1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

HỌA SĨ MỸ THUẬT VŨ GIÁNG HƯƠNG MỘT NHÂN CÁCH ĐÁNG KÍNH docx

6 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 126,91 KB

Nội dung

HỌA MỸ THUẬT GIÁNG HƯƠNG MỘT NHÂN CÁCH ĐÁNG KÍNH Những danh hiệu cao quý trên đã thực sự tôn vinh đóng góp của bà trong sự nghiệp đào tạo và sáng tạo nghệ thuật (nói rộng ra đây là một nhà lãnh đạo quản lý hội đủ uy tín của giới văn học nghệ thuật Việt Nam). Về sự nghiệp nghệ thuật của bà trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều người viết , đặc biệt trong tuyển tập hội họa Giáng Hương xuất bản năm 2006 trong đó cũng có tôi. Khi bà đi xa điều đáng nói hơn lúc này về bà chính về là một nhân cách đáng kính, đi vào lòng các thế hệ sinh viên, hội viên và đồng nghiệp. Tưởng nhớ bà tôi xin được viết đôi kỷ niệm về bà như một nén nhang thơm gửi tới hương hồn Phó Giáo sư, họa Giáng Hương. Vũ Giáng Hương sinh trưởng trong một gia đình trí thức văn nghệ tên tuổi: Cha là nhà văn Ngọc Phan, mẹ là nhà thơ Hằng Phương. Sống trong một gia đình nề nếp gia phong có truyền thống lâu đời đã nuôi dưỡng tâm hồn và định hình một nhân cách sống trọng thực, thẳng thắn và tôn trọng mọi người, hình như số phận đã trao cho bà chăm lo cho nghệ nhiều hơn là cho mình. Bà được trực tiếp học tập các họa bậc thầy: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tiến Chung tốt nghiệp khóa I năm 1957 – 1962 của trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, bà là nữ sinh viên duy nhất của khóa I chăm chỉ học tập, không bỏ một chuyến đi thực tập thực tế của toàn khóa, họa Giáng Hương còn nhiệt tình tham gia văn nghệ. Tôi còn nhớ như in những tiết mục của bà. Tốt nghiệp khóa I, bà được giữ lại trường làm công tác giảng dạy, một công việc khó khăn vất vả và có phần nguy hiểm, phải đưa một lớp học sinh sơ trung 7 năm đang ở tuổi mới lớn đi thực tập tại tuyến lửa Hàm Rồng – Thanh Hóa. Chính vì vậy, cô và trò có nhiều kỷ niệm khó quên trong chuyến đi đó. Năm 1971, bà được vào Trường Sơn phục vụ đoàn 559, với cảm xúc một người trong cuộc, các tác phẩm Tổ thông tin Trường Sơn, Một chặng đường Trường Sơn, Bếp lửa Trường Sơn, Ven núi Trường Sơn, Dốc núi Trường Sơn, Cô gái Trường Sơn đã đi vào lòng người, đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tôi có may mắn là đồng nghiệp của bà tại trường Đại học Mỹ thuật và tư cách một người giảng dạy và nghiên cứu phê bình mỹ thuật, được bà mời tham gia một đề tài nghiên cứu phụ nữ văn nghệ cấp Bộ làm việc gần bà, bởi vì bà luôn luôn tôn trọng đồng nghiệp (suy nghĩ này chắc không phải riêng tôi). Đến Đại hội III Hội Mỹ thuật Việt Nam bà được tín nhiệm bầu làm Phó Tổng Thư ký, chuyển lên công tác trên Hội. Hồi đó, Bộ Văn hóa có về trường lấy ý kiến thăm dò bầu người thay bà, tôi có nói: chúng tôi cần một Phó Hiệu trưởng như bà Giáng Hương, dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao, không né tránh, được thầy và trò chúng tôi tín nhiệm?! Bà lên Hội công tác, tôi cũng tham gia công tác Hội, nên thường xuyên cộng tác với bà, họa Giáng Hương thường trao đổi và lắng nghe các cộng sự rồi mới cương quyết hành động, dám chịu trách nhiệm trước công việc mình làm. Đặc biệt là trong quan điểm nghệ thuật có chính kiến riêng bảo vệ cái đúng và phê phán cái sai trung thực thẳng thắn. Đây là điều mà không phải nhà lãnh đạo quản lý nào cũng làm được. Một mặt, bà thẳng thắn đóng góp trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo cấp cao, mặt khác kiên quyết bảo vệ đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng với tư cách một nữ Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, một nữ Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam thật đáng trân trọng. Tôi còn được bà tín nhiệm nhờ viết lời giới thiệu và nói lời khai mạc cho 3 triển lãm cá nhân. Điều đặc biệt đáng nói về bà, dù là một nhà lãnh đạo quản lý nữ, bà vẫn dành thời gian cho sáng tác. Các tác phẩm công bố trong các triển lãm cá nhân, nhất là trong tuyển tập hội họa, ký họa Giáng Hương đã được giới mỹ thuật, các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa văn nghệ đánh giá cao. Tôi xin trích một câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong sổ vàng của triển lãm ngày 8 tháng 11 năm 1993: “Cuộc triển lãm nội dung phong phú và đẹp quá”. Đó cũng là tiếng nói chung của mọi người về nghệ thuật Giáng Hương. Mãi đến năm 2010 tuy đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, khi gặp tôi bà hồ hởi thông báo đã được nghỉ nên có thời gian cho sáng tác nhiều hơn và sẽ làm một triển lãm cá nhân nữa. Bà lại nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tựu chung, nữ họa Giáng Hương, một nhà lãnh đạo nghệ thuật nữ được trao trọng trách lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nhiều năm vẫn được giới tôn trọng và tín nhiệm, một nữ họa sống hết mình cho nghệ thuật. Và đặc biệt bà đã luôn chăm lo cho đồng nghiệp. Đó chính là một nhân cách đáng kính đi vào lòng các thế hệ sinh viên, hội viên và đồng nghiệp. . HỌA SĨ MỸ THUẬT VŨ GIÁNG HƯƠNG MỘT NHÂN CÁCH ĐÁNG KÍNH Những danh hiệu cao quý trên đã thực sự. đôi kỷ niệm về bà như một nén nhang thơm gửi tới hương hồn Phó Giáo sư, họa sĩ Vũ Giáng Hương. Vũ Giáng Hương sinh trưởng trong một gia đình trí thức

Ngày đăng: 20/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN