SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THITỐTNGHIỆP THPT (2012-2013)
Môn: Ngữ văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
Trong đoạn trích “Ông già và biển cả”( Hê-minh-uê) có câu “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và
biết cách chịu đựng như một con người”; “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”
Đây là lời của nhân vật nào? Ý nghĩa của hai câu nói trên?
Câu 2. (3,0 điểm):
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn
Ban-dắc: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm):
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích hai phát hiện quan trọng của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con
người mà tác giả muốn nhắn gửi.
Hết
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu
Nội dung Điểm
I.Phần chung cho tất cả thí sinh 5.0
Câu 1 -Hai câu nói trên là lời của nhân vật Xan tiagô.
-Ý nghĩa hai câu nói.
+Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng. Để đến đích con
người không chỉ biết ước mơ mà còn phải biết tỉnh táo để dùng đầu óc
suy xét, phán đoán, phải đưa ra các giải pháp hành động, phải biết chịu
đựng để vượt qua những khó khăn, thử thách. Đồng thời con người cần
phải có ý chí nghị lực trước mọi hoàn cảnh.
+Câu nói trên còn thể hiện niềm tin vào sức mạnh và khả năng chiến
thắng của con người.
2.0
Câu 2 a.Yêu cầu về kỹ năng :học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về
một tư tưởng ,đạo lí .Kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi
chính tả ,dùng từ,viết câu.
b. Yêu cầu về kiến thức : học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng
phải đảm bảo những ý chính sau:
-Nêu được vấnđề nghị luận.
- Giải thích ý kiến
+ Công nhận cái yếu của mình: tức là con người có đủ dũng cảm, trung
thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan,
toàn diện.
+ Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ”
- Phân tích, Chứng minh ý kiến
+ Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu.
+ Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một
cách nghiêm túc, trung thực.
+ Vấnđề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh
vực, trong những hoàn cảnh khác nhau (đưa dẫn chứng cụ thể)
- Bình luận ý kiến
+ Bài học tư tưởng:
Vấnđề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con
người trong nhận thức, lối sống.
Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự
đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận
mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn; biết học
tập vươn lên.
Đây không phải chỉ là vấnđề đặt ra với cá nhân mà còn có ý
nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.
+ Bài học hành động: liên hệ bản thân
(Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết
phục cao)
3.0
II.Phần riêng
5.0
Câu 3a
- Kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học-cảm nhận một đoạn thơ trữ
tình; kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi hành văn
- Kiến thức: Những ý chính cần có:
- Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca: con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong
khung cảnh chính trị, văn hoá nghệ thuật Tây Ban Nha.
+ Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ
Lor-ca bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường
phái ấn tượng.
+ Chi tiết “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật chuyển đổi cảm giác:
thính giác sang thị giác và thủ pháp lạ hóa tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ của
tiếng đàn Lor-ca.
+
+
Hình ảnh tương phản gay gắt: gợi cảnh đấu trường giữa khát
vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ
thuật với nền nghệ thuật già nua.
+“Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” . Đây là hình ảnh vừa thực
vừa tượng trưng: đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với
những thế lực tàn bạo, hà khắc.
+ Nhạc thơ li-a li-a Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” gợi
hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi lên màu sắc, mùi vị…
+ Từ ngữ “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng
trăng chuếnh choáng” gợi lên cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ
đang tranh đấu cho tự do và cái mới.
- Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật
đành dang dở.
+ Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả
nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập,
các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm
khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của
nhà thơ.
chi tiết “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”,
từ ngữ “kinh hoàng”, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”,
hình ảnh “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng
du”
Thật bất ngờ, hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy, Thanh Thảo
lại như nghe và cảm nhận thấy âm thanh tiếng ghi ta trên chặng đường
lãng du của Lor-ca.
+ Từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu, lá xanh, tròn bọt nước vỡ
tan, ròng ròng /máu chảy”
+ Những điệp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu, và bằng hình
ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảy) bằng màu sắc
(nâu, xanh biết mấy), bằng liên tưởng (Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt,
bầu trời cô gái ấy….). Sự kết hợp ngẫu hứng từ ngữ cũng là sự kết hợp
mang tính chất âm nhạc. Đặc biệt, khi tiếng ghita ròng ròng máu chảy,
âm nhạc đã thành thân phận: nó là tiếng van vỉ than khóc của trái tim tử
thương trong thơ Lor-ca, nó là chính định mệnh nghiệt ngã với Lorca
- Đánh giá: Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm,
tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có số
phận bi tráng của đất nước Tây Ban Nha.
Câu 3b Theo chương trình nâng cao
* Nêu được vấnđề nghị luận.
* Phân tích những phát hiện:
+ Phát hiện thứ nhất: Bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng. Từ phát hiện
đầu tiên Phùng cho rằng đây là một vẻ đẹp “toàn bích” có thể thanh lọc
tâm hồn con người.
+ Phát hiện thứ hai: Bức tranh cuộc sống gia đình hàng chài
- Hành động vũ phu và thái độ đau khổ của người đàn ông khi đánh vợ;
phản ứng dữ dội đầy căm phẫn của Phác; vẻ cam chịu, nhẫn nhục của
người phục nữ,…Cảnh tượng trái ngược với phát hiện ban đầu làm cho
Phùng khó hiểu, ngỡ ngàng. Đó là một bức tranh cuộc sống quá tàn bạo,
đau khổ ẩn giấu sau bức tranh tuyệt đẹp mà chính anh vừa khám phá
được.
- Câu chuyện người đàn bà tại tòa án huyện đã làm cho Phùng nhận thức
được bản chất của cuộc đời. Vậy ra cuộc sống luôn chằng chéo các quan
hệ phức tạp, vì mưu sinh và hạnh phúc, người ta phụ thuộc vào nhau,
hành hạ nhau cũng có, chịu đựng nhau cũng có,… Và cũng từ đây anh
nhận thấy mối quan hệ phức tạp của cuộc sống mà đòi hỏi người nghệ sĩ
phải có cái nhìn đa dạng nhiều chiều.
* Từ hai phát hiện quan trọng của nghệ sĩ Phùng chúng ta có thể rút ra
bài học về cách nhìn con người và cuộc sống:
+ Một là, cuộc sống luôn đa chiều và phức tạp hơn vẻ bề ngoài của nó,
phải biết nhìn xuyên qua lớp vỏ bọc ấy để hiểu sâu vào bản chất.
+ Hai là, làm theo trách nhiệm sẽ chỉ giúp ta đi được nửa đoạn đường,
làm theo lương tâm mới đi đến tận cùng chân lí. Và nghệ thuật xét đến
cùng là vì con người, càng cần thái độ và cái tâm tình nguyện của người
nghệ sĩ.
* Đánh giá chung về nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm.
5.0
. SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012 -2 0 13)
Môn: Ngữ văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu. và có sức thuyết
phục cao)
3. 0
II .Phần riêng
5.0
Câu 3a
- Kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học-cảm nhận một đoạn thơ trữ
tình;