THU VIEN Ey icy Fie! KIM NGAN - ThS CHU MANH HUNG (Đồng Chủ biên) GIAO 2012 20130430
Giáo trình Inật quốc
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu " 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA
1 — Khái niệm Luật Quốc tế c nen 9 II - Nguồn của Luật Quốc tế .c co heart 22 lII—- Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và luật quốc gia . 2v cc<sisriie 33
IV — Vai trò của Luật Quốc tế uctittttE2.1 1111trtrirrree 4I
'Câu hổi ôn tập nhọn 43
CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
¡ - Khái niệm nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế . cccieierernsree 44 II Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế nữ nhe 46
n0 T ‹dd 70
CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
I — Khái niệm chủ thể của Luật Quốc tế .-cccccccctiiiirrreiiiiereree 7I II - Các chủ thể của Luật Quốc tế cu 011 reriye 73
II Công nhận trong Luật Quốc 16 cccsstntssstsntatsstsnsanetonassanen th gu — 80
IV - Kế thừa quốc gia trong Luật Quốc tế .- :-cc22222211vEEEtrsrrtrrrerrrrreree 91
CAU NGI ON LAD ccc cccecsecscescsecsccssecssessssersvsusssersusssessaeesesssessoessuseesseseseseatseaens 97 CHUONG 4: LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1 ~ Khái quát Luật Điều ước quốc tế m 98 I0 00000 An nh 101 WE — Ky K6t điều ước QUỐC tẾ c Là HH HH HH H010140141101101121171111 g0 106 0:00:01 126 CHUONG 5: DAN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ F10 0u "DU 127
II - Điều chỉnh pháp lý quan hệ pháp luật quốc tịch " 129 III— Chế độ pháp lý dành cho người nước ngồi Ơ 151
Trang 4CHƯƠNG 6: LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ F0 nu n " dd 158 In 8 "^ lII ~ Biên giới quốc gia JAAg 1.1111, " 167 IV - Bắc cực và Nam cực _ ` | sss ngà secretes 477 n1 ẽ - "— "— 180
GCHƯƠNG 7: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
I~ Khái niệm Luật Biển quốc tế vọng HH he ¬ 18} ll - Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia - ‹-.c _ tà — T86
Ill - Cac vung bién thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia - 198
IV - Các vùng biển nằm ngoài phạm vị quyền tài phán quốc gia - 206 V ~ Các vùng biển khác _ Hee 209 Câu hỏi ôn tập co ccceieceree " ¬ C2 tri " 213 _ CHUONG 8: LUAT HANG KHÔNG QUỐC TẾ
I ~ Khái niệm Luật Hàng không quốc lế chà Ha tê 214 II— Vùng trời quốc gia, phương tiện bay và phi hành đoàn , II - Điều chỉnh pháp lý hoạt động vận chuyển hàng không quốc Ốc 227 IV - Điều chỉnh pháp lý hoạt động đấu tranh chống các hành vi bất hợp pháp trong
hoạt động hàng /00iš E011 7 236
Câu hỏi ôn tập kh TH net ¬— 238
CHƯƠNG 9: LUẬT TỔ CHỨC QUỐC TẾ
| Khái niệm Luật Tổ chức quốc tế .-.- - tri TH sư txe 239
ll - Tổ chức quốc tế và những vấn đề pháp lý cơ bản mm vu 242
-_]II— Một số tổ chức quốc tế tiêu biểu .- -: " 252
01000510177 266
CHƯƠNG 10: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ
I ~ Khái niệm Luật Ngoại giao và lãnh sự Hư erreeirirmee — 267
|I— Cơ quan đại diện ngoại gia - LH HH Hà key 270
le 0 007 ta TỔ
IV - Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự .shhHuye 282
Trang 5CHƯƠNG 11: GIẢI | - Khái niệm
QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
|I - Biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế .ccccccrioesrreeo Câu hỏi ôn tập
CHƯƠNG 12: CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ
I - Khái niệm .-.2222 222cc tt 1.18021111222211 t0 E1 xe.trtrreesrrei
|I - Các thiết chế tòa án quốc tế “estas H À iil - Cac thiết chế trọng tài quốc tế KH HH HH ng grưe
IV - Các cơ qu
Câu hỏi ôn tập
an tài phán quốc tế khác c.ct tre
CHƯƠNG 13: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ
Trang 6Lời nói đầu
Trong thời đại ngày nay, pháp luật luôn là công cụ chủ yếu để quản lý và phát triển xã hội, làm thước đo cho tự do, công bằng và bình đẳng trong các quan hệ xã hội quốc giả và quốc tế Cùng với pháp luật quốc gia, Luật Quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt quốc tế Luật Quốc tế là cơ sở để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, là phương tiện thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia và chủ thể khác, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế, đồng thời ghi nhận và góp phần bảo đám các quyền cơ bản của con người
Với vai trò quan trọng của Luật Quốc tế, việc nghiên cứu về hệ thống pháp luật này đã được triển khai trong tất cá các trường đại học đào tạo cử nhân luật và cử nhân một số ngành học khác có liên quan ở Việt Nam cũng
như trên thế giới Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về Luật Quốc tế, tập
thể tác giả đã tổ chức biên soạn Giáo trình Luật Quốc tế
Giáo trình là tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích đối với các sinh viên, học viên ở nhiều bậc học cũng như các chuyên gia pháp lý và tất cả những ai quan tâm muốn tìm hiểu kiến thức pháp lý của Luật Quốc tế
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc biên soạn nhưng chắc chắn giáo trình không tránh khỏi có những khiếm khuyết Rất mong nhận được ý kiến đóng
Trang 7
Chương, +
.NHỮNG VẤN ĐỀ |
a LY LUAN CO BAN VE LUAT QUỐC TẾ VÀ
MỖI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VA LUAT QUOC GIA
I- KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ
1 Lịch sử hình thành và phát triển của Luật Quốc tế
Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, cùng với sự xuất hiện các quốc gia độc lập, quan hệ giữa các quốc gia cũng dần được bình thành trong quá trình thiết lập biên giới, quá trình ký kết các thỏa thuận để liên minh, liên kết chống ngoại xâm hoặc để cùng giải quyết hậu quả chiến tranh Các quan hệ trên khi hình thành đòi hỏi phải được điều chỉnh về mặt pháp lý quốc tế Do đó, ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện những nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia Đó chính là những nguyên tắc, quy phạm đầu tiên của Luật Quốc tế Tuy nhiên, trong thời kỳ này, các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế còn rất sơ sài và chưa được thừa nhận rộng Tãi Chúng chỉ được áp dụng dé điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong cùng khu vực với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và ngoại giao
Sang thời kỳ phong kiến, cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, quan hệ giữa các quốc gia phong kiến ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như thương mại, khai thác và sử dụng biển, thiết lập và duy trì quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự Do đó, bên cạnh các nguyên tắc, quy phạm đã hình thành trong thời kỳ trước, nhiều nguyên tắc, quy phạm mới của Luật Quốc tế đã được hình thành như nguyên tắc, quy phạm của Luật Ngoại giao lãnh sự, Luật Biển Tính khu vực của pháp luật quốc tế thời kỳ trước cũng bị thay thế bởi tính liên khu vực của pháp luật quốc tế trong thời kỳ này
Trang 8và được thừa nhận rộng rãi như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyên giữa các - quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác Các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế cũng được bo sung thém những nội dung phù hợp với sự thay đổi của quan hệ giữa các quốc gia Trong thời kỳ này, bên cạnh chủ thê truyền thống là các quốc gia, trong quan
hệ quốc tế đã có sự tham gia của các tổ chức quốc tế đầu tiên như: Liên minh Điện tín quốc tế (1865), Liên minh Bưu chính thế giới (1879) đánh dấu sự
liên kết ngày càng chặt chẽ cũng như làm phong phú thêm mô hình hợp tác giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền Tuy vậy, pháp luật quốc tế thời kỳ
này vẫn tồn tại những học thuyết, quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng
trong quan hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ thuộc địa
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời và tiếp theo là sự hình thành của hệ thông các nước xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng giữa các quốc gia trên trường quốc tế Vì vậy, Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia cũng chuyển sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn Luật Quốc tế hiện đại - mang nội dung dân chủ tiến bộ hơn Các nguyên tắc phản động của Luật Quốc tế thời kỳ trước như: nguyên tắc quyền chiến tranh, chế độ thuộc địa, bảo hộ đã bị xóa bỏ và thay thế vào đó là những nguyên tắc tiến bộ hơn như: nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, nguyên tắc dân tộc tự quyết Ở thời kỳ này, trong hệ thống pháp luật quốc tế xuất hiện nhiều ngành luật mới như luật hàng không dân dụng quốc tế, Luật Môi trường quốc tế, Luật Kinh tế quốc tế, Luật Vũ trụ, Luật Nhân quyền quốc tế
Như vậy, trải qua các giai đoạn phát triển của quan hệ quốc tế, khi lĩnh vực hợp tác dần được mở rộng, số lượng quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế tham gia vào quá trình hợp tác gia tăng thì Luật Quốc tế ngày càng được hoàn thiện và có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt quốc tế
2 Định nghĩa Luật Quốc tế
Trang 9xuất hiện “Luật Vạn dân” chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa
nhà nước La mã với các nhà nước khác Đến thế kỷ XVI, ở Tây Ban Nha
xuất hiện thuật ngữ “Luật giữa các dân tộc” do nhà luật học Frăngxklơ Victoria đưa ra Ngoài ra, trong một số tài liệu còn sử dụng những thuật ngữ khác như “Luật giữa các nước”, “Luật Đối ngoại” Đến năm 1780, trong
tác phẩm “Giới thiệu về các nguyên tắc của đạo đức và pháp luật”, nhà triết
học người Anh Jeremy Bentham đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Lnật Quốc tế” Từ đó thuật ngữ “Luật Quốc tế” trở nên thông dụng trong lý luận cũng như trong thực tiễn ngoại giao của các nước _
Trong giai đoạn hình thành sơ khai ban đầu, Luật Quốc tế chỉ đơn giản
được coi là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa
các quốc gia Ngày nay, khi chủ thể tham gia quan hệ quốc tế không chỉ có quốc gia mà có cả dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ và một số chủ thể đặc biệt khác thì quan niệm nêu trên không phù hợp
Theo khoa học pháp lý quốc tế hiện đại, Luật Quốc tế là hệ thống các
nguyên tắc, quy phạm pháp luật, được quốc gia và các chủ thể khác của
Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
3 Đặc điểm cơ bản của Luật Quốc tế
a) Đối tượng điều chính của Luật Quốc tế
Khác với hệ thống phát luật quốc gia chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong nội bộ quốc gia, pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong sinh hoạt quốc tế giữa các chủ thể của Luật Quốc tế như quốc gia, tô chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyển tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác Các quan hệ này được gọi là quan hệ
pháp luật quốc tế
Nội dung của quan hệ pháp luật quốc tế rất đa dạng từ quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế đến quan hệ hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế Ví dụ: Quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong việc phân định biên giới trên bộ, trên biển; ký kết hiệp định
thương mại, hiệp định hợp tác văn hóa, giáo dục
Trang 10- Tính chất của quan hệ pháp luật quốc tế là tính liên quốc gia, liên chính phủ Các quốc gia tham gia quan hệ pháp luật quốc tế có vị trí hoàn toàn bình đẳng với nhau Sự bình đẳng này được quyết định bởi thuộc tính chính trị pháp lý vốn có của quốc gia là thuộc tính chủ quyền Chính tính bình đẳng trong quan hệ được thiết lập giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế đã chỉ phối các đặc điểm khác của Luật Quốc tế như đặc điểm về
trình tự xây dựng quy phạm, đặc điểm về biện pháp bảo đảm thi hành
- Khi xác định quan hệ pháp luật quốc tế cần lưu ý không phải tất cả các quan hệ phát sinh trong sinh hoạt quốc tế mà có sự tham gia của chủ thể Luật Quốc tế đều là quan hệ pháp luật quốc tế: Các quan hệ được thiết lập giữa một bên là chủ thể Luật Quốc tế và phía bên kia không phải là chủ thể Luật Quốc
tế, như cá nhân hay pháp nhân thì không được coi là quan hệ pháp luật
quốc tế Các quan hệ này thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật trong hệ thống phát luật quốc gia Ví dụ: Quan hệ ký kết hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) giữa cơ quan nhà nước có thẳm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài dé xay dung, kinh doanh va chuyén giao cac công trinh kết cấu hạ tầng
b) Chủ thể của Luật Quốc té
Chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thê đặc biệt khác Các chủ thể này khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế đều có vị trí bình đẳng với nhau Sự bình đẳng giữa các chủ thể có tính quyết định đến bán chất, quá trình xây dựng và cơ chế cưỡng chế của Luật Quốc tế
- Quốc gia - Chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc tế: Quốc gia là thực thể được cấu thành bởi các yếu tố dân cư, lãnh thổ và quyền lực nhà nước với thuộc tính chính trị pháp lý vốn có là chủ quyền quốc gia Quốc gia được coi là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc tế bởi lẽ:
+ Trải qua các giai đoạn phát triển của Luật Quốc tế, quốc gia luôn khẳng định được tư cách là chủ thể của Luật Quốc tế Điều này hoàn toàn khác so với các chủ thể khác của Luật Quốc tế thường chỉ được thừa nhận tư cách chủ thể trong một giai đoạn nhất định tùy thuộc vào tính chất và phạm VI các quan hệ xã hội được Luật Quốc tế điều chỉnh trong giai đoạn đó
Trang 11quanh chủ thể này Cụ thể, quan hệ bợp tác trong khuôn khổ tổ chức quốc tế liên chính phủ thực chất là quan hệ giữa các quốc gia thành viên Sự tham gia của các dân tộc đang đấu tranh giành quyết tự quyết trong quan hệ quốc tế cũng thường được coi là sự tham gia của một chủ thé dang trong giai đoạn quá độ để hình thành nên quốc gia
+ Quốc gia là chủ thể duy nhất hội đủ các yếu tố lãnh thổ, dân cư và
quyền lực nhà nước cùng với thuộc tính chủ quyền quốc gia, do đó là chủ thể có quyền năng đầy đủ khi tham gia tất cả các quan hệ do Luật Quốc tế điều chính
— Tổ chức quốc tế liên chính phủ (IGO): Tỗ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế phù hợp với Luật Quốc tế hiện đại Các tô chức quốc tế liên chính phủ có vai trò nỗi bật trong quan hệ quốc tế, có thể kế đến Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
Liên minh Châu Âu (EU) Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể có tính chất phái sinh, hạn chế của Luật Quốc tế Quá trình hình thành và phát
triển của tổ chức quốc tế này cũng như quyền và nghĩa vụ của chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận ý chí của các quốc gia thành viên
Trong quan hệ quốc tế, cần phân biệt giữa tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ chức quốc tế phi chính phủ Tổ chức quốc tế phi chính phủ (@NGO©) là tổ chức do các cá nhân hoặc pháp nhân của các quốc gia thỏa
thuận thành lập nên Ví dụ: Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA); Tổ chức Ân
xá quốc tế (AI), Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) Thành viên của các tổ chức này không phải là các quốc gia mà là: các cá nhân hoặc pháp nhân do đó quan hệ hợp tác trong khuôn khổ tổ chức quốc tế phi chính phủ không mang tính nhà nước
Khoa học pháp lý quốc tế chỉ thừa nhận tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể của Luật Quốc tế và có khả năng, tham gia các quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh còn các tổ chức quốc tế phi chính phủ không được coi ila chủ thể của Luật Quốc té
— Đân tộc dang đều trạnh giành quyền n dân toc tu quyét: Trước đây, xuất phát từ lợi ích giai cấp, các luật gia tư sản luôn tìm mọi cách phủ nhận tư cách chủ thê Luật Quốc tế của các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, đặc biệt là sau đại chiến thế giới
Trang 12lần thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ Điều
này dẫn đến việc khẳng định nguyên tắc dân tộc tự quyết là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là chủ thể của Luật Quốc tế Trong khoa học pháp lý quốc tế, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết được coi là chủ thể đang trong giai đoạn quá độ tiến tới hình thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền
Ví dụ: Trong thời kỳ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, các luật gia Việt Nam luôn đấu tranh để khăng định quyền năng chủ thê Luật Quốc tế của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khi đại diện nhân dân miền Nam Việt Nam tham gia quan hệ quốc tế
~ Chủ thê đặc biệt của Luật Quốc tế: Ngoài ba chủ thê kê trên, trong
Luật Quốc tế còn đề cập đến tư cách chủ thể Luật Quốc tế của một số thực thể đặc biệt là Tòa thánh Vaticăng và một số vùng lãnh thô
+ Tòa thánh Vaticăng: Với tư cách là chủ thê đặc biệt của Luật Quốc tế, Tòa thánh tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế như thiết lập quan hệ ngơại giao ở hai cấp đại sứ và công sứ với các quốc gia (theo quy định tại Điều 14, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao); tham gia các hội
nghị quốc tế như Hội nghị Luật Biển, Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu,
Hội nghị của Tổ chức Chữ thập đỏ ; hưởng quy chế là quan sát viên tại các tô chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới; làm trung gian hòa giải nhiều tranh chấp quốc tế
+ Vùng lãnh thổ: Trong Luật Quốc tế hiện đại còn đề cập đến tư cách chủ thể Luật Quốc tế của một số vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Macao, Đài Loan Các vùng lãnh thổ này có quyền tham gia một số quan hệ quốc _ tế, Ví dụ: Hồng Kông, Macao, Đài Loan đều là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới |
c) Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế Quan hệ do Luật Quốc tế điều chinh chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền Các quốc gia có địa vị hoàn toàn bình đẳng khi
tham gia quan hệ Do đó, không có bất kỳ một quốc gia, một cơ quan lập
Trang 13Sự thỏa thuận giữa các chủ thể Luật Quốc tế để xây dựng nên các quy
phạm pháp luật quốc tế có thể băng hai phương pháp: (1) Thỏa thuận rõ
ràng minh bạch thông qua việc ký kết điều ước quốc tế; hoặc (2) Thỏa thuận
ngầm định thông qua việc các chủ thể cùng thừa nhận những quy tắc xử sự
chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc Mặc dù, có sự khác nhau về phương thức hình thành,
nguyên tắc chung xuyên suốt quá trình xây dựng pháp luật quốc tế chính là sự thỏa thuận tự nguyện của các chủ thể Luật Quốc tế |
d) Biện pháp bảo đảm thì hành của Luật Quốc tế
Do tính chất của các quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh (quan hệ chủ yếu giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền), trong Luật Quốc tế không có bộ máy cưỡng chế việc thi hành Chủ thể Luật Quốc tế là người tham gia - vào quá trình xây đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế cho nên các chủ thể phải có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện chúng vì lợi ích của chính chủ thể trong mối tương quan với lợi ích của chủ thê khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Trong trường hợp có hành vi vi phạm Luật Quốc tế, việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế sẽ do chính các chủ thê thực hiện dưới hình thức cưỡng chế riêng lẻ hoặc cưỡng chế tap thé:
— Cưỡng chế riêng l¿ là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện Ở đây chủ thể bị vi phạm được áp dụng các biện pháp nhằm trừng phạt chủ thể có hành vi vi phạm Ví dụ: Khi bị quốc gia khác xâm lược, quốc gia sở tại có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp bằng chính lực lượng quân sự của
mình để đánh trả
— Cưỡng chế tập thể là biện pháp do nhiều chủ thê thực hiện Biện pháp
này thường do một nhóm quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế đoàn kết với quốc
gia để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia có hành vi vi phạm Theo quy định của Luật Quốc tế, chủ thê bị vi phạm có quyền áp dụng
một số biện pháp cưỡng chế nhất định như trừng phạt về kinh tế, cắt đứt
quan hệ ngoại giao, phong tỏa các cảng biển đối với chủ thể đã có hành vi
xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ Pháp luật quốc tế cũng
trao quyển cho tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với quốc gia có hành vi xâm lược hoặc đe
dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế
Trang 14Ngoài các biện pháp cưỡng chế do chính chủ thể Luật Quốc tế thực hiện, một nhân tố quan trọng khác ngày càng phát huy vai trò là một biện
pháp bảo đảm thi hành Luật Quốc tế, đó là dư luận tiến bộ trên thế giới và
sự dau tranh của nhân dân các nước vì hòa bình
4 Cấu trúc hệ thống của Luật Quốc tế
Luật Quốc tế không chỉ đơn thuần được cầu thành từ các nguyên tắc, quy phạm đơn lẻ, rời rạc mà là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm có mối
liên hệ nội tại, thống nhất với nhau và được phân thành các chế định luật và
ngành luật Cấu trúc của hệ thống pháp luật quốc tế gồm các thành tố cơ bản
là quy phạm pháp luật quốc tế, nguyên tắc pháp luật quốc tế, chế định pháp luật quốc tế và ngành pháp luật quốc tế
a) Quy phạm pháp luật quốc tế
Quy phạm pháp luật quốc tế là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu
trúc của Luật Quốc tế Quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu là quy tắc xử sự, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
Với ý nghĩa là quy tắc xử sự có giá trị pháp lý bắt buộc, quy phạm pháp luật quốc tế là căn cứ để chủ thể Luật Quốc tế điều chỉnh hành vi của mình;
_ déng thời còn là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể khi
có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, các quy phạm do chủ thể Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng ngày càng phong phú, đa dạng và được phân chia thành nhiều loại khác nhau
— Căn cứ vào cách thức hình thành và hình thức biễu hiện của quy phạm, có thể chia quy phạm pháp luật quốc tế thành quy phạm điều ước và quy phạm tập quán
Trang 15+ Quy phạm tập quán là quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế được các chủ thể của Luật Quốc tế thừa nhận là quy phạm
có giá trị pháp lý bắt buộc
Ngày nay, với ưu thế về thời gian hình thành, phạm vi tác động và mức độ biểu hiện ý chí của các chủ thể, quy phạm điều ước chiếm ưu thế ngày càng tăng so với quy phạm tập quán trong hệ thống quy phạm pháp luật
quốc tế
— Căn cứ vào hiệu lực của quy phạm, có thể chia quy phạm pháp luật quốc tế thành quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tùy nghi
Theo Điều 53, Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, quy phạm mệnh lệnh (quy phạm jus cogens) được hiểu là quy phạm được toàn
_ thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận, là quy phạm không cho phép có bất kỳ sự vi phạm nào
+ Quy phạm mệnh lệnh là loại quy phạm có hiệu lực pháp lý rất cao
Nó là thước đo tính hợp pháp của tất cả các quy phạm khác của Luật Quốc tế Các quy phạm pháp luật quốc tế nêu có nội dung trái với quy phạm mệnh
lệnh đều bị coi là vô hiệu Không những thế, chủ thể của Luật Quốc tế nếu
có hành vi vi phạm quy phạm mệnh lệnh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm
pháp lý quốc tế Một quy phạm mệnh lệnh chỉ có thể được sửa đổi bằng một
quy phạm mệnh lệnh có sau của pháp luật quốc tế có cùng một tính chất Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc xác định quy phạm mệnh lệnh
còn gây tranh cãi Dấu hiệu "được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp
thuận và công nhận” của quy phạm mệnh lệnh đã được Điều 53, Công ước
Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 đưa ra là một dấu hiệu chung và
trừu tượng Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia đều nhất trí rằng, các quy
phạm ngăn cắm chiếm hữu nô lệ, diệt chủng, cướp biển, những hành động
thù địch hoặc sử dụng vũ lực một cách trái phép là các quy phạm mệnh lệnh của Luật Quốc tế Trong số các quy phạm mệnh lệnh của Luật Quốc tế
_ có một loại quy phạm được coi là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp
luật quốc tế Đó là các quy phạm ghi nhận nội dung các nguyên tắc cơ bản
của Luật Quốc tế như nguyên tắc bình đẳng chủ quyển giữa các quốc gia,
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên
tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda )
17
Trang 16+ Khác:với quy phạm mệnh lệnh, quy phạm tùy nghi của Luật Quốc tế là quy phạm cho phép các chủ thể liên quan có quyền tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù hợp với hoàn cảnh thực tế Ví dụ: : Theo Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia có quyền tự xác định ving đặc quyền kinh tế của mình nhưng không được mở rộng vùng đặc
quyền kinh tế quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Đa số các quy phạm pháp luật quốc tế là quy phạm tùy nghỉ Bởi lẽ, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể là một trong những nguyên tắc chỉ phối quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật quốc tế Điều này đã tạo điều kiện cho quốc gia cũng như các chủ thể khác của
Luật Quốc tế tự đo lựa chọn quy tắc xử sự phù hợp để điều chỉnh quan hệ
mà các chủ thể tham gia và thúc đây hợp tác quốc tế trên quy mô toàn cầu — Căn cứ vào phạm vi tác động của quy phạm, có thê chia quy phạm pháp luật quốc tế thành quy phạm đa phương phô cập, quy phạm đa phương khu vực và quy phạm song phương
+ Quy phạm đa phương phổ cập là quy phạm có giá trị bắt buộc với
hầu hết các chủ thể Luật Quốc tế Quy phạm này thường được ghi nhận
trong các điều ước quốc tế đa phương phổ cập (điều ước có sự tham gia đông đảo của hầu hết các quốc gia trên thế giới) hoặc tồn tại dưới dạng các quy phạm tập quán Ví dụ: Quy phạm ‹ được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc
+ Quy phạm ẩa phương khu vực là quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với một số quốc gia nhất định là thành viên của điều ước quốc tế cụ thể Thông thường đó là điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia trong cùng khu vực địa lý hoặc cùng xu hướng chính trị hoặc chung lợi ích Ví dụ: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN)
+ Quy phạm song phương là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc
đối với hai quốc gia hoặc hai chủ thể của Luật Quốc tế cùng tham gia quan hệ điều ước quốc tế song phương Ví dụ: Quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Trang 17Về mặt lý luận, mọi quy phạm pháp luật quốc tế đều do chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng chứ không phải do một cơ quan có thâm quyền nào đó ban hành Do đó, nhìn chung các quy phạm pháp luật quốc tế có giá trị pháp lý ngang nhau cho dù mục đích và chủ thể xây dựng quy phạm đó khác nhau Mặc dù vậy, Luật Quốc tế không hạn chế ý chí của chủ thể trong việc thỏa thuận ưu tiên áp dụng một số quy phạm nhất định để điều chỉnh quan hệ cụ thể phát sinh giữa các chủ thể đó (ví dụ: ưu tiên áp dụng quy phạm điều ước so với quy phạm tập quán, ưu tiên áp dụng quy phạm của Hiến chương Liên hợp quốc so với quy phạm của điều ước quốc tế khác ) Chính điều này sẽ góp phần giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các quy phạm pháp luật quốc tế và thúc đây quá trình giao lưu hợp tác giữa
các chủ thể của Luật Quốc tế
— Phân biệt quy phạm pháp luật quốc té va quy pham chinh tri: Điều chỉnh hành vì xử sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế không chỉ có quy phạm pháp luật quốc tế mà còn có cá quy phạm chính trị Thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay cho thấy, các quy phạm chính trị ngày càng tăng về số lượng và có tác động tích cực đến sự phát triển của quan hệ quốc tế giữa các chủ thể Luật Quốc tế Giống như quy phạm pháp luật quốc tế, quy phạm chính trị cũng được hình thành thông qua thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế, đựa trên nguyên tắc bình đăng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế Tuy nhiên, nếu quy phạm pháp luật quốc tế được ghi nhận trong điều ước quốc tế hoặc tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế thì quy phạm chính trị được ghi nhận trong tuyên bố của quốc gia hoặc văn kiện chính trị của hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế
Ví dụ: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 tổ chức tại Hà Nội tháng
4/2010, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua các tuyên bố chung như "Tuyên bố ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững", "Tuyên bố ASEAN,
về ứng phó với biến đổi khí hậu" Đây là các cam kết chính trị mà các thành -
viên ASEAN cùng đưa ra nhằm giải quyết vấn đề mà các bên cùng quan tâm Sự khác nhau cơ bản giữa quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm
chính trị là: |
+ Quy phạm pháp luật quốc tế có giá trị pháp lý bắt buộc đối với chủ thé
Luật Quốc tế trong khi quy phạm chính trị không có giá trị pháp lý bắt buộc Nghĩa vụ của chủ thể phát sinh từ quy phạm chính trị có tính chất đạo đức - chính trị, chứ không có ý nghĩa pháp lý như quy phạm pháp luật quốc tế
Trang 18+ Khác với quy phạm pháp luật quốc tế, việc thực hiện các quy phạm chính trị mang tính “năng động, mêm dẻo”, đồng thời tạo ra các khả năng
rộng hơn cho quốc gia trong các hành động thực tiễn
+ Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế sẽ phải chịu trách nhiệm
pháp lý quốc tế, trong khi đó vi phạm quy phạm chính trị chỉ có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa các quốc gia mà không làm phát sinh trách nhiệm
pháp lý quốc tế
Mặc dù quy phạm chính trị không có giá trị pháp lý bắt buộc, nhưng điều đó không cản trở các quốc gia thực thi nghiêm chỉnh quy phạm chính trị trong
quan hệ quốc tế, bởi chúng thể hiện sự tích cực, thiện chí của Các quốc gia mà
đôi khi chính các điều ước quốc tế mang tính ràng buộc không phải lúc nào
cũng đạt được Ngồi ra, hành vi khơng thực hiện cam kết chính trị sẽ bị coi ‘la hanh vi thiếu thân thiện trong quan hệ quốc tế và làm giảm sút uy tín cũng
như ảnh hưởng tới việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa chủ thể có hành vi vi
phạm với các chủ thể Luật Quốc tế khác Do đó, trong nhiều trường hợp có
thể thấy việc thực hiện các cam kết chính trị rất gần với việc thực hiện các
điều ước quốc tế
b) Nguyên tắc pháp luật quốc tế
Bên cạnh các quy phạm, Luật Quốc tế còn được cấu thành bởi hệ thống các nguyên tắc bao gồm: nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc chuyên ngành Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế chính là những tư tưởng pháp lý mang
tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi
tham gia quan hệ pháp luật quốc tế Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia cũng
như giữa các chủ thể khác của Luật Quốc tế ở phạm vi toàn cầu Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế bao gồm:
— Nguyên tắc bình đẳng chủ quyên giữa các quốc gia;
— Nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế;
— Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;
Trang 19~ Nguyén tac dan tộc tự quyết;
~ Nguyén tac cac quéc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau
Ngoài các nguyên tắc cơ bản bao trùm toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế, mỗi ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế lại có nguyên tắc riêng thể hiện đặc thù của ngành luật đó Những nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc chuyên ngành Ví dụ: nguyên tắc tự do biển cả của Luật Biển quốc tế, nguyên tắc tự do bay trên không phận quốc tế của luật hàng không dân dụng quốc tế
Trong quan hệ song phương hoặc quan hệ giữa các quốc gia ở cùng một khu vực địa lý cũng có nguyên tắc riêng điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia
này và chỉ có giá trị bắt buộc đối với họ Ví dụ: Nguyên tắc đồng thuận,
nguyên tắc 10 - X được áp dụng trong quan hệ giữa các nước là thành viên:
của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Tuy nhiên, dù là nguyên tắc chuyên ngành, nguyên tắc trong quan hệ song phương hay nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia cùng khu vực thì một yêu cầu đặt ra là chúng đều phải được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
Trong hệ thống pháp luật quốc tế, việc phân biệt giữa nguyên tac va quy phạm chỉ mang tính ước lệ Hầu hết các nguyên tắc của Luật Quốc tế đều được ghi nhận dưới hình thức quy phạm Ví dụ: Nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận tại
_ Điều 2; Hiến chương Liên Hợp Quốc Lý luận và thực tiễn cũng đã chứng
mỉnh rằng, các nguyên tắc của Luật Quốc tế chính là các quy phạm mang tính nguyên tắc Các quy phạm này khác với quy phạm thông thường của
Luật Quốc tế ở chỗ chúng thường chỉ đề cập đến những vấn đề chung mà
không trực tiếp điều chỉnh quan hệ cụ thể phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế Chính vì vậy, trong Luật Quốc tế không tổn tại sự phân chia ranh giới tuyệt đối giữa nguyên tắc và quy phạm
c) Chế định pháp luật quốc tế
Chế định pháp luật quốc tế là nhóm những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại phát sinh trong sinh hoạt quốc tế và có mối liên hệ mật thiết với nhau Ví dụ: Chế định công nhận, chế định kế thừa, chế định trách nhiệm pháp lý quốc 6
Trang 20Chế định pháp luật quốc tế mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc
điểm riêng nhưng chúng đều có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thê thong nhat của hệ thong pháp luật quốc tế nói chung và của ngành pháp luật quốc tế nói riêng
d) Ngành Pháp luật quốc tế
Hệ thống pháp luật quốc tế được cấu tạo nên bởi các ngành luật có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau Ngành pháp luật quốc tế bao gồm hệ thống nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại phát sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống quốc tế
Việc xác định tính chất, nội dung và phạm vi mỗi ngành luật chủ yếu dựa vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật ấy Tuy nhiên, trên thực tế việc phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế còn có nhiều quan điểm khác nhau, bởi lẽ việc phân chia này không chỉ đựa vào yếu tố khách quan là các quan hệ thực tế phát sinh trong sinh hoạt quốc tế mà còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của các quốc gia Mặc dù, còn có quan điểm khác nhau về các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung các quốc gia đều thừa nhận hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm những ngành luật chủ yếu như: Luật Điều ước quốc tế, Luật Biển quốc tế, Luật Hàng không dân dụng quốc tế, Luật Vũ trụ quốc tế, Luật Ngoại giao lãnh sự, Luật Nhân đạo quốc tế,
Luật Môi trường quốc tế, Luật Kinh tế quốc tế, Il - NGUON CUA LUẬT QUỐC TẾ
1 Khai niệm nguồn của Luật Quốc tế
Nguồn của Luật Quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia va các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên
‘Quan diém chung va phé biến hiện nay đều cho rằng, Khoản 1, Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc là cơ sở pháp lý để xác định các loại nguồn của Luật Quốc tế Khoản 1, Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế quy định rằng: “Tòa án, mả trọng trách là giải quyết phù hợp với Luật Quốc tế các tranh chấp đựa ra trước tòa áp dụng:
Trang 21.— Tập quán quốc tế như bằng chứng của một thực tiễn chung, được chấp nhận như là luật;
— Những nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận; — Với điều kiện bảo lưu tại Điều 59, các phán quyết của tòa án và học thuyết của các luật gia có trình độ cao nhất của các dân tộc khác nhau được coi là phương tiện bổ trợ để xác định quy phạm pháp luật '
Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế chưa liệt kê đầy đủ tất cả các loại nguồn của Luật Quốc tế Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng và không thể thiếu của một số loại nguồn bổ trợ khác chưa được nhắc đến tại Khoản 1, Điều 38 Đó là nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Như vậy, các loại nguồn của Luật Quốc tế bao gồm: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung và các phương tiện bổ trợ nguồn như các phán quyết của tòa án, học thuyết của các luật gia, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
2 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế, được Luật Quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như
không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó
Với định nghĩa trên có thể hiểu điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc 1 té mang những đặc điểm sau:
— Chủ thể ký kết điều ước quốc tế chính là chú thể của Luật Quốc tế như quốc gia, tô chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyển tự quyết và một số chủ thể đặc biệt
— Nội dung của điều ước quốc tế chính là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể Nếu trong thỏa thuận quốc tế không chứa đựng các quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà chỉ biểu lộ các khuyến nghị hoặc thuận túy là các tuyên bố chính trị thì sẽ không phải là điều ước quốc tế
Trang 22—Hinh thitc tén tai cha yéu cia diéu ước quốc tế là dưới dạng văn bản
-_ với tên gọi theo sự thỏa thuận của các bên như: hiến chương, công ước, hiệp
ước, hiệp định, nghị định thư Cơ cấu của điều ước quốc tế được chia thành
các chương, điều khoản và được kết cấu thành ba phần gồm: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần điều khoản cuối cùng Một số điều ước quốc tế
có thể có thêm phần phụ lục
- Quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được điều chỉnh bằng
các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế và tuân thủ các quy phạm jus cogens của Luật Quốc tế Ví dụ như, Công ước Viên năm 1969 về
Luật Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế chỉ trở thành nguồn của Luật Quốc tế nếu nó là điều ước đã có hiệu lực Một điều ước quốc tế mặc dù được ký kết nhưng bị coi
là vô hiệu thì không bao giờ là nguồn của Luật Quốc tế Điều kiện xác định hiệu lực của điều ước quốc tế bao gồm:
+ Được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng:
+ Được ký kết phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về thâm quyền
và thủ tục ký kết; |
+ Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế Các điều ước quốc tế thiếu một các điều kiện trên sẽ bị coi là vô hiệu và không thé trở thành nguồn của Luật Quốc tế Ví dụ: Hiệp ước Paternotre ký
kết giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn năm 1884 là Hiệp ước được ký kết
không trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng Theo Hiệp ước, Việt Nam được chia
thành ba xứ: Bac Ky (Tonkin), Trung Ky (Annam) va Nam Ky
(Cochinchine) đưới các chế độ khác nhau Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bac Ky va Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ Mọi quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, kể cả với Trung Quốc, đều do Pháp nắm giữ
3 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Luật Quốc tế Khi chưa có điều ước quốc tế, một số quốc gia đã đưa ra và
chấp nhận những quy tắc xử sự, hình thành nên tập quán quốc tế điều chỉnh
quan hệ giữa các bên Nhiều nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế ban đầu đã tồn tại đưới hình thức tập quán quốc tế như: nguyên tắc và quy phạm
Trang 23Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung,
hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể Luật Quốc tế
thừa nhận là luật Theo định nghĩa trên, các yêu tố cấu thành tập quán quốc tế bao gồm:
— Yếu to vật chất: Chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự được hình thành
trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần Nhờ sự áp dụng lặp đi lặp lại mà các quy tắc xử sự này trở thành quy tắc xử sự chung, thống nhất Những quy tắc xử sự chỉ được áp dụng một đôi lần thì
không thể trở thành tập quán quốc tế (trừ một số trường hợp đặc biệt) Tuy nhiên, Luật Quốc tế không quy định bao nhiêu lần lặp lại và lặp lại
trong thời gian bao lâu là đủ để có một tập quán quốc tế Theo hướng dẫn của Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc, dù khoảng thời gian là ngắn
thì một quy tắc xử sự vẫn có thể trở thành một tập quán quốc tế nếu như
trong khoảng thời gian đó các quốc gia liên quan áp dụng lặp đi lặp lại và thống nhất trên thực tế quy tắc xử sự đó
—Yếu tổ tâm lý: Quy tắc xử sự phải được các chủ thể Luật Quốc tế thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc Chính yếu tố “thừa nhận là luật” đã tạo ra sự khác biệt giữa tập quán quốc tế với một quy tắc lễ nhượng thông thường Trong thực tiễn có nhiều quy tắc xử sự được áp dụng rộng rãi nhưng chưa được coi là tập quán quốc tế mà chỉ được coi là các quy tắc lễ
nhượng thông thường vì thiếu yếu tố “thừa nhận là luật” của các chủ thê
Luật Quốc tế Ví dụ: Quy tắc các tàu chào nhau khi đi trên biển, nghỉ thức
đón tiếp các đoàn ngoại giao
Hiện nay, tập quán quốc tế có thể được hình thành theo nhiều con
đường khác nhau như hình thành từ thực tiễn hoạt động của tô chức quốc tế liên chính phủ, thực tiễn giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán quốc tế, thực tiễn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thực tiễn thực hiện hành vi
pháp lý của quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế Ví dụ: Thực tiễn
hoạt động xác lập chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia thông qua tuyên bố - của các quốc gia về chiều rộng lãnh hải, về độ cao vùng trời là xuất phát điểm để hình thành nên tập quán quốc tế về độ cao vùng trời cũng như về
chiều rộng lãnh hải trong Luật Quốc tế
Mỗi quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quản quốc tế:
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều là nguồn cợ bản của Luật Quốc tế và giữa chúng có nhiều điểm giống nhau như:
Trang 241 Đều là hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong sinh hoạt quốc tế giữa các chủ thể của Luật Quốc tế
2 Đều do quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng và có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ quốc tế
3 Đều phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật
Quốc tế |
Tuy nhiên, hai loại nguồn này có điểm khác nhau cơ bản đó là con đường hình thành Điều ước quốc tế được hình thành thông qua quá trình thỏa thuận công khai giữa các chủ thể của Luật Quốc tế (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê chuẩn, phê duyệt ) Tập quán quốc tế hình thành
từ thỏa thuận mang tính ngầm định giữa các chủ thể về việc thừa nhận một
quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế là quy phạm có giá trị bắt buộc Điều ước quốc tế cũng có nhiều ưu thế so với tập quán quốc tế :
4 Thông qua điều ước quốc tế, các quy pham pháp luật quốc tế thường được hình thành nhanh hơn Tập quán quốc tế phải được áp dụng lặp đi lặp lại và phải trải qua quá trình được chủ thể Luật Quốc tế thừa nhận là luật nên tập quán quốc tế có thời gian hình thành lâu
5 Thông qua điều ước quốc tế, ý chí của các bên chủ thể được biểu hiện một cách rõ ràng và chính xác hơn tập quán quốc tế bởi hình thức tồn tại chủ yếu của điều ước quốc tế là đưới dạng văn bản còn tập quán quốc tế
là thỏa thuận không thành văn | |
6 Với những ưu thé trên, điều ước quốc tế được sử đụng để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể Luật Quốc tế trong tất cả các lĩnh vực hợp tác Đối với tập quán quốc tế, trong một số lĩnh vực hợp tác đặc thù, vai trò điều chỉnh của tập quán quốc tế khá mờ nhạt như lĩnh vực hàng không dân dụng quốc tế, lĩnh vực khai thác, sử dụng khoảng không vỗ trụ
Trang 25thành thì tồn tại trong một khoảng thời gian dài), số lượng chủ thể chịu sự ràng buộc của quy phạm rộng (điều ước quốc tế, về nguyên tắc, chỉ ràng buộc các chủ thể là thành viên của điều ước còn tập quán quốc tế không có giới hạn này) , tập quán quốc tế vẫn được chủ thể của Luật Quốc tế thừa nhận là nguồn cơ bản bên cạnh điều ước quốc tế
Với tư cách là hai nguồn cơ bản của Luật Quốc tế, điều ước quốc tẾ và tập quán quốc tẾ có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Cụ thể:
— Tập quán quốc tế là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại Qua nghiền cứu lịch sử phát triển của Luật Quốc tế cho thấy, rất nhiều quy phạm điều ước có nguồn gốc từ quy phạm tập quán Sau năm 1945 với sự ra đời của Liên hợp quốc, công tác pháp điển hóa Luật Quốc tế được đây mạnh Trong quá trình đó rất nhiều quy phạm tập quán đã được tập hợp và pháp điển hóa trong các điều ước quốc tế đa phương Ví dụ: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao lãnh sự được pháp điển hóa trong Công ước
Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên năm 1963 về
quan hệ lãnh sự; hay quy định về cách xác định đường cơ sở thắng được
pháp điển hóa trong Công ước Luật Biển năm 1958 và sau này là Công ước Luật Biển năm 1982
Ngược lại, nhiều tập quán quốc tế cũng được hình thành từ điều ước quốc tế Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ các điều ước quốc tế
pháp điển hóa Những điều ước này thường đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định mới phát sinh hiệu lực (phải có số lượng quốc gia nhất định phê chuẩn điều ước) Trong khoảng thời gian điều ước quốc tế chưa có hiệu lực,
các quốc gia vẫn có thể thừa nhận các quy tắc xử sự được nêu ra trong điều ước quốc tế là tập quán quốc tế |
Ví dụ: Công ước Luật Biển năm 1982 bắt đầu có hiệu lực tháng 11 năm
1994 nhưng trước thời điểm này đã có một số quy tắc xử sự trong Công ước được thừa nhận là tập quán quốc tế như các quy định về vùng đặc quyền
kinh tế : _ "
Trang 26nhiên, những quốc gia chưa phái là thành viên của điều ước vẫn có thể viện
dẫn các quy định của điều ước với tư cách là quy phạm tập quán Từ đó rất
nhiều quy phạm tập quán được hình thành từ các điều ước quốc tế phô cập
Ví dụ: Việc ghi nhận các nguyên tắc như bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, giải quyết tranh chấp quốc tế băng phương pháp hòa bình trong Quy chế Hội quốc liên
và sau này trong Hiến chương Liên hợp quốc là một trong những tiền đề ban đầu để các quy phạm này trở thành tập quán quốc tế và ràng buộc tất cả các
quốc gia trong quan hệ quốc tế không phụ thuộc vào quốc gia đó có phải là thành viên của Hội quốc liên hay Liên hợp quốc hay không
— Tập quán quốc tế và điều ước quốc tế có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguôn của Luật Quốc tế:
Vì đều được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của chủ thể Luật Quốc tế nên giá trị pháp lý của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là ngang
nhau Mặc đủ có những ưu thế nhất định nhưng sự tổn tại của một điều ước
quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung Tính độc lập của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đã được khẳng định trong lý luận cũng như thực tiễn quan hệ quốc tế
Nhiều phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế đã góp phần làm sáng tỏ
tính độc lập của hai loại nguồn này như phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế trong vụ tranh chấp giữa Mỹ và Nicaragoa năm 1984 liên quan đến các hoạt động quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa
Vì có giá trị pháp lý ngang nhau nên khi phát sinh xung đột giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong quá trình điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể Luật Quốc tế thì việc áp dụng loại nguồn nào hoàn toàn do các bên chủ thể thỏa thuận lựa chọn Tuy nhiên, trong thực tiễn các chủ thể Luật Quốc tế thường ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà các bên tranh chấp đã ký kết hoặc tham gia do ưu thế về tính rõ ràng, khả năng áp dụng thuận lợi của điều ước quốc tế so với tập quán quốc tế
- Tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước quốc tế và cá biệt, cũng có trường hợp, điều ước quốc tế bi thay đổi hay hủy bỏ
bằng con đường tập quán quốc tế
Trang 27dụng của tập quán quốc tế Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tập quán
quốc tế sẽ bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước quốc tế và ngược lại Đó là khi
điều ước quốc tế (hoặc tập quán quốc tế) mới hình thành chứa đựng các quy phạm jus cogens có nội dung mâu thuẫn với tập quán quốc tế (hoặc điều ước
quốc tế) được ký kết trước đó Về bản chất quy định này xuất phát từ giá trị
pháp lý của các quy phạm jus cogens trong hệ thống pháp luật quốc tế chứ không phải do sự khác nhau về hình thức chứa đựng quy phạm (điều ước
hay tập quán) „ os
Ví dụ: Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận nguyên tắc cắm dùng võ
lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế với tư cách là quy phạm jus cogens đã hủy bỏ tất cả các quy định (gồm cả tập quán quốc tế) liên quan đến việc cho phép sử dụng vũ lực trong Luật Quốc tế giai đoạn trước
4 Nguyên tắc pháp luật chung
Loại nguồn thứ ba của Luật Quốc tế mà Quy chế Tòa án Công lý quốc tế để cập đến là “Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc van minh
thừa nhận”: Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung
thường được các cơ quan tài phán quốc tế 4p dung trong quá trình giải quyết
tranh chấp quốc tế như đề bổ khuyết cho những “lỗ hổng” mà điều ước quốc -
tế và tập quán quốc tế còn để trống
Một vấn đề đặt ra là hiểu thế nào là “các dân tộc văn minh” Sự phân
biệt dân tộc văn minh và dân tộc không văn minh là sản phẩm của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước đề quốc trước đây Ngày nay các quốc gia trên
thế giới đều là thành viên bình đẳng khi tham gia quan hệ quốc tế thì không
thể có sự phân biệt đó nữa Tất cả các quốc gia, các dân tộc đều được coi là
“văn minh”
Ngoài vấn đề trên thì một vấn đề nữa cũng cần làm sáng tỏ đó là “nguyên tắc pháp luật chung” là những nguyên tắc nào Có quan điểm cho rằng, nguyên tắc pháp luật chung được hiểu là nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế Ý kiến khác lại cho rằng, đó là nguyên tắc chung của pháp
Luật quốc gia Lại có ý kiến cho rằng, đó là nguyên tắc chung của cả pháp
luật quốc tế và phát luật quốc gia Dù cách hiểu có khác nhau nhưng các ý kiến đều thống nhất ở một điểm: nguyên tắc pháp luật chung với tư cách là
nguồn của Luật Quốc tế phải là những nguyên tắc được hầu hết các quốc gia
thừa nhận |
Trang 28Vi dụ: Nguyên tắc bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung, luật sau thay thế luật trước
5 Phương tiện bổ trợ nguồn của Luật Quốc tế
a) Phán quyết của Tòa án Quốc tẾ
- Tòa án Quốc tế là cơ quan tài phán do quốc gia và chủ thể Luật Quốc tế thỏa thuận thành lập với chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế Phán quyết là kết quả của hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa Các phán quyết này là chung thâm và có giá trị bắt buộc chỉ đối với các bên tranh chấp Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa án Quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc giải thích, làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế và trong một số trường hợp phán quyết của Tòa án Quốc tế còn là tiền đề cơ sở dé hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới
Ví dụ: Phán quyết về vụ ngư trường Anh - Na Uy năm 1951 của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc đã tạo cơ sở cho việc hình thành quy phạm xác định đường cơ sở thắng dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Công ước Giơnevơ năm 1958 và sau này là Công ước Luật Biển năm 1982
| Ngoài chức năng giải quyết tranh chấp, Tòa án Quốc tế đôi khi còn có chức năng đưa ra kết luận tư vấn về một van dé nào đó khi chủ thể của Luật Quốc tế yêu cầu Khác với phán quyết, kết luận tư vấn của Tòa án
Quốc tế không có giá trị bắt buộc thi hành Tuy vậy, cũng như các phán
quyết, các kết luận tư vấn cũng có vai trò nhất định trong quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật quốc tế
Ví dụ: Các kết luận tư vẫn của Tòa án Công lý quốc tế trong những năm gần đây đã đóng góp tích cực trong việc xác định nguyên tắc công bằng, các
hoàn cảnh hữu quan trong phân định biển
b) Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phú
Thông thường các tổ chức quốc tế liên chính phú ban hành hai loại nghị quyết:-
Trang 29— Nghị quyết mang tính khuyến nghị không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên Nghị quyết này nêu quan điểm của tô chức quốc tế về một vấn để nào đó và đề nghị các quốc gia thành viên xem xét
Tính bổ trợ của loại nguồn này thể hiện ở chỗ nó có thể được các quốc gia thành viên thừa nhận rộng rãi như tập quán quốc tế; hoặc trên cơ sở nghị quyết của tô chức quốc tế, các thành viên thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế góp phần hình thành quy phạm pháp luật quốc tế mới Hiện nay, số lượng
các tập quán quốc tế và điều ước quốc tế được hình thành bằng con đường
này ngày càng gia tăng làm cho quá trình xây dụng quy phạm pháp luật quốc tế được rút ngắn lại
Ví dụ: Tuyên ngôn về quyển con người được thông qua trên cơ sở
Nghị quyết số 217A (II) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/12/1948
Đây chỉ là văn bản có tính khuyến nghị của Liên hợp quốc nhưng có ý nghĩa chính trị pháp lý quan trọng Tuyên ngôn đã xác định một cách toàn diện các quyển và tự do cơ bản của con người cần được tôn trọng Chính vì vậy,
Tuyên ngôn đã có uy tín rộng rãi và được viện dẫn nhiều trong quan hệ quốc tế
Trên cơ sở Tuyên ngôn về quyền con người, hai điều ước quốc té quan trọng đã được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ký kết đó là Công ước về các
quyền dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội năm 1966
c) Hoc thuyét của các luật gia nỗi tiếng
Trong các học thuyết này, các luật gia đã đưa ra các quan điểm cá nhân về những vấn đề của Luật Quốc tế Giống như các phương tiện bỗ trợ nguồn khác, các học thuyết này được xem như là bằng chứng về tập quán quốc tế mới được thiết lập Ngoài ra, do tính tiến bộ của các quan điểm được đưa ra trong học thuyết, chúng có thể được ghi nhận trong điều ước quốc tế do các chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận ký kết :
Ví dụ: Trong tác phẩm “Tự do biển cả” được xuất bản năm 1609, luật gia người Hà Lan Huygo Grotius đưa ra quan điểm: Tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được tự do đi lại trên biển Đây là một quan điểm rất tiến bộ vào thời bấy giờ Quan điểm này đã được hoàn thiện bổ sung và phát triển thành một nguyên tắc quan trọng của Luật Biển quốc tế - nguyên tắc tự do biển cả Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong rất nhiều điều ước quốc tế như Công ước Giơnevơ về Luật Biển năm 1958 và Công ước Luật Biển năm 1982
Trang 30d) Hanh vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Trong quan hệ quốc tế ngảy càng xuất hiện nhiều hành vi pháp lý đơn
phương của quốc gia như hành vi công nhận, hành vi cam kết, hành vi phản
đối, hành vi từ bỏ Đây là các hành vi đơn phương nhưng có tính chất
quốc tế đo các cơ quan nhà nước có thâm quyền của quốc gia thực hiện
Hành vi pháp lý đơn phương trước hết làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
đối với quốc gia đã thực hiện hành vi Việc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín hoặc thậm chí làm phát sinh hậu quả bắt lợi đối với quốc gia
Ví dụ: Trong Vụ tranh chấp giữa Pháp và New Zealand liên quan đến
hành vi thử vũ khí hạt nhân của Pháp trên các đảo ở Thái Bình Dương được
"Tòa án Công lý Quốc tế giải quyết năm 1973, Tòa đã phân tích ý nghĩa của Tuyên bố đơn phương được đưa ra trước đó của Chính phủ Pháp về việc đình chỉ thử nghiệm loại vũ khí này Tòa cho rằng, tuyên bố được đưa ra nhân danh Chính phủ Pháp do đó đã tạo ra nghĩa vụ pháp lý quốc tế cho quốc gia này và hành vi thử vũ khí của Pháp được coi là trái với Tuyên bố
do Chính phủ Pháp đưa ra :
Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia cũng có khả năng tạo ra quyền đối với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế Ví dụ: Tuyên bố của
Chính phủ Ai Cập năm 1957 về việc cho tàu thuyền qua lại tự do trên kênh
đào Xuê |
Với ý nghĩa nêu trên, hành vi pháp lý đơn phương là phương tiện bỗ trợ
để xác định tính hợp pháp của các hành vi do chủ thể Luật Quốc tế thực
hiện Ngoài ra, nó còn có thê được sử dụng để giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế hoặc làm tiền đề để hình thành quy phạm pháp luật quốc tế mới
Ví dụ: Năm 1957, hành vi phóng tầu vũ trụ vào khoảng không gian phía
"trên vùng trời là lãnh thô quốc gia của Liên Xô là tiền đề hình thành quy |
Trang 31Ill - MOI QUAN HE GIU’A LUAT QUOC TE VA LUAT QUOC GIA 1 Các học thuyết về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
Trong khoa học pháp lý quốc tế, mỗi quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia là vấn đề mang tính lý luận cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở từng quốc gia Cách tiếp cận truyền thống về mỗi quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia thường hay viện dẫn đến hai học thuyết là thuyết nhất nguyên và thuyết nhị nguyên
a) Thuyết nhất nguyên
Xét về mặt lịch sử tư tưởng pháp luật, thuyết nhất nguyên dựa vào quan điểm của học thuyết pháp luật tự nhiên của các nhà triết học Hy Lạp cô đại Trên cơ sở quan niệm Luật Quốc tế và Luật quốc gia đều có cùng một bán
chất là pháp luật tự nhiên và giữa chúng chỉ có sự khác biệt về hình thức thể
hiện, thuyết nhất nguyên cho rằng Luật Quốc tế và Luật quốc gia không thê tồn tại trong sự mâu thuẫn, xung đột với nhau mà chúng phải tồn tại với tư cách là hai bộ phận của một hệ thông pháp luật thống nhất, trong đó bộ phận này phụ thuộc vào bộ phận kia Tuy nhiên, thuyết nhất nguyên lại đưa ra hai khả năng xác định quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia tuy theo vi trí ưu tiên của chúng Một trường phái coi Luật Quốc tế có vị trí ưu tiên hơn và trường phái thứ hai coi Luật quốc gia có vị trí ưu tiên hơn:
- Trường phái ưu tiên Luật quốc gia: Trường phái này xuất hiện cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do G.F Heghen, một nhà triết học Đức khởi
xướng Trường phái này để cao chủ quyền quốc gia và Luật Quốc tế chỉ được áp dụng nếu quốc gia chấp nhận Trong mối tương quan với Luật quốc gia, Luật Quốc tế chỉ được coi là một bộ phận của phát luật quốc gia hoặc chỉ đơn thuần là phát luật quốc gia trong quan hệ đối ngoại Chính vì vậy, Luật Quốc tế có vị trí thấp hơn và chịu sự chỉ phối của phát luật quốc gia
— lrường phái ưu tiên Luật Quốc tế: Trường phái này do luật gia người Mỹ Hans Kelsen đề xướng và được rất nhiều luật gia tư sản ủng hộ Kelsen cho rằng, các quy định của phát luật quốc gia đều được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và quy phạm của pháp luật quốc tế Do đó, trong mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia thì Luật Quốc tế luôn có giá trị cao hơn Luật quốc gia, chi phối phát luật quốc gia Nếu phát luật quốc gia mâu
Trang 32thuẫn với Luật Quốc tế thì nó sẽ tự động mất hiệu lực và khi đó các quy
định của Luật Quốc tế sẽ được áp dụng trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
b) Thuyết nhị nguyên
Thuyết này được hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do hai
luật gia Tripell (người Đức) và Anzilotti (người Italia) khởi xướng như một trào lưu chống lại thuyết nhất nguyên Thuyết nhị nguyên xây dựng lập luận của mình trên cơ sở phân tích sự khác biệt giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia Theo thuyết này, Luật Quốc tế và Luật quốc gia không điều chỉnh cùng một loại quan hệ xã hội Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ liên quốc gia trong khi đó Luật quốc gia chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm phát luật quốc gia cũng được hình thành bằng các con đường khác nhau Ngoài ra, giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia còn có sự khác biệt về chủ thể, về thể thức áp dụng và thực thi Sự khác biệt này không cho phép trật tự pháp lý quốc tế hợp với trật tự pháp lý quốc gia thành một trật tự pháp lý chung Theo thuyết nhị nguyên, Luật Quốc tế và Luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập song song cùng tồn
tại và giữa chúng không có mối quan hệ với nhau
Hai học thuyết nhất nguyên và nhị nguyên đều có những lập luận chưa thực sự thuyết phục về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia Luật Quốc tế và Luật quốc gia có đặc thù khác nhau nên không thê xếp cùng vào một hệ thống pháp luật như quan điểm của thuyết nhất nguyên Hơn nữa, việc đặt Luật Quốc tế có vị trí thấp hơn hay cao hơn Luật quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng hoặc đề cao chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phủ nhận sự nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia trong việc giải quyết những vẫn để quốc tế, phủ nhận vai trò của Luật Quốc tế hoặc sẽ dẫn đến tình trạng phủ nhận chủ quyền quốc gia, vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia - một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế Thuyết nhị nguyên mặc dù thấy được sự khác biệt giữa Luật quốc gia và Luật Quốc tế Tuy nhiên, thuyết nhị nguyên đã phủ nhận sự tác động tương hỗ giữa hai hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế cũng như quốc noi
Về lý luận cũng như trên thực tế đã chứng minh mặc dù pháp luật quốc
tế và phát luật quốc gia có sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh, chủ thể,
Trang 33bị chỉ phối chặt chế bởi lợi ích của quốc gia trong mối tương quan với lợi ích của quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Vì thế không thê có sự tách biệt hoàn toàn giữa pháp luật quốc tế và phát luật quốc gia mà giữa chúng phải có mối quan hệ găn bó mật thiết với nhau
2 Cơ sở của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia
— Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản - chức năng đối nội và chức
năng đối ngoại - của nhà nước _
Trên phương diện lý luận, nhà nước được hiểu là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực biện những mục
đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Quá trình nhà nước thực hiện chức
năng quản lý các công việc chung của xã hội được thể hiện qua hai phương diện hoạt động thuộc chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước |
Với chức năng đối nội, nhà nước tổ chức quản lý các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ vững trật tự an ninh trong giới hạn chủ quyền lãnh thổ, còn chức năng đối ngoại thê hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác trên thế giới Xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp, các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại luôn có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, trong đó việc xác định, thực hiện
các chức năng đối ngoại luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng
đối nội và phục vụ cho chức năng đối nội Ngược lại, việc thực hiện thành công hay thất bại chức năng đối ngoại sẽ ảnh hưởng thúc đây hoặc cản trở việc thực
hiện chức năng đối nội
Đẻ thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau trong đó có một phương tiện không thẻ thiếu là pháp luật mà cụ thể là phát luật quốc gia và pháp luật quốc tế Do đó, sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản - chức năng đối nội và chức năng đối ngoại - của nhà nước là một trong những yếu tổ tạo cơ sở cho việc tồn tại mối quan hệ biện
chứng giữa pháp luật quốc tế và phát luật quốc gia vốn là hai phương tiện chủ
yêu mà nhà nước sử đụng khi tiến hành các chức năng trên -
— Sự có mặt của nhà nước với địa vị vừa là tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị vừa là thực thé dai diện cho quốc gia - một chủ thể có chủ quyền - trong
quá trình ban hành phát luật quốc gia và xây dựng pháp luật quốc tế
Trang 34Trong phạm vi lãnh thô quốc gia, với tư cách là một tô chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật trong cuộc sống Phát luật quốc gia do nhà nước ban
hành nên nó luôn có tính giai cấp, thé hiện trước hết ở chỗ: phát luật quốc gia
phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyển lực nhà nước Ngoài ra, phát luật quốc gia còn là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ đó phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp
thống trị "
- Trong quan hệ quốc tế, nhà nước là thực thê đại điện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây đựng pháp luật quốc tế Mặc dù, pháp luật quốc tế được hình
thành hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của quốc gia cũng như các chủ thể khác
của pháp luật quốc tế, nhưng điều đó không có nghĩa là pháp luật quốc tế không thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho quốc gia Bởi lẽ, ngay từ trước khi tham gia vào quá trình xây dựng một nguyên tắc, quy phạm nào đó của pháp luật quốc tế, nhà nước đại diện cho quốc gia đã có sự cân nhắc tham gia hay không tham gia vào quan hệ đó dựa trên những lợi ích mà quốc gia có thể đạt được khi tham gia quan hệ Hơn thế nữa, thực tiễn cho thấy khi xây dựng nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế mỗi quốc gia đều tận dụng mọi cơ hội và tìm mọi cách để lợi ích của chính mình được thê hiện ở mức cao nhất Chính vì vậy, pháp luật quốc tế mặc dù không phải do quốc gia ban hành song nó vẫn thê hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của quốc gia, mà cụ thê là thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền ở chính quốc gia đó |
Như vậy, đù là phát luật quốc gia do chính nhà nước ban hành hay pháp luật quốc tế đo nhà nước đại điện cho quốc gia cùng với các chủ thế khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây đựng nên thì chúng đều thể hiện ý chí và bảo vệ lợi
ích của giai cấp cầm quyền ở mỗi một quốc gia Do đó, pháp luật quốc tế không
thể tồn tại và phát triển tách rời phát luật quốc gia, mà ngược lại nó gắn bó chặt chẽ với phát luật quốc gia, cùng bảo vệ lợi ích cơ bản của nhà nước và trong một chừng mực nhất định bảo vệ lợi ích chung của xã hội và của cả cộng đồng dân tộc
Trang 35Nội dung các vấn đề mà phát luật quốc gia hay pháp luật quốc tế điều chỉnh đều toát lên vai trò chung của cả hai hệ thống pháp luật Đó là:
+ Luật Quốc tế và Luật quốc gia đều là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng ` cường quyền lực Nhà nước;
+ Luật Quốc tế và Luật quốc gia đều là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội; -
+ Luật Quốc tế và Luật quốc gia đều góp phần tạo dựng những quan hệ mới
và tạo môi trường ôn định để thiết lập, duy tr, phát triển các quan hệ quốc tế : — Nguyễn tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
cũng là cơ sở cho việc tồn tại mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia:
Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế Nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế nhu Hién chuong Lién Hop Quốc, Công ước Viên năm 1969 về - Luật Điều ước quốc tế Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi mọi quốc gia phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí những nghĩa vụ mà mình đã cam kết, bao gồm cả nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và tập quán quốc tế Quốc gia thể hiện sự tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế của mình thông qua nhiều hành vi khác nhau trong đó có hành vi ban hành văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi, bỗ sung các văn bản pháp luật hiện hành để chúng có nội dung phù hợp với các cam kết quốc tế của quốc gia Quốc gia không được ban hành các văn bản pháp luật trong nước trái với các cam kết quốc tế nếu không quốc gia sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp ly quốc tế do hành \ vi không thực hiện các cam kết quốc tế của mình
3 Nội dung của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia
Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia được thệ hiện ở nhiều
nội dung và dưới nhiều cấp độ khác nhau Trên quy mơ tồn cầu, mối quan hệ biện chứng qua lại giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia diễn ra theo hai chiều hướng: (1) Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình
xây dựng và thực hiện Luật Quốc tế; (2) Luật Quốc tế thường xuyên thức đây
sự phát triển và hoàn thiện của phát luật quốc gia Đối với từng quốc gia, su tac dong qua lai gitta Luat Quốc tế và Luật quốc gia tùy thuộc vào mức, độ tham gia quan hệ quốc tế của quốc gia đó, Khi quốc gia tham gia s sâu rộng vào quan hệ quốc tế thì Ảnh hướng qua: lại giữa, Luật Quốc tế và Luật quốc gia
Trang 36chắc chắn sẽ rõ nét hơn nhiều so với những quốc gia thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế hoặc tham gia hạn chế vào quan hệ quốc tế
— Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của Luat Quốc
tế, đến quá trình xây dựng và thực hiện nó
+ Trước sự phát triển của các quan hệ quốc tế cùng nhu cầu nội tại của bản thân mỗi quốc gia, các nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế được hình thành trong mọi lĩnh vực hợp tác Trong quá trỉnh xây dựng Luật Quốc tế, các quốc gia luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để gay ảnh hưởng đến Luật Quốc tế và bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất trong mối tương quan với lợi ích của quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế
Do đó, quá trình xây dựng Luật Quốc tế trước hết phái xuất phát từ lợi ích của
mỗi quốc gia Hơn nữa, sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cũng như nội dung của chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận thương lượng giữa các quốc gia Quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính phát luật quốc gia Với ý nghĩa đó phát luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế Moi su thay đổi hoặc phát triển tiến bộ của phát luật quốc gia đều thúc đẩy sự phát triển của Luật Quốc tế theo hướng tích cực Khi bản chất pháp lý của phát luật quốc gia là tiễn bộ, dân chủ thì các nguyên tắc, quy phạm luật quốc té ma quốc gia tham gia xây dựng cũng mang bản chất đó
Nhân loại hắn không bao giờ quên ý nghĩa lịch sử, pháp lý quan trọng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và sau đó là sự hình thành của cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa
các quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời cũng làm biến đổi sâu sắc các
quan hệ xã hội trong đó có quan hệ quốc tế Trong giai đoạn này, việc hình
thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế đã chịu ảnh hưởng rất
lớn của những nền tảng pháp lý tiến bộ của các nước xã hội chủ nghĩa - đặc
biệt là của Liên bang Xô Viết
— Ví dụ: Nguyên tắc cam dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết - các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế - đã bắt nguồn từ nguyên tắc cắm chiến tranh xâm lược,
Trang 37— Phát luật quốc gia là đảm bảo pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Việc đảm bảo thực hiện Luật Quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia là một trong những nghĩa vụ cơ bản của quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế Quốc gia có thể đảm bảo thực hiện Luật Quốc tế thông qua nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như: quốc gia xác định rõ vai trò, vị trí, hiệu lực của quy phạm pháp luật quốc tế trong các văn bản quy phạm phát luật quốc gia
hoặc quốc gia tiến hành “nội luật hóa” các quy định của Luật Quốc tế thông
qua đó các quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được chuyên hóa thành quy phạm phát luật quốc gia và có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như các quy phạm phát luật quốc gia Dù mỗi quốc gia có cách thức nhằm đảm bảo thực hiện Luật Quốc tế khác nhau, song có thể thấy trong quá trình thực hiện Luật Quốc tế không thể thiếu vai trò của phát luật quốc gia Phát luật
quốc gia sẽ là một trong những đảm bảo pháp lý quan trọng để Luật Quốc tế
được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia |
— Luật Quốc tế có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của Luật quốc gia
+ Trước xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia không thê bó hẹp phạm vi quan hệ trong nội bộ quốc gia mình mà buộc phải mở rộng sự liên kết theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại Khi tham gia quan hệ quốc tế, quốc gia có nghĩa vụ phải tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế của mình Điều này được quốc gia thể hiện thông qua nhiều hành vi cụ thể khác nhau trong đó có hành vi sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm phát luật quốc gia sao cho các quy định của phát luật quốc gia vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia vừa phù hợp với các cam kết quốc
tế của quốc gia Chính vì vậy, các quy định có nội dung tiến bộ của
Luật Quốc tế thể hiện thành tựu mới của khoa học pháp lý sẽ dần được
truyền tải vào trong các văn bản phát luật quốc gia Những thành tựu này có
tác dụng thúc đây sự phát triển của phát luật quốc gia, đảm bảo cho quốc gia
vừa có thể hội nhập vào nền tảng pháp lý chung vừa có thể thiết lập được
một hệ thống phát luật quốc gia hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia |
Tác động của Luật Quốc tế đối với sự phát triển và hoàn thiện của
Luật quốc gia là một vấn đề đã được minh chứng bằng thực tế lịch sử
Trang 38Việc khẳng định nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết là một nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại đã tạo cơ sở pháp lý cho các dân tộc đầu tranh chống chế độ thực dân cũ và mới, tạo điều kiện xóa bỏ các quy định phản
động trong phát luật quốc gia của các nước thực dân về vấn đề thuộc địa + Luật Quốc tế không chỉ thúc đây sự phát triển và hoàn thiện phát luật quốc gia mà còn tạo điều kiện bảo đảm cho phát luật quốc gia trong quá trình thực hiện Với xu thế quốc tế hóa mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, giao lưu quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều vấn đề đã vượt khỏi phạm vi quốc gia và trở thành vấn đề toàn cầu mà bản thân mỗi quốc gia không thê tự giải quyết được như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm quốc tế, giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân Những vấn đề này nếu không có sự hợp tác quốc tế thì không hoặc khó có thể giải quyết một cách hiệu quả Vì vậy, các quốc gia da ky kết hàng loạt các điều ước quốc tế để cùng nhau hợp tác giải quyết _như Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ôzôn; Quy chế Rome năm 1998 về thành lập Tòa hình sự quốc tế ICC; Công ước Paris năm 1993 cắm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và phá hủy chúng; Hiệp ước New York năm 1996 về cấm thử hoàn toàn vũ khí hạt nhân, Thông qua việc ký kết điều ước quốc tế, các quốc gia thể hiện rõ quyết tâm cùng nhau xây dựng một môi trường pháp lý quốc tế dân chủ, tiến bộ và chính những quy phạm pháp luật quốc tế này sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm tương ứng của phát luật quốc gia
_ Sự tồn tại song song của cả hai hệ thống pháp luật và sự tác động qua lại giữa chúng luôn đặt ra câu hỏi trong trường hợp có cả quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm phát luật quốc gia cùng điều chỉnh một mối quan hệ thì quy phạm nào sẽ được áp dụng? Về nguyên tắc, trong trường hợp có sự khác nhau thậm chí trái ngược nhau giữa quy phạm pháp luật quốc tế và -_ quy phạm phát luật quốc gia thì quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được ưu tiên thi hành (trừ các quy định của Hiến pháp sẽ có cách giải quyết tùy theo Pháp luật của quốc gia) Bởi lẽ:
Trang 39+ Giá trị ưu tiên thi hành của quy phạm pháp luật quốc tế không những được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế mà còn được ghi nhận trong các văn bán phát luật quốc gia
Ví dụ: Khoản 2, Điều 827, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
IV - VAI TRÒ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Thời đại ngày này là thời đại mà ở mọi quốc gia trên thế giới đều có sự lên ngôi của nguyên tắc pháp trị, lấy pháp luật là công cụ chủ yếu để quản lý và phát triển xã hội, làm thước đo cho tự do, công bằng và bình đẳng trong các quan hệ xã hội quốc gia và quốc tế Chính vì vậy, cùng với phát luật quốc gia, pháp luật quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt quốc tế Vai trò của Luật Quốc tế thể hiện ở những khía cạnh chính sau:
— Luật Quốc tế là cơ sở để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế:
Trong thời đại ngày nay, hòa bình vẫn là một xu thế lớn Tuy nhiên, cục diện thế giới so với trước đây đã có những thay đổi và cả những đảo lộn bắt ngờ Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đây lùi, nhưng chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang vẫn xây ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp Những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, về tranh chấp lãnh thổ và những hoạt động ráo riết của chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã làm cho tình hình ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia càng thêm rỗi ren Trước tình hình đó, hòa bình và an ninh quốc tế không chỉ được đảm bảo bằng chính trị, quân sự mà còn phải được đảm bảo: bằng pháp luật Với những quy phạm đề cập đến những biện pháp ngoại giao hiệu quả như đàm phán trực tiếp, môi giới, trung gian và thông qua các tổ chức quốc tế có uy tín lớn như Liên hợp quốc, Liện minh Châu Âu pháp luật quốc tế có thể giúp các bên tranh chấp tìm được tiếng nói chung để dần từng bước giải quyết các mâu thuẫn, xung đột
Vai trò của pháp luật quốc tế trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế còn thể hiện ở chỗ, hiện tại: cũng như trong tương lai, Luật Quốc tế
Trang 40van khéng ngimg phat trién va hoan thién hé thống các biện pháp bảo đảm - hòa bình và an ninh quốc tế như giải trừ quân bị, hạn chế hoặc cắm chạy đua - vũ trang, không phổ biến vũ khí hạt nhân, hạn chế vũ khí tấn công chiến lược, xây dựng và củng có lòng tin giữa các quốc gia Bên cạnh đó, trong Luật Quốc tế còn tồn tại các biện pháp như: phong tỏa, cấm vận, trừng phạt
về kinh tế thậm chí cả những hành động quân sự để đối phó với những hành
động xâm lược vũ trang với quy mô lớn đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế
— Luật Quốc tế là phương tiện để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc lễ:
Sự hợp tác và các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể
được phát triển trong một môi trường ồn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau Pháp luật quốc tế là phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó Bên cạnh các quy phạm tùy nghỉ cho phép các chủ
thể có quyền thỏa thuận để lựa chọn cách xử sự cho mình, pháp luật quốc tế
_ còn chứa đựng các quy phạm mệnh lệnh có giá trị bắt buộc đối với mọi chủ thể khi tham gia quan hệ quốc tế như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc các quốc gia có trách nhiệm hợp tác Các nguyên tắc này, một mặt, đóng vai trò nền tảng cho việc thiết lập và
phát triển quan hệ bền vững lâu dài giữa các chủ thể; mặt khác, trên cơ sở
các nguyên tắc đó, một trật tự sẽ được thiết lập trong đó các quốc gia cũng như các chủ thể khác của Luật Quốc tế phải tôn trọng các cam kết quốc tế của mình và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm những cam kết đó Chính điều này sẽ tạo ra sự tin tưởng và thúc đây quá trình giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực
- Luật Quốc tễ ghỉ nhận và Sóp phan bao dam các quyên cơ bản của
Con người
Quyền con người luôn là vấn đề trung tâm của mọi cuộc cách mạng và tiến bộ xã hội Trong pháp luật quốc tế, quyền con người được chính thức
ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn nhân