Chủ nhà vớinhà thầu: Nêncương
hay nương?
Dù khéo léo cỡ nào, những lục đục không mong muốn vẫn có thể xảy ra giữa gia chủ
và thầu trong khi công trình đang dang dở
Dĩ nhiên, khi sự cố xảy đến, với “nghề của chàng”, nhà thầu có kinh nghiệm để “vượt
hiểm” một cách an toàn êm đẹp, tình thế xấu nhất là cuốn gói đi. Còn gia chủ, coi chuyện
xây nhà là việc trọng đại một đời, không mấy người biết cách tháo gỡ vướng mắc để sao
cho mình không bị thiệt hoặc chán chường.
Đã có chuyện xảy ra với một chủnhà là luật sư. Căn biệt thự của anh vừa xong phần
móng thì người giám sát (độc lập được thuê độc lập) phát hiện kết cấu tiêu chuẩn sắt thép
lộ thiên phần móng cho thấy không đúng như bản hợp đồng. Lỗi chủnhà là quá tin đội
thầu nên thuê giám sát muộn, nên đa phần sai lại đã hoàn thành, nằm bên dưới nền đất,
muốn khắc phục thì phải đào lên làm lại phần móng gần như từ đầu. Nhà thầu thừa nhận
sai sót do “đọc sai bản vẽ kết cấu” và phần móng phải thuê một đội thi công khác về làm
nên không kiểm soát được. Chủnhà đòi kiện tụng ra toà làm cho công trình bị ì ạch cả
tháng trời.
Hai bên đều mệt mỏi. Cuối cùng, trước sự cương quyết của chủ, bên nhà thầu phải sang
thương lượng để làm một bản phụ lục hợp đồng, đưa ra giải pháp kỹ thuật khắc phục đảm
bảo an toàn, trong đó, bên thầu phải chấp nhận mọi chi phí bảo hành nếu về sau xảy ra
hiện tượng sụt lún, nứt tường trong một thời gian dài.
Một công trình có chất lượng tốt về kỹ thuật và mỹ thuật, một không gian đẹp là sự kết
hợp đầy đủ, toàn diện của nhà thiết kế và các nhà thầu thi công nhiều hạng mục.
Một tháng trời đắp chiếu để “đối thoại” chưa phải là dài. Có những công trình phải đắp
chiếu nửa năm trời vì hai bên ì à ì ạch, gia chủ thiếu cương quyết và nhà thầu thì lại “chơi
bài nhây”, đối thoại mãi không tìm ra giải pháp.
Hiện nay, để tránh tình trạng trục trặc giữa đường (đe doạ “đứt gánh”), nhiều gia chủ
chọn các công ty thi công lớn, có uy tín, thương hiệu, chấp nhận với mức giá cao nhưng
đổi lại, an tâm về mọi mặt. Song, trên thực tế thì lại không đơn giản như thế khi mà nhiều
công ty thi công có thương hiệu, nhưng lại “phân quyền” cho các đội cai yếu về chuyên
môn và nhất là cẩu thả, đã dẫn đến những thất vọng nặng nề.
Có nhiều trường hợp khác, nhà thầu nguyên là các đội cai tách ra từ các công ty lớn ra
làm riêng đôi khi dễ dàng chấp nhận những mức giá vừa phải để có hợp đồng, trong quá
trình thi công thì chơi chiêu “than thở” thường xuyên với gia chủ, nào là vật liệu, nhân
công tăng giá, nào là khó khăn trong thi công để kèo nài, đề nghị gia chủ bổ sung giá trị
hợp đồng. Trong trường hợp này, tiến thoái lưỡng nan, nhiều gia chủ đã ngậm đắng nuốt
cay chấp nhận để cho xong việc, sợ cương dễ dẫn đến chuyện tinh thần thi công không
thoải mái, ảnh hưởng chất lượng công trình, có khi còn lo bị bòn rút vật liệu công trình dễ
dẫn tới bất an về sau.
Phải nói rằng, một bản hợp đồng càng minh bạch càng tốt. Song, có những thách thức
dưới văn bản trong quá trình xây dựng mà gia chủ khó có thể lường trước. Mối quan hệ
với thầu hiện nay, vẫn được xây dựng theo triết lý “mềm nắn rắn buông”. Hiện nay, tại
các công ty xây dựng, việc những đội thầu, cai là lao động phổ thông, thậm chí, trình độ
giới hạn, người lao động nhập cư, nên có không ít phiền toái mệt mỏi xảy ra với gia chủ
trong quá trình thi công do những khác biệt về văn hoá ứng xử. Việc chủnhà và thầu
tranh luận để đi đến thống nhất, thuận cho việc chung không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Nhưng tâm lý, một đời làm nhà một (vài) lần, cho nên, nhiều người cố gắng nương theo
hoàn cảnh để mọi thứ êm xuôi, rồi khi công trình hoàn tất thì mới tìm cách giải toả.
Quả thật, trong xây dựng nhà cửa, nhất là ở những xứ mình, nơi mà mọi hành xử đặt trên
cơ sở quan hệ, cảm tính, thì khách hàng không hẳn là thượng đế. Hiện nay, trong các bản
hợp đồng xây dựng, có một điều khoản mà chủnhà cần lưu ý, chính là cam kết bảo hành
miễn phí có thời hạn với công trình. Chính đây là điểm quan trọng ràng buộc trách nhiệm
của nhà thầu phải đảm bảo chất lượng cho công trình, nếu không, sau đó họ sẽ phải vất vả
với chuyện bị chủnhà réo sau này. Và đây cũng chính là điều mà chủnhà cần cương
quyết đòi hỏi để đảm bảo trong quá trình xây dựng không xảy ra những thất thoát trong
vật liệu, cẩu thả trong trách nhiệm, gây ra rắc rối thậm chí thiệt hại nặng nề về sau.
Ứng xử mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng lại phải tỏ ra nghiêm khắc, độc lập và có chủ kiến
trong khâu giám sát ngay từ đầu sẽ đảm bảo cho một mối quan hệ sòng phẳng có trách
nhiệm từ hai phía. Nhà thầu sẽ thêm phần tinh thần nếu giữa trưa nắng có thêm nải chuối,
phích nước chanh do đích thân gia chủ mang tới thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với lao
nhọc. Nhưng khi cần phải cứng rắn, thậm chí, đến mức đưa nhau đến toà án để đảm bảo
cho những điều khoản trong bản hợp đồng không bị bóp méo, bất tuân thì cũng cần phải
dứt khoát.
Nếu nhà thầu am hiểu, có kỷ luật, có uy tín cộng với một giám sát viên tốt, thì gia chủ coi
như được cất đi phần nào gánh nặng trong chuyện xây nhà. Nói là phần nào, bởi vì, đã là
làm nhà, cũng như đám cưới hay sinh con, những việc trọng đại trong cuộc đời ấy, thể
nào cũng phát sinh những chuyện “trời ơi đất hỡi”.
Khi nào cương, lúc nào nương, tuỳ cơ ứng biến vậy. Có người nói vui, xây xong một căn
nhà, chỉ ngồi đúc kết từ những kinh nghiệm ứng xử với ông nhà thầu, là đã thấy mình
“đắc nhân tâm” lên nhiều.
. Chủ nhà với nhà thầu: Nên cương
hay nương?
Dù khéo léo cỡ nào, những lục đục không mong muốn vẫn có thể xảy ra giữa gia chủ
và thầu trong. nếu không, sau đó họ sẽ phải vất vả
với chuyện bị chủ nhà réo sau này. Và đây cũng chính là điều mà chủ nhà cần cương
quyết đòi hỏi để đảm bảo trong