1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương

89 795 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 915,5 KB

Nội dung

Báo cáo đầy đủ về tiền lương và các khoản trích theo lương. Hy vọng sẽ giúp ích đc các bạn sinh viên

Trang 1

7 KPCĐ Kinh phí công đoàn

8 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

9 HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh

10 CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trang 2

Đối với người LĐ, sức LĐ mà họ bỏ ra để đạt được lợi ích cụ thể, đó

là tiền công (lương) mà người sử dụng LĐ sẽ trả Vì vậy việc nghiên cứu tiềnlương và các khoản trích theo lương rất được mọi người quan tâm Trước hết

là họ muốn biết lương chính thức của của mình được hưởng bao nhiêu, họđược hưởng bao nhiêu cho BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và họ có tráchnhiệm như thế nào với các quỹ đó Sau đó là sự hiểu biết về lương và cáckhoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với chính sách của nhà nước quyđịnh về các khoản này, qua đó họ biết được người sử dụng LĐ đã trích đúng,trích đủ cho họ quyền lợi này hay chưa còn giúp cán bộ công nhân viên thấyđược quyền lợi của mình trong việc tăng năng suất LĐ, từ đó thúc đẩy việcnâng cao chất lượng LĐ của DN

Còn đối với DN, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu về quá trình hạch toánlương tại DN giúp cán bộ quản lý hoàn thiện lại cho đúng, đủ, phù hợp vớichính sách của Nhà nước, đồng thời qua đó cán bộ công nhân viên của DNđược quan tâm đảm bảo về quyền lợi sẽ yên tâm hăng hái hơn trong LĐ sảnxuất Hoàn thiện hạch toán lương còn giúp DN phân bổ chính xác chi phínhân công vào giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ giáthành hợp lý Mối quan hệ giữa chất lượng LĐ (lương) và kết quả sản xuấtkinh doanh dược thể hiện chính xác trong hạch toán cũng giúp rất nhiều cho

bộ máy quản lý DN trong việc đưa ra các quyết định chiến lược để nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phân vận tải Gang Thép Thái Nguyên

với kiến thức học tập tại trường cùng với sự hướng dẫn hết lòng của cô giáoĐinh Xuân Thủy và các anh chị phòng kế toán công ty,em nhận thấy công tác

kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có tầm quan trọng lớn laođối với mỗi doanh nghiệp.Bởi vậy em đã lựa chọn và viết báo cáo thực tập

với đề tài:”Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên”

2.Mục đích nghiên cứu của chuyên đề

Trang 3

- Hệ thống hoá các vấn đề mang tính chất tổng quát về kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải GangThép Thái Nguyên.

- Đánh giá thực trạng tình hình kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương tại Công Ty

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng:

- Phạm vi:

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu công tác kế toán tiền kương và

các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép TháiNguyên

+ Phạm vi về thời gian: Các số liệu về đánh giá thực trạng của Công

Ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên tháng 12 năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài phương pháp được sử dụng chủ yếu là :

5 Kêt cấu của báo cáo :

Chuyên đề này ngoài phần “Mở đầu và Kết thúc ” gồm có ba chương sau:

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán tiền

lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên

Trang 4

CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại công ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên

CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền

lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên

Trang 5

1.1.1.Khái niệm tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống,cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động ứng với thời gian, chấtlượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến

1.1.2 Ý nghĩa

Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biều hiện bằng tiền mà

doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian ,khối lượng ,chấtlượng công việc của họ.Về bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá

cả sức lao động.Mặt khác,tiền lương là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinhthần hăng hái lao động,kích thích và tạo mối quan tâm của người lao độngđến kết quả công việc của họ.Nói cách khác tiền lương có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong việc thúc đẩy tăng năng suất lao động

1.1.3 Vai trò của tiền lương.

Tiền lương đóng vai trò đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh.Đảmbảo vai trò kích thích của tiền lương khiến cho người lao độngphải có tráchnhiệm cao đối với công việc

Tiền lương nhằm đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động.Đây làyêu cầu thấp nhất của tiền lương nuôi sống người lao động duy trì sức laođộng của họ

Có vai trò khuyến khích người lao động vì dộng cơ tiền lương ngườilao động có trách nhiệm trong công việc,tiền lương phải tạo ra sự say mênghề nghiệp không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 6

Vai trò điều phối tiền lương :Tiền lương nhận được thỏa đáng người laođộng sẵn sàng nhận công việc dù là ở đâu làm gì hay bất cứ khi nào trongđiều kiện sức lực và chí tuệ của họ.

Vai trò quản lí lao động của tiền lương :Doanh nghiệp sử dụng tiềnlương còn với mục đích khác là thông qua việc trả lương mà kiểm tra theo dõingười lao động làm việc đảm bảo tiền chi ra phải đem lại kết quả rõ rệt.Hiệuquả tiền lương không chỉ tính theo tháng mà theo ngày,giờ ở toàn doanhnghiệp,bộ phận và từng người

1.1.4 Nhiệm vụ

-Tổ chức ghi chép ,phản ánh ,tổng hợp một cách trung thực,kịp

thời,đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động.Tình hình sử dụng thời gian lao động,kết quả lao động

-Tính toán,chính xác,kịp thời,đúng chính sách chế độ các khoản

tiềnlương và các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động

-Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động,tình hình chấp hành chính sách quỹ BHXH,BHYT,BHTN…

Tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản tiền lương,khoản trích BHXH,BHYT,BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh.Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về tiền lương,BHXH,BHYT,BHTN dúng chế độ ,đúng phương pháp hoạch toán

-Lập báo cáo về lao động tiền lương,BHXH,BHYT,BHTN thuộc phạm

vi trách nhiệm của kế toán,tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động,quỹ tiền lương,quỹ BHXH,BHYT,BHTN đề xuất các biện pháp nhằm khai thác cóhiệu quả tiềm năng lao động,đấu tranh chống những hành vi vô trách

nhiệm ,vi phạm kỷ luật lao động ,vi phạm chính sách chế độ lao động tiền lương,quỹ lương

1.2 Các hình thức trả lương,tiền thưởng

Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phốitheo lao động,trả lương theo số lượng và chất lương lao động.Việc trả lương

Trang 7

theo số lượng và chất lượng có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên khuyếnkhích người lao động,thúc đẩy họ hăng say lao động,sáng tạo năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất,nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mỗi công nhân viên

1.2.1.Hình thức trả lương theo thời gian

Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương mà số tiền trảcho người lao động được căn cứ vào thời gian lao động thực tế ( một đơn vịthời gian ) Như vậy, tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào hai nhân tố ràngbuộc là mức tiền lương trong một đơn vị thời gian và thời gian làm việc Hìnhthức tiền lương theo thời gian chủ yếu áp dụng cho các công nhân viên chứctrong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý hànhchính và quản lý kinh tế, còn công nhân sản xuất chỉ áp dụng với những bộphận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc đối với những công việc màkhông thể định mức một cách chính xác chặt chẽ, hoặc với loại công việcchưa có đơn giá sản phẩm Nguồn chi trả chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước cấp

Theo hình thức tiền lương này, mức tiền lương nhận được của mỗi ngườiphụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật Do tính chất lao độngkhác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có bảng lương riêng, mỗi bảng lương đượcchia thành nhiều bậc lương theo trình độ thành thạo nghiệp vụ và kỹ thuậtchuyên môn Hình thức này thường áp dụng cho các doanh nghiệp chưa xâydựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm

Tiền lương theo thời gian bao gồm hai loại chính, đó là tiền lưong theothời gian giản đơn và tiền lương theo thời gian có thưởng

a Tiền lương theo thời gian giản đơn

Tiền lương theo thời gian giản đơn là số tiền trả cho người lao động chỉ căn

cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ lao động

và kết quả lao động Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho những người laođộng mà công việc của họ không thể định mức và tính toán chặt chẽ, hoặc ápdụng cho những người lao động mà công việc của họ không đòi hỏi tăng năng

Trang 8

suất lao động mà đòi hỏi chất lượng sản phẩm Đơn vị để tính tiền lương thờigian là lương tháng, lương ngày, lương giờ.

+ Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng cho người laođộng trên cơ sở hợp đồng lao động

Tiền lương Tỷ suất Số ngày Hệ số

được lĩnh = tiền lương x làm việc + phụ cấp

hàng tháng ngày trong tháng

Lương ngày: Căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lươngmột ngày để tính trả lương được áp dụng cho công nhân viên trong những ngàyhội họp, học tập hoặc làm nhiệm vụ khác Theo quyết định số 188/ 1999QĐ/TTCP ngày 17 tháng 09 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tuầnlàm việc 40h, ngày công trong tháng được quy định trung bình là 22 ngày

8(Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ)

Ưu điểm: Là dễ tính để trả lương cho người lao động.

Nhược điểm: Có tính chất bình quân, cho nên không khuyến khích

người lao động tích cực trong công việc và quán triệt nguyên tắc phân phốitheo người lao động Vì vậy có xu hướng chung chế độ lương này ngày cànggiảm bớt Hiện nay Nhà nước ta mới chỉ tính lương ngày và lương tháng

b Tiền lương theo thời gian có thưởng.

Đây là hình thức lương tính theo thời gian đem kết hợp với chế độ tiền thưởngtrong sản xuất mà người công nhân đã đảm bảo được những chỉ tiêu về ngày công,giờ công làm việc cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất đạt quy định.Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ làm việc phục

Trang 9

vụ như: công nhân sửa chữa điều chỉnh thiết bị Ngoài ra còn áp dụng đối vớicông nhân chính làm việc ở những khâu chính có trình độ cơ khí hoá cao, tựđộng hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.Tính lươngtheo thời gian có thưởng có tác dụng thúc đẩy người lao động tăng năng suất laođộng, tiết kiệm vật liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cách tính lương thời gian có thưởng như sau:

Mức lương = Lương theo thời gian giản đơn + tiền thưởng

Ưu điểm: Dễ làm, dễ tính toán

Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì

hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động

1.2.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương trả theo sản phẩm là hình thức tiền lương theo khối lượng ( sốlượng ) sản phẩm công việc hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng quy địnhvào đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm

Theo các quy định hiện nay, Giám đốc ( thủ trưởng ) đơn vị có quyềnlựa chọn các hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình

cụ thể của từng doang nghiệp, phù hợp với từng tập thể, cá nhân người laođộng trong đơn vị mình Các hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm:

a Chế độ trả lương trực tiếp theo sản phẩm cá nhân: chế độ trả

lương này được áp dụng rộng rãi đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong

Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm

Tiền lương sản

phẩm phải trả

Số lượng sản phẩm hoàn thành

Trang 10

điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối có thểđịnh mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.

Ưu điểm nổi bật của chế độ tiền lương này là mối quan hệ giữa tiềnlương của công nhân được nhận và kết quả lao động của họ được thể hiện rõràng Điều này kích thích công nhân nâng cao trình độ lành nghề để nâng caonăng suất lao động nhằm tăng thu nhập của bản thân Tuy nhiên, chế độ tiềnlương này cũng có nhược điểm là người công nhân ít khi quan tâm đến côngviệc chung của tập thể

b Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể: chế độ trả lương này áp

dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân, chẳng hạn như tập thểcông nhân lắp ráp thiết bị sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền.Theo cách trả lương này thì trước hết lượng sản phẩm được tính chung cho cảtập thể, sau đó tính và chia lương cho từng cá nhân trong tập thể đó Tuỳ theotính chất công việc, doanh nghiệp có thể sử dụng các cách sau: chia lương theocấp bậc và thời gian làm việc, chia lương theo cấp bậc và thời gian kết hợp vớibình công chấm điểm, chia lương theo bình công chấm điểm

Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích côngnhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm tới kết quảcuối cùng của tập thể Song nó cũng có nhược điểm là sản phẩm của mỗi côngnhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ Điều này kìm chế công nhânnâng cao năng suất lao động cá nhân Mặt khác, do phân phối tiền lương chưatính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, thái độ làm việc ….nênchưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc theo số lượng và chất lượng lao động

c Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: chế độ tiền lương này

chỉ áp dụng đối với những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởngnhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.Đặc điểm của chế độ trả lương này là thu nhập về tiền lương của công nhânphụ tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính

d Chế độ trả lương khoán theo công việc: áp dụng cho công việc nếu

giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi bằng giao toàn bộ khối lượng côngviệc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định Chế độ trả

Trang 11

lương này chủ yếu áp dụng trong xây dựng cơ bản và một số công việc trongnông nghiệp Chế độ trả lương khoán có ưu điểm là khuyến khích công nhânhoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông quahợp đồng giao khoán chặt chẽ.

e Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: chế độ trả lương này áp

dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất Khi sản xuất đang khẩn trương màxét thấy việc giải quyết những tồn tại tại khâu này có tác dụng thúc đẩy sảnxuất ở những bộ phận sản xuất khác có liên quan góp phần hoàn thành sớm kếhoạch của đơn vị Nguồn tiền để trả thêm theo chế độ trả lương này dựa vàotiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định Chế độ trả lương này áp dụng hailoại đơn giá: đơn giá cố định và đơn giá luỹ tiến

Ngoài ra còn một số phương pháp tính lương theo sản phẩm khác như:chế độ trả lương theo sản phẩm khoán cuối cùng, chế độ trả lương theo sảnphẩm có thưởng

Như vậy hình thức trả lương theo sản phẩm nói chung đã quán triệtđược nguyên tắc phân phối lao động.Để hình thức này phát huy được tác dụngcủa nó,các doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể của từng côngviệc,phải sắp xếp bậc thợ chính xác.Chỉ có như vậy việc trả lương theo sảnphẩm mới đảm bảo chính xác,công bằng hợp lý

-Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất

-Thưởng tăng năng suất lao động

-Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm

-Thưởng phát minh sáng kiến

-Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu

-Thưởng cuối năm

Trang 12

Những hình thứ thưởng này được áp dụng trong những năm gần đây chocác doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

- Sản xuất tương đối ổn định và có lãi

- Có kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và tài chính được duyệt

- Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch

Chỉ tiêu xét thưởng: đơn vị phải được Nhà nước công nhận hoàn thành

chỉ tiêu về kế hoạch và lợi nhuận

Nguồn tiền thưởng: sau khi đã được Nhà nước công nhận là hoàn thành

chỉ tiêu kế hoạch và lợi nhuận, doanh nghiệp được lập quỹ tiền thưởng trích

từ lợi nhuận để thưởng cuối năm cho cán bộ công nhân viên của đơn vị

Mức tiền thưởng quy định thống nhất theo tỷ lệ phần trăm so với tiền lươngcấp bậc của người được thưởng Ngoài ra, Giám đốc doanh nghiệp cùng với côngđoàn có thể phân loại thành tích của từng người để quy định mức tiền thưởng caohơn trong phạm vi quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp Những hình thức và quyđịnh về tiền thưởng không phải là cố định mà phải luôn được cải tiến, sửa đổi và

bổ xung cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của quá trình sản xuất

Tóm lại, tiền lương và tiền thưởng là một khâu của hệ thống hạch toán

kế toán, một yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế

1.3.Qũy tiền lương,BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ

1.3.1 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp sản xuất là toàn bộ số tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và

sử dụng Trên phương tiện hoạch toán tiền lương cho công nhân trong doanh nghiệp gồm 2 loại:

* Tiền lương chính :

Là tiền trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đó quy định cho họ

Trong quy định bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp

thường xuyên và tiền thưởng sản xuất

* Tiền lương phụ:

Trang 13

Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm

vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, tiềnlương trong thời gian ngừng sản xuất

Việc phân chia theo quỹ lương của doanh nghiệp thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân

bổ tiền lương theo đúng đối tượng, trong công tác phân tích chi phí tiền lươngtrong giá thành sản phẩm

* Đặc điểm.

Quỹ tiền lương của doanh ngiệp bao gồm các khoản chủ yếu:

Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc ( tiền lương trả theo sản phẩm, tiền lương trả theo thời gian, thời gian trả theo lương khoán)

Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên,…)

Tiền lương trả cho lao động tạo ra sản phẩm hỏng nằm trong phạm vichế độ quy định, các khoản phụ cấp không thường xuyên(phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ,…)

Ngoài ra, quỹ lương kế hoạch cũng được tính các khoản tiền chi trả trợ cấp cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động

1.3.2.Qũy BHXH, BHYT,BHTN,KPCĐ

a.Khái niệm

*) Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)

BHXH là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động

Trang 14

Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn thu bảo hiểm và sự hỗ trợ của nhà nước, cụ thể từ các nguồn:

+ Người sử dụng lao động đóng góp: theo chế độ hiện hành, tỷ lệ đóng góp bằng 22% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị Trong đó, 16% để chi cho chế độ hưu trí, tử tuất; 6% trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Người lao động đóng góp: theo chế dộ hiện hành, mức đóng góp bằng 6% tiền lương tháng để chi các chế độ ốm đau, hưu trí, tử tuất

+ Nhà nước đồng thời hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động

+ Các khoản khác

Những khoản phụ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân nghỉ đẻ, nghỉ thai sản được tính trên cơ sở mức lương ngày của họ và thời gian nghỉ(có chứng từ hợp lý) và tỷ lệ trợ cấp BHXH Khi người lao động được nghỉ BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH(mẫu số 03/LĐTL) và từ các phiếu nghỉ BHXH kế toán lập bảng thanh toán BHXH (mẫu số

04/LĐTL) Tiền BHXH được trích trong kỳ, sau khi trừ đi các khoản trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp, phần cũ lại phải nộp vào quỹ Bảo hiểm tập trung

* Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT)

BHYT được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHYT nhằm bảo đảm thoản mãn các nhu cầu khám chữa bệnh, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình

họ khi gặp những rủi ro về ốm đau bệnh tật

Theo chế độ hiện hành quy định: Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích 4.5% tiền thu nhập tạm tính của người lao động(tiền lương cấp bậc, tiền lương chức vụ….), trong đó người sử dụng lao động phải chịu

Trang 15

3% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động thực tế đóng góp 1.5% trừ vào thu nhập của người lao động.

Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế Vì vậy, BHYT khi tính được mức trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT

* Quỹ kinh phí công đoàn: (KPCĐ)

KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp, theo chế độ hiện hành, KPCĐ được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu (tính vào chi phí sản xuấtkinh doanh) Thông thường khi xác định được mức tính KPCĐ trong kỳ thì một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công đoàn tại đơn vị

b.Đặc điểm

+ BHXH được trích lập để trợ cấp cho ngừơi lao động trong những trường hợp công nhân viên tạm thời mất sức lao động như ốm đau, tai nạn laođộng, thai sản, nghỉ hưu

+BHYT được trích lập để trợ cấp cho công việc phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

+ KPCĐ chủ yếu dùng cho hoạt động của tổ chức người lao động, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động

1.4 Tính lương và các khoản trích theo lương.

1.4.1 Thủ tục chứng từ tính lương và các khoản trích theo lương.

Hàng tháng, trên cơ sở chứng từ hạch toán về thời gian lao động và cácchính sách chế độ về lao động, tiền lương và BHXH do Nhà nước ban hành

và các chế độ khác thuộc quy định của doanh nghiệp trong khuôn khổ phápluật cho phép, kế toán tiến hành tính lương và trợ cấp BHXH phải trả chocông nhân viên trong doanh nghiệp

Để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng và trợ cấp BHXH phảitrả cho từng cán bộ công nhân viên, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

- Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02 – LĐTL )

Trang 16

- Bảng chấm công.

- Bảng thanh toán BHXH

- Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03– LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05 – LĐTL )…

trích trước Tiền lương thực tế phải trả tỷ lệ

= cho người lao động x trích trướclươ

X Số tháng nghỉ sinh con, nuôi con

Trang 17

*Bảo hiểm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng 100%mức lương tối thiểu.

*Chế độ hưu trí:

1.5.Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

1.5.1.Kế toán phải trả người lao động

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành, theo quyết định 15 QĐ BTC ngày 20/03/2006 của nước ta Tài khoản sử dụng để kế toán tổng hợplao động tiền lương là các tài khoản sau:

-TK 334: phải trả công nhân viên

TK 338: Phải trả, phải nộp khác

TK 335: Chi phí phải trả

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

TK 627: Chi phí sản xuất chung

TK 642: Chi phí quản lí doanh nghiệp

và một số tài khoản khác có liên quan như: TK 111 – Tiền mặt;TK112 – Tiền gửi ngân hàng; TK141 – Tạm ứng…

Tài khoản 334"Phải trả công nhân viên"Dùng để phản ánh cáckhoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, phụcấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ

Bên Nợ:- Các khoản khấu trừ vào lương , tiền công của công nhân viên.

- Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên

- Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh

Trang 18

Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhânviên chức.

Dư Có: Tiền lương, tiền công và cá khoản khác phải trả cho công nhânviên

Dư nợ:(nếu có) Số thừa trả cho công nhân viên chức

TK 334 có 2 tk cấp 2:

+ TK 3341-Phải trả CNV

+TK 3348-Phải trả người lao động khác

*Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh

1) Tính tiền lương,các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người LĐ

Nợ TK 622 (tiền lương trả cho CNTTSX)

Nợ TK 627 (tiền lương trả cho lao động gián tiếp – quản lí phânxưởng)

Nợ TK 641 (tiền lương trả cho nhân viên bán hàng)

Nợ TK 642 (tiền lương quản lí DN)

Nợ TK 241(tiền lương XDCBDD)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

2) Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng phúc lợi

Nợ TK 353(3531)- Quỹ khen thưởng phúc lợi

Có TK 334(3341)-Phải trả người lao động

3) Tính tiền BHXH phải trả cho CNV

Trang 19

5)Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả CNV(trường hợp DN không tríchtrước tiền lương nghỉ phép)

Nợ TK 623

Nợ TK 627(tiền lương trả cho lao động gián tiếp – quản lí phân xưởng)

Nợ TK 641(tiền lương trả cho nhân viên bán hàng)

Nợ TK 642(tiền lương quản lí doanh nghiệp)

Có TK 334-Phải trả cho CNV

6)Các khoản khấu trừ vào CNV:khoản tạm ứng chi không hết,khoản bồithường vật chất về tài sản thiếu theo quyết định xử lý,BHXH,BHYT,BHTNcông nhân viên phải nộp

Nợ TK 334-Phải trả người lao động

Có TK 141-Tạm ứng

Có TK 138 (1388)-Phải thu khác

Có TK 338(3383,3384)Phải trả người lao động

7)Khi ứng trước hoặc chi trả tiền lương,tiền công,các khoản phải trả cho CNVhoặc người lao động

Nợ TK 334-Phải trả CNV

Có TK 111,112

8)Trả lương cho CNV bằng sản phẩm hàng hóa

a.Đối với sản phẩm hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương phápkhấu trừ

Trang 20

1.5.2 Kế toán BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN

 Tài khoản 338:"Phải trả phải nộp khác" Dùng để phản ánh các khoảnphải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội,cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; doanhthu chưa thực hiện; các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án(tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú ) và các khoản vay mượntạm thời

Bên Nợ:

- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ

- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

- Xử lí giá trị tài sản thừa

- Kết chuyển doanh thu chưa thục hiện vào doanh thu bán hàng tươngứng từng kỳ kế toán

- Các khoản đã trả, đã nộp và đã chi khác

Bên Có:

- Trích kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định

- Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý

- Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp, phỉa trả được hoàn lại

Dư Có: Số tiền còn phải trả phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lí

Dư Nợ(nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.Tài khoản 338 chi tiết làm 7 tiểu khoản:

- TK338(1): Tài sản thừa chờ giải quyết.

- TK338(2): kinh phí công đoàn.

Trang 21

- TK338(3): Bảo hiểm xã hội.

- TK338(4): Bảo hiểm y tế.

- TK338(7): Doanh thu chưa thực hiện.

- TK338(8): Phải nộp khác

- TK 338(9): Bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan trong quátrình hạch toán như TK111, TK112, TK138

*Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1 ) Trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN tính vào chi phí sản xuất theo tỉ

Có TK 334-Phải trả người lao động

4)Nộp BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN cho cơ quan chuyên trách hoặc khi chỉtiêu sử dụng KPCĐ tại DN

Nợ TK 338-Phải trả ,phải nộp khác

Trang 22

Các nghiệp vụ trên được thể hiện trong sơ đồ phụ lục số… trang…

1.5.3.Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Trong các doanh nghiệp hàng năm công nhân viên được nghỉ phép theochế độ Trong thời gian công nhân viên nghỉ doanh nghiệp phải tính lươngnghỉ phép cho công nhân viên và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong tháng

Đối với tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất nghỉ phép năm theochế độ trong trường hợp số tháng trong năm, doanh nghiệp phải tiến hànhtrích trước tiền lương nghỉ phép tính vào chi phí đồng đều của các tháng trongnăm

Vì công nhân nghỉ phép vẫn hưởng nguyên lương Do đó phải tiến hànhtrích trước chi phí để tránh cho giá thành không có sự đột biến lớn

- Mức tính trước được xác định như sau:

Trang 23

*TK 335-Chi phí phải trả :Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi

phí trích trước về tiền lương nghỉ phép của CNSX sửa chữa lớn TSCĐ và các khoản trích trước khác

Kết cấu TK 335

Bên Nợ :Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí phải trả

Bên có :Phản ánh các khoản ghi tăng chi phí phải trả

Dư có :Phản ánh các khoản còn phải trả CNV

*Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1)Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN sản xuất theo kế hoạch tính vào chi phí trong tháng

* Nhật kí –Sổ cái:Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được

phản ánh vào một quyển sổ được gọi là nhật ký sổ cái.Sổ này là sổ hoạch toántổng hợp duy nhất ,trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ

thống.Tất cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng được phản ánh vào hai bên Nợ -Có trên cùng một vài trang sổ.Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc ,mỗi chứng từ ghi một dòng vào nhật ký sổ cái

* Chứng từ ghi sổ:Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị,thuận tiệncho việc áp dụng máy tính.Tuy nhiên việc ghi chép lại bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công Sổ sách sử dụng trong hình thức này gồm có:Sổ cái,sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,bảng cân đối tài khoản

Trang 24

* Nhật ký-Chứng từ:Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp lớn,số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công,dễ chuyên môn hóa cán

bộ kế toán Tuy nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cán bộ kế toán cao.Mặt khác không phù hợp kế toán máy.Sổ sách trong hình thức này gồm có :Sổ nhật kí chứng từ,Sổ cái,bảng kê,bảng phân bổ,sổ chi tiết

* Nhật ký chung:Hình thức nhật kí chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụkinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là nhật ký

chung ,sau đó là căn cứ vào nhật kí chung,lấy số liệu để ghi vào sổ cái,mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan.Đối với các tài khoản chủ yếu phát sinh nhiều nghiệp vụ,có thể mở các nhật ký phụ.Cuối tháng hoặc định kỳ,cộng các nhật kí

phụ,lấy số liệu ghi vào nhật ký hoặc thẳng vào sổ cái

+ Kế toán máy:

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

GANG THÉP THÁI NGUYÊN 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Xí nghiệp Vận Tải là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Gang ThépThái Nguyên được thành lập theo quyết định số: 1090/CL – GT7 ngày17/5/1986 của Tổng Giám Đốc xí nghiệp liên hợp Gang Thép ( nay là tổnggiám đốc công ty Gang Thép Thái Nguyên ) Được thành lập theo thông báo

số 27 – TB ngày 12/2/1993 của văn phòng chính phủ và quyết định số

Trang 25

83/CNNG – TC ngày 23/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nặng( nay là

bộ công nghiệp)

Xí nghiệp vận tải tiền thân là phòng cung ứng vật tư phục vụ cho Công

Ty Gang Thép Đến ngày 17/5/1986 Công Ty Gang Thép đã tách phòng này

và lập nên xí nghiệp vận tải

Kể từ khi ra đời xí nghiệp vận tải phát triển rất tốt, ngoài vận chuyểnhàng hoá nội bộ cho công ty Gang Thép, xí nghiệp vận tải còn tìm kiếm thêmmột số công việc ngoài như: làm tấm than chống lò cho mỏ thân Vàng Dang -Quảng Ninh

Sau năm 1993 do chuyển đổi cơ chế xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơchế thị trường, việc bao cấp đối với xí nhiệp vận tải không còn nữa Xí nghiệpđược công ty Gang Thép phân cấp nhưng chưa đầy đủ và tiến đến năm 1999thì Công Ty Gang Thép phân cấp tiến về mặt tài chính Do vậy xí nghiệp vậntải phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, và tự hạch toán tự chịu trách nhiệm

về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn do xí nghiệpvận tải quản lý, cũng trong năm này Xí nghiệp gặp không ít những trở ngạikhó khăn

Đồng thời xí nghiệp vận tải đã xác định, phải thực sự thay đổi cáchnghĩ, cách làm cho phù hợp với cơ chế thị trường, đề ra nhiều quy chế để mọingười chủ động cho công việc được giao, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh đểxác định năng lực của CBCNV có như vậy mới tồn tại trong năm 2001 vànăm 2002 xí nghiệp đã cải tạo được 04 xe chở thép cho các cửa hành của xínghiệp và các đại lý của công ty Gang Thép Hầu hết các xe IFA ben cũ nátcòn thời gian sử dụng đã được sửa chữa, tận dụng tân trang, đảm bảo chấtlượng và mỹ quan, các chi phí đó 100% là do người lái xe bỏ tiền ra sửa chữa.Nhà xưởng được làm lại, bãi xe được đổ bê tông, cảnh quan văn phòng sạch,đẹp Tạo được không khí phấn khởi yên tâm cho người lao động Đầu tháng

11 năm 2001 đã được đầu tư thêm 05 xe mới loại 13 tấn ( KAMAZ 55111 )

Về vận tải, ngoài các nguồn hàng trong công ty Gang Thép, xí nghiệp

đã tìm kiếm thêm nguồn hành ngoài, với gía cạnh tranh ngoài thị trường như:

Trang 26

làm đường ở Bắc Ninh, vận chuyển than cho công ty khai thác than Bắc Thái,Gang Thép, sớm ổn định tổ chức cho xí nghiệp, nhất là tổ chức bộ máy lãnhđạo, cơ sở vật chất giữ việc làm cho người lao động Nên năm 2002 xí nghiệp

đã dần dần ổn định việc làm, đời sống CBCNV dần dần được nâng lên, thunhập bình quân 600.000đ  700.000đ/ người/ tháng

Do chủ động, xác định sớm những khó khăn trên, nên ngay từ cuối năm

2002 xí nghiệp vận tải đã thích nghi với cơ chế mới, mục tiêu của xí nghiệplâu dài là: Gắn trách nhiệm của người lao động với thiết bị được quản lý, thiết

bị hỏng thì người lao động mất việc làm, cán bộ quản lý làm hết việc chứkhông tính hết giờ,để trước mắt duy trì các thiết bị hiện có, giảm chi phí sửachữa, giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng ca hoạt động trong tháng, phấn đấu giáthành thấp nhất, đủ sức cạnh tranh bên ngoài, tự tồn tại

Tháng 8/2002 công ty Gang Thép chuyển giao cửa hàng cho xí nghiệpvận tải quản lý và kinh doanh

Đến tháng 9/2002 xí nghiệp vẫn thiếu việc làm, sự cạnh tranh về vận tảivẫn gay go hơn, xác định những khó khăn đặc thù của đơn vị, lãnh đạo xínghiệp đã tập trung chỉ đạo: Tích cực tìm kiếm việc làm kể cả ngoài công tyGang Thép, một mặt bám sát công ty Gang Thép để có việc làm, đồng thời xínghiệp vận tải đã xác định, phải thực sự thay đổi cách nghĩ, c¸ch làm cho phùhợp với cơ chế thị trường, đề ra nhiều quy chế để mọi người chủ động chocông việc được giao, lấy kết quả kinh doanh để xác định năng lực củaCBCNV có như vậy mới tồn tại Cán bộ công nhân viên quyết tâm thực hiệnthành công cổ phần hoá doanh nghiệp Do chủ động xác định những khó khăntrên, nên ngay từ đầu năm 2003 xí nghiệp vận tải đã thích nghi với cơ chếmới,mục tiêu lâu dài của xí nghiệp là: gắn trách nhiệm của người lao động vớithiết bị được quản lý, thiết bị hỏng thì người lao động mất việc làm, cán bộquản lý làm hết việc chứ không tính hết giờ, để trước mắt duy trì những thiết

bị hiện có, giảm chi phí sửa chữa, giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng ca hoạt độngtrong tháng, phấn đấu giá thành thấp nhất, đủ sức cạnh tranh bên ngoài, tự tồntại

Trang 27

Ngày 1/6/2003 công ty CỔ PHẦN VẬN TẢI GANG THÉP THÁINGUYÊN chính thức đi vào hoạt động.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 1703000050 do sở kế hoạch và đầu

tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 6/7/2004

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI GANG THÉP THÁINGUYÊN

1 Vận tải hàng hoá, đường bộ, dịch vụ kho bãi

2 Thi công san ủi mặt bằng xây dựng Xây dựng nhà và các côngtrình công cộng Xúc bốc và vận chuyển đất đai,rác thải

3 Sửa chữa, phục hồi máy móc, thiết bị ô tô, xe máy các loại

4 Sản xuất gia công kết cấu sản phẩm kim loại đen và hợp kim

5 Kinh doanh: Sắt thép, vật tư, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng,xăng dầu, dầu nhờn, mỡ máy các loại, gas và hàng tiêu dùng

lý theo mối quan hệ trực tuyến

- Giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từngphòng ban, phân xưởng, bộ phận sản xuất

- Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lýsản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc

Trang 28

- Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp gồm:

+ Phòng Kế hoạch - kỹ thuật - Vật tư

- Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh gồm:

+ Hai cửa hàng Xăng dầu

+ Một cửa hàng bán Thép tại Thái Nguyên

+ Một đội xe vận tải ô tô

+ Hai chi nhánh bán Thép tại Bắc Cạn và Lạng Sơn

+ Một phân xưởng thi công cơ giới và chế biến khoáng sản

+Một phân xưởng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí được để trong phụ lục số…… trang……

+/ Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông có quyềnquyết định đến mục đích, quyền lợi của công ty

+/ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty có 5 thành viên Có quyền vànhiệm vụ giám sát mọi hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh

+) Giám đốc: điều hành toàn bộ quá trình sản xuất của xí nghiệp, chỉ đạo trựctiếp từ Phó giám đốc xí nghiệp đến phòng ban chức năng, các phân xưởng bộphận sản xuất,chịu trách nhiệm trước nhà nước và công ty về toàn bộ tài sảnđược phân cấp quản lý và vốn vay các nguồn

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, là người tham mưucho tổng giám đốc công ty về đầu tư mở rông, phát triển hệ thống phù hợp với

sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Gang Thép

+) Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, giải quyết các công việcđược giám đốc uỷ quyền, Trực tiếp điều hành và sinh hoạt ở phòng Kế toán –Tài chính

Trang 29

Phụ trách toàn bộ khâu tài chính, kinh doanh theo dõi quá trình tiêu thụcủa phòng kinh doanh, các cửa hàng… tham mưu với Giám đốc để kịp thờiđiều chỉnh những vấn đề không hợp lý trong sản xuất.

+) Phòng tổ chức Lao động – Hành chính - Bảo vệ - Y tế: Tham mưu giúpcho Giám đốc tổ chức công tác tổ chức lao động, tiền lương và chịu tráchnhiệm trước Giám đốc về kết quả thực hiện công tác tổ chức lao động tiềnlương, có nhiệm vụ tuyển chọn lao động đảm bảo chất lượng tốt, chăm sócsức khoẻ cho công nhân viên chức Tổ chức tốt các cuộc họp, hội nghị, đạihội… Bảo quản công văn và luân chuyển công văn kịp thời Bảo vệ tài sản và

an ninh chính trị trong xí nghiệp

+) Phòng Kế toán – Tài chính: Ghi chép phản ánh, tính toán kịp thời chínhxác mọi hoạt dộng kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Tính khấu hao TSCĐ, khấu hao thiết bị quản lý của công ty, lập kếhoạch tài chính tháng, quý, năm Tổ chức thực hiện phân phối sử dụng vốntrong quá trình sản xuất kinh doanh, trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,lĩnh tiền và nộp tiền vào ngân hàng… để giải quyết các nhu cầu chi tiêu trongsản xuất

+) Phòng kế toán - Kỹ thuật - Vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kếhoạch tính giá thành và lập các dự phòng hạng mục công trình sửa chữa lớn,vừa và nhỏ… Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạchcủa công ty Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác kỹ thuật,kiểm tra đánh giá tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, ắc quy, xăm lốp, tính đơngiá theo tiêu hao định mức kỹ thuật, quản lý an toàn phòng chống cháy nổ,quản lý các đầu xe về mặt kỹ thuật, những tai nạn xảy ra trên đường…

Các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy các phân xưởng.Nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến

độ sản xuất, chế độ quản lý ở các tổ đội, phân xưởng, cửa hàng

2.1.2.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.

- Trong sản xuất chính có 2 đội xe

Trang 30

- Trong sản xuất phụ có: Phân xưởng sản xuất và kinh doanh vật liệuxây dựng , cửa hàng xăng dầu, phân xưởng thi công cơ giới và chế biếnkhoáng sản, 3 cửa hàng bán thép tại Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Cạn.

+) Đội xe: Nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hàng hoá, thi công san ủi mặtbằng xây dựng do yêu cầu của công ty và đơn đặt hàng từ ngoài công ty

Hàng tháng đội trưởng nhận lệnh từ phòng kế hoạch, điều xe theo hợpđồng, khi đó đội trưởng sẽ giao các lệnh này cho các lái xe gồm: giấy điđường, giấy vận chuyển hàng hoá Sau đó các lái xe sẽ tới điểm nhận hàngqua trạm cân đến nơi nhận hàng Khi hoàn tất các công việc các lái xe sẽgiao cho các lệnh này cho thống kê đội xe để làm căn cứ tính lương

+) Cửa hàng xằng dầu, cửa hàng bán thép tại Thái Nguyên, chi nhánhthép tại Lạng Sơn, Bắc Cạn: Kinh doanh xăng dầu, ga, mỡ, thép, các loại…Cung cấp xăng dầu cho nội bộ công ty và bán ngoài công ty

+) Phân xưởng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: Nhiệm vụchủ yếu là sản xuất các loại thép cán

+) Phân xưởng thi công cơ giới và chế biến khoáng sản:chế biếnkhoáng sản (quặng sắt nghèo), cẩu nhóp thép phế cho các đơn vị thành viênCông ty Gang thép

2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất của công ty.

+)Xe IPA : 15 chiếc

+)Xe Maz : 4 chiếc

+)Xe Vovol : 2 chiếc

Trang 31

+)Xe Mazda : 2 chiếc.

+)Xe Kamaz : 7 chiếc

+)Máy xúc : 5 chiếc

+)Xe Kpaz : 3 chiếc

- Tổng diện tích đất đang quản lý :50.855 m2

Trong đó:

+)Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh :28.616 m2+)Đất ao cá (nông nghiệp) : 20.769 m2+)Đất trồng cây môi trường : 1.500 m2

- CBCNV công ty Cổ phần Vận tải góp 66,22% vốn điều lệ

- Cổ đông ngoài công ty góp 8% vốn điều lệ

- Giá trị một cổ phần: 100.000 VNĐ

2.1.3.3 Lao động

Lao động là một trong ba yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanhcủa bất kỳ một doanh nghiệp nào Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, người laođộng phải có trình độ nhất định Nhận thức được điều này công ty đã rất chú ýtới vấn đề đào tạo và nâng cao tay nghề người lao động Vì vậy, số lượng laođộng của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Biểu số 01: Tình hình lao động của công ty tháng 12 năm 2011

12810820

100%84.375%15.625%

Trang 32

15.63%10.93%60.94%12.5%

2.1.3.4 Thu nhập bình quân đầu người

Biểu số 02: Tình hình trả lương của công ty

Chỉ tiêu Thực hiện năm2010 (đồng) Kế hoạch năm2011 (đồng)1.Tổng doanh thu

2.Nộp ngân sách nhà nước

3.Tổng quỹ lương

4.Tiền lương bình quân

175.828.000.000 1.214.000.000 3.000.000.000 2.200.000

273.850.000.000 2.181.000.0000 3.427.000.000 2.800.000

2.1.3.5 Tình hình tài chính trong năm 2011

2.1.4 Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán của công ty 2.1.4.1.Hình thức và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên.

Trang 33

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 và kết thúc vào

ngày 31 tháng 12 hàng năm

-Hình thức kế toán áp dụng là: Nhật ký chứng từ

-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Báo cáo tài chính đượclập trên cơ sở giá gốc, đơn vị tiền tệ được sử dùng để làm báo cáo là đồngViệt Nam (VNĐ )

-Phương pháp khấu hao tài sản:đường thẳng

-Phương pháp nộp thuế:khấu trừ

Công ty cổ phần vận tải là một doanh nghiệp hoạt động theo luậtDoanh nghiệp vì vậy nên Công ty áp dụng chế độ Kế toán theo qui định củaNhà nước

Công ty áp dung các chế độ kế toán theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC

do bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006

- Phòng kế toán tài chính của Công ty có nhiệm vụ:

Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về vật tư, tài sản, tiền vốn, tiêu thụsản phẩm, kết quả tài chính của văn phòng Công ty

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ lẫn nhau giữa cácphân xưởng, cửa hàng và giữa các đơn vị trực thuộc với Công ty về vật tư,tiền vốn và kết quả sản xuất

Hạch toán chi phí gián tiếp của cơ quan Công ty

Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của văn phòngcông ty, và của các phân xưởng, cửa hàng, đội sản xuất

Trang 34

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Côngty.

Lập báo cáo thống kê, kế toán tổng hợp của toàn Công ty theo đúngquy định của Nhà Nước

- Kế toán các Chi nhánh:

Mỗi Chi nhánh có hai kế toán Kế toán chi nhánh có nhiệm vụ theo dõighi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Chi nhánh về lao động (ngày công ), tài sản, vật tư, tiền vốn, chi phí tiền lương, chi phí bán hàng, chiphí gián tiếp tại chi nhánh, các khoản thanh toán với Công ty, các khoản thuếphải nộp với Nhà Nước, kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, lập báocáo tổng hợp gửi về Công ty

- Thống kê phân xưởng, đội sản xuất, cửa hàng:

Tại Công ty tuỳ vào quy mô khối lượng công việc mỗi phân xưởng,đội, cửa hàng có một thống kê Thống kê PX, đội, cửa hàng có nhiệm vụ :Theo dõi ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại phân xưởng,cửa hàng về lao động (ngày công), vật tư, chi phí tiền lương, chi phí gián tiếpphân xưởng, các khoản thanh toán với Công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty được để trong phụ lụcsố….trang…

Biên chế nhân sự ở phòng là 7 người, có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Kế toán trưởng:

Là người giúp giám đốc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, chịu sựchỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về mặtchuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên

Tổ chức kiểm tra việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáothống kê định kỳ Tổ chức bảo quản tốt hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưutrữ, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phươngpháp kế toán một cách hợp lý hơn, chặt chẽ phù hợp với thực tế của Công ty

- Phó phòng, kế toán tổng hợp:

Trang 35

Theo dõi các khoản công nợ với người mua, người bán, các kho vật tư,thành phẩm, hàng hoá, xác định kết quả tiêu thụ của văn phòng Công ty , thuthập các số liệu do kế toán thống kê chi nhánh, cửa hàng, phân xưởng, đội gửilên và tổng hợp toàn Công ty.Lập các báo cáo tài chính theo quy định.

- Kế toán giá thành, TSCĐ, thống kê tổng hợp:

Thống kê tổng hợp, theo dõi tình hình biến động tăng (giảm) tài sản cốđịnh, tính và phân bổ khấu hao; tập hợp các chi phí sản xuất tính giá thành sảnphẩm , XDCB, Sửa chữa lớn

- Kế toán tiền, vốn, thuế:

Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi, các khoản vay, thanh toán vớiCBCNV, tạm ứng, các khoản thuế phải nộp nhà nước, theo dõi các chi phíbán hàng, chi phí quản lý, theo dõi cổ phiếu, cổ tức

- Kế toán Lương, BHXH, thủ quỹ:

Thủ quỹ kiêm theo dõi các khoản tiền lương, BHXH, BHYT

2.1.4.3.Tình hình sử dung máy tính trong kế toán ở Công ty

Trước đây, công tác kế toán hoàn toàn thực hiện thủ công bằng tay.Ngày nay với sự phát triển của KHKTCN, máy vi tính được đưa vào sử dụngrộng rãi Hiện nay tại CTCP vận tải gang thép có 7 máy tính được sử dụngvào công tác kế toán Trong đó 4 máy đặt tại phòng kế toán, 3 máy đượcđặt tại các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng

Tại phòng kế toán công ty một chương trình phần mềm kế toán đượccài đặt bởi công ty cổ phần phần mềm kế toán Hà Nội Phần mềm này đã hỗtrợ rất nhiều cho công tác hạch toán kế toán của Công ty Với phần mềm kếtoán công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng đượcyêu cầu nhạy bén của kinh tế thị trường

Kế toán hạch toán sử dụng phần mềm kế toán BRAVO Người sửdụng chỉ cần cập nhật các số liệu đầu vào còn máy tính sẽ tự động tính toán

và lên các sổ sách, báo cáo tài chính

Phần mềm BRAVO được viết dựa trên quyết định số1141-TC/QĐ/CDKT của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995 về

Trang 36

hệ thống tài khoản kế toán thống nhất và thông tư số 100/1998/TT/BTC banhành ngày 15/07/1998 về phương pháp hạch toán Thuế giá trị gia tăng -VAT

và thuế thu nhập doanh nghiệp Phần mềm đã được sửa đổi, bổ xung theoquyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về Chế độ Báo cáo Tàichính Chức năng của chương trình là theo dõi các chứng từ đầu vào (phiếuthu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, phiếuthanh toán,…) Dựa trên các chứng từ đó chương trình sẽ lên các báo cáo kếtoán

Hiện nay Công ty cổ phần vận tải gang thép TN đã tiến hành nâng cấpphần mềm kế toán BRAVO 4.1 lên BRAVO 6.0

2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công

ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên.

2.2.1 Công tác tổ chức lao động tại Công ty CPVT Gang Thép Thái Nguyên.

2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý lao động tại Công ty CPVT Gang Thép- Thái Nguyên.

Công ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên là một đơn vị thành viênthuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên Công ty có một bề dày lịch sử hìnhthành và phát triển từ lâu đời cùng với đội ngũ lực lượng lao động có trình độ,tay nghề cao

Tại thời điểm tháng 12 năm 2011 công ty Cổ Phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên có 128 cán bộ công nhân viên

*) Phân loại theo trình độ lao động

- Trình độ đại học và cao đẳng: 20 người chiếm 15.63% trong tổng số lao độg của công ty

- Trình độ trung cấp:14 người chiếm 10.93% trong tổng số lao động của công ty

- Công nhân kỹ thuật: 78 người chiếm 60.94% trong tổng số lao động tại công ty

- Lao động phổ thông: 16 người chiếm12.5%

Trang 37

*) Phân loại theo giới tính

- Tổng số lao động của công ty là 128 người , trong đố nữ 35người, lao

2.2.1.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động tại Công ty CP vận tải Gang Thép.

Do tính chất đặc trưng của công nghệ và yêu cầu sản xuất, Công ty bốtrí sản xuất theo 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ Bộ phận lao động gián tiếp làmviệc 5 ngày trong tuần, mỗi ngày 8 tiếng Trong giờ làm việc, cán bộ và côngnhân không được rời vị trí sản xuất và đảm bảo đủ ngày công trong tháng,trong năm

× 100%Tổng số lao động trong quý IV93

× 100% = 72.66%

128

Trang 38

Số ngày công làm việc theo chế độ = số ngày theo lịch - số ngày nghỉtiêu chuẩn

2.2.1.3 Tuyển dụng và đào tạo lao động tại Công ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên.

- Tuyển dụng lao động : Căn cứ vào nhu cầu cần tuyển dụng, Công tylập tờ trình đề nghị xin tuyển dụng lao động với nội dung gồm số lượng,ngành nghề, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính và các yêucầu khác Khi đã được đồng ý, Công ty tiến hành thông báo nội dung tuyểndụng tới công nhân viên chức, tới các đơn vị bạn, tới các trường dạy nghề,trường đại học đóng trên địa bàn hoặc thông báo trên phương tiện thông tinđại chúng Sau đó tiến hành xét tuyển trên cơ sở hồ sơ nhận được, người đượctuyển dụng sẽ được Công ty tổ chức đào tạo và thử việc trong thời gian từ 6tháng đến 1 năm theo quy định

- Đào tạo lao động : Hàng năm Công ty thường xuyên quan tâm côngtác đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, đào tạo nâng bậc, đào tạo về côngtác an toàn lao động, chuyển đổi nghành nghề cho cán bộ công nhân viên

2.2.2.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty

cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên.

2.2.2.1.Đặc điểm

a) Nguồn hình thành quỹ tiền lương.

+ Quỹ tiền lương theo đơn giá cá sản phẩm

+ Quỹ tiền lương được tăng thêm hoặc giảm trừ do giảm hoặc tăng giáthành thép phôi theo cơ chế tiền lương của Công ty

+ Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước ( nếuđược C ông ty bổ sung ngoài đơn giá tiền lương)

+ Quỹ tiền lương từ hoạt động khác ( nếu có )

+ Quỹ tiền lương dự phòng hoặc chênh lệch từ năm trước chuyểnsang(nếu có)

Trang 39

+ Quỹ tiền lương tham gia các hạng mục công trình xây dựng cơ bản,cán thép, dịch vụ tiêu thụ thép, kinh doanh xăng dầu và chế biến khoáng sản

b) Sử dụng tổng quỹ tiền lương.

Căn cứ vào thỏa ước lao động tập thể giữa BCH công đoàn với HĐQTCông ty cổ phần Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên Quỹ tiền lương của công

ty được sử dụng trong năm 2011 như sau:

- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động = 83% đơn giá tiềnlương theo quy định Còn 17% được phân bổ như sau:

+ Quỹ tiền lương dự phòng trả cho người lao động khi mất việc làm,thôi việc, hỗ trợ cho người đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ BHXHlà: 3%

+ Quỹ tiền lương dành cho Giám đốc dung để khuyến khích khenthưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều công lao đóng góp vào hiệu quả sảnxuất kinh doanh, cá nhân có năng suất lao động cao là: 5%

+ Quỹ tiền lương trả cho người lao động các ngày lễ, tết, phép, học,họp trong năm, phụ cấp Đảng, Đoàn, an toàn vệ sinh, trợ cấp ngườigặp khó khăn đặc biệt, ủng hộ nhân đạo là: 9%

+ Thời gian học tập do công ty triệu tập từ 04h/ngày trở lên( trong giờhành chính) mới được trả lương

c)Tiền lương lãnh đạo và cơ quan quản lý phụ trợ

Quỹ tiền lương bằng 20% tổng quỹ tiền lương của toàn Công ty( baogồm: PXSX và KDVLXD, Đội xe, phân xưởng chế biến khóang sản…)

Trang 40

- Hệ số chia lương hàng tháng của công ty được tính như sau:

+) Giám đốc công ty ( Hệ số do HĐQT quyết định)

- Hệ số chia lương hàng tháng của đơn vị trong công ty và các đơn vị

tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi được quy định như sau:+) Đội trưởng, quản đốc, cửa hàng trưởng, giám đốc chi nhánh = 1.5+) Đội phó, phó quản đốc, phó cửa hàng trưởng, phó giám đốc chinhánh = 1.3

+) Nhân viên kế toán, thống kê phân xưởng, cửa hàng = 1.1

+) Tiền lương quản lý = 6% tiền lương sản phẩm của toàn đội

+) Tiền lương từ hợp đồng ngoài: Căn cứ thu từ chi phí quản lý theohợp đồng giao cho Đội quản lý thì được hưởng = 50% chi phí theo hợpđồng đã ký

- Đối với cửa hàng xăng dầu:

Tiền lương sản phẩm trả cho cửa hang xăng dầu thì căn cứ vào chiếtkhấu sản lượng tiêu thụ xăng, dầu( cá loại) thực hiện hang tháng đãđược Công ty xét duyệt = 25% chiết khấu xăng, dầu

- Đối với chi nhánh bán thép:

Hàng tháng nộp khấu hao tài sản theo quy định của Công ty Tiềnlương trả cho chi nhánh bàn thép thì căn cứ vào sản lượng thực hiện

Ngày đăng: 19/03/2014, 18:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.4. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán của công ty. - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.4. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 32)
BẢNG QUYẾT TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 12 năm 2011 - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
h áng 12 năm 2011 (Trang 49)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 12 năm 2010 - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
h áng 12 năm 2010 (Trang 51)
Bảng thanh  toán tiền lương - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng thanh toán tiền lương (Trang 72)
Sơ đồ 2:Kế toán phải trả người lao động - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 2 Kế toán phải trả người lao động (Trang 73)
Sơ đồ 4:TK chi phí phải trả - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 4 TK chi phí phải trả (Trang 75)
Sơ đồ 5:Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 5 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 76)
Sơ đồ 6:Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 6 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung (Trang 76)
Sơ đồ 7:Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chứng từ - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 7 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chứng từ (Trang 77)
Sơ đồ 8:Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí sổ cái - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 8 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí sổ cái (Trang 78)
Sơ đồ 9:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 9 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí (Trang 79)
Sơ đồ 10:Tổ chức bộ máy kế toán - Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 10 Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w