1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương.

69 762 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 352,65 KB

Nội dung

Luận văn : Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụthuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh , trình độ quản lý của cácnhà doanh nghiệp , đặc biệt là trình độ quản lý tài chính

Trình độ quản lý tài chính của các nhà quản lý thể hiện qua sự hiểu biết về tàichính của mình , tức là không chỉ nắm vững tình hình tài chính của công ty màcòn có khả năng xử lý các thông tin tài chính của thị trường Nắm vững tìnhhình tài chính của công ty là nắm được sự sống còn của công ty, chính vì vậyphân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của các nhàdoanh nghiệp Tuy nhiên dường như phân tích tài chính vẫn chưa được chútrọng nhiều ở các doanh nghiệp việt nam , nhiều người vẫn còn mang suy nghĩđánh đồng giữa công tác kế toán với công tác phân tích tài chính của công ty Công ty TNHH An Dương cũng không là ngoại lệ , chính vì điều này nên emchọn đề tài cho chuyên đề này là: "Một số vấn đề về phân tích tài chính doanhnghiệp ở công ty TNHH An Dương’’ nhằm mục đích nắm bắt tình hình tài chínhcủa công ty từ đó đưa ra được những vấn đề cần quan tâm về phía công ty AnDương , cũng như việc nêu lên tầm quan trọng của công tác phân tích tài chínhđối với công ty An Dương , đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đangtrên đường hội nhập vào kinh tế thế giới

Cần nói thêm về công ty An Dương , là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình , nguồn hàng được nhập củasigapo Vì vậy bản thân điều này đã cho thấy sự phức tạp của việc phân tích tàichính của công ty , chính vì vậy cần phải phân tích một cách cẩn trọng hơn Dựa trên những dữ liệu thu được từ công ty cũng như công tác phân tích , kếtcấu chuyên đề bao gồm:

 Chương I: Nhữmg vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 2

 Chương II: Tình hình tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của việc phântích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương

 Chương III: Một số kiến nghị nhằm khắc phục tồn tại trong công tác quản

lý tài chính và phân tích tài chính đối với công tyTNHH An Dương

Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phíacông ty cũng như nhà trường , đặc biệt là thầy giáo Lục Diệu Toán đã giúp đỡ

em rất nhiều Vì vậy trước hết em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH AnDương , phòng Tài chính -Kế toán , giám đốc và kế toán trưởng , cùng toàn thểnhân viên công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua Em cũng xin cảm

ơn thầy Lục Diệu Toán , các thầy cô giáo trong khoa NH - TC , trường đại họcKinh Tế Quốc Dân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004

Sinh Viên : Trịnh Văn Tự

Lớp : TCDN-42D

Khoa : NH-TC

Trang 3

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

I I.Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:

1.1.1 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường :

Trong cơ chế thị trường, cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp luôn tồn tạinhiều hoạt động khác nhau diễn ra đồng thời, một doanh nghiệp hoạt động tốt làmột doanh nghiệp có thể phối hợp nhịp nhàng các hoạt động đó với nhau Cáchoạt động hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau giúp cho cả bộ máy doanh nghiệpđược vận hành một cách tốt nhất Các hoạt động đó bao gồm: hoạt động đầu tư,hoạt động quản trị nguồn nhân lực, hoạt động marketing, hoạt động tài chínhdoanh nghiệp Các hoạt động này chỉ được thực hiện có hiệu quả khi nhà quản lýdoanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính của doanh nghiệp để từ đó cóthể xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so sánh với số liệu quá khứ, thông qua đóđánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, những rỉu ro tương lai và triển vọngphát triển của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để điều chỉnhcác hoạt động trong doanh nghiệp Nhưng để nắm bắt được thực trạng tài chínhdoanh nghiệp, không có cách nào khác là phải nghiên cứu sâu sắc các báo cáo tàichính, phải tiến hành công tác phân tích tài chính thật tỉ mỉ, thật khoa học

1.1.2 Những đặc điểm về môi trường hoạt động:

Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có nhữngquyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi Mọiquyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh Bao quanh doanh

Trang 4

nghiệp là một môi trường kinh tế - xã hội phức tạp và luôn biến động Có thể kểđến một số yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ Sự phát triển của công nghệ làmột yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mớidẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của nhà nước Sự thắt chặt hay nới lỏnghoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luậtvà các văn bản quy phạmpháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính

Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy rarủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúngđắn Doanhngiệp, với sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trọngcung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại Những đòi hỏi về chất lượng,mẫu mã, giá cả hàng hóa, về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơncủa khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sáchsản phẩm, đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao

Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được các đòi hỏi của các đối tác về mứcvốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác độngđáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tếkhác nhau

Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trướcđược sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó Trong môitrường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đadạng

1.1.3 Khái niệm tài chính doanh ngiệp:

Tài chính doanh nghgiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệpvới các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu

Trang 5

Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước.

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối vớinhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.

Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn

tài trợ Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứngnhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhucầu vốn dài hạn Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổphần cho các nhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu

tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệpkhác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là những thịtrường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng,tìm kiếm lao động v.v Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp

có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng Trên cơ sở

đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằmthỏa mãn nhu cầu thị trường

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.

Đây là quan hệ giũa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và người

quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanhnghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chínhsách về cơ cấu vốn, chi phí v v

 Cơ sở tài chính doanh nghiệp

Một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, cần phải

có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của bảng cân đối kế toán nếu như toàn

Trang 6

bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thời điểm nhất địnhthì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ có thể được xácđịnh cho một thời kỳ nhất định và được phản ánh trên báo cáo kết quả kinhdoanh Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về quytrình công nghệ và tính chất hoạt động Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểmkinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định Cho dù có sự có sự khác biệtnày, người ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệpbằng hàng hóa dịch vụ đầu vào và hàng hóa dịch vụ đầu ra.

Một hàng hóa dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hóa haydịch vụmà các doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinhdoanh của họ Các hàng hóa dịch vụ đầu vào được kết hợp với nhau để tạo ra cáchàng hóa dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hóa, dịch vụ có ích được tiêudùng hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất - kinh doanh khác Như vậy,trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hóa các đầu vào thànhcác hàng hóa dịch vụ đầu ra để trao đổi ( bán ) Mối quan hệ giữa tài sản hiện có

và hàng hóa dịch vụ đầu vào, hàng hóa dịch vụ đầu ra (tức là quan hệ giữa bảngcân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) có thể được mô tả như sau:

Hàng hóa và dịch vụ (mua vào )

Sản xuất – chuyển hóa

Hàng hóa và dịch vụ (bán ra)

Trang 7

Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt- đó

là tiền Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hóa, dịch vụ cầnthiết để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích trao đổi Mọiquá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệmdòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hóa, dịch

vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế

Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hóa, dịch vụ đầu vào) làdòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra ( hàng hóa, dịch vụđầu ra) là dòng tiền di vào

Sản xuất, chuyển hóa là một quá trình công nghệ Một mặt, nó được đặc trưngbởi thời gian chuyển hóa hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, nó được đặc trưng bởicác yếu tố cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động Quátrình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổicủa doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hànghóa dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ đầu

ra và tùy thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình traođổi đó Quá trình này quyết định sự vận hành của sản xuất và làm thay đổi cơcấu vốn của doanh nghiệp Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cầndựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sởtích lũy ban đầu những hàng hóa , dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và

nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích lũy của doanh nghiệp Một khối lượnghàng hóa , tài sản hoặc tiền được đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ.Trong khi một khoản dự trữ chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định thì cácdòng chỉ được đo trong một thời kỳ nhất định Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ

sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp

Trang 8

II.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:

1.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính doanh nghiệplà sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương

pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác

về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi

ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó Quy trìnhthực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vịkinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hìnhthức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổchức công cộng Đặc biệt, sự phát

triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều

cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mụctiêu khác nhau

Đối với nhà quản trị:

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở đểđịnh hướng các quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính,dự báo tàichính : kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý

Đối với nhà đầu tư:

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giátrị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biếtkhả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp họ raquyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?

Đối với người cho vay:

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của

Trang 9

người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không?Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư Dù

họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt độngcủa doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ

Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giákhả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệpmà biểu hiện của nó

là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khảnăng sinh lãi của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếptục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mứcdoanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai.Nói cách khác, phân tích tàichính là cơ sở để dự đoán tài chính

1.2.2 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồnthông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoàidoanh nghiệp, từ thông số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đềugiúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế vàthích đáng

Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung(thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sáchthuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí củangành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng côngnghệ, thị phần ) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (cácthông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tìnhhình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanhnghiệp )

Trang 10

Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp,

có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồnthông tin quan trọng bậc nhất Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhấy vàphong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tinđáng giá cho phân tích tài chính Vả lại, các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cungcấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanhnghiệp Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán.phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính- được hìnhthành thông qua xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh, ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính củamột doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáo tàichính có ý nghĩa rất quan trọngđối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệkinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp Thông thường, bảng cânđối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán :một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện

có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp:

đó là tài sản cố định, tài sản lưu động Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hìnhthành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn củachủ (vốn tự có) và các khoản nợ

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyểnhóa thành tiền giảm dần từ trên xuống

Báo cáo kết quả kinh doanh:

Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài

Trang 11

đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trongquá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệpvà cho phép dự tính khả nănghoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh cũnggiúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹkhi bán hàng hóa,dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hànhdoanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sảnxuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanhphản ánh kết quả hoạt đốngản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổnghợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật vàtrình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh:doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính;doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó Cácloại thuế : VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải là doanhthu không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên báocáo kết quả kinh doanh

Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ):

Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìmhiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp Ngân qỹ thường được xác định chothời gian ngắn hạn (thường là từng tháng)

Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ), bao gồm: dòngtiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ); dòng tiềnnhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bấtthường

Trang 12

Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân quỹ ), bao gồm: dòngtiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện đầu tưtài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường

Trên cơ sở dòng tiền xuất quỹ và dòng tiền nhập quỹ, nhà phân tích thực hiệncân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ

Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằmmục đích đảm bảo chi trả

1.2.3 Phưong pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:

1.2.3.1 Phương pháp phân tích tài chính:

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính làphương pháp tỷ số Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được

sử dụng để phân tích Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so vớichỉ tiêu khác Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp

dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ, thứ nhất: nguồn thông tin kế

toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn Đó là cơ sở để hìnhthành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh

nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai: việc áp dụng công nghệ tin học cho

phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số;

thứ ba: phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả

những số liệuvà phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gianliên tụchoặc theo từng giai đoạn

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ

số tham chiếu Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệpcần so sánhcác tỷ số của doanh nghiệpvới các tỷ số tham chiếu Như vậy, phương pháp sosánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác.khi phân tích , nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với

Trang 13

theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế củadoanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chínhDUPONT Với phương pháp này, nhà phân tích sẽ nhận biết được nguyên nhândẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất củaphương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanhnghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều

đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp

1.2.3.2 Nội dung phân tích tài chính:

* Tỷ số về khả năng hoạt động: nhóm chỉ tiêu này đặc trưng cho khả năng sửdụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

* Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp

Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tớinhóm chỉ tiêu này chỉ tiêu khác Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quantâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay Trong khi đó, các nhà đầu

tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh

Trang 14

-giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xétlợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp Bên cạnh đó,

họ cũng chú trọng tới tỷ sốvề cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởngđáng kể đến lợi ích của họ

Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ sốvà trong từng trường hợp các tỷ sốđược lựa chónẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích Phầntiếp theo sẽ đề cập tới những tỷ số chủ yếu nhất, phổ biến nhất được dùng trongphân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp

Các tỷ số về khả năng thanh toán:

nợ ngắn hạn được trang trải bằng cấctì sản có thể chuyển thành tiền trong mộtgiai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhàphân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động dòng hay vốn lưu động thườngxuyên của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiếtcho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp.Nó đượcxác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn,

Trang 15

Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vàkhả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớnvào vốn lưu động ròng Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp cònđược thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng.

-Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanhvới nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanhlà những tài sản có thể nhanh chóngchuyển thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tàisản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sảnlưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanhcho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bántài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữchia cho nợ ngắn hạn

Các tỷ số về khả năng cân đối vốn:

Tỷ số này dược dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanhnghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩaquan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ

sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bẩon toàn cho các món

Trang 16

nợ Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốnthì rủi ro xảy ra trong sản xuất - kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu.Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắmquyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Ngoài ra nếu doanh nghiệp thuđược lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ giatăng đáng kể.

-Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa

vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Thông thườngcác chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì cáckhoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trongkhi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuậngia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song , nếu tỷ số nợquá cao, doanh nghieepj dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

-khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: thể hiện ở tỷ số giữa lợinhuận trước thuế và lãi vay Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trảlãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khảnăng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp đuợc dùng để đầu tư cho các loại tài sảnkhác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phân tích khôngchỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọngtới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp.Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xemxét khả năng hoạt động của doanh nghiệp

-Vòng quay tiền: tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu (DT) trong

Trang 17

khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay của tiền trongnăm.

-Vòng quay dự trữ (tồn kho): là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác địnhbằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệuphụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân

kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360/ DT

Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thutiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thuvà doanh thu bình quân mộtngày Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thươngmại của doanh nghiệp và các khoản trả trước

-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cốđịnh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCĐ

Tài sản cố định ở đây đưỡcác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báocáo

-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộtài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết mộtđồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS

Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Trang 18

Nếu như các nhóm chỉ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệtcủa doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quảsản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho doanh thu

Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu

-Tỷ số thu nhập sau thúe trên vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sở hữu): ROE

ROE = TNST/VCSH

Chỉ iêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sởhữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tưđặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tăng mứcdoanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản

lý tài chính doanh nghiệp

-Doanh lợi tài sản: ROA

Trang 19

Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tínhtoán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thị trường.Chẳng hạn:

Thu nhập sau thuế

-Tách ROE

ROE = TNST/VCSH = TNST/TS x TS/VCSH = ROA x EM (số nhân vốn) ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trịtài sảncho các chủ sở hữu Còn ROA phản ánh mức sinh lợi của toàn bộ danhmục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lýdoanh nghiệp EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy độngvốn từ bên ngoài của doanh nghiệp Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanhnghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài

Trang 20

-Tách ROA

ROA = TNST/TS = TNST/DT x DT/TS = PM x AU

PM: doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thucủa doanh nghiệp Khi PM tăng, điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanhthu và quản lý chi phí có hiệu quả

AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Như vậy, qua hai lần phân tích , ROE có thể được biến đổi như sau:

ROE = PM x AU x EM

Đến đây, có thể nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của mộtdoanh nghiệp: đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lýtài sản và đòn bẩy tài chính

Các thành phần trên lại được phân tích chi tiết hơn tùy theo mục tiêu cần đạtcủa nhà phân tích Với trình tự tách đoạn như trên, có thể xác định các nguyênnhân làm tăng, giảm ROE của doanh nghiệp

b) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ)

Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thayđổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trongmột thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồnvốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồncung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó

Để lập được biểu này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trênbảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở haicột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc :

-Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảmthì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn

Trang 21

-Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăngthì điều đó thể hiện việc tạo nguồn.

Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn vànhững nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư

c) Phân tích các chỉ tieu tài chính trung gian:

Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ nhữngđánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra mộtbức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu như trạng tháitĩnh được thể hiện qua bảng cân đối kế toán thì trạng thái động (sự dịch chuyểncủa các dòng tiền ) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, quabáo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhà phântích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốn lưu động,

từ đó, có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanh nghiệp Như vậy,giữa các báo cáo tài chính có mối liên quan rất chặt chẽ : những thay đổi trênbảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợđược tính từ báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện trên bảng tài trợ và liênquan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp

Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người ta cònchú trọng tới các chỉ tiêuquản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tình hìnhtài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếucủa doanh nghiệp Những chỉtiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số ( tỷ lệ) rất có ý nghĩa về hoạt động, cơcấu vốn, v.v của doanh nghiệp

Trang 22

Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi - khấu hao

Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi - Lãi vay

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên cơ sở dó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức tăngtương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt động củadoanh nghiệp Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúng với các chỉ tiêucùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp

Trang 23

Công ty thương mại An Dương có vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng

Công ty thương mại An Dương có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền vànghĩa vụ dân sự theo luật định, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm

về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do công ty quản lý, được mởtài khoản ở ngân hàng, có tài sản, sử dụng con dấu theo sự quản lý của NhàNước đồng thời đượnc tổ chức quản lý theo điều lệ của công ty

Là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập nên công ty phải thực hiện chức năngkinh doanh đạt hiệu quả và tuân thủ theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường Hoạt động kinh doanh của công ty theo đăng ký số 43360 ngày 28/6/1997 vớichức năng chủ yếu là:

-Buôn bán hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng

-Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.

-Buôn bán hàng lương thực và thực phẩm.

Đến nay công ty thương mại An Dương đã có mạng lưới cửa hang giới thiệu

sản phẩm:

Cửa hàng số 1: 191 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng

Cửa hàng số 2: 1E Cát Linh ( Siêu thị thương mại Cát Linh )

Với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp cho thị trường các mặt hàng đồ gỗnội thất cao cấp gia đình, văn phòng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban:

Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động của công thương mại An Dương bao gồm:

Trang 24

Ban giám đốc: Trong đó giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của hội đồng thành viên Giám đốc làđại diện pháp nhân của công ty và chịu trạch nhiệm cá nhân trước hội đồng thànhviên và trước pháp luật về hoạt động điều hành của công ty Giám đốc là ngườiđiều hành cao nhất trong nội bộ công ty, có quyền triệu tập và chủ trì các cuộchọp thường xuyên hoặc đột xuất cũng như có quyền thông qua những chủtrương, phương hướng của công ty.

Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vựchoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trướcgiám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện

Trợ lý giám đốc là người hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý, điều hànhcác họat động của công ty được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết địnhcủa mình trước ban giám đốc

Văn phòng: gồm có ba bộ phận: tổ chức lao động, hành chính và bảo vệ vớitổng số là 18 người (trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng) được

Trang 25

đạo trong công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác hànhchính văn phòng.

Phòng kinh doanh: gồm có 04 người trong đó có một trưởng phòng Nhiệm

vụ chính là giúp lãnh đạo công ty trong họat động kinh doanh hàng hóa, thiết

bị như lập kế hoạch mua, lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức thực hiện kế hoạchmua, tổ chức thực hiện kế hoạch bán cũng như kiểm tra

Phòng tài chính - kế toán: gồm có 06 người trong đó có một trưởng phòng vàmột phó phòng Nhiệm vụ chính là hoạch toán và quyết toán kết quả hoạt độngkinh doanh, theo dõi và thanh toán các khoản chi tiêu của công ty, giúp lãnh đạotrong công tác xây dựng các kế hoạch về tài chính theo đúng pháp luật của kếtoán và thống kê

Phòng thiết kế: gồm có 05 người có trách nhiệm kiểm, tra giám sát tình hìnhhoàn thiện sản phẩm cho khách hàng, xử lý những sai sót bất ngờ xảy ra, bảohành và sửa chữa sản phẩm cuả công ty

Phòng tư vấn bán hàng: gồm có 04 người với trách nhiệm giúp đỡ cho kháchhàng có nhu cầu muốn tính tóan, bố trí các trang thiết bị nội thất để có thể tậndụng không gian tối đa và để có thể lắp đặt các trang thiết bị một cách hợp lýmang lại sự hài hòa giữa các trang thiết bị, giữa các trang thiết bị với kiến trúccủa ngôi nhà (Tư vấn này được miễn phí)

Phòng hỗ trợ kinh doanh: gồm có 04 người giữ trách nhiệm giúp đỡ cho côngviệc bán hàng Trên cơ sở tai liệu cung cấp của phòng tư vấn bán hàng, phòng

hỗ trợ kinh doanh có nhiệm vụ gợi ý, giới thiệu cho khách hàng những sản phẩmphù hợp cả về giá cả, kiểu dáng cũng như màu sắc

Sau tám năm đi vào hoạt động ,công ty thương mạI An Dương đã xây dựng

và từng bước hoàn thiện hệ thống phân cấp quản lý năng động và hiệu quả, độingũ cán bộ công nhân viên trong công tycần cù, hăng háI , nhiệt tình với côngviệc Đồng thời, trong mỗi thời đIểm nhất định công ty cũng có những kế hoạch

Trang 26

chi tiết cụ thể.Bên cạnh đầu tư về nhân sự thì công ty đã có nhiều sự đầu tư cho

trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như máy vi tính , telex, fax,internet .đIều này giúp cho chất lượng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng

lên,đáp ứng được yêu cầu khách hàng.

Điều này thể hiện rõ ràng khi tàI sản cố định không ngừng tăng lên trongnhững năm qua: năm 2000 tổng giá trị tài sản cố định là 147.345.000 đồng năm

2001, tổng giá trị tàI sản cố định là 172.347.181 đồng (tăng 17% so với năm

2000) và đến năm 2002 là 200.000.000 đồng (tăng16,27%so với năm 2001) năm

2003 là 212.000.000 đồng

Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương

có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

Công ty SERRANO-Việt Nam LTD

Công ty thương mại An Dương

Công ty

CÁC PHÒNG BAN CỦA CÔNG TY

CỬA HÀNG

SỐ 2 CỬA

HÀNG SỐ1

Trang 27

2.1.3 - Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương một số năm qua:

2.1.3.1 tình hình cạnh tranh trên thị trường:

cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội mà hoạt động sảnxuất kinh doanh được duy trì và phát triển Thay vì một thị trường với những đốithủ cạnh tranh cố định và đã biết, doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường

“chiến tranh” với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ

về khoa học công nghệ, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trungthành của khách hàng ngày càng giảm sút

Cạnh tranh gay gắt làm cho các công ty, doanh nghiệp phải tích cực suy nghĩtìm ra phương thức để tạo điểm “nhấn” cho sản phẩm của mình hơn hẳn hoặckhác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Có thể sử dụng các biện phápsau để cạnh tranh có hiệu quả:

(7) Cạnh tranh bằng các biện pháp xúc tiến, kích thích tiêu thụ

(8) Cạnh tranh bằng nguồn nhân lực

Trong những hoàn cảnh cụ thể, mỗi doanh nghiệp nên lựa chọn cho riêng mìnhbiện pháp cạnh tranh thích hợp Cụ thể đối với thị trường sản phẩm đồ gỗ trang

Trang 28

trí nội thất, cạnh tranh đang diễn ra sôi động giữa những công ty, doanh nghiệpsản xuất và kinh doanh các mặt hàng cùng loại và khác loại này.

 cạnh tranh do nhu cầu giảm sút:

Người ta thường hay cho rằng cạnh tranh phải do hai hay nhiều nhântố tạonên nhưng thực tế khi nhu cầu giảm sút thì cạnh tranh ngày càng phát triển dữdội

Trước tình trạng nhu cầu giảm sút nghĩa là số lượng người tiêu dùng ngày cànggiảm trong khi đó cung trên thị trường không đổi và có xu hướng tăng lên thìcạnh tranh tất yếu xảy ra Mọi công ty doanh nghiệp kinh doanh trên thị trườngđều muốn thu hút khách hàng về phía mình nên thỏa mãn ngày càng nhiều hơnnhu cầu và ước muốn của khách hàng kèm theo những dịch vụ sau bán tốt nhất

có thể

Ngày nay, thế giới đã xuất hiện một xu hướng tiêu dùng mới đó là đơn giảnhóa cơ sở vật chất, trang bị ở các cơ quan, văn phòng sẽ giảm hẳn số lượng cácphòng ban và các phòng ban làm việc theo ca Như vậy nhu cầu về đồ trang trínội thất văn phòng có chiều hướng giảm xuốngmà cụ thể là nhu cầu về bàn nghếvăn phòng sẽ giảm sút điều này được lý giải như sau:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị hiệnđại ra đời Nó xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của xã hội và thay đổitoàn bộ bộ mặt nền kinh tế Quá trình thực hiện hoạt động giao dịch trực tiếpgiữa hai hoặc nhiều người với nhau được thay thế bằng hoạt động giao dịch quađiện thoại, thư giao dịch dần dần các hoạt động này được thực hiện thông quamạng máy tính hiện đại Việc giao dịch qua điện thoại hay qua mạng giải quyếtđược nhiều vấn đề như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cũng như giảm rất nhiều

về cấu trúc hiện hữu giữa người mua và người bán

 Cạnh tranh giữa các sản phẩm chế tạo từ các nguyên liệu khác nhau:

Trang 29

Sự khéo léo của đôi tay người thợ thủ công đã tạo ra ngày càng nhiều hànghóa với kiểu dáng và chất liệu đa dạng Nó đáp ứng được phần nào nhu cầu đadạng của xã hội phát triển.

Tại Hà Nội xuất hiện xu hướng dùng hàng mây tre đan cho nhu cầu trang trínội thất Xu hướng tiêu dùng này ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trang trí nội thấtbằng gỗ Nếu trước đây chỉ có ghế mây là chủ yếu thì hiện tại đã xuất hiên rấtnhiều đồ mây như salong mây, giường mây, tủ phấn mây

Hàng mây tre, nhất là khi được bố trí sắp đặt hợp lý, đồng bộ, có tác dụng tạogiáng vẻ vừa thanh tao giản dị vừa sang trọng vừa đậm đà chất dân gian

Với kỹ thuật ngâm tẩm và gia công khá cẩn thận và được hỗ trợ của các laọisơn, dầu bóng các sản phẩm mây tre được giới quan sát thị trường đánh giá là,đẹp bền và là một loại sản phẩm cao cấp

Dưới đây là giá một số đồ mây tre tại thị trường hà nội:

- Ghế sofa (hai người ): 800.000 đ/c

 Cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh:

Mới hiểu được các khách hàng của mình không thôi là chua đủ Một công tymuốn kinh doanh thành công trên thương trườngthì không chỉ hiểu biết và nắm

rõ nhu cầu của khách hàng mà còn phải biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai vàhiểu được chiến lược kinh doanh của họ là gì? đây là điều kiện cực kỳ quantrọng làm tiền đề cho việc thiết lập các trương trình hành động phù hợp Và công

ty thương mại An Dương đã làm được điều đó

Trang 30

Hiện nay trên thị trường, số lượng các công ty, cửa hàng sản xuất, cung cấp vàbán đồ gỗ trang trí nội thất, đồ gỗ văn phòng rất nhiều, tập trung ở các thành phốlớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh làm cho mức độ cạnhtranh trong nước gia tăng.

Sự đa dạng hóa của các công ty cung cấp những mặt hàng này kéo theo sựphong phú trong sản phẩm (kể cả sản phẩm mới và sản phẩm thay thế), giá bán,kiểu cách phân phối hàng hóa cũng như hình thức dịch vụ kèm theo

Chỉ tính riêng ở khu vực phía bắc, những công ty, cửa hàng chuyên kinh doanhnhững mặt hàng cạnh tranh với công ty thương mại An Dương rất nhiều nhưngmang tính chất đơn lẻ Trong tập hợp vô số những đối thủ cạnh tranh của mình

có hai thương hiệu cạnh tranh gay gắt với công ty thương mại An Dương đó là “Nhà Xinh “ và “ Nhà Đẹp “

Hai thương hiệu, một ( “ Nhà Xinh “ ) thuộc công ty cổ phần môi trường sạchđẹp hay còn gọi là công ty xây dựng - kiến trúc AA (trụ sở ở 1B Hai Bà Trưng –

Hà Nội) và một thuộc một công ty Nhật Bản

Cả hai đối thủ cạnh tranh này đều có những điểm mạnh của nó trên thươngtrường Cụ thể là công ty xây dựng - kiến trúc AA không phải là một công tythương mại hay thầu kiến trúc xây dựng thuần túy AA có khả năng đưa ra thịtrường những mẫu mã do chính mình chế tác trên cơ sở tư vấn cho khách hàng.Hầu hết sản phẩm của AA có khả năng chống trầy, xây xước, chống mối mọt vàchống cháy bao gồm các sản phẩm như giường tủ, bàn ghế, được tính toán,thiết kế, tận dụng không gian hợp lý, lắp đặt thiết bị hài hòa về nội thất

Cũng như công ty thương mại An Dương, tất cả mọi sự tư vấn này được miễnphí Ngoài ra, những sản phẩm trang trí phòng bếp thì công ty thương mại AnDương không cạnh tranh được so với sản phẩm của “ Nhà Xinh “

Trang 31

Mặt khác, trong những đợt khuyến mại của “ Nhà Xinh “, khi bạn đã trở thànhkhách hàng của họ với tấm VIP CARD, bạn sẽ được ưu tiên giảm giá 20% chiphí khi sử dụng các loại dịch vụ dưới đây:

- Dịch vụ giặt là tại xí nghiệp giặt là Sạch Đẹp

- Dịch vụ giặt thảm, ghế sofa da, giả da, nỉ

- Dịch vụ làm sạch, đánh bóng vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất Đây là những dịch vụ đi kèm mà công ty thương mại An Dương nên phát triển

để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng mới

Còn với “ Nhà Đẹp “, cũng như “ SERRANO “- thương hiệu kinh doanh củacông ty thương mại An Dương nhập khẩu gỗ nguyên liệu để chế biến Sản phẩm

mà “ Nhà Đẹp “ đưa ra thị trường không chỉ do nước ngoài sản xuất mà ngay cả

gỗ nguyên liệu đầu vào cũng nhập từ Inđônêxia, giá vào khoảng 380- 540 USD/m3

Ngoài ra còn có một số đối thủ cạnh tranh khác như Tâm Tụ, Kim Quy,MODU FUNITURE (hàng của TERMWORK), Tân Việt Mỹ

+) Tâm Tụ : các mắt hàng kinh doanh hoàn toàn là hàng nhập từ Trung Quốc,Đài Loan, Hồng Kông, Italia chất lượng không đồng đều, giá rất cao, màu tối

và bóng dùng công nghệ sơn, dễ bong sau một thời gian sử dụng Mẫu mã cầu

kỳ, kích thước lớn không phù hợp với nhà nhỏ Việt Nam đồng thời các dịch vụsau bán kém

+) Kim Quy : nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Malaysia công nghệ Đứcnhưng lạc hậu kém hiệu quả, mẫu mã không phong phú, giá khá cao và hoạtđộng kinh doanh chủ yếu theo đơn đặt hàng

+) MODUN FUNITURE- hàng của TERMWORK: công nghệ Đức, Italia,nguyên liệu nhập từ Oxtralia, Đài Loan chủ yếu kinh doanh thiết bị văn phòngcác loại Tuy nhiên không có hệ thống Showroom lớn

Trang 32

+) Tân Việt Mỹ : công nghệ Mỹ, nguyên liệu nhập từ Malaysia, Đức Mới chỉthăm dò thị trường Hà Nội chứ chưa khuyếch trương kinh doanh.

2.1.3.2 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty một số năm qua:

Trong thời gian hoạt động kể từ khi bắt đầu (năm 1997) cho đến nay, công ty

đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình Điều đó được thể hiện khidoanh số bán cũng như lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm và có vịtrí vững chắc trên thị trường

Có thể xem như trong cuộc chiến thương hiệu công ty An Dương đã đạt đượcthành công lớn, nếu chúng ta nhìn lạI quá trình khẳng định mình trong nhữngnăm đầu của công ty Vào cuối năm 1998 đầu năm 1999, tỷ phần thị trường của

“ Nhà Xinh “ rất lớn trong khi thị phần của công ty thương mạI An Dương lạI rấtnhỏ Nhờ có sự nỗ lực hết mình , áp dụng những chính sách xúc tiến bán thíchhợp, hiện nay công ty đã vươn lên chiếm giữ khoảng 70% thị phần tức là công tycung cấp khoảng 70% số lượng các sản phẩm đồ gỗ nội thất văn phòng và nộithất gia đình trên thị trường, trong đó nội thất gia đình chiếm 65.5% còn nội thấtvăn phòngchiếm 34.5% ( trong tỉ phần hàng hóa cung cấp trên thị trường củacông ty ) Như vậy , đối với công ty thương mạI An Dương đồ gỗ trang trí nộithất gia đình đang dần dần trở thành mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty

2.1.4- Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình của công ty thương mại An Dương:

Ngay từ những năm đầu thành lập, đồ gỗ trang trí nội thất đã được xác định làmặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.Năm 2001 trong khoản doanh thu hơnchín tỷ của hàng đồ gỗ thì riêng đối với mặt hàng nội thất gia đình ,doanh thu đãchiếm 81,5% còn đồ gỗ nội thất văn phòng chiếm khoảng15% so với doanh thubán hàng đò gỗ nội thất

Với một tập hợp đa dạng các mặt hàng kinh doanh, công ty thương mại AnDương cung cấp cho thị trường đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho

Trang 33

việc trang trí nội thất gia đình và nội thất văn phòng Điều đó được thể hiện rõtrong bảng số liệu sau:

Biểu: Kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết đối với đồ gỗ nội thất gia đình và nội thất văn phòng của công ty thương mạI An Dương (giai đoạn 2001-2003) Đơn vị: 1000 đ

Nguồn: phòng TC-KT công ty thương mại An Dương

Như trên đã nêu tổng doanh thu các mặt hàng kinh doanh của công ty thươngmại An Dương vào năm 2001 là 9.346.723.000 đồng trong đó chỉ tính riêngdoanh thu đối với mặt hàng đồ gỗ trang trí nội thất (gồm nội thất gia đình và văn

phòng ) đã đạt được 9.019.587.695 đồng (chiếm 96,5% tổng doanh thu cả năm).

Sang năm 2002 và 2003, doanh thu đối với mặt hàng nội thất văn phòngcủacông ty thương mại An Dương giảm dần, năm 2002 là 11% năm 2003 là 10%.Nhìn vào biểu trên ta nhận thấy rõ những mặt hàng như kệ trang trí, giườngJVS, bộ SOFA, tiếp tục là những mặt hàng chiến lược của công ty thương mại

An Dương

Sự gia tăng nhanh chóng doanh thu của công ty thương mại An Dương do rấtnhiều nguyên nhân tác động tới, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủyếu sau:

Chủng loại các mặt hàng kinh doanh của công ty được mở rộng nhằm đápứng các nhu cầu khác nhau về một loạI hàng hóa, không chỉ tăng thêm các mặt

Trang 34

hàng trang trí nội thất gia đình như Bonn, Prisma mà còn tăng thêm đối với cácmặt hàng nội thất văn phòng như bàn nối cạnh, bàn liên hoàn, bàn tròn xoay Kết quả của việc súc tiến nghiên cứu và bao quát thị trường tốt, sự cố gắng,

nỗ lực và sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của toàn thể các cán bộ công nhânviên trong công ty cũng là một nhân tố quan trọng không thể thiếu tác động tớiviệc doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và kéo theo đó là lợi nhuận củacông ty cũng không ngừng tăng qua các năm Việc tăng doanh thu và lợi nhuận

không ngừng tăng lên đã kích thích công ty tăng đầu tư mở rộng mặt bằng cơ sở

và cũng loại bỏ những mắt xích kém hiệu quả

Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường qua 8 năm hoạt động,khách hàng đã quen thuộc với những sản phẩm mang nhãn hiệu SERRNO docông ty thương mại An Dương cung cấp thông qua 2 cửa hàng ở 191 Bà Triệu và1E Cát Linh

Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng cũng như công tác bảo hành sảnphẩm đã được công ty thực hiện một cách triệt để trong vòng 12 tháng kể từ khisản phẩm bắt đầu được bán Tức là bắt đầu từ khi khách hàng có nhu cầu về sảnphẩm của công ty thì đã được gợi ý để chọn những sản phẩm sao cho thích hợpnhất và khách hàng thấy đúng yêu cầu đến khi vận chuyển, lắp đặt và sản phẩm

mà khách hàng lựa chọn vẫn được công ty quan tâm đến trong 12 tháng tiếp theosau đó

Hoạt động của công ty luôn hướng tới sự tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sởđặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu nghĩa là chỉ cung cấp cho khách hàngnhững sản phẩm đã qua kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Vì thế mà phòngthiết kế cũng rất quan trọng đối với công ty vì họ có trách nhiệm kiểm tra giámsát tình hình hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng đồng thời xử lý những sau sótbất ngờ xảy ra, bảo hành và sửa chữa sản phẩm của công ty Chính họ là một

Ngày đăng: 07/12/2012, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp ( NXB Giáo dục - 2002 ) TS. Lưu Thị Hương Khác
2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp ( NXB Thống kê - 2000 ) PTS. Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - Vũ Long Khác
3. Phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp ( NXB Tài chín 2000 ) TS. Nguyễn Thế Khải Khác
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh ( NXB Giáo dục - 2001) Khác
5. Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp ( NXB Tài chính - 2001 ) Khác
6. Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ( NXB Tài chính - 2000) Khác
8. Tác động kinh tế xã hội của đổi mới trong lĩnh vực nhà ở đô thị Khác
9. Niên giám thống kê ( NXB Thống kê Hà Nội ) Khác
10. Số liệu thống kê nông lâm thủy sản Việt Nam 1996-2001 . 11. Niên giám công thương Hà Nội-Hải Phòng-TP Hồ Chí Minh Khác
12. Các báo: Thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí Tài Chính, tạp chí Ngân Hàng năm 2001, năm 2002, 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thuyết minh một số chỉ tiêu phân tích tài chính : - Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương.
Bảng thuy ết minh một số chỉ tiêu phân tích tài chính : (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w