Nghìn taynhângianhồi
xuân trênthớgỗ
- Mỗi mộc bản kinh Phật cũng là một tác phẩm điêu khắc
nghệ thuật tinh xảo, thể hiện tài hoa của người thợ Việt
xưa và là nguồn tư liệu để tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc
gỗ Việt Nam thời Lê-Nguyễn
Gần 1 thế kỉ để hoàn thành 1 bộ mộc bản
B
ộ
sưu tập mộc bản kinh sách Phật duy nhất về thiền phái Trúc
Lâm – Thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam hiện
đang được bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Mộc bản được khắc tạc
làm nhiều đợt từ thế kỉ 17 (triều vua Lê Cảnh Hưng) kéo dài
đến cuối thế kỉ 19.
Chùa Vĩnh Nghiêm do sư tổ Thiền phái Trúc Lâm là Giác
Hoàng Điều ngự Trần Nhân Tông xây dựng từ thế kỉ thứ 11,
ngoài công trình kiến trúc, chùa còn được xem như một bảo
tàng Văn hóa Phật giáo Đại thừa khá tiêu biểu ở miền Bắc
Việt Nam bởi kho đại tạng kinh với tổng số 3050 bản lẻ, bao
gồm kinh, sách, luật, giới, trước tác của nhà Phật.
Nói đến việc quá trình in kinh khắc ván khố mộc thư là cả
một hành trình dài suốt gần 1 trăm năm, tuy có lúc gián đoạn
Sư thày Thích Thanh Vịnh giới thiệu mộc bản
nhưng đã được các cao tăng nối tiếp và kế thừa qua 59 đời trụ
trì. Sư thày Thích Thanh Vịnh cho hay, thế kỉ 17, trực tiếp
chế tác mộc bản, từ khâu chọn gỗ, xử lí gỗ, trang trí… là
những người thợ tài hoa bậc nhất được tuyển chọn từ các
phường chuyên làm nghề mộc ở Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hải Dương)
N
h
ữ
n
g
n
g
ư
ờ
Mỗi ván kinh có 2 mặt, mỗi mặt gồm 2 trang
i thợ này được mời về làm trong những dịp nông nhàn, ở lại
lâu dài trong chùa, trực tiếp thực hiện các công đoạn chế tác
mộc bản, in sách, đóng sách. Trên mộc bản, còn có tên của
một số thợ cả, trong đó, tiêu biểu là Nguyễn Nhân Minh và
Phó Nền ở xã Thanh Liễu.
Đại tạng kinh gồm 10 đầu sách, mỗi đầu sách lại bao gồm
hàng trăm ván, mỗi ván sách gồm 2 trang, có độ dài khoảng
1500 đến 2000 chữ. Tuy nhiên, để khắc được 1 ván, một
người thợ có tay nghề cao, giỏi chữ Nho thời ấy cũng phải
mất hơn 2 tháng để hoàn thành. Để khắc xong một bộ Kinh
Hoa Nghiêm (hoàn thành năm Tự Đức, 1884) – bộ kinh được
các cao tăng chú trọng nhất và cũng là bộ có nhiều ván nhất
(200 ván), đã phải mất hơn 70 năm.
Nguyên nhân một phần cũng bởi người xưa khắc kinh rất
công phu, một ván nếu chỉ có 2 đến 3 chữ bị lỗi hay sứt là coi
như bỏ đi, phải làm lại ván khác. Thế nên “Có người từ khi
sinh ra biết kĩ thuật in kinh khắc ván cho tới lúc chết mà vẫn
chưa khắc xong một bộ. Có bộ kinh được khắc qua suốt qua
ba đời mà vẫn chưa hoàn thành”- sư thày Thích Thanh Vịnh
giải thích thêm.
Mỗi mộc bản là một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời
Kỹ thuật in kinh khắc bản của Việt Nam được coi là một kỹ
thuật khó bởi nó không chỉ đòi hỏi người thợ có bàn tay tài
hoa mà còn phải am hiểu chữ Nho. Mỗi mộc bản kinh Phật là
một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, thể hiện tài hoa
của người thợ Việt xưa và là nguồn tư liệu để tìm hiểu nghệ
thuật chạm khắc gỗ Việt Nam thời Lê-Nguyễn.
Phục bản (trái) không thể sánh được với nguyên bản (phải)
Nói về giá trị của nghệ thuật điêu khắc được thể hiện trên đại
tượng kinh, sư thày Thích Thanh Vịnh cho biết, hiện nay, rất
khó để tìm ra người có thể phục hồi được các mộc bản bởi
các đường nét chạm khắc của các thợ thủ công xưa đã quá
tinh xảo. Nếu có phục bản được thì cũng khó để đạt được tính
mĩ thuật như nguyên bản. Một lần, sư thày đã mời một nghệ
nhân điêu khắc rất giỏi chữ Nho người Trung Quốc để khắc
lại mộc bản nhưng sản phẩm dù đã khắc đúng chữ nhưng vẫn
không thể xuất được hồn như những mộc bản của thiền phái
Trúc Lâm từ thế kỉ 17.
Cũng theo các nhà khoa học, đây là kho mộc bản kinh Phật
duy nhất hiện còn lưu giữ được của Thiền phái Trúc Lâm-
Thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Kho mộc bản
kinh Phật này là di sản tư liệu phong phú, đa lĩnh vực về lịch
sử Phật giáo, tư tưởng-văn hóa hành đạo và nhập thế của
dòng Thiền Trúc Lâm, lịch sử nghề in khắc mộc bản, thân thế
và sự nghiệp của một số vị cao tăng có nhiều cống hiến cho
sự phát triển đạo phật Bởi lẽ, nội dung mộc bản hầu hết là
kinh, sách thuốc, giới luật nhà Phật. Số còn lại là trước tác
của Tam thế tổ và một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm
Yên Tử Phần lớn ván in được khắc chữ Hán trên hai mặt,
kiểu chữ chân phương, chữ khắc sâu khoảng 1,5mm, sắc nét;
mỗi mặt ván hai trang sách, khắc chạm đúng chuẩn mực theo
kiểu đóng sách của người xưa. Từ khi ra đời đến nay, kho
mộc bản kinh Phật vẫn được nhà chùa in ấn rồi đóng thành
sách phát cho Phật tử. Chính vì vậy, bên cạnh giá trị ở
phương diện hiện vật bảo tàng, các mộc bản kinh Phật còn là
nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu sự phát
triển của ngôn ngữ Việt, của chữ Nôm trong lịch sử.
.
Nghìn tay nhân gian hồi
xuân trên thớ gỗ
- Mỗi mộc bản kinh Phật cũng là một tác phẩm điêu. từ khâu chọn gỗ, xử lí gỗ, trang trí… là
những người thợ tài hoa bậc nhất được tuyển chọn từ các
phường chuyên làm nghề mộc ở Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc