương ngày nay.
Điều đáng tiếc là khu di tích quan trọng vào loại bậc nhất của kiếntrúc Phật giáo
Chămpa này đã bị tàn phá nặng nề bởi thiên tai, thời gian và chiến tranh. Hiện nay,
trong khu di tích này chỉ còn lại một mảng tường tháp mà nhân dân địa phương
thường gọi là Tháp Sáng, cùng với nền móng các công trình kiếntrúc khác.
Khu vực Phật viện Đồng Dương đã được khai quật quy mô vào các năm 1901 (do
L.Finot - một học giả người Pháp - chủ trì) và năm 1902 (do nhà khảo cổ học
người Pháp H.Parmentier chủ trì). Hai cuộc khai quật này đã tìm thấy khu kiếntrúc
chính của Phật viện cùng với nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá. Phần lớn các tác
phẩm điêu khắc ở Đồng Dương đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Điêu
khắc Champa Đà Nẵng. Những tác phẩm điêu khắc ở thời kỳ này đã hình thành
nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Champa ở giai đoạn nửa
sau thế kỷ IX. Phật viện Đồng Dương đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại
Quyết định số 16/200/QĐ-BVHTT ngày 21/08/2000.
Chia tay Đồng Dương, xuôi về phía Nam khoảng 25km để ghé thăm nhóm tháp
Chiên Đàn. Nhóm tháp này thuộc xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam,
cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60km, nằm cạnh Quốc lộ 1A.
Di tích gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục Bắc Nam, cửa ra vào ở hướng
Đông. Cả 3 tháp có hình dạng gần giống nhau, mặt bằng tháp hình vuông, mái tháp
là những tầng thu nhỏ dần lên trên.
+ Tháp Bắc: là tháp nhỏ nhất trong nhóm. Phần đỉnh tháp đã bị sụp đổ hoàn toàn,
cửa ra vào bị đổ mất phần tiền sảnh. Vòm cuốn trên cửa ra vào còn tương đối
nguyên vẹn. Các cửa giả bị hư hỏng nặng.
+ Tháp Giữa: là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tốt hơn 2 tháp kia. Đỉnh
tháp còn lại một tầng, tiền sảnh và phần cửa giả bị sụp mất phần chân.
+ Tháp Nam: nhỏ hơn tháp Giữa và lớn hơn tháp Bắc. Phần mái tháp đã bị sụp đổ
hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như nhóm 3 tháp khác ở miền Trung Việt Nam
(Khương Mỹ, Dương Long, Hưng Thạnh, Hoà Lai), tháp Nam Chiên Đàn được
xây dựng trước, tiếp theo là tháp Giữa, sau cùng là tháp Bắc.
Trong đợt trùng tu di tích vào năm 1989, các nhà khảo cổ học đã khai quật quanh
các tháp, làm lộ hệ thống chân tường và các trang trí chân tường bằng sa thạch
cùng với hàng trăm tác phẩm điêu khắc có giá trị.
Phần trang trí chân tường ở tháp Giữa còn tương đối nguyên vẹn nhất, đó là những
phiến đá lớn ghép quanh chân tháp, được chạm trổ tinh vi, gồm những chiến sĩ cầm
vũ khí nhảy múa cùng các vũ nữ, nhạc công, các Apsara, mặt Kala và Makara. ở
mặt bắc của tháp Giữa có một cảnh điêu khắc một cặp voi quay đầu vào nhau rất
sống động, ở giữa chúng là một nhánh hoa lá sen.
Trong số các hiện vật phát hiện được ở Chiên Đàn có 2 bàn thờ chạm nổi hình hoa
sen khá độc đáo, bàn thờ hình tròn, đường kính lớn nhưng mỏng, được để trên
phần đế rời, mặt bàn thờ chạm 2 tầng hoa sen, mỗi tầng có 8 cánh hoa, ở giữa là
đài sen lớn với những hạt sen tròn.
Đa số các nhà nghiên cứu đã sắp xếp các tác phẩm ở Chiên Đàn vào phong cách
Chánh Lộ (có niên đại thế kỷ thứ 11 - đầu thế kỷ thứ 12). Nhóm tháp Chiên Đàn đã
được xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 100-VH-QĐ ngày
21/01/1989.
Nằm cách nhóm tháp Chiên Đàn khoảng 500m theo đường chim bay về hướng Tây
Nam là phế tích Chămpa An Phú (hay còn gọi là tháp Lạn), thuộc địa phận thôn
An Thiện, xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là một công trình
kiến trúc đã bị sụp đổ lâu đời và mới được khai quật phát lộ vào tháng 2/2002.
Những cư dân người Việt đầu tiên đến vùng đất này sinh sống chỉ thấy một gò đất
cao lẫn gạch nằm giữa đồng trống nên đặt tên là Gò Tháp Lạn.
Qua công tác khai quật, các nhà khảo cổ học đã đánh giá phế tích An Phú là một
kiểu thức nhà dài, gần giống như các mandapa ở Mỹ Sơn; bình đồ ngôi nhà hình
chữ nhật, dài khoảng 27m, rộng 9,8m; cửa ra vào ở hai đầu hồi rộng 1,12m. Phần
hai đầu hồi thu hẹp vào thành hai tiền sảnh rộng 6,27m. Hai mặt Đông và Tây của
tiền sảnh có hai cửa phụ nhưng không có bậc cấp lên xuống. Khác với những
mandapa ở Mỹ Sơn có tường không dày lắm, tuờng của phế tích An Phú rất dày
(khoảng 1m) Các nhà khảo cổ học cũng cho rằng niên đại tương đối của phế tích
An Phú là vào khoảng cuối thế kỷ X.
Phế tích Chămpa An Phú là loại hình kiếntrúc còn lại không nhiều trong di sản
văn hoá Champa, nó đã góp thêm tư liệu quý vào việc nghiên cứu kiếntrúc Chăm.
Trừ hai manda ở Mỹ Sơn, hầu hết các loại nhà dài này đã bị sụp đổ, thậm chí đã bị
san bằng không còn dấu vết
Nhóm tháp Khương Mỹ cách nhóm tháp Chiên Đàn và phế tích An Phú khoảng
10km về hướng Nam (thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam),
sát bên đường tránh Quốc lộ 1.A đoạn đi qua thành phố Tam Kỳ. Nhóm tháp
Khương Mỹ gồm ba tháp, xếp một hàng theo trục Bắc - Nam, cửa ra vào ở hướng
Đông. Đây là kiểu tháp Chăm truyền thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm
ba tầng, trên cùng là chóp tháp bằng sa thạch.
Tháp Bắc là tháp nhỏ nhất trong ba tháp, có một cửa ra vào và năm cửa giả, tiền
sảnh tháp đã bị sụp đổ một phần. Tháp Giữa lớn hơn tháp Bắc và được bảo tồn
tương đối tốt, cũng có một cửa ra vào và năm cửa giả. Cuối cùng là tháp Nam, tháp
lớn nhất trong ba tháp và được bảo tồn tốt; có cấu trúc gần như hai tháp kia. Các
nhà nghiên cứu cho rằng tháp Nam được xây dựng trước tiên, sau đó đến tháp Giữa
và cuối cùng là tháp Bắc.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy ở Khương Mỹ đang được trưng
bày tại Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng. Những tác phẩm điêu khắc này phần
lớn mang tính chất Vishu giáo, lại vắng bóng Siva và Braha, nên một số nhà
nghiên cứu cho rằng nhóm tháp Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishu. Tuy
số lượng những tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ không nhiều nhưng chúng thể
hiện được sự chuyển tiếp mạnh mẽ của phong cách Đồng Dương sang nét nhẹ
nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu; do đó các nhà nghiên cứu đã xếp nhóm
tháp Khương Mỹ vào một phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ, có niên đại
vào dầu thế kỷ X. Nhóm tháp Khương Mỹ đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia
tại Quyết định số 100-VH-QĐ ngày 21/01/1989.
Ngoài các di tích trên, QuảngNam hiện còn có 25 phế tích Chăm khác nằm rải rác
ở các địa phương Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Hội An, Phú Ninh, Núi Thành,
Thăng Bình.
Đến với Quảng Nam, nếu không đủ thời gian và điều kiện đến thăm quan Khu di
tích Mỹ Sơn - Di sản Văn hoá Thế giới - có thể bỏ chút ít thời gian ghé thăm một
trong những di tích Chăm trên - những viên ngọc quý của nền văn hoá Chămpa vẫn
còn tồn tại cho đến ngày nay trên vùng đất xứ Quảng - để ngắm nhìn, chiêm
nghiệm mưa nắng trần gian rơi đầy trên những ngôi tháp cổ u tịch ngàn năm
.
NHỮNG KIẾN TRÚC CHĂM CỔ Ở QUẢNG NAM
Nằm ngay bên trục đường tỉnh lộ 609, tháp Bằng An (thuộc xã Điện An, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cách. tích Chămpa An Phú là loại hình kiến trúc còn lại không nhiều trong di sản
văn hoá Champa, nó đã góp thêm tư liệu quý vào việc nghiên cứu kiến trúc Chăm.