Trong nghiên cứu tạo ra cây chuyển gen kháng bệnh, các nhà khoa học đã phát hiện được gen Chitinase trong cây trồng có khả năng hạn chế sự phát triển các loại nấm gây bệnh cây như Fusar
Trang 1NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN Chitinase - glucanase
KHÁNG NẤM VÀO CÂY CÀ CHUA THÔNG QUA VI KHUẨN
Agrobacterium tumefaciens
Bùi Thị Lan Hương1, Nguyễn Thị Trường4, Vũ Duy Thanh2, Nguyễn Thị Kim Lý2, Nguyễn Đức Doanh2, Phan Tố Phượng2, Nguyễn Hồng Minh3, Lê Thị Ánh Hồng2
SUMMARY
Study of antifungal genetransformation on tomato
Tomato is a major vegetable crop that has tremendous popularity over the last century It is grown
in almost every country of the world Development of protocols for in vitro selection can provide new advances for the production of stress tolerant cultivars
Research objective is to develop transgenic plants from selected Vietnamese tomato cultivars carrying and expressing a chitinase gene under a constitutive promoter
The hypothesis is that the transgenic tomato plants expressing this gene will have enhanced resistance to economically important fungal diseases, which are a problem for warm and humid climatic conditions
Research results presented concerning study on the regeneration capacity of tomato varieties
P375 after Agrobacterium mediated transformation The experimental data show low generation
capacity after transformation in P375 variety in both cotyledon (4,32) and hypocotyls (2,63)
In this result we obtained two tomato lines confirmed the presence of Chitin’s gene with 788 bp
The primers were used in this investigation are:
CHIF 5’ATGGGGAAGAATAGGATGATG-3’;
CHIR.5’GCCGACAGTGGTCCCAAAGAT-3’
Further testing including tests of the field growth Plant is necessary to identify individual transformed lines with resistance
Keywords: Callus, Cotyledon, Hypocotyls, genotype, ELISA, , Cytokine, Auxin
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển gen là phương pháp gây biến dị di
truyền có định hướng ở cây trồng (Rosen và
cs., 2003; Veluthambi và cs., 2003; Sung Hun
Park và cs., 2003) đã và đang được áp dụng
rộng rãi trong những năm gần đây Trong
nghiên cứu tạo ra cây chuyển gen kháng bệnh,
các nhà khoa học đã phát hiện được gen
Chitinase trong cây trồng có khả năng hạn chế
sự phát triển các loại nấm gây bệnh cây như
Fusarium, Botrytis cinerea, Rhizoctonia, hạn
chế sự phát triển của nấm Verticillium dahliae
chủng 1 và 2 (Z.K Punja, 2001; Schlumbaum,
A và cs., 1986) và một số bệnh nấm khác Sự
kết hợp giữa các gen Chitinase và Glucanase
còn tạo ra cây chuyển gen có khả năng kháng bệnh cao hơn với phổ rộng hơn so với những cây trồng được chuyển từng gen đơn lẻ (Jongedyk e và cs., 1995; Zu và cs., 1994; Lawrence và cs., 2000)
Nội dung trình bày dưới đây là một số kết quả nghiên cứu bước đầu về chuyển gen vào giống cà chua P375 thông qua chủng vi
khuNn Agrobacterium tumefaciens EHA 105
có chứa plasmid pCAMBIA 1300 mang gen
kháng nấm Chitinase (nguồn tách từ đậu Pysium), được tiến hành tại Phòng Bệnh phân
tử thực vật; Viện Di truyền N ông nghiệp Ghi chú: 1 Viện Môi trường %ông nghiệp, Hà %ội, 2 Viện Di truyền %ông nghiệp,
Trang 2II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN G PHÁP
N GHIÊN CỨU
1 Vật liệu nghiên cứu
- Các giống cà chua P375 được lựa
chọn là giống có khả năng cho tái sinh cao,
đã được kiểm tra bệnh bằng kỹ thuật
ELISA Các mẫu được sử dụng trong thí nghiệm này là các bộ phận trụ lá mầm (hypocotyl) và lá mầm (cotyledone) của các
cây cà chua được nuôi cấy trong in vitro
- Vector mang gen kháng nấm
Chitinase được cung cấp từ IN RA- Pháp
Cấu trúc vector:
Hình 1 Cấu trúc vector mang gen kháng nấm Chitinase
- Chủng vi khuNn Agrobacterium
tumefaciens EHA105 có chứa plasmid
pCAMBIA 1300 CHI-GLUC, mang 2 gen
kháng nấm: Chitinase, Glucanase và gen
kháng Hygomicine (hpt) Gen hpt có
promoter 35S, còn gen Chitinase - Glucanase
có promoter A9, cả 2 promoter này đều hoạt
động rất mạnh ở genome thực vật,
- Gen kháng nấm Chitinase được tách
từ Phaseolus vulgaris cv Saxa (nguồn
N CBI-Genbank)
2 Phương pháp nghiên cứu
- N uôi cấy mẫu phục vụ cho biến nạp: Lá
mầm và trụ lá mầm được cắt nhỏ, đặt vào đĩa
petri đã được khử trùng có chứa môi trường
dinh dưỡng MS, thành phần gồm các nguyên
tố đa lượng và vi lượng của MS, vitamins
MS, 20 g/l đường sucrose, 0,6% agar, pH: 5,8
có bổ sung 2 mg/l BA + 0,2 mg/l IAA, đặt
trong phòng tối trong 36, 48 và 60 giờ Sau
đó mẫu lấy ra dùng vào biến nạp gen
- Chuyển gen gián tiếp qua
Agrobacterium tumefaciens: Theo quy trình
của Swapan K Datta và cs., 1997
- Đánh giá hiệu xuất chuyển gen: Xác
định số mẫu sống sót, số cây tái sinh thu
được, số cây tái sinh được chuyển gen
- Số liệu thí nghiệm xử lý bằng phương
pháp Duncan's
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 !ghiên cứu khả năng tái sinh của giống cà chua
Những kết quả nghiên cứu của của các nhà khoa học (Shahin và cs.,1986; Chyi và Phillips, 1987; Mc Cormick, 1991; Van Roekel và cs., 1993; Shen và cs., 1998; Krasnyanski và cs., 2001) cho thấy, khả năng tái sinh của cây cà chua liên quan đến kiểu gen của giống, bộ phận sử dụng để nuôi cấy, tuổi của cây, các tổ hợp và nồng độ các chất kích thích sinh trưởng, điều kiện nuôi cấy v.v
Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, sự
“đóng, mở” và hoạt hoá gen với một cơ chế còn chưa rõ hoặc thích hợp, hoặc không thích hợp sẽ dẫn đến sự tái sinh cây với tỷ lệ cao hoặc thấp ở các giống
cà chua khác nhau
Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng giống cà chua (P375) có các đặc tính nông học tốt để đánh giá khả năng tái sinh của trụ lá mầm và lá mầm, nhằm tìm được bộ phận có khả năng tái sinh cao làm vật liệu nuôi cấy chuyển nạp gen kháng nấm gây bệnh cây (bảng 1)
Trang 3Bảng 1 Khả năng tái sinh các mẫu trụ lá mầm và lá mầm của giống P375
(L esculentum Mill)
Giống cà
chua
Khả năng tạo callus (%) Khả năng tái sinh chồi (%) Khả năng tái sinh/mẫu Trụ lá mầm Lá mầm Trụ lá mầm Lá mầm Trụ lá mầm Lá mầm
Ghi chú: a, b, c chỉ sự khác nhau không đáng kể Các giá trị trung bình, độ lệch chuNn được thực hiện theo chương trình của Ducan với độ tin cậy p ≤ 0,05
Kết quả cho thấy, trong cùng một môi
trường tái sinh chồi, với mô tế bào từ lá
mầm, giống cà chua P375 cho tỷ lệ tái sinh
chồi đạt 78,1%, trụ lá mầm chỉ đạt 37,7%
Những kết quả này tương tự với nghiên cứu
của các tác giả McComick et al., 1986;
Zhang et al., 1999; Peres et al., 2001;
Moghaieb et al., 2004; Pravda et al., 2005;
Gorinova et al., 2005 Theo các tác giả trên
thì khả năng này có thể còn phụ thuộc vào
phản ứng của genotype đối với sự nuôi cấy
mô - là kết quả của quá trình đóng mở và
hoạt hoá gen thông qua tác nhân trung gian
là các chất kích thích sinh trưởng như BAP,
NAA và một số yếu tố ngoại cảnh khác
2 !ghiên cứu chuyển gen kháng bệnh
nấm Chitinase vào cà chua P375
a Kết quả biến nạp gen Chitinase
Tiến hành biến nạp gen Chitinase có
khả năng kháng nấm gây bệnh cây vào
giống cà chua P375 bằng phương pháp gián
tiếp thông qua vi khuNn Agrobacterium
tumefaciens (theo quy trình của Swapan K
Datta và cs., 1997) Cắt nhỏ các mẫu cấy để
tạo vết thương, nhiễm vi khuNn vào mẫu
Quá trình chuyển nạp gen Chitinase vào tế
bào cà chua được thực hiện thông qua vi
khuÈn Agrobacterium tumefaciens được
nhiễm vào các tế bào bị thương đang phân
chia mạnh trong môi trường giàu auxin Khi
vi khuNn Agrobacterium tumefaciens tiếp
xúc với tế bào bị thương chúng tiết ra chất
transzeatin để giúp quá trình biến nạp trong
tế bào thực vật và quá trình biến nạp gen
được thực hiện Sau khi biến nạp, mẫu được chuyển sang môi trường cứng MS1 có bổ
sung đồng thời 2 loại kháng sinh Cefotaxim
và Hygromicin Cefotaxim nhằm hạn chế sự
phát triển trở lại của vi khuNn, trong đó
kháng sinh Hygromicin là kháng sinh chỉ
thị để chọn lọc các tế bào và các mô đã được biến nạp
b %ghiên cứu khả năng tái sinh của cây cà chua biến đổi gen
Căn cứ vào tính chất tác động lên các
callus của 2 loại kháng sinh đã được bổ
sung vào môi trường nuôi cấy (250 mg/l
Cefotaxime) và (50 mg/l Hygromicin)
Tiến hành theo dõi khả năng tái sinh cây
của mô tế bào trên môi trường tạo callus
(MS1), sau thời gian nuôi cấy 15 - 20 ngày,
tính kháng với kháng sinh Hygromicin được bắt đầu biểu hiện Trên những callus
được biến nạp xuất hiện mầu xanh và phát triển trên môi trường, ngược lại những
callus không được biến nạp, khả năng phát
triển hầu như bị đình trệ, các tế bào tại bề mặt tiếp xúc với môi trường đã có xu hướng đổi mầu, có những mẫu đã đổi sang mầu thẫm Hiện tượng này biểu hiện ở các
mô tế bào chưa mang gen ngoại lai hpt,
trên môi trường nuôi cấy chứa
Hygromycin, các mô tế bào bị kháng sinh
này ức chế quá trình sinh tổng hợp protein làm mất khả năng xanh hóa của mẫu Ở các mẫu không thực hiện được sự chuyển nạp gen, mô phát triển kém, mất khả năng duy trì màu xanh ban đầu, úa dần đen lại
và bị chết
Trang 4Từ kết quả thí nghiệm cũng có thể thấy
rằng, các kháng sinh có ảnh hưởng ức chế
khá rõ đến sinh trưởng và phát triển cũng
như làm giảm khả năng phát sinh cơ quan
của tế bào và mô, ngoài ra đôi khi cũng còn
gây ra những biến dị soma làm giảm tốc độ
phát triển và sức sống của mô
c %ghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ
vi khuOn và thời gian đồng nuôi cấy đến
hiệu quả biến nạp
Những nghiên cứu của Fillatti và cs.,
(1997) đã xác định nồng độ vi khuNn và
thời gian tiền nuôi cấy có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả biến nạp đối với cây cà
chua Cơ chế của quá trình này được thực
hiện trên cơ sở vi khuNn Agrobacterium
tumefaciens khi nhiễm vào các tế bào
đang phân chia mạnh trên môi trường
nuôi cấy, vi khuNn Agrobacterium
tumefaciens tiết ra chất transzeatin giúp
cho quá trình biến nạp gen được thực
hiện Các tác giả như Sung Park (2003);
Pravda et al., 2005; Gorinova et al., 2005
cho rằng nồng độ vi khuNn đo ở bước sóng
600 nm với OD = 0,2 - 0,6 và thời gian xử
lý trong vòng 36 - 60 tiếng cho hiệu quả
chuyển gen vào cà chua là cao nhất
Thí nghiệm biến nạp gen vào giống cà
chua P375 được chúng tôi tiến hành với
nồng độ vi khuNn ở dạng huyền phù được pha loãng với 3 tỷ lệ khác nhau: 1:10; 1:15 và 1:20
Thí nghiệm với nồng độ tế bào vi khuNn thấp (1:20), hiệu quả biến nạp hầu như đạt được không đáng kể, có thể với nồng độ này, do lượng tế bào vi khuNn thấp,
lượng transzeatin được tiết ra quá ít, hạn
chế đến khả năng biến nạp Ở thí nghiệm sử dụng lượng tế bào vi khuNn cao hơn (nồng
độ 1:10), số lượng mẫu sống sót thu được sau xử lý cũng bị giảm đáng kể, trong
trường hợp này, có thể lượng transzeatin được tiết ra lại quá lớn, gây ra ảnh hưởng
không có lợi đối với sự phân chia tế bào, cũng dẫn đến làm giảm hiệu quả biến nạp Khi sử dụng lượng tế bào vi khuNn với nồng độ 1:15 (tương đương nồng độ vi khuNn đo ở bước sóng 600 nm = 0,3) đã cho hiệu quả biến nạp cao hơn 2 nồng độ trên
Về thời gian xử lý, với thời gianxử lý trong
48 giờ cho hiệu quả biến nạp cao nhất (bảng 2) Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Sung Park (2003) và Gorinova et al., 2005 “Thời gian xử lý ít hoặc nhiều hơn 48 giờ, hiệu quả biến nạp kém” Đặc biệt, nếu kéo dài thời gian xử lý lên quá 48 giờ sẽ xuất hiện các vết hoại tử trên các mẫu cấy và mẫu sẽ chết
Bảng 2 Hiệu quả biến nạp gen với các nồng độ vi khuOn
và thời gian đồng nuôi cấy khác nhau ở cà chua P375
Mẫu thí nghiệm và công thức Số lượng
mẫu thí nghiệm
Số mẫu tái sinh Tổng số
mẫu tái sinh
Hiệu suất biến nạp (%)
Bộ phận lấy
mẫu
Nồng độ vi khuẩn 36 giờ 48 giờ 60 giờ
Cuống lá mầm
Lá mầm
Số liệu bảng 2 cho thấy, khả năng tái
sinh sau biến nạp của cà chua phụ thuộc
vào nồng độ vi khuNn, thời gian đồng nuôi
cấy và loại mẫu cấy
Các chồi đã phát triển được cấy chuyển sang môi trường MS3 MS + 2 mg/l kinetin + 1 mg/l IAA + 25 g/l sucrose + 5 g/l agar + các loại kháng sinh tương ứng) để tạo cây
Trang 5hoàn chỉnh Thí nghiệm thu được 16 cây
hoàn chỉnh, trong quá trình cấy chuyển còn
lại 12 cây hoàn chỉnh, khoẻ mạnh và được
kiểm tra sự có mặt của gen chuyển
3 Kiểm tra sự có mặt của gen được chuyển
a Kiểm tra kiểu hình
Phương pháp thường được áp dụng là
cho cây tái sinh tạo rễ trong môi trường dinh
dưỡng có chứa 50 mg/l kháng sinh chọn lọc
(Joao và Brơn, 1993; Vidya và cs., 2000;
Faino và cs., 2004) Do rễ cây rất mẫn cảm
với kháng sinh, nếu rễ cây phát triển khoẻ
mạnh điều đó chứng tỏ cây có chứa gen
được chuyển (Draper và cs., 1988) Thí
nghiệm của chúng tôi cũng áp dụng theo
phương pháp này để xác định những cây có
khả năng đã được chuyển gen gồm những
cây có bộ rễ phát triển, cây khoẻ mạnh
b Kiểm tra kiểu gen
Tiến hành phân tích về phân tử đối với
sự biểu hiện của gen, PCR (Shen, 1998; Bhat và Srinivasan, 2002), bằng các enzyme đặc trưng HindIII, Pstl để xác định các vùng có trọng luợng phân tử tương ứng
với gen Chitinase Phản ứng PCR được
hoàn thành trong 50 µl của mỗi một hỗn hợp phản ứng chuNn với enzym Taq ADN polimeraza, các nucleotid và với cặp mồi
đặc trưng của gen Chitinase
CHIF 5’ATGGGGAAGAATAGGATGATG-3’ CHIR.5’GCCGACAGTGGTCCCAAAGAT-3’
Kết quả điện di cho thấy trong 12 cây
cà chua tạo được trên môi trường chọn lọc chỉ có 2 cây biểu hiện có mặt gen
Chitinase, gen chuyển được khuyếch đại
tương ứng 788 bp (hình 2)
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 (-)
Hình 1 Kết quả kiểm tra sự có mặt của gen Chitinase
trong các cây được chuyển gen
788 bp
Trang 6IV KẾT LUẬN
1 Kết luận
Kết quả bước đầu nghiên cứu sử dụng vi khuNn Agrobacterium tumefaciens EHA
105 có chứa plasmid PCAMBIA 1300 để chuyển gen vào cà chua đã thu được 2 cây cà
chua P375 mang gen kháng nấm gây bệnh cây Chitinase Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu suất chuyển gen ở cây cà chua rút ra được một số nhận xét tương tự một
số kết nghiên cứu đã được thực hiện ở nước ngoài Hiệu suất chuyển gen ở cà chua phụ thuộc vào các yếu tố: Kiểu gen của từng giống; cơ quan tử được lựa chọn để nuôi cấy tái sinh và chuyển gen; nồng độ vi khuNn và thời gian đồng nuôi cấy; sử dụng loại kháng sinh chọn lọc
2 Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình chuyển gen kháng nấm gây bệnh cây vào giống cà chua P375 Đánh giá đặc tính cây cà chua mang gen được chuyển trong điều kiện cách ly nhằm chọn tạo được giống cà chua có những đặc tính tốt và có khả năng kháng nấm gây bệnh cây phục vụ sản xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chyi Y-S, Phillips GC., 1987 High efficiency Agrobacterium - mediated
transformation of Lycopersicon based on conditions favorable for regeneration Plant cell Rep
2 Lê Thị Ánh Hồng, 2000 Cơ sở khoa học công nghệ chuyển gen ở thực vật Nhà xuất
bản Nông nghiệp, 2000
3 %guyễn Đức Thành, 2000 Nuôi cấy mô tế bào thực vật - nghiên cứu và ứng dụng
NXB Nông nghiệp
4 Hu W, Philips GC., 2001 A combination of overgrowth- control and antibiotics improves Agrobacterium tumerfaciens - mediated transformation efficiency for
(L esculentum) In vitro cell Bio-Plant
5 Park et al., 2003 Efficinet genotype-independent Agrobacterium - mediated tomato
transformation J.Plant Physiol 160: 1253-1257
6 Frary A, Earle ED., 1996 An examination of factor affecting the efficiency of Agrobacterium - mediated transformation of tomato Plant Cell Rep
!gười phản biện: !guyễn Văn Vấn