NHỮNG THANH GỖ MỸ THUẬT DUYÊN DÁNG CỦA DENIS TRICOT potx

7 323 0
NHỮNG THANH GỖ MỸ THUẬT DUYÊN DÁNG CỦA DENIS TRICOT potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG THANH GỖ DUYÊN DÁNG CỦA DENIS TRICOT Tham gia Festival Huế 2010 với tư cách một trong các nghệ sĩ đại diện cho Đại sứ quán Pháp, vùng Poitou-Charentes, trung tâm văn hóa Pháp và CulturesFrance, Denis Tricot đã mang tới Cố đô nghệ thuật sắp đặt độc đáo của mình, góp phần cho thành công chung của một lễ hội đang ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng và bạn bè quốc tế. Tác phẩm của ông được làm tại cung Diên Thọ và lăng Tự Đức. Cung Diên Thọ nằm tại khu vực Tây bắc Hoàng thành Huế, được xây dựng từ năm 1802 với kiến trúc truyền thống. Phía trước có cung Trường Sinh, phía sau có điện Phụng Tiên. Đây vốn là nơi sinh hoạt của các bà Hoàng Thái Hậu và Thái Thái Hậu thời Nguyễn. Cung có diện tích tương đối lớn, khoảng 17.500 m2 với hơn 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Ngôi điện chính là một tòa nhà kép, với 7 gian, 2 chái và hai hiên trước sau. Sân trước tòa điện chính là nơi Denis Tricot dựng tác phẩm sắp đặt của mình, ngoài ra ở phía sau - điện Thọ Ninh cũng là nơi Denis cho dựng tác phẩm. Vật liệu cho nghệ thuật sắp đặt của Denis vẫn là những thanh gỗ dương mỏng, được ông cất công vận chuyển từ Pháp sang. Tất cả đều dầy trên 1cm, bản rộng hơn 10cm và có độ dài trung bình khoảng 250cm. Đặc điểm của những thanh gỗ này là chúng có thể uốn cong theo nhiều cung khác nhau, dễ dàng gắn, nối tạo ra độ dài tùy thích theo chủ ý của nghệ sĩ. Tác phẩm tâm đắc của Denis Tricot tại sân trước tòa chính điện cung Diên Thọ như một tác phẩm điêu khắc không gian. Những thanh gỗ mộc được gắn kết, thay đổi về chiều dài, tất cả treo lơ lửng trên không bằng hệ thống dây, hoặc níu xuống mặt sân nhằm tạo các đường cong khác nhau, cố định trong không gian. Thưởng thức tác phẩm của Denis từ một khoảng cách thích hợp sẽ chỉ nhìn thấy các thanh gỗ uốn lượn trong không trung, rất trừu tượng và có ấn tượng thị giác độc đáo. Người xem có thể mặc sức tưởng tượng, gắn những “đường bay” mềm mại của các thanh gỗ với hình tượng của linh thú Rồng, Phượng - một hình thức trang trí hết sức phổ biến và quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc ở Cố đô. Dấu vết tinh thần, dấu vết phi vật chất của một hoàng cung rực rỡ trong quá khứ dường như đã được Denis chắp cho đôi cánh cùng hiện hữu với những di tích kiến trúc có tuổi thời gian vài thế kỷ. Trên một diện tích sân lớn hàng trăm mét vuông, thể tích không gian rộng, việc bố trí, sắp đặt các tấm gỗ theo nhiều tầng, nhiều hướng, nhiều độ cong nhằm tạo ra một tổng thể chung kết hợp với các thành phần kiến trúc, cây cối là công việc đòi hỏi một khả năng bao quát rất lớn, và nó cũng đã chứng tỏ tài năng tạo hình của nghệ sĩ. Khi trao đổi với Denis về tác phẩm này, ông có nói mình rất muốn tạo ra một bức tranh không gian trừu tượng, các thanh gỗ sẽ là những nét vẽ vào không gian, chúng chuyển tải xúc cảm của ông, tạo cho người thưởng ngoạn một trải nghiệm thú vị về không gian môi trường, gợi mở một vài liên tưởng tới không gian văn hóa, lịch sử của kinh thành Huế. ấn tượng chung về “bức họa” trừu tượng này là sự mềm mại, duyên dáng. Những “nét vẽ” được nối dài với nhiều đường lượn sóng thấp cao, trái phải, đa chiều, đa hướng, chúng uốn lượn trong một vẻ hoan ca viên mãn kéo dài từ kết cấu kiến trúc tới không gian tự nhiên. Nét dài chủ đạo kết hợp với nhiều nét ngắn chỉ như những nhát bút được “vẩy” với một động tác nhanh gọn, dứt khoát. Tất cả là một tổ hợp các đường cong đan cài xao động. Có thể chỉ là một tình cờ thú vị khi ấn tượng về cảm giác lãng mạn do tác phẩm của Denis mang lại rất phù hợp với yếu tố lịch sử của cung Diên Thọ - nơi sinh hoạt của những người phụ nữ một thời tài sắc nổi danh thiên hạ. Tác phẩm của Denis như cùng tấu lên khúc nhạc cung đình, cùng hòa với các điệu vũ uyển chuyển để rồi đột ngột vút lên không trung như một cánh chim Phượng vô cùng duyên dáng và kiêu hãnh. Du khách tới tham quan cung Diên Thọ vào buổi tối, dưới ánh đèn lung linh và khúc hòa tấu Nhã nhạc càng dễ cảm nhận được vẻ đẹp của sự kết hợp giữa tác phẩm nghệ thuật và không gian kiến trúc, vẻ đẹp của cái mới (nghệ thuật sắp đặt) và vẻ đẹp của một nền văn hóa phong kiến quân chủ xa xôi, vang vọng. Vẫn là những tấm gỗ mộc giản dị, Denis Tricot mở rộng tác phẩm của mình tại không gian lăng Tự Đức (Khiêm Cung, 1864 -1867), một quần thể kiến trúc, thiên nhiên rộng tới 12ha, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc đặc sắc gắn với hồ Lưu Khiêm, đảo Tịnh Khiêm, đồi thông Điểm khác biệt chủ yếu của không gian tác phẩm nằm ở yếu tố thiên nhiên. Denis đã chủ động gắn kết không gian tự nhiên (đồi thông, hồ nước) với không gian kiến trúc. Các thanh gỗ đã được nối dài tới hàng trăm mét, uốn lượn, trườn bò từ trên đồi thông, xuyên qua chân cầu Tuần Khiêm, qua nội thất Xung Khiêm Tạ (thủy đình), trượt xuống mặt nước hồ Lưu Khiêm. Vẫn là nhiều “nét vẽ” kéo dài trong không gian, nhưng do kết hợp với cảnh quan thiên nhiên tao nhã tại Khiêm Cung nên ấn tượng về vẻ hài hòa, lãng mạn trở nên hiệu quả hơn. Những đường lượn sóng quanh co qua những cây thông trên đồi, phản chiếu xuống thảm cỏ xanh, xuống mặt nước hồ trong buổi chiều tà như tăng phần tịch mịch dường như vô tận cho một không gian vốn dĩ dành cho một linh hồn đã khuất. Có du khách sau khi biết được đây (những thanh gỗ của Denis) là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt đã nói: “Vậy mà tôi tưởng đó là những cây cầu nối linh hồn những vị vua đã mất” thật là một liên tưởng hết sức thú vị và bất ngờ. Nghệ thuật của Denis Tricot quả thật đã kích thích trí tưởng tượng phong phú của người xem, và chính họ đã mang lại nhiều lớp ý nghĩa, tầng giá trị khác nhau cho tác phẩm. Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng tác phẩm tại lăng Tự Đức và cung Diên Thọ, Denis Tricot đã nói, mặc dù không am hiểu lắm về triết học phương Đông nhưng ông muốn tác phẩm của mình có liên hệ tới những tư tưởng triết học còn hiện diện trên dấu tích kiến trúc kinh thành Huế. Phải chăng ông muốn nói tới tinh thần “vạn vật nhất thể” trong biểu hiện hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên, kiến trúc, con người tại đây? Và những thanh gỗ của ông thật sự sẽ là một cầu nối giữa các yếu tố thuộc về quá khứ và hiện tại? Cuối cùng, dù tác phẩm của Denis có truyền tải một thông điệp mang tính triết học hay không, thì đây vẫn là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo, nó đã tạo ra một trải nghiệm thị giác thú vị về không gian, về sự kết hợp giữa tác phẩm và môi trường - điều mà không nhiều nghệ sĩ Việt Nam đạt được. . NHỮNG THANH GỖ DUYÊN DÁNG CỦA DENIS TRICOT Tham gia Festival Huế 2010 với tư cách một. biết được đây (những thanh gỗ của Denis) là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt đã nói: “Vậy mà tôi tưởng đó là những cây cầu nối linh hồn những vị vua đã

Ngày đăng: 20/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan