SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THITỐTNGHIỆP THPT (2012- 2013)
TRƯỜNG THPT AN MỸ Môn: Ngữ văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
Phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong truyện Vợ nhặt. Từ đó, nêu
giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 2. (3,0 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng
trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm):
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008)
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội
của nhà văn Nguyễn Khải.
(Theo Ngữ văn 12 Nâng cao – Tập hai, trang 73 – 82NXB Giáo dục, Hà Nội – 2008).
Hết
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu Nội dung Điểm
I.Phần chung cho tất cả thí sinh
5.0
Câu 1
- Tình huống truyện: Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong tiêu đề của
tác phẩm. Tràng một nông dân nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, giữa lúc cái đói, cái chết
kề bên vẫn lấy được vợ, thậm chí vợ theo (nhặt được vợ) . Xóm ngụ cư ngạc nhiên,
mẹ Tràng ngạc nhiên, bản thân anh ta cảm thầy “ngờ ngợ’.
- Tình huống đặc biệt éo le: vừa mừng, vừa lo, vừa vui, vừa buồn, vừa cảm thầy
“chờn chợn”, nuôi thân chẳng xong còn dám “đèo bòng”. Mọi người đều “ai oán
xót thương”.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
+Tố cáo tội ác bọn thống trị Pháp, Nhật và tay sai đã xô đẩy nhân dân ta vào nạn
đói khủng khiếp khiến cho thân phận con người bị rẻ rúng.
+ Giữa lức cái đói, cái chết kề bên con người vẫn khao khát tình thương yêu, hạnh
phúc gia đình, vẫn đùm bọc cưu mang nhau, tin ở sự sống, hi vọng và hướng đến
tương lai.
*Tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhuyễn, khả năng phân
tích nhân vật tinh tế góp phần làm nên sự thành công của truyện.
2.0
Câu 2
* Nêu vấnđề nghị luận
* Giải thích:
- Vùng sỏi đá khô cằn: những vùng đất xấu, ít màu mỡ, cây cối khó phát triển,
tượng trưng cho hoàn cảnh khó khăn, những gian nan thử thách mà con người phải
đối mặt.
- Cây hoa dại: loài cây bên lề đường, ít người để ý, tượng trưng cho những con
người thiệt thòi vì hoàn cảnh.
- Những chùm hoa đẹp: sản phẩm của cây hoa dại vươn lên từ mảnh đất khô cằn,
tượng trưng cho thành quả lao động của con người khi biết vượt lên trên hoàn cảnh,
những trắc trở trong cuộc sống để đóng góp cho đời.
→ Con người phải có ý chí, nghị lực vượt lên hoàn cảnh giúp ích cho đời
* Bàn luận (có dẫn chứng)
- Ý chí, nghị lực tạo nên sức mạnh giúp con người:
+ Khắc phục hoàn cảnh khó khăn, thử thách,…
+ Khắc phục bản thân (thiếu tự tin, nhút nhát, do dự,…)
- Ý chí, nghị lực còn giúp con người thành công trong cuộc sống
- Ý chí, nghị lực khẳng định giá trị bản thân, sống có ý nghĩa, sống có ích
- Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn thử thách, con người cần rèn luyện bản lĩnh, ý
chí, nghị lực để thay đổi cuộc sống, thay đổi số phận. Phải luôn vun đắp cho mình
một niềm tin bất diệt vào những điều tốt đẹp, kỳ diệu trong cuộc sống
- Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin,…
- Bài học nhận thức và hành động
3.0
I.Phần riêng: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
5.0
Câu
3a
Theo chương trình Chuẩn
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích
hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã
đặt tên cho dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một),
thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấnđề cần nghị luận
- Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương:
+ Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình
nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.
+ Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hóa: sông Hương là dòng sông của âm nhạc,
thơ ca.
+ Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến
công hiển hách
+ Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ
Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình…Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn
liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường- tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí
tưởng tượng.
- Đánh giá chung về giá trị của hình tượng
*Lưu ý: Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm đểphân tích vẻ đẹp của hình
tượng sông Hương qua từng đoạn ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hóa; qua
kinh thành Huế…
5.0
Câu
3b
Theo chưong trình nâng cao
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày những
suy nghĩ về một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố
cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sỏ nắm vững đoạn trích tác phẩm và những chi tiết về cuộc đời của nhân
vật bà Hiền, học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo cách khác nhau
nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau:
+ Trân trọng cốt cách và bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền:
một người thẳng thắn, thực tế, giàu lòng tự trọng, có ý thức dạy dỗ con cháu cách
sống làm một người Hà Nội…
+ Cảm phục cách suy nghĩ thấu tình đạt lý của bà Hiền trước những chặng đường
lịch sử của đất nước và niềm tin của bà về Hà Nội “ Thời nào cũng đẹp ”…
- Cảm nghĩ chung:
Bà Hiền là hạt bụi vàng lấp lánh của đất Kinh Kì, góp phần làm đẹp thêm bản sắc
3.0
văn hóa chung của cộng đồng. Đồng thời qua đó, nhận biết được những sáng tạo
nghệ thuật và xây dựng hình tượng nhân vật.
.
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (201 2- 2013)
TRƯỜNG THPT AN MỸ Môn: Ngữ văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0. những điều tốt đẹp, kỳ diệu trong cuộc sống
- Phê phán những người thi u ý chí, nghị lực, niềm tin,…
- Bài học nhận thức và hành động
3.0
I .Phần riêng: