1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo chí các nước asean

195 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 5,05 MB

Nội dung

Trang 3

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN KHOA BAO Cuf VA TRUYEN THONG

DANG THỊ THU HƯƠNG

BAO CHI

CAC NUOC ASEAN

(Sach chuyén khao)

Trang 4

MỤC LỤC

Lời nói đầu cciccrrhhiihinhhhihehreeriirirrirrrriiiirriie 7 PHAN THU NHAT

DONG NAM A VA QUA TRINH HINH THANH, PHAT TRIEN ASEAN Chuong |

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔNG NAM Á

1.1 _ Điều kiện tự nhiên, vị trí địa Íý sec 11

1.2 Lịch sử - văn hóa cà vn nh Hàn HH Hy kiên 12

1.3 _ Quá trình nhận thức tính khu vực Đông Nam Á 17

Chuong II ;

HIỆP HỢI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

2.1 Sự hình thành tổ chức ASEAN + St stnhtthheưên 21 2.2 Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động,

hiến chương và cộng đồng ASEAN cv enrrerre 25 2.3 Những giai đoạn phát triển chính của ASEAN 31

PHẦN THỨ HAI

BAO CHi CAC NUUC ASEAN - QUA TRINH HINH THANH VA PHAT TRIEN

Chuong III

BAO CHÍ ASEAN TỪ KHI RA ĐỜI

ĐẾN KHI CÁC NƯỚC ASEAN GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP

3.1 Sự ra đời và thời kỳ khởi đầu của báo chí các nước ASEAN 53 3.1.1 Hoàn cảnh ra đời của báo chí các nước ASEAN 53

Trang 5

4 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

3.2 Báo chí ASEAN trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc 59

3.2.1 Sự phân hóa các dòng báo chí ở các nước ASEAN 59

3.2.2 Chế độ kiểm duyệt báo chí của chính quyền thực dân 69

Chương IV BÁO CHÍ ASEAN SAU KHI CÁC NƯỚC ASEAN GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP 4.1 Xu hướng chính trị của báo chí các nước ASEAN 75

4.1.1 Báo chí của Nhà nước và các lực lượng xã hội 75

4.1.2 Báo chí của lực lượng đối AP octets teteeeeneeeee 77 4.1.3 Báo chí của các cộng đồng dân tộc hiện nay 79

4.2 Ý thức quốc gia dân tộc của báo chí ASEAN trong giai đoạn hiện nay . .- sen 81 4.3 Giao lưu - hợp tác giữa báo chí các nước ASEAN 85

4.3.1 Sự ra đời của Liên đoàn Nhà báo ASEAN (CA)) 85

4.3.2 Mục đích của Liên đoàn Nhà báo ASEAN 86

4.3.3 Quy ước về Tiêu chuẩn đạo đức của Nhà báo ASEAN 86

PHẦN THỨ BA

HỆ THONG BAO CHi 0 CAc NUGC ASEAN HIEN NAY

Chuong V

BAO CHi CAMPUCHIA

5.1 Vài nét về đất nước, con người Campuchia .- 5:52: 91 5.2 Diện mạo báo chí Campuchia -cccccSsetnsecscererrrrerree 93

5.3 Một số cơ quan báo chí tiêu biểU c-cc se cccctrierrrrries 95

Chương VỊ

BÁO CHÍ BRUNEI

6.1 Vài nét về đất nước, con người Brunei -:-¿-:sccscc2cssssa 101

6.2 Diện mạo báo chí Brunei .- tk 4n SS SH ng rrrkt 102

Trang 6

6 | BAO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

Chương XI

BÁO CHÍ SINGAPORE

12.1 Vài nét về đất nước, con người Singapore - ii 163 12.2 Diện mạo báo chí SingapOre nhu 165 12.3 Một số cơ quan báo chí tiêu biểu cách 170 Chương Xill

BÁO CHÍ THÁI LAN

13.1 Vài nét về đất nước, con người Thái Lan «c+-c-+cse+ 175 13.2 Diện mạo báo chí Thái Lan - -: c c2 S2 ng 177

13.3 Một số cơ quan báo chí tiêu biểu - -ccccceterceeeeriee 181 Chương XIV

BÁO CHÍ VIỆT NAM

14.1 Vài nét về đất nước, con người Việt Nam - -.-cccrveee 187 14.2 Diện mạo báo chí Việt Nam " 188

Trang 7

Lời nói đầu

Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, trong chương trình đào tạo cử nhân

_và thạc sỹ báo chí ở các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông như Khoa

Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Khoa Báo chí

và Truyền thông (Đại học Huế), đều có môn Lịch sử báo chí thế giới,

với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của báo chí quốc tế và khu vực Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển mạnh hệ thống thông tin báo chí quốc gia, đồng thời, tăng cường công tác nghiên cứu hệ thống thông tin đại chúng thế giới cũng chính là để vươn tới trình độ hiện đại hóa thông tin báo chí Tuy nhiên, cho đến nay, sách, tài liệu phục vụ môn học này ở nước ta còn rất ít ỏi, đối với báo chí các nước ASEAN thì lại càng có ít tài liệu đề cập đến

Trên chặng đường hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ASEAN từ quy mô ban đầu với 5 thành viên sáng lập, sau 4 lần mở rộng ngày nay đã quy tụ được sự tham gia của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á Từ Hiệp hội của những nước nghèo, chậm phát triển, ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất, một thực thể chính trị - kinh tế có vai trò quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới hiện nay Tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, là một sự kiện có ý nghĩa trên nhiều phương diện Sau hơn 10 năm gia

nhập ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự

phát triển chung của Hiệp hội Đồng thời, những hoạt động đó đã

Trang 8

8 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN Nhìn lại chặng đường đã qua của báo chí khu vực Đông Nam Á nói chung và của các nước trong tổ chức ASEAN nói riêng, có thể thấy sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, sự nối tiếp giữa truyền

thống với tương lai mà hệ quả của nó là sự hợp tác giữa các quốc gia, sự hòa đồng giữa các dân tộc nhằm vượt qua mọi trở ngại, tiến tới một khu vực hài hòa, phát triển năng động và bền vững

Cuốn Báo chí các nước ASEAN giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của báo chí ASEAN Cấu trúc cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất: Đông Nam Á và quá trình hình thành, phát triển ASEAN, Phần thứ hai: Báo chí các nước ASEAN - Quá trình hình thành và phát triển, Phần thứ ba: Hệ thống báo chí _ ở các nước ASEAN hiện nay Qua đó, chúng tôi cố gắng đưa đến một cách nhìn, một cách tiếp cận hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của báo chí các nước trong Hiệp hội ASEAN, tìm ra những nét tương đồng và những sắc thái khác biệt giữa báo chí các nước trong Hiệp hội ASEAN kể từ khi báo chí ra đời ở các quốc gia này, xuyên

suốt thời kỳ thuộc địa, cho đến khi các quốc gia trong Hiệp hội ASEAN lần lượt giành được độc lập, và phát triển đến ngày nay

Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhận được sự đóng góp và giúp đỡ tận tình về tài liệu của Hội Nhà báo Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Người làm báo, Đài Tiếng nói Việt Nam, cũng như của các thầy/cô, bạn bè đồng nghiệp tại Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội) Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu này

Do tính chất phức tạp của vấn đề, và những khó khăn về tư liệu, thông tin nên không tránh được những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để dần dần

cuốn sách được hoàn chỉnh hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Trang 9

PHẦN THỨ NHẤT

DONG NAM Á VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,

PHAT TRIEN ASEAN

Trang 10

CHƯƠNG I

GIO) THIEU CHUNG VE DONG NAM A

1.1 Diéu kién ty nhién, vi tri dia ly

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm một quần thể các đảo, bán đảo wà-quần đảo, các vịnh và biển chạy dài suốt từ Thái

Bình Dương đến Ấn Độ Dương trên tổng diện tích hơn 4 triệu km2

Về mặt địa lý - hành chính, Đông Nam Á hiện nay có 11 nước gồm:

Indonesia, Brunei, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia,

Singapore, Philippines, Đông Timor và Việt Nam, với dân số khoảng

600 triệu người (năm 2012), quy mô GDP đạt gần 900 tỷ ỦSD và tổng giá trị thương mại khoảng 800 tỷ U5D

Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi

lửa và động đất hoạt động mạnh Chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí

hậu gió mùa nóng và ẩm, nên Đông Nam Á có những cánh rừng

nhiệt đới phong phú thảo mộc và chỉm muông Đông Nam Á là một

vùng quan trọng về nguyên liệu, chiếm một tỷ lệ cao với 80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa, của thế giới! Ngoài ra, khu vực này khá giàu có về khoáng sản: sắt, kẽm, niken, đồng, thiếc,

chì, Thiếc của Đông Nam Á chiếm 70% trữ lượng trên thế giới

(khoảng 3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao? Cũng nhờ có điều kiện

khí hậu thuận lợi như thế mà Đông Nam Á đã trở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của lúa nước, và hiện nay hai quốc

gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới đều ở khu vực này (Thái

Lan và Việt Nam)

Trang 11

12 ~ BAO CHi CAC NUGC ASEAN

Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa phần các sông

có giá trị kinh tế cao đều nằm ở bán đảo Trung Ấn, các sông ở khu

vực hải đảo thường ngắn, dốc và có giá trị thủy điện cao Trong 11 quốc gia Đông Nam Á thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào Philippines và Singapore là 2 nước trong khu vực này không có địa

giới chung với bất kỳ quốc gia nào khác

Đông Nam Á nằm ở gần xích đạo, nên có điểu kiện thổ nhưỡng

và khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp

và sản xuất các loại hàng nông phẩm có giá trị lớn Hàng năm, tuy thiên tai thường xảy ra ở nơi này, nơi khác, song Đông Nam Á không

có hạn hán kéo dài, hay những nạn dịch như “giặc châu chấu” dữ đội

như ở châu Phi

Đông Nam Á có sự xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đổi núi, bờ biển và đồng bằng Không gian sinh tổn nhỏ hẹp, phong phú, đa dạng tạo

nên những cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi cho cuộc sống của con

người buổi đầu tự cấp, tự túc, nhưng cũng ảnh hưởng nhất định đến

sự phát triển của một nền kinh tế sản xuất lớn, nhằm tạo ra khối

lượng sản phẩm lớn trong giai đoạn phát triển sau này

1.2 Lịch sử - Văn hóa

Đông Nam Á có một nền văn hóa bản địa lâu đời, trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ Đông Nam Á là một trong

những chiếc nôi trồng trọt cổ của loài người Theo một số nhà nghiên cứu, thì chủ nhân văn hóa Hòa Bình là một trong số ít người biết

trồng trọt đầu tiên trên thế giới Cư đân khu vực này từ hàng ngàn năm trước đã cùng chia sẻ với nhau một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và một nền văn hóa xóm làng với sự đan xen giữa văn hóa núi, đồng bằng và biển!

Đông Nam Á có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, với những hình thức lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng như lễ té nước cầu mưa, hội đua thuyền, đâm trâu, trò tung còn, đá cầu, múa hát giao

Trang 12

Chương I Giới thiệu chung về Đông Nam Á 13

duyên, tục thờ cúng ông bà tổ tiên, Chính bản sắc văn hóa Đông

Nam Á đó đã tạo ra sức mạnh đề kháng, che chắn, chế ngự sự đồng

hóa của văn hóa ngoại lai, đồng thời, tạo được khả năng tiếp nhận

tỉnh hoa của các nền văn hóa khác

Ngay từ đầu Công nguyên, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đã lan ra toàn bộ khu vực phía Bắc của vùng Đông Nam Á, cùng với

việc xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Tần, Hán Hàng loạt chính sách

đồng hóa văn hóa Đông Nam Á trên mọi lĩnh vực của đế quốc Tần,

Hán được áp dụng, kết quả là, ngoài việc thiết lập ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á một thể chế chính trị, một cơ cấu xã hội,

thậm chí một phong tục tập quán theo kiểu Trung Hoa, người Hán

còn truyền bá những hệ tư tưởng như Nho, Đạo giáo vào Đông

Nam Á Về mặt ngôn ngữ, tiếng Hán đã du nhập vào các ngôn ngữ Thái, Khmer, tiếng Lào, Việt (đặc biệt, trong tiếng Việt có tới gần 70%

các từ Hán Việt, 10% là từ có nguồn gốc Ấn Âu, và 20% là từ gốc Việt) Về mặt âm nhạc, bên cạnh những nhạc cụ mang bản sắc riêng Đông Nam Á, một số nhạc cụ Trung Quốc như khánh, chuông, cũng đã được người Việt và một số dân tộc Đông Nam Á khác tiếp

nhận và sử dụng Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Đông

Nam A -~ Hán, mà rõ nhất ở Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn trong các lĩnh vực như cách ăn mặc, ở, phương thức sản xuất, quan hệ xã

hội, ngôn ngữ

Tuy nhiên, việc Hán hóa với mục tiêu đồng hóa của người Trung

Hoa ở một số nước Đông Nam Á đã không thành công Bởi lẽ, đồng

thời với xu hướng Hán hóa, còn có một xu hướng đối nghịch khá

mạnh mẽ là xu hướng chống Hán hóa Điều đó thể hiện ở tính kiên

cường, bất khuất, ý chí bảo vệ nền văn hóa dân tộc của cư dân Đông Nam Á

Bên cạnh đó, từ đầu Công nguyên, để phục vụ cho nhu cầu của vua chúa và các tầng lớp giàu có, việc buôn bán những sản phẩm quý

như hương liệu, châu ngọc, tơ lụa, giữa Nam Á và châu Âu ngày

càng tấp nập Các nhà buôn Ấn Độ tìm đến vùng Đông Nam Á để

mua hương liệu, gia vị, long não, xạ hương, gỗ mun va mang di

Trang 13

14 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

các nhà truyền đạo, chính vì vậy, đã nảy sinh mối quan hệ giao lưu

văn hóa giữa Ấn Độ và Đông Nam Á từ rất sớm

Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào

khu vực Đông Nam Á không phải bằng cách cưỡng bức, bằng sự đô

hộ mà bằng con đường hòa bình Sự giao lưu gần như là tự nhiên đó

khiến ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ thể hiện ở nhiều mặt, khá toàn điện

và sâu sắc (ví dụ như việc phổ biến chữ Pali-Sancrit ở Campuchia, Lao, Thai Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore) Trong tiếng

Việt, cũng có nhiều từ có nguồn gốc từ Ấn Độ như mút, lài, bụt, bô tát,

chùa, tháp Về văn học, hai trường ca nổi tiếng của Ấn Độ là

Ramayana va Mahabharata cé anh hưởng đến nhiều dân tộc, có nhiều

biến thể ở các nước Đông Nam Á, thậm chí sâu sắc đến mức nhiều cư dân địa phương không biết chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ

Ngoài tác động trên các lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, ca, múa, nhạc, ảnh hưởng được coi là đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á là việc phổ biến đạo Phật và đạo Bàlamôn (đạo Hindu) Tư tưởng từ bị, bác ái, mục đích cứu khổ cứu nạn của

đạo Phật được nhân dân Đông Nam Á tiếp nhận một cách tự nhiên,

và ở một số quốc gia như Thái Lan, Campuchia, đạo Phật đã trở thành quốc giáo

Trên cơ sở nền văn hóa bản địa vững chắc, đó là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, nhân

đân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả về vật

chất và tinh thần) từ Trung Quốc và Ấn Độ, làm phong phú, đa dạng,

giàu có bức tranh văn hóa Đông Nam A

Tuy nhiên, các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu văn hóa Trung

Quốc, và Ấn Độ không phải theo cách thụ động, mà chủ động sáng

tạo, làm cho những yếu tố văn hóa ngoại lai phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình Trên cơ sở chữ Pali-Sancrit, mỗi nước đều đã

sáng tạo ra một thứ chữ riêng, vì vậy, chữ Thái, chữ Khmer, chữ Lào,

chữ Myanmar có gốc chung là chữ Pali-Sancrit nhưng khơng hồn toàn giống nhau Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa

mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á còn biết kết

Trang 14

Chương I Giới thiệu chung về Đông Nam Á 15 mình, vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa không bị các yếu tố ngoại lai chèn ép, thay thế,

tiêu diệt Ví dụ trong các nhạc cụ của các dân tộc Đông Nam Á, có cả khánh, chuông (du nhập từ Trung Quốc), trống cơm, hồ cầm (du nhập từ Ấn Độ, Trung A), va cong chiéng (nhạc cụ Đông Nam A)

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, lịch sử - văn hóa Đông Nam Á trải qua hai thời kỳ chính: thời kỳ xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc (X-XV) và thời kỳ suy thoái của chúng (thế ky XVI - giữa thế kỷ XIX) Thế kỷ XVI-XVIH, các nước Đông Nam Á lần

lượt bị thực dân phương Tây đô hộ và cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á giành độc lập dân tộc, lật đổ ách thống trị của thực dân

điễn ra ở tất cả các nước Đông Nam Á trong suốt thời kỳ từ cuối thế

kỷ XIX đến năm 1945

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của thời kỳ này là:

Thứ nhất, về mặt tư tưởng, trước hết phải kể đến sự xuất hiện của một số tôn giáo mới ở Đông Nam Á - Hồi giáo và Kito giáo Hồi giáo được truyền vào các quốc gia hải đảo Đông Nam Á từ khoảng thế kỷ XVII, mà lãnh thổ đầu tiên của nó là vùng Bắc Sumatra Chính các thương gia Ấn Độ, Ả Rập và Ba Tư đã đưa đạo Hồi đến Đông Nam Á chứ không phải các nhà truyền giáo chuyên nghiệp Bởi vậy, đạo Hồi đến Đơng Nam Á hồn toàn bằng con đường thương mại, và một cách khá hòa bình, chứ không phải bằng những cuộc chiến tranh “thần thánh” như khi đến Trung Cận Đông và Ấn Độ Muộn hơn một chút, Kito giáo cũng xâm nhập một số quốc gia Đông Nam Á Kito giáo vào Philippines, tới Campuchia và Việt Nam, tuy sớm muộn có khác nhau nhưng đều trong thế kỷ XVI

Trang 15

16 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN Thứ ba, đồng thời với sự phát triển của văn hóa tỉnh thần là sự phát triển của văn hóa vật chất, vừa là tiền để, vừa là cơ sở cho sự phát triển văn hóa tỉnh thần Một loạt các công trình kiến trúc mang

đậm nét văn hóa phương Đông đã xuất hiện trong thời kỳ này, như

khu đền Angkor (Campuchia), chùa Vàng (Myanmar), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, kinh thành Huế (Việt Nam)

Từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, Đông Nam Á trải qua cuộc

hội nhập văn hóa lần thứ hai: cuộc tiếp xúc giao lưu với văn hóa phương Tây

Đặc điểm nổi bật nhất giai đoạn này là các nước Đông Nam Á đều nằm dưới sự đô hộ của thực dân phương Tây Sau năm 1940, các nước Đông Nam Á lại rơi vào một hiểm họa ngoại xâm khác: phát xít

Nhật Trong suốt thời kỳ trên, cuộc đấu tranh của nhân dân Đông

Nam Á giành độc lập dân tộc, lật đổ ách thống trị của thực dân đã diễn ra liên tục ở tất cả các nước

Các thành tựu về văn hóa tiêu biểu trong thời kỳ này:

- Thứ nhất, về văn hóa vật chất, Đông Nam Á chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các đô thị theo hướng không chỉ là trung tâm chính trị - văn hóa mà còn là những trung tâm công nghiệp - thương nghiệp lớn Đồng thời với sự phát triển của các đô thị là sự phát triển của hàng loạt các công trình xây dựng khác liên quan đến đô thị, và sự phát triển đời sống kinh tế, văn hóa của đất nước nói chung như giao thông vận tải, bưu điện, trường học, ngân hàng, thư viện, bệnh viện, nhà máy

Sự phát triển này, trước hết phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, song nhìn nhận một cách khách

quan, nó đã tạo ra cho văn hóa vật chất Đông Nam Á thời kỳ này nhiều thành quả mới mẻ so với thời kỳ trước đó

- Thứ hai, thành tựu văn hóa nổi bật trong thời kỳ này là sự xuất hiện hàng loạt các tờ báo, tạp chí, nhà in, nhà xuất bản

Trang 16

Chương I Giới thiệu chung về Đông Nam A 17

phản ánh khá đậm nét tỉnh thần yêu nước nồng nàn và ý chí kiên

cường đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước

Trải qua 100 năm trong sự đô hộ của phương Tây và giao lưu văn hóa với phương Tây, tồn khu vực Đơng Nam Á đã có nhiều thay đổi lớn về văn hóa Thời gian này, ở tất cả các nước Đông Nam Á đều diễn ra hai xu hướng trái ngược nhau, nhưng lại rất thống

nhất Đó là, vừa chống lại sự bành trướng và thôn tính của phương

Tây, vừa không chối từ việc tiếp thu những yếu tố văn hóa mới, tiến bộ của nó để Đông Nam Á nhanh chóng hòa nhập vào thế giới hiện đại Chính vì thế, bản sắc văn hóa dân tộc Đông Nam Á không những không bị thôn tính bởi những yếu tố ngoại lai mà còn được bồi đắp, được làm phong phú thêm, tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện sau này khi các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc và bước vào thời kỳ xây dựng đất nước

Kể từ khi giành được độc lập đến nay, các nước Đông Nam Á

đều tăng cường phát triển hoạt động văn hóa, tạo nên sự hình thành va phát triển mạnh mẽ của văn hóa chuyên nghiệp, sự giao lưu văn hóa trong khu vực và trên thế giới được mở rộng, việc bảo tổn và phát huy vốn văn hóa truyền thống, tiếp thu văn hóa thế giới hiện đại được tăng cường

Tóm lại, trong lịch sử của mình, văn hóa Đông Nam Á đã trải

qua hai thời kỳ đột biến mang tính chất hướng ngoại Thời kỳ thứ nhất chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lớn cổ đại phương Đông, và thời kỳ thứ hai chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của các nước thống trị phương Tây Hiện nay, Đông Nam Á đang xây dựng nền văn hóa trên tính thần phát huy mạnh mẽ ý thức dân tộc, và xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc của quốc gia dân tộc của mình

1.3 Quá trình nhận thức tính khu vực Đông Nam Á

Trang 17

18 - BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

người Nhật gọi là Nan Yo, người A rập gọi là Qumr, Waq-Wadq rồi

Zabag, còn người Ấn Độ thì gọi là Suvarnabhumi (đất vàng) hoặc Suvarnadvipa (đảo vàng)! Khu vực này được biết đến không chỉ bởi

vì nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, mà còn vì vị trí địa lý “đắc

địa”, là “ngã tư đường”, là “hành lang”, “cầu nối” thế giới Đông Á

(Trung Quốc, Nhật Bản, Triểu Tiên) với Tây Á và Địa Trung Hải Chính vì thế, khu vực này đã trở thành một vùng thương nghiệp sam uất, nhộn nhịp ngay từ thế kỷ thứ II

Tuy nhiên, trước thế kỷ XIX, Đông Nam Á chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa riêng biệt,

vì bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rỡ là văn minh

Trung Hoa và văn mỉnh Ấn Độ Theo nhà nghiên cứu Mai Ngọc Chừ,

ngày nay cụm từ Southeast Asia (Đông Nam Á) được sử dụng như

một cụm từ cố định và tất yếu, nhưng vào thế kỷ XIX, nó được sử

dụng mang tính thăm dò, thoạt tiên là viết rời (South East Asia), rồi

viết có gạch nối (South-East Asia) Sự thay đổi trong cách viết này

không đơn thuần là một thao tác ngôn ngữ học, mà thể hiện một quá

trình thay đổi về nhận thức khoa học dần dần theo hướng tiếp cận

chân lý, theo đó, Đông Nam Á phải được xem xét như một khu vực

thống nhất, riêng biệt

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á được coi là một

khu vực quân sự đáng chú ý của Anh, một số nước châu Âu khác và

Mỹ Anh còn lập ra Bộ Chỉ huy Đông Nam Á4*, với ý thức phân biệt với Đông Á và Nam Á trong các hoạch định chính sách quân sự và

chính trị Có nghĩa là, mặc dù các nước phương Tây đã để tâm nghiên cứu Đông Nam Á, nhưng những nghiên cứu này, theo phát biểu của

ông 5anch Chamarik, một học giả Thái Lan, “đơn giản là một bộ phận của toàn bộ chiến lược chính trị và quân sự toàn cầu Đáng tiếc

đây lại là lý do tồn tại duy nhất của chúng Do đó, sự hứng thú đối

1 Phan Ngọc Liên (Chủ biên), 1998 Lược sử Đông Nam Á Sảd, tr.6

Trang 18

Chương I Giới thiệu chung về Đông Nam Á 19 với Đông Nam Á đã chết lịm cùng với sự chấm đứt của cuộc chiến

tranh Việt Nam”

Về phương diện nội bộ, trong suốt thời kỳ phong kiến, ý thức về

quốc gia dân tộc thường mang tính độc tôn, bản vị hẹp hòi Bên cạnh

đó, tuy cùng một khu vực địa lý - lịch sử, nhưng điều kiện tự nhiên,

tình trạng kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á lại có những rét riêng, khác biệt, cộng với màu sắc và

chính sách của chủ nghĩa thực dân phương Tây đặt lên từng quốc gia khiến cho những khác biệt này càng thêm sâu sắc

Thời kỳ phát triển mạnh mẽ về ý thức khu vực Đông Nam Á từ nội bộ các quốc gia trong khu vực này bắt đầu hình thành khi các quốc gia lần lượt giành được độc lập Các quốc gia trẻ tuổi ở Đông

Nam Á, với diện tích lãnh thổ vừa và nhỏ, đều là những nước lạc hậu

về kinh tế và ít được biết đến trên bản đồ chính trị thế giới Sau khi

giành được độc lập, các nước này đều phải đối điện với những thách

thức to lớn: đó là, làm thế nào để duy trì được độc lập dân tộc, chủ

quyển quốc gia, đồng thời nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi

nghèo nàn, lạc hậu và đuổi kịp trình độ của các nước tiên tiến Sự hối

thúc tự thân trong các quốc gia ở một khu vực có vị trí chiến lược

quan trọng và giàu tài nguyên như Đông Nam Á khiến các nước này

nảy sinh nhu cầu gắn kết, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong một tổ chức hợp tác khu vực nào đó? Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển

mạnh mẽ của ý thức khu vực từ bên trong, từ chính bản thân các

quốc gia Đông Nam Á3,

Trong thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ XX, Đông Nam Á được coi là

một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất

thế giới Dưới con mắt của các nhà chính trị, Đông Nam Á là một khu vực có tính chiến lược cả về kinh tế, chính trị và quân sự Bên cạnh

1 Phát biểu của ông Sanch Chamarik, Hiệu phó Trường Đại học Thammaxat (Thái Lan) tại hội thảo năm 1987 - Dẫn theo Nguyễn Tấn Đắc, 1991 “Quá trình nhận thức về khu vực Đông Nam A”, Tap chi Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 (tr.6)

2 Nguyễn Duy Quý, 2001 Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định uà phát triển bên øữns NXB Chính trị Quốc gia, tr.20

Trang 19

20 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

đó, mối quan hệ giữa các nước trong khu vực cũng có ảnh hưởng

không nhỏ tới bầu không khí chính trị chung toàn thế giới Đây cũng

là thời kỳ Đông Nam Á một lần nữa thu hút được sự chú ý quan tâm của các nhà chính trị, học giả phương Tây Trong thời đại ngày nay,

ba phạm trù quốc gia dân tộc, khu uực và thế giới không những không

mâu thuẫn với nhau, mà còn tương hỗ, gắn kết với nhau chặt chẽ

Đối với khu vực Đông Nam Á, việc hội nhập khu vực là một nhu cầu

khách quan của các nước trong khu vực này, mà biểu hiện tập trung

nhất là sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là

ASEAN) Việc nghiên cứu Đông Nam Á được tăng cường, và nhiều

ngành khoa học như Địa lý, Nhân chủng học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Khảo cổ học, Lịch sử, Văn hóa học, đã đưa ra nhận định: Có

một thực thể Đông Nam Á hình thành và phát triển không ngừng từ

thời tiền sử đến nay

Xét về góc độ nhận thức thì việc tìm hiểu, khẳng định Đông Nam Á là một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa là bước phát triển hoàn thiện dần của quá trình nhận thức Xét về góc độ chính trị, sự

Trang 20

CHƯƠNG II

HIEP HOI CAC QUOC GIA DONG NAM A (ASEAN)

2.1 Sự hình thành tổ chức ASEAN

Trong sự phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để bảo vệ quyền lợi của từng nước và khu vực,

chủ nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát triển Nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện như Liên đoàn Ả Rập (năm 1950), Tổ chức các nước Trung Mỹ (năm 1951), Cộng đồng Châu Âu! (European

Community — EC, thành lập năm 1957), Hiệp ước về nhất thể hóa 5 nước Trung Mỹ (năm 1960), Tổ chức đoàn kết châu Phi (năm 1963)

Đầu năm 1955, Ấn Độ và Trung Quốc sáng kiến triệu tập hội

nghị Bangdoung (Indonesia) gồm các nước châu Á và châu Phi mới giành được độc lập Ở hội nghị này, người ta tuyên bố chấm dứt ách

thống trị của chủ nghĩa thực dân, nêu vấn để đoàn kết và hợp tác các

nước mà sau này được gọi là các nước thuộc thế giới thứ ba

Đến năm 1965, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Brunei đều giành được độc lập dưới nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, các

quốc gia trẻ tuổi ở Đông Nam Á phải đối diện với những thách thức

vô cùng to lớn: đó là làm thế nào để duy trì được độc lập dân tộc, chủ

quyền quốc gia, đồng thời nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi

nghèo nàn lạc hậu, và đuổi kịp trình độ của các nước tiên tiến trên

thế giới Về điểu kiện địa lý - tự nhiên, các nước Đông Nam A đều là

những nước có lãnh thổ vừa và nhỏ Sau hơn một thế kỷ sống dưới

ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây, các nước Đông

Nam Á vẫn chỉ được biết đến như những nước lạc hậu về kinh tế Để

1 Sau đó phát triển thành Liên minh Châu Âu (European Union ~EU)

Trang 21

22 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

tồn tại và phát triển trong một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng

và giàu tài nguyên như Đông Nam Á, các quốc gia, các dân tộc trong vùng phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong một tổ chức hợp tác khu

vực nào đó Ý thức khu vực tự cường, dân tộc độc lập còn được hun đúc và nuôi dưỡng bởi sự ra đời và phát triển của Phong trào Không liên kết của nhân dân Á - Phi và các tổ chức tiến bộ khác Ngoài những lý do chung, mỗi nước đều có mục đích riêng khi vận động thành lập một tổ chức khu vực

Indonesia là nước có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á

Tham gia tổ chức khu vực, Indonesia hy vọng có vị trí lãnh đạo nhằm tiến tới khống chế các nước Đông Nam Á khác, trong khi, các nước trong khu vực muốn Indonesia tham gia để tổ chức khu vực mạnh mẽ hơn

Philippines muốn đa dạng chính sách ngoại giao và tạo điều kiện giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Malaysia Trong khi Malaysia là quốc gia có lãnh thổ vừa là bán đảo, vừa là hải đảo, lại có những phức tạp về vấn đề dân tộc trong nước và tranh chấp lãnh thổ với Indonesia và Philippines Gia nhập tổ chức khu vực, Malaysia muốn xoa dịu các mâu thuẫn và xây dựng quan hệ với các nước lang giéng

Thái Lan đang phải đương đầu với phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước và lo ngại sự lan rộng của cách mạng Đông Dương Gia nhập tổ chức khu vực, Thái Lan hy vọng dựa vào các

nước láng giểng phương Nam để đối phó với những khó khăn trên Singapore là một nước có diện tích đất đai nhỏ nhất ở Đông Nam Á Gia nhập tổ chức khu vực, Singapore hy vọng tránh được sự cô lập của một số nước như Malaysia và Indonesia, những nước cho rằng Singapore là “con ngựa thành Troa“ của Trung Quốc ở eo biển Malacca Đồng thời, Singapore cũng muốn lợi dụng thị trường khu vực để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước mình,

kể từ khi tách khỏi Liên bang Malaysia vào tháng 8/19651,

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, đã có nhiều thể

nghiệm về việc thành lập tổ chức khu vực Để đối phó với sự lan rộng

Trang 22

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 23 của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, Mỹ và đồng minh của Mỹ lập nên Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organisation - SEATO) Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một nước Trung Hoa cộng sản (năm 1949) và sự hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á cũng làm tăng thêm nỗ lực liên minh, liên kết giữa các nước Đông Nam Á, nhằm tránh bị lôi cuốn vào những toan tính địa - chính trị của các nước lớn Tháng 1/1959, hai nước Đông Nam Á là Liên bang Malay! và Philippines đưa ra sáng kiến thành lập một tổ chức gọi là “Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á” (SEAFET - Southeast Asian of Friendship and Economic Treaty) với ý định tập hợp các nước trong khu vực Tuy nhiên, sáng kiến này không thực hiện được vì bản thân hai nước còn có nhiều

vướng mắc do tranh chấp đảo ngoài biển

Tháng 7/1961, ba quốc gia là Liên bang Malay, Philippines và Thái Lan đưa ra sáng kiến mới, thành lập “Hội đồng Đông Nam Á” (ASA- Association of Southeast Asia) Tuy nhiên, tổ chức này cũng không thành công vì các nước không thỏa hiệp được với những tranh chấp về đảo Tiếp đó, tháng 6/1963, Philippines, Malaysia và Indonesia thành lập tổ chức MAPHILINDO, nhưng cũng không thành công vì không giải quyết được các mâu thuẫn về biên giới lãnh thổ

Ngày 8/8/1967, 5 nước là Thái Lan, 5ingapore, Philippines, Malaysia và Indonesia tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam A (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations), va

tổ chức này tổn tại và phát triển cho đến hôm nay

Lý do để dự án thành lập tổ chức ASEAN thành công:

Vào thời gian này, cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ phát động nhằm chống lại ý chí độc lập thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới Bắt đầu từ năm 1965, chiến tranh đặc biệt đã trở thành chiến tranh cục bộ với sự tham gia trực

! Từ năm 1963 trở về trước, quốc gia này được gọi là Liên bang Malay, từ năm

Trang 23

24 BAO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN tiếp của các lực lượng quân sự Mỹ Cùng với hoạt động quân sự ngày càng trắng trợn ở miền Nam Việt Nam, Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam, tiến hành các hoạt động bắn phá bằng không quân các cơ sở kinh tế, quân sự của Việt Nam nhằm bẻ gãy ý chí thống nhất đất nước của dân tộc ta Tuy nhiên, sau 2 năm huy động

tối đa cho cuộc chiến tranh Việt Nam, người Mỹ nhận ra rằng nếu tiếp tục các hoạt động phiêu lưu quân sự ở Đông Dương, chang

những Mỹ không thể hy vọng giành được thắng lợi cuối cùng mà còn bị sa lầy ngày càng sâu hơn ở chiến trường này

Lợi dụng cơ hội đó, các đối thủ chính của Mỹ trên thế giới, trước

hết là Liên Xô đã vượt lên để thiết lập thế cân bằng chiến lược với Mỹ trên phạm vi toàn cầu Ảnh hưởng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Đông Nam Á cũng ngày càng lan rộng Tham vọng ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Đông Nam Á không thực hiện được, ngược lại, phong trào đấu tranh nhằm đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo của Mỹ ngày càng dâng cao ở Thái Lan và Philippines, hai đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực này

Cùng thời gian trên, diễn biến chiến lược ở Đông Nam Á vào những năm 60 của thế kỷ XX khiến các nhà lãnh đạo một số nước trong vùng lo ngại Việc Anh tuyên bố rút khỏi bán đảo Malacca và khả năng Mỹ rút khỏi bán đảo Đông Dương vào lúc các lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á đang ngày càng lớn mạnh và ảnh hưởng của CNXH đang tăng lên trong khu vực khiến những người đứng đầu chính phủ các nước trên phải tính toán tới việc tìm một lựa chọn

khác để duy trì an ninh quốc gia và tránh cho Đông Nam Á rơi vào vòng ảnh hưởng của những cường quốc bên ngoài khác Chính bởi vậy, các quốc gia này đã phải gạt bỏ những mâu thuẫn cá nhân để

hướng tới việc thành lập một tổ chức khu vực

Trang 24

Chương II Hiệp hội các quéc gia Dong Nam A (ASEAN) 25

lớn”! Còn Phó Thủ tướng Malaysia tuyên bố: “Điều quan trọng là, trên tư cách từng nước và cùng hành động chung, chúng ta tạo nên

một ý thức sâu sắc rằng, chúng ta không thể tổn tại lâu dài trên tư cách là những nước độc lập nhưng đơn độc, trừ khi chúng ta cùng

nhau suy nghĩ, và hành động, trừ khi chúng ta chứng tỏ việc làm của

chúng ta đều thuộc về một gia đình các nước Đông Nam Á được ràng

buộc với nhau bằng sợi dây đầy tình hữu nghị, thiện chí, thấm nhuần

những lý tưởng và nguyện vọng của chúng ta, quyết tâm tạo lập được xã hội của chúng ta“2

Như vậy, sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) không chỉ là kết quả lớn mạnh của ý thức tự cường, đoàn

kết khu vực, mà còn là phản ứng của các nước này trước sự gia tăng

của chiến tranh lạnh Tuy nhiên, sự ra đời của ASEAN đã khiến cho

sự phân hóa giữa hai nhóm nước ở khu vực Đông Nam Á - một bên là các nước Đông Dương và bên kia là ASEAN, trở nên sâu sắc hơn

2.2 Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động, hiến chương và

cộng đồng ASEAN

* Ba muc tiéu co ban cha ASEAN:

- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển

văn hóa trong khu vực thông qua các chương trình hợp tác

- Bảo vệ ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực, chống lại sự thù địch của các thế lực bên ngoài

- Là diễn đàn giải quyết các tranh chấp, và xung đột trong khu vực

* Nguyên tắc hoạt động:

- Nguyên tắc thứ nhất: đồng thuận Nguyên tắc này khác với nguyên

tắc khi ra quyết định của EU là nguyên tắc đa số phiếu tán thành

Nguyên tắc đồng thuận phù hợp với Đông Nam Á, một khu vực

Trang 25

26 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN xung đột, tranh chấp Nguyên tắc đó bảo đảm cho các nước nhỏ có

quyển lợi ngang bằng với các nước lớn trong việc quyết định những

vấn đề chung của toàn Hiệp hội Đó chính là một trong những yếu tố,

tạo nên sức hấp dẫn của ASEAN, khiến cho, một ngày sau khi giành được độc lập, Brunei, một quốc gia lúc đó chỉ có khoảng 3 vạn dân đã làm đơn xin gia nhập tổ chức hợp tác khu vực này

Tuy nhiên, nguyên tắc đồng thuận cũng bộc lộ một số hạn chế,

vì để đạt tới một sự nhất trí giữa các quốc gia khác biệt nhiều về văn

hóa và trình độ phát triển kinh tế đòi hỏi quá trình thương lượng rất

lâu Trong một số trường hợp, các thành viên đã không thể đi tới sự

nhất trí cuối cùng

Nhằm khắc phục phần nào hạn chế của nguyên tắc đồng thuận,

Hội nghị cấp cao ASEAN 4 đưa ra nguyên tắc “X” Nguyên tắc ngày

cho phép hai hay một số nước thành viên có thể tiến hành các dự án

hợp tác khu vực trước, còn những nước chưa sẵn sàng tham gia có

thể lùi lại một thời điểm nhất định

- Nguyên tắc bình đẳng:

Các nước ASEAN không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều

bình đẳng với nhau trong mọi nghĩa vụ đóng góp cũng như chỉa sẻ

quyền lợi Hoạt động của ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên,

từ việc giữ chức chủ tọa các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên

đến cấp cao, cũng như các địa điểm các cuộc họp đều được phân đều

cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên A, B, C

- Ngoài ra, còn các nguyên tắc ứng xử khác như tôn trọng độc

lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và bản sắc dân tộc của tất cả các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải

quyết bằng phương pháp hòa bình các cuộc tranh chấp hay những

khác biệt, từ bỏ sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, hợp tác có

hiệu quả

* Hiến chương ASEAN

Ngày 15/12/2008, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 14 họp

Trang 26

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 27

ASEAN bắt đầu có hiệu lực Đây được coi là một mốc lịch sử quan

trọng trong cơ cấu tổ chức, xác định lại vị thế của ASEAN để đối phó

tốt hơn với những thách thức trong thế kỷ XXI

Trước khi có Hiến chương, ASEAN hoạt động trên cơ so van

kiện chính trị nền là Tuyên bố Bangkok ra đời ngày 8/8/1967 Tuyên

bố Bangkok và các văn kiện chính trị sau này là tập hợp những

nguyên tắc, luật lệ và hành xử quan trọng, giúp ASEAN phát triển,

đoàn kết, năng động Tuy nhiên, do các văn kiện chính trị này khá

lỏng lẻo và có giá trị ràng buộc thấp về pháp lý nên đã tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện các cam kết của

ASEAN Ý tưởng xây dựng một bản Hiến chương khởi đầu từ Hội

nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 năm 2004, khi các nhà lãnh đạo

ASEAN nhất trí xây dựng bản Hiến chương ASEAN Sau đó, tại Hội

nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 (năm 2005), ASEAN da để ra các nguyên tắc chỉ đạo cho việc xây dựng Hiến chương và quyết định lập Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG) để tư vấn cho việc xây dựng Hiến

chương Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 (năm 2007), lãnh

đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê chuẩn Hiến

chương trong vòng một năm

Hiến chương ASEAN gồm Lời nói đầu và 13 chương, 55 điều,

với các nội dung: Mục đích - Nguyên tắc hoạt động; Tư cách pháp

nhân; Quy chế thành viên; Cơ cấu tổ chức; Các thể chế liên quan

ASEAN; Cac ưu đãi miễn trừ; Ra quyết định; Giải quyết tranh chấp;

Tài chính - Ngân sách; Các vấn để hành chính - thủ tục; Biểu trưng và biểu tượng; Quan hệ đối ngoại và các điều khoản chung Việt Nam

phê chuẩn Hiến chương ASEAN vào ngày 67/2/2008

Hiến chương ASEAN đã biến ASEAN thành một thực thể pháp

lý với các mục tiêu tạo lập một khu vực tự do thương mại duy nhất

cho khu vực gồm hơn 600 triệu dân Đây là một sự phát triển quan trọng khi ASEAN đang đoàn kết, hội nhập và biến mình thành một

Trang 27

28 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và

bản sắc quốc gia của mọi quốc gia thành viên ASEAN;

b) Có chung cam kết và trách nhiệm trong việc tăng cường hoà

bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực;

c) Bác bỏ sự gây hấn và đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành động khác theo bất kỳ cách nào không thích hợp với luật pháp quốc tế;

đ) Giải quyết hoà bình các tranh chấp;

e) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN;

f) Ton trong quyén của mọi quốc gia bảo đảm sự tổn tại của mình, không bị sự can thiệp, lật đổ hay ép buộc từ bên ngoài;

ø) Tăng cường tham vấn về những vấn để ảnh hưởng nghiêm

trọng tới lợi ích chung của ASEAN;

h) Trung thành với sự điều hành của pháp luật, quản lý tốt các nguyên tắc dân chủ và định chế của chính phủ;

ï) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, khuyến khích và bảo vệ nhân quyền, và khuyến khích công bằng xã hội; ¡

j Tán thành Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, gồm cả luật nhân đạo quốc tế đã được chấp thuận bởi các quốc gia

thành viên ASEAN;

k) Tránh tham gia vào bất kỳ chính sách hay hoạt động nào, gồm cả việc sử dụng lãnh thổ của mình, bởi một quốc gia thành viên hay không phải là thành viên của ASEAN hay bất kỳ một bên phi quốc gia nào, khiến đe dọa chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định kinh tế chính trị của các quốc gia thành vién ASEAN;

]) Tôn trọng sự khác biệt về văn hố, ngơn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, trong khi nhấn mạnh những giá trị chung theo tinh thần thống nhất trong đa dạng;

Trang 28

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 29 * Cộng đồng ASEAN

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội

thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ, liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn

mở rộng hợp tác với bên ngoài

Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng

Văn hóa - Xã hội Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu

thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất là sáng kiến liên kết ASEAN IAI) được lồng ghép vào nội dưng của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN

Cộng đồng Chính trị - An nỉnh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh

ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngồi; khơng nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung

Kế hoạch hành động xây dựng APSC (được thông qua tại Cấp

cao ASEAN-10, tháng 11/2004) đã khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội và để ra 6 lĩnh vực hợp tác chính gồm: (¡) Hợp tác chính trị; (1) Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng

xử; (ii) Ngăn ngừa xung đột; (iv) Giải quyết xung đột; (v) Kiến tạo

hòa bình sau xung đột; và (vi) Cơ chế thực hiện Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây dựng APSC Các nội dung hợp tác trong Kế hoạch tổng thể cơ bản dựa trên các nội dung đã nêu trong

Trang 29

30 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

Để triển khai Kế hoạch tổng thể, Hội đồng APSC họp lần thứ hai tháng 7/2009 tại Phuket (Thái Lan), đã nhất trí tập trung thực hiện 13 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có triển khai DỌC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị

trường chưng duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài

Trên cơ sở kết quả xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

(AFTA), ASEAN đã nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể về AEC với những đặc điểm và nội dung sau:

Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành: (ï) Một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; (i) Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; (ii) Một khu vực phát triển

kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); (v) Một khu vực ASEAN hội nhập đẩy đủ vào nền kinh tế toàn cầu Đồng thời, ASEAN nhất trí để ra Cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể

Để đẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng Kinh tế (AEC), ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng trụ cột này, là một bộ phận trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua

tại Hội nghị cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009), với các quy định chỉ

tiết về định nghĩa, quy mô, cơ chế và lộ trình thực hiện AEC

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn để liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ

Trang 30

Chương II Hiệp hội các quốc gia Dong Nam A (ASEAN) 31

loạt biện pháp và hoạt động cụ thể đã được để ra trong từng lĩnh vực

hợp tác này Theo đó, hợp tác ASEAN đã và đang được đẩy mạnh

trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch, Tuy nhiên, khó khăn lớn

nhất trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về ASCC là thiếu nguồn lực

2.3 Những giai đoạn phát triển chính của ASEAN Giai đoạn thứ nhất (1967 - 1975)

1967 — 1975 la giai đoạn ASEAN thực tập trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ và điểu chỉnh chính sách nhằm đáp ứng với những thay đổi trong tình hình thế giới và khu vực Vào cuối những năm 60, tình hình nội bộ của các nước ASEAN trở nên phức tạp, xung đột quyền lợi giữa các sắc tộc và tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong nội bộ các nước ASEAN đã tạo ra bầu không khí căng thẳng trong quan hệ giữa các nước thành viên! Tuy nhiên, nếu tình hình nội bộ của ASEAN gây nhiều trở ngại cho đoàn kết Hiệp hội, thì trái lại, hoàn cảnh quốc tế lúc đó có ảnh hưởng lớn, làm tăng khả năng gắn kết giữa các nước thành viên, giúp các nước ASEAN vượt qua những bất đồng bên trong

Tháng 1/1968, Anh tuyên bố sé rút quân sớm hơn khỏi Đông

Nam Á Mỹ sa lầy ở cuộc chiến Việt Nam, buộc phải ngồi vào bàn

đàm phán Paris Và từ tháng 6/1969, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Nam Việt Nam, điều chỉnh chiến lược và giảm cam kết với châu Á ASEAN không muốn theo Mỹ, đồng thời không muốn bị cuốn vào cuộc chiến tranh Đông Dương Trong khi đó, Liên Xô tích cực triển khai chiến

lược châu Á với ý đồ kiểm chế Trung Quốc, chia sẻ ảnh hưởng với

Mỹ ở khu vực này bằng cách đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh

tập thể ở châu Á và cho hải quân vào hoạt động ở Ấn Độ Dương

1 Khaw Guat Hoon The Evolution of ASEAN, 1967 — 1975 The ASEAN reader

Trang 31

32 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

Trước tình hình ấy, các nước ASEAN đã tìm cách đưa ra một số

biện pháp đối phó để đám bảo an ninh và phát triển của mình

ASEAN ra tuyên bố ZOPEAN (Tuyên bố Kuala Lumpur ngay

27/11/1971) thể hiện quyết tâm xây dựng Đông Nam Á thành một

khu vực hòa bình, tự do, trung lập Hai nước Indonesia và Malaysia

ra tuyên bố chung về eo biển Malacca, coi đây là vùng thuộc chủ

quyền và lãnh hải hai nước chứ không phải là eo biển quốc tế để tránh tranh chấp và xung đột Từ năm 1972, một số nước ASEAN chủ trương tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô,

nhưng không đáp ứng lời đề nghị của Liên Xô về an ninh tập thể châu Á

Về quan hệ nội bộ, ASEAN đã thúc đẩy các cuộc họp và tham

khảo ý kiến của các nước thành viên nhằm tăng cường hiểu biết, giảm bớt bất đồng, giải quyết bằng thương lượng các tranh chấp giữa

các hội viên như tranh chấp Sabah giữa Malaysia và Philippines hay tranh chấp giữa Malaysia và Singapore về biên giới biển

Về hợp tác phát triển kinh tế trong ASEAN, giai đoạn này

ASEAN làm được tất ít về hợp tác kinh tế, cho dù đây là mục tiêu

chính của việc thành lập tổ chức Khi mới thành lập, ASEAN gợi ý 1343 công trình cùng nhau hợp tác sản xuất, nhưng mới thực hiện

được 238 công trình như sản xuất radio, tivi, vận tải, giao thông liên

lạc Tuy nhiên, kinh tế đối ngoại bắt đầu phát triển mạnh Từ năm

1968 - 1970, Mỹ viện trợ cho các nước ASEAN 2 tỷ USD, từ năm 1967

đến 1972, Nhật viện trợ 1,1 tỷ USD Đơn cử kim ngạch buôn bán của ASEAN với Mỹ, Nhật và EEC trong giai đoạn này, Năm 1985 Năm 1975 Với Mỹ 1,3 tỷ USD 7,5 tỷ USD Với Nhật 1,3 tỷ USD 5 tỷ USD Với EEC 986 triệu USD 6,5 tỷ USD

Trang 32

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 33

Giai đoạn thứ hai (1975 — 1978)

Chiến tranh Đông Dương kết thúc và thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương đã làm biến đổi cục diện của khu vực Đông Nam Á ASEAN thực hiện chính sách “bán anh em xa, mua láng giéng gần”, và cuối năm 1975, ASEAN công nhận Campuchia, Lào và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Một số nước trong ASEAN nới lỏng quan hệ liên minh quân sự với Mỹ (như giải tán SEATOI, yêu cầu Mỹ rút quân khỏi các căn cứ

quân sự ở Thái Lan ) Điều này đã tạo thuận lợi cho việc phát triển quan hệ ngoại giao giữa ASEAN và các nước Đông Dương Trong thời kỳ này, các nước ASEAN đã hoàn thành việc đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô Tuy nhiên, ASEAN vẫn không nhiệt tình hưởng ứng đề nghị của Liên Xô về chủ trương an nỉnh tập thể châu Á

Về hợp tác kinh tế, kinh tế ASEAN đã có bước phát triển mới Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Malaysia là 7,7%, Singapore là 10%, Indonesia là 7,8% và Thái Lan là 7,5% Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa các nước trong tổ chức vẫn chưa mật thiết Kim ngạch ngoại thương giữa các nước ASEAN năm 1975 là 15%, đến năm 1977 chỉ tăng lên 15,5% ASEAN thỏa thuận xây dựng 5 công trình công nghiệp hỗn hợp, nhưng chỉ thực hiện được 2 nhà máy vào giữa những năm 1980

VỀ kinh tế đối ngoại, ASEAN chủ trương dùng “sức mạnh của cả

tập thể“ để tranh thủ các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, EEC, Nhật

giúp đỡ về kinh tế, thương mại Kết quả, kim ngạch buôn bán với Mỹ và EEC đều tăng

Giai đoạn thứ ba (1979 — 1989)

Trong thời kỳ này, hầu như hoạt động của ASEAN tập trung giải quyết vấn để Campuchia Lúc này, tình hình chính trị của một số

nước ASEAN nhìn chung chưa thật ổn định Mặt khác, lo ngại về khả

! SEATO là tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á gồm các nước Mỹ,

-Anh, Pháp Úc, New Zealand, Philippines, Thái Lan, Pakistan, được thành lập theo

sáng kiến của Mỹ ngày 8/9/1954, và giải tán vào ngày 30/6/1977

Trang 33

34 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

năng quân sự của Việt Nam sau sự kiện Campuchia năm 1979, các

nước ASEAN đều tăng cường lực lượng vũ trang Trong các năm 1979 - 1982, ngân sách quốc phòng của các nước ASEAN tăng mạnh: Malaysia tăng 200%, Indonesia tăng 500%, ngân sách quốc phòng của Thái Lan chiếm 20% tổng ngân sách nhà nước!

Sau khi Việt Nam giúp đỡ các lực lượng yêu nước Campuchia giải phóng Phnompenh và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời, ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với Việt Nam Giai đoạn 1979 — 1984 là thời kỳ căng thẳng nhất trong mối quan hệ giữa Việt

Nam và ASEAN Tuy nhiên, đầu năm 1985, Indonesia được cử thay mặt ASEAN làm người đối thoại trực tiếp với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia

Nhìn chung về mặt chính trị, tuy có diễn biến hết sức phức tạp ở khu vực trong thời kỳ này nhưng với sự tích cực của các nước ASEAN, Việt Nam và nhiều nước khác, tình hình Đông Nam Á vẫn giữ được ổn định, vấn để Campuchia được giải quyết bước đầu khá tốt đẹp Quan hệ Việt Nam, Lào và ASEAN được cải thiện

Về nội bộ tổ chức: Ngày 31/12/1983, Brunei chính thức thành một nước độc lập Ngày 1/1/1984, Brunei gửi đơn xin gia nhập ASEAN, và ngày 7/1/1984, Brunei trở thành thành viên chính thức thứ 6 của Hiệp hội

- Về kinh tế:

_ Các nước ASEAN đều tập trung vào phát triển kinh tế, nên có bước phát triển cao Quan hệ giữa các nước ASEAN tuy được tăng cường hơn, nhưng nhìn chung kết quả chưa đạt như mong muốn Sự hợp tác cụ thể nhất và vẫn đang được thực hiện giữa các nước ASEAN là khu vực mậu dịch tự do AFTA Đến năm 1980, tất cả các

nước ASEAN đã tham gia vào việc miễn giảm thuế quan chung Tuy nhiên, việc buôn bán giữa các nước ASEAN tiến triển chậm Tổng kim ngạch ngoại thương ASEAN từ 15,5% (năm 1977) chỉ tăng lên

18% (năm 1984) :

Trang 34

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 35 Kinh tế đối ngoại tiếp tục được tăng cường, và có bước phát

triển mới Năm 1985, đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN chiếm khoảng

13,5% tổng số vốn đầu tư của Nhật trên thế giới và 70% tổng số vốn đầu tư của nước này vào châu Á Sau Nhật Bản, Mỹ là nước có số vốn đầu tư lớn thứ hai Các nước EEC cũng tăng cường đầu tư vào

ASEAN nhiều hơn so với thời gian trước

Giai đoạn thứ tư (1990 — 1995)

Những biến chuyển mạnh mẽ trên thế giới sau sự tan rã của Liên

Xô và các nước XHCN Đông Âu đã có tác động lớn đến khu vực

Đông Nam Á nói chung và tổ chức ASEAN nói riêng Tình hình này

đặt ra cho ASEAN nhiều cơ hội và thách thức mới Trước đây, chuẩn

mực cao nhất trong quan hệ quốc tế là cùng ý thức hệ chính trị hay

khác ý thức hệ chính trị Khi trật tự thế giới hai cực mất đi, trật tự thế giới mới chưa hình thành, sự tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc

tế diễn ra chủ yếu dựa trên sự trùng hợp về lợi ích dân tộc trên từng van đề, từng lúc, từng nơi

Phần lớn các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách đối

ngoại của mình theo ba xu hướng chung:

e_ Ưu tiên phát triển kinh tế

e Da dang hda quan hệ đối ngoại: không phân biệt chế độ chính

trị - xã hội, việc xác định bạn - thù và mức độ quan hệ trở nên

rất linh hoạt

e© Tăng cường hợp tác khu vực

Nét nổi bật đối với Đông Nam Á là từ đầu năm 1990 đã giải quyết

cơ bản sứ mệnh hòa bình về Campuchia Tổng tuyển cử tháng 5/1993 ở

Campuchia không chỉ thành lập Vương quốc Campuchia mà còn loại

trừ nguy cơ xung đột, làm dịu bầu không khí ở Đông Nam Á

Về nội bộ: Ngày 22/7/1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN Ngày 28/7/1995, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội Lần đầu tiên ASEAN bao gồm các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau,

Trang 35

36 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN

Về kinh tế: Đây là thời kỳ kinh tế ASEAN phát triển mạnh mẽ

hơn bao giờ hết

Bảng: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của ASEAN từ 1991 đến 1995 Nước 1991 1992 1993 1994 1995 Brunei 4 -1.1 0,5 1,8 2,0 Indonesia 7 6,5 6,5 7.3: 74 Malaysia 8,7 7,8 8,3 8,7 9,4 Philippines -0,6 0,3 2,1 4,3 5,2 Singapore 6,7 6,0 10,1 10,1 7,8 Thai Lan 8,4 7,9 8,2 8,4 | 8,8

Nguồn: Téng hop tir tap chi Trién vong kinh tế thế giới (số tháng 10/1995) của Quỹ Tiển tệ Quốc tế và tạp chí Triển vong kinh tế Thái Bình Dương

của Hội đồng Kinh tế Thái Bình Dương

Trong suốt 5 năm (1991 - 1995), kinh tế các nước thành viên

ASEAN (trừ Philippines) đều tăng trưởng liên tục với tỷ lệ năm sau

cao hơn năm trước Tốc độ trung bình của Singapore đạt 8%,

Malaysia đạt 8,3%, Thái Lan đạt 8,3%, và Indonesia đạt 7% Nếu tính

ra thành tiền, trong thời gian này, tổng sản phẩm trong nước của Indonesia đã tăng gấp 2 lần Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho các

thành viên ASEAN tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng dự trữ ngoại tệ

và cải thiện một bước đời sống nhân dân Trong 20 năm (từ 1976 đến

1995), số vốn đầu tư trong nước của Indonesia tăng lên gần gấp 10 lần, Malaysia tăng gần 15 lần Philippines là nước tăng ít nhất cũng được 3 lần Thu nhập bình quân tính theo đầu người của Thái Lan tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm, từ 1.451,8 USD (năm 1990) lên đến

2.819,1 USD (nam 1995), con số tương ứng của Malaysia là từ 2.398

USD lên 4226 USD, 5ingapore từ 13.803 USD lên 28.517,8 USD,

Indonesia từ 568 USD lên 1.032 USD!

! Nguyễn Duy Quý, 2001 Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định va phat triển bên

Trang 36

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 37

Vào năm 1993, trung bình cứ 1000 đân Prunei có 511 máy thu hình, Indonesia là 210, Malaysia là 581, Thái Lan là 302, Philippines là 190 và Singapore là 1025 máy thu hình Mức sống và điều kiện sống - tốt hơn đã giúp các nước ASEAN nâng cao tuổi thọ cho công đân của mình Theo số liệu về phát triển nguồn nhân lực của UNDP, năm

1997, tuổi thọ trung bình của Indonesia là 64, Malaysia là 71, Philippines là 6ó, Thái Lan là 69 và Singapore là 761

Một điều đáng nói về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN là sau 4 thập niên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các nước này đã thành công trong việc chuyển đổi cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa Nếu đầu thập niên 60 của thế ky XX, các nước ASEAN đều là nước nông nghiệp lạc hậu, thì cuối những năm 1980, phần lớn các nước ASEAN đã trở thành các nước công nghiệp mới (như Singapore) hoặc công - nông nghiệp khá phát triển (như Malaysia, Thái Lan)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế các nước ASEAN, quá trình hợp tác kinh tế cũng được đẩy mạnh hơn so với

thời kỳ trước Đặc biệt là sự ra đời của các “tam/tứ giác phát triển”

Các nhà kinh tế thế giới gọi các “tam/tứ giác phát triển” là “khu chuyển tiếp kinh tế“ Nó có tác dụng tạo cơ hội thuận lợi cho các

nước, chia sẻ và bổ sung cho nhau nguồn vốn, lao động và công nghệ, tạo nên những khu vực kinh tế với các ngành công nghiệp

hướng xuất khẩu, và là nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngồi Đơng Nam Á đã hình thành 4 tam/tứ giác phát triển lớn là:

- Tam giác phát triển phía Nam gồm bang Joho (Malaysia), Singapore va dao Riau (Indonesia) -

- Tam giác phát triển phía Bắc gồm bang Penang (Malaysia), 5 tỉnh phía Nam của Thái Lan và Sumatra (Indonesia)

- Tam giác phát triển phía Đông gồm bang Sabah, Sarawak (Malaysia),

Mindanao (Philippines) và Kalimantan và Sulavedi (Indonesia)

Trang 37

38 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN - Tứ giác phát triển gồm Thái Lan, Lào, Myanmar và Trung Quốc

(ngoai ASEAN)

Sự ra đời của các tam giác và tứ giác phát triển là biểu hiện bước

đầu của sự hình thành thị trường chung ASEAN và Đông Nam Á Tại hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 26 (tháng 7/1993),

ASEAN khẳng định lại quyết tâm thực hiện kế hoạch lập khu mậu dich ty do cua ASEAN (AFTA), được quyết định từ năm 1992

Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển mạnh Có thể nói đây là

thời kỳ mà các nước Mỹ, Nhật, EC, Hàn Quốc, đầu tư buôn bán với ASEAN sôi nổi nhất từ trước đến giờ ASEAN đã cố gắng

chuyển mối quan hệ hợp tác với các nước đối thoại từ chỗ nhận viện

trợ sang hợp tác đôi bên cùng có lợi ASEAN chủ động hơn trong

việc tham gia các dự án từ khâu lập dự án, thực hiện và kiểm tra dự

án Các nước đối thoại cũng tích cực hơn trong việc chuyển giao công nghệ cho ASEAN

Giai đoạn thứ năm (1995 - 2000)

Tháng 7/1997, ASEAN kết nạp Lào và Myanmar làm thành viên

chính thức Năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội này Lần đầu tiên trong lịch sử lâu đời của khu vực, tất cả

các quốc gia Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức vì mục tiêu

hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vì lợi ích của mỗi nước thành viên cũng như của toàn khu vực

~Về kinh tế:

Cuộc khủng hoảng tài chính tiển tệ Đông Nam Á đã phá hoại các nền kinh tế ASEAN và làm tan vỡ không ít những cố gắng của các

nước này trong phát triển kinh tế những năm qua

Diễn biến: Bắt đầu từ tháng 1/1996, các làn sóng tấn công đồng

baht đã được tiến hành với mục đích buộc Ngân hàng Thái Lan phải

phá giá đồng tiển này Để bảo vệ đồng baht, Ngân hàng Thái Lan quyết định dốc các đồng tiền dự trữ của mình Cho đến tháng 5/1997,

24 tỷ USD dự trữ đã được Ngân hàng Thái Lan tung ra để giữ giá cho

Trang 38

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 39

ngày 2/7/1997, Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng baht Chỉ một ngày sau, đồng baht đã mất giá đến 20%, và sụt giá 40% trong những ngày tiếp theo Các nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore đều là các nước ASEAN có mức độ liên kết kinh tế cao với Thái Lan và đều có hệ thống kinh tế mở, nhạy cảm, nên hiệu ứng suy thoái từ cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đã ảnh hưởng lan truyền mạnh mẽ đến các nước này Ngày 11/7/1997, sau khi bỏ 1 tỷ USD để giữ giá cho đồng peso nhưng thất bại, chính phủ Philippines đành tuyên bố thả nổi đồng tiền của mình Ở Malaysia, đồng ringit cũng bị tấn công Để

cứu đồng tiền của mình, chính phủ nước này đã bỏ ra 3,4 tỷ USD Tuy nhiên, tới ngày 11/8, đồng ringit cũng bị bỏ mặc Ba ngày sau,

đông rupiah của Indonesia cũng chịu chung số phận Ngày 19/8/1997, đến lượt Singapore tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối Khủng hoảng tài chính đã lan ra khắp các nước thành viên ban đầu của ASEAN, và đe dọa kéo các nước xung quanh vào vòng ảnh

hưởng của nó :

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, một trong những tồn tại lớn trong quá trình phát triển của ASEAN là hiệu năng đầu tư thấp, có nghĩa là sự tăng trưởng nhanh do sử dụng các yếu tố đầu vào (như nhiều vốn đầu tư, nhiều lao động), chứ không phải do tăng năng suất Để nền kinh

tế luôn trong tình trạng khỏe khoắn và tăng trưởng đều đặn, các nước ASEAN ó6! phải tìm mọi cách thường xuyên tăng thêm đầu vào Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, do vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách của các nước lớn, ASEAN 6 đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của nhiều cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu Bởi vậy, các nước này đã thu được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, những điều kiện khách quan thuận lợi trên không còn nữa Với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu XHCN, quan hệ giữa các cường quốc

Trang 39

40 BÁO CHÍ CÁC NƯỚC ASEAN trên thế giới đã chuyển từ đối đầu sang quan hệ đối tác chiến lược,

vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau để phát triển kinh tế Sự biến đổi trong quan hệ giữa các nước lớn làm cho vị trí của Đông Nam Á trong chính sách toàn cầu và khu vực của các cường quốc không còn quan trọng như trước đây Việc này kéo theo sự quan tâm của các nước lớn đối với Hiệp hội này cũng giảm theo Mỹ bắt đầu đặt ra những điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa của ASEAN 6 xuất khẩu sang thị trường Mỹ Bắt đầu từ năm 1995, EU cũng áp dụng một Hệ thống ưu đãi chung mới, theo đó, hàng loạt hàng hoá cua ASEAN ó6 bị loại khỏi danh sách ưu đãi khi xuất khẩu sang thi trường của Liên minh Châu Âu

Thứ hai, do hầu hết các nước đang phát triển đều mở cửa để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên nguồn EDI trên phạm vi

toàn cầu đã trở nên khan hiếm Điều này đặt ASEAN vào cuộc cạnh

tranh hết sức gay gắt Đơn cử, giá lao động và giá thuê đất ở đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc) thấp hơn 40% so với Bantam (Indonesia) Tình trạng bất cập về nguồn nhân lực có kỹ năng ở ASEAN làm nản

lòng các nhà đầu tư muốn xây dựng các cơ sở sản xuất sử dụng công

nghệ cao ở các nước này Chẳng hạn, hãng General Motor dự kiến đầu tư 750 triệu USD vào một nhà máy chế tạo xe hơi ở Malaysia,

nhưng để triển khai dự định đó, hãng phải gửi 500 công nhân Malaysia ra nước ngoài đào tạo tay nghề Thực tế này làm cho sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách là thị trường đầu tư giảm sút, nguồn

FDI chảy vào các nền kinh tế ASEAN giảm đi từ năm 1992 Để giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, ASEAN không còn cách nào khác - là m kiếm nguồn đầu tư gián tiếp của nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế Nợ nước ngoài của ASEAN 6 ngày càng tăng Nợ nước ngoài của Thái Lan chiếm tới 40% GDP, của Philippines là 50% và của Malaysia là 39% Phần lớn số tiển vay nợ này được đầu tư vào thị trường bất động sản chứ không phải để nâng cao khả năng khoa học và công nghệ của các nước này

Trang 40

Chương II Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 41

triển tư bản chủ nghĩa 'ở các nước ngày đã trở thành một lực lượng xã hội đáng kể, nắm trong tay một phần không nhỏ của cải xã hội và các quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng lại không được chia sẻ quyển lợi

chính trị đang nằm trong tay các tập đoàn chính trị, các nhà lãnh đạo

quân sự Sự bất bình của tầng lớp trung lưu ở ASEAN 6ó đã nhiều lần

bột phát thành các xung đột xã hội mà điển hình là cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia

Thứ tư, mô hình phát triển mà các nước ASEAN 6 theo đuổi dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái Đơn cử, tốc độ phá hủy rừng của Thái Lan là 1 triệu ha/năm, Philippines là 0,5 triệu ha/năm, Malaysia là 0,4 triệu ha/năm! Quá trình công nghiệp hóa gấp gáp không cho phép nhiều nước ASEAN nghĩ tới việc để ra các giải pháp đồng bộ để xử lý phế thải công nghiệp, khiến tình trạng ô nhiễm không khí, và nguồn nước sạch lên tới mức báo động ở nhiều nước ASEAN

Mô hình phát triển của ASEAN phần nhiều là những mô hình phát triển không bền vững Tính chất không bền vững đã ngày càng bộc lộ khi các nước này phải đối diện với những thay đổi bất lợi trong môi trường kinh tế, và thương mại quốc tế nửa sau những năm 90 của thế kỷ XX

Tác động của cuộc khủng hoảng:

- Về phương diện kinh tế - xã hội: Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, tiền tệ sụt giá đã gây thiệt hại hơn 300 tỷ USD cho các nước ASEAN

Thái Lan thiệt hại khoảng 5.000 tỷ baht (khoảng 120 tỷ USD) 5 tháng đầu năm 1998, có 3.916 công ty với tổng số vốn đăng ký 283,2 triệu USD ngừng hoạt động, trong đó 522 công ty phải đóng cửa Đến

cuối năm 1998, đã có 3 triệu người Thái Lan bị thất nghiệp, chiếm hơn 5,6% lực lượng lao động trong xã hội Cuộc khủng hoảng này được coi là trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay

1 Nguyễn Duy Quý, 2001 Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định uà phát triển bên

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w