1/2 LAR XU HUONG BIEN DOI
| ~ CO CAU XA HOI
Trang 5CHỦ BIÊN
GS TS Ta Ngoc Tan
NHUNG NGUOI THAM GIA
TS Tran Van Chién GS TS Nguyễn Dinh Cu PGS TS Khổng Diễn TS Phạm Việt Dũng PGS TS Héng Dương TS Ha Quang Ngoc ~
PGS TS Tran Quang Nhiép
PGS TS Mai Van Hai
GS TS Dang Canh Khanh
Trang 6LỮI NHÀ XUẤT BẢN
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cơ cấu xã hội Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn biến đổi quan trọng: Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (194 - 1954), giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thống
nhất nước nhà (1954 - 1975), giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung quan liêu, bao cấp (ở miền Bắc là từ năm 1954 và trong cả nước là từ năm 1975 đến năm 1985), giai
đoạn đổi mới (từ năm 1986 đến nay) Trong tiến trình phát
triển, mỗi khi chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác,
không chỉ các yếu tố khác nhau của cơ cấu xã hội đều có sự biến đổi mà mỗi sự biến đổi còn đặt ra không ít vấn dé có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của xã hội Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa; hiện đại hóa đất nước, vì một xã hội thực sự dân
chủ, công bằng, văn minh, điều đó cũng có nghĩa là xã hội chúng
ta cũng có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các phương diện:
Trang 7sự mất cân bằng giới giữa nam và nữ; sự bất bình đẳng giữa lao
động trí óc và lao động chân tay; vấn để di đân tự do từ nông thôn ra thành thị; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ở nhiều nơi đang là vấn đề nổi cộm
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Xư hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam do GS.TS Ta Ngoc Tan chủ biên Cuốn sách đã mô tả, phân tích
thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam từ ñăm 1945 đến
năm 2010 (qua bốn giai đoạn phát triển của lịch sử); nghiên
cứu, phát hiện những nguyên nhân bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan đã tác động và làm biến đổi cơ cấu xã hội ở từng giai đoạn cụ thể; qua đó các tác giả đã đánh giá
những tác động của biến đổi cơ cấu xã hội trong 25 năm đổi mới (1986 - 2010) cả tích cực và tiêu cực đối với tiến trình lịch sử, từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp cho sự phat triển của
đất nước trong những năm sắp tới; một vấn đề quý báu, đó là cuốn sách đưa ra dự báo xu hướng, đồng thời góp phần xác định
mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự biến đổi cơ cấu xã hội một cách tích cực để phát triển đất nước một cách bền vững trong những năm sắp tới
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc
Tháng 2 năm 2013
Trang 8Mo DAU
Lịch sử hiện đại Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã trải
qua những giai đoạn quan trọng: giai đoạn kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm (1945-1954),
giai đoạn cả hai miễn Nam - Bắc tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai nhằm thống nhất nước nhà (1954-1978), đồng thời giai đoạn cải tạo xã hội
chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (từ năm 1954), giai đoạn giành độc lập, thống nhất nước nhà
và cả nước xây đựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, bao cấp (1975-1986) và hiện nay là giai đoạn
thực hiện đường lối đổi mới (1986 đến nay) Trong quá
trình lịch sử đó, mỗi khi chuyển từ giai đoạn này sang giai
đoạn khác, không chỉ các yếu tố khác nhau của cơ cấu xã
hội đều có sự biến đổi, mà mỗi sự biến đổi này còn đặt ra không ít vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình
phát triển của xã hội Việt Nam
Đặc biệt, khi đất nước ta chuyển từ giai đoạn xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
Trang 9hóa, hiện đại hóa; từ một lối sống lấy phong tục, tập quán
làm chuẩn mực sang một lối sống lấy luật pháp, pháp lý làm chuẩn mực; từ một xã hội khép kín sang một xã hội tộng mỏ, sẵn sàng “là bạn” với tất cả các quốc gia, dân tộc
khắp thế giới, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi - thì xã hội
Việt Nam cũng có sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các
phương diện: giai cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc, tôn
giáo, v.v Su biến đổi này đương nhiên là một nhân tố tích
cực, nó góp phần làm thay đổi căn bản mọợi mặt đời sống của người dân trên mọi miền đất nước Nhưng cùng với
những biến đổi tích cực này, hàng loạt vấn để kinh tế - xã hội cũng đã đặt ra, đó là khoảng cách giàu - nghèo ngày
càng gia tăng, sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị,
giữa miễn xuôi và miển núi, sự mất cân bằng giới giữa
nam và nữ, sự bất bình đẳng giữa lao động chân tay và lao
động trí óc, vấn để di đân tự do từ Bắc vào Nam, từ nông thôn ra thành thị, rồi các vấn để về dân tộc, tôn giáo và
nhiều vấn đề khác nữa Đây là những chủ để mà trong dư
luận xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông
hằng ngày người ta vẫn thường nói đến
Tuy nhiên, trong thực tế, sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới diễn ra như thế nào? Lý do xã
hội nào quy định sự biến đổi đó? Các vấn để kinh tế - xã
hội đặt ra theo đó là gì? Tần số và cường độ của chúng ra
sao? Những ảnh hưởng - kể cả tích cực và tiêu cực - của chúng đến đâu? Đó là những câu hổi đặt ra, đồi hỏi phải được nghiên cứu và trả lời một cách thấu đáo trên phương
điện khoa học
Trang 10Từ Đại hội lần thứ VII, Đẳng ta đã xác định một nhiệm vụ to lớn là phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp Như vậy, cùng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa, thì một nước công
nghiệp sẽ là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng quy định sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong giai đoạn phát triển 2011-2020 Nhưng sự biến đổi này sẽ diễn
ta theo xu hướng nào? Các vấn đề kinh tế - xã hội kéo theo
nó là gì? Làm thế nào để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chúng?
Những kinh nghiệm và bài học rút ra trong tiến trình biến
đổi cơ cấu xã hội ở các giai đoạn trước, nhất là giai đoạn
1986 - 2010, có giúp ích gì cho sự biến đổi ở giai đoạn mới
này không? Nếu giúp ích được thì những kinh nghiệm và
bài học đó cần phải được quán triệt ra sao? Rõ ràng, thêm một lần nữa thực tiễn đời sống đang đặt ra cho các nhà khoa học, nhất là khoa học xã hội, nhiều câu hỏi cần phải giải đáp, nhằm góp phần vào sự phát triển của đất nước
theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” như Đảng ta đã đề ra
Cũng cần nói rằng, không phải cho đến bây giờ vấn đề
biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam mới được đặt ra Trước
đây, nhất là từ khi đổi mới, nhiều người đã quan tâm đến vấn đề này và nhiều công trình cũng đã được công bố Tuy
nhiên, do mỗi nhà nghiên cứu đều xuất phát từ góc nhìn
của chuyên môn hẹp, cách tiếp cận và phương pháp không
Trang 11mặc dù các nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội ở từng
khía cạnh thì nhiều, song bức tranh tổng thể về biến đổi
cơ cấu xã hội Việt Nam đến nay vẫn còn bỏ trống
Mục tiêu của việc nghiên cứu những biến đổi cơ cấu xã
hội Việt Nam là phân tích biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi cũng như những
tác động của sự biến đổi ấy đến sự phát triển của đất nước từ
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn đổi mới (1986-2010), và dự báo xu hướng biến đổi
xã hội 10 năm tiếp theo (2011-2020), qua đó rút ra những
kinh nghiệm và bài học làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạch định hoặc điểu chỉnh chính sách nhằm tạo lập sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam một cách tích cực
và bền vững trong thời gian tới
Đối tượng của nghiên cứu này là xu hướng biến đổi cơ
cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, được thể hiện
ở 5 thành tố cơ bản, đó là: 1- Cơ cấu xã hội - giai cấp; 9- Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp; 3- Cơ cấu xã hội - dân số;
4- Cơ cấu xã hội - dân tộc (hay tộc người);
ð- Cơ cấu xã hội - tôn giáo
Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu được trải rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam Về thời gian, phạm vi của nó kéo đài suốt từ năm 1945 đến năm 2020, trong đó trung
tâm nghiên cứu là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới 1986-2010, giai đoạn trước đó là cơ sở so sánh và giai đoạn
Trang 12Nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã hội, hay nói rộng ra là
biến đổi xã hội, về thực chất, là một nghiên cứu lịch đại
Mà nghiên cứu lịch đại, cố nhiên ngoài các thông tin mới
được thu thập qua điều tra điển đã còn phải dựa vào các
nguồn số liệu, các dữ kiện được lưu giữ qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau Để đáp ứng yêu cầu này, ngoài các tài
liệu có được do nghiên-cứu, khảo sát nhóm, tác giả đã sử
dụng các nguôn tài liệu đã công bố, như:
- Các cuộc tổng điểu tra đân số các năm 1979, 1989,
1999, 2009;
- Các số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê, đặc biệt là các cuộc khảo
sát mức sống dân cư VLSS 1993-1998; VHLSS 2002-2004-
2006-2008;
- Các kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề của các
tác giả đi trước;
- Các số liệu thống kê được lưu giữ từ thời Pháp thuộc,
hoặc các số liệu thống kê của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và của chính quyền Sài Gòn thời đất nước còn
chia cắt;
- Các kinh nghiệm và bài học về biến đối cơ cấu xã hội
ở Liên bang Nga, Trung Quốc, Thái Lan, v.v
Nhằm bổ sung các số liệu còn thiếu hụt ở giai đoạn
này hay giai đoạn khác, đồng thời để có thêm ý tưởng
trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổ chức các hội
thảo khoa học, các cuộc tọa đàm với các nhà lãnh đạo,
quản lý, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, như sử học, triết học, xã hội học, kinh tế học, dân tộc học, dân
Trang 13Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng hỏi qua mẫu ngẫu nhiên Tổng số người được
phỏng vấn là 1.680, thuộc 6 tỉnh, bao gồm: Hà Nội, Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và
Đồng Tháp
Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn để cơ
bản sau đây:
- Mô tả, phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta từ năm 194ð đến năm 2010 qua các giai đoạn khác
nhau: 1945-1954, 1954-1975, 1975-1985 và 1986 đến nay
trên các phương diện: giai cấp, nghề nghiệp, dan sé, dan
tộc và tôn giáo, trong đó đặc biệt chú trọng gia1 đoạn 1986
đến nay, tức là giai đoạn đổi mới toàn điện của đất nước
- Nghiên cứu, phát hiện những nguyên nhân bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan (về môi trường, khí hậu, kinh tế, chính trị, văn hóa) đã tác động và làm biến đổi cơ cấu
xã hội ở từng giai đoạn cụ thể Nói cách khác, cần phải làm sáng tỏ xem các nhân tố xã hội nào đã định hướng, nhào nặn hay ảnh hưởng đến sự biến đổi cơ cấu xã hội như trên
- Đánh giá những tác động của biến đổi cơ cấu xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2010) cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực đối với tiến trình lịch sử, từ đó rút ra những
bài học và kinh nghiệm giúp cho sự phát triển của đất
nước ở các giai đoạn tiếp theo
- Dự báo xu hướng, đồng thời xác định các mục tiêu,
quan điểm, định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự biến đổi cơ cấu xã hội một cách tích cực, nhằm góp phần vào sự phát triển đất nước một cách bền vững ở giai
Trang 14Sơ đồ 1: Lược đồ phân tích biến đổi
cơ cấu xã hội Việt Nam (1945 - 2010) và những ảnh hưởng
của nó đến sự phát triển xã hội Nguyên nhân dẫn đến biến đổi - Môi trường, khí hậu; - Xây dựng chủ nghĩa xã hội (kiểu cũ); - Sự nghiệp đổi mới: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ; Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, - Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơ cấu xã hội; - Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: Các lý do xã hội khác có trạng| thái X1 ở thời điểm t1 Z2 Cơ cấu| xã hội có trang | thai X2 ở thời điểm 2 Chú thích:
Tác động của cơ cấu xã hội ở thời điểm t2 đến hệ thống xã hội -_ Những tác động tích cực; Những tác động tiêu cực; -_ Những vấn đề ` đặt ra —>_ Chiểu tác động của các nguyên nhân dẫn đến biến đổi
ez Quá trình biến đổi cơ cấu xã hội từ thời điểm từ t, sang t¿
~-~-‡~_ Chiều tác động của cơ cấu xã hội ở trạng thái X; đến hệ thống xã hội
Trang 16Chương Ì
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA BIEN DOI
CO CAU XA HOI
I- CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP GẬN
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI
1 Định nghĩa khái niệm
Công trình có hai khái niệm cần được định nghĩa để làm
cơ sở nghiên cứu là cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội
1.1 Cơ cấu xã hội
Trong các tài liệu về triết học và xã hội học, có nhiều định nghĩa về cơ cấu xã hội Một điểu dễ nhận thấy là mặc
dù xuất phát từ các góc nhìn khác nhau, song các định nghĩa này đều có những điểm chung nhất định Dưới đây
xin giới thiệu một số định nghĩa như thế
Từ điển xã hội học của T.Houll (Mỹ), định nghĩa cơ
cấu xã hội như sau: “Cơ cấu xã hội biểu thị: a) các mối
Trang 17cá nhân hay của nhóm mà mỗi một trong số đó đều có một
địa vị đặc biệt"
Trong Từ điển xõ hội học của Đức, định nghĩa: “Cơ cấu xã hội là: a) cơ cấu của xã hội hay, dưới đảng chung hơn, của hệ thống xã hội, và b) tổ chức những người chủ chốt
vào các quan hệ có trật tự thiết chế mà những tham số về cơ cấu quan trọng Nhat la tink” thé, vai tro Va dia vi"
(Redklif - Braun Hagel va cong su)
Bách khoa toàn thư triết học của Nga thời hậu
Xôviết định nghĩa về cơ cấu xã hội: “Theo nghĩa rộng của từ, cơ cấu xã hội biểu thị tổng thể những quan hệ
giữa các nhóm xã hội khác nhau (các giai cấp, các cộng
đồng, các tổ chức) và các thiết chế xã hội bảo đảm tính
ổn định tương đối trong xã hội Theo nghĩa hẹp - tổ hợp
những địa vị xã hội có liên hệ với nhau, mỗi một trong số đó đều có các quyển và các nghĩa vụ xác định, cần
thiết để hoàn thành vai trò xã hội Cơ cấu xã hội bảo đảm tính ổn định của hệ thống xã hội; sự tái sản xuất
bình thường của nó”
Ở nước ta, trong tác phẩm Cơ cấu xã hột uà phân tầng xã hội, tác giả Nguyễn Đình Tấn định nghĩa: Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ
thống xã hội nhất định - biểu hiện như là sự thống nhất
Trang 18nhóm với vị thế, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội và các
thiết chế
Như vậy, ngoài những điểm chung như là “hình thức
tổ chức bên trong”, là “các mối quan hệ tương đối ổn định”,
“có trật tự”, các định nghĩa còn cho thấy mạng lưới cơ cấu
xã hội ở nhiều cấp độ: cấp độ vĩ mô (của toàn quốc gia -
dan tộc), cấp độ trung mô (vùng miển, cộng đồng, đoàn
thể), và cấp độ vi mô (các nhóm nhỏ như gia đình, nhóm bạn ) Hơn thế, các định nghĩa như trên còn cho thấy các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội
Theo chúng tôi, dù xét dưới cấp độ nào, song nếu phân
tích một cách khái quát các định nghĩa cơ cấu xã hội nêu
trên, có thể thống nhất hai đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về mặt tổ chức - hệ thống, cơ cấu xã hội là hệ
thống những quan hệ tổ chức xã hội hợp thành một chỉnh thể thống nhất, là cái giữ xã hội thành một khối, không cho
phép nó phân chia ra thành những yếu tố riêng biệt (như các nhóm, các tổ hợp, hay là các cá nhân tách biệt)
Thú hai, về mặt phân tầng, cơ cấu xã hội - đó là tổng
thể các địa vị, các nhóm, các tầng lớp hay các giai cấp được
tổ chức theo một trật tự có phân cấp, tức là không bình đẳng trong việc sử dụng những nguồn dự trữ mà hệ thống
xã hội có được Trên thực tế, bất kỳ sự phân tích và mô tả nào về cơ cấu xã hội cũng đều đã và đang là sự mô tả các
hệ thống bất bình đẳng xã hội Nhưng, chính yếu tố bất
bình đẳng - như kinh nghiệm chỉ ra - lại thiết định sự
Trang 19Về cơ bản, những phân tích về cơ cấu xã hội trên đây
phù hợp với quan niệm của chúng tôi trong nghiên cứu 'này Tuy nhiên, để nhận thức sâu sắc hơn về mặt lý luận, qua đó giúp cho việc phân tích xu hướng biến đổi của cơ
cấu xã hội Việt Nam, cũng cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội
“=Whóm xã hội: Đó là một: tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, như cầu, lợi ích và những định hướng xã hội nhất định Nhóm xã hội thường được chia
thành bai loại: nhóm nhỏ và nhóm lớn Nhóm nhỏ là một
tập hợp gồm ít người, các thằnh viên quan hệ với nhau
trực tiếp và ổn định với tư cách cá nhân Whóm lớn là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành bởi những dấu
hiệu xã hội chung có liên quan đến đời sống trên cơ sở của
một hệ thống quan niệm xã hội hiện có Bên cạnh đó, người ta còn phân chia thành các cặp nhóm khác nhau
như: nhóm chính và nhóm phụ, chủ yếu và thứ yếu, căn bản và không căn bản
Trong các lý thuyết xã hội học về nhóm, chúng ta còn
bắt gặp sự phân chia nhóm thành nhóm quy ước và nhóm tự nhiên Mhóm quy ước là loại nhóm do con người tạo lập
vì những mục đích nhất định Nhóm tự nhiên là những
nhóm tổn tại thực một cách không hề tuân theo một chủ ý riêng trong đời sống xã hội Nhóm quy ước mang tính ước lệ, tạm thời, không bền vững và phụ thuộc vào ý muốn của
người tạo ra nó Nhóm # nhiên tồn tại, vận động và phát
Trang 20xã hội cần nhận thức đúng hai loại nhóm này bởi lẽ cơ cấu xã hội được tạo nên bởi các nhóm tự nhiên
Vị thế xã hội: VỊ thế hay còn được gọi thông thường là
vị trí trong cơ cấu xã hội Tuy nhiên, vị thế còn nói lên thế
và lực của chủ thể Vị thế quyết định chỗ đứng và phương thức ứng xử của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội Tùy theo các góc độ khác nhau mà mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có
những vị thế khác nhau Trong quan hệ xã hội, thường vị
thế nghề nghiệp mang ý nghĩa quan trọng hơn cả, nó quy định những đặc trưng của cá nhân hay nhóm xã hội
Vị thế xã hội có các đặc điểm: Không nhất thiết gắn với người có uy tín và địa vị cao; không phụ thuộc vào ý
kiến của mỗi người về bản thân; vị thế của mỗi người cần
đối chiếu hay gắn với những tiêu chuẩn khách quan của xã hội; vị thế của mỗi người là vị trí xã hội của người đó
được xã hội thừa nhận và suy tôn; vị thế mang tính ổn
định tương đối
Vị thế xã hội có các nguồn gốc: Dòng dõi, của cải, nghề
nghiệp, chức vụ và quyền lực; trình độ học vấn và các cấp
bậc, chức sắc tôn giáo, thân tộc Vị thế xã hội thường
được chia làm bốn loại: Vị thế tự nhiên, là những đặc
trưng, thiên chức mang tính chất mặc định, khó có thể thay thế, như chủng tộc, giới tính, tuổi Vị thế xã hội, là
những đặc trưng, vai trò, nghĩa vụ thuộc về đời sống văn
hóa - xã hội con người ta đạt được trong quá trình sản
xuất và sinh sống của mình Vị thế then chốt có thể do
chính bản thân tạo ra, nhưng cũng có thể do sự ưu tiên
Trang 21nào đó (như đẳng cấp, đòng đõi, thừa kế ) của xã hội Vị
thế không then chốt, đó là những vị thế không đóng vai trò quyết định đặc điểm hay bành vi ứng xử xã hội của
chủ thể
Vai trò xã hội: Đó là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế cụ thể Vai trò
là sự thể hiện một cách sinh động của vị thế trong những quan hệ nhất định Một vị thế, có thể có nhiều vai trò khác
nhau và vai trò sẽ thay đổi trong các quan hệ khác nhau,
cũng như vai trò sẽ thay đối khi vị thế thay đổi
Xã hội học về vai trò xã hội thường tập trung nghiên cứu các nội dung: Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện hay sắc thái khác nhau; vai trò không chỉ biểu hiện thành hành vi bên ngoài mà còn thể hiện những nội dung tỉnh thần bên trong; bất kỳ vai trò nào cũng tổn tại trong sự gắn bó với các vai trò khác; vai trò bao giờ cũng trong một khuôn khổ giới hạn nhất định, ngoài giới hạn đó, nó không còn là vai trò nữa; sự không phù hợp vai
trò của chủ thể dẫn đến căng thẳng và xung đột xã hội; vai
trò và nhân cách gắn bó mật thiết và quy định nhau trong
quan hệ xã hội; mỗi chủ thể bao giờ cũng có nhiều vai trò
khác nhau;
Có bốn loại vai trò xã hội: Vai trò chỉ định là vai trò được quy định một cách mặc định, chủ thể dù muốn hay không cũng không có quyền từ chối Vai trò lựa chọn là vai
trò có được do nỗ lực của chủ thể, chủ thể đành được nó
Trang 22điểm cụ thể nào đó Vai trò tổng quát là sự phối hợp các vai trò khác nhau của chủ thể tạo nên một vai trò chung
bao hàm trong đó ý nghĩa của nhiều vai trò khác
Mạng lưới xã hội: Xã hội là tổng hợp của các mối quan
hệ Mạng lưới là phức hợp các mối quan hệ của cá nhân,
nhóm, cộng đồng, các tổ chức Tất cả các mối quan hệ của
xã hội tạo nên mạng lưới xã hội Không cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức hay đoàn thể nào có thể đứng ngoài
mạng lưới xã hội Trong đời sống xã hội, con nigười phải xử
lý một phức hợp quan hệ xã hội luôn tổn tại một cách chang chịt với tư cách là mạng lưới xã hội Trong các mối quan hệ đó có những quan hệ đóng vai trò đặc biệt quan
trọng đối với vị thế và vai trò của chủ thể buộc họ phải thực hiện Tuy nhiên, trong đó cũng có rất nhiều mối quan
hệ không mang tính bắt buộc và đời hỏi con người phải
thực hiện -
Mạng lưới xã hội là một thành tố cơ bản cấu tạo nên cơ cấu xã hội Chính thông qua các mối quan hệ phức hợp
của mạng lưới xã hội mà cơ thể xã hội vận hành và biến
đổi Đặc biệt, qua mạng lưới xã hội, các thành viên xã hội
có thể chia sẻ, trao đối thông tin, kiến thức, nguồn lực để
tăng cường thêm sức mạnh cho bản thân, tổ chức và cả xã
hội Chính tính hài hòa hay rối loạn của mạng lưới xã hội
quyết định sự phát triển hay đình trệ của xã hội
Thiết chế xã hội: Theo nhà xã hội học Joseph H.Eichter, “một thiết chế là một cơ cấu tổ chức, tương đối có tính cách
Trang 23và thống nhất với mục đích thỏa mãn những nhu cầu xã
hội căn bản”'
Thiết chế xã hội nào cũng tạo thành một cơ cấu và
người ta có thể xem xét chúng theo cơ cấu bên trong và cơ
cấu bên ngoài Theo đó, với cơ cấu bên trong thiết chế biểu hiện là tổng thể con người, cơ quan được trang bị những phương: tiện vật chất- nhất định và thực -hiện các chức
năng xã hội cụ thể; còn, với cơ chế bên ngoài, thiết chế xã
hội là tập hợp những tiêu chuẩn được định hướng theo
mục tiêu về hành vi của con người nhất định trong một
hoàn cảnh cụ thể
Thiết chế xã hội có hai chức năng chủ yếu là: Khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vị của con người sao cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của xã hội; và, chế
định, kiểm soát, giám sát nhu cầu và hoạt động của các hành vi lệch chuẩn Sự tổn tại, ổn định và phát triển của
mọi xã hội có được là do có sự quần lý và kiểm soát xã hội,
chính thiết chế xã hội thực hiện các chức năng quản lý và
kiểm soát xã hội
Thiết chế xã hội có những đặc điểm cơ bản là:
- Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến
đổi chậm;
- Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau;
- Những thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn để xã hội chủ yếu Có nhiều loại thiết chế xã hội khác nhau cùng tổn tại, nhưng trong đó các thiết chế
Trang 24cơ bản là: gia đình, giáo dục, kinh tế, chính trị, y tế, giải trí, truyền thống, tôn giáo
1.2 Biến đổi cơ cấu xã hội
Thuật ngữ biến đổi cơ cấu xã hội mà chúng tôi sử dụng
ở đây được hiểu theo các nghĩa sau đây:
Một là, được dùng để xem xét sự thay đổi của các vị thế, các vai trò, các mạng lưới, các thiết chế xã hội, tóm lại là các phương điện của đời sống xã hội dọc theo trục thời
gian Đó là một quá trình xã hội, trong đó ở thời điểm t,
một phương diện xã hội nào đó có trạng thái Ä„, trong khi ở thời điểm tạ nó có trạng thái X¿, và cứ như thế đến thời
điểm t„ nó sẽ có trạng thái X¡ Trong cuốn sách này, sự
biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam cũng được đặt trên
một trục thời gian là các thời điểm trước đổi mới và thời kỳ
đổi mới, trong mỗi thời kỳ đó, tùy theo các vấn để, các khía
cạnh được khảo sát mà khoảng thời gian còn được chia
nhỏ hơn nữa
Hai là, biến đổi cơ cấu xã hội không những không
tách rời, mà cồn luôn gắn liền với sự biến đối của xã hội
và văn hóa, nghĩa là sự biến đổi của toàn bộ hệ thống xã hội Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội theo nghĩa đó cần phải thấy được sự tác động hai chiều của nó: chiều
tiến bộ và chiều thoái bộ Chẳng hạn, trong việc thực
hiện kế hoạch hóa gia đình, khi tỷ lệ sinh con giảm it nhiều cũng kéo theo đó sự mất cân bằng về cơ cấu giới
(do nhiều gia đình chỉ thích sinh con trai) Cũng như vậy,
Trang 25giao liu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, song
mặt khác cũng làm cho một số dân tộc thiểu số bị mất
đất và đẩy họ ngày càng lùi dần vào nơi rừng sâu núi
thắm Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội của chúng tôi luôn quan tâm đến cả hai chiều tương tác đó
Ba là, nếu biến đổi cơ cấu xã hội với tư cách là biến
số-phụ-thuộc luôn chịu-sự tác động của những biến số
độc lập, thì khái niệm biến đổi cơ cấu xã hội phải trở thành trọng tâm cho suy nghĩ về việc hế hoạch hóø, việc
hoạch định chính sách để sao cho sự biến đổi đó góp
phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh mà toàn Đảng, toàn dân ta
đang thực hiện
2 Thao tác hóa khái niệm làm việc
Khái niệm cần được thao tác hóa để làm việc (gọi là
khái niệm cơ sở) trong nghiên cứu này là cơ cấu xã hội
Viet Nam trong thời kỳ đổi mới Như đã biết, không có xã
hội nào không có cơ cấu bên trong của nó Xã hội Việt
Nam thời kỳ đổi mới cũng không ngoại lệ Các chỉ báo
khái niệm ở mức độ đầu tiên được lựa chọn ở đây là cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân số, cơ cấu xã hội - dân tộc và cơ cấu xã hội - tôn giáo -
tức là những khía cạnh quan trọng nhất trong hệ thống cơ
cấu xã hội Việt Nam hiện nay Tiếp theo các chỉ báo khái
niệm ở mức độ đầu tiên này là các chỉ báo khái niệm ở
mức độ thứ hai, thứ ba, thứ n cho tới các chỉ báo thực
Trang 26Sơ đề 2: Hệ thống chỉ báo khái niệm Chỉ báo khái niệm ở mức đầu tiên \ Nhóm chỉ báo khái niệm ở mức thứ n a
Để thấy rõ hơn về hệ thống chỉ báo khái niệm cơ cấu
xã hội Việt Nam từ mức đầu tiên tới mức n, đưới đây là sự diễn giải ð chỉ báo khái niệm ở mức đầu tiên đó
Cơ cấu xã hội Khái niệm cơ sở Việt Nam Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu giai cấp xã hội nghề nghiệp xã hội - xã hội - dân số xã hội - dân tộc tôn giáo xã hội -
Cơ cấu xã hội - giai cấp: Khi nghiên cũu cơ cấu xã hội - giai cấp, chúng tôi không chỉ quan tâm tới các giai cap ma
cả các tầng lớp, các tập đoàn người khác nhau của xã hội
Chúng tôi cũng tập trung vào quy mô, kích thước, vị thế,
vai trò, sự quan hệ và liên minh giữa các giai cấp, các tầng lớp, tập đoàn xã hội với nhau Đồng thời, cũng nghiên cứu
các giá trị, chuẩn mực, xu hướng, tính cơ động xã hội, tính tích cực, sở hữu của các giai cấp, tầng lớp, qua đó thấy
được khuôn mẫu văn hóa, lối sống, xu hướng và mục tiêu
của các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn khác nhau
Trang 27Bên cạnh đó, cũng có những cách tiếp cận nghiên cứu
cơ cấu xã hội - giai cấp chỉ tập trung nghiên cứu những tập đoàn người tạo nên những giai cấp cơ bản, có ý nghĩa
quyết định sự vận động và biến đổi xã hội Ở đây, chúng
tôi tập trung phân tích thực trạng cơ cấu các giai cấp, quy
mô giai cấp, vai trò, sứ mệnh và tương lai của các giai cấp, và qua đó chỉ-ra-giai-cấp- ed- bản: quyết định-sự biến đổi-cơ
cấu xã hội và phát triển xã hội
Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp: Là hệ qua của sự phát
triển sẵn xuất, sự phát triển ngành nghề và phân công lao động xã hội Nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề nghiệp cần
tập trung nhận diện thực trạng, tỷ trọng các ngành nghề,
những đặc trưng, xu hướng và sự tác động qua lại lẫn nhau của các ngành nghề cũng như sự biến đổi, thay đổi ngành nghề của một xã hội nhất định
Trong xã hội hiện đại, người ta thường tập trung xem
xét lực lượng lao động cũng như các ngành nghề cụ thể của lao động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù khác Đồng thời, người ta cũng nghiên cứu cơ cấu lao động theo giới tính, lứa tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, nghiệp vụ
Ngồi ra, tiếp cận nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề
nghiệp cũng cần quan tâm tới góc độ lao động theo lãnh
thổ, vùng, miền, khu vực kinh tế - xã hội; lao động trong
Trang 28Điều quan trọng của nghiên cứu cø cấu xã hội - nghề
nghiệp là để nhận diện sự biến đổi của nố và tác động của sự
biến đổi ấy đến đời sống xã hội và ngược lại Qua đó có thể
dự báo xu hướng vận động và biến đổi của cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nói riêng, biến đối cơ cấu xã hội nói chung
Cơ cấu xã hội - dân số: Còn được gọi là cơ cấu xã hội -
nhân khẩu Ở đây các nghiên cứu tập trung vào các tham
số cơ bản như mức sinh, mức tử, biến động cơ học, tự
nhiên, đô thị hóa, cơ cấu giới tính và cơ cấu độ tuổi, cơ cấu
thế hệ Bên cạnh đó, cũng chú ý nghiên cứu sức khỏe sinh
sản, sức khỏe sinh sản vị thành niên, đặc trưng văn hóa,
tôn giáo, dân tộc, vùng, miền của dân số
Qua phân tích thực trạng cơ cấu xã hội - dân số, chúng
ta có thể dự báo được xu hướng vận động và phát triển
dân số của một xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định,
cũng như mức độ ảnh hưởng, sự tác động của biến đổi co
cấu xã hội - dân số đến sự vận động và phát triển của kinh
tế, xã hội, an ninh, văn hóa, tài nguyên, môi trường Cao
hơn nữa, đó là sự tác động đến tổng thể chất lượng cuộc
sống của con người
Cơ cấu xã hội - dân tộc: Trước hết là nghiên cứu thực
trạng các dân tộc và sự khác biệt giữa các dân tộc Cụ thể,
chúng tôi tập trung nghiên cứu quy mô, tỷ trọng, phân bố
và sự biến đổi số lượng, chất lượng, đặc trưng, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và sự
tương quan giữa chúng với cộng đồng các đân tộc Nghiên
cứu biến đổi cơ cấu xã hội một dân tộc cụ thể cũng cần đặt
Trang 29biến đổi cơ cấu xã hội - dân tộc của các đân tộc cụ thể quyết định sự biến đổi cơ cấu xã hội - dân tộc của quốc gia Nghiên cứu cơ cấu xã hội - dân tộc, chúng tôi luôn đặt nó
trong mối quan hệ khăng khít với các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội, như: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội,
dân số, tôn giáo
Nghiên cứu cỡ cấu xã hội : dân tộc khống chỉ nhằm nhận diện đúng sự biến đổi của nó trong một xã hội nhất
định mà còn tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, chủ trương để quy hoạch và phân bổ lại cơ cấu dân cư, lực lượng lao động, ngành nghề, việc làm,
các nguồn tài nguyên phù hợp với chiến lược phát triển chung; đồng thời, cũng phù hợp với những điều kiện tự nhiên - xã hội từng vùng miền, từng dân tộc cụ thể Cũng từ đó có chiến lược bảo tổn văn hóa và bản sắc dân tộc, xây dựng tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc, tích cực góp phần giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo vệ biên giới quốc
gia và sự toàn vẹn lãnh thổ
Cơ cấu xã hội - tôn giáo: Đó là cd cấu một cộng đỗng
người với các địa vị giai cấp, xã hội khác nhau theo cùng một tôn giáo hay tổ chức tôn giáo dựa trên nền tảng tín lý,
giáo ly và thực hành nghĩ thức thờ cúng Cộng đồng này ở
một số tôn giáo còn là sự tập hợp các cộng đồng như được
tổ chức thành hội, đoàn hoặc các tổ chức tương tự nhưng
không bền vững Trong cộng đồng, do vị trí công việc tôn
giáo mà một số thành viên có địa vị khác nhau
Trang 30những điều kiện chính trị - xã hội và biến động của tôn
giáo chủ thể sản sinh ra nó Cơ cấu tổ chức của tôn giáo có
các tính chất: bền chặt, bảo thủ, khó biến đổi; khi có điều
kiện, cơ cấu xã hội - tôn giáo sẽ tác động mạnh mẽ đến cơ cấu xã hội nói chung Nghiên cứu này quan tâm tới tất cả các chỉ báo và các đặc trưng đó
3 Một số hướng tiếp cận
Đây là một công trình lớn, mang tính liên ngành, do đó đòi hỏi phải vận dụng nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ xin dừng lại ở một số cách tiếp cận cơ bản sau đây: tiếp cận theo thuyết hệ thống, tiếp cận theo thuyết xung đột, tiếp cận phân tích văn hóa và sau cùng là tiếp cận lịch sử và so sánh
3.1 Tiếp cận theo thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống (cũng còn được gọi là lý thuyết cấu
trúc - chức năng) cho rằng: Ä/6/ ià, mọi hệ thống đều bao
gồm các yếu tố có quan hệ chặt chế với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống Hai lờ, mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt mình, đều có thể là
một hệ thống con và dưới hệ thống con lại có thể có những hệ thống nhỏ hơn nữa Bø iè, mọi hệ thống đều có quan hệ
mật thiết với môi trường cảnh quan bao quanh chúng
Nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
bằng cách tiếp cận của lý thuyết hệ thống, chúng ta dễ
đàng nhận ra cơ cấu xã hội Việt Nam cũng là một hệ
Trang 31là các hệ thống con (cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội -
nghề nghiệp ), mạng lưới quan hệ giữa các yếu tố này
cũng tạo thành một cấu trúc có quan hệ với môi trường
bao quanh và điều này đã được cụ thể hóa ở phần Thao tác
hóa khái niệm làm uiệc Tiếp cận nghiên cứu theo lý thuyết hệ thống (cấu trúc - chức năng), một mặt giúp các nhà nghiên cứu thấy được toàn bộ hệ thống cơ cấu xã hội của đất nước, song mặt khác lại không quên các bộ phận, các chi tiết, cũng như sự tương tác giữa chúng trong mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể Nói cách khác, quan điểm hệ
thống cấu trúc - chức năng giúp chúng ta khi nhìn thấy
“cây” thì không quên mất “rừng” và ngược lại khi nhìn
“rừng” thì vẫn nhớ đến “cây”
Thuyết hệ thống (cấu trúc - chức năng) cũng chỉ ra
rằng, mỗi yếu tố hay bộ phận thuộc cấu trúc của tổng thể (hệ thống) đều bảo đảm một hoặc nhiều chức năng Một khi
các chức năng bị rối loạn sẽ dẫn tới sự mất ổn định của hệ
thống, thậm chí có thể phá vỡ cấu trúc của toàn bộ hệ
thống Ngược lại, khi mà các chức năng của mỗi yếu tố hay bộ phận đều được thực thi đầy đủ, thì toàn bộ hệ thống sẽ vận hành một cách ổn định và bền vững Trong tiến trình đổi mới hiện nay, cơ cấu xã hội Việt Nam đang có sự biến
đổi rất mạnh mẽ ở tất cả các yếu tố, các bộ phận cấu thành
hệ thống tổng thể Cũng do sự biến đổi đó nên không tránh
khỏi tình trạng ở yếu tế này hay yếu tố kia, bộ phận này
hay bộ phận khác có những bất ổn nhất định do những
chức năng cũ đang mất dần trong khi những chức năng mới lại chưa hình thành một cách đầy đủ Quan điểm cấu trúc -
Trang 32chức năng giúp cho việc phát hiện, cắt nghĩa những bất ổn đó, đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm sự cân bằng và
sự vận hành một cách có trật tự cho cả hệ thống
Lý thuyết hệ thống (cấu trúc - chức năng) ở một mức độ nào đó mang tính bảo thủ, vì nó chỉ quan tâm đến sự
cân bằng và tính đồng thuận, chứ ít khi xem xét về mâu
thuẫn và xung đột xã hội Chính vì vậy, nó không đóng góp nhiều cho sự phân tích về biến đổi xã hội và phát triển xã hội Tuy nhiên, vì nó coi xã hội như một hệ thống mang
tính thống nhất và ổn định cao qua thời gian, lại luôn gợi mở cách tổ chức xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người một cách tốt nhất, cho nên quan điểm hệ thống (cấu trúc - chức năng) vẫn được chọn như một cách tiếp cận quan trọng của nghiên cứu này
3.2 Tiếp cận theo thuyết xung đột
Không giống với cách tiếp cận hệ thống (cấu trúc -
chức năng), cách tiếp cận xung đột nhìn nhận xã hội về ed bản không mang tính cân bằng và đồng thuận, mà luôn có sự chia rẽ, mâu thuẫn và xung đột giữa các cá nhân hoặc
nhóm xã hội khác nhau Tuy nhiên, cách tiếp cận này
không quan niệm xung đột là một cái gì đó tổi tệ, cần phải
tránh né, mà ngược lại, coi đó như là một hiện tượng tất
yếu trong đời sống xã hội
Các lý luận gia của lý thuyết xung đột như Coser,
Dahrendorf đều cho rằng, không một xã hội nào tránh
khỏi xung đột Sự vận động của xã hội đều xoay quanh
Trang 33xung đột là một tất yếu của sự phát triển xã hội Bản thân
sự phân chia xã hội thành giai cấp, tầng lớp, tập đoàn,
nhóm, cá thể, chính là nguồn gốc bất tận của sự xung đột,
Cơ cấu xã hội càng phức tạp, xã hội càng phân chia, càng nhiều tự do và đa nguyên thì càng nhiều lợi ích, mục đích, giá trị mâu thuẫn bất tương đồng, Đó chính là nguồn gốc
tiểm ấn của nhiều xung đột
Cố nhiên là xung đột thường làm đảo lộn, mất ổn định
xã hội và đưa đến những thiệt hại nhất định cả về vật
chất và tình thần, làm gián đoạn hoặc sai lệch các mục tiêu xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó Tuy nhiên, ngoài những tác động tiêu cực đó, xung đột còn có những tác động thúc đẩy sự phát triển xã hội khi nó làm
bộc lộ và giải quyết các mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ
xã hội; làm ổn định và thúc đẩy liên kết quan hệ trong nội bộ các bên tham gia xung đột, các tập đoàn khác, qua dé
làm giảm căng thẳng xã hội Trong sự đảo lộn xã hội, xung
đột làm tăng cường các liên kết và quan hệ, kích thích các quá trình xã hội, khuyến khích sáng tạo và kích thích tính năng động thúc đẩy tiến bộ xã hội; thúc đẩy quá trình
nhận thức về các lợi ích của bản thân và đối thủ trong
xung đột; góp phần tiếp nhận thông tin từ môi trường xã hội xung quanh; góp phần đoàn kết, thống nhất nội bộ các tập đoàn, nhóm xã hội Ngoài ra, nó còn giúp nhận chân bạn và thù trong các quan hệ xã hội, chỉ rõ vị trí, vai trò, lợi ích và mục tiêu của các bên tham gia xung đột, qua đó
tạo lập ý thức về sự công bằng xã hội Trong xã hội cởi mở,
Trang 34những lý do trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng mâu thuần và xung đột là nguồn gốc của mọi sự vận động,
biến đổi và là động lực của sự phát triển
Những biểu hiện của xung đột trong đời sống xã hội
khá đa dạng Dựa vào nguyên nhân, người ta chia xung
đột thành ba loại: Xung đột về quyển lực và vị trí quyền lực hiện có của các chủ thể; xung đột về vật chất; xung đột về các giá trị, lối sống Dựa vào hình thức, phương pháp và
cường lực, chia xung đột thành xung đột bạo lực và không
bạo lực; công khai và ngấm ngầm; mạnh và yếu Dựa vào
thời gian, chia xung đột lâu hay ngắn Dựa vào quy mô,
chia xung đột thành cục bộ hay toàn thể Dựa vào nguyên
nhân xung đột và nhận thức của chủ thể, người ta chia
xung đột thành: xung đột giả, xung “đột tiềm năng, xung đột thực, xung đột có tính xây dựng, xung đột ngẫu nhiên,
xung đột lẫn lộn, xung đột bị gán ghép sai sự thật
Vận dụng cách tiếp cận xung đột vào nghiên cứu xu
hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, chúng ta không chỉ cần hướng tới việc giải quyết các
mâu thuẫn và xung đột của các cá nhân và nhóm thuộc
các yếu tố, các bộ phận trong hệ thống cơ cấu xã hội (như cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu
xã hội - dân tộc ), mà còn cần nhận biết các nguyên nhân,
các động cơ chi phối sự xung đột giữa nhóm người này với nhóm người kia (như nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân
văn hóa và lối sống, nguyên nhân chính trị ) Việc phân
tích, tìm hiểu và làm rõ các nguyên nhân, động cơ chỉ phốt
Trang 35đưa các quan hệ xã hội trở lại trạng thái bình thường, mà quan trọng hơn cồn để cung cấp một cơ sở khoa học trong
việc giải quyết mâu thuẫn và xung đột nhằm thúc đẩy xã
hội phát triển theo chiều hướng tích cực và tiến bộ
Mặc dù có những ưu điểm như vậy, nhưng lý thuyết
xung đột cũng mang sẵn trong nó những nhược điểm nhất
định: Rõ ràng, trong đời sống xã hội; ngoài mâu thuẫn và xung đột, các cá nhân hoặc các nhóm người còn có sự đoàn
kết và hợp tác Nếu chỉ tổn tại toàn mâu thuẫn và xung đột, hoặc mâu thuẫn và xung đột luôn lấn át sự đoàn kết và hợp tác, thì không xã hội nào có thể tổn tại được Ngoài
ra, thuyết xung đột còn cho rằng, sự khác biệt là nguyên
nhân dẫn đến xung đột, nhưng trong đời sống thực tế sự khác biệt có thể được chấp nhận và không phải bao giờ cũng dẫn đến xung đột
3.3 Tiếp cận phân tích văn hóa
Nghiên cứu về biến đổi xã hội và cơ cấu xã hội cũng
không thể không vận dụng quan điểm phân tích văn hóa của M.Weber, nhà xã hội học người Đức Ông cho rằng, nguồn động lực có tác động mạnh mẽ nhất đến các hình thức tổ chức sản xuất và quan hệ xã hội, để từ đó làm thay đổi xã hội không phải cái gì khác, mà chính là văn hóa
Thể hiện một cách đây đủ tư tưởng này của M.Weber là công trình Đựạo đức Tin lành uò tính thân của chủ nghĩa
tư bản, trong đó ông đã chứng mình một cách thuyết phục
Trang 36có hiệu quả tối đa, biết tiết kiệm - đã là nguồn gốc làm
phát triển chủ nghĩa tư bản nói riêng và nền văn minh công nghiệp phương Tây hiện đại nói chung Việc lý giải sự vận động và biến đổi xã hội dựa trên tư tưởng đó của
M.Weber được gợi là quan điểm phân tích văn hóa
Vậy quan điểm phân tích văn hóa là gì? Theo M.Weber, nghiên cứu xã hội học, về thực chất, chính là nghiên cứu
hành động xã hội của con người, trong đó bao gồm cả những
bành động làm thay đổi xã hội và cơ cấu xã hội Mà hành
động xã hội của con người không chỉ bị chi phối bởi các điều
kiện kinh tế, chính trị, môi trường mang tính khách quan
từ bên ngoài, mà còn chịu sự chỉ phối của các động cơ văn hóa mang tính chủ quan từ bên trong, như tri thức, tình
cảm, phong tục tập quán, những quan niệm về đúng - sai,
thiện - ác, v.v Như vậy, muốn nghiên cứu hành động xã
hội, bao gồm cả những hành động làm biến đổi xã hội và cơ
cấu xã hội, thì tất yếu nhà nghiên cứu phải tìm hiểu các động cơ văn hóa từ bên trong của cá nhân hay nhóm để lý
giải cho hành động đó Và ngược lại, căn cứ vào các kết quả của hành động xã hội, người ta cũng có thể hiểu được các-
động cơ văn hóa đã chi phối chúng Nói cách khác, phân
tích văn hóa là để tìm ra cách thức mà các nền văn hóa chỉ phối hành vi của con người, trong đó có những hành vị làm
biến đổi xã hội và cơ cấu xã hội Trong xã hội học, người ta
cồn gọi quan điểm phân tích văn hóa là xã hội học thấu
hiểu của M.Weber
Tuy nhiên, khi vận dụng quan điểm phân tích văn hóa
Trang 37xã hội không chỉ có một, mà có nhiều loại hình văn hóa
Nói một cách đầy đủ hơn là, bên cạnh nền văn hóa chung
của quốc gia - dân tộc, trong mỗi xã hội đều có sự khác biệt về văn hóa của các vùng miền, các giai tầng và các
nhóm xã hội khác nhau Tổng hợp những đặc trưng riêng
của mỗi vùng miền, giai tầng hay nhóm xã hội như thé được gọi là một #ếu uăn hóa Lấy ngay các yếu tố cấu
thành cơ cấu xã hội Việt Nam làm thí dụ: Nếu xét về mặt
giai cấp, ta dễ đàng nhận thấy tiểu văn hóa của nhóm
người giàu có khác tiểu văn hóa của nhóm người nghèo;
xét về mặt nghề nghiệp - tiểu văn hóa của người lao động
chân tay khác tiểu văn hóa của người lao động trí óc; xét về mặt dân số - tiểu văn hóa của nhóm nam khác tiểu văn
hóa của nhóm nữ, tiểu văn hóa củš người cao tuổi khác
tiểu văn hóa của người trẻ tuổi; xét về mặt dân tộc - tiểu
văn hóa của người Kinh (Việt) khác với tiểu văn hóa của
các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái ; xét về mặt tôn giáo - tiểu văn hóa Phật giáo khác tiểu văn hóa Thiên chúa giáo,
Tin lành giáo, Hồi giáo, v.v Như vậy, mỗi một giai tầng
hay một nhóm xã hội vừa nêu đều có một tiểu văn hóa của
riêng mình Điều này đã được Đẳng ta khẳng định: “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đông các dân tộc Việt Nam”', Chính sự đa dạng
2 z xi » Z ca ⁄ a? ` ‹ ~ +
của các tiểu văn hóa giúp chúng ta hiểu và cắt nghĩa về sự 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn hiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Trang 38khác biệt trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội của các
giai cấp, nghề nghiệp, các nhóm nhân khẩu học, các tộc
người và các tôn giáo khác nhau
Như vậy, quan điểm phân tích văn hóa không chỉ hướng
chúng ta tới vai trò cực kỳ to lớn của văn hóa, mà còn cung cấp các khái niệm (như khái nệm tiểu văn hóa, động cơ văn
hóa ), gợi ý các giả thuyết, để chúng ta có thể đi sâu quan
sát, mô tả, phân tích, lý giải sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt
Nam, nhất là những cơ chế tác động tiểm ẩn của văn hóa đối với sự biến đối xã hội và cơ cấu xã hội trên cơ sở khoa học
3.4 Tiếp cận lịch sử và so sánh
Trọng tâm của công trình này là sự biến đổi cơ cấu xã
hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xu hướng biến đổi
của nó tới năm 2020 Tuy nhiên, để thấy rõ sự biến đổi
này, chứng tôi đã mở rộng phạm vi nghiên cứu ngược về trước, tới năm 1945 Như vậy, khoảng thời gian cần phải
tiến hành khảo sát kéo dài tổi 75 năm, hay là 3/4 thế kỹ
Có thể phân chia khoảng thời gian này theo một số cột
mốc lịch sử quan trọng sau đây:
- Từ năm 1945 đến năm 1954: Kháng chiến chống thực
dân Pháp; :
- Từ năm 1954 đến năm 1975: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiến hành cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ nhằm thống nhất đất nước;
- Từ năm 1975 đến năm 1985: Cả nước tiến lên xây
dựng chủ nghña xã hội theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
Trang 39- Từ năm 1986 đến năm 2020: Thời kỳ đổi mới, quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
Rõ ràng là, do những tác động kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau nên cơ cấu xã hội Việt Nam - đù dưới góc độ giai cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc hay tôn giáo -
ở giai đoạn 1945 - 1954 khác với giai đoạn 1986-2020
_.uy nhiên, khi tiếp cận theo hướng lịch sử và so sánh
sẽ gặp khó khăn dé thấy là thiếu các dữ liệu lịch sử Trên
thực tế, chúng ta hồn tồn khơng có các dữ liệu được lưu giữ qua các cuộc nghiên cứu lặp lại từ góc độ xã hội học về
chủ để eơ cấu xã hội suốt từ năm 194ð đến nay Hơn thé nữa, đữ liệu về cơ cấu xã hội lại càng thiếu ở các vùng mién
khác nhau trên cả nước, nhất là những vùng tạm bị chiếm
trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hay các vùng chịu
sự quản lý của ngụy quân, ngụy quyển trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Nói như một tác giả nước ngoài thì người ta “khó có thể đo lường được sự biến đổi nếu không có
những điểm tựa vững chắc” Nhưng may thay, để bù đắp cho những thiếu hụt đó, chúng tôi đã sưu tầm được các nguồn số liệu thống kê ở cả hai miền Nam - Bắc, các công
trình đã công bố của các tác giả đi trước, và đặc biệt là sự
giúp đỡ của các chuyên gia về sử học, dân tộc học, kinh tế
học, đân số học, về tôn giáo, v.v Với các nguồn đữ liệu đó, chúng tôi có thể dựng được một khung phân tích lịch đại, có thể so sánh các giai đoạn lịch sử khác nhau để thấy được xu
hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
Điểm lại các vấn đề mang tính lịch sử như trên để thấy
rằng, không chỉ phạm vi thời gian cần bao quát là khá đài,
Trang 40nghiên cứu cũng vô cùng phức tạp Trong bối cảnh ấy, nếu không đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể, sẽ rất dễ rơi
vào những sai lầm ấu trĩ như lấy cái nhìn của ngày hôm
nay để phán xét sự việc của những ngày hôm qua Và quan
trọng hơn, nếu không sử dụng phương pháp so sánh lịch sử,
với những tác động của những nhân tố kinh tế, chính trị,
văn hóa một cách khách quan, chân thực, chúng ta cũng
khó có thể chỉ ra được sự biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam qua từng khoảng thời gian cụ thể
Có thể nói, mỗi cách tiếp cận lý thuyết đểu góp phần
lý giải những khía cạnh nào đó của cơ cấu xã hội và sự biến đổi cơ cấu xã hội, nhưng không cách tiếp cận nào lý giải được toàn bộ chủ để đã nêu Cách tiếp cận nào cũng có những thế mạnh riêng; đẳng thời, đi kèm theo nó là những
nhược điểm và hạn chế nhất định Tuy nhiên, sự kết hợp các cách tiếp cận khác nhau, nhằm bổ sung cho nhau -
như đã nêu ở trên - sẽ giúp chúng tôi làm sáng rõ hơn sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam thời gian đã qua cũng như
xu hướng biến đổi của nó trong thời gian sắp tới
lI- QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẲNG CỘNG SẲN VIỆT NAM VỀ XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong các tác phẩm của các nhà sáng lập chủ nghĩa