BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngô Xuân Hải 1* , Đặng Kim Vui 2 1 Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên, 2 Trường Đại học
Trang 1BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngô Xuân Hải 1*
, Đặng Kim Vui 2
1 Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bước đầu nghiên cứu đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, chúng tôi thu được kết quả như: Có 5 kiểu thảm thực vật rừng theo như phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng Thành phần thực vật lên tới 1.096 loài, 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau Các loài cây điển hình trong khu vực là: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia bracteata), Đẻn (Vitex trifolia), Thị đá (Diospyras)
Có 44 loài có tên trong sách đỏ Việt nam và có 22 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP Tính đa dạng về công dụng của thực vật là giá trị to lớn của nguồn tài nguyên thực vật rừng ở đây, đặc biệt số loài cây làm thuốc là 574 loài, chiếm 52,8%; số loài cây cho gỗ là 319 loài, chiếm 29,3% tổng số các loài khu bảo tồn, còn lại có công dụng như: ăn được, làm cảnh Số loài thực vật rừng trong khu hệ thực vật diễn biến theo chiều hướng giảm về số lượng và chất lượng, đặc biệt một số cá thể quy hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: Nghiến, Song mật, Táu Như vậy, khu bảo tồn có tính đa dạng thực vật cao, phong phú cần được quản lý và bảo tồn
Từ khóa: Bảo tồn thiên nhiên; Đa dạng thực vật; Tuyệt chủng; Sách đỏ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thần Sa -
Phượng Hoàng nằm trên địa bàn các xã Thần
Sa, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả thuộc
huyện võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được thành
lập ngày 01 tháng 12 năm 1999 với diện tích
là 11.280 ha theo Quyết định số 3841/QĐ-UB
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá độc
đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú với
nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và
nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá Nơi
đây còn lưu giữ các di chỉ khảo cổ học cũng
như các di tích lịch sử, danh lam có giá trị
Với tính đa dạng sinh học cao có thể khẳng
định đây là một mẫu rừng đặc trưng cho hệ
sinh thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Thái
Nguyên
Hiện tại, những tác động tiêu cực của một số
người dân địa phương và các vùng lân cận đã
và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa
không ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi
một trong những hệ sinh thái rừng đặc thù
Trong khi đó, khả năng phục hồi rừng trên núi
đá là rất khó khăn, nếu để mất rừng núi đá sẽ
Tel: 0982256604, Email: Ngohaikl@yahoo.com.vn
làm mất đi nguồn tài nguyên khó khôi phục
và sẽ gây nên những hậu quả khó lường Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn
đề tài: “Bước đầu nghiên cứu đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phương Hoàng, tỉnh Thái Nguyên” làm cơ sở đề xuất những biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật, giá trị nguồn gen của khu rừng, giá trị phòng hộ môi trường, an ninh quốc phòng và các giá trị về kinh tế du lịch của khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng là hết sức cần thiết
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng đa dạng thực vật, những thông tin về sự đa dạng loài, mức độ đồng đều, mức độ phong phú của thực vật rừng, làm cơ sở cho việc theo dõi bảo tồn đa dạng sinh học theo không gian và thời gian,
từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá về đa dạng hệ thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên
Trang 2- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo tồn đa
dạng thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành điều tra thực địa theo
tuyến kết hợp với lập ô đo đếm điển hình;
dùng các chỉ số đa dạng sinh học (chỉ số
phong phú Margalef - d; chỉ số đồng đều
Piejoue- J’; chỉ số ưu thế Simpson - D; chỉ số
đa dạng Shannon - H’) và chỉ số Caswell (V)
làm các chỉ tiêu đo đếm cho từng tiểu khu
nghiên cứu; dùng máy định vị toàn cầu (GPS)
để xác định vị trí các ô điều tra, các quần xã
đặc biệt có chỉ số đa dạng sinh học cao… Sử
dụng phương pháp chuyên gia kết hợp phỏng
vấn người dân địa phương để điều tra diễn
biến khu hệ thực vật
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đa dạng thảm thực vật
Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể
và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam
của Tiến sỹ Thái Văn Trừng (1999), thảm
thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần
Sa - Phương Hoàng được thống kê như sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới sống ở vùng núi thấp (độ cao dưới 700m
so với mặt biển) Kiểu rừng này phân bố rộng
khắp và chiếm phần lớn diện tích của khu bảo
tồn (88,9%), gồm có các kiểu phụ sau:
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
trên đất xương xẩu núi đá vôi: Đây chính là
kiểu rừng đặc trưng và điển hình của khu vực
nghiên cứu Diện tích 15.530,5 ha; chiếm
82,3% tổng diện tích khu bảo tồn Thành phần
chính ở tầng cây gỗ là: Nghiến gân ba
(Excentrodendron tonkinense), Trai lý
(Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia
bracteata), Đẻn (Vitex trifolia), Thị đá
(Diospyras), Các loài cây bụi có: Ngọc anh
phổ thông (Tabernaemontana bovina), Quỳnh
lãm (Gonocaryum labbianum) Các loài cây
chính ở tầng thảm tươi là: Quyết thực vật
(Fern), Gai bắc bộ (Boehmeria tonkinensis
gagnep.), Lãnh thuỷ hoa chúc (Pilea
hookeriana wedd.), Han voi (Dendrocnide
urentissima), Han kích thích (Dendrocnide
stimulans)
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất: Kiểu phụ này chiếm diện tích là 1.041,3 ha chiếm 5,5% diện tích khu bảo tồn Các trạng thái rừng chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (IIA) và sau khai thác (IIB) Rừng nghèo (IIIA1) chiếm tỷ lệ nhỏ, rừng có cấu trúc một tầng cây gỗ, đó là tầng tán chính, mật độ cây 750 - 1200 cây/Ha Thành phần thực vật chính là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ba bét (Mallotus paniculatus), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Xoan nhừ (Chocrospondias axillaris), Ràng ràng mít (Ormosia balansae)
+ Kiểu phụ rừng nhân tác: Đây là diện tích rừng trồng, chiếm 1% diện tích khu bảo tồn
Do được gây trồng nên thành phần thực vật đơn giản, chỉ có một số loài như: Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai Cần tách ra để quy hoạch rừng sản xuất
- Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới có kiểu phụ là rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi Kiểu rừng này chiếm tỷ
lệ nhỏ: 1,6% diện tích khu bảo tồn, phân bố chủ yếu ở sườn hoặc đỉnh núi đá có độ dốc lớn, độ cao dưới 700m, nền địa chất gần như toàn bộ là đá Thành phần thực vật tương tự như ở kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi, với các loài cây chính là Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia bracteata)
- Kiểu trảng cỏ cây bụi nhiệt đới có diện tích
là 1.025,3 ha chiếm 5,4% diện tích khu bảo tồn, bao gồm hai kiểu phụ là: trảng cây bụi nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi và trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất
+ Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất: Kiểu phụ này phân bố chủ yếu ở các thung lũng giữa các dãy núi đá nối tiếp nhau
Có một số ít hình thành sau nương rẫy từ ngang sườn lên đỉnh dông, phân bố thành từng đám hoặc dải hẹp Thực vật là các loài cây bụi sống hỗn giao với cỏ cao Cây bụi chính có: Bớp bớp (Eupatorium odoratum), Thẩu tấu phổ thông (Aporosa dioica), Ngân điệp khai liệt (Mussaenda dehiscens), Vông vang (Abelmoschus moschatus) Các loài cỏ
Trang 3cao có Đót (Thysanolaena maxima), Lau
(Saccharum arundinaceum)
+ Kiểu phụ trảng cây bụi nhiệt đới trên đất
xương xẩu núi đá vôi: Kiểu phụ này tồn tại rải
rác trên các dãy núi đá trong khu vực và
chiếm diện tích nhỏ Do sống trên đất xương
xẩu núi đá vôi nên khả năng cây gỗ tái sinh và
phát triển thành rừng ở những diện tích này là
rất thấp Một số loài chính như: Trác trác ngũ
giác (Ardisia quinguegona), Quỳnh lãm
(Gonocaryum labbianum)
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp: Kiểu rừng này có kiểu phụ là
rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên
đất xương xẩu núi đá vôi, diện tích có 595,4
ha chiếm 3,4% diện tích khu bảo tồn Nhiều
loài có mặt ở đai rừng nhiệt đới (độ cao dưới
700m) đã không còn xuất hiện, thay vào đó là
sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt đới
như Re (Cinnamomum albiflorum), Dẻ
(Fagaceae), Chè (Camellia sinensis (L)
O.Ktze)
Đa dạng loài thực vật
Sơ bộ điều tra trên tuyến điển hình đã phát
hiện, giám định và phân loại theo hệ thống
phân loại của Mabberley (1997) đã lập được
danh lục cho các ngành thực vật như sau:
Bảng 1 Thành phần thực vật trong KBTTN Thần
Sa - Phượng Hoàng
họ
Số chi
Số loài
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ được tổng
hợp ở Bảng 01, thành phần thực vật ở khu bảo
tồn lên tới 1.096 loài, 645 chi, 160 họ ở 5
ngành thực vật khác nhau Các loài cây điển
hình trong khu vực là: Nghiến gân ba, Trai lý, Trai đại bao,
Trong tổng số 160 họ thực vật thống kê được
có các đặc điểm chính sau:
- Ngành có 1 họ: ngành Mộc tặc; Ngành có 2 họ: Ngành Thạch tùng và ngành Hạt trần
- Ngành có nhiều họ nhất: 140 họ, đó là ngành Hạt kín; Trung bình mỗi họ có 7 loài Đặc biệt, số họ có 1 loài lên tới 33 họ
Khu hệ thực vật có 10 họ có số loài nhiều nhất chiếm tỷ lệ < 50% tổng số loài được đánh giá là đa dạng về họ, còn trên 50% là không đa dạng về họ Sử dụng cách đánh giá này, ta chọn ra 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ở khu bảo tồn, kết quả tính được như ở Bảng 2
Bảng 2 Mười họ thực vật có số loài lớn nhất ở
KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
1 Họ Nhũ Kích (Euphorbiaceae) 63
6 Họ xuyến thảo (Rubiaceae) 40
9 Họ Trúc đào (Apocynaceae) 20
Qua Bảng 02 cho thấy: Tổng số loài của 10
họ thực vật lớn nhất trong khu bảo tồn có 390 loài, chiếm tỷ lệ 35,8% tổng số loài của khu bảo tồn (thấp hơn 50%) Như vậy, 10 họ này chưa phải là đại diện cho các họ trong khu bảo tồn, điều đó khẳng định tính đa dạng về họ thực vật của hệ sinh thái rừng ở khu bảo tồn
Các loài thực vật quí hiếm
Qua điều tra được ở KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, kết quả là:
Trang 4- Số loài có tên trong sách đỏ Việt nam (2007)
là 44 loài Trong đó, mức độ nguy hại đe dọa
sự diệt vong của các loài thực vật ở các cấp
bậc như sau:
+ Cấp EW (Extinct in the wild) - Tuyệt chủng
ngoài thiên nhiên: 1 loài là loài Lan hài Việt
Nam (Paphiopedilum Vietnamense Gruss et
Perner)
+ Cấp CR (Critically Endangered) - Đang trong
tình trạng rất nguy cấp: 1 loài là loài Re hương
(Cinamomum parthenoxiflon (Jack) Meisn)
+ Cấp EN (Dangered) - Đang trong tình trạng
nguy cấp: 11 loài gồm: Ngũ gia, Xích dương
diệp ô-béc-bác, Khoả dương hoa thưa, Thự dự
xoa nhuỵ, Nghiến gân ba, Sến mật (Madhuca
pasquieri), Thanh thiên quỳ (Nervilia
aragoana Gaudich), Lan hài Trần Ngô Liên
(Paphiopedilum tran ngo lien), Táu nước
+ Cấp VU (Vulnerable) - Cấp sẽ nguy cấp: 31
loài gồm: Dương đồng đại diệp, Gội nếp
(Aglaia gigantea), Khôi (Ardisia silvestris
Pit), Song mật, Trám đen (Cinarium
tramdenum), Lát hoa (Chukrasia tabularis),
Vù hương (Cinnamomum balansae), Đảng
sâm (Codonopsis javanica), Chò nâu
(Dipterocarpus retusus)
- Số loài có tên trong Nghị định số
32/2006/NĐ - CP là 22 loài Trong đó:
+ Có 4 loài thuộc nhóm IA (nhóm các loài
thực vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại) bao gồm: Lan khai
thần phi châm hình, Lan hài héc-man, Lan hài
trần ngô liên, Lan hài Việt Nam
+ Có 18 loài thuộc nhóm IIA (nhóm các loài
thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại) bao gồm: Tế tân nhẵn, Tế
tân pê-tơ-lô, Vù hương, Re hương, Đảng sâm,
Tuế gai ít, Lim (Erythrophleum fordii),
Nghiến gân ba, Hoàng đằng (Fibraurea
recisa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Đinh
mật (Spathodeopsis collignonii), Thanh thiên
quỳ, Thiên kim đằng, Bình vôi (Stephania
rotunda)
Đa dạng về công dụng
Kết quả điều tra cho thấy, thực vật trong khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
có rất nhiều công dụng đối với đời sống của
con người Tổng hợp theo 4 công dụng chính cho các loài ở các ngành được thể hiện ở Bảng 03 như sau
Bảng 3 Công dụng của thực vật ở KBTTN Thần
Sa - Phượng Hoàng
Ngành
Số loài phân theo công dụng chính Lấy
gỗ (Loài)
Làm thuốc (Loài)
Ăn được (Loài)
Làm cảnh (Loài)
1.Ngành Thạch Tùng
Thuỷ Long Cốt
3 Ngành hạt trần
2
4 Ngành hạt kín
- Lớp hai lá mầm
- Lớp một lá mầm
Kết quả tổng hợp trên đây đã khẳng định tính
đa dạng về công dụng của thực vật trong khu bảo tồn, là giá trị to lớn của nguồn tài nguyên thực vật rừng ở đây
Diễn biến khu hệ thực vật rừng Theo kết quả điều tra của các chuyên gia thực vật rừng ở các thời điểm khác nhau, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương, một số loài thực vật rừng quý hiếm trong khu vực đang bị suy giảm về số lượng cá thể nghiêm trọng và đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt Đó là các loài Nghiến gân ba, Song mật, Táu mật Đặc biệt loài Lan hài Việt Nam coi như đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên Qua đó thấy rằng, do có giá trị sử dụng cao nên rất nhiều loài thực vật trong khu bảo tồn đã bị khai thác mạnh dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng Tài nguyên thực vật rừng trong khu bảo tồn vì thế ngày càng nghèo cả về số lượng và chất lượng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài hoàn thành chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trang 5- Khu BTTN thần Sa - Phượng Hoàng có 5
kiểu thàm thực vật rừng và các kiểu phụ bổ
sung làm rõ hơn kiểu rừng
- Thành phần thực vật lên tới 1.096 loài, 645
chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau
- Có 44 loài có tên trong sách đỏ Việt nam, có
22 loài có tên trong Nghị định số
32/2006/NĐ-CP
- Tính đa dạng về công dụng của thực vật là
giá trị to lớn của nguồn tài nguyên thực vật
rừng ở đây, đặc biệt số loài cây làm thuốc là
574 loài, chiếm 52,8%; số loài cây cho gỗ là
319 loài, chiếm 29,3% tổng số các loài khu
bảo tồn, còn lại có công dụng như: ăn được,
làm cảnh
- Số loài thực vật rừng trong khu hệ thực vật
diễn biến theo chiều hướng giảm về số lượng
và chất lượng, đặc biệt một số cá thể quy
hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
như: Nghiến, song mật, táu
Kiến nghị một số giải pháp
- Xây dựng các ô định vị để theo dõi đa
dạng thực vật theo không gian và định kỳ từ
3-5 năm
- Kiểm tra đa dạng thực vật thông qua các chỉ
số đa dạng; nghiên cứu và nhân giống các loài cây có trong danh sách đỏ của Việt Nam như
Re hương, Nghiến gân ba, Sến mật và chú ý phát triển những tiểu khu đã có loài này
- Ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng cần tập trung biện pháp bảo tồn nội vi, cạnh đó cần xây dựng Vườn sưu tập thực vật rừng núi đá vôi có tầm cỡ để tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên (2008), Báo cáo Dự án xác lập KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
[2] Phan Kế Lộc (1998), Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, kết quả kiểm kê thành phần loài, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, (2), tr 10 -15 [3] Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đã dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội [4] Thái Văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
[5] Sách đỏ Việt Nam (2007), Phần 2 - Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội SUMMARY
INITIAL RESEARCH ON BIO-DIVERSITY IN NATURAL CONSERVATION
ZONE- THAN SA, PHUONG HOANG, THAI NGUYEN
Ngo Xuan Hai 1, Dang Kim Vui 2
1
Department of Forest Protection Thai Nguyen ,
2
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
Initially, studies of plant diversity of Than Sa - Phuong Hoang natural protected areas There are five types of forest vegetation as vegetation classification Vietnam's Thai Van Trung Component plants up to 1096 species, 645 genera, 160 plant them in 5 different sectors Plants typical of the region are: Nghien (Excentrodendron tonkinense), Trai ly (Garcinia fagraeoides), Trai đai bao (Garcinia bracteata) There are 44 species named in the Vietnam RedBook (2007) and with 22 species named in the Decree No 32/2006/ND-CP Diversity of uses of plants is the huge resources
of forest plants here, especially medicinal plant species are 574 species, accounting for 52.8%; number of timber species to 319 species, up 29.3% total number of species protected areas, remaining uses such as edible, as scenes Number of plants in the forest flora evolutions with trend reduction in quantity and quality, especially some individual provisions are rare on the risk of extinction, such as: Nghien (Excentrodendron tonkinense), Song mat (Calamus platyacauthus), Therefore, the natural protected area has high plant diversity, abundance and management needs to be preserved
Keywords: Natural conservation, biodiversity, extinction, red book
Tel: 0982256604, Email: Ngohaikl@yahoo.com.vn