LAO DONG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
NG DAI HOC LAO DONG - XÃ HỘI |'S NGUYÊN TRUNG HẢI (Chủ biên)
GIAO TRINH
Trang 2BO LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VA XA HO! TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH
PHAT TRIEN CONG DONG
TS Nguyễn Trung Hải (Chủ biên) Nhóm biên soạn:
TS Nguyễn Huyền Linh ThS Nguyễn Kim Loan
Trang 3ASXH CTXH HDND HDTN NCNL DANH MUC TU VIET TAT An sinh xã hội Công tác xã hội Hội đồng nhân dân Hoạt động tình nguyện
Nâng cao năng lực
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội PRA PTCD TCCD TCXH TVCD -UBND
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự
Trang 4MUC LUC Chương I Những vấn dé chung về Phát triển cộng đồng 1.1 Khái niệm - 1.2 Lịch sử phát triển cộng đồng 1.3 Mục tiêu, triết lý, ý nghĩa và a gia thuyét trong phat trién cộng đồng 1.4 Các nguyên tắc trong phát triển cộng đồng 1.5 Cộng đồng ở Việt Nam 1.6 Các vấn để của cộng đồng và phương thức can thiệp cộng đồng : 1.7 Mô hình và các giai đoạn Phát triển cộng đồng 1.8 Tác viên cộng đồng Chương II Tiến trình phát triển cộng đồng 2.1 Bước 1: Chuẩn bị 2.2 Bước 2: Tiếp cận cộng đồng 2.3 Bước 3: Đánh giá cộng đồng 2.4 Bước 4: Lập kế hoạch hành động và thành lập nhóm nòng cốt
2.5 Bước 5: Huy động nguồn lực
2.6 Bước 6: Triển khai kế hoạch hành động
2.7 Bước 7: Lượng giá các hoạt động 2.8 Bước 8: Duy trì và phát triển
Chương III Phương pháp đánh giá cộng đồng có sự tham gia của người dân (PRA)
3.1 Khái quát chung về PRA
3.2 Các công cụ PRA trong phát triển cộng đồng Chương IV Các hoạt động cơ bản trong phát triển cộng đồng
Trang 5LOI NOI DAU
ĐỂ đáp ứng nhụ cầu về phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam dưới khía cạnh đào tạo phát triển nguôn nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội lỗ chức biên soạn Giáo trình “Phát triển cộng đồng” Nội dung giáo tr ình phát triển cong đông được biên soạn trên cơ sở by luận chung
của quốc l về phát triển cộng đồng và các hoạt động trải nghiệm thực
tiễn của Việt Nam nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cơ bản cho sinh viên trong lĩnh vực làm việc và trợ giúp cộng đông Cuốn giáo trình được trình bày một cách logic từ việc giới thiệu các kiển thức cơ bản đến việc mô tả chỉ tiết các quy trình thực hiện va cudi cung là các hoạt động chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực phát triển cộng đồng sẽ giúp người đọc có thể sử dụng dễ dàng thuận lợi trong công việc giảng dạy cũng như áp dụng vào thục tiễn để giải quyét cdc
vấn đề của cộng dong Việt Nam Giáo trình do tập thể tác giả chịu trách nhiệm: TS Nguyễn Trung Hải chủ biên và biên soạn chương l, chương
IT; TS Nguyễn Huyền Linh, TS Nguyễn Trung Hải biên soạn chương 3;
TAS Nguyễn Kim Loan biên soạn Chương IV Dé hoàn thành giáo trình
này tập thể tác giả xin trân trọng gửi lời cám ơn tới sự góp ý, đóng góp ý kiến, phản biện của các chuyển gia, các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong và ngoài nước cho giáo trình này Các nội dụng về Ề phát triển cộng đồng còn khá mới mẻ so với thực tiễn của Việt Nam nên trong quả trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến góp Ủ qwJ báu từ các chuyên gia, đồng nghiệp, các độc giả trong và ngoài nước để lan tái bản sau được hoàn thiện hơn nữa
Xin trân trong cam on
Trang 6- Chương I
NHUNG VAN DE CHUNG VE PHAT TRIEN CONG DONG Chương I sẽ trình bày những nội đung tông quan về phát triển cộng đồng đề giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về môn học này Nội dung được để cập trong chương này là về những khái niệm, lịch sử phát triển cộng đồng, những triết lý giá trị và ý nghĩa phát triển cộng đồng Phần nguyên tắc cũng được nhẫn mạnh dé định hướng phương thức làm việc của tác viên cộng đồng Những vấn đề thường gặp trong cộng đồng và các mô hình, cách thức can thiệp cũng được phân tích cụ thể trong chương này Nội đung cuối cùng giới thiệu về tác viên cộng đồng và những vai trò cụ thể của họ trong phát triển cộng đồng
1.1 Khái niệm 1.1.1 Phát triễn
Có nhiều định nghĩa và ý kiến xoay quanh khái niệm phát triển Shaffer, (1989) cho rang “Phat triển liên quan đến sự thay đổi, sự cải
thiện và trực tiếp hướng tới việc đảm bảo sự tham gia, tính linh hoạt, sự
công bằng trong việc nâng cao chất lượng sống của con người Điều đó tạo ra sự thịnh vượng không chỉ bao hàm về khía cạnh vat chat ma con | la ở giá trị con người” (Shaffer, 1989) Liên hợp quốc năm 1997 đưa ra định nghĩa: “Phát triển là tạo ra những cơ hội ngày càng nhiều cho tất cả mọi người để có đời sống tốt hơn, điều thiết yếu là tăng cường và cải thiện các điều kiện cho giáo dục, sức khỏe, dinh dưỡng, nhà ở và an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường” Như vậy có thể hiểu phát triển là sự cải thiện theo chiều hướng ổi lên nhằm mang lại một cuộc sống tốt hơn cả về gia tri va vat chat cho con người
1.1.2 Phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
Trang 7Khái niệm này được phô biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundiland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tốn hại đến những khá năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” Sống tốt Bén ving ˆ ` Cong hang
Mô hình phát triển bên vững
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đám có sự phát triển kinh tế hiệu quá, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các
tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3
lĩnh vực chính: Kinh tế - Xã hội - Môi trường Sự bền vững của phát triển có thể đánh giá được bằng những chỉ tiêu nhất định về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và tình trạng xã hội: |
Về kinh tế, trong xã hội bền vững, việc đầu tư và phát triển nói chung
phải đem lại lợi nhuận, gia tăng tổng sản phẩm trong nước
Về tài nguyên thiên nhiên, trong xã hội bền vững, tài nguyên không tái tạo được, vì vậy cần phải sử dụng trong phạm vi khôi phục được về số lượng và chất lượng: sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế và bổ sung thường xuyên bằng các con đường tự nhiên hoặc nhân tạo
Về chất lượng môi trường, trong xã hội bền vững, môi trường không
khí, nước, đất cảnh quan liên quan đến sức khỏe, tiện nghi, yêu cầu thẩm mỹ, tâm lý của con người nhìn chung không bị các hoạt động của con
Trang 8Về văn hóa - xã hội, xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát
triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục, đảo tạo, y tế; phúc lợi xã hội phải được chăm lo, các giá trị về văn hóa, đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải được bảo vệ và phát huy
Với xu thế hiện nay, để đánh giá sự phát triển của một xã hội, người ta chủ yếu dựa vào 4 điều kiện cần và đủ nói trên Nếu thiếu một trong bốn điều kiện trên thì sự phát triển của xã hội đó sẽ đứng trước nguy cơ mat bền vững Như vậy trong phát triển cộng đồng, mặc dù chúng ta cần quan tâm đến các khía cạnh về thúc đây kinh tế phát triển Tuy nhiên để thực sự đạt được yếu tô bền vững thì cần phải xem xét những hoạt động phát triển đó có ảnh hưởng đến hệ môi trường sinh thái không và quan trọng là phát triển kinh tế cần gắn với nâng cao năng lực con người và các yếu tố xã hội liên quan để đảm bảo một mơi trường hài hồ và bền vững
1.1.3 Cộng đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử đụng khá rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như sử học, văn hoá học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sinh học, xã hội do đó cũng có nhiều cách hiểu về
cộng đồng Đầu tiên khái niệm cộng đồng bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là
“communitas” với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tơn giáo hay tồn bộ những người ổi theo một thủ lĩnh nào đó Như vậy các cộng đồng ở đây được hiểu là tập hợp người và gắn kết với nhau bởi tín ngưỡng, tôn giáo Các khía cạnh khác để gắn kết cộng đồng chưa được xác định trong cách tiếp cận này
Ở khía cạnh xã hội, theo Korten “Cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương đối giống nhau và có những mối quan hệ nhất định với nhau” (Korten, 1987) Như vậy ngoài yếu tố chung địa vực, khái niệm này đã nhắn mạnh nhiều hơn tới các mối quan hệ và sự cô kết của người dân trong cộng đồng với nhau Phát triển tiếp khái niệm này, cộng đồng được định nghĩa là “mỗi quan hệ giữa người này và người khác cùng chia sẻ những đặc điểm chung, giá trị chung cũng như mỗi quan tâm chung Cộng đồng đề cập đến mối quan hệ của con người sống và tương tác với nhau hơn là một mối quan hệ riêng lẻ” (Margaret Betz, 2006) Như vậy mối quan hệ và sự gắn bó giữa các cá nhân để tạo ra cộng đồng đã được xác định rõ trong khái niệm này là bao gồm các yếu tố
Trang 9Ở Việt Nam, nhiều học giả thừa nhận một khái niệm được đưa ra bởi
Tô Duy Hợp và cộng sự (2000): “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tô chức (chặt chế hoặc không chặt chẽ); là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông
qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên Các đặc điểm có thê là: Đặc điểm về kinh tế xã hội (Cộng đồng làng xã, khu dân cư đô thị); Đặc điểm về huyết thống (Cộng đồng của các thành viên thuộc một họ tộc); Cùng
chung mỗi quan tâm và quan điểm (Nhóm sở thích, nhóm tôn giáo ) Khái niệm này đã mô tả một cách tổng quát về cộng đồng Một cách chỉ tiết
hơn, cộng đồng được mô tả bởi năm yếu tô (1) Cộng đồng là tập hợp của một số đông người; (2) Mỗi cộng đồng có một bản sắc và đặc điểm riêng:
(3) Các thành viên của cộng đồng có sự gắn kết với nhau; (4) Có sự chia
sẻ, thống nhất giữa các thành viên trong cộng đồng về ý chí, tình cảm và
ý thức cộng đồng; (5) Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc, chế định hoạt động và ứng xử
chung (Phạm Hồng Tùng, 2009)
Như vậy có thé thấy có nhiều quan điểm về cộng đồng Tuy nhiên các
quan điểm đều có những điểm thống nhất như cộng đồng là tập hợp nhiều người/nhóm người có sức bên cô kết cao dựa trên việc chia sẻ những đặc điểm chung như yếu tô địa vực, giá trị, lợi ích, quan điểm, tín ngưỡng, tôn giáo Cộng đồng thường có những quy tắc, cách ng xử chung và luật lệ dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ÿ thức cộng đồng Nhờ đó các thành viên trong cộng đông cảm thấy có sự liên kết chặt chẽ với các thành viên khác trong cộng đồng
Phân loại cộng đồng
- Cộng đồng địa lý hay cộng đồng địa vực
Cộng đồng theo đơn vị cư trú hành chính: Hình thức dễ gặp nhất của
cộng đồng này là làng xã, khu phố Điểm chung quan trọng nhất ở đây là các cộng đồng này có một giới hạn về lãnh thổ rõ ràng được quy định chính thức hoặc không chính thức nhưng được toàn thể cộng đồng và các cộng đồng khác công nhận
Cộng đồng láng giéng: Là loại hình cộng đồng hình thành trên cơ sở
Trang 10đồng cư trú hành chính Sự gắn kết tạo nên cộng đồng là do mối tương tác, tiếp xúc gần gũi giữa các thành viên
Cộng đơng được kế hoạch hố: Đây là loại cộng đồng được hình
thành và phát triển trên cơ sở đã có trước một sự quy hoạch hay kế hoạch nào đó, chẳng hạn như các khu định cư hay khu đân cư mới Ở Việt Nam có thể xem đó là kết quả của quá trình khai hoang, lập làng tại các vùng ven biển hoặc sự hình thành của các khu kinh tế mới Hiện nay các loại hình cộng đồng này là khá phô biến do kết quả của quá trình đơ thị hố, di dân có tô chức
-_ Cộng đằng văn hoá hay cộng đẳng bản sắc
Cộng đồng tộc người: Là những dân tộc, tộc người có chung bản sắc văn hoá do có chung nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ, y phục và sự tương đồng về phong tục tập quán Những cộng đồng tộc người có thê sống chung trong một địa bàn nhưng cũng có thể không Tuy nhiên dù sống cách xa nhau nhưng họ vẫn chia sẻ những đặc trưng văn hoá, phong tục, tập quán và nhiều yếu tổ khác
Cộng đông tôn giáo: Là một loại hình cộng đồng điển hình của xã hội
loài người trong đó các thành viên của cộng đồng gắn kết với nhau chủ yếu | dựa trên một sự chia sẻ chung về niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng Cộng ˆ đồng tôn giáo có thể cùng chung địa vực nhưng cũng có thê cách xa nhau thậm chí mang tính tồn cầu
Cộng đơng chính trị: Là loại cộng đồng mà yếu tô quan trọng nhất tạo nên bản sắc của nó là sự tương đồng về ý thức hệ, định hướng chính trị hoặc lợi ích chính trị để có thể có chung hành vi Thông thường cộng
đồng chính trị sẽ có những hình thức tô chức rõ ràng, chặt chẽ như nhóm lợi ích, nhóm vận động chính trị, nhóm các đảng phái, phe cánh hay liên
minh Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp cộng đồng chính trị không có một hình thức tô chức bền vững nào nhưng lại có sức mạnh cố kết cao như các phong trào chính trị Sức mạnh cố kết trong các trường hợp này chủ yếu đựa trên mục tiêu chung hoặc sự chia sẻ-giá trị chung
Trang 111.1.4 Phát triển cộng đồng
Khái niệm phát triển thời kỳ đầu được hiểu như là những hoạt động của
Chính phủ/ Liên bang/ Tiểu bang nhằm giúp đỡ những cộng đồng nghèo khó, lạc hậu thông qua các hoạt động tài trợ từ trên xuống dưới Tuy nhiên sau này Liên hiệp quốc đã có những đánh giá cụ thể về các hoạt động phát triển cộng đồng và nhận thấy rằng cần phải có những thay đối về mặt quan điểm trong các hoạt động này Bắt đầu từ Chính phủ Anh năm 1940, khái
niệm Phát triển Cộng đồng đã thoát khỏi cách nghĩ “lối mòn” trước kia để
nhân mạnh đây không phải hoạt động đơn độc của Chính quyền mà cần phải có sự tham gia của người dân trong việc nâng cao chất lượng sống của chính bản thân họ “Phát triển Cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước đề cái thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng” Liên Hiệp quốc sau đó cũng đưa ra những quan điểm đồng nhất với khái niệm này “Phát triển cộng đồng là những tiễn trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”
Tiếp theo đó, có nhiều tác giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau như: “Là một tiến trình chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác; là một phương pháp làm việc cùng nhau để hướng tới một mục tiêu chung: là một chương trình nhằm nâng cao chất lượng sống cho người
dân” (Sanders, 1958) “Là một nhóm người trong cộng đồng hướng tới
việc ra quyết định chung đối với các hành động xã hội nhằm tạo ra sự
thay đổi về kinh tế, văn hố, xã hội và mơi trường” (Dance, 1970) “Là
các hoạt động chung sức của người dân nhằm tạo ra sự thay đổi và đáp ứng những nhu cầu đa đạng của mọi người trong cộng déng” (Flora et al, 1992) “Là khả năng tăng cường năng lực, kỹ năng cho người dân và huy động các nguồn lực xung quanh để nâng cao sức mạnh của cộng đồng và xử lý các vấn đề trong cộng đồng” (Aspen Institute, 2000) “Là một tiến trình gia tăng sự lựa chọn Điều đó tạo ra một môi trường mà ở đó con
người được tạo điều kiện tối đa dé hiện thực hoá những mong ước và đáp
ứng nhu cầu của bán thân” (Shaffer, 2001)
Trang 12huy kha nang, huy động nguôn lực bên trong và bên ngoài để tiến tới tự lực, tự thay đối và vận động theo chiều hướng đi lên về chất lượng cuộc sống
1.1.5 Tổ chức cộng đồng
Khái niệm tổ chức cộng đồng và phát triển cộng đồng có nhiều điểm giao thoa với nhau và trong nhiều tải liệu hai khái niệm này được cho là
giống nhau Về bán chất cả phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng
cùng hướng tới hỗ trợ các cộng đồng có vấn đề và nâng cao chất lượng sống cho người dân Sự khác nhau của hai thuật ngữ này trong một số tài liệu nêu ra là thể hiện ở cách thức hỗ trợ cộng đồng Trong tài liệu này, Tổ
chức cộng đồng được hiểu là một tiến trình mà ở đó người dân được tập
hợp lại để cùng thực hiện những công việc vì lợi ích chung của cộng dong Tổ chúc cộng đồng không chỉ đơn thuần giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó Ở đây mục đích cuối cùng của tổ chức cộng đồng sẽ hướng tới việc xây
dựng moi quan hệ, tạo ra sức mạnh, phát triển tính lãnh đạo, đề ra các
chiến lược và huy động nguồn lực nhằm nâng cao năng lực và trao quyên cho người dân trong cộng đông để mang lại sự bình dang, ấm no và hạnh phúc cho mọi người (Joan M & Paul G, 2007) Các nội dung chính trong
khái niệm tổ chức cộng đồng:
Tạo sức mạnh: Là khả năng nâng cao năng lực cho người dân dé họ
có thê tự giải quyết được các vấn đề trong cộng đồng Cách thức để tạo
sức mạnh là quy tụ người dân trong cộng đồng và để họ hiểu về những
van dé về văn hoá, chính trị, xã hội mà họ đang phải đối mặt Sau đó cùng họ thảo luận về các giải pháp, chiến lược hành động nhằm tạo ra những thay đổi cụ thể Tiếp đó là thông qua các hoạt động nhằm nâng cao sức mạnh (năng lực) để người dân tự hành động và giải quyết vấn đề của họ
Xây dựng mối quan hệ: Xây đựng mỗi quan hệ trong tô chức cộng đồng dựa trên hai khía cạnh khác nhau Thứ nhất, tác viên cộng đồng làm việc với các cá nhân để tìm hiểu vẫn đề vả tạo ra mối quan hệ vững bên lâu đài với các cá nhân ở những lĩnh vực khác nhau Khía cạnh thứ hai là mối quan hệ cộng đồng Xây dựng sức mạnh và mỗi quan hệ bền chặt giữa các cá nhân, nhóm trong cộng đồng để tạo ra sức mạnh tập thể nhằm hướng tới
việc xử lý các vấn đề chung
Trang 13có năng lực Do đó chúng ta cần phát triển và nâng cao năng lực lãnh đạo
cho những cá nhân có tiềm năng Tính lãnh đạo cần phải được phát triển
thông qua việc thực hiện các hoạt động thực tế Ví dụ như thu hút những
thành viên mới, điều hành các buổi họp, phát triển các chiến lược, ra quyết định và xây đựng tổ chức
Chiến lược: Chiến lược là một cách tiếp cận tổng thê nhằm đạt được các mục tiêu Đó là cách thức tạo ra sức mạnh trong tổ chức cộng đồng nhằm “đạt được” những gì họ mong muốn Một chiến dịch là một loạt các chiến lược đã được lập kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể Một hoạt động hỗ trợ cộng đồng muốn thành công cần có chiến lược cụ thể và rõ ràng
Huy động nguồn lực: Là tiễn trình cần thiết dé khích lệ mọi người
tham gia tích cực vào các hoạt động (Joan M and Paul G, 2007) 1.1.6 Nguôn lực
Nguồn lực là những gì có thể tận dụng được và mang lại lợi ích cho
người sử dụng Nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và nguồn lực văn hoá (Miller and Spoolman, 2011)
Nguồn lực con người: Là những người dân trong cộng đông với các kiên thức, kỹ năng, sáng kiên, sức lao động của họ
Nguôn lực tự nhiên: Là tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu,
nguồn nước sông ngòi, rừng núi, khoáng sản, động thực vật Ví dụ như
đất cao nguyên phù hợp trồng cây cà phê, khí hậu nhiệt đới có thể trồng
các loại rau quanh năm
Nguôn lực vật chất: Là những cơ sở vật chất trong cộng đồng như đường giao thông, trạm điện, trường học, công sở, kênh mương, các phương tiện sản xuât, giao thông liên lạc, năng lượng, nhà của người dân
Nguồn lực tài chính: Bao gồm các nguôn tài chính của cá nhân và các tô chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuât trong cộng đơng hoặc ngồi cộng đồng mà có môi liên hệ với cộng đông
Trang 14Nguồn lực văn hoá: Là các giá trị vật thé va phi vat thể giúp cộng đồng trong quá trình phát triển Đó là truyền thông yêu nước, tỉnh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng `
1.1.7 Tác viên cộng đồng
Tác viên cộng đồng/tác viên phát triển cộng đồng là người có bằng cấp và chuyên mơn thơng qua các khố đào tạo và thực hành chuyên nghiệp Tác viên cộng đồng có kiến thức, kỹ năng và hệ giá trị nền tảng để có đủ năng lực làm việc với các cơ quan tổ chức xã hội của Chính phủ và phi Chính phủ nhằm duy trì và nâng cao chức năng xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và của cộng đồng Đây mạnh công bằng xã hội và tối ưu hoá các nguồn lực con người là triết lý nền tảng trong công việc của tác viên cộng đồng
1.1.8 Trao quyền
Trao quyền cho cộng đồng là quá trình tạo điều kiện cho người dân
trong cộng đồng được nâng cao năng lực để từ đó tăng cường kiểm soát
cuộc sống của họ “Trao quyền” đề cập đến quá trình mà ở đó con người có được quyền kiểm soát và quyết định rằng cuộc sống của họ Đó là quá
trình xây dựng năng lực để đạt được quyền quyết định trong các vấn đề
Như vậy vai trò của các tác viên cộng đồng khi “trao quyền” cho người dân là xúc tác, tạo điều kiện hoặc “đi cùng” cộng đồng trong việc triển khai các hoạt động cộng đồng
Quyền lực là một khái niệm trung tâm trong các hoạt động cộng đồng và trao quyền hướng tới việc nâng cao năng lực người dân để người dân _ tham gia các lĩnh vực trong việc đảm bảo các quyền của họ Trao quyền là một nguyên tắc cốt lõi của phát triển cộng đồng Sử dụng phương pháp
phát triển cộng đồng dựa trên những triết lý và giá trị nền tảng của trao
Trang 151.2 Lịch sử phát triển cộng đồng
1.2.1 Lịch sử phát triển cộng đồng trên Thế giới
PTCĐ (Community Developmenf) xuất hiện năm 1940 ở một cựu
thuộc địa của Anh tại Châu Phi là Ghana Khi người Anh rút đi, họ chỉ để lại một đất nước nghèo xơ xác, không tài nguyên, không hạ tầng cơ sở Một người Anh tốt bụng mới nghĩ ra cách vận động quần chúng đóng góp phần của mình (như tiền bạc, vật liệu, nhất là sức lao động ) cùng với chính quyền để làm đường sá, xây cất trường học, bệnh viện Một hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” như ta gọi hiện nay Thành công của phương thức này gây ngạc nhiên vì người dân đóng góp một cách tích cực, chủ động Tác giả công trình đặt tên cho phương thức làm
này là Phát triển cộng đồng (PTCĐ) Sự thành công ở Ghana khiến cho một số cựu thuộc địa khác ở châu Phi và châu Á bắt đầu áp dụng mô hình
một cách rộng rãi Năm 1950 Liên Hiệp Quốc (LHQ) chính thức hóa khái niệm PTCĐ và khuyến khích các nước nghèo áp dụng nó để thoát nghèo
Thập ký 60 - 70 được LHQ chọn làm “Thập kỷ phát triển”, lay PTCD lam
phương thức thực hiện phát triển quốc gia, có nghĩa là phát triển kinh tế
xã hội vĩ mô với sự tham gia tích cực và dựa trên sự phát triển của các địa phương và người đân từ cơ sở Tuy nhiên cuộc lượng giá cho thấy thành công chưa trọn vẹn vì phong trào 6 at rot vốn, vật liệu và kỹ thuật từ trên, có làm thay đổi bộ mặt vật chất của các cộng đồng nghèo với một số công trình, nhưng thực chất chưa tạo được một sự chuyển biến đáng kế về mặt con rigười và xã hội Thậm chí có những công trình, dự án xây rồi bỏ đó vì không thật sự đáp ứng nhu cầu của dân
Bài học rút ra là không thê có phát triển mà không có sự THAM GIA
của toàn dân Trong tài liệu tổng kết của Liên hiệp quốc có tựa đề “Sự tham
gia của đân chúng, các xu hướng của PTCĐ”, PTCĐ được đồng hóa với sự
tham gia Ý nghĩa của tham gia cũng được phân tích sâu hơn vì người dân tham gia không chỉ như một yếu tố phát triển khác như tiền của, vật liệu hay bằng sức lao động của mình Ở đây cần hiểu rằng người dân tham gia
như là những chủ thể nhằm phát hiện, phân tích các vấn đề gặp phải và tìm
ra các giải pháp thích hợp Tóm lại người dân tham gia đê ra quyết định và người đân sẽ đần dần được tăng năng lực, sức mạnh thông qua tiến trình
tham gia Điều đã rõ là không thê thực hiện được một chương trình nào mà
Trang 16dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đến phát triển kinh tê Sau này PTCĐ đã trở thành một ngành học, một nghê chuyên môn từ cap cao dang, đại học, thạc sĩ đến tiến sĩ
Phát triển cộng đông ở Mỹ
Ở Mỹ vào khoảng năm 1960, thuật ngữ “phát triển cộng đồng” đã bắt đầu được sử dụng và thay thế cho ý tưởng về “tái tạo đô thị” khi chí tập trung vào các đự án nâng cấp cơ sở vật chất cho các khu đô thị thuộc tầng lớp lao động Vào cuối thập kỷ 60, những nhà học giả như Ford Foundation và một số nhân viên cấp cao thuộc cơ quan tô chức Nhà nước như Robert F Kennedy đã quan tâm nhiều hơn tới các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương Người đi tiên phong là Bedford ở Broonlyn đã cố gắng vận dụng kỹ năng quản lý vào các hoạt động xã hội nhằm nâng cao thu nhập của người dân nghẻo tại cộng đồng Cuối cùng những hoạt động này được biết đến với cái tên “Hợp tác
phát triển cộng đồng - CDC” Liên bang sau đó đã ban hành đạo luật Phát
triển cộng đồng và nhà ở vào năm 1974 Luật này đã mở đường và là cơ sở
pháp lý để các chương trình cộng đồng huy động các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các cơ quan tổ chức Các tô chức quốc gia như Liên hiệp tái
_ đầu tư cộng đồng (1978); Liên hiệp hỗ trợ đầu tư địa phương (1980), Quỹ
các doanh nghiệp (1981) đã hợp tác với nhau tạo thành một mạng lưới các
tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ về kinh phí cho các chương trình phát triển xã
hội tại một số cộng đồng nông thôn và đô thị Phát triển cộng dong ở Anh
Giống như ở Mỹ, phát triển cộng đồng ở Anh cũng bắt nguồn từ những nỗ lực của các tổ chức phi Chính phủ Quỹ Gubenkian được biết đến như là một tác nhân có nhiều tác động tới phát triển cộng đồng ở Anh - vào cuối thập kỷ 60 Quỹ này đã hỗ trợ cho các cơ quan Chính phủ trong
việc nghiên cứu và ban hành các chính sách phát triển cộng đồng Thuật ngữ “Học tập và Phát triển cộng đồng” được biết đến để mô tả về các hoạt động trong cộng đồng không chỉ đơn thuần cung cấp các khoá
học chính quy mà còn cả các hoạt động học tập thông qua trải nghiệm để
phát triển cộng đồng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn
Trang 17Phat trién cong dong & Philippine
Phát triển cộng đồng có một lịch sử lâu đài và phức tạp tại Philippine
từ những năm 1950 Ý tưởng nền tảng của phát triển cộng đồng xuất phát
từ việc các hoạt động và chương trình phát triển quốc gia phần lớn không mang lại hiệu quả khi chỉ dựa trên cách tiếp cận Nhà nước là trung tâm vả
mệnh lệnh từ trên xuống dưới Xuất phát từ hạn chế trên, ý tưởng mới về
phát triển cộng đồng bắt đầu được khởi xướng Từ đây các chương trình và phong trào cộng đồng mới (New Community Movement) được bắt đầu từ những năm 1970 và đã nhanh chóng có những đóng góp đáng kế vào các hoạt động xoá đói giảm nghèo ở các khu vực nông thôn Philippine Cho đến nay các hoạt động phát triển cộng đồng đang ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp Việc di dân, các khu dân cư mới được thành lập theo chương trình của Nhà nước đều có sự can thiệp của tác viên cộng đồng Các trường đại học cũng đưa môn phát triển cộng đồng vào giảng dạy với nhiều hợp phần khác nhau Hiện nay Tổ chức cộng đồng và Phát triển cộng đồng còn được tách riêng ra một chuyên ngành đào tạo ở cả cấp độ thạc sĩ và tiến sĩ
1.2.2 Lịch sử phát triển cộng đồng ở Việt Nam
Theo tài liệu của CFST (2012), lịch sử phát triển cộng đồng ở Việt Nam được biết đến PTCĐ từ thập kỷ 50 thông qua một số đự án “Trường cộng đồng” của UNESCO với mô hình trường vừa là một trung tâm đóng góp vào sự phát triển của địa phương, vừa phát triển dựa vào sự hỗ trợ của địa phương Ở đây học sinh không những học chữ mà còn học những kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh có ích cho phát triển nông thôn Thầy giáo không chỉ dạy học mà còn có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng trong một số hoạt động nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng PTCĐ cũng được giảng dạy ở một vài trường sư phạm Vào thập kỹ 70 có những dự án
phát triển cục bộ và PTCĐ được giảng dạy ở Trường Công tác xã hội quốc
gia (cũ) do những giảng viên tốt nghiệp đầu tiên từ Mỹ, Anh và Philippine Tuy vậy, PTCĐ chưa bao giờ được sử dụng như một phương thức phát triển ở cấp quốc gia, chủ yếu vì chiến tranh kéo dài
Sau giải phóng, nhất là từ thập kỷ 90, nhiều tô chức quốc tế vào Việt
Trang 18phương chủ xướng Ở nông thôn các dự án thường liên quan đến vệ sinh môi trường, nước sạch, sức khỏe, tín dụng Ở thành phố có những dự án cải thiện đời sống ở các khu dân cư nghèo trong phạm vi khu xóm, phường xã Từ vải năm nay PTCĐ có nghĩa là sự tham gia, nâng cao nhận thức,
tăng năng lực của người dân và cán bộ địa phương, và củng cố các thiết chế ở cơ sở, trở thành một tiêu chí chính thức để hỗ trợ, bổ sung cho khía
cạnh kinh tế, kỹ thuật, trong các dự án lớn điển hình là dự án “Làm sạch và
nâng cấp Kênh Lò Gốm (Quận 6, TP Hồ Chí Minh)”, một đự án hợp tác
song phương giữa hai Chính phủ Bỉ - Việt
Một số chương trình hợp tác địa phương và quốc tế khác (như Enđa, Villes en Transition ) cũng đang thực hiện những chương trình PTCĐ đô
thị với quy mô nhỏ hơn tại một số thành phố khác ở cả ba miễn
Ở miền Bắc, các hoạt động phát triển cộng đồng có sự hỗ trợ từ các tô chức NGOs cũng đang được đây mạnh Đơn cử như dự án “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương” do tổ chức Misereor và Bánh mỳ Thế giới (Bf4W) tài trợ Trong giai đoạn 1 (từ năm 2011 đến tháng 3-2014), dự án đã được thực hiện tại 4 xóm: Tân Ấp 2, Phúc Tài của xã Phúc Thuận; Nam, Đồng Nâm của xã Đồng Tiến và đã đạt được những kết quả tích cực: 75% người dân của 4 xóm được cải thiện điều kiện sống; 4 nhà văn hóa được xây dựng: người dân tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, thực hành tự quán các tiểu đự án một cách công khai, minh bạch Bước sang giai doan 2, dự án tiép tục thực hiện tại 4 xóm của giai doan 1 và mở rộng thêm 3 xóm, gồm: Coong Lẹng và Thai Thèn Bạ của xã Phúc Thuận, Quan Vi 1 của xã Đồng Tiến nhằm 2 mục tiêu: Nâng cao năng lực của các thành viên nòng cốt trong việc thúc đây các hoạt động cộng đồng và cải thiện điều kiện sống của người dân các địa phương
Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dan Chau A va Thai Binh Duong (AFAP) cũng đã tích cực phối hợp với các đối tác để thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, nước sạch, an toàn thực phẩm, giáo dục, tài chính vi mô, vệ sinh môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro do thiên tai, quản trị
Trang 19ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) là một bộ phận của ActionAid Quốc tế (AAT) ActionAid Quốc tế bắt đầu chương trình hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989 và lập Văn phòng Đại diện năm 1992 Áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người, AAV có kế hoạch thực hiện các cam kết của mình thông qua năm ưu tiên về chương trình trong các hoạt động hỗ trợ các cộng đồng nghèo:
- Thuc day các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững: -_ Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm
thay đôi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự; -_ Thúc đây bình đăng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em;
-_ Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các
phương pháp lây con người làm trung tâm;
-_ Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đo nhu cầu về PTCĐ ngày càng tăng, từ vài năm nay có rất nhiều khóa tập huấn ngắn hạn về PTCĐ cũng như các dự án trong PTCPĐ Tại các trường đại học, môn học PTCĐ là môn học nằm trong chương trình cứng của Bộ giáo dục và đào tạo và được giảng dạy chính quy tại các trường đại học Đặc biệt có một số cơ sở đào tạo như trường đại học Đà Lạt đã coi PTCĐ là môn học mũi nhọn, là lĩnh vực chính trong việc tạo ra bản sắc riêng trong chương trình đào tạo Công tác xã hội Trong tương lai, PTCĐ sẽ được nâng cấp và mở thành các chuyên ngành riêng biệt theo mô hình của các nước phát triển
1.3 Mục tiêu, triết lý, ý nghĩa và giả thuyết trong phát triển cộng đồng
1.3.1 Mục tiêu phát triển cộng đồng
_ Muc tiêu lớn nhất của phát triển cộng đồng là góp phân nang cao nhận thức, khích lệ sự tham gia của người dan trong việc hợp tác dé giai quyet các vận đề chung, phát triển năng lực tự quản để mang lại an 'sinh cho cộng đồng Các mục tiêu cụ thể được trình bày trên 4 khía cạnh sau đây: (1) Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng cả về lượng và chất, qua dé tạo ra những chuyên biến tích cực trong cộng đồng; (2) Tạo sự bình đẳng troig tham' gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng kế cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có: quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào
Trang 20mạnh công bằng xã hội; (3) Củng cố các thiết chế dé tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và tăng trưởng: (4) Với triết lý xây dựng năng lực (capacity building) và trao quyền (empowerment), mục tiêu của phát triển cộng đồng sẽ hướng tới thu hút và tạo điều kiện tối đa để người dân tham gia chủ động và tích cực vào tiến trình phát triển
1.3.2 Triết lý phát triển cộng đồng
“Người dân trong cộng đồng cần tự quyết định những gì họ muốn chứ không phải là các quan điểm của các cơ quan, tổ chức áp đặt lên họ Vấn đề
của cộng đồng sẽ được giải quyết một cách bền vững nếu như chúng được
giải quyết dựa trên năng lực của chính người dân trong cộng đồng Năng lực, khả năng của người dân sẽ được phát triển nếu họ biết cách tận dụng, phát huy những nguồn lực trong chính bản thân họ hoặc trong cộng đồng cũng như biết cách huy động những nguồn lực từ bên ngoài”
1.3.3 Ý nghĩa phát triển cộng đồng
Cải thiện và tiễn tới nâng cao chất lượng cuộc sông cho người dân Nói tới chất lượng cuộc sống của người dân là nói tới tất cả các mặt của đời sống từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tinh thần Các dự án phát triển cộng đồng khi thực hiện tại các địa phương luôn hướng tới cải thiện, nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tang, điện, nước; giup người dan su dung nguồn đất dai, tài nguyên rừng, sông hồ, các khoáng sản, các tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người; hay giúp họ nâng cao hiểu biết, kỹ năng, tay nghề, các công cụ sản xuất; giúp người dân trong cộng đồng được hưởng thụ các giá trị của đời sống tỉnh thần để cuộc sống của họ được tôt hơn
Đảm bảo quyển tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng của người dân Vì đó, phát triển cộng đồng với những dự án luôn xuất phát từ những nhu cầu thực tế, bức thiết nhất của người dân, tạo mọi điều kiện dé “dan biét, dan ban, dân làm, dân kiểm tra”, được tham gia, đóng góp ý kiến, sáng kiến, công sức, tiền của để làm cho cuộc sống của họ được ấm no hơn, mang lại an sinh cho gia đình và cộng đồng
Trang 21khó khăn, người thuộc vào nhóm yếu thế, gia đình có công với cách mạng mà thiếu vốn, thiếu các kỹ thuật sản xuất sẽ được ưu tiên trong nhiều hoạt động, công việc, quyền lợi để có thể tăng năng lực và cải thiện đời sống, tiến tới phát triển tốt hơn về mọi mặt
Nâng cao năng lực con người Mỗi người dân trong cộng đồng đều có sẵn những tiềm năng, nhưng bản thân họ chưa nhận ra hoặc chưa có cơ hội để thể hiện được những tiềm năng ay Vi vay, phat trién cộng đồng giúp người dân nhận ra những tiềm năng và phát huy tiềm năng của mình Việc nâng cao năng lực cho người dân thể hiện qua những khía cạnh sau:
+ Quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng được thúc đây trên cơ sở sự bình đăng, chân thành và cởi mở;
+ Các thiết chê xã hội trong cộng đông được củng cô dé tạo điêu kiện thuận lợi cho chuyên biên xã hội;
+ Các cấp lãnh đạo và người dân có quan hệ tốt, người dân được tham gia vào các hoạt động phat trién;
+ Người dân được huy động và tô chức để họ tự giải quyết các vấn đê của cộng đông mình;
+ Năng lực của các thành viên trong cộng đồng được nâng cao để có thể tự lực giải quyết các khó khăn trong cuộc sống:
+ Tinh thần tập thể, tính cộng đồng được xây dựng và hoàn thiện Xây dung tinh than cong dong va nâng cao trách nhiệm xã hội Là một thành viên trong cộng đồng, chúng ta không chỉ quan tâm đến bản thân mình mà còn có trách nhiệm với mọi người để cùng nhau giải quyết những nhu cầu và vấn đề chung Vì vậy, phát triển cộng đồng luôn hướng tới xây dựng tinh than cong déng và nâng cao trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân Qua đó, phát triển cộng đồng tạo môi trường, điều kiện để người dân trong cộng đồng phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng nhau thực hiện
trách nhiệm xã hội và hướng tới xây dựng một cộng đồng đoàn kết, bền vững
va phat trién (Jim Ife and Frank Tesoriero, 2006)
1.3.4 Các giả thuyết trong phát triển cộng đồng
Trang 22phải trải qua quá trình xác định các van dé va nhu cầu của họ; phân tích và giải quyết bằng cách tham gia vào việc xác định nhu cầu thay đổi, ra quyết định đề thay đôi và mục đích sẽ đạt được |
Sự sẵn sàng thay đối của người đân ảnh hưởng đến tốc độ thay đổi
của cộng đồng tại những thời điểm nhất định Như vậy tác viên cộng đồng
cần có những can thiệp để tạo ra sự sẵn sảng ở mức cao nhất cho cộng đồng hay nói cách khác điều này sẽ đòi hỏi sự chuẩn bị cho sự thay đổi của người dân Nó có thể đạt được thông qua việc nâng cao ý thức, giáo dục,
phô biến thông tin, tuyên truyền v.v
Kỹ năng tham gia của người dân trong cộng đồng vào quá trình dân chủ có thể được đạy và học bởi từng cá nhân hoặc theo các nhóm
Sự tham gia của người dân trong việc giải quyêt vân đê và ra quyêt định đôi với các vân đề cộng đông sẽ dân nâng cao năng lực của người dân và giúp họ tìm hiểu làm thê nào đề tham gia vào quá trình dân chủ
Xã hội có thể cung cấp nhiều cách thức để đáp ứng tôi đa lợi ích cá
nhân và cộng đồng
Lợi ích cho số đông là mục tiêu chính của mọi xã hội Vì vậy, lợi ích
cá nhân cần phải hài hòa với mục tiêu chính của xã hội trong đó lợi ích và quyền lợi của đa số vượt lên trên lợi ích cá nhân Do đó, chúng ta có các bộ luật chẳng hạn như chương trình cải cách ruộng đất, phân phối quyền sở hữu đất cho một số lượng lớn các gia đình trước đây vốn thuộc sở hữu của một
hoặc một vài gia đình Điều nảy đang được thực hiện khi tình trạng bất công
gây ra bất én xã hội và do đó sẽ có hại cho phúc lợi của toàn thể xã hội Các quy định, thiết chế, địch vụ và các chương trình có thê nâng cao phúc lợi con người cũng như ngăn ngừa và làm giảm tệ nạn xã hội
Các chương trình sinh kế như cung cấp vốn cho các dự án tạo thu nhập, giáo đục cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thành lập trung tâm chăm sóc ban ngày cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, hợp tác xã và các cơ sở vui chơi giải trí là những ví dụ của các chương trình phúc lợi xã hội được thiết kế để ngăn chặn và làm giảm tệ nạn xã hội trong xã hội của chúng ta
Trang 231.4 Các nguyên tắc trong phát triển cộng đồng
1.4.1 Phát huy nội lực của cộng đồng
Phát triển cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững và lâu đài đựa
trên sự tự chủ của người dân trong các hoạt động quản lý và phát triển cộng - đồng Do đó các chương trình, hoạt động nhằm phát triển cộng đồng cần lấy cái gốc, cái nền tảng là những nguồn nội lực bên trong cộng đồng
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Phát huy nội lực của cộng đông Việc phát triển dựa trên nội lực của người dân trong cộng đồng sẽ mang lại nhiều hiệu quả Thứ nhất, không ai hiểu cộng đồng của họ hơn chính bản thân người dân Do đó người dân cũng sẽ hiểu rõ được những nguồn lực đang có ở bên trong cộng đồng của họ Nếu có sự hỗ trợ; họ sẽ biết cách tận dụng và phát huy những nguồn lực đó trong việc cải thiện cuộc sống của họ Thứ hai, những nguồn lực xuất phát từ bên trong cộng
đồng thường là những nguồn lực dồi dào và bền vững Như vậy tận dụng
được nguồn lực này sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho cộng đồng đúng với những triết lý trong phát triển cộng đồng Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng ở đây là cần tìm hiểu kỹ những tiềm năng, nguồn nội lực của cộng đồng “Đánh thức” những nguồn nội lực đó và hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân sử dụng và phát triển những nguồn nội lực đó một cách hiệu quả
Trang 24
HOP 1
BAI VIET SUC VUON LEN TU NOI LUC THEO BAO NGHE AN, 2013 Sức vươn từ nội lực
(Báo Nghệ An, 2013) Sau 3 năm thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới, bộ mặt của làng quê Nam Đàn có nhiều khởi sắc Đó là kết
quả của sự năng động, sáng tạo và là thành công của một địa phương đã biết vươn lên từ chính nội lực
Nơi tôi đang đứng là cánh đồng Cựu Cường, nằm phía bên kia sông Lam của xã Nam Tân, huyện Nam Đàn Lúc này, đang đúng vào mùa thu hoạch dưa hấu, nên mặc cho trời nắng gay gắt mọi người vẫn tranh thủ ra đồng Với mức giá trung bình từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, người dân Nam Tân đang hết sức phấn khởi, bởi chỉ cẦn một sào đưa hấu, trừ đi mọi chỉ phí người dân đã có thê bỏ túi gần chục triệu đồng Những người dân tôi gặp cũng đã nói với tôi rằng: Nếu lấy mốc 50 triệu đồng/ha thì chỉ riêng một vụ dưa hấu bà con nông dân cũng đã có thừa Còn muốn có từ 100 - 150 triệu đồng/ha cũng chẳng khó, bởi chỉ ngay trên cánh đồng Cựu Cường, vùng đất bãi pha cát này thôi nếu làm ăn
chăm chỉ, một năm 3 vụ cũng đã dễ dàng có hàng trăm triệu
Cay dua hấu trên đất Nam Tân cho thu nhập hơn 100 triệu đông/ha
Cựu Cường trở thành cánh đồng vàng chỉ là chuyện của vài năm gần đây Còn trước đó, nơi đây đơn thuần chỉ là vùng bãi hoang đất cát, một năm
họa hoằn lắm chỉ làm được một, hai vụ Anh Nguyễn Văn Hải, ở xóm 5, một trong những người đầu tiên đưa cây đưa hấu về trồng trên vùng đất này còn
Trang 25
nhớ rất rõ khi chủ trương, này mới được khởi xướng, vận động mãi chỉ có chừng chục hộ dám chuyên đối cây trồng Nhưng không ai ngờ rằng, vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” lại hợp với cây dưa hấu đến vậy, chỉ mùa đầu tiên đã đại thắng Từ đó, chẳng cần phải tuyên truyền, vận động, bà con cứ theo đà mà trồng, diện tích cây dưa hấu ở xã cũng tăng nhanh từ vài ba ha nay đã lên đến 70 ha Riêng anh Hải, là người đi tiên phong, nhiều năm lăn lộn với loại cây này nên giờ chỉ cần nhìn vào từng lá cây, từng cách leo ngọn, hình đáng quả, anh đã có thê đọc được nhà nào trồng giống cây gi, cay duge bao nhiéu thang, qua đã đủ độ chín hay chưa Tuy vậy, dù là loại giỗng nào, anh cũng tự hào nói rằng: Trời phú cho Nam Tân một chất đất riêng, thế nên cây dưa hấu ở đây có độ ngọt, độ đậm riêng, không lẫn với bất cứ giống đưa hấu ở vùng đất nào Thậm chí, trồng cà rốt ở đây, vị ngọt cũng khác
1.4.2 Tín tưởng vào khả năng có thể thay đỗi được của người dân Triết lý của công tác xã hội cũng được thể hiện rõ nét trong nguyên tắc này của phát triển cộng đồng Khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng
đồng, tác viên phát triển cộng đồng cần luôn tâm niệm rằng bản thân dù có
thể đang gặp rất nhiều vẫn đề khó khăn hay đang ở trong những điều kiện khắc nghiệt thì cộng đồng và người dân ở đó đều có những năng lực và khả năng nhất định để có thể thay đổi cuộc sống của họ tốt đẹp hơn
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Tìn tưởng vào khả năng có thể thay đổi được của người dân
Trang 26triển cộng đồng đi theo cách tiếp cận tập trung vào giải pháp và tìm kiếm những nguồn lực trong cộng đồng Đây chính là cách can thiệp và phát triển bền vững như đã trình bày ở nguyên tắc trên Người dân có năng lực và khả năng thay đối tuy nhiên muốn để người dân thay đổi thì lại không phải việc đơn giản vì họ đã bao lâu nay sống trong hoàn cảnh và điều kiện như vậy Đặc biệt là việc thay đổi về nhận thức, về phong tục tập quán của người dân Do đó tác viên phát triển cộng đồng cần phải kiên nhẫn, giúp người dân nhận thức ra được những vẫn đề và nhân mạnh việc thay đôi sẽ gắn với những lợi ích thiết thực của cộng đồng
HỘP 2
TRẢI NGHIỆM CỦA MỘT SINH VIÊN NVK, 2007 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHI ĐI THỰC HÀNH PTCĐ
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi được đi thực hành xuống một cộng đồng mà tơi hồn toàn lạ lẫm Mệt Tỏi sau chuyến di dai xuống 1 ban heo hút thuộc tỉnh Hoà Bình, cái ấn tượng đập vào mắt tôi đầu tiên là những ngôi nha tuénh toang, lụp xụp chang có gì bên trong Mẫy đứa trẻ con ăn mặc rách rưới chạy loăng quăng đuổi nhau, nhìn thấy người lạ thì chúng chạy ra nấp đẳng sau bố mẹ và đưa ánh mắt đỏ xét về phía chúng tôi Nhưng chỉ một lúc sau là chúng dường như quen với sự có mặt của chúng tôi nên lại chạy nhảy nô đùa Người dân ở đây thì “Lành” một cách lạ lùng Họ cứ lầm lì, hỏi gì đáp nấy Dường như họ đã quen với cuộc sống nghèo khổ ở đây và cam chịu với điều đó
Tuy nhiên sau một thời gian sinh sống với họ, tôi lại đần cảm nhận được một thứ tình cảm ấm áp đến lạ lùng từ phía người dân Hơn nữa tôi cũng nhận ra rằng họ không phải Cam Chịu như tôi nghĩ mà với những việc gắn với lợi ích chung thì họ rất nhiệt tình tham gia Tôi còn nhớ mãi cái hôm nhóm chúng tôi quyết định làm một hoạt động sửa lại con đường đất tồn ơ trâu ô bò vì đã rất nhiều trẻ em đi xe đạp bị tai nạn do những
đoạn đường xấu đó Sau khi trình bày tầm quan trọng của việc sửa lại
đường cũng như cách thức tiễn hành, điều chúng tôi không ngờ là người dan 6 day da tham gia rat nhiét tinh Sang ngay hôm đó, người cầm xẻng, người cm cuốc, người cầm thúng đi lấy đá lẫy đất í ới gọi nhau rộn ràng
cả một quãng đường đèo núi Nhìn khung cảnh như vậy bắt chợt lòng tôi
cảm thấy nao nao và dường như có một niềm tin mãnh liệt đang rực cháy trong tôi - Một niềm tin, một sự tự hảo về cái nghề mang lại hạnh phúc và niềm vui cho con người
Trang 27
1.4.3 Hướng tới giải quyết những vẫn đề bức xúc và của số đông người dân trong cộng đồng
Triết lý của công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng đều hướng tới việc trao quyền và tăng cường năng lực tự quản cho người dân Như vậy rất cần thiết phải để người dân tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng ngay từ những giai đoạn đầu vì như chúng ta đã biết con người chỉ học được khoảng 50% thông qua việc lắng nghe, 70% nếu họ quan sát nhưng sẽ tiếp thu được hơn 90% nếu họ trực tiếp bắt tay tham gia vào công việc Tuy nhiên trong phát triển cộng đồng, để thực sự người dân tham g1a vào các hoạt động phát triển cộng đồng thì các hoạt động đó phải nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc và của số đông người dân trong cộng đồng Chỉ khi chúng ta gan lợi ích thiết thực của người dân vào những hoạt động phát triển cộng đồng thì họ mới tham gia một cách chủ động và tích cực Hơn nữa mục đích của phát triển cộng đồng còn là để gắn kết và tạo sự đoàn kết của người dân trong cộng đồng Do đó càng nhiều người tham g1a vào các hoạt động vì lợi ích chung sẽ cảng tốt để có thể tạo ra một khối thống nhất trong việc phát triển cộng đồng
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc và của số đồng người dân trong cộng đồng
1.4.4 Uu tiên nhóm người thiệt thoi, yếu thế trong cộng đồng
Trang 28trong cộng đồng Có như vậy khoảng cách về khía cạnh kinh tế, văn hoá, tiếp cận các địch vụ xã hội mới được thu hẹp từ đó đảm bảo khía cạnh bình đắng của người dân trong cộng đồng
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Ưu tiên nhóm người thiệt thoi, yếu thể trong công đồng
Tuy nhiên vẫn đề đặt ra ở đây là nếu tập trung ưu tiên hướng tới
những nhóm người yếu thế trong cộng đồng thì làm thế nào để huy động sự tham gia của những người dân khác trong cộng đồng vì như đã trình bảy ở nguyên tắc trên, người dân chỉ tham gia và tham gia nhiệt tình nếu
những vấn đề đó đáp ứng nhu cầu vả lợi ích của họ? Do đó tác viên cộng
đồng cần phải có thêm những kiến thức và kỹ năng tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng, biện hộ cho quyền lợi của nhóm người yếu thế để tận đụng sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc huy động sự tham gia của người dân trong cộng đồng vào các hoạt động hỗ trợ người yếu thế
14.5 Dân chủ bàn bạc trong mọi hoạt động của cộng đẳng
Nguyên tắc dân chủ được thê hiện ở chỗ các hoạt động can thiệp và hỗ trợ cộng đồng cần được đưa ra công khai và ái cũng được quyền nêu ý kiến của mình: Thực hiện được nguyên tắc này sẽ hỗ trợ tác viên cộng đồng rất nhiều vì người dân sẽ tham gia nhiệt tình khi những công việc đó là ý kiến của họ đưa ra: Hàm ý sâu xa hơn của nguyên tắc này thể hiện ở
chỗ triết lý của phát triển cộng đồng là nâng cao năng lực cho người đân
Trang 29người dân sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều Đó cũng chính là năng lực của họ đã được tăng lên
Như vậy vai trò của tác viên cộng đồng khi thực hiện nguyên tắc này
là tạo những môi trường và điều kiện tốt nhất, luôn khuyến khích và lắng
nghe những ý kiến của người dân trong các cuộc họp Tuy nhiên vai trò của tác viên cộng đồng khi thực hiện nguyên tắc này cũng cần phải nhạy cảm vì có nhiều trường hợp lợi đụng yếu tổ dân chủ bàn bạc mà một số cá nhân đưa ra những ý kiến trái chiều không mang tính xây đựng Do đó khi điều phối các cuộc họp, tác viên cộng đồng cần nâng cao tính dân chủ nhưng bàn bạc dân chủ cần hướng tới để đạt được những mục đích chung, lợi ích chung trong cộng đồng
crn
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Dân chủ bàn bạc trong mọi hoạt động của cộng đồng
1.4.6 Đảm bảo quyên tự quyết của cộng đồng
Trang 30đến các hoạt động tiếp theo sẽ rất khó có được sự tin tưởng và tham gia
của người đân Tuy nhiên kế cả trong trường hợp quyết định của tác viên
cộng đồng về một phương án nào đó là Đúng thì cũng không hắn đã tốt
cho người dân vì như vậy họ sẽ luôn lệ thuộc và dựa đẫm vào quyết định của tác viên cộng đồng Như vậy nghĩa là năng lực của người dân sẽ không được nâng lên và sau này khi tác viên cộng đồng kết thúc công việc và rời đi thì người dân sẽ lại rơi vào những hoàn cảnh có vẫn đề vì họ không biết dựa dẫm vào ai nữa
Khi tự đưa ra quyết định, rõ ràng việc tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng cũng sẽ nhiệt tình hơn vì những hoạt động đó là đê thực hiện mong muốn của chính người dân Hơn nữa người dân cũng sẽ có trách nhiệm với những hoạt động này và không đồ lỗi cho ai được vì đây là quyết định của họ Tuy nhiên tác viên cộng đồng cần lưu ý rằng để người dân tự đưa ra quyết định cần có điều kiện Rõ ràng nếu người dân chưa hiểu thông suốt hoặc có những phân tích kỹ cảng về các khía cạnh tích cực và hạn chế của từng phương á án thì họ sẽ rất khó đưa ra quyết định Nếu cứ giành quyền tự quyết định về các phương á án cho người dân mà chưa có sự phân tích thì nguy cơ thất bại là rất cao Do đó vai trò của tác viên cộng
đồng trước khi để người dân tự quyết định thì cần thu thập đầy đủ thông tin
về các khía cạnh của các phương án và sau đó sẽ cùng người dân phân tích
một cách thấu đáo những điểm hạn chế và tích cực của từng phương án
Sau khi người dân hiểu rõ về mọi khía cạnh thì lúc đó tác viên cộng đồng mới khuyến khích người dân tự đưa ra quyết định của họ
HỘP 3
NHẬT KÝ CỦA SINH VIÊN HTV, 2010 KHOA CTXH TRƯỞNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Câu chuyện về nguồn nước
Khi chúng tôi được về thực hành ở một vùng núi ở Thái Nguyên,
chúng tôi đã cảm thấy rất đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân ở đây Họ chủ yếu sống bằng nông nghiệp và hàng ngày phải dành phần lớn thời gian lao động nặng nhọc trên những mảnh ruộng để có được cái
ăn Tuy nhiên đó chưa phái là điều tôi tệ nhất Vẫn đề bức xúc ở đây là
người dân không có được nguồn nước ổn định cho sinh hoạt Hàng ngảy
đã làm việc vất vả rồi mà khi về nhà, mọi người vẫn phải đi gần 1km dé gánh từng xô nước về nhà để nấu ăn và tắm giặt Do đó chúng tôi đã cùng
người dân thảo luận và đi đến nhận định rằng cần phải có giải pháp can thiệp xử lý vẫn đề này
Trang 31
Phương án để có nguồn nước ổn định cho người dân được mang ra trao đôi và bàn bạc với mọi người trong cuộc họp dân Có nhiều ý kiến đưa ra và cuối cùng chúng tôi rất vui vì đã thống nhất được 2 phương án Một là sẽ sử dụng ông tre và đưa nước từ thượng nguồn về làng Sau đó xây một bể chứa nước chung cho cả làng Phương án thứ hai là sẽ nhờ nhà máy cung cấp nước sạch ở thị trân mắc một đường ống nước về làng Hai phương án được đưa ra đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất
định Ở đây tác viên cộng đồng đã có chiến lược rất đúng đắn khi không
áp đặt một phương án nảo cả Tác viên cộng đồng đã cùng người dân phân tích từng phương án và sau đó thấy rằng việc nhờ nhà máy nước cung cấp nước sẽ đỡ mệt cho người dân và đảm bảo kỹ thuật Tuy nhiên kinh phí là một vấn đề rất lớn vì người dân ở đây rất nghèo
Việc đưa nước tử thượng nguồn về sẽ cần người biết kỹ thuật và tốn công tốn sức mọi người Nhưng đó lại là thế mạnh của người dân ở đây vì mặc đù kinh tế họ nghẻo nhưng họ có sức lực và sự nhiệt tình Còn về kỹ thuật đưa nước về làng và xây bồn chứa nước thì có ý kiến của một hộ trong làng nói rằng có thể nhờ được một người họ hàng tư vấn về vấn đề này Sau khi cùng phân tích và cân nhắc về mọi khía cạnh, cuối cùng tác viên cộng đồng hỏi rằng theo các bác, các ông các bà thì chúng ta nên làm theo phương án nào Tất cả mọi người đều đồng thanh, chúng tôi sẽ góp công góp sức để đưa nước từ thượng nguồn về Hoạt động thành công tốt đẹp
Hình ảnh mình hoa nguyén tắc Đảm bảo quyền tự quyết c của 2 cộng đồng 1 4 7 Đảm báo sự tham gia tích cực và chủ động của người dan
Trang 32hoạt động này thì trách nhiệm của họ cũng tăng lên nhiều từ đó yếu tô bền
vững được đảm bảo tốt hơn
Trong nguyên tắc này cần làm rõ hai vẫn đề là đảm bảo sự Tham gia và sự tham gia này là sự tham gia Tích cực và Chủ động chứ không phải ép buộc tham gia hoặc tham gia vì mục đích vật chất Trên thực tế để thực hiện được nguyên tắc này không đơn giản, do phần lớn người dân trong cộng đồng đã quen với phương thức thụ động và làm theo những gì chính quyền địa phương yêu cầu Vì vậy để người dân nhận thức ra vẫn đề và tham gia chủ động thì tác viên cộng đồng cần hướng các hoạt động gắn
liền với nhu cầu và lợi ích đích thực của người dân Trong những cuộc
họp và trao đổi với người dân cần chỉ rõ những nguồn lực hỗ trợ (nội lực và ngoại lực) người dân trong quá trình thực hiện hoạt động để họ thay được rằng họ không đơn độc và các hoạt động này là mang tính khả thi cao Ví dụ xã A có một con đường cần phải sửa lại dé đảm bảo thông suốt giao thơng và an tồn trong đi lại Người dân rất sẵn sảng tham gia bằng cách đóng góp nhân lực và vật lực Tuy nhiên họ còn lo ngại rằng về vấn đề kỹ thuật làm và sửa đường thì họ không biết Ở đây tác viên cộng đồng đã lường trước được vấn đề nên đã liên hệ với công ty cầu đường để họ cử người hỗ trợ người dân trong vấn đề kỹ thuật Do đó mọi người đều cảm thấy yên tâm và thoải mái trong việc tham gia sửa đường
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Đảm bảo sự tham gia tích cực
và chủ động của người dân
Trang 33Sự tham gia của người dân từ thấp đến cao (Nguyễn Đức Vinh, 2012)
Tham gia thụ động
Người dân tham gia ở hình thức được bảo những gì sắp xảy ra hoặc đã xảy ra Họ là người hưởng lợi và họ chỉ tham gia chừng nào còn được hưởng lợi Việc quản lý dự án không cần tham vấn ý kiến của người dân và các thông tin liên quan chỉ được chia sẻ trong nội bộ các chuyên gia phát triển cộng đồng -
Tham gia như những
người đóng góp
Người dân tham gia bằng hình thức cung cấp thông tin, đóng góp vật chất hoặc sức lao động cho dự án
Họ cũng có thể tham gia vào giai đoạn thiết kế dự án nếu có, nhưng với vai trò không đáng kê
Tham gia như những người được tham vẫn
Người dân sẽ được tham vẫn về các vấn đề hay cơ hội của cộng đồng mình và về cách dự án sẽ được
thiết kế Tuy nhiên quyết định dự án sẽ thiết kế như
thế nào lại là do các chuyên gia phát triển cộng đồng thực hiện
Tham gia thực hiện các hoạt động
Người dân tham gia bằng cách thành lập nhóm để
thực hiện các hoạt động của chương trình hay dự án Người dân không được tham gia vào quá trình ra quyết định Các nhóm này có xu hướng phụ thuộc vào các chuyên gia phát triển cộng đồng khởi xướng công việc hoặc hướng dẫn cho họ Tuy nhiên về lâu đài họ cũng sẽ duy trì các hoạt động này
Tham gia trong quá trình ra quyết định
Người dân tích cực tham gia trong quá trình phân tích và lập kế hoạch cùng với các chuyên gia phát triển cộng đồng Họ được tham gia vào việc ra quyết định '| ở cấp địa phương Các tổ chức mới được thành lập hoặc các tô chức sẵn có được củng cô và người dân phân nào được tham gia trong việc duy trÌ cơ câu và hoạt động của các tô chức này
Tự vận động và làm chủ quá trình phát triển
Đây là sự tham gia ở cấp độ cao nhất, khi người dân
chủ động bắt đầu các ý tưởng và sáng kiến phát triển cộng đồng của mình một cách độc lập đối với các tổ chức bên ngoài cộng đồng Họ có thể tranh thủ thêm sự hỗ trợ của các chuyên gia phát triển cộng đồng nhưng luôn duy trì kiểm sốt tồn bộ quá trình phát triển của cộng đồng họ
Trang 34
1.4.8 Bắt đầu từ mục tiêu và hoạt động nhỏ phù hợp với người dân
Dân gian ta có câu thành ngữ “Dục tốc bất đạt” là muốn nói về việc gì cũng cứ muốn nhanh chóng đạt được thì ắt sẽ không thành công Câu thành ngữ này được thể hiện rõ nét trong nguyên tac bat đầu từ những mục tiêu nhỏ và hoạt động nhỏ phù hợp với khả năng của người dân Bản chất của nguyên tắc này hướng dẫn tác viên cộng đồng không nên nóng vội trong các hoạt động cộng đồng Tác viên cộng đồng, nhất là những người mới vào nghề thường có tâm lý nóng vội và nhiệt tình quá mức nên luôn muốn đạt được ngay những mục tiêu lớn để làm thay đối những vẫn đề lớn trong cộng đồng Cần lưu ý rằng những vấn đề đó đã tồn tại rất lâu trong cộng đồng, do vậy không phải đơn giản và một sớm một chiều có thê thay đổi được ngay Hơn nữa trình độ, nhận thức và khả năng kinh tế của người dân trong cộng đồng tại thời điểm mà tác viên cộng đồng bắt đầu hỗ trợ là rất hạn chế, Vì vậy những hoạt động quá khả năng của người dân sẽ làm họ cảm thấy khó khăn và không muốn tham gia |
www.thung-rac.vn
Hình ảnh mình hoạ nguyên tắc Bắt đầu từ mục tiêu nhỏ và hoạt động nhỏ phù hợp với khả năng của người dân
Người dân ở cộng đồng trong giai doan nay mac dù đã được nâng cao hiểu biết nhưng họ sẽ vẫn còn e đè và chưa tin tưởng ngay Việc tạo ra những thành công dù chỉ là nhỏ nhưng sẽ có ý nghĩa rất lớn với người dân và cộng đồng vì đã tạo ra được lòng tin về các hoạt động mà họ sẽ làm Đây chính
là yếu tô cốt lõi và nền tảng để tác viên cộng đồng có thẻ tiếp tục tiến hành
những bước tiếp theo trong tiến trình
Trang 35
HỘP 4
NHẬT KÝ SINH VIÊN TVN, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Cầu chuyện về rác thải
Về với cộng đồng ở khu vực ven đô, chúng tôi thấy đời sống ở người dân ở đây không quá khó khăn nhưng vẫn đề môi trường lại rất ô nhiễm Đi dọc bờ mương thoát nước của làng có vải trăm mét mà chúng tôi đã cảm nhận được mùi xú uế bốc lên rất ngột ngạt từ những bọc rác vứt bừa bãi quanh đó Do đó chúng tôi đã nhận định ngay một trong những vẫn đề cần giải quyết của cộng đồng là vấn đề rác thải Và chúng tôi đã không sai, trong những buổi họp dân tiếp theo đó, sau khi đưa ra các vấn đề của cộng đồng và liệt kê van đề ưu tiên thì đa số người đân ở day cho rang van dé rac thải va 6 nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc nhất Tuy nhiên sau khi đưa ra các hoạt động xứ lý rác thải bằng cách thu gom rác và mua những thùng rác đặt đọc đường và góp tiền xây đựng bê tơng hố con mương thì người dân lại có vẻ
e đè Họ cho rằng thói quen vứt rác thải bừa bãi đã có từ lâu rồi nên có mua
thùng rác cũng chẳng để làm gì nên họ không muốn tham gia
Nhận thấy việc này cần được chứng minh bằng hành động nên chúng tôi đã chủ động bàn bạc với đoàn thanh niên tại địa phương (nhóm nòng cốt)
để phối hợp làm các hoạt động nhỏ trước Chứng tôi phân công nhau cứ đến chiều kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức những nhóm lưu động đi thu
gom rác thải Với sự hỗ trợ của công ty vệ sinh, chúng tôi đã mượn được 2 chiếc xe chở rác nên công việc cũng đỡ vất vả Sau khoảng 2 tuần cần mẫn với công việc, hiệu quả đã thấy rõ, dọc bờ mương rác thải đã ít đi, mùi xú
uế cũng được hạn chế Nhóm cũng kết hợp với chính quyền địa phương
dé xin hé tro làm các băng rôn căng ở bờ mương để tuyên truyền phòng chống việc vứt rác bừa bãi Thấy chúng tôi hăng say làm việc và hiệu quả thực tế cũng đã tạo ra những thay đổi Do đó hành vi vứt rác của người dân
đã phần nào hạn chế Điều quan trọng hơn là thấy được những hiệu quả dù
nhỏ nhưng rất thực tế này, trong buổi họp đân tiếp theo đã có 2/3 số người tham gia họp đồng ý đóng góp tiền mua những thùng rác và giao cho đoàn thanh niên địa phương quản lý Như vậy chúng tôi đã tiến thêm được một bước nữa trong hoạt động cộng đồng này Trong thời gian tới, với những hiệu quả từ các hoạt động này, chúng tôi hy vọng vấn đề bê tông hoá bờ mương cũng sẽ được triển khai
Trang 36
1.5 Cộng đồng ở Việt Nam
Theo tác giả Nguyễn Kim Liên (2008), nghiên cứu về cộng đồng và phát triển cộng đồng là nghiên cứu những nguyên lý, nguyên tắc, nội dung, tiến trình chung nhất cho mọi quốc gia, mọi cộng đồng Nhưng đề đưa những
lý luận đó vào thực tiễn va dé thực tiễn đó tồn tại được một cách bền vững thì
nhà tô chức phải nắm được từng cộng đồng cụ thê Để áp dụng phương pháp phát triển cộng đồng ở Việt Nam, phải biết đặc điểm cộng đồng Việt Nam và những quan điểm, những chính sách hiện hành của Nhà Nước Việt Nam về phát huy những bản sắc văn hoá, dân chủ hoá đời sống xã hội
Ở Việt Nam, trong quá khứ cũng như trong thời đại hiện nay, trong ngôn ngữ dân gian, thuật ngữ “cộng đồng” để chỉ tập hợp người thường ít được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến Thuật ngữ “cộng đồng” được
dùng phô biến để chỉ tính chất “cỗ kết” của người dân Điều này hồn tồn
vơ hại, với bản chất của “cộng đồng” theo cách hiểu là sự liên kết giữa
những cư dân cùng chung sống trong một vị trí địa lý (quần cư) thì đây là
nội dung chủ yếu mà mỗi người dân đều hiểu nếu nhắc tới “làng - xóm; thôn - xóm; làng - bản ” Khi nhắc tới “làng - xóm” người ta không chỉ nghĩ đến một vị trí địa lý cụ thể nào đó mà người ta còn nghĩ ngay đến “tình làng, nghĩa xóm”, đến truyền thống văn hoá, những phong tục tập quán mà những nhóm người này cùng chia sẻ, cùng vun đắp, cùng phải thực hiện (tính cộng đồng trong làng xã)
Như vậy, có thể thấy rằng, để tìm hiểu “cộng đồng” ở Việt Nam, phục vụ cho phát triển cộng đồng không có cách nào khác bằng cách tìm hiểu về làng, xã, khu dân cư Do những đặc điểm rất khác nhau về mọi
mặt điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn và thành thị nên việc tìm hiểu
cộng đồng ở Việt Nam cũng nên tìm hiểu về cộng đồng nông thôn và cộng đồng thành thị
1.5.1 Một số đặc điểm của cộng đồng nông thôn Việt Nam
Cách tổ chức của cộng đồng: Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, người nông dân phải liên kết với nhau dựa vào nhau mà sống Vì vậy “đặc trưng một số của làng - xã Việt Nam là tính cộng đồng” Cộng đồng nông thôn Việt Nam được tô chức rất chặt chế, theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, làng xã Việt Nam được tổ chức theo nhiều
“
“nguyên tac” khác nhau, cụ thê:
Trang 37người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gan bó có vai trò quan trọng, thậm chí còn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng ky, gid ho, giỗ tổ, mừng thọ Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, khái niệm truyền thống của Việt Nam là “làng nước”, còn nhà nước chỉ là sao phỏng khái niệm “quốc gia của Trung Hoa” “Ở Việt Nam, làng và gia tộc nhiều khi đồng nhất với nhau Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong bàng loạt tên làng: Đặng xá, Ngô xá Trong làng,
người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình” “Nền kinh tế
nông nghiệp đã gắn chặt con người với ruộng đất, với làng - xã Làng - xã là nơi người nông dân nói chung, và nông dân đồng bằng Bắc bộ nói riêng Sinh ra, lớn lên, sống quây quần cùng ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt Làng xã, tổ tiên - nơi cá đòng họ đời này qua đời khác sinh sống và góp phần xây dựng nên tình cảm gắn bó với quê hương, với làng xã” Tổ chức làng xã theo dòng họ là theo tôn ti Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tỉnh thần đùm bọc, thương yêu nhau Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về vật chất, hỗ trợ nhau về trí tuệ tinh thần
- Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng: Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau Sản phẩm của lỗi liên kết này là khái niệm Làng và Xóm Khi công xã thị tộc tan rã và chuyền thành công xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà còn gắn bó bằng những quan hệ sản xuất Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam cũng khác hắn với phương Tây Ở Phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao Ở Việt Nam thì khác người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức “bán anh em xa, mua làng nước gần” Nguyên tắc này bố sung cho nguyên tắc “một giọt máu đào hơn ao nước lã”; Người Việt Nam không thẻ thiêu được anh em họ hàng nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được “bà con hàng xóm” “Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian, là nguồn gốc của tính dân chủ bởi lẽ, muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc: trong lịch sử, nền dân chủ này có
trước nền dân chủ của phương Tây ” |
Trang 38làng có một bộ phân dân cư sinh sống bằng nghề khác Những người này cũng liên hệ chặt chẽ với nhau khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một nguyên tắc tổ chức thứ ba, theo nghẻ nghiệp tạo thêm đơn vị gọi là phường Ở nông thôn, để liên kết người cùng sở thích, những người này tập hợp với nhau thành các hội Cũng như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên “đặc trưng của phường hội có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ nhau”
Tỉnh cộng đồng: Việc tỗ chức nông thôn đồng thời theo nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã Tính cộng đồng nhắn mạnh VàO SỰ đồng nhất “Do đồng nhất nên người Việt Nam sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà Cũng do đồng nhất nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, hoà đồng vào cuộc sống chung Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng, bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp ” Bên cạnh mặt tích cực cần phát huy, tính đồng nhất còn có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng tới cách suy nghĩ cũng như hành vi của người Việt Tính dựa dẫm, ý lại vào tập thể: “nước trôi thuyền trôi, nước nổi thì thuyền nỗi” Tệ hại hơn là tình trạng “cha chung không ai khóc”; “lắm sãi không ai đóng cửa chùa” Cùng với thói dựa đẫm, ý lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cá nễ Một đặc điểm trầm trọng khác nữa là thói cào bằng, đồ ky, không muốn cho ai hơn mình: “xấu đều còn hơn tốt lỏi”; “không độc
3%, 66
không băng ngôc đàn”; “chết một đông còn hơn sông một người”
Trang 39làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuông gà, ao cá - tự đảm bảo nhu câu
vệ ăn: có bụi tre, rặng xoan, gôc mít - tự đảm bảo nhu câu vê ở
Khía cạnh tiêu cực có nguồn gốc từ tính tự trị cao/ nhấn mạnh Vào su khác biệt - cơ sở của tính tự trị là óc tư hữ, ích ky: “bè ai người nay chống, ruộng ai người nấy đắp bờ”; “ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ” “Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu” Biểu hiện tiêu cực khác của tính tự trị là óc bẻ phái, địa phương cục bộ, làng nao biết làng nấy, chỉ lo vun vén cho địa chỉ phường mình “Trống làng nao làng â ấy đánh, thánh làng nào lang ay thờ”; “trâu ta ăn cỏ đồng ta, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” Một biểu hiện khác của tính khác biệt là óc gia trưởng - tôn tỉ: “Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức cộng đồng nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu nhưng khi gắn liền với óc g1a trưởng, tạo nên tâm lý quyền huynh thế phụ áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý “Sống lâu nên lão làng thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội” Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bán, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt Nam
1.5.2 Một số đặc điểm cúa cộng đồng đô thị Việt Nam
Ở Việt Nam, nếu như nông thôn làng xã là một tỗ chức tự trị vững mạnh thì ngược lại, đô thị trong lịch sử Việt Nam rất kém phát triển, yếu ớt và lệ thuộc Điều này trái ngược hoàn toàn với phương Tây Ở phương Tây, làng - xã là “cái bao tải khoai tâ tây” rời rạc, còn đô thị là một tổ chức tự trị vững mạnh Xét về nguồn gốc, phần lớn đô thị Việt Nam do Nhà Nước sản sinh ra “Đó là một bức tranh mang tính quy luật tất yếu do sự khác biệt của hai loại hình văn hoá quy định: Ở nền văn hoá Việt Nam, nông nghiệp và làng xã là trung tâm, là sức mạnh, là tất cả, cho nên làng xã có quyền tự trị Còn ở các nên văn hoá Châu Âu, sớm phát triển thương mại và công nghiệp, thì hiển nhiên đô thị tự trị và có quyền uy” Để xem xét đặc điểm đô thị Việt Nam cần xem xét ở hai khía cạnh: cộng đồng thành thị trong quan hệ với quốc gia và trong quan hệ với nông thôn
1.5.2.1 Cộng đông thành thị Việt Nam trong quan hệ với quốc gia
- Xét về nguồn gốc, phần lớn các đô thị Việt Nam do Nhà Nước sản sinh ra Các đô thị lớn nhỏ ra đời ở các giai đoạn khác nhau như Văn Lang,
Cổ Loa, Thăng Long, Phú Xuân đều hình thành theo con đường như thế
cT Về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính
Trang 40Thuong thi b6 phan dan cu hinh thành trước theo kế hoạch rồi dần dần bộ
phận làm kinh tế mới được hình thành một cách tự phát
- Về mặt quản lý, đô thị Việt Nam đều do Nhà nước quản lý Nhà nước
đặt ra đô thị thì Nhà nước phải quản lý và khai thác đó là để đễ hiểu Thậm
chí, những đô thị hình thành tự phát do ở vào những địa điểm giao thông buôn bán thuận tiện như Phố Hiến, Hội An thì ngay sau khi hình thành Nhà nước cũng lập tức đặt một bộ máy cai trị để nắm trọn quyền kiểm soát và khai thác
Ba đặc điểm trên chính là nguyên nhân làm cho đô thị Việt Nam có điện mạo trái ngược hẳn với đô thị phương Tây đã nói trên đây
1.3.2.2 Đô thị Việt Nam trong quan hệ với nông thôn
- _ Do sức mạnh của truyền thống văn hố nơng nghiệp đã không cho phép nông thôn tự chuyên thành đô thị nên ở Việt Nam, có những làng xã nông thôn thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là làng công thương: làng Bát Tràng, làng Bưởi Nếu ở phương Tây thì những làng như vậy sẽ phát triển dần lên, mở rong dan va tu phat chuyển thành đô thị Nhưng ở
Việt Nam, chúng không trở thành đô thị được, mọi sinh hoạt vẫn giống như
một làng nông nghiệp thông thường So di nhu vậy vì tính cộng đồng, cả làng cùng làm một nghề (sản xuất cùng một sản phẩm, buôn bán củng một mặt hàng) thì không buôn bán cho ai Không có trao đổi hàng hoá nội bộ, không trở thành đô thị được Mặt khác, do tính tự trị, dân cư sống tự cấp,
tự túc, khép kín, không có nhu cầu buôn bán, giao lưu - đó là lý do thứ hai khiến các làng công thương không thê trở thành đô thị được
-_ Nông thôn Việt Nam không chỉ kìm giữ cho nông thôn không thể phát triển thành đô thị mà còn chỉ phối cả đô thị khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét: tổ chức hành chính của đô thị Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nông thôn Hậu quả sự chí phối của nông thôn tới đô thị cho tới ngảy nay vẫn còn sót lại ngay trong các đô thị