Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia
Việt Nam
Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh
mới: Sách tham khảo / Lương Xuân Quỳ (chb.), Mai Ngọc Cường,
Trang 4BIÊN SOẠN: - GS.TSKH LƯƠNG XUÂN QUỶ (Chủ biên) - G8.T8 MAI NGỌC CƯỜNG - G8.TS HOÀNG VĂN HOA - GS.T8 ĐỖ ĐỨC BÌNH TẬP THỂ TÁC GIÁ: - G8.TSKH LƯƠNG XUÂN QUỲ - G8.TS MAI NGỌC CƯỜNG - GS.TS HOANG VAN HOA - G8.T8 ĐỖ ĐỨC BÌNH - G8.TSKH LÊ DU PHONG - G8.T8 NGUYÊN ĐÔNG PHONG - PQS.TS MAI NGỌC ANH - TS PHAM NGOC THANG - TS LUGNG THAI BAO
- TS TRINH MAI VAN
Trang 5LỬI NHÀ XUẤT BẢN
Sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kinh tế - xã hội nước ta đã có bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục chuyển từ
mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Tuy nhiên, trên thực tế, một số động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua dường như không còn phát huy được nhiều tác dụng Trong điều kiện này, nếu không có sự thay đổi mang tính đột phá mới nhằm tháo gỡ “những nút thắt”, những rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thì
Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn và sẽ tụt hậu
so với nhiều nước trong khu vực và thế giới Vì vậy, để tạo ra động lực mới nhằm huy động tối ưu, hiệu quả các nguồn lực trong và
ngoài nước, sức mạnh của toàn dân tộc vào phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ trong bối cảnh và điều kiện mới của quốc tế, khu vực và trong nước, một trong những vấn để quan trọng là cần phải tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, quan điểm và hành động nhằm tạo ra tư duy mới trong phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, theo hướng hiệu quả và bén vững
Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
Trang 6giả, do GS.TSKH Lương Xuân Quy chủ biên Cuốn sách được biên
soạn trên cơ sở kết quả của đề tài: "Tư duy mới về phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, mã số KX.01.12/11-15" thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015: "Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế
và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020", mã số KX.01/11-15
Nội dung cuốn sách thể hiện quá trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và là sự đóng góp của tập thể tác giả để làm rõ một số
vấn đề lý luận về tư duy mới phát triển kinh tế - xã hội Mặc dù
tập thể tác giả và nhóm biên tập đã rất cố gắng, song khó tránh
khổi còn hạn chế, thiếu sót Bên cạnh đó, tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới là vấn đề khá mới, phức tạp và còn những ý kiến khác nhau Nhiều nhận xét, kiến
nghị, giải pháp nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt,
nhưng vẫn còn có ý kiến, nhận xét, kiến nghị của các tác giả cAn tiếp tục được trao đổi, nghiên cứu thêm Để bạn đọc tiện theo dõi,
nghiên cứu, tham khảo, Nhà xuất bản vẫn giữ nguyên các ý kiến, nhận xét của các tác giả và coi đây là quan điểm riêng Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn
thiện hơn trong lần xuất bản sau
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Tháng 11 năm 2015
Trang 7MUC LUC Lời Nhà xuất bản - - Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VA THUC TIEN I, 11L
CUA TU DUY MOI VE PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI
Phương pháp luận nhận thức tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới
Tư duy và vị trí của nó trong phát triển kinh tế - xã hội
Nội hàm phạm trù tư duy mới
Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội trong bối
cảnh mới: quá trình xuất hiện và vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Khái quát quá trình xuất hiện tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội và vận dụng ở Việt Nam hiện nay IH Nhân tố tác động đến tư duy mới về phát triển kinh tế -
3
xã hội vận dụng ở Việt Nam
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Môi trường thể chế, tổ chức quản lý, nhận thức của
lãnh đạo
Nhân tố quốc tế
IV Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội của một số
1
nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 82 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu tư
duy mới về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Chương 1I: ĐỔI MỐI TƯ DUY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM: KET QUA, HAN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Quá trình đổi mới tư duy về phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam
Tư duy phát triển kinh tế - xã hội trước năm 1986 2 Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1986
II
dén nay
Một số nội dung chủ yếu của tư duy mới về phát triển - kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Đổi mới nhận thức và tư duy về mô hình nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đổi mới nhận thức và tư duy về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Đổi mới nhận thức và tư duy về mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị, về Đảng cầm quyền, về Nhà nước, thị trường và thể chế kinh tế; về dân chủ
và các tổ chức xã hội
Đổi mới nhận thức và tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
Đổi mới nhận thức và tư duy về lựa chọn mô hình tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình
III Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về
Trang 9Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; về Đảng cầm quyền, về Nhà nước, thị trường và thể chế kinh tế; về vấn đề dân chủ và các tổ chức xã hội
Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ
Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về mô
hình tăng trưởng và vượt qua bẫy thu nhập trung bình
IV Nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm 1 2 Nguyên nhân hạn chế Bài học kinh nghiệm về đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội Chương II: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI I
PHÁP THỰC HIỆN TƯ DUY MỚI NHAM PHAT TRIEN
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
Bối cảnh mới của quốc tế, khu vực và trong nước ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
và yêu cầu đặt ra đối với đổi mới tư duy
Bối cảnh mới của quốc tế, khu vực
Bối cảnh trong nước
Yêu cầu đối với đổi mới tư duy nhằm phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với bối cảnh mới
Các quan điểm chủ yếu về tư duy mới trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước
Tu duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải
Trang 103 Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
phải thúc đẩy chuyển đổi mô hình, đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế; bảo đảm tiến kịp với
các nước có trình độ phát triển cao trong khu vực,
tránh bẫy thu nhập trung bình, bảo đảm hiệu quả cao
nhất, rủi ro thấp nhất
4 Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải bảo đảm nâng cao phúc lợi xã hội của dân cư;
giảm sự tách biệt và bất bình đẳng trong mọi tầng lớp
dân cư
5 Tư duy mới trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
phải bảo đảm thu hút được sự tham gia đông đảo của
người dân vào đường lối đổi mới, nhằm hướng tới xây dựng một xã hội nhân ái, đoàn kết, gắn bó mật thiết với
nhau; một nhà nước gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh;
một chính quyền thực sự đại diện cho lợi ích của người
dân và doanh nghiệp
II Phương hướng có tính đột phá về tư duy, nhận thức,
hành động bảo đảm phát triển có hiệu quả, bền vững
kinh tế - xã hội và thoát bẫy thu nhập trung bình ở
Việt Nam những năm tới
1 Phương hướng chung
2 Những tư duy cụ thể
IV Những giải pháp chủ yếu thực hiện đổi mới tư duy phát triển kính tế - xã hội ở nước ta những năm tới 1 Những giải pháp liên quan đến hoàn thiện hệ thống -
pháp lý, thể chế để tạo mơi trường kinh doanh thơng
thống
2 Những giải pháp liên quan đến động lực huy động nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội
3 Những giải pháp liên quan đến yếu tố về xã hội, môi
trường
4 Những giải pháp đẩy mạnh hội nhập để phát triển
Trang 11Chương I
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
CUA TƯ DUY MOI VE PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI
I PHUONG PHAP LUAN NHAN THUC TU DUY MỚI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH MỚI
1 Tư duy và vị trí của nó trong phát triển kinh tế -
xã hội
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu đã công bố,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa về tư duy
mang tính khái quát thể hiện đầy đủ tính chất, đặc điểm, vai
trò của nó Ph Ăngghen là người nghiên cứu rất sâu sắc về
tư duy nhưng cũng không đưa ra định nghĩa về tư duy Tuy nhiên, các nhà khoa học đều có một điểm thống nhất coi tư
duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh, thể hiện
qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được
chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận
thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống
Nhân loại đã đặt cho tư duy rất nhiều loại hình, như: tư
duy lôgíc, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy kinh
nghiệm, tư duy lý luận, tư duy khoa học, tư duy triết học, v.v
Trang 12tượng và tư duy bằng ngôn ngữ; theo nội dung, có tư duy
khoa học, tư duy nghệ thuật, tư duy triết học, tư duy tín ngưỡng; theo tính chất, có tư duy rộng hay hẹp, tư duy sâu
hay nông, tư duy lôgíc và tư duy phi lôgíc, tư duy đơn giản
hay phức tạp, và tư duy lý luận; theo cách vận hành, có tư
duy kinh nghiệm, tư duy sáng tạo, tư duy trí tuệ, tư duy
phân tích, tư duy phê phán, tư duy tổng hợp! Đối với một
hiện tượng, có tư duy cũ và tư duy mới; trong xã hội được tổ chức thành Nhà nước, có tư duy lãnh đạo và tư duy của từng
cá nhân hay cộng đồng
Dù phân loại như thế nào thì tư duy cũng là một đặc điểm riêng có của con người Khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức gắn liền giữa tư duy và hành động Trừ một vài hoạt động mang tính bản năng, cồn lại tuyệt đại bộ phận hoạt động của con người gắn liền với tư duy C Mác đã từng nói, giữa con ong xây tổ với người kiến trúc sư có sự khác nhau cơ bản, đó là: con ong xây tổ dù có
tỉnh vi đến đâu cũng chỉ là bản năng sinh tổn Còn người kiến trúc sư dù trình độ cao, thấp có như thế nào thì trước
khi xây dựng một căn nhà anh ta cũng đã hình dung được
trong đầu của mình về ngôi nhà dự định xây dựng
Như vậy, để có hành động, con người trước hết phải có tư duy Tư duy trước, hành động sau Tư duy định hướng cho hành động Tư duy đúng, hành động đúng, hoạt động của con
người mới có được hiệu quả như mong đợi Tư duy sai, hành
động sal, do đó hoạt động của con người không đạt được như
ý muốn
Mặt khác, kết quả hoạt động của con người lại tác động trỏ lại tới tư duy Kết quả hoạt động tốt, đạt được sự mong
Trang 13muốn chứng tỏ tư duy là đúng Kết quả không tốt, không đạt
được mong muốn phải xem lại tư duy Từ đó, sẽ xuất hiện những tư duy mới, đổi mới và hoàn thiện tư duy nhận thức của con người Chính vì thế, việc thay đổi hành động của con
người phải bắt đầu từ thay đổi tư duy, thay đổi hiểu biết, thay đổi nhận thức!
Tư duy là nền tảng của những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về sự phát triển Những tư duy mới, được thực tiễn kiểm nghiệm trở thành những tư tưởng, những lý thuyết, học
thuyết và được xây dựng thành những trường phái tư duy khác nhau Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, vì thế đã xuất
hiện những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết và các trường phái kinh tế học
Tư duy phát triển kinh tế - xã hội là tư duy của cộng đồng xã hội nên rất phức tạp, đa dạng, thậm chí là nhiều chiều Bởi lẽ, mỗi cộng đồng bộ phận trong xã hội lại có hệ tư
duy mang đặc điểm riêng của họ Một xã hội được tổ chức thành quốc gia do Nhà nước quản lý thì tư duy của người cầm quyền (hay tư duy lãnh đạo) là quan trọng nhất Bởi lẽ,
tư duy của lãnh đạo sẽ dẫn dắt đường đi cho đất nước Đường
đi của đất nước đúng hay sai, kinh tế - xã hội phát triển
nhanh hay phát triển chậm là do tư duy lãnh đạo có đúng hay không, có phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch
sử hay không Một xã hội gắn kết trên một quốc gia để vượt
qua những giai đoạn phát triển nhất định thì tư duy lãnh
1 Xem Nguyễn Văn Nam: “Một số ý kiến về Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của đề tài KX.01.12/11-15, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Trang 14đạo phát triển kinh tế - xã hội phải đạt được sự thống nhất cao độ, có sự đồng thuận lớn giữa các cá nhân và các nhóm
cộng đồng bộ phận trong xã hội
Trong thực tiễn, tư duy lãnh đạo về phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở những mục tiêu định hướng phát triển thông qua các chủ trương, chính sách lớn, được thể chế hóa bằng luật pháp, chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội Khi nói đến tư duy mới hay đổi mới tư duy về phát triển kinh tế - xã hội là nói đến những thay đổi lớn trong chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi lớn trong luật pháp, thể chế và chính sách quản lý Tư duy mới sẽ có chính sách mới; chính sách
mới sẽ tạo ra phong trào mới; phong trào mới sẽ tạo ra kết
quả mới Vì thế, đổi mới tư duy lãnh đạo là sự khởi đầu cho quá trình phát triển mới!
2 Nội hàm phạm trù tư duy mới
Khi đề cập đến đổi mới tư duy, Trường Giang viết: Đổi
mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại Những a1
không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời Thậm chí, có nhà
văn đã phát biểu: Trong thời đại này, không đổi mới tư duy
coi như mù chữ?
1 Xem Nguyễn Văn Nam: “Một số ý kiến về Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới”, Tiđd
2 Xem Trường Giang: “Thế nào là đổi mới”, http:/www.chungta.com/
nd/tu- lieu-tra- cuu/the_nao la_dơi_moi.html, Tạp chí Tri tué, cap nhat 11:53'
Trang 15Song, chúng ta không nên hiểu đơn giản, đổi mới là nghĩ khác, làm khác cái cũ Cái cũ có nhiều cái đã lạc hậu nhưng cũng còn không ít cái còn mới, còn đúng Phú định hoàn toàn là cực đoan, dễ sa vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ
nghĩa duy vật siêu hình Vấn để đạo lý làm người trong Nho
giáo, vấn đề lý trí trong thời đại ánh sáng đến nay vẫn còn
nguyên giá trị - chỉ có điều chúng ta cần vận dụng nó cho phù hợp với thời đại, với hoàn cảnh từng lúc, từng nơi, từng tình huống cụ thể
Không nên nghĩ đơn giản đổi mới là nghĩ ngược lại, làm
ngược lại cái đã và đang diễn ra Cái đã và đang diễn ra thường cần được hoàn thiện hơn nữa nhưng không phải tất
cả đều đã sai, đã trở thành vô nghĩa Quan niệm đổi mới là ngược hẳn, là quay 180 độ với quá khứ và hiện tại đều thuộc loại tư duy cực đoan Vẫn còn không ít cái tích cực trong quá
khứ cần được kế thừa, nhiều cái của hiện tại cần được tiếp
tục song hành với tư duy đương đại
Cái mới mà chúng ta cần quan niệm đúng, cần vươn tới,
là cái thích hợp với yêu cầu của thời đại, cái phù hợp với
thành quả của khoa học, kỹ thuật hiện đại Tất nhiên, cái mới mà chúng ta muốn thường khác với cái cũ, thậm chí
ngược hẳn cái cũ nhưng dứt khoát tiến bộ hơn cái cũ, giúp
chúng ta khắc phục được mọi sự trì trệ, giúp cho sản xuất, _
công tác và cuộc sống phát triển thuận lợi, nhanh chóng
Cái mới còn đồng nghĩa với cái cũ cải tiến, cái cũ hòa nhập được với thời đại Cái mới vẫn kết bạn thân thiết với cái cũ tích cực giàu chất khoa học và nhân văn Cái mới đứng về
Trang 16một dòng đời phức tạp khi nó đang chung sống cùng với thế g16i cai ct
Cái mới không hẳn sẽ mãi mãi mới Có không ít cái mới
rổi sẽ trở thành cũ khi nó bị thực tiễn vượt qua hoặc bị
những sáng tạo trong tương lai phủ định Đó là lẽ thường
tình, là quy luật của sự phát triển và cũng là kết quả tất yếu, tự nhiên của sự tự vận động trong bản thân cái mới”
Từ nhận thức trên về tư duy cũng như cách hiểu về cái mới trong tư duy như trên, chúng ta đi đến phương pháp luận nhận thức phạm trù tư duy mới Đây là chủ đề rất rộng lớn và phức tạp Trong khuôn khổ của cuốn sách này, chúng ta có thể hiểu nội hàm phạm vi tư duy mới bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, tư duy mới là những tư duy, nhận thức mà
trước đây chưa có, bây giờ trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới
nó mới xuất hiện
Bởi lẽ, phát triển là vấn đề có tính lịch sử, mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau do những đời hỏi thực tiễn khác nhau nên xuất hiện những mô hình phát triển khác nhau Vì thế,
trong giai đoạn lịch sử mới, sẽ có tư duy về mô hình phát
triển mới :
Lịch sử phát triển của các tư duy kinh tế đã minh chứng cho điều này Chẳng hạn: vào khoảng giữa thế kỷ XV là thời kỳ đầu của sự phát triển, khi nông nghiệp còn lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, hoạt động kinh tế của con người chủ
yếu dựa vào thương mại; đặc biệt là việc phát hiện ra châu
_Mỹ, đưa hàng đoàn thuyền từ châu Âu sang buôn bán với
châu Mỹ và mang về cho châu Âu một lượng vàng rất lớn, thì
tư duy kinh tế lúc bấy giờ xuất hiện coi thương mại là lĩnh
Trang 17vực duy nhất tạo ra của cải, làm giàu cho quốc gia Tư duy kinh tế coi trọng thương mại, đặc biệt là ngoại thương đã sản
sinh ra phái kinh tế học trọng thương, giữ vai trò thống trị
trong lý thuyết phát triển khoảng hai thế kỷ để định hướng cho các thương nhân biết buôn ở đâu, bán ở đâu, buôn bán
cái gì là có nhiều lời lãi nhất
Song, đến khi buôn bán được một số tiền lớn, cộng với sự xuất hiện máy hơi nước, đánh dấu thời kỳ mới của sự phát
triển công nghiệp, thì các nước châu Âu tập trung vào sản
xuất công nghiệp Trong điều kiện đó, tư duy phát triển của thời kỳ trọng thương không còn phù hợp nữa, đời hỏi phải có sự đổi mới tư duy, có những tư duy mới để chỉ đạo sự phát triển của lĩnh vực sản xuất Bởi lẽ, khi khu vực sản xuất công
nghiệp phát triển thì cũng xuất hiện nhu cầu mới, cần có tư
duy - lý thuyết mới để chỉ đạo sự phát triển của sản xuất,
phát triển kinh tế - xã hội
Chúng ta đều biết rằng, sản xuất là quá trình con người
tác động vào thiên nhiên Sơ khai nhất thì đó là quá trình con người sử dụng các tư liệu lao động tác động vào đối tượng
lao động để tạo ra sản phẩm Chính vì thế, để sản xuất phát
triển cần phải có những nhân tố cơ bản nhất là lao động, đất
đai, vốn Các nhà sản xuất phải tìm các điều kiện đầu vào
này ở đâu? Phải tính toán kết hợp sử dụng các yếu tố này
như thế nào để có chi phí sản xuất nhỏ nhất và khi bán sản
phẩm sản xuất ra trên thị trường sẽ có nhiều lợi nhuận nhất?
Tư duy phát triển của thời kỳ này rõ ràng khác hẳn với tư duy phát triển kinh tế của thời kỳ trọng thương Đó là tư duy
kinh tế coi trọng sản xuất Tư duy sản xuất xuất hiện khi bối
cảnh phát triển đã thay đổi
Trang 18ˆ khi bối cảnh phát triển thay đổi thì phải có sự đổi mới tư
duy, cần có những tư duy mới để có hành động mới Nếu cứ
khư khư ôm lấy những tư duy cũ, coi đó là kim chỉ nam đúng vĩnh viễn trong mọi hoàn cảnh phát triển thì tư duy đó sẽ là
nguồn gốc của mọi sự thất bại
Thứ hai, tư duy mới là những tư duy nhận thức này trước đã có nhưng còn nhiều ý kiến đang tranh luận, phân biệt đúng - sai còn chưa rõ ràng, bây giờ phải nhận thức lại cho thống nhất
Bởi lẽ, tư duy nhận thức là của con người Mỗi người, mỗi cộng đồng xã hội có những tư duy nhận thức khác nhau về sự
phát triển, về kiểu tổ chức sản xuất, về vị trí, vai trò của các bộ phận cấu thành kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy, để đi
đến sự thống nhất là vấn đề hết sức khó khăn Nhiều tư duy về kinh tế, chính trị, xã hội luôn có sự tranh luận và nhiều
khi không có hồi kết
Lịch sử phát triển các tư duy về vai trò của Nhà nước
trong nền kinh tế minh chứng rõ ràng cho vấn đề này Có thể
nói, cuộc tranh luận về vai trò của Nhà nước trong phát triển
kinh tế - xã hội đến nay vẫn chưa có hổi kết và có lẽ cũng không thể có được hồi kết Hai dòng tư duy tự do kinh tế và
Nhà nước can thiệp vào kinh tế như thế nào là vấn đề luôn có |
tính thời sự của mọi thời đại |
Trước hết là tư duy tự do kinh tế mà đến nay chúng ta vẫn coi A Smith là người khởi xướng Trong “Của cải của các
dân tộc”, ông viết: loài người là một liên minh trao đổi Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người Nó tổn
Trang 19tại vĩnh viễn, cũng như loài người tổn tại vĩnh viễn Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, phục vụ lẫn
nhau, thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân Mỗi người chỉ biết tư lợi, chỉ thấy tư lợi, chỉ làm theo tư lợi Song, khi chạy theo tư lợi, thì có một “bàn tay vô hình” buộc “con người
kinh tế” đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến, là đáp ứng lợi ích xã hội và nhiều khi làm như vậy,
họ đáp ứng lợi ích xã hội còn tốt hơn ngay cả khi họ có ý định
thực hiện điều đó từ trước
Về thực chất, “bàn tay vô hình” đó chính là các quy luật
kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chi phối hành động
của con người Ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế khách
quan đó là “trật tự tự nhiên” Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
“hoá; nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự
do mậu dịch, tự do sản xuất kinh doanh những gì mà họ mong muốn; quan hệ giữa người với người là quan hệ phụ
thuộc về kinh tế
Theo ông, trong nền kinh tế, Nhà nước có các chức năng
bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống phần tử tội phạm trong nước Đôi khi, Nhà nước
có nhiệm vụ kinh tế, khi nhiệm vụ này vượt quá sức của một
doanh nghiệp, như xây dựng đường sá, đào sông, xây dựng
các công trình lớn khác
Ông cho rằng: quy luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách kinh tế có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự hoạt động của
quy luật kinh tế Khi được hỏi “chính sách kinh tế nào phù hợp với trật tự tự nhiên?”, ông trả lời: “Tự do cạnh tranh” Như vậy, theo A Smith, muốn xã hội giàu có phải phát triển
Trang 20Tự do kinh tế giữ vai trò thống trị của nó qua một thời gian dài trong tư duy phát triển kinh tế - xã hội của các nhà
cổ điển, được bổ sung trong tư duy “cân bằng tổng quát” của
L Walras và các nhà tư tưởng tân cổ điển, từ những năm
1776 đến những năm 30 của thế kỷ XX
Tư duy về sự can thiệp của Nhà nước được thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ nhất trong tu duy cua John Maynard Keynes Vào những năm 30 của thế ký XX, ở các nước
phương Tây, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra
thường xuyên và nghiêm trọng Cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929-1933 chứng tỏ rằng, tư duy - lý thuyết “tự điều
tiết” kinh tế của các nhà cổ điển và tân cổ điển là thiếu tính
chất xác đáng Tư duy về “bàn tay vô hình” của A Smith, tư
duy - lý thuyết về “cân bằng tổng quát” của L Walras tỏ ra kém hiệu nghiệm, nó không bảo đảm chỉ đạo nền kinh tế phát triển lành mạnh Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng
của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự can thiệp ngày càng tăng
của Nhà nước vào kinh tế Tất cả điều này đòi hỏi các nhà tư tưởng phải đưa ra được những tư duy mới, những lý thuyết
kinh tế mới có khả năng thích ứng tình hình mới Từ đó, xuất
hiện tư duy về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều tiết
Người sáng lập tư duy - lý thuyết này là John Maynard Keynes Tác phẩm nổi tiếng nhất của J.M Keynes là “Lý
thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”! được coi như bản tuyên ngôn của tư duy - lý thuyết về vai trò kinh tế của
Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường Ông cho rằng,
khủng khoảng, thất nghiệp không phải là hiện tượng nội sinh của chủ nghĩa tư bản, mà là do chính sách kinh tế lỗi
Trang 21thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh
tế đã gây ra Ơng khơng đồng ý với quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường Theo ông, muốn có cân bằng, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế Đặc biệt, ông đã xây
dựng hệ thống các công cụ chủ yếu để Nhà nước can thiệp vào
kinh tế là tài chính (đầu tư nhà nước, thuế) và tiển tệ (khối
lượng tiền trong lưu thông, lãi suất), giá cả, Đây là những vấn đề phương pháp luận quan trọng cho các tư tưởng về vai trò của Nhà nước trong tư duy phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình xích lại giữa các xu hướng tư duy kinh tế về
vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Trong quá trình phê phán tư duy kinh tế của Keynes, những nhà kinh
tế học theo tư duy - lý thuyết cổ điển và tân cổ điển, không
thể phủ nhận vai trò ngày càng tăng của Nhà nước trong
điều chỉnh kinh tế, mặc dù họ chỉ thừa nhận sự can thiệp đó
trong phạm vi hạn chế Đông thời, những người theo tư duy - lý thuyết của trường phái Keynes, Keynes mới cũng nhận
thấy những khuyết điểm trong việc chưa đánh giá đầy đủ về vai trò của cơ chế tự điều chỉnh trong sự phát triển kinh tế Vì vậy, diễn ra sự xích lại giữa các xu hướng tư duy - lý thuyết kinh tế của các trường phái kinh tế học Đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng phát triển kinh tế
hiện đại
Sự xích lại giữa các xu hướng tư duy - lý thuyết kinh tế
học hiện đại diễn ra là một quá trình Nó thể hiện sự nhận
thức yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế trong tư
duy của các nhà kinh tế học Điều này thể hiện trước hết ở
chỗ sự chấp nhận vai trò của quy luật thị trường và vai trò
kinh tế của Nhà nước trong điều hành nền kinh tế hiện đại,
Trang 22thuyết kinh tế của trường phái tự do mới, trường phái kinh
tế thị trường xã hội, trường phái chính hiện đại
Nhà tư tưởng tự do mới Milton Friedman trong tac
phẩm “Chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân” cho rằng: để
cho nền kinh tế thị trường hoạt động tự do, còn Nhà nước
chỉ can thiệp vào nền kinh tế thị trường thông qua chính
sách tiền tệ
- Các nhà tư tưởng trọng cung hiện đại như Arth Laffer, Jede Winniski, Norman Ture, Paul Craig Roberto trong khi
đồng tình với tư duy - lý thuyết tự do kinh tế nhưng thừa nhận Nhà nước chỉ can thiệp vào kinh tế chủ yếu bằng chính
sách thuế
Các nhà tư tưởng về kinh tế thị trường xã hội ö Cộng hoà Liên bang Đức cho rằng, nền kinh tế thị trường xã hội dựa
trên ba nguyên tắc cơ bản: thứ nhất, luôn bảo đảm tự do
cạnh tranh, không có sự tham gia của độc quyền; ¿hứ hai, phải báo đảm sự bền vững của sở hữu tư nhân về tư liệu sẵn xuất, bảo đảm tính độc lập về kinh tế và trách nhiệm xã hội
của các chủ thể sản xuất kinh doanh; thứ ba, phải triệt để chống lại những can thiệp sai của Nhà nước; tuy nhiên, phải thừa nhận vai trò những chức năng khách quan, cần thiết
của Nhà nước để bảo đảm sự phát triển hài hoà, bảo đảm cho
sự phù hợp giữa chế độ tư do cạnh tranh và quy tắc chung của xã hội Theo họ, Nhà nước có ba chức năng, đó là: @) Nhà
nước phải đề ra các chính sách kinh tế tích cực, tức là bảo vệ sở hữu tư nhân, có các thể chế để các nguyên tắc cạnh tranh
không bao giờ bị phá võ; đồng thời, Nhà nước phải đưa ra các
“quy tắc chơi” trong cạnh tranh, không can thiệp trực tiếp
vào các hoạt động của các doanh nghiệp; (ii) Nha nuéc phai
làm cho nền kinh tế thị trường ngày càng mang tính xã hội;
Trang 23chính sách, đánh giá vai trò của Nhà nước trước và sau vẫn
là hiệu quả kinh tế
Sự xích lại rõ nhất, toàn diện nhất là tư duy về nền kinh tế hỗn hợp của P.A Samuelson Nếu các nhà kinh tế học phái cổ điển và cổ điển mới say sưa với “bàn tay vô hình” và “cân
bằng tổng quát”, trường phái Keynes và Keynes mới say sưa với “bàn tay nhà nước”, thì P.A Samuelson chủ trương phát
triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, là cơ chế thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước Ông cho rằng, “điều hành một nền kinh tế không có Chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay” Chính tư duy này mà các nhà kinh tế học gọi lý thuyết của P.A Samuelson là “Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp”!
Theo tư tưởng Robert Boyer (năm 1998), với công trình
về “Nhà nước và thị trường: hướng tới một sự tổng hợp mới cho thế kỷ XXT? Ư cơng trình này, từ sự nghiên cứu và tổng kết quá trình phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ cuối cla thé ky XX, ông rút ra nhận định: “tất cả là nhà nước” sẽ dẫn đến thất bại; “tất cả là thị trường” sẽ gặp phải những giới hạn hiển nhiên về lao động (thất nghiệp và bất bình đẳng), về tài chính (tác động bất ổn tiềm tàng của nạn đầu cơ) hoặc về môi trường Và kinh tế chính trị học
mới chỉ ra rằng Nhà nước khơng bao giờ hồn tồn là cơng cụ duy nhất đối với sự phát triển Cho nên, sự luân phiên
của những chiến lược can thiệp rồi lại tự do không phải là
một định mệnh
1 Xem Mai Ngọc Cường: Lịch sử các học thuyết kinh tế - Cấu trúc
hệ thống, bổ sung, phân tích và nhận định mới, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2005
2, Xem Robert Boyer: “Nhà nước và thị trường: hướng tới một sự
Trang 24Gần đây, trong điểu kiện khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà khoa học tiếp tục khẳng định sự kết hợp giữa thị trường
và Chính phủ Chẳng hạn: David Gregosz (năm 2010)! và Takashi jtazume (năm 20103 về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới đối với mô hình kinh tế
thị trường xã hội cũng như vai trò của Nhà nước đối với kinh
tế thị trường Trong đó, Takashi Kitazume đã chỉ ra tác động
của cuộc khủng hoảng đối với hệ thống phúc lợi ở Đức cho rằng, cần phải tìm kiếm một cân bằng mới trong mô hình
kinh tế thị trường xã hội; còn David Gregosz cho rằng, cuộc khủng hoảng này không minh chứng được thất bại của mô
hình kinh tế thị trường xã hội, nhưng lại chỉ ra hạn chế trong
các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước Theo ông, cuộc
khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2008 chính là một bài
học kinh nghiệm cho các nền kinh tế thị trường xã hội Các
nền kinh tế theo mô hình này cần phải bảo đảm được sự cân bằng giữa vai trò của Nhà nước và thị trường
Như vậy, vấn đề vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế luôn là cuộc tranh luận về tư duy giữa các trường phái khác nhau mà không có hổi kết Trong điểu kiện đó, tư duy của
người lãnh đạo là người có vai trò quyết định để lựa chọn
theo tư duy nào trong điều hành đất nước
Thứ ba, tư duy mới là tư duy phù hợp với thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, được thực tiễn chấp nhận
và thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển một cách
nhanh chóng, có hiệu quả
1 Xem David Gregosz: “The Financial and Economic Crisis: A thereat to the Social Maket economy”, 2010
Trang 25Xuất phát từ nguyên lý thực tiễn là tiêu chuẩn của chân
lý, do đó thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá tư duy nhận thức
của con người, đo lường sự đúng đắn của các lý thuyết và các chủ trương, chính sách phát triển Tư duy mới ra đời phù hợp
với thực tiễn, được thực tiễn chấp nhận sẽ thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của đất nước Ngược lại, tư duy đưa ra mà
không thúc đẩy sự thay đổi của đất nước cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, không phù hợp với thực tiễn phát triển
của đất nước trong giai đoạn phát triển nhất định thì tư duy đó là xa rời thực tiễn, nó sẽ níu kéo làm chậm bước tiến của
đất nước Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như nước ta minh chứng cho điều này
Đau 15 năm thống nhất đất nước, việc duy trì cơ chế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp làm cho nền kinh tế nước ta phát triển rất chậm, lâm vào tình trạng suy thoái và
lạm phát cao Tổng sản phẩm xã hội tăng trưởng thấp, thất
thường, thâm chí có những năm còn ở vào tình trạng tăng trưởng âm, như năm 1979 chỉ đạt 98,3% so với năm 1978, năm 1980 chỉ đạt 99% so với năm 19791
Trước tình hình đó, vào đầu năm 1981, xuất hiện một số
tư duy mới và được đưa thành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chẳng hạn: trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13-01-1981 của Ban Bí
thư về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng “khoán sản phẩm
đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mế, đưa
đất nước không những thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực
mà ngày càng có đôi dư để xuất khẩu
Trang 26Trong lĩnh vực công nghiệp, Quyết định số 25-CP ngày
21-01-1981 của Hội đồng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc
doanh, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
quốc doanh |
Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 1ð đến ngày 18-12-1986 đã
đưa tư duy đổi mới: 1) xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; ii) đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; iii) đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện ba chủ trương kinh tế: sản
xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; và sản xuất hàng xuất khẩu Tư duy đổi mới của Đại hội VI đi vào
thực tiễn đã đưa nền kinh tế nước ta dần phục hồi và phát
triển mạnh, đạt được những thành tựu đáng trân trọng Rõ
ràng tư duy đổi mới của Đại hội VI (năm 1986) là tư duy đúng, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Chính vì thế, tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội là tư duy phản ánh được hơi thở của cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, phản ánh được ý
chí, nguyện vọng và sự ủng hộ của tuyệt đại bộ phận các cộng
đồng trong xã hội Tính mới của nó là ở chỗ đúng với thực tiễn, thiết thực cho thực tiễn và đem lại hiệu quả cao cho thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
Với quan niệm thực tiễn là tiêu chuẩn đúng đắn của tư duy, tư duy mới còn là những tư duy nhận thức đã được thể
Trang 27triển khai thực hiện trong thực tiễn Việc thực hiện chưa
được hoặc do thiếu nguồn lực bảo đảm một cách tương ứng, hoặc là bước đi, trật tự ưu tiên để thực hiện chưa được cụ thể, hoặc các biện pháp tổ chức, triển khai, kiểm tra, giám sát, xử lý thực hiện còn mang tính chủ quan, duy ý chí, chưa phù
hợp theo nguyên tắc của kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mới được thiết lập Nói cách khác, giữa quan điểm và hành động, giữa chính sách và thực tế thực hiện đang còn những khoảng cách lớn Vì thế, cần thiết phải có tư duy nhận thức tiếp tục về những vấn đề này để hoặc là bảo đảm nguồn lực; hoặc là thiết kế lại bước đi, làm rõ trật tự ưu tiên; hoặc là bổ sung
hoàn thiện các biện pháp tổ chức triển khai, kiểm tra, giám
sát xử lý những vấn dé nay sinh để tư duy nhận thức đi vào thực tiễn
IL TƯ DUY MOI VỀ PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG BOI CANH MOI: QUA TRÌNH XUẤT HIỆN VA VAN DUNG 6 VIET NAM HIEN NAY
1 Khái quát quá trình xuất hiện tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới
Cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây bắt đầu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Nhiều vấn đề mới xuất hiện đã dẫn đến
việc các nhà kinh tế học tập trung nghiên cứu quá trình này và hình thành nên một hướng phát triển mới của khoa học
kinh tế, bổ sung cho các tư duy mới về phát triển kinh tế
Thực ra, từ năm 1917, với sự xuất hiện của hai hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, trong lịch sử các
Trang 28nhằm phân tích, so sánh sự phát triển kinh tế của hai hệ thống kinh tế này Về bản chất, tư duy kinh tế học so sánh là
một lĩnh vực của khoa học kinh tế nhằm phân tích, so sánh
các hệ thống kinh tế
Đến nửa cuối thế kỹ XX, cùng với việc phát minh ra máy tính cá nhân đã diễn ra việc chuyển đổi từ xã hội công nghiệp
sang xã hội hậu công nghiệp Trong hệ tư duy kinh tế học so
sánh đã hình thành tư duy về nền kinh tế chuyển đổi hay còn gọi là lý thuyết kinh tế chuyển đổi, có đối tượng nghiên
cứu là các vấn đề tiến bộ chung của sự thay đổi, cải tổ hệ
thống kinh tế
Với khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ - nghĩa trước đây là sự xuất hiện tư duy kinh tế chuyển đổi từ hệ thống quản lý kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Những công trình nghiên cứu đầu tiên về sự
chuyển đổi này là các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hunggarl, Viện Hàn lâm Khoa
học Liên bang Nga và Viện Nghiên cứu các vấn đề chuyển
đổi với các tên tuổi như Ianos Kornai, Radaev, Buzgalkin,
Ausionek, Bugalin, Hauv, Kisilep', Các công trình này đã đặt nền móng cho kinh tế học chuyển đổi
Tư duy về nền kinh tế chuyển đổi có vị trí đặc biệt trong lịch sử các tư duy kinh tế học, bởi đặc điểm đối tượng nghiên cứu của nó mang tính tổng hợp Khác với hệ tư duy kinh tế
truyền thống trước đó mà đối tượng nghiên cứu của chúng, kể từ A Moncratien đến P.A Samuelson chủ yếu là các hiện
tượng và quá trình kinh tế; trong khi đó, tư duy về nền kinh tế chuyển đổi nghiên cứu một loạt các lĩnh vực kể cả kinh tế,
1 Xem Nguyễn Đình Hương: Chuyển đổi kinh tế ở Tiên bang Nga: Lý
Trang 29chính trị, văn hóa, xã hội, công nghệ, bao gồm tất cả mắt xích của các mối quan hệ trong các lĩnh vực trên
Thêm nữa, khác với hệ thống tư duy kinh tế truyền thống chỉ nghiên cứu trạng thái kinh tế thị trường chín muỗi
như là một hệ thống kinh tế đóng trên quan niệm ổn định và
cân bằng, điều chỉnh và đồng nhất, coi sự phát triển như là quá trình tiến lên liên tục; thì tư duy về nền kinh tế chuyển đổi nghiên cứu trạng thái nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như là một hệ thống kinh tế mở, mang tính không bền vững, không ổn định, được cải tổ liên tục, thực hiện cải
cách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, công nghệ một cách
thường xuyên, với nhiều phương án lựa chọn hướng phát triển, và sự phát triển của nó luôn chứa đựng sự mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế cũ và hệ thống kinh tế mới Chính vì thế, tư duy về nền kinh tế chuyển đổi là một nhánh phát
triển trong lịch sử các tư duy kinh tế
Tư duy về nền kinh tế chuyển đổi hiện đại bao gồm ba nhóm nội dung chủ yếu:
Một là, các quy luật tổng thể chuyển đổi kinh tế Nội dung
này là đối tượng phân tích của tư duy về chu kỳ, bao gồm những vấn để: ï) Chu kỳ trung bình ngắn hạn (khoảng10
năm); 1) Chu kỳ công nghệ của Kondratieff (khoảng 50 năm);
iii) Chu kỳ nền van minh (hàng trăm năm); iv) Chu kỳ lịch sử
(hàng nghìn năm)
Hai là, các xu hướng của quá trình kinh tế chuyển đổi,
bao gồm các xu hướng mang tính phổ biến như: i) Sự chuyển
đổi sang xã hội hậu công nghiệp; iï) Sự bùng nổ nhân khẩu; 11) Khủng hồng mơi trường; 1v) Nhân văn hóa nền kinh tế -
thay đổi cơ cấu tái sản xuất; v) Đặc tính hỗn hợp của nền
kinh tế với sự nổi trội của doanh nghiệp nhỏ và vừa; vì Chuyển dịch trong cơ cấu xã hội, bảo đảm chất lượng cuộc
sống; vii) Phục hưng truyền thống quốc gia; viii) Tiến bộ kinh
Trang 30Ba là, tư duy chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường với những tác động tích cực và
tiêu cực mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan! Tùy theo điều kiện mỗi
nước khác nhau có sự lựa chọn các nội dung khác nhau, song
tổng kết thực tiễn của các nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch
sang thị trường cho thấy, quá trình chuyển đổi là quá trình
chuyển biến sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Quá trình này diễn ra từ tự phát đến tự giác, từ bị động đến chủ động xuất phát từ sự đòi hỏi của thực tiễn phát triển của các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nó đi từ việc lựa chọn mô hình chuyển đối đến sự chuyển đổi về các quan hệ kinh tế, quan hệ sở hữu; hình thành và phát triển đồng bộ
các loại thị trường; sự thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà
nước, của kiến trúc thượng tầng, cũng như sự biến đổi về co cấu xã hội Trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển ở
trình độ mới, cao hơn, nền kinh tế thị trường phát triển trên
phạm vi toàn cầu, quá trình chuyển đổi còn bao gồm cả việc
thay đổi cách thức tăng trưởng và phát triển cũng như hội
nhập kinh tế quốc tế
Tổng kết thực tiễn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường cho thấy, nội hàm của quá trình này thường bao
gồm năm nhóm vấn đề cơ bản sau đây:
@) Tư duy về lựa chọn mô hình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, bao gồm mô hình kinh tế thị trường nào?
Bước đi thực hiện mô hình đó ra sao?
(ii) Tu duy vé quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lý; xác lập vị trí, vai trò của chế
1 Xem Nguyễn Đình Hương: Chuyển đổi kinh tế ở Liên bang Nga: Lý
Trang 31độ sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và điều kiện để nó phát huy vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội
(iii) Tu duy vé hình thành và phát triển đồng bộ các loại
thị trường; xử lý mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng trong điều kiện kinh tế thị trường; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; làm rõ vai trò của Nhà nước và lựa chọn cách thức, phạm vi và mức độ can thiệp của Nhà nước vào kinh tế; quan hệ giữa Nhà nước với
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội; giữa Nhà nước và Đảng
cầm quyền; cá nhân và tập thể; tập trung và dân chủ
(iv) Tu duy về sử dụng các công cụ chính sách kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, đồng thời với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
(v) Tư duy về thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế,
tăng nhanh thu nhập của nền kinh tế và đời sống nhân dân,
vượt cạm bẫy phát triển (bao gồm cả bẫy thu nhập trung bình); phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
2 Nội dung nghiên cứu chủ yếu của tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội và vận dụng ở Việt Nam
hiện nay
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về nền kinh tế
chuyển đổi Đặc biệt là trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước như Chương trình KX.03 (1990- 1994), Chương trình KHXH.01 (1995-2000) do GS Vũ Đình Bách, GS Lương Xuân Quy làm chủ nhiệm, v.v
Ngay thời kỳ đầu của đổi mới kinh tế, các nghiên cứu của
Trang 32Nam là sự thay đổi các chính sách kinh tế, các hình thức và phương thức tác động đến nền kinh tế” và “Trong thời gian qua,
đổi mới kinh tế đã diễn ra trong bốn lĩnh vực chủ yếu: chuyển sang nền kinh tế thị trường; thực hiện nền kinh tế có sở hữu
hỗn hợp; mở cửa nền kinh tế; và cải cách bộ máy nhà nước” Trong giai đoạn từ 1996 đến nay, chúng ta vẫn đang tiến hành cải cách và đổi mới theo những hướng cơ bản trên Tuy nhiên, do bản chất của kinh tế chuyển đổi là một hệ thống
kinh tế mở, mang tính không bền vững, không ổn định, phải
được cải tổ liên tục, thực biện cải cách kinh tế một cách thường xuyên, nên luôn xuất hiện những vấn đề mới, đòi hỏi phải có tư duy mới để điều chỉnh thích ứng
Thêm nữa, lý thuyết về kinh tế học chuyển đối cho thấy, nội hàm của những nền kinh tế chuyển đổi không chỉ bao
hàm vấn đề kinh tế, mà còn bao hàm tổng thể các vấn đề về
chính trị, văn hóa, xã hội, công nghệ Vì thế, việc đổi mới tư duy, tìm kiếm những tư duy mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong điểu kiện nền kinh tế chuyển đổi ở nước ta cũng cần phải được mở rộng hơn, không những chỉ
xoay quanh vấn đề kinh tế, mà còn đòi hỏi mở rộng ra các
vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội,
Dưới đây, chúng ta sẽ tập trung vào năm nhóm vấn đề cơ
bản đã nêu ở phần trên để xác định những tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay, khi mà đất nước ta đã trải qua 30 năm đổi mới với
những thành công và chưa thành công và đang hội nhập
ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới
1 Xem Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao: Đổi mới hoàn thiện chính sách
Trang 333.1 Tư duy về lựa chọn mô hình chuyển đổi nền kinh
tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và vấn đề của Việt Nam
Mỗi giai đoạn lịch sử trong quá trình phát triển của nhân
loại có một hình thái xã hội và một hệ thống kinh tế đặc
trưng Chúng có vai trò như những cột mốc của sự phát triển Khi xã hội chuyển từ giai đoạn lịch sử này sang giai đoạn
lịch sử khác, hệ thống kinh tế cũng biến chuyển sang một hệ
thống kinh tế mới, ưu việt hơn Nền kinh tế chuyển đổi là trạng thái trung gian giữa các hệ thống kinh tế - xã hội khi nó mang trong mình những tàn dư của hệ thống kinh tế
trước đây đang gồổng mình chuyển đổi và cả những mầm mống của hệ thống kinh tế mới đang lấy đà phát triển Kết
quả cuối cùng của quá trình chuyển đổi là sự loại bỏ hay biến
đổi hoàn toàn những yếu tố của hệ thống kinh tế - xã hội cũ
Thứ nhất, vì sao lại chuyển đổi? Một trong những vấn đề lý luận cơ bản được đặt ra là chuyển đổi có mang tính quy luật hay không? Nó có phải là một quá trình mang tính tất
yếu cho tất cả các hình thái xã hội hay chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định; cho những xã hội nhất định?
Câu trả lời cho đến nay là chuyển đổi kinh tế - xã hội
mang tính quy luật, cho dù những luận cứ được đưa ra không
phải đã có tính thuyết phục một cách tuyệt đối Trước hết,
nếu theo những nguyên lý của tư duy lôgíc biện chứng mà
chủ nghĩa Mác - Lênin là đại diện tiêu biểu thì những mâu thuẫn tôn tại trong quá trình phát triển sẽ là động lực tạo ra
các cuộc cách mạng hay cải cách nhằm phá bỏ những cái cũ
và xây dựng những cái mới Nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu, bao cấp tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào những năm cuối của thập kỷ 1980 đã đi
đến những giới hạn cuối cùng của các mâu thuẫn trong xã
Trang 34những mục tiêu mà quản lý nhà nước về kinh tế đặt ra Toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế lại được xây dựng dựa trên những
mục tiêu phi thực tế đó Chính vì vậy, toàn bộ những động
lực phát triển đã bị triệt tiêu Khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực bị giảm thiểu đến mức nghiêm trọng Đời sống xã hội bị xói mòn qua một thời gian dài khi những giá trị cá nhân bị phủ lấp bởi cái
bóng của những giá trị hư danh dưới danh nghĩa tập thể,
toàn dân Mặt khác, ý thức tự giác của một bộ phận dân cư
chưa thể đạt đến khung khổ chung của xã hội Những mâu thuẫn nội tại trong các xã hội xã hội chủ nghĩa trước đây cứ lớn dần và do đó, chuyển đổi trỏ thành tất yếu
Nếu như những mâu thuẫn nội tại là động lực chủ yếu của
quá trình chuyển đổi thì những tác động từ bên ngồi có vai trị vơ cùng quan trọng Nó góp phần thúc đẩy quá trình
chuyển đổi diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn và thậm chi di ra
khỏi những quỹ đạo mang tính tự nhiên (quy luật) Sức ép của các nước phương Tây, IMEF hay WB đã góp phần “tích cực” vào sự chuyển đổi với bước đi gấp gáp tại Liên bang Nga, để lại
những hậu quả mà hiện nay nước Nga đang phải vật lộn Theo nhiều nhà khoa học, nước Nga lâm vào cảnh đổ võ là do sự chuyển đổi quá nhanh của chính quyển (thượng tầng kiến trúc) so với độ ỳ của phần lớn các tầng lớp xã hội (hạ tầng cơ sở) Chuyển đổi khi mới bắt đầu chủ yếu là ý tưởng của các tầng lớp nắm chính quyền chứ chưa phải là nguyện
vọng của quảng đại quần chúng Chính vì vậy, các mâu
thuẫn xã hội trở nên rất sâu sắc
Một số lý thuyết tiếp cận quá trình chuyển đổi hiện nay tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây dưới góc độ của chu kỳ phát triển kinh tế - xã hội Theo cách tiếp cận này, thì mô hình kế hoạch hoá tập trung dường như không
Trang 35triển tự nhiên là nền kinh tế thị trường, mặc dù mô hình này cũng còn rất nhiều hạn chế
Thứ hai, lựa chọn cách thức, bước đi chuyển đổi Có nhiều cách thức, bước đi để thực hiện chuyển đổi Mỗi một quốc gia thường lựa chọn bước đi chuyển đổi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mình Nhìn chung, sự khác
nhau đó thể hiện chủ yếu trên các phương diện: ï) Tốc độ
thực hiện quá trình chuyển đổi; i) Các biện pháp thực hiện
chuyển đổi; 1i) Mục tiêu của quá trình chuyển đổi
Quá trình chuyển đổi vốn mang trong nó tính không bền
vững do các bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội
đang trong giai đoạn hoàn thiện Chính vì vậy, sự thay đổi diễn ra một cách liên tục và mạnh mẽ Cách thức, bước di chuyển đổi thực chất là sự thúc đẩy hay kiểm chế các quá
trình biến đổi này một cách có ý thức Do có nhiều phương án phát triển để lựa chon, hơn nữa, mỗi một quốc gia lại có những điều kiện đặc thù khiến cho các quá trình chuyển đổi hầu như không có tiền lệ Chính vì vậy, việc lựa chọn cách
thức, bước đi chuyển đổi là một công việc khó khăn nhưng có
ý nghĩa hết sức to lớn
Tựu trung lại có hai cách thức, bước đi chuyển đổi chủ
yếu là chuyển đổi dần dần, hay “dò đá qua sông” và chuyển đổi theo “liệu pháp sốc” với tốc độ cao Phần lớn các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã chọn phương án thứ
bai mang tính ô ạt và triệt để Họ chọn mục tiêu của quá
trình chuyển đổi là xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo mô hình của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Do
đó, thay đổi hệ thống chính trị, tư nhân hoá, tự do hố và ổn
định vĩ mơ là những nội dung chủ yếu của quá trình chuyển
đổi tại các quốc gia này Một số nước như Ba Lan, Hunggari,
Trang 36như Nga thì con đường lại không hề bằng phẳng mà đẩy rẫy những khó khăn và hậu quả bất lợi Những chương trình tư nhân hố ơ ạt trên phạm vi lớn với tốc độ chóng mặt, tự do
hoá thương mại và tài chính theo hướng thả nổi hoàn toàn đã
tạo ra những cú “sốc” thực sự cho xã hội Cái giá mà người
Nga phải trả cho giai đoạn chuyển đổi của mình dường như là quá lớn: 1) Đời sống giảm sút nghiêm trọng: 34% người dân
sống dưới mức nghèo đói, thất nghiệp trần lan, các giá trị xã hội giảm dần; ii) Phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc; 1i) Tội phạm hóa nền kinh tế, khu vực kinh tế ngầm được mở
rong va chiém 30-50% GDP; iv) Co cấu tái sản xuất mất cân
đối (70% đầu tư tập trung vào tổ hợp nguyên liệu); v) Cơng
nghệ bị già hố và lạc hậu nhanh chóng; v1) Cán cân thương
mại mất cân đối, nền kinh tế không hội nhập được vào kinh tế thế giới!
Những nước chuyển đổi theo hướng “đò đá qua sông” là Trung Quốc và Việt Nam Thành tựu kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam là những minh chứng quan trọng cho sự hợp lý của mô hình này Tuy nhiên, cả Việt Nam và Trung Quốc
đều có những điều kiện khác biệt hoàn toàn so với các nước
Đông Âu Thành công của Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Âu cho thấy, vấn đề có thể không phải là ở việc lựa chọn cách thức, bước đi chuyển đổi mà là ở việc vận dụng
nó cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia
Thứ ba, lựa chọn mô hình kính tế thị trường như thế nào? Đây không những là vấn đề đặt ra riêng cho nền kinh tế chuyển đổi mà là vấn dé có ý nghĩa thời đại Chúng ta biết rằng, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà sản xuất cái gì,
Trang 37sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào, bằng công cụ nào là do thị trường chi phối Trong cơ chế vận hành này, các nhân tố
cơ bản là hàng và tiền, các quan hệ cơ bản như quan hệ sản xuất - tiêu dùng và quan hệ bán - mua được vận hành dưới
sự chi phối của quy luật trị trường như quy luật cung - cầu,
quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các quan hệ thị trường quyết định sự phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân được tự do ra quyết định kinh tế Họ không bị buộc phải làm điều
mà họ cho là không có lợi Họ được tự do tự lựa chọn việc làm, tham gia cơng đồn và quyết định ông chủ cho mình; tự
do quyết định chi bao nhiêu thu nhập cho tiêu dùng hiện tại
và chỉ vào hàng hoá và dịch vụ nào; dành bao nhiêu để tích luỹ cho tương lai và phân bổ tài sản hiện có vào các danh mục đầu tư khác nhau Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, lựa chọn quy mô, công nghệ
sản xuất và thuê các yếu tố đầu vào; tự do lựa chọn địa điểm
và phương thức phân phối sản phẩm tạo ra mà pháp luật không cấm Hầu hết các quyết định đó không xuất phát từ động cơ đóng góp cho phúc lợi chung của toàn xã hội mà xuất phát từ lợi ích riêng Giá cả đóng vai trò là công cụ phát tín
hiệu, liên kết những quyết định phân tán đó để tạo thành hệ
thống ăn khớp với nhau
Cạnh tranh là nguyên tắc có tính nền tảng của kinh tế
thị trường, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên
nâng cao hiệu quả mới có thể đứng vững trong cuộc cạnh
tranh khốc liệt giữa các nhà cung ứng để tối đa hoá lợi nhuận Cạnh tranh chính là động lực cho phép các nguồn lực
được phân bổ một cách có hiệu quả nhất Những doanh
Trang 38được chuyển sang các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn Cạnh
tranh và phá sản cũng giới hạn những sai lầm trong kinh doanh Các doanh nghiệp sẽ rút ra được những bài học kinh
nghiệm thiết thực từ các vụ phá sản để kinh doanh tốt hơn Phá sản là sự sàng lọc cần thiết để đào thải những doanh
nghiệp yếu kém, làm trong sạch và lành mạnh môi trường
kinh doanh Nếu chấp nhận cạnh tranh thì doanh nghiệp thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào cũng sẽ kinh doanh có
biệu quả hơn, xã hội sẽ sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý Giống như một bàn tay vô hình (A Smith), hệ thống giá
cả liên kết hành động của các cá nhân ra quyết định riêng rẽ
chỉ tìm kiếm lợi ích riêng cho bản thân họ Nhưng trong khi đi tìm lợi ích riêng một cách vị kỷ, thì chính bàn tay vô hình
của thị trường sẽ dẫn dắt họ tạo nên một kết quả nằm ngoài
dự kiến là đem lại lợi ích cho xã hội, và nhiều khi còn tốt hơn ngay cả khi họ chủ động định làm như vậy Chính vì vậy, hệ
thống thị trường tỏ ra ưu việt hơn hẳn hệ thống kế hoạch hoá tập trung: nó phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả theo nghĩa cho phép tối đa hoá phúc lợi của toàn xã hội
Lịch sử tư duy kinh tế cho thấy, cơ chế thị trường đã xuất
hiện trước cơ chế kế hoạch hóa tập trung Manh nha của cơ
chế thị trường là thời kỳ chuyển từ xã hội phong kiến sang
chủ nghĩa tư bản và phát triển mạnh cho đến ngày nay Cơ
chế kế hoạch hóa tập trung ra đời trong thời kỳ sau Cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, nó tổn tại và thống
trị trong hệ thống các nước phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây Tuy nhiên, do sự kém hiệu quả của nó trong quá trình phát triển, vào những năm 80-90 của thế kỷ XX, cơ chế này mất dần vai trò và ảnh hưởng của nó trong
điều hành sự phát triển kinh tế - xã hội Các nước phát triển
Trang 39những mức độ mạnh, yếu khác nhau Sự ưu việt của kinh tế thị trường so với hệ thống kế hoạch hoá tập trung được thể hiện ở chỗ:
- Sự liên kết tự động và linh hoạt Những người ủng hộ
kinh tế thị trường cho rằng, so với mô hình kế hoạch hoá tập
trung, hệ thống thị trường dựa trên các quyết định phi tập trung, nên linh hoạt hơn, điều chỉnh nhanh hơn và dễ thích
ứng hơn trong một môi trường thường xuyên thay đối Điều
này hoàn toàn trái ngược với hệ thống kế hoạch hoá tập trung,
trong đó Chính phủ phải dự đoán và ra quyết định điều chỉnh Hằng năm, Chính phủ phải đưa ra quyết định điều chỉnh đối với vô số các biến động trên thị trường và điều đó khiến cho Chính phủ phải mất nhiều cơng sức dự đốn và lập kế hoạch cho tất cả những điều chỉnh đó và thường bị sai lệch
Khi điều kiện kinh tế thay đổi, giá cả trong nền kinh tế
thị trường có thể thay đổi nhanh chóng và những người ra
quyết định phi tập trung có thể phản ứng nhanh nhạy theo
tín hiệu giá cả Ngược lại, việc quy định hạn ngạch, phân bổ và phân phối theo kế hoạch của Chính phủ sẽ rất khó điều
chỉnh và kết quả là tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thường
xuyên xảy ra trước khi Chính phủ có đủ thời gian để điều
chỉnh Một lợi thế to lớn của thị trường là nó phát tín hiệu một cách tự động khi điều kiện thay đổi
- Thúc đẩy tiến bộ và tăng trưởng Công nghệ, sở thích và các nguồn lực liên tục thay đổi theo thời gian ở mọi nền kinh
tế Sản phẩm mới và kỹ thuật mới được phát minh để thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng và khai thác những cơ hội do công nghệ mới tạo ra
Trang 40thay thế bởi các sản phẩm và quá trình ưu việt hơn Một số trong các sản phẩm mới này có thể trở thành mẫu mốt, trong khi một số sản phẩm khác không hề gây ấn tượng Hệ thống thị trường hoạt động thông qua việc thử nghiệm, lựa chọn và
đào thải để phân loại hàng hoá và phân bổ nguồn lực vào
những thứ được coi là ưu việt nhất: hàng hoá được sản xuất bởi những người có chỉ phí thấp nhất và được bán cho những
người trả giá cao nhất Điều đó trái ngược với trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nơi mà các nhà lập kế hoạch phải
dự đoán xem tiến bộ công nghệ hoặc sản phẩm có nhu cầu
cao sẽ xuất hiện ở lĩnh vực nào Tăng trưởng theo kế hoạch có
thể mang lại những điều kỳ diệu do tập trung được nguồn lực để thực hiện đường lối đã chọn, nhưng có thể là quá rủi ro
khi các nhà lập kế hoạch dự đoán sai và do đó phân bổ nguồn
lực vào các hoạt động không có lợi cho xã hội
- Phi tập trung hoá quyền lực Một đặc điểm quan trọng
của nền kinh tế thị trường là phi tập trung hoá quyền lực và
con người ít bị áp đặt hơn do cơ chế vận hành là hướng đến
lợi ích riêng và tự do ra quyết định Cạnh tranh chính là
động lực phát triển quan trọng nhất trong một nền kinh tế thị trường Do áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự hoàn thiện mình để có thể sản xuất hàng hoá với chất lượng cao nhất, giá thành rẻ nhất và phục vụ khách hàng tốt nhất thì mới thu được nhiều
lợi nhuận để duy trì hoạt động và mở rộng thị phần của mình
trên thị trường
Chính vì cơ chế thị trường ưu việt hơn cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, nên nó có sức sống và là nguyên nhân sâu xa
cho sự thắng lợi trong cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống
kinh tế cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX và là mục
tiêu cho sự lựa chọn của các mô hình kinh tế chuyển đổi Tuy