1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

HỌA SĨ MỸ THUẬT QUANG PHÒNG, THẦY TÔI ppt

11 555 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 167,62 KB

Nội dung

HỌA MỸ THUẬT QUANG PHÒNG, THẦY TÔI QUANG PHÒNG - Trên Rú Mứa Thanh Chương - 1965, thuốc nước. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Là công nhân trong doanh nghiệp nhà nước, ngày đi làm, tối về lại cắp bảng đến trường học thêm nghề vẽ, trong khoảng gần 10 năm học đêm ấy, tôi đã học qua nhiều thầy, trong số đó họa Quang Phòng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng đẹp. Nay thầy vừa đi xa. Xin cho phép tôi được kể lại đôi điều tai nghe mắt thấy về thầy: người mang đậm tâm hồn nghệ và một nhân cách nghệ sĩ. Hà Nội sau năm 1954, Trường Mỹ thuật Yết Kiêu được mở lại. Trong số các họa đầu tiên được mời về giảng dạy có họa Quang Phòng. Chẳng biết có phải tại hai ông Huy Cận và Trần Văn Cẩn định giao phó cho thầy cái chân quản lý ngôi trường vừa mở lại ấy mà khiến thầy bị nạn?! Vì bỗng dưng ai đó đã chụp cho thầy cái mũ “Nhân văn Giai phẩm” chống Đảng. Thế là, sau một thời gian được xếp sang phòng nghiên cứu của Nhà trường, thầy phải cắp cặp rời Trường Yết Kiêu sang Nhà xuất bản Văn hóa. Tại đây, vốn sẵn lòng yêu nước nồng nàn, thầy lại hăm hở bắt tay vào công việc để cống hiến. Cùng với các đồng sự, ba cuốn sách mà thầy chủ biên gửi dự thi triển lãm sách quốc tế ở Leipzig, ở Moskva đều giành được huy chương vàng. Và thế là, cùng với những tác phẩm sơn mài truyền thống cực kỳ sâu lắng của các họa tài ba cộng với những cuốn sách xuất sắc của Nhà xuất bản Văn hóa, lúc ấy Việt Nam đã trở thành một hiện tượng, một điểm sáng văn hóa trong phong trào mỹ thuật các nước xã hội chủ nghĩa. Đến đoạn in tập tranh “ký họa” miền Nam gửi ra thì đúng là một kỳ tích. Ôm đống tranh sang Trung Quốc những tưởng kỹ thuật của họ cao cường, ai dè cũng chỉ toàn là máy in offset một màu to tướng. Nhiều buổi, thầy phải thức thâu đêm bên máy. Khó khăn chồng chất. Có phiên dịch đi kèm đấy song trình độ có hạn nên chữ tác đánh chữ tộ rất nhiều. Mỗi bức vẽ phải duyệt lên duyệt xuống, in đi in lại đến mấy chục lần. Sau bốn tháng mới hoàn tất. Ngày mừng công tiễn biệt, một quản đốc phân xưởng in bên đó nói: Chúng tôi đã từng in rất nhiều tranh cho rất nhiều người, nhưng chưa từng gặp một người nào kỹ tính như sư phụ đấy! Và thầy đã trả lời họ: Trong mỗi tác phẩm đều ẩn chứa biết bao cung bậc tình cảm của tác giả, chỗ rạch ròi, chỗ tung tẩy, chỗ mờ nhòe như khói như sương, phải in sao thấy được sự khác nhau của chì, của than và thuốc nước. Phải lấy lại được gần như nguyên bản hoặc ít ra là 98% so với bản gốc. Nếu không là mình có tội với đất nước, với tác giả - những chiến sĩ, nghệ đang lăn lộn trên tuyến đầu Tổ quốc. Tóm lại, khi họa Quang Phòng đã nhận làm một công việc gì thường là hết lòng và rất có trách nhiệm với công việc ấy Trở lại với câu chuyện Hà Nội sau ngày giải phóng. Các cơ sở công nghiệp tiêu dùng mọc lên như nấm: Nào Cơ khí trung quy mô, nào Cao su - Xà phòng - Thuốc lá, Xe đạp Thống nhất, Dệt 8-3, Dược phẩm, nào Bóng đèn Phích nước, Hỏa xa, Văn phòng phẩm, v.v. Sau 10 năm, con số từ 300 ban đầu đã tăng vọt lên thành 3 vạn công nhân viên chức. Họ rất trẻ trung, sôi động, ham hiểu biết. Họ cũng có nhu cầu được thưởng thức văn hóa văn nghệ. Họ muốn được tự thể hiện mình. Thế là nhiều lớp học hát, học vẽ tự phát được lập nên ngay từ cơ sở. Và khi các thầy ở đó hết vốn, họ đòi học nâng cao. Kiến nghị từ cơ sở gửi lên Thành phố tới tấp. Lúc đó Trường Mỹ thuật Yết Kiêu mỗi năm chỉ lấy vào có 10 - 15 người, lại chưa có hệ tại chức, mà nhu cầu của số công nhân đòi được học thêm lên đến hàng trăm. Đến giữa năm 1965, Nhà Nghệ thuật Quần chúng Thủ đô mới ra đời do anh Đinh Thiện Bao làm giám đốc. Lúc đầu phải mượn tạm địa điểm học ở ngay giữa bái đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Vài tháng sau mới về phố Nguyễn Thái Học. Trường có sáu lớp ca múa nhạc học các tối thứ 3, 5, 7, hội họa học vào tối thứ 2, 4, 6 và chủ nhật. Ở bộ môn mỹ thuật, Sở Văn hóa cử sang hai họa là anh Quốc Giám và chị Ái Ngà, mà thầy đầu tiên do đích thân anh Đinh Thiện Bao mời đến cộng tác là họa Phạm Viết Song, người có nhiều kinh nghiệm tổ chức các lớp vẽ tại nhà. Thầy thứ hai anh Đinh Thiện Bao mời chính là họa Quang Phòng, người có mối quan hệ hết sức gần gũi và thân thiết với các họa Hà Nội. Ngày đó kinh tế đất nước còn khó khăn, vì thế hầu hết các thầy cộng tác viên dạy thêm ban đêm ở “Nghệ thuật Quần chúng” đều là những thầy dạy ban ngày chính khóa bên Trường Yết Kiêu sang cả, như các họa Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Bình, Tạ Thúc Bình, Đỗ Hữu Huề, Lê Thiệp, Phạm Công Thành, Hoàng Công Luận Mảng lý luận có các thầy Nguyễn Trân, Chu Quang Trứ, Triệu Thúc Đan Mảng điêu khắc có các thầy Phạm Gia Giang, Nguyễn Thị Kim, Lê Thược, Nguyễn Thiện, Cần Thư Công Vì yêu quý thầy Song, thầy Phòng, cũng như yêu quý những người thợ say mê nghệ thuật nên rất nhiều thầy đã gắn bó với Nhà Nghệ thuật Quần chúng nhiều năm. Tư duy nghệ thuật của họa Quang Phòng là rất mới, thầy học rộng, biết nhiều nên khi đến lớp thầy thường dẫn những gương xưa, gợi mở để cho học sinh tự tìm ra cách giải quyết chứ không đưa ngay ra đáp số. Mỗi lần học về chủ đề gì, như vẽ tranh phong cảnh, tranh lịch sử, tranh chân dung, hoặc chất liệu gì như sơn dầu, sơn mài, thuốc nước - thầy thường mời bằng được các họa đầu ngành đó đến trực tiếp giảng, ví dụ họa Huỳnh Văn Gấm đến nói về tranh áp phích, họa Trần Văn Cẩn đến nói về tranh sơn dầu Nhiều sáng chủ nhật thầy dẫn cả lớp chúng tôi đến tận nhà các họa Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm hay Trần Văn Cẩn để nghe tận tai, xem tận mắt các bậc danh họa làm việc. Khi lớp cao đẳng khóa 1 của Nhà Nghệ thuật Quần chúng kết thúc (gồm có Nguyễn Kim Xuân tác giả tượng đài “Thánh Gióng”, Cơ Chu Pin tác giả tranh “Những người thợ làm cầu”, Nguyễn Đình Huống tác giả tranh “Cổng làng”, Trương Thanh Trà tác giả “Ngắm sen cháu nhớ Bác Hồ” và Vũ Tiến tác giả tượng “Cô gái quan họ”) - thì họa Quang Phòng cũng đến tuổi nghỉ hưu. Và chính lúc này thầy đã dồn hết tâm lực cho những cuốn sách, đặc biệt cuốn “Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20” - một cuốn sách thật đầy đủ, thật rõ ràng với những lời bình dẫn thật công tâm, trong sáng. Chỉ bằng vài nét chấm phá khái quát vậy thôi mà lịch sử mỹ thuật thủ đô trong bối cảnh lịch sử xã hội suốt 100 năm vừa qua hiện về đầy đủ. Chẳng thế mà sau khi cuốn sách đó phát hành, người ta đã có ý định mời thầy sang Paris chơi một tháng, lại có rất nhiều học giả từ Nhật Bản, từ Ý, từ Singapore, Malaysia, Australia tìm đến xin được trò chuyện cùng thầy. Nhân đây xin cho phép tôi kể lại một mẩu chuyện nhỏ có liên quan đến cuốn sách đó: chả là ngoài mê nghệ thuật hội họa, tôi còn một đam mê khác đó là nghe đài mà chủ yếu là nghe ca nhạc và tin tức. Vì thế ngày nào tôi cũng dành chừng một giờ lang thang trên sóng FM, chừng 15 phút cho Đài Tiếng nói Việt Nam và khoảng 10 - 15 phút cho các đài phát thanh phát bằng tiếng Việt trên khắp thế giới. Chỉ có điều rất dở là tối hôm trước nghe được những gì thì sáng hôm sau ngủ dậy là tôi quên sạch. Nhưng trong số đó có một mẩu chuyện cho đến hôm nay tôi vẫn không quên. Đó là bài phỏng vấn Tổng thống Mỹ của phóng viên đài BBC. Trong buổi họp báo của Tổng thống Bill Clinton sau khi đi thăm Việt Nam về, phóng viên đài BBC chỉ hỏi có mỗi một câu: “Thưa Tổng thống, ngài đã đến Việt Nam với sứ mệnh hòa giải, vậy thì điều gì đã làm cho ngài có ấn tượng nhất trong chuyến đi đó?” Tổng thống Mỹ trả lời: "Người Việt Nam cởi mở, thân thiện. Điều thú vị nhất là tôi đã được đến thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám, được đánh tiếng trống ở đó, và được xem cuốn Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20”. Đấy, chỉ có vậy mà suốt đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Hôm sau tôi tìm đến để kể với thầy Quang Phòng. Cụ chỉ nói được một câu: Thật thế ư? Rồi cụ lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế con con trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, vào một buổi chiều ngày mất điện. Có lẽ cụ rất xúc động. Mãi sau như chợt tỉnh, thầy quay sang hỏi tôi: - Vậy liệu mình có ai biết không nhỉ? Tôi vội thưa: - Nhiều chứ thưa thầy! Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là ở chỗ một Tổng thống đứng đầu một cường quốc vào bậc nhất thế giới mà ông ta lại trân trọng quyển sách của thầy đến vậy thì giải thưởng nào sánh bằng! Thầy có biết không, khi nghe xong chính em cũng thấy tưng tưng muốn nhảy cẫng lên mà sung sướng ấy chứ! Một lần nghe tin thầy ốm, chúng tôi rủ nhau đến thăm, lúc đông vui cụ bảo: các cậu cố gắng ra lấy mỗi người một tập tranh để lại cho đời, thầy sẽ giúp kinh nghiệm. Anh bạn tôi liền nói: Thưa thầy, sách bây giờ in nhiều quá, cầm lên cứ thấy nó nhẹ bỗng! Có quyển in dày cộp hàng mấy trăm trang mà rối rắm, linh tinh, lại có quyển còn đầy lỗi chính tả. Lúc ấy tôi thấy thầy có vẻ buồn, rồi thầy nói: Nghề làm sách là cực khó. Nhất là khi nói đến những cái chung, phải đủ uyên bác, đủ trình độ, quán xuyến, nhất là phải tuyệt đối công tâm. Có vậy mới tránh được cái lỗi vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là thừa những cái không đáng đưa vào. Ngược lại cái đáng đưa vào thì lại thiếu. Trình độ dân chúng bây giờ cao lắm. Họ sẽ đánh giá tác giả ấy là thành kiến, thiếu công tâm và hẹp hòi. Thật đúng vậy, khi chúng tôi cùng nhau giở lại cuốn “Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20”, tìm mãi đến trang thứ năm mới thấy tên tác giả khiêm nhường nằm ở đó. Đặc biệt người mà đã ngầm chụp lên đầu thầy chiếc mũ "Nhân văn Giai phẩm" thủa nào cũng vẫn có tranh đàng hoàng trong sách. Thầy bảo chuyện nào đi chuyện đấy. Chúng ta tuyệt đối không được mang chuyện thành kiến cá nhân để làm hỏng đi quyển sách đẹp. Năm 2010, sau khi xem bức tranh “Thiên đô”của tôi, thầy bảo: Tranh cậu vẽ hơi to đấy! Coi chừng không họ lại bảo là chơi trội. Chính họ không vẽ được bằng cậu đâu, nhưng bản chất của những anh tồi lại thích dèm người khác. Tôi thưa với thầy là ít tư liệu quá. Và xin hứa với thầy là sẽ tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện nó. Vào Ninh Bình nhiều lần, lần nào tôi cũng có cảm giác bực tức vì tù túng. Phải chăng các vua nhà Đinh, nhà Lê quá e dè với phương Bắc. Ở đấy để có động tĩnh gì thì dễ lẩn vào rừng vào núi ư?! Đọc “Chiếu rời đô”, so sánh hai mảnh đất Hoa Lư và Hà Nội, tôi thực sự ngưỡng mộ đức vua họ Lý! Cũng vì sự thành kính ấy làm tôi không thể nào vẽ ngài “tủn mủn” được. Cuối năm 2012, lúc này thầy đã yếu lắm rồi, một buổi cô Bích Như điện cho tôi bảo đến để thầy nhờ một việc. - Tôi nhờ cậu lúc nào gặp ông “Ích”, bảo ông ấy trả nợ tôi nhé! - Thưa thầy về việc gì ạ? - Chả là mấy năm trước một buổi ông ấy đến nhà tôi vui vẻ lắm, bảo: "Em rất kính trọng anh, kỳ này nhất quyết em phải viết bài ra trò để tôn vinh anh đấy." (Lúc đó tôi vừa bán được bức tranh giá cao). Cảm động vì tấm lòng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm tới mình, tôi rút ra 300.000 (khoảng 2 triệu bây giờ) đưa cho ông ấy gọi là tiền bồi dưỡng nước thuốc. Ấy thế mà rồi mất hút con mẹ hàng lươn luôn. Bây giờ tôi cần tiền mua thuốc tẩm bổ. Tôi lúng túng thưa với thầy chuyện đó là chuyện vặt. Cụ trừng mắt lên rồi quát: Sao lại là chuyện vặt được? Đó là nhân cách đấy! Tôi bần thần ú ớ, không ra nhận lời cũng không ra từ chối: Thưa thầy, ông ấy bây giờ quyền cao chức trọng lắm. Người chưa thèm cầm cọ bao giờ mà phán đâu ra đó. Ngay trong buổi thảo luận về đề tài vẽ tranh lịch sử của Hội Mỹ thuật mới rồi, ngài đã đứng lên thẳng thắn phát biểu có tính chỉ đạo bằng một câu xanh rờn rằng: Việt Nam chưa có tranh lịch sử, làm em thấy hoảng quá. Lúc đó cử tọa ngồi im phăng phắc. Nhưng rồi như có ai đã không chịu được, người ấy không đứng lên cho mọi người nhìn thấy mặt nhưng tiếng nói thì nghe rõ mồn một: Thế tranh “Trận Tầm Vu”, tranh “Qua cầu khỉ” của Nguyễn Hiêm, hoặc tranh “Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng có phải là tranh lịch sử đấy không??? Tịt!!! Bây giờ họa Quang Phòng mất rồi, tôi buộc phải kể lại câu chuyện này để tạ tội trước thầy về một lời trao gửi mà mình chưa làm trọn vẹn. Đời người ai mà chẳng có điểm này điểm nọ. Đã từng nghe không ít những lời xầm xì, đàm tiếu về thầy, nhiều lúc tôi cũng thấy chạnh lòng. Chỉ vì dị ứng hoặc quá thành kiến với cái gọi là “nói dai, nói dài” mà người ta tưởng như đã quên phắt đi những cống hiến lớn lao của thầy Quang Phòng. Với tôi, tôi chẳng thấy dai thấy dài mà chỉ thấy trong đó toàn là kiến thức đầy bổ ích. Thật tội nghiệp! Hà Nội giờ đã bước vào xuân, đào mai lại bừng khoe sắc thắm, tôi bồi hồi ngồi xem lại những tác phẩm nổi tiếng của thầy như “Thủ đô kháng chiến”, “Thị trấn Đồng Đăng”, “Trận địa Cầu Cấm”, “Dân quân Thanh Chương”, “Cây thông trong Hiển lâm các Huế” mà ngậm ngùi. Trong tai mình vẫn còn vang mãi bài điếu văn thật cảm động của nhà thơ Bằng Việt đọc trong lúc tiễn đưa thầy về nơi an nghỉ cuối cùng. Hà Nội đêm ấy lạnh lắm! Ở đài hóa thân Hoàn Vũ, bên ánh lửa rực [...]...hồng và trên nền trời màu tím sẫm ấy, tôi thấy thầy tôi hiện về tươi cười, vẫy chào mọi người rồi ung dung bay thẳng về trời! . HỌA SĨ MỸ THUẬT QUANG PHÒNG, THẦY TÔI QUANG PHÒNG - Trên Rú Mứa Thanh Chương - 1965, thuốc nước. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam . học đêm ấy, tôi đã học qua nhiều thầy, trong số đó họa sĩ Quang Phòng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng đẹp. Nay thầy vừa đi xa. Xin cho phép tôi được kể

Ngày đăng: 20/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN