Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
331,68 KB
Nội dung
Văn hóaNõNường:
Phần 1:KHĂNPIÊU
CỦA NGƯỜITHÁI
Trích cuốn “Văn hóaNõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn
Người Thái Đen ở Tây Bắc gọi chiếc khăn đội đầu của phụ
nữ là “Piêu” – “Piêu” hay “kút Piêu” là tên của một hoavăn
có trong khăn. Còn “khăn Piêu” là cách gọi củangười Kinh,
khi sử dụng ngôn ngữ khác đã kết hợp cả định nghĩa và giữ
nguyên âm.
Khăn đội đầu của phụ nữ thì hầu như dân tộc nào cũng có,
song khăn “Piêu” của phụ nữ Thái ở Tây Bắc có nét độc đáo
riêng. Đó là bản sắc văn hóa: đường nét cân đối, màu sắc hài
hòa tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, mang tâm hồn và thẩm mỹ của
một dân tộc, qua đôi tay khéo léo làm duyên trên khănPiêu
của giới phụ nữ.
Trước hết, khăn “Piêu” là vật biểu tượng của tâm linh, do
giới thầy mo bảo trợ. Những hoavăn thêu trên khăn, chủ yếu
biểu đạt về vòng đời của con người, với bốn mô típ chính:
“kút Piêu” “xai peng” “xai khớ” và “ta leo”. Mỗi hoavăn có
chức năng và nội dung riêng, như “kút Piêu” tượng trưng cho
ngọn lửa sự sống và phẩm vật cao quý kính biếu bậc bề trên,
“xai peng” là “dây tình” của đôi lứa, như ở đây “tơ hồng” của
người Kinh. Dây “xai khớ” là hình ảnh của sức khỏe (bình
thường hay ốm yếu) và “ta leo” là vật “căm” (cấm kỵ), có
chức năng gần như cây “Nêu” củangười Kinh. “Ta leo” thêu
trên khănPiêu sẽ trừ đuổi tà ma, bảo vệ “thần hồn” lẫn “thần
xác” cho người đội. Đó là bốn “vật linh” thờ phụng của
người Thái được giới phụ nữ tôn giữ trên đầu.
Nét đẹp truyền thống và ý nghĩa lớn lao, sâu xa đó được hàm
ẩn trong chiếc khăn Piêu, làm cho ta khâm phục không chỉ ở
trình độ nghệ thuật trang trí thăng hoa mà còn ở sức mạnh
của một tư duy trừu tượng và tâm hồn bay bổng, phóng
khoáng của chủ nhân chiếc khăn Piêu.
Hoa văn được thiết kế trên những hình xọc: vuông hoặc chữ
nhật, nằm ở hai đầu khăn. Do đó, khi đội, một đầu khăn trùm
trên đỉnh đầu rủ xuống trán (hình 1) và một đầu khăn thả
xuống sau lưng dưới gáy là những phần hở ngoài có trang trí
hoa văn, còn đoạn giữa để nguyên vải chàm thô.
Hình 1
Chiếc khănPiêu là sản phẩm của nghề dệt thủ công bằng sợi
bông, khổ rộng chừng hơn hai gang tay. Vải được chọn làm
khăn Piêu là những tấm vải sợi nhỏ đều, mặt vải mịn màng,
họ cắt rời thành từng chiếc khănPiêu rồi đem nhuộm màu.
Kỹ thuật và quá trình nhuộm vải phải trải qua nhiều khâu,
nhiều bước tuần tự khá tỷ mỷ.
Nhìn chung, các bước nhuộm khănPiêu cũng giống như
nhuộm vải mặc. Để có được màu đen lý tưởng của chiếc
khăn Piêu, sau khi nhuộm chàm xong người ta nhúng tấm
khăn vào nước vỏ cây hoa lan, gọi là “láng”, tiếng Kinh gọi
là “tôi”. Chiếc khăn đã qua bước “láng” sẽ bền màu và có
được sắc độ cần thiết.
Phần lớn những chiếc khănPiêu có khuôn khổ gần bằng nhau
(trừ chiếc khănPiêucủa các em gái, ngắn hơn một ít). Chiếc
khăn Piêu ngắn, dài tùy thuộc vào ý thích của từng người phụ
nữ, họ đo chiều dài của chiếc khănPiêu bằng một sải tay của
mình: thông thường có độ dài từ 1m50 đến 1m60 với khổ
rộng 0,40cm.
Chiếc khănPiêu muốn đẹp phải do nhiều yếu tố tạo nên.
Trong khi đó, chỉ màu để thêu khăn đóng vai trò quan trọng
hơn cả. Nếu tấm vải làm khăn là loại dệt từ sợi bông thì chỉ
để thêu khăn là loại sợi tơ tằm. Đó là loại chỉ thêu truyền
thống củangười Thái. Từ khi có loại chỉ thêu của nhà máy
mặc dù chị em rất thích, nhưng sợi tơ tằm vẫn giữ vị trí chủ
yếu. Chỉ tơ tằm vừa bền sợi, vừa bền màu, tạo nên sắc màu
óng ả, nuột nà tăng thêm phần vẻ đẹp nhuần nhị của đồ án
hoa văn.
Chỉ tơ tằm được chị em nhuộm thành nhiều màu khác nhau.
Những gam màu được dùng nhiều là xanh lá cây, đỏ tươi hay
đỏ sẫm, màu tím, màu vàng hay màu hồng và màu trắng.
Có vải làm khăn tốt, có chỉ màu thêu đẹp, chưa hẳn là đã có
khăn đẹp. Muốn có chiếc khănPiêu đẹp còn phải do kỹ thuật
của người thêu. Hơn nữa, quan niệm về cái đẹp của chiếc
khăn Piêu còn tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương,
nhất là phụ thuộc vào khiếu thẩm mỹ và sở thích của từng
người. KhănPiêu vùng Yên Châu khác chiếc khănPiêu vùng
Mai Sơn, Sơn La hay khănPiêu Điện Biên. Sự khác biệt đó
do đồ án thêu trên khănPiêu quy định…Người sành về khăn
Piêu, khi ra chợ hoặc trong đám hội hè đông đúc, vẫn có thể
phân biệt được rõ ràng khănPiêucủa từng vùng.
Do đó, khi tìm hiểu vấn đề này cần phải dựa vào một chiếc
khăn”Piêu” cụ thể để tránh cái chung chung. Chúng tôi lấy
khăn Piêucủa vùng Điện Biên làm tiêu chí. Đây là vùng theo
PGS.Hoàng Lương – Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả sách
Hoa vănThái nói “Hoa văn mang cốt cách củangườiThái
trên khăn “Piêu” thì vùng Điện Biên là tiêu biểu hơn cả mà
ông cũng chưa có điều kiện để tìm hiểu” (trao đổi riêng).
Chiếc khăn dài được chia làm bốn phần, mỗi đầu khăn lấy
một phần để trang trí. Từ một phần ở đầu khăn này, trên đó
dành một ô dọc ở giữa (8) để trang trí hoavăn “xai peng”.
Phần còn lại của mỗi bên được chia làm bốn ô tính từ trên
xuống: số (1) bốn dây xai khớ chạy dài vào giữa khăn, số (2)
dây xai peng (tơ hồng) vấn vít nhau, số (3) bốn hoavăn “kút
Piêu” nằm bên ngoài mép khăn, nối liền dây xai khớ chạy sâu
vào giữa khăn, số (4) hoavăn ta leo 6 múi, hoặc 8 múi, số (5)
hú piêu thắt nút bốn múi, có một múi nhọn nhô lên như cúc
vải áo ta, số (6) đường viền mép khăn dọc và ngang, số (7)
kút piêu (8) dây xai peng chiều ngang khăn. (hình 2)
Vậy, để thấy rõ thêm nội dung ý nghĩa của bốn hoavăn trong
khăn Piêu, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng hoavăn ấy.
1. Bốn dây lin xao hoặc xai khớ.
2. Xai peng.
3. Kút Piêu ở ngoài riềm khăn nối liền dây xai khớ.
4. Ta leo – sáu cánh
5. Hú piêu (gắn góc ngoài).
6. Đường viền mép khăn bên ngoài, từ trên xuống và ngang.
7. Kút piêu.
8. Dây xai peng.
7.1. KÚT PIÊU
Kút Piêu là một hình tròn như đồng xu đầy mặt, có 8 múi như
quả bông cắt đôi theo chiều ngang, cuống của quả bông là
chân của Kút Piêu – chân là “xai khớ” chạy sâu vào giữa
khăn (hình ô 3). Giá trị củakhăn “Piêu” là ở chỗ có bao
nhiêu “kút piêu” xếp hàng như (ô 3) mép ngoài. Cao dao có
câu:
“Ba kút Piêu tặng bá
Năm kút Piêu biếu thím chồng”
Cách làm kút Piêu, người ta dùng vải tết thành chiếc cúc to
bằng đầu ngón tay giữa, rồi khâu lại làm cốt. Bước thứ hai
[...]... lìa Khi ấy, chiếc khănPiêu được cắt làm đôi, mỗi người một nửa đặt vào quan tài, gối lên đầu, đem theo sang thế giới bên kia Nếu cụ ông đi trước thì khănPiêu được cắt một nửa mang đi, còn một nửa kia cụ bà để dành, gối đầu giường Phong tục này ở ngườiThái ngày nay vẫn còn nguyên ý nghĩa củanó 7.4 HOAVĂN TA LEO Ta Leo củangườiThái là một hoavăn như hình hoa thị vật “hèm” của người Việt Ta Leo... gian củangườiThái ở Tây Bắc Thứ hai, hoavăn xai peng là hoavăn thổ cẩm, trang trí trên những đồ dùng, vật dụng của cuộc sống nh : trên mặt chăn, riềm gối, đồ đan lát, đồ gỗ và trang trí trong nhà nh : trên nóc đố, trên cửa chính, cửa sổ v.v…Nhưng đặc biệt và hay được nhắc đến hơn cả, đó là hoavăn xai peng thêu trên KhănPiêu đội đầu của phụ nữ Thái, mang đầy đủ ý nghĩa và bản chất sâu xa của nó... cho con người Tuy nhiên, không chỉ có thế, đó là các dấu hiệu của những tiên niệm ở thời kỳ đầu, khi con người mới xuất hiện trí khôn Như trên đã nói, trên khănPiêu có bốn hoavăn chính thì Ta Leo là vật “hèm” bảo vệ phần hồn và xai peng là dây tình của đôi lứa, còn Kút Piêu là ngọn lửa của sự sống và xai khớ biểu tượng về kho dự trữ sự sống của con người để cho ngọn lửa cháy sáng ở hoavăn Kút Piêu. .. tàng tính “vật chất” hơn chữ “song hỷ” của Trung Quốc Với người Thái, khănPiêu có trang trí dây tình – xai peng khi trao tặng cho bạn gái cùng, hoặc khác dân tộc là sự trao đổi tình cảm, nghĩa là con người tôi luôn luôn trong tâm tưởng của bạn và ngược lại, hình ảnh của bạn như chiếc khănPiêu luôn luôn bên tôi Dây tình xai peng thêu trên khănPiêu đội đầu của cô gái luôn được nâng niu như gìn giữ... trung trinh, tình yêu chung thủy của lứa đôi Cô gái Thai đội khănPiêu trên đầu càng xinh duyên thêm, và dây tình – xai peng là chiếc “bùa” yêu, chất “men” tình rạo rực, gợi cho tâm hồn nàng luôn nghĩ đến lời hẹn ước với bạn tình: đón nhận và hiến dâng Do tính chất của dây tình xai peng trên khănPiêucủa cô gái Thái, nên khi khăn đánh rơi, hay bị gió cuốn, chàng trai người Cống Khao “đa tình” nhặt được... xao xuyến bồi hồi, hai tay nâng chiếc khănPiêu lên trước ngực, hình dung đến người đẹp, xúc cảm làm bài hát (dân ca) ngợi ca, gửi tình theo gió, may ra được người đẹp để ý tới Lời hát rằng (phỏng dịch của nhạc sĩ Doãn Nho ): Nghe con chim cúc cu Kìa nó hót lên một câu rằng Có một nàng ở trong rừng …… Thôi người đừng tìm trong rừng Nát hoa rừng KhănPiêu đây; KhănPiêu đây thêu chỉ hồng Theo gió cuốn... phụ thêu hai màu chỉ khác nhau: hai xanh, hai tím xen kẽ làm nổi rõ bốn múi lớn màu trắng (hình 3) Kút Piêu đơm vào mép ngoài riềm khăn nối liền với xai khớ (ô 1) – động tác này khi khăn đã hoàn thiện Hình 3 7.2.DÂY XAI KHỚ Đời người có lúc khỏe mạnh, có lúc ốm đau, đến tuổi già thì chết Qúa trình đó của cuộc đời được ngườiThái biểu tượng bằng dây xai khớ và kút Piêu: kút Piêu đặt đầu dây xai khớ Lấy... Ảnh củaThái Hoàng Vũ Quan niệm này cũng tồn tại ở người Việt, song ngày nay người Việt không dùng ngọn lửa “sự sống” ở đầu dây bấc nữa, mà thay bằng ngọn lửa “sự sống” bằng ngọn lửa ở đầu cây nến cắm trên quan tài: đàn ông 7 cây, đàn bà 9 cây 7.3 DÂY TÌNH XAI PENG Dây tình, tiếng Thái gọi là “xai peng” (xai là dây – peng là tình) Dây tình “xai peng” của người Thái cũng ví như dây tơ hồng của người. .. quan tài: ngọn lửa dầu dây bấc cháy sáng, tượng trưng cho sự sống cả cuộc đời của người đó Khi quan tài hạ xuống huyệt, ngọn lửa tắt thì sự sống của người đó mới thực sự không còn trên trái đất này Tác giả và bà Then ngườiThái Các nhà nghiên cứu và khôi phục lễ hội Trò Trám (Tứ Xã – Phú Thọ) Từ trái qua phải: Nguyễn Anh Tuấn, Dương Đình Minh Sơn, Phạm Bá Khiêm Ảnh nó thúng quai thao biểu tượng của mặt... đó làm thước đo về sức khỏe của con người, và được thể hiện ra ở kút Piêu – ví với ngọn nến, nhưng là bắt nguồn từ kho “nhiên liệu” sự sống chứa đựng ở dây xai khớ - có nghĩa dây xai khớ rất quan trọng: sự sống của con người được bắt nguồn từ đây Vì thế, mỗi người có một sợi dây xia khớ riêng được biểu hiện ra ở Kút Piêu (ngọn nến) Khi dây xai khớ rắn chắc, bền chặt là người đó khỏe mạnh, khi dây xai .
Văn hóa Nõ Nường :
Phần 1: KHĂN PIÊU
CỦA NGƯỜI THÁI
Trích cuốn Văn hóa Nõ Nường – Dương Đình Minh Sơn
Người Thái Đen ở Tây. gọi chiếc khăn đội đầu của phụ
nữ là Piêu – Piêu hay “kút Piêu là tên của một hoa văn
có trong khăn. Còn khăn Piêu là cách gọi của người Kinh,