Nóinhưthếnàođể "được lòng" sếp?
"Vâng, tất nhiên. Tôi rất háo hức với nhiệm vụ này"
Ai lại không yêu quý một nhân viên sẵn sàng chấp nhận công việc sếp giao với
thái độ tích cực mà không phàn nàn cơ chứ? Kể cả nếu bạn thực sự nghĩ "Ôi mình
còn bao nhiêu việc khác phải làm?" , hãy cố gắng đồng ý và bạn sẽ thấy thái độ
của sếp với mình được cải thiện đáng kể.
"Tôi có thể giúp gì?”
Tất cả chúng ta đều chào đón sự đóng góp và hỗ trợ trong công việc và cuộc sống.
Tình nguyện đảm nhận một dự án hoặc làm việc mà không ai muốn làm có thể làm
tăng giá trị của bạn trong tổ chức. Nếu bạn làm tốt và đạt được mục tiêu đề ra, bạn
sẽ gia tăng cơ hội được tăng lương, thăng chức hay bất cứ ưu thếnào trong tương
lai.
“Tôi muốn tìm hiểu thêm về vấn đề đó”
Đã bao giờ bạn nghĩ về việc tình nguyện đảm nhận một khoá học thêm hoặc học
điều gì mới? Nó có thể khiến bạn không có thời gian rảnh rỗi nhưng bạn sẽ học
thêm được điều khiến bạn “có giá” hơn và trở thành một tài sản không thể thay thế
cho công ty hiện tại.
"Tôi có thể làm gì để cải thiện và phát triển tốt hơn?"
Câu nói này như âm nhạc đối với sếp. Nó chỉ ra bạn luôn mong muốn phản hồi và
mở ra cánh cửa giao tiếp 2 chiều có lợi cho cả sếp và nhân viên. Bạn không nên để
bị mù mờ bởi một bản đánh giá kém hay trung bình và không hỏi để biết mình làm
sai điều gì, cần cải thiện ra sao.Khi chủ động hỏi lời khuyên về cách làm việc tốt
hơn, bạn không chỉ có thông tin mình cần mà còn bộc lộ trí thông minh cảm xúc
và đánh giá bản thân, điều mà nhà tuyển dụng đánh giá cao. Được biết tới như một
người yêu cầu và ghi nhận đóng góp có thể thực sự giúp bạn đạt được một cơ hội
trong tương lai.
"Chúng ta có thể giải quyết vấn đề đó bằng cách "
Khi bạn là người có giải pháp, bạn có thể tạo ảnh hưởng tới người khác. Ai cũng
muốn làm việc cùng nhóm với người nhiệt tình, nhiều năng lượng với công việc.
Tốt hơn nữa, nếu bạn đưa ra giải pháp cùng lúc với thời điểm bạn đề nghị giúp đỡ,
không nghi ngờ gì nữa, bạn sẽ trở thành nhân viên ưa thích của sếp.
"Tôi yêu công việc của mình"
Nếu bạn yêu thích công việc của mình, hãy cho sếp biết điều đó. Hãy chi tiết, giải
thích tại sao bạn thích công việc của mình. Và nếu đã xây dựng được mối quan hệ
tốt với sếp, bạn có thể chia sẻ với sếp về những điều mình chưa hài lòng trong
công việc. Nhưng hãy nhớ, đừng tạo thói quen phàn nàn.
"Anh/chị là người sếp tốt. Cảm ơn vì tất cả những vì anh/ chị đã làm"
Bạn cần sếp ủng hộ mình, trước tiên hãy ủng hộ sếp bằng những từ ngữ nghe “lọt
tai”. Thậm chí nếu bạn cảm thấy không hoàn toàn hài lòng với sếp, hãy cố gắng
tìm ra một điều gì đó để ngưỡng mộ hoặc khen ngợi sếp. Bạn không cần phải
“nịnh bợ”, chỉ đơn giản là nói lời cám ơn bất cứ khi nào có thể.
. Nói như thế nào để "được lòng" sếp?
"Vâng, tất nhiên. Tôi rất háo hức với nhiệm. rỗi nhưng bạn sẽ học
thêm được điều khiến bạn “có giá” hơn và trở thành một tài sản không thể thay thế
cho công ty hiện tại.
"Tôi có thể làm gì để