Để nhẹlòng…
Trong tiềm thức mỗi con người có hai phạm trù: nhớ và quên! Ký ức của ta thường
có nhiều chuyện để nhớ và cũng nhiều chuyện bị lãng quên.
Cũng có một nghịch lý, có những chuyện ta không muốn nhớ vẫn nhớ, có những
chuyện ta muốn quên lại không thể quên. Một ai đó đã từng nói, có hai điều mà ta
thường nhớ nhất. Đó là yêu và hận. Hận ai đó ta cứ canh cánh trong lòng, yêu ai đó
ta cứ nhớ khôn nguôi.
Điều ấy do đâu mà ra? Có người dựa vào thuyết Đạo Phật bảo rằng, con người có
“thất tình lục dục” mà sinh ra yêu và hận. Từ yêu và hận mà sinh ra nhớ!
Tại sao người ta lại quên? Ký ức của mỗi chúng ta ngày càng “dày thêm” theo thời
gian nên cái cũ phải quên đi nhường chỗ cho cái mới thế vào. Nhưng cũng có
những việc mới xảy ra ta vẫn quên. Chẳng rõ!
Nhớ và quên có làm cho ta thoải mái hay khiến ta phiền muộn? Có lẽ hai phạm trù
ấy đều xuất hiện trong ta. Nếu ai chỉ nhớ những điều cần nhớ và quên những điều
cần quên thì sẽ thoải mái. Tâm tư không phiền muộn, cuộc sống có nhiều nụ cười,
niềm vui.
Đôi lúc trong ta lại nhớ những điều không vừa lòng và muốn quên lại không được.
Khi ấy, lòng ta phiền muộn, buồn bực. Tâm trí không còn minh mẫn để làm việc
tốt.
Trong cuộc sống hằng ngày giữa nhớ và quên, ta khó mà lựa chọn như thế nào cho
tuyệt đối với ta. Ai có đời sống tinh thần tốt, dòng nhớ bình yên, ký ức sẽ dịu ngọt.
Không phải nặng đầu suy tư này nọ.
Trong bản thân mỗi người, đôi lúc cũng đấu tranh giữa nhớ và quên. Nhớ nhiều
hơn quên và quên nhiều hơn nhớ. Cái vòng lẩn quẩn nhớ nhớ, quên quên cứ cuốn
lấy, chiếm lĩnh tinh thần ta. Ta muốn thoát khỏi vòng lẩn quẩn ấy thì ta cứ tự nhiên
nhớ, tự nhiên quên và ta sẽ tự nhiên sống vui vậy!
.
Để nhẹ lòng…
Trong tiềm thức mỗi con người có hai phạm trù: nhớ và quên! Ký ức của ta thường
có nhiều chuyện để nhớ và cũng nhiều. không được.
Khi ấy, lòng ta phiền muộn, buồn bực. Tâm trí không còn minh mẫn để làm việc
tốt.
Trong cuộc sống hằng ngày giữa nhớ và quên, ta khó mà lựa