Làm theo
Bà mẹ dặn con trai mới dạm vợ:
- Sang nhà bên ấy, thấy bố vợ làm gì thì phải làm theo nghe con!
- Vâng! Con nhớ rồi!
Ðến nơi, thấy bố vợ đang ngồi tréo mảy uống trà, anh ta liền đến kéo ghế, ngồi tréo mảy bên cạnh, rót nước uống tự
nhiên. Ông bố vợ nổi giận, vừa lúc thấy con chó đến gần, ông ta giơ chân đá nó một cái. Con chó kêu "oẳng" một
tiếng rồi chạy đi. Chàng rể vội kêu lên:
- Ðứng lại cho tao đá, rồi hãy chạy!
Chuyện ở thôn
Ông trưởng thôn nhận được thơ tay của ông chủ tịch xã gởi xuống nguyên văn như vầy:
"Sắp tới, đoàn cán bộ huyện về thăm và chọn thôn ta làm điểm. Vì vậy mà các đồng chí nên duy trì thật tốt vấn đề
TTVSNCC. Ký tên "
Cả một đêm dài mày mò dịch những chữ viết tắt, sáng hôm sau, ông trưởng thôn gởi thơ tay lại:
" Xin đồng chí chủ tịch cứ yên tâm, không sợ chó điên cắn đoàn cán bộ bởi mùa mưa rất ít bệnh dại, chẳng cần tiêm
vắc - xin ".
Ông chủ tịch xã ngớ người chẳng hiểu trời trăng gì, mới cho người phóng xe máy vào thôn hỏi. Bấy giờ mới vỡ lẽ,
ông chủ tịch thì bảo: "Duy trì tốt vấn đề "Trật tự vệ sinh nơi công cộng", còn ông trưởng thôn lại dịch thành duy trì
tốt vấn đề "tiêm thuốc vắc-xin ngừa cho chó"?! Quả là khéo dịch!
Cần gì phải trông
Ngày hội, một tên nhà giàu cưỡi ngựa, muốn vào chỗ đám hội, nhưng sợ ngựa đi hoặc ai dắt mất ngựa. Hắn đến
chỗ một bé trai khoảng mười hai, mười ba tuổi, bảo bé trông ngựa, rồi sẽ cho tiền. Bé hỏi:
- Ngựa của ông có đá người không?
- Nó dữ lắm đấy, người lạ đến gần là nó đá đấy,
- Thế nó có hay bỏ trốn không?
- Không bao giờ !
- Vậy thì cần gì phải trông nữa!
NGưu là con bò tót
Một thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ thầy không biết, nên phải đi hỏi người ngoài rồi mới về dạy lại.
Một hôm, dạy đến chữ "bôn" nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi không ra chữ gì, mới hỏi dò người ta:
- Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ?
Có người bảo:
- Có giống bò tót.
Thầy về dạy học trò:
- Ngưu là con bò tót.
Một hôm khác, thầy lại đến dạy chữ "đinh", mặt chữ thì biết, mà nghĩa thì lại không hay, nhưng vội quá, không kịp đi
hỏi. Thấy chữ viết giống như cái giằng cối xay, thầy bèn dạy liều:
- Ðinh là giằng cối xay.
Nhà chủ thấy thầy dốt quá, đành mời thầy cắp tráp ra cửa và đọc tiễn thầy một bài thơ:
Ngưu là con bò tót
Ðinh là giằng cối xay
Thầy dạy hay chữ quá
Xin thầy về đi cày
Try kỷ
Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở bên cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được một bài thơ nào,
ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. Một hôm, quan
cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn nói:
- Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe xem có được
không?
- Dạ, xin ngài cứ đọc.
Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi.
Ngày sau nó đẻ ra con cháu
Nướng chả băm viên, đánh chén chơi.
Anh kia nức nở khen:
- Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho được thưởng thức hết cái hay của bài thơ.
Quan đọc lại:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời
Anh kia tán:
- Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ triều đình.
Quan lại đọc:
Ðứa thì bay bổng đứa bay khơi
Anh kia tán:
- Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu!
Quan đọc đến câu:
Ngày sau nó đẻ ra con cháu
Anh kia tán:
- Hay tuyệt! Con cháu ngài còn là vô số.
Quan tiếp :
Nướng chả băm viên đánh chén chơi!
Anh kia ngập ngừng rồi lại khen:
- Hay quá! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu, phú quí.
Ông quan võ, mũi nở bằng cái thúng, đắc chí, rung đùi, rót rượu mời anh kia và bảo:
- Thơ tôi được cái tự nhiên. Bây giờ nhân có thi hứng, tôi làm thử một bài tức cảnh nữa, anh nghe xem thế nào nhé!
- Bẩm thế thì hân hạnh quá!
Quan nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn bài thơ rằng:
Chẳng phải voi, chẳng phải trâu,
Ấy là con chó cắn gâu gâu.
Khi ngủ với nhau thì phải đứng,
Cả đời không ăn một miếng trầu.
Anh kia gật gù khen hay. Hai người mời nhau uống trà tàu, rồi anh kia cũng xin họa một bài:
Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu,
Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu
Ăn hết của thơm cùng của thối
Trăm năm chẳng được chén trà tàu.
Nó phải bằng 2 mày
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện
chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngon tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm gón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!
Hổ phụ sinh hổ tử
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha
sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng
đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau
chắn ngang lối đi.
Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
- Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!
Đóng oản
Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà kia. Trong nhà có người ốm. Chủ nhà chạy mời thầy cúng mãi không được, phải nhờ
thầy đồ cúng hộ. Cúng thì phải có hương vàng, oản, chuối. Chọn được ngày lành rồi, đêm đến, chủ nhà hỏi:
- Thưa thầy phải đóng bao nhiêu oản?
Thầy vốn tham ăn, bảo:
- Ra ngoài trời đếm được bao nhiêu sao thì đóng bấy nhiêu oản!
Không ngờ hôm ấy trời đầy mây, chủ nhà ngó một hồi vào thưa: "Trời tối quá, thưa thầy chỉ thấy có một ngôi sao thôi
ạ!".
Thầy giật mình, nhưng nhanh trí bảo:
- Ừ thì đóng một oản, nhưng lấy cái mủng mà đóng nhé!
Sĩ diện
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn
bụng từ chối: "Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được."
Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
Hôm sau, bạn hỏi ông ta: "Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?"
Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: "Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết."
Sợ vợ
Có anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi
đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa
mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít.
Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin:
- Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó!
Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị
vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát:
- Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ!
Sao chưa mời tôi ăn?
Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang
là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày
uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm,
nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.
Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi
ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy
lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:
- Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?
Chửi án tiêu
Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không
được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.
Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ
quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi,
cây cối hai bên đường phát quang cả.
Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn
(Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông
thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: "Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu". Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi,
biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân
phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: "Quan huyện trong người khó ở, mọi người không
được to tiếng, ồn ào!"
Quan đấy
Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất
gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che.
Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ,
nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai
cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:
- Chó bao nhiêu?
Xiển trả lời: - Quan đấy!
Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:
- Ai xui mày ăn nói như thế?
Xiển đáp:
- Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.
Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai?
Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!
Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.
- Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?
Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.
Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:
- Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.
Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".
Xiển hỏi:
- Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?
Quan đáp: - Ðược.
Xiển lại hỏi:
- Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?
Quan lại đáp: - Ðược!
Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi!
Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"
Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài
câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.
Hâm cứt
Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép. Ðể trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc
làng, chè chén cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào tít cứt người lẫn nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun
vừa khuấy. Gió đưa mùi thối bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được, chạy ra quát tháo ầm ĩ.
Xiển xin lỗi và phân trần:
- Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.
Lý trưởng trừng mắt hỏi:
- Ai bảo chú làm thế.
Xiển đáp:
- Thưa các ông, người ta thường nói: "Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt". Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng
làm như vậy thôi.
Rao làng
Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn
lý trưởng bắt ra làm mõ.
Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời
"làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:
- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra
đình mà chia phần!
Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao
nhao hỏi:
- Chia phần gì thế mày?
- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?
- Có nhiều không hả mày?
Xiển lễ phép đáp:
- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài
ba bát chứ không ít đâu!
Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.
Câu đối có chí khí
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :
- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
Ðứa học trò chí khí đối lại liền:
- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.
o O o
Ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống
hách. Nhiều người ghét hắn. Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:
- Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).
- Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).
Phóng sinh
Một con chim sẻ bị chim ưng truy bắt, sợ hãi bay loạn, chui vào tay áo của một thầy tu. Thầy tu nắn nắn nó qua tay
áo, nói:
- A Di Đà Phật, hôm nay đệ tử được xơi thịt đây!
Chim sẻ nhắm nghiền hai mắt nằm im. Thầy tu tưởng nó đã chết, vén tay áo xem, chim sẻ thừa cơ bay mất. Thầy tu
liền nói:
- A Di Đà Phật, ta phóng sinh cho mày đó.
o O o
Sư cụ: "Làm người không được sát sinh, nếu kiếp này con giết trâu, kiếp sau con phải hóa thành trâu đền tội, kiếp
này giết heo thì kiếp sau là heo, giết ruồi giết gián cũng thế!"
Đồ đệ: "Chà, hiểu rồi. Nếu con muốn kiếp sau làm người nữa, kiếp này con phải giết người!"
Điếc cả làng
Điếc cả làng
Hai ông bà điếc sanh đặng một đứa con gái cũng điếc, rầu mình vô phước, phần mình già cả chẳng nói làm gì, còn
con mình tật nguyền điếc lác biết gởi cho ai để gởi thân cho nó nhờ? Mà nghĩ lại mình cũng lớn ruộng nhiều trâu thế
cũng có khi có rể.
Vậy, thấy có một đứa con trai lịch sự cách xa vài làng, năng vô ra tới lui trong làng thì kêu nó mà gả, chẳng ngờ nó
cũng điếc. Cưới hỏi xong xạ, nó về ở với cha mẹ vợ, cha biểu đứa con gái nói nó ra coi cày bừa đám ruộng ở bên lề
đường. Nó nghe liền vác cày ra cày. Có ông quan đi ngang qua đó, mà là quan kinh mới nhậm đứng lại hỏi thăm nó
đường đi vô dinh quan phủ. Nó chẳng lành thì chớ, điếc nghe không rõ, tưởng ông quở nó cày sao cày bậy ruộng
ông chăng ; nên vọt miệng mắng: “Ruộng tôi tôi cày, sao ông nói ruộng của ông? Ông này ngang quá ghẹ đi cà!”.
Ông quan thấy nó dễ ngươi thì biểu quân rượt đánh nó. Nó đâm đầu chạy về nhà, vợ nó đang ngồi nấu cơm trong
bếp, nó đạp cho 2 - 3 đạp chúi vào trong bếp: “Ruộng nào, ở đâu mà mày chỉ bậy cho tao cày làm người ta đánh tao
cờ bơ cờ bất, cũng là tại mày lếu”.
Con vợ kia nói: “Dữ không? Đợi một phút chờ người ta nấu dọn cho mà ăn không được à, làm gì bất nhơn làm
vậy?”.
Kế thấy mẹ nó đi chợ leng teng bưng rổ về; con gái ra méc, nói sao chồng độc dữ quá đạp nó làm vậy. Bả thấy bộ nó
giận quạu quọ thì ngờ nó nói sao mình đi chợ 5 tiền mà ăn bánh ăn hàng đi hết đó. May đâu ổng đi tát đìa quảy vịt
về, bả liền chạy ra nói: “Tôi ăn bánh ăn hàng ở đâu mà con nó nói thêm nói thừa cho tôi!”.
Ông nghe không rõ, tưởng bả nói sao mình bắt cá cho ai, thì mới nói: “Nào tôi có bắt cá cho ai đâu, đặng con nào bỏ
vịt con nấy đem về mà nói cho ai? Có chứng lão cày một đó. Bà ra hỏi lão mà coi!”.
Nắm tay bả dắt ra ngoài đồng lại hỏi lão cày: “Chớ lão thấy tôi bắt cá mà cho ai không?”.
Chẳng may lão cày cũng lảng tai, tưởng là nói lão có khuấy chơi lấy quần giấu đi chăng (thấy ông đóng khố thì hiểu
làm vậy) cho nên mới nói: “Nào! Tôi sớm mai tới giờ cứ cày hoài tôi có qua chi bển mà biết quần ông để đâu mà
giấu? Ông già khéo nghi bậy không!”.
Mày để cho nó một chút
Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà
cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.
Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.
Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ:
- Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.
Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.
Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi nắm tay cô một chút.
Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu
- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!
Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.
- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.
Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.
Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi
- Thì mày cứ để cho nó một chút
Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải
“cho một chút ". Một thời gian sau, anh ta đã được ở rể nhà bà cụ.
. quá, thưa thầy chỉ thấy có một ngôi sao thôi
ạ!".
Thầy giật mình, nhưng nhanh trí bảo:
- Ừ thì đóng một oản, nhưng lấy cái mủng mà đóng nhé!
Sĩ diện
Một. thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải
“cho một chút ". Một thời gian sau, anh ta đã được ở rể nhà bà cụ.