KiếntrúcphốcổvàkiếntrúcPháp
ở HàNội
Kiến trúcHàNộicổ được tập trung chủ yếu trong những khu phốcổ hay còn gọi là khu
“36 phố phường." Phố được kiến tạo bởi các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói,
lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác.
Nhà hát lớn HàNội
Ngôi nhà đặc trưng trên những con phố này cókiếntrúc nhà ba gian được bố trí
thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc
sống một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công.
Khi con cái lớn lên, bố mẹ chia nhà cho các đôi vợ chồng trẻ theo từng gian. Nếu
cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều cao để thành những
tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà chiều ngang chỉ vài ba mét nhưng làm cao
đến 2, 3 tầng vàcó chiều sâu tới vài chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là
“nhà hình ống."
Kiểu kiếntrúc đó nhằm đảm bảo thông gió và lấy sáng cho không gian sống của các
căn nhà. Bởi vậy, kiếntrúc đặc trưng của HàNộicổ là kiểu nhà ống, một phong cách
thường thấy ở các đô thị Cổ Việt Nam.
Bên cạnh các nhà ống còn phải kể tới các đình chùa, đền miếu rải rác trong
nhiều đường phố. Những công trình này trước hết là nơi thờ tự của các làng, thôn,
phường cũ. Các công trình đó phản ánh gốc gác của cư dân kinh thành từ nhiều nơi khác
về làm ăn, sinh sống.
Cùng với những công trình kiếntrúc cổ là sự xuất hiện của những công
trình kiến trúcPháp hồi cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 với những sắc thái riêng
đã góp phần làm nên dấu ấn riêng của kiến trúcHà Nội. Sự hiện diện đầu tiên của kiến
trúc PhápởHàNội là từ năm 1803, khi vua Gia Long cho xây lại thành HàNội theo kiểu
Vauban dưới sự chỉ đạo của bốn kỹ sư công binh Pháp.
Biệt thự số 9 Chu Văn An mang phong cách kiếntrúc địa phương Pháp nhưng lại tạo nên
sự sang trọng cho con phốHà Nội.
Tuy nhiên phải đến khi người Pháp thành lập khu Nhượng địa năm 1875 ở ven sông
Hồng(kéo dài từ phố Phạm Ngũ Lão tới Quân y Viện 108 và Bệnh viện Hữu Nghị ngày
nay) thì những công trình mang phong cách kiếntrúcPháp mới bắt đầu thực sự có dấu ấn
tại Hà Nội. Nhiều công trình kiếntrúc lớn được xây dựng trong thời kỳ này nằm rải rác ở
một diện tích khá rộng của HàNội cho đến giờ gần như vẫn còn nguyên vẹn đường nét
nghệ thuật, kết cấu kỹ thuật,vật liệu xây dựng truyền thống.
Sau khi cơ bản chinh phục được toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, người Pháp đã tiến
hành một công cuộc xây dựng lớn ởHàNội nhằm biến nó thành thủ phủ toàn khu vực
Đông Dương. Nhờ đó mà những công thự lớn tiêu biểu cho chính quyền thực dân như
phủ Toàn Quyền, dinh Thống Sứ, Toà án… được xây dựng. Để biểu đạt cho sự uy nghi
của chính quyền mới thì không gì bằng việc sử dụng các hình thức kiếntrúccổ điển.
Biệt thự trên phố Phan Đình Phùng nằm nép sau những tán cây gợi cho nhiều người cảm
giác hoài cổ
Vào những năm 20 của thế kỷ 20, kiếntrúc Art Deco bắt đầu phát triển mạnh
ở Hà Nộinhất là vào những năm 30. Những công trình xây dựng sử dụng những hình
khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối
bán trụ tạo ra một hình thứckiến trúc hiện đại và giản dị. Thêm vào đó là các họa
tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng ximăng, thạch cao với đường nét mềm mại
làm giảm bớt sự thô nặng của các khối bêtông.
Đại diện cho đường lối này có một số công trình tiêu biểu như Chi nhánh ngân hành
Đông Dương, Nhà in IDEO (24 Tràng Tiền), Công ty AVIA (39 Trần Hưng Đạo), Bưu
điện (6 Đinh Lễ), các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng và 31 Tràng Tiền cùng rất nhiều
biệt thự trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.
Sau khi một loạt công trình đưa vào sử dụng cho thấy chúng có vẻ không phù hợp
với khí hậu cũng như truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan ở đây, một loạt kiếntrúc sư
người Phápvà sau đó là người Việt theo đuổi, tạo ra phong cách kiếntrúc Đông Dương.
Đây là hình thức sử dụng những chi tiết kiếntrúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong
việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các họa tiết trang trí khác.
Một số công trình tiêu biểu như Đại học Đông Dương (19 Lê Thánh Tông), Sở Tài
chính, Bảo tàng Louis Finot (1 Phạm Ngũ Lão), Viện Pasteur (1 Y-éc-xanh), Nhà thờ
Cửa Bắc, Câu lạc bộ thủy quân (36 Trần Phú).
Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến phong cách kiếntrúc Neo-Gothic, một
phong cách thường thấy ở các nhà thờ tại Hà Nội. Đó là cách tổ chức mặt bằng hình chữ
thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ “hoa hồng”, hai
bên là các lối vào phụ, phía trên là tháp chuông.
Trong số các công trình Neo - Gothic ởHàNộinổi lên một số công trình tiêu biểu
như Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám. Kiếntrúc
nhà thờ này mang nhiều thần thái Gothic Pháp với một tỷ lệ khá hài hòa trên mặt đứng,
kết hợp với nhiều họa tiết trang trí theo phong cách Gothic dù còn chưa tinh tế. Nhìn
chung thì phong cách Neo-Gothic ởHàNội gắn liền với kiếntrúc nhà thờ Công giáo, giá
trị về mặt thẩm mỹ chưa cao song lại mang nhiều giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan.
Kiếntrúcvà không gian HàNội qua năm tháng có nhiều đổi thay so với những năm
đầu của thế kỷ trước. Rất nhiều đường phố mới được hình thành, xây dựng mới hoặc mở
rộng. Nhiều công trình hiện đại, nhiều cao ốc mọc lên trong quá trình hiện đại hóa Thủ
đô.
Các công trình kiếntrúc quen thuộc của HàNội cũng đã thay đổi. Dù vậy, với
người Hà Nội, những đường nét kiếntrúc thân thương ấy đã, đang và sẽ mãi mãi trường
tồn với thời gian làm nên vóc dáng của một Thủ đô nghìn năm văn hiến.
. Kiến trúc phố cổ và kiến trúc Pháp ở Hà Nội Kiến trúc Hà Nội cổ được tập trung chủ yếu trong những khu phố cổ hay còn gọi là khu “36 phố phường." Phố được kiến tạo bởi các ngôi nhà. Neo - Gothic ở Hà Nội nổi lên một số công trình tiêu biểu như Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám. Kiến trúc nhà thờ này mang nhiều thần thái Gothic Pháp với một. không gian sống của các căn nhà. Bởi vậy, kiến trúc đặc trưng của Hà Nội cổ là kiểu nhà ống, một phong cách thường thấy ở các đô thị Cổ Việt Nam. Bên cạnh các nhà ống còn phải kể tới các đình