1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình kinh tế học phát triển

356 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 356
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

Trang 2

GIAO TRINH

Trang 3

HOC VIEN CHiNH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

Trang 4

Tap thé tac gia

1 PGS, TS Tran Van Chit (Chủ biên)

Trang 5

LỜI NHÀ XUẤT BAN

Kinh tế học phát triển là một phân ngành khoa học kinh

tế có tính tổng hợp và ứng dụng rất cao Nó chuyên nghiên cứu các phạm trù, quy luật vận động của nên kinh tế và cách thức phát triển kinh tế từ trình độ thấp lên trình độ cao, cách thức để một nên kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và phát triển hên vững

Ở nước ta, môn học kinh tế học phát triển còn khá non

trẻ, song trong thời kỳ đổi mới, môn học này đã được triển

khai giảng dạy ngày càng phổ biến ở các trường đại học và

các hệ đào tạo lý luận Nó đã góp phần quan trọng vào việc

kiến giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển nên kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu môn học này

của học viên hệ đào tạo cử nhân chính trị cũng như đông đảo

sinh viên các trường đại học và bạn đọc rộng rãi, Nhà xuất

bản Lý luận chính trị xuất bản cuốn Giáo trình Kinh tế học

phát triển do tập thể tác giả có kinh nghiệm giảng dạy môn

học này của Khoa Kinh tế phát triển thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn

Xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình tới bạn đọc

Trang 6

| PHAN MO DAU

ĐỐI TƯỢNG Vl PHUONG PHáP

NGHIÊN Cứu MÔN IINH TẾ HỌC PHáT TRIÊN

I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN _

1 Kinh tế học phớt triển là phân hệ của khoa học xö hội Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu các quy luật

và hành vi của con người trong quá trình vận động, phát

triển của nền kinh tế Nó kế thừa và vận dụng thành

quả nghiên cứu của các môn khoa học như triết học,

chính trị học, kinh tế chính trị học, lịch sử, xã hội học,

tâm lý học v.v vào quá trình khai thác, sử dụng các

nguồn lực nhằm phát triển sản xuất, tạo ra nhiều của

cải, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Sự vận động và phát triển của nền kinh tế đòi hỏi khoa học kinh tế phải giải quyết các mối quan hệ phức tạp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất; giữa các ngành và lĩnh vực kinh tế; giữa các vùng lãnh thổ; giữa sản xuất với tiêu dùng; giữa sản xuất trong nước với hợp tác quốc tế v.v Tính đa dạng, phức tạp của các mối quan hệ đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng càng cao, càng xuất hiện nhiều ngành nghề và sự phân công

Trang 7

cao của nền kinh tế, nhất là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, đặt ra rất nhiều vấn để mà bản thân kinh tế học không thể giải đáp hết được :

Để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, bản thân kinh tế học cũng phải phát triển và hoàn thiện, do đó nhiều bộ môn kinh tế mới được hình thành Kinh tế học phát triển là một trong các bộ môn khoa học kinh tế ra đời trong bối cảnh như vậy và nó cũng có đối tượng, phương pháp

nghiên cứu riêng

Kinh tế học phát triển là môn khoa học kinh tế, có tính chất tổng hợp và tính chất ứng dụng rất cao, được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Nó thông qua các phương pháp so sánh về lý luận phát triển và chiến lược, thể chế kinh tế và các đối sách khả thi để nghiên cứu quá trình và quy luật phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế học phát triển chủ yếu chú trọng nghiên cứu các đặc điểm và tính chất tạo nên nền kinh tế, lấy đó làm cơ sở để phân tích cụ thể các yếu tố trong nước (như

tư bản, nhân lực, khoa học kỹ thuật, tài nguyên v.v.) và

điều kiện quốc tế (ngoại thương, vốn nước ngoài, nợ nước ngoài, trật tự kinh tế chính trị quốc tế v.v.) của sự phát triển kinh tế; nghiên cứu sự tăng trưởng, chiến lược phát

triển các ngành, lĩnh vực kinh tế và sự tác động của các

yếu tố chính trị xã hội đến quá trình phát triển và phát triển bền vững -

Với ý nghĩa đó, chúng ta khái quát đối tượng nghiên

cứu của kinh tế học phát triển là nghiên cứu các phạm trù,

Trang 8

2 Nhiệm vụ nghiên cứu của kinh tế học phút triển

- Nghiên cứu sự vận động và phát triển của lực lượng

sản xuất hay nói cách khác là nghiên cứu sự vận động

của bản thân nền kinh tế :

- Nghiên cứu sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế và mối quan hệ của chúng trong chiến lược cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, nhằm khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất, tạo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và phát triển bền vững

3 Mối quan hệ giữa kinh tế học phót triển với các bộ môn khoa học kinh tế khác

Trước yêu cầu giải quyết có hiệu quả các câu hỏi mà xã hội loài người đặt ra là sản xuất cái gì? Sản xuất như

thế nào? Sản xuất cho ai? Trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, có hạn, còn dân số, lao động và

nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, thì không có một môn khoa học nào có thể tự mình giải quyết nổi Vì vậy, sự kết hợp các bộ môn khoa học kinh tế, chính trị, xã hội "à nhân văn, khoa học tự nhiên với nhau là một tất yếu khách quan Môn học Kinh tế học phát triển không nằm ngoài mối quan hệ đó Nhưng trong mối quan hệ ấy, các bộ môn khoa học đều có tính độc lập, bởi vì chúng có đối

tượng, phạm: vi nghiên cứu riêng

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mỗi bộ môn khoa học đều có đối tượng, nhiệm vụ và

phương pháp nghiên cứu riêng Kinh tế học phát triển sử

Trang 9

- SU dung các phương pháp biện chứng, lịch sw, logic và hệ thống;

- Ngoài ra kinh tế học phát triển còn áp dụng các phương pháp khác như: thống kê, mô hình hóa

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, cho

phép chúng ta phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế

ill NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Kinh tế học phát triển rất rộng và phức tạp Nhưng đối với Hệ cử nhân chính trị, với đối tượng người học đã có trình độ đại học,

lại có quá trình công tác thực tiễn, đã là cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, các ngành, lĩnh vực kinh tế, các đoàn thể nhân

dân và các tổ chức đảng, nên giáo trình Kinh tế học phát triển gồm: đối tượng, phương pháp nghiên cứu và 14 Chương chia làm 4 phần

Phân thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản của Kinh tế học phát triển

Phân thứ hai: Các nguồn lực phát triển

Phân thứ ba: Các ngành và lĩnh vực kinh tế trong phát triển

Phần thứ tư: Các hình thức tổ chức và cơ cấu kinh tế

Trang 10

PHAN THU NHAT

NHữNG VẤN ĐỀ LÝ LIÊN CO BAN

Trang 11

Chuong 1 |

Tang truéng va phat trién kinh té

I NHUNG KHAI NIEM VE TANG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt

khuynh hướng chính trị, khi đã giành được độc lập, có

chủ quyển, đều xác lập cho mình chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội |

Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng

khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước Mỗi quốc

gia trên thế giới đều có sự kết hợp và khả năng khai

thác các nguồn lực khác nhau Song, quan niệm chung

nhất là, phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội, trong đó tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển

Tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm sản lượng, chứ chưa đề cập mối quan hệ của nó với các vấn đề xã hội

Vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm uề quy mô,

sắn lượng sản phẩm hòng hóa uò dịch uụ trong một thời

hỳ nhất định (thường là một năm) Nếu tổng sản phẩm

hang héa va dich vu của một quốc gia tăng lền thì nó

Trang 12

Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường

dùng mức tăng lên của GNP hay GDP? Mức tăng đó

thường tính trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính

bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước đó

Khi đo lường sự tăng trưởng, người ta thường sử dụng

các chỉ tiêu sau:

a Mức tăng trưởng tuyệt đối

- Theo tổng sản phẩm (GNP hay GDP) của nền kinh tế:

AY, = Yn- Yo 7

Trong đó:

AY_: tổng sản phẩm tăng thêm của năm n so với năm

gốc |

_ Y,: tổng sản phẩm của năm n

_Y,: tổng sản phẩm của năm gốc

- Theo tổng sản phẩm bình quân đầu người:

AYn = Yn - Yo°

Trong dé:

Aya: tổng sản phẩm bình quân đầu người ‹ của năm n so với năm gốc

Yn: tong sản phẩm bình quân đầu người của năm n yạ: tổng sản phẩm bình quân đầu người của năm gốc

b Tốc độ tăng trưởng

Trang 13

- Theo NP (GDP) của nần kinh tế:

g(Y,) = _ 100 = 2%

Mu Qo

x100

Trong đó: g(Y,) là tốc độ tăng trưởng GNP (GDP) của

toàn bộ nền kinh tế của năm n, tính bằng phần trăm - Theo GNP (GDP) bình quân đầu người:

— Èö A n

a(y,) = 2222 x 100 =

Yo Yo

Trong đó: g(yạ) là tốc độ tăng trưởng GNP (GDP) bình quân đầu người của năm n, tính bằng phần trăm

x 100

Tất cả các chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng kinh

tế như GNP, GDP hay GNP, GDP bình quân đầu

người đều tính theo hai loại giá: giá hiện hành và giá cố định

Giá hiện hành: là giá thị trường phát sinh trong quá

trình giao dịch, trao đổi thực tế của năm tính toán

Giá cố định: để so sánh quá trình tăng trưởng của nên kinh tế giữa các năm, giữa các thời kỳ người ta

không dùng giá hiện hành mà dùng giá cố định, tức là

giá của một năm nào đó trong quá khứ được lấy là năm gốc Chẳng hạn, GDP của năm 2004 có thể tính

theo giá của năm 2004 (giá hiện hành) hoặc giá của

năm 1994 (giá cố định) Mục đích là để loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả trong mỗi năm để đánh giá sự thay đổi thuần về khối lượng sản phẩm hàng hóa và

Trang 14

2 Khói niệm về phớt triển kinh tế

Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng kinh tế chỉ là một điều kiện quan trọng Sự tiến bộ của quốc gia trong một giai đoạn nhất định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội Sự gia tăng về kinh tế còn được thay bằng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung của phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn - nó không chỉ bao gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về _ chất lượng cuộc sống Như uậy, phát triển binh tế có thể hiểu là một quú trình tăng tiến uề mọi mặt của nền bình tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm uễề quy mô sản lượng uò sự tiến bộ uê cơ cấu

hình tế xã hội Đó lò sự tiến bộ, thịnh Uuượng uò cuộc

sống tốt đẹp hơn

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó Song, nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh

được nội dung cơ bản sau: |

Trang 15

lý có khả' năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài

- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư, giảm bớt đói

nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư,

bảo đảm công bằng xã hội -

- Su phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác

động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền

kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có

vai tro quan trong

Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn

3 Phút triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được công bố trong một bài báo có nhan đề “Tương lai chung

cho ching ta” cua tac gia Gro Harlem Brundland, một

nhà môi trường người Na Ủy làm việc trong Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển (WCED) Theo bà Brundland, phát triển bền vững được hiểu là “biểu phát triển uừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, uừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương

lai đáp ứng các nhu cầu của mình ”®)

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janiero (Brazil) năm 1992

Trang 16

và Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát trién bén

vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm

2002 đã xác định: “phát triển bên vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ! Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi

trường sống?),

Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25-6-1998

của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi

trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước Trong chỉ thị đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là

một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Quan điểm phát triển bền vững sau đó đã được khẳng định lại trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lan tha TX cia Dang Cong san Việt Nam: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đơi

® Định hướng chiến lược phút triển bền uững ở Việt Nam (ban

Trang 17

với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi

trường”), ,

Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước

4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng vò phat trién

Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển Bởi vì, nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng

ngân sách nhà nước, tăng thu nhập của dân cư Nhờ có

tăng trưởng kinh tế, Nhà nước mới có thể tăng đầu tư

cho giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng kết

cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải quyết các chính sách xã hội Tăng trưởng kinh tế là điều kiện làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế Ngược lại sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

Tuy nhiên, tăng trưởng chỉ là điều kiện cầ», nhưng nó chưa phải là điều kiện đ¿ đế-phát triển Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến suy thoái cả về kinh tế và xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không tổn tại trong thực tế

5 Các chỉ tiêu đánh giớ sự tăng trưởng và phát triển

Đánh giá mức độ phát triển kinh tế, người ta thường dùng hai nhóm chỉ tiêu: một là, các chỉ tiêu phản ánh

® Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đợi biểu toàn quốc

Trang 18

hàng hóa va dịch vụ tăng thêm (sự tăng trưởng); hai là,

các chỉ tiêu phản ánh sự tiến bộ xã hội và biến đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống xã hội

œ Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng binh tế Để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng hai chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu là: tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm quốc dân, cũng như giá trị bình quân đầu người của các chỉ tiêu này

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)®)

Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu binh tế do lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa uà dich vu cuối cùng mà một quốc gia sdn xudt trong mot thoi ky (thường là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình

Đây là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do những người có cùng quốc tịch tạo ra, bất kể hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành ở trong hay ngoài biên giới

- Tổng sắn phẩm trong nước (GDP)?

Tổng sản phẩm trong nước đo lường tổng giá trị của hang héa va dich vu cuối cùng được sản xuất ra trong pham vi lanh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định

(thường là một năm)

Đây là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra bên trong lãnh thổ quốc gia, bất kể người sản xuất thuộc quốc tịch nào

Trang 19

Giữa GNP và GDP có phần chênh lệch giữa thu nhập

từ các nhân tố sản xuất của nước đó ở nước ngoài và thu

nhập từ các nhân tố sản xuất của nước ngoài ở nước đó Vì vậy, trong hạch toán quốc dân, người ta sử dụng thuật | _ ngữ “thu nhập ròng từ nhân tố nước ngoài” để chỉ phần

chênh lệch này:

Thu nhập về các Chi trả các nhân tố -GNP=GDP+ nhân tố sản xuất - sản xuất thuộc sở

thuộc sở hữu trong hữu nước ngoài ở nước ở nước ngoài trong nước hay GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

- Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP hay GDP trong phân

tích kinh té vi mé |

GNP và GDP là những thước đo để đánh giá thành

tựu kinh tế của một đất nước GDP phản ánh khả năng sản xuất của nên kinh tế; GNP đánh giá thu nhập của một quốc gia do chính công dân nước đó tạo ra

Do dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm, trong khi đó giá cả là một thước đo co dan vì tác động của lạm phát Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng đồng thời cả hai cách tính GNP sau đây:

+ GNP danh nghĩa (GNPn): đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện

hành (tức là giá cả của năm tính toán)

Trang 20

GNP danh nghĩa và GNP thực tế có quan hệ với nhau

như sau:

GƠNP danh nghĩa

Chỉ số điều chỉnh GNP = —————————— GNP thực tế

GNP và GDP của mỗi quốc gia thường được tính theo thước đo tiền tệ của quốc gia đó Vì vậy, để phục vụ cho việc so sánh GNP và GDP giữa các nước trên thế giới,

người ta phải lựa chọn hệ số quy đổi giữa đồng tiền quốc gia với đồng tiền nước ÿ ngoài

GDP của Việt Nam tính theo

GDP của Việt Nam tiên quốc gia (VNĐ)

tính theo ngoại tệ

Hệ số quy đổi giữa tiền quốc gia (VNĐ) đối với đồng ngoại tệ

Trên thực tế, hệ số quy đổi đó có thể xác định theo tỷ - giá hối đoái trên thị trường hoặc theo tỷ giá sức mua

tương đương

Sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power

Parity):hệ số tính chuyển đổi tính theo sức mua của các đồng tiền khác nhau theo một giỏ hàng hóa và dịch vụ

điển hình của nước tính toán so với các nước phát triển

Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của

Việt Nam năm 2003 theo tỷ giá hối đoái giữa đồng tiển

Việt Nam quy giá đôla Mỹ là 480 USD; nhưng tính theo

sức mua tương đương là 2.490 PPPUSD

Trang 21

- Các phương phap tinh GDP Có 3 phương pháp tính GDP Phương pháp tính GDP theo luông sản phẩm cuối cùng: + Đối với nền kinh tế giản đơn: _GDP=Œ+l + Đối với nền kinh tế đóng, có sự tham gia của chính phủ: , GDP =C+1+G + Đối với nền kinh tế mở: GDP =C+I+G+E-IM Trong do:

C: tổng tiêu dùng - chỉ bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thị trường, không tính đến những sản phẩm tự cung tự cấp

1: tổng đầu tư = Đầu tư ròng + Khấu hao tài sản cố định (Đầu tư ở đây không đông nghĩa với quan niệm đầu

tư của các nhà kinh doanh như việc sử dụng vốn để mua

cổ phần, cổ phiếu hay mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng Đầu tư chỉ bao gồm việc mua sắm để tái sản xuất mở rộng và bù đắp hao mòn tài sản cố định)

G: chi tiêu chính phủ - khơng phải là tồn bộ các

Trang 22

X: hang xudt khdu - san xudt 6 trong nuéc nhung

được tiêu dùng ở nước ngoài

IM: hàng nhập bhẩu - không sẵn xuất ở trong nước, nhưng được nhập về và tiêu dùng trong nước

Phương pháp tính GDP theo luông thu nhập hoặc chỉ

phí:

Khác với phương pháp trên, tính GDP theo giá trị sản phẩm đầu ra, phương pháp này tính GDP theo chi

phí các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà các hãng kinh

doanh phải thanh toán

+ Đối với nền kinh tế giản đơn:

GDP = w+i+r+n+ Khấu hao tài sản cố định

Trong đó:

w: tiền lương, tiền công

1: chi phí thuê vốn (lãi suất do công ty trả)

r: tiền thuê đất đai, tài nguyên _

x: lợi nhuận công ty (trả cho các nhà đầu tư) _ + Đối với nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ: doanh nghiệp phải chỉ thêm khoản thuế gián thu

(Te) đánh vào hàng hóa tiêu dùng thu qua doanh nghiệp:

GDP= w+i+r+x+ Te + Khấu hao tài sản cố định

Phương pháp tính GDP theo giú trị gia tăng:

Các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đến tay người tiêu dùng thường phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất Mỗi

công đoạn, mỗi đơn vị kinh doanh chuyên môn hóa chỉ

Trang 23

chuỗi giá trị gia tăng của hàng hóa hoặc dịch vụ hoàn chỉnh Vì vậy, để tính GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra, ta cần tránh tính trùng Các nhà thống kê đưa ra phương pháp tính GDP

theo giá trị gia tăng để khắc phục tình trạng này

Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản

lượng của một doanh nghiệp với khoản mua vào về vật

liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được

dùng hết trong sản xuất ra sản lượng đó

tes Tong gia Chi phí đầu vào được Giá trị ¬^ ` + »

Lo = trịsản — dùng hết cho việc sản

gia tang

luong xuất ra sản lượng đó

Giá trị gia tăng được tạo ra ở một doanh nghiệp

không phải là số đo lợi nhuận của nó, mà là số đo giá trị phần đóng góp của doanh nghiệp vào tổng sản phẩm của nền kinh tế

Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và địch

vụ trong một năm là tổng sản phẩm trong nước GDP GDP = © giá trị gia tăng ở các công đoạn va các ngành sản xuất

b Các chỉ tiêu xã hội của phát triển

Tăng trưởng kinh tế tác động đến tiến bộ xã hội được phản ánh qua các chỉ số sau:

Trang 24

cư trong một thời kỳ nhất định phản ánh kết quả tổng - hop của sự chăm sóc y tế đối với sức khoẻ cộng đồng, mức sống vật chất và tỉnh thần của dân cư Thực tiễn của thế

giới cho thấy, các nước kém phát triển, mức sống thấp,

tuổi thọ trung bình của dân cư đều dưới 50 tuổi, còn ở các nước phát triển thường có tuổi thọ bình quân trên 7ð tuổi

- Trình độ học vấn của dân cư là chỉ số phản ánh chất lượng trí tuệ của đội ngũ lao động và dân cư Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu: tỷ lệ người biết chữ so với tổng dân số; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;

tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học so với

tổng dân cư

——- Mức sống về vật chất và tỉnh thân được nâng lên,

tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập giảm dần

c Chỉ số phát triển con nguoi (HDD

Để đánh giá đây đủ và toàn diện hơn mức độ phát triển xã hội, Liên hợp quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người, là chỉ tiêu tổng hợp ba chỉ số cơ bản dưới đây:

Chi sé a: GNP binh quan đầu người (USD/người/năm)

Chỉ số b: chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn biết chữ) Chỉ số c: chỉ số về y tế (tuổi thọ bình quân trên cả

nước)

Với kết quả khảo sát 198 quốc gia, chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra kết quả phân loại

sau:

Trang 25

Bang 1: Trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới" Chỉ số a Chỉ số | Chỉ số Nhóm nước (USD/ngườinăm) | b(%) | e đuổi) Kém phát triển 7 4 (42 nước) “ |: 32 9 Dang phat trién 921 58 59 (180 nước) Phát triển 15.61 9 75 (26 nước) 610 9

d Cóc chỉ số uê cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành với vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống thống nhất Nhưng để xem xét một cơ cấu kinh tế, người ta thường xem xét mối

quan hệ tỷ lệ giữa ba lĩnh vực cơ bản là công nghiệp,

nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) Nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ công nghiệp và

dịch vụ trong GDP ngày càng cao, còn nông nghiệp thì

giảm đi tương đối; tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng

đến mức nào đó rồi dừng lại; còn tỷ trọng dịch vụ trong

_ GDP thì không ngừng tăng lân tương ứng

- Chỉ số tiết kiệm và mức đầu tư phản ánh khả năng tăng trưởng kinh tế trong chu kỳ tiếp theo Bởi vì, tiết kiệm tiêu dùng thì phần tích lũy cho đầu tư phát triển

® Theo đánh giá của UNDP, năm 2000, chỉ số HDI của Việt Nam xếp thứ 101 trên 174 nước (TQ)

Trang 26

tăng lên Đầu tư nhiều sẽ tăng quy mô sản xuất và gia tăng giá trị sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

- Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn: tỷ lệ lao động

công nghiệp, dịch vụ và lao động nông nghiệp, đó là kết quả của phát triển sản xuất làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, thay đổi cơ cấu xã hội và dân cư

Các NHÂN TỔ ẢNH HƯỚNG VÀ NHỮNG DIEU KIEN BAO DAM

TANG TRUGNG VA PHAT TRIEN KINH TE

1 Các nhôn tố ảnh hưởng dén tang truéng va phat trién

a Nhém cae nhan té kinh tế

- Các yếu tố đầu uào của quá trình sẳn xuất

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực sản xuất) theo các cách thức nhất định để tạo ra các đầu ra (tổng sản phẩm trong nước -

GDP hay tổng thu nhập quốc dân - GNP) theo nhu cầu của xã hội

Trang 27

+ Vốn sản xuất là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật Vốn đối với sản xuất là yếu tố vô cùng

quan trọng Trong điều kiện năng suất lao động không

đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa Tất nhiên, trong thực tế sự tăng thêm giá trị sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ

kỹ thuật v.v

+ Lực lượng lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao

động có kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động Do

đó, chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả

sản xuất |

+ Đất đai là yếu tố sản xuất, không chỉ có ý nghĩa

quan trọng đối với nông nghiệp mà còn quan trọng đối

với sản xuất công nghiệp và dịch vụ Đất đai là yếu tố cố định, lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư

thêm vốn lao động trên một đơn vị điện tích nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng đất đai

Các loại tài nguyên từ trong lòng đất (khoáng sản, - nước ngâm), tài nguyên rừng, biển và các tài nguyên

thiên nhiên khác đều là yếu tố đầu vào của sản xuất + Khoa học uà công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Những phát minh, sáng chế mới

Trang 28

động nang nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự

tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại

Ngoài bốn yếu tố cơ bản của sản xuất nêu trên, còn rất nhiều yếu tế khác tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế như: quy mô sản xuất; các hình thức tổ chức kinh tế tối ưu, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn

nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế và thị trường tiêu thụ sản phẩm v.v - Quan hệ cung - cầu uà giá cả cân bằng: P Cung AS A Trạng thái cân bằng P A AS % E P Tư — x —*> Y Y

Trong nền kinh tế thị trường, tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ (Y) được quyết định bởi các yếu tố của

Trang 29

tổng cung (AS), tổng cầu (AD) E là điểm cân bằng tổng cung và tổng cầu với giá cả cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Y*)

Trong thực tế, sự tăng trưởng kinh tế chỉ được thực hiện khi chủ thể quản lý biết sử dụng tối ưu mối quan hệ cung và cầu (sử dụng tối ưu mối quan hệ giữa các yếu tố của hàm sản xuất)

b Nhóm các nhân tố phì binh tế

Các nhân tố phi kinh tế khó có thể lượng hóa được sự ảnh hưởng của nó vào hoạt động của nền kinh tế Nhưng các nhân tế này lại có phạm vi tác động rất rộng lớn và phức tạp Chúng ta có thể nêu ra một số nhân tố phi kinh tế chủ yếu sau:

- Thể chế chính trị uà đường lối phát triển kinh tế - xã hội: Mối quan hệ biện chứng giữa thượng tầng kiến

trúc và hạ tầng cơ sở đã trở thành chân lý cho mọi thời

đại, mọi quốc gia có chế độ chính trị khác nhau Sự tác động của ý chí, thể chế thông qua hệ thống pháp luật do thượng tầng kiến trúc đặt ra sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển

—- Đặc điểm dân tộc: Các dân tộc sống chung trong một cộng đồng quốc gia dân tộc, ngoài những điểm giống nhau, đều có những nhu cầu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tập quán sống và sản xuất Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, chắc chắn có nhiều điểm khác nhau giữa các dân tộc, song họ đều có một mục tiêu chung là cùng nhau giữ nước và xây dựng đất nước phổn vinh Xã hội chỉ

Trang 30

những năng lực sản xuất, tiểm năng kinh tế - xã hội của các dân tộc vào việc thực hiện tăng trưởng và phát triển,

qua đó mỗi dân tộc đều có được lợi ích nhờ lao động của chính bản thân mình Thực hiện được như vậy thì đặc điểm dân tộc mới trở thành nhân tố tích cực tác động đến tăng trưởng và phát triển Ngược lại, nếu phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho đân tộc này, nhưng lại gây tác

hại đến vùng khác, dân tộc khác thì không trở thành lực lượng cần cho sự tăng trưởng và phát triển, mà sẽ trở

thành nguyên nhân của sự xung đột giữa các sắc tộc

.— Đặc điểm tôn giáo: Vấn đề tôn giáo gắn liền với vấn để dân tộc Trong quốc gia đa dân tộc thường có nhiều tôn giáo khác nhau Quy mô và mức độ tín ngưỡng của các tôn giáo phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và

tiến bộ xã hội Song, dù ở quy mô và mức độ nào thì các tôn giáo đều có quan niệm, triết lý, tư tưởng riêng ăn sâu vào cuộc sống của giáo dân từ đời này qua đời khác và

khó có thể thay đổi Các thiên kiến của tôn giáo thường

tạo ra một tâm lý xã hội biệt lập của tôn giáo mình

Nhưng nếu có chính sách đúng đắn thì vẫn có thể tạo ra

sự hoà hợp giữa giáo dân, các tôn giáo và khi đó, nó trở thành nhân tố tích cực tác động đến sự tăng trưởng và phát triển

Trang 31

việc tiếp thu những tỉnh hoa của văn minh-nhân loại Có thể nói, trình độ văn hóa của một dân tộc là nhân tố cơ bản tạo ra chất lượng của đội ngũ lao động và do đó là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển

Nói cách khác, trình độ văn hóa, văn minh của một

dân tộc tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế và tiến bộ

xã hội

2 Những điều kiện bảo đảm tang truéng va phat triển

a Điều kiện thứ nhất: sự ổn định chính trị xã hội

Tăng trưởng và phát triển đòi hỏi phải có một thể chế chính trị - xã hội ổn định Sự ổn định đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, thể hiện được ý chí phấn đấu cho mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phù hợp với các quy luật khách quan; có khả năng thu

hút mọi lực lượng đầu tư, khai thác được các nguồn lực

trong nước và ngoài nước

Đường lối đó còn phải được thực thi bằng hệ thống

chính sách thích hợp, có khả năng cân đối ngân sách,

kiểm chế lạm phát, tạo được sự thăng bằng trong cán cân thanh toán quốc tế và có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, từng bước tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển

Su ổn định đường lối phát triển kinh tế - xã hội, hệ

thống chính sách nhất quán, thích hợp sẽ hấp dẫn đối tác đầu tư, tạo được lòng tin với bạn hàng khu vực và quốc tế

Trang 32

b Điều kiện thứ hai: đầu tư phút triển khoa học

- công nghệ uà có khd năng ứng dụng công nghệ tiên

tiến của thế giới

Thời đại chúng ta đang có những bước tiến lớn trong

lĩnh vực khoa học - công nghệ Nhờ những thành tựu đó,

nhiều quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên tục trong nhiều năm; nhiều quốc gia và những vùng lãnh thổ từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã trở thành nước công nghiệp mới chỉ sau 20-30 năm như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore

_ Khoa học công nghệ không chỉ trở thành lực lượng

sản xuất trực tiếp, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, mà còn là điểu kiện của sự tăng trưởng và phát |

triển kinh tế |

Các quốc.gia muốn có tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất thiết phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học, công nghệ là nhằm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn, là đầu tư chiều sâu

- Các nước công nghiệp phát triển và công nghiệp mới

đều đã tạo điều kiện phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới vào đời sống kinh tế

- xã hội nước mình

c Điều biện thứ ba: tăng trưởng kinh tế phỏi trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi người

Trang 33

nên kinh tế tăng trưởng Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế

không chỉ là mục tiêu của nhà nước mà còn là mục tiêu của toàn xã hội, của mỗi người

Trong nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, môi

trường luật pháp đã tạo cho mọi người quyển bình đẳng

trước pháp luật để có cơ hội sản xuất kinh doanh Mọi chủ thể kinh tế đều có thể sử dụng tài năng, sức lực và nguôn vốn của mình để mở rộng quy mô sản xuất, nâng

cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có nhiều lợi nhuận

Thực hiện điều đó trước hết là vì lợi ích của người kinh doanh, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho tồn xã hội Khơng thể có nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững nếu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều không có khả năng và cơ hội phát triển Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không phải là một khẩu hiệu, mà là nguyện vọng và mục tiêu phấn đấu của toàn dân Điều đó đã phản ánh đúng đắn thực tế khách quan, có cơ sở khoa học và hợp quy luật Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ của

toàn dân tộc

d Điều kiện thứ tư: trình độ uăn hóa của nhân dân uò chất lượng đội ngũ lao động

Con người là nguồn lực đặc biệt của sản xuất Con người tham gia vào quá trình sản xuất bằng cả sức lực cơ bắp, năng lực trí tuệ và sức sáng tạo trong lao động Con

người vừa là yếu tố tham gia vào sản xuất, tạo ra sản

phẩm, vừa trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do chính mình

Trang 34

Với vai trò là nguồn lực sản xuất, con người không

chỉ có sức khoẻ, mà còn phải có trình độ văn hóa, khoa

“học và kỹ năng sản xuất, để có thể đáp ứng yêu cầu của công nghệ tiên tiến Xét trên cả hai phương diện kinh tế

và xã hội, con người là động lực chủ yếu của quá trình sản xuất, là trung tâm trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước :

Vì vậy, trình độ văn hóa của dân cư và chất lượng đội

ngũ lao động là điều kiện quan trọng bảo đảm nền kinh tế có tăng trưởng và phát triển bển vững

shal TRO CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN _ KINHTẾ

Những yếu tố.nguồn lực, nhân tố tác động và các điều

kiện bảo đảm tăng trưởng và phát triển phải được phân tích, xem xét trên cơ sở của từng quốc gia, từng giai đoạn

lịch sử nhất định Trên thực tế, nhiều quốc gia thiếu các nguồn lực cơ bản như đất đai hẹp, tài nguyên thiên nhiên rất khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, nền kinh tế phát triển bền vững Ngược lại, một số quốc gia khác có các yếu tố nguồn lực co ban day du, điều kiện tự nhiên thuận lợi, song nền - kinh tế sa sút, kém phát triển

Ngoài các yếu tố nguồn lực cơ bản của sản xuất đã nghiên cứu ở trên, cần phải có một yếu tố nữa tác động đến sự phát triển kinh tế, đó là sự điều tiết và vai trò

lãnh đạo của nhà nước Vai trò của nhà nước trong quá

Trang 35

quan trọng Nhưng mức độ tham gia của nhà nước vào

quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên như thế nào cho phù hợp thì có nhiều ý kiến khác nhau Bời vì, sự tham gia này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị, cơ chế quản lý, trình độ dân trí

và năng lực quản lý của bộ máy nhà nước Do đó, không

thể lượng hóa các chỉ số chung về mức độ tham gia của

nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Đối với nước ta, việc thực hiện mô hình kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tăng

cường quản lý điều tiết của nhà nước Vì thế, vai trò của

Nhà nước trong tăng trưởng và phát triển càng có ý nghĩa quan trọng, nó được thể hiện trên các chức năng sau:

1 Vdi trò tạo môi trường kinh doanh cho các đơn vị kinh tế thuộc tốt cả các thành phần

Môi trường kinh doanh là phạm trù kinh tế - xã hội

rộng lớn, gắn chặt với nhiệm vụ của nhà nước Môi

trường kinh doanh bao gồm:

- Môi trường pháp lý, là hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các chính sách, các thông tư hướng dẫn thực hiện và hệ thống hành chính quốc gia Đó là cơ sở pháp

lý bảo đảm quyển bình đẳng trước pháp luật về cơ hội

kinh doanh của các chủ thể kinh tế, là điều kiện để các đơn vị kinh tế chủ động khai thác tiềm lực của mình, tạo ra năng suất lao động và lợi nhuận cao

Trang 36

nghệ, thông tin v.v Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa thông quá giá cả và giá cả lại bị chi

phối bởi quan hệ cung - cầu Thị trường tạo ra sự giao lưu `

thương mại, kích thích đổi mới thiết bị công nghệ, tăng

thêm đầu tư mở rộng quy mô, tăng nhanh sản lượng sản

phẩm hàng hóa, dịch vụ Hoàn thiện hệ thống thị trường là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh tế có cơ hội

khai thác sức mạnh của mình, đẩy nhanh quá trình tăng

trưởng và phát triển kinh tế

- Kết cấu hạ tầng hỹ thuật uà xã hội: Để phát triển kinh tế hàng hóa hóa đòi hỏi phải xây dựng và phát triển hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước Chỉ có thể dựa trên cơ sở kết cấu hạ tầng vững mạnh nền kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng và phát triển với nhịp độ cao và ổn định Chính vì vậy, Nhà nước ta đang tăng cường đầu tư bằng các nguồn vốn vào các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Vơi trò định hướng phút triển

Tuy không can thiệp trực tiếp vào các hành vi sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở, nhưng ở tất cả các

khâu của quá trình sản xuất, lưu thông phân phối đều có

sự định hướng của nhà nước _

- Định hướng của nhà nước thông qua phân bố lực

lượng sản xuất để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý giữa

các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế trong cả nước nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước và

Trang 37

- Định hướng của nhà nước thông qua các chính sách

kinh tế nhằm bảo đảm cân đối ngân sách quốc gia

Để đảm bảo nguồn thu ngân sách và sự cân đối giữa các thành phần kinh tế, nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu xã hội Nhà nước thông qua chính sách thuế để kiểm soát các sản phẩm, các ngành hàng

mà nhà nước muốn hạn chế Thông qua các chính sách

khuyến khích sắn xuất, chính sách thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách Mặt khác, nhà nước kiểm soát chặt chẽ chế độ chi thường xuyên để bảo đảm nguồn tích lũy đầu tư cho phát triển

- Định hướng của nhà nước thông qua các chương trình, dự án đâu tư trong nước và nước ngoài để tạo ra

khả năng cân đối lực lượng sản xuất giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miễn núi, tạo khả năng điều chỉnh thi nhập giữa các vùng và các tầng lớp dân cư 3 Vdi lrò chế định các chính sách xö hội

Tang trưởng là tiền để kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội Mối quan hệ đó có thể biểu hiện trong các mô hình sau:

- Nền kinh tế tăng trưởng kém, đời sống vật chất và tỉnh thần không được cải thiện, hậu quả là con người bị tha hóa, tệ nạn xã hội tăng lên, xã hội mất ổn định, khủng hoảng kinh tế diễn ra, dẫn đến khủng hoảng

chính trị - xã hội |

Trang 38

hàng hóa và dịch vụ có hạn nhưng con người vẫn được chăm sóc khá tốt, đời sống vật chất được bảo đảm, đời sống văn hóa tỉnh thần được cải thiện Đây là mô hình đã xuất hiện và tốn tại khá lâu ở các nước xã hội chủ

nghĩa Đông Âu trước đây

- Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, đời sống kinh tế được cải thiện nhưng đời sống văn hóa, tinh than

giảm sút, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng Mô hình này

tất yếu sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội, phát triển không bền vững

- Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống vật chất, văn hóa tỉnh thần đều được cải thiện; con người được chăm sóc và phát triển toàn diện; xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh Đây là mô hình xã hội mà loài người đang hướng tới, và cũng là mô hình mà Đảng, Nhà nước,

nhân dân ta đang tìm cách để đạt được

A Vai trò là chủ thể sở hữu các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu

todn dén

Các co sở kinh tế loại này nước nào cũng có Nhưng ở

các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau, tỷ trọng

kinh tế nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế cũng không giống nhau

Đối với nước ta, các cơ sở kinh tế nhà nước phải đảm

đương vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế

Nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý, điểu hành và có chính sách thích hợp để các cơ sở kinh tế nhà nước hoạt

động có hiệu quả, từng bước đóng vai trò chủ đạo, định

Trang 39

Chuong 2

_ Tũng trưởng với cơng bằng xư hội

I KHÁI NIỆM VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học ở chỗ mang tính thực chứng, là cái có thể xác định

bằng những con số, khái niệm công bằng xã hội mang

tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc nhiều vào quan điểm

của con người

Các nhà kinh tế hiện nay thường sử dụng hai khái niệm về công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc khi xem xét vấn đề công bằng xã hội:

Một là, công bằng theo chiều ngang, nghĩa là đối xử

nâu nhau với những người có đóng góp như nhau

Hơi là, công bằng theo chiều dọc, nghĩa là đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện xã hội khác nhau

Để đảm bảo công bằng xã hội cần phải kết hợp công bằng theo chiều dọc với công bằng theo chiều ngang

Các nhà kinh tế thường đưa ra sáu lý do sau đây dẫn đến sự khác biệt bẩm sinh:

Trang 40

- Cường độ làm việc khác nhau

_ - Đự khác nhau về nghề nghiệp

- Sự khác nhau về giáo dục và đào tạo

- Được hưởng thừa kế và chiếm hữu tài sản khác

nhau

- Đự gánh chịu rủi ro khác nhau

Xã hội công bằng, đương nhiên không phải là một xã hội bình quân cào bằng và cũng không chỉ công bằng về lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế trong phân phối, mà còn có sự công bằng về chính trị, về pháp luật, về tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, về tự do _đân chủ và sự bình đẳng về cơ hội sản xuất, kinh doanh, được tự do hành nghề, mà ngành nghề đó không bị pháp luật ngăn cấm Do vậy, một nội dung quan trong của xã hội công bằng trước hết là thiết lập một “sân chơi” bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, mọi thành viên xã hội được tự do đua tài trên thương trường theo pháp luật

Một vấn đề đáng lưu ý là, trong một xã hội sự bình đẳng, công bằng về chính trị, pháp luật, về hưởng thụ lợi ích kinh tế - văn hóa, về cơ hội làm ăn đối với mọi công dân, nhưng trong xã hội đó vẫn có một số người phải

gánh chịu những rủi ro, những điều không may mắn như

tật nguyễn, cô đơn, cơ nhỡ , xã hội phải có chính sách nhân đạo đối với họ

Trong xã hội ta hiện nay do vừa mới trai qua

kháng chiến chống ngoại xâm, nên còn có các thương ©

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:01

w