HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHf MINH HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÈN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO NAM 2016
TO CHUC BAN THAO
Giáo trình lưu hành nội bộ
CHU NHIEM DE TAI: PGS,TS TRAN VAN HAI
CO QUAN CHU TRi: KHOA XUAT BAN
HỌC VIỆN BAO CHI & TUVEN TRUVER
THU Vie N |
Trang 2CAC TAC GIA
1 PGS,TS TRAN VAN HAT: Chi bién
| Tac gia Chuong I va chuong II
Trang 3MUC LUC
¡607 11 ÔỎ 4 Chương I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔ CHỨC BẢN THẢO TRONG 2/97.002/9)/€®40/.006:7) 11077 6 1.1 Khái niệm bản thảo, tổ chức bản thảo -cc cccceesereree 6 1.2 Vai trò của công tác tổ chức bản thảo ccccrerrrrreerrrrer 8 _ 1.3 Nguồn bản thảo và phương thức tô chức, khai thác bản thảo L1
1.4 Ý nghĩa của công tác tổ chức bản thảo đối với đời sống văn hóa xã
Tố ốố6 Ợ 17
Chương II: CÔNG TÁC DE TAI VA KE HOACH DE TAI TRONG TO CHỨC BẢN THẢO CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN . - 20 2.1 Khái niệm đề tài và công tác kế hoạch đề tài - 20
2.2 Nguyên tắc và yêu cầu chất lượng của công tác kế hoạch đề tài .24
2.3 Các bước tiễn hành công tác kế hoạch đề tài - 31 Chương II: CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN TRONG TỎ CHỨC BẢN
THẢO CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN ¬ E
3.1 Khái niệm, vai trò công tác cộng tác VÏÊn ccccerrrrrrereecee 43 3.2 Quan hệ giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả trong công tác 01.007 — 50 3.3 Các hình thức tổ chức cng tỏc viờn -. -s-âcôcrsercererree 55 3.4 Kỹ năng thực hiện công tác cộng tác viÊn -.-. -ess«e 59
Trang 4MO DAU
1 Tên môn học: Tổ chức bản thảo
2 Số đơn vị học trình (tín chỉ): 3 đvht (2 tín chỉ)
3 Mục đích môn học: lrang bị cho người học những tri thức chung về tổ chức bản thảo: Khái niệm, vị trí, nội dung của khâu tổ chức bản thảo, các
bước và kỹ năng của người biên tập trong công tác tổ chức bản thảo; thực
hành kỹ năng biên tập
4 Yêu cầu môn học: Học phần được bố trí ở năm thứ ba (học kỳ V) của chương trình đào tạo Đại học Xuất bản, hệ chính quy tập trung Để tiếp thu môn học này, học viên đã đã được học xong chương trình đại cương, đã
học xong môn Cơ sở lý luận xuất bản trong phần chương trình chuyên ngành
5 Trình độ học viên và phan bỗ thời gian môn học
Môn học đành cho sinh viên năm thứ 3 thuộc chuyên ngành xuất bản, đã học xong các môn lý luận Mác Lênin và môn Cơ sở lý luận xuất bản Thời
gian môn học là 3 đvht (45) tiết và được phân bỗ như sau: - Học lý thuyết: 20 tiết - Thảo luận, kiểm tra: 10 tiết - Thực hành biên tập: 15 tiết 6 Giảng viên tham gia giảng dạy
STT ._ Họ và tên - Cơ quan công tác Chuyên ngành
1 PGS,TS Tran Van Hai Khoa Xuất bản Xuất bản
2 Th.S Vũ Thuỷ Dương Khoa xudtban |Xuâtbản
3 PGS,TS Duong Vinh Sung |Nhà xb lý luận Xuất bản
chính trị |
7 Nội dung môn học
Trang 5đồng thời trình bày các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của người biên tập trong tổ
chức bản thảo; giúp người học thực hành rèn luyện trong nghề biên tập 8 Tài liệu tham khảo bắt buộc:
1 PGS,TS Trần Văn Hải: Lý luận nghiệp vụ xuất bản, T1, Nxb Văn
hố — Thơng tin, H, 2007
2.PGS,T15 Trần Văn Hải: Tổ chức bản thảo, giáo trình lưu hành nội bộ
Trang 6Chwong I
NHAN THUC CHUNG VE TO CHUC BAN THAO TRONG HOAT DONG XUAT BAN
1.1 Khái niệm bắn thảo, tô chức bản thảo
Hoạt động biên tập là một quá trình, được bắt đầu bằng việc thu thập thông tin thông qua hoạch định đề tài, tổ chức bản thảo, thâm định bản thảo,
gia công biên tập, giao nộp bản thảo, đọc ban in thu, kiểm tra sách mẫu, tuyên
truyền rộng rãi, cho đến việc tìm hiểu thông tin phản hồi của độc giả
Biên tập là công việc cơ bản, cốt lõi của hoạt động xuất bản Nó không những quyết định số lượng, chất lượng các cuốn sách xuất bản mà còn góp phần đưa sách đến tận tay người đọc, phát huy hiệu quả của chúng Tổ chức, xây dựng bản thảo sách là giai đoạn mở đầu của quá trình xuất bản Nó thể hiện vai trò chủ động, tích cực của chủ thể xuất bản trong việc truyền bá các
giá trị văn hóa tỉnh thần của xã hội |
1.1.1 Khai niém ban thao
Theo nghĩa thông thường, bản thảo là văn bản tác phẩm được tác giả sáng tạo ra trong quá trình sáng tác Nó có thể là bản viết tay, bản đánh máy,
bằng các loại hình ngôn ngữ khác nhau như chữ viết, hình ảnh đồ họa, ký hiệu
âm thanh ở các mức độ hoàn thiện khác nhau của tác phẩm Như vậy, bản
thảo đồng nghĩa với các bản nhép, chỉ văn bản của các tác phẩm, sản phẩm - văn hóa chưa hoàn thiện, còn đang trong quá trình sửa chữa, nâng cao
Trong hoạt động xuất bản, bản thảo được hiểu là “văn bản được tác giả viết, soạn ra trong quá trình hình thành tác phẩm Bản thảo cũng là văn bản đang trong quá trình biên tập, sửa chữa và hoàn thiện để công bố”!, Luật xuất
bản Việt Nam năm 2012 quy định: “Bản thảo là bản viết tay đánh máy, hoặc
Trang 7Như vậy, khái niệm bản thảo ở bất kỳ dạng nào đều là các tác phẩm, tài
liệu văn hóa tỉnh thần còn đang trong quá trình sáng tạo, là kết quả của một quá trình sáng tao, còn có thể được bổ sung, sửa chữa Bản thảo là sản phẩm
lao động sáng tạo tỉnh thần của tác giả và biên tập viên Bản thảo là sản phẩm
đơn chiếc, riêng biệt, bản mẫu của mỗi tác phẩm sẽ được xuất bản Đó chưa
phải là xuất bản phẩm Bản thảo mẫu phải được chế bản, nhân bản hàng loạt
đề phố biến ra công chúng mới là xuất bản phẩm
1.1.2 Tổ chức bản thảo
Xuất bản được định nghĩa một cách ngắn gọn, là một quá trình tổ chức ` làm ra các bản thảo, nhân chúng thành nhiều bản và đưa chúng tới bạn đọc Đó là một quá trình đồng bộ, hoàn chỉnh, kế tiếp nhau theo quy trình chặt chế
với các công đoạn cụ thể là: Tổ chức xây dựng bản thảo; biên tập bản thảo; chế bản nhân bản; phát hành xuất bản phẩm
Tổ chức xây dựng bản thảo là giai đoạn mở đầu của quy trình xuất bản Nó thể hiện vai trò chủ động, tích cực của người làm xuất bản trong vai trò
truyền bá xã hội Người biên tập xuất bản không phải là chủ thể sáng tạo các
tác phẩm văn hóa tỉnh thần Đó là chức năng, nhiệm vụ của tác giả, những
người nghiên cứu, sáng tác Song biên tập xuất bản là người khai thác lựa
chọn, sử dụng các sản phẩm sáng tác, các bản thảo tác phẩm biến nó thành
xuất bản phẩm để truyền bá Xuất phát từ nhu cầu truyền thông của xã hội, từ
đời sống văn hóa, tư tưởng, người xuất bán phát hiện đề tài, các tác phẩm cần truyền bá, lựa chọn, gia công bản thảo cho phù hợp với yêu cầu truyền bá, vật
chất hóa các tác phẩm tỉnh thần, biến chúng thành các xuất bản phẩm, nhân
rộng và đưa tới quan chúng bạn đọc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tỉnh thần của xã hội
Bản thảo tác phẩm là kết quả của quá trình sáng tác, biên soạn của tác
gia, song la san phẩm đầu vào, quyết định chất lượng và sự phát triển của hoạt
Trang 8mới, khai thác nguồn bản thảo có sẵn trong kho tàng văn hóa dân tộc và nhân
loại luôn luôn là công việc thường xuyên của những người làm công tác xuất
bản | |
_Tổ chức bản thảo là phẩm chất đặc thù, là “linh hồn” của nghề biên tập
xuất bản Nó thể hiện tầm nhìn, năng lực hoạt động thực tiễn, uy tín của biên
tập viên nói riêng và nhà xuất bản nói chung
Việc tổ chức xây dựng bản thảo được thực hiện thông qua hai khâu
nghiệp vụ cụ thé là: |
- Công tác đề tài và kế hoạch đề tài với mục tiêu đề xuất được nhiều đề
tài đúng và hay, đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông: thiết kế đề cương đề tài sắc sảo; xây dựng được kế hoạch
đề tài khoa học, cân đối và tiên tiến
- Công tác cộng tác viên nhằm tìm chọn, tổ chức khai thác, hướng dẫn
giúp đỡ cộng tác viên để họ sáng tác biên soạn bản thảo theo đúng tiến độ kế
hoạch đề tài đã vạch ra
Ngồi ra, cơng tác tổ chức bản thảo còn là việc tổ chức biên soạn
những bản thảo có quy mô lớn từ các tác phẩm sẵn có với nguồn gốc khác nhau, đòi hỏi kỹ năng tô chức và cách thức biên tập khác nhau như: Biên soạn các bản thảo sưu tầm chuyên đề, các sách nhiều tập, các bộ toàn tập, tuyến tập tác phẩm của một hay nhiều tác giả, các bộ tổng tập tác phẩm của một giai đoạn phát triển xã hội.v.v
Trang 9- Trong hoạt động biên tập xuất bản, biên tập viên là “cầu nối” giữa tác
giả và bạn đọc, là môi giới trung gian của hoạt động truyền thông Trong quan
hệ với tác giả, họ là người đại điện cho nhu cầu của xã hội, của bạn đọc để
“đặt hàng” cho tác giả sáng tác, biên soạn các tác phẩm văn hóa tinh thần Họ cũng dựa vào yêu cầu, đặc điểm của bạn đọc để giúp tác giả sửa chữa, nâng cao và hoàn thiện tác phẩm của mình Việc tổ chức bản thảo của người biên tập giúp cho người sản xuất đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với đặc điểm trình độ của người dùng, qua đó nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả của hoạt động xuất bản Ngược lại, trong quan hệ với bạn đọc, người
biên tập là chủ thể truyền thông, đại diện cho các chủ thể truyền thông để
mang thông điệp đến độc gia Ban thao xuất bản được lựa chọn, đánh giả trên
cơ sở yêu cầu của công tác tư tưởng — văn hóa, nhằm tới đời sống tinh thần lành mạnh, đồng thuận, làm động lực cho sự phát triển xã hội Người biên tập
tổ chức bản thảo để góp phần thiết kế đời sống văn hóa tỉnh thần của xã hội,
lựa chọn để đưa tới bạn đọc các tác phẩm có giá trị văn hóa tư tưởng cao nhất,
thiết thực nhất để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho xã hội Do đó, tổ chức bản thảo vừa giúp nâng cao chất lượng mỗi xuất bản phẩm vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả của toàn bộ hoạt động xuất bản; vừa nâng cao hiệu quả văn hóa — tư tưởng, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản
- Trong cơ chế thị trường, xuất bản vừa là hoạt động sản xuất hàng hóa,
vừa là sản xuất phi hàng hóa, vừa là truyền bá văn hóa, vừa thực hiện giá trị
kinh tế của xuất bản Công tác tổ chức bản thảo giúp hoạt động xuất bản chủ
động vận dụng quy luật kinh tế thị trường để thích nghỉ và phát triển vững
chắc |
Quy luật cung cầu hàng hóa trên thị trường đòi hỏi người biên tập phải
năm vững thông tin thị trường, để thiết kế, tìm chọn đề tài Các tác phẩm xuất bản phải phù hợp với số cầu của thị trường Sách làm ra phải tiêu thụ được,
Trang 10giả, về phục vụ nhu cầu cu thé của tác giả Xuất bản phẩm làm ra không được độc giả hưởng ứng, tìm độc, thì đù công phu biên soạn rất lớn, cũng không thể coi là có hiệu quả Trên thị trường có thê số cầu thực tế của các xuất bản phẩm không phản ánh đúng nhu cầu về văn hóa tư tưởng của bạn đọc ở nơi đó, lúc đó Bởi lẽ, số cầu thực tế còn chịu sự tác động bởi nhiều nguyên nhân khác Do đó, tổ chức bản thảo còn đòi hỏi biên tập viên bán sát thị trường, nam vững số cầu thực tế và số cầu tiềm tàng của từng đề tài, để “liệu cơm gắp mắm” trong công tác biên tập, để tìm mọi biện pháp đáp ứng nhu cầu tdi cao về văn hóa — tư tưởng của bạn đọc, đồng thời có thể bảo đảm được lợi ích
kinh tế của nhà xuất bản, phù hợp với điều kiện kinh tế của bạn đọc Do đó, tổ
chức bản thảo trên cơ sở nắm bắt, vận dụng quy luật kinh tế thị trường có vai
trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động xuất bản nước ta
hiện nay
- Xuất bản là tổ hợp hoạt động: vừa là sản xuất vật chất, vừa là hoạt động sản xuất tỉnh thần
Kết quả của sản xuất tỉnh thần tạo ra giá trị sử dụng cơ bản của xuất bản phẩm Sản xuất tỉnh thần là hoạt động sáng tạo của tác giả và biên tập viên Trong đó, tác giả là chủ thể sáng tạo, tạo ra giá trị chính yếu của tác
phẩm, biên tập viên chỉ là người sáng tạo bỗổ sung, người “gia cơng” hồn thiện các “sản phẩm” mà các tác giả tạo ra Do vậy, tô chức cộng tác viên
sáng tạo ra bản thảo là khâu then chốt của công tác biên tập Không tổ chức
được đội ngũ tác giả, thì biên tập chỉ là việc “đánh trận trên giấy”, kế hoạch đề tài thành “kế hoạch ma” không thể thành hiện thực
Tổ chức bản thảo bảo đảm cho 50% thắng lợi của công tác biên tập Ở
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Nhật, Pháp, Mỹ người ta coi
năng lực tổ chức đội ngũ trí thức chính là “linh hồn” của người biên tập xuất bán Người biên tập giỏi không phải là người “thợ chữ”, suốt ngày cặm cụi
trên bàn viết, mà họ phải biết “chạy” trên thị trường Chạy để nắm bắt nhu
Trang 11Chạy để tổ chức giao lưu, tập hợp, lôi kéo các tác giả giỏi về “phục vụ”cho nhà xuất bản của mình Ở Nhật, các cơ quan xuất bản dành 50% thời gian, công sức của người biên tập để nghiên cứu thị trường và giao lưu với đội ngũ
tác giả Người biên tập giỏi cũng là người biết kinh doanh giỏi trên thị trường
- Hoạt động xuất bản có thể chia thành các giai đoạn cơ bản, hay còn
gọi là các lĩnh vực cơ bản là: Biên tập (hiện nay thường gọi là xuất bản), chế bản nhân bản (ïn) và phát hành Trong đó, biên tập là giai đoạn mở đường
Vai trò mở đường của biên tập được bắt đầu từ khâu tổ chức bản thảo Mọi
hoạt động xuất bản được bắt đầu từ ý tưởng thiết kế dé tai của biên tập viên
Trước khi định hình một xuất bản phẩm, bao giờ người biên tập cũng hình
dung trước “thiết kế”? trước sản phẩm đó trong óc mình Đó là vai trò của
người “kiến trúc sư” trong việc thiết kế “tòa lâu đài” trí tuệ Thiết kế, đề xuất
đề tài trong khâu tổ chức bản thảo có vai trò “mở đường” cho toàn bộ hoạt
động xuất bản Trong bước này, người biên tập thu thập và xử lý các loại
thông tin, chủ động đề xuất đề tài, nhằm trả lời câu hỏi đầu tiên của xuất bản
là: Xuất bản cái gì? Công tác kế hoạch đề tài của biên tập là khâu mở đầu
nhằm xác định cho hoạt động xuất bản mục tiêu sản phẩm phải đạt được Đó
là xuất phát điểm để xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể cho các phương diện khác nhau của hoạt động xuất bản Từ đề tài mới định vị được độc giả, xác định nội dung thông tin tri thức cần truyền tải, tìm được tác giả phù hợp,
xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, kế hoạch
marketing và tiêu thụ Khâu tổ chức bản thảo xác định rõ sẽ xuất bản cái gì Còn khâu sản xuất vật chất (chế bản, lưu thông) và phát hành nhằm xác định
sản xuất như thế nào, phân phối ra sao để phục vụ tốt nhất nhu cầu của xã hội
1.3 Nguồn bản thảo và phương thức tổ chức khai thác bản thảo
Nguồn bản thảo là nguồn nuôi dưỡng, là vẫn đề sống còn của sự nghiệp
xuất bản, là đối tượng công tác tổ chức, khai thác trực tiếp của biên tập viên
Nếu không có nguồn bản thảo do các tác giả cung cấp sẽ không thể có việc
Trang 12biên tập viên phải nắm vững các nguồn bản thảo, biết cách tổ chức khai thác
các nguồn bản thảo, để có được nhiều bản thảo chất lượng cao, thực hiện đúng với kế hoạch đề tài biên tập đã được xây dựng Nguồn bán thảo và phương thức tổ chức, khai thác bản thảo được phân chia như sau:
1.3.1 Bản thảo đặt hàng
Bản thảo đặt hàng là loại bản thảo mà biên tập viên tổ chức cho tác giả
viết theo kế hoạch đề tài đã xây dựng của đơn vị xuất bản Đây là loại bản
thảo do biên tập viên và lãnh đạo nhà xuất bản chủ động lựa chọn tác giả
thích hợp, đã đưa ra yêu cầu sáng tác biên soạn từ đầu theo các bước tiến độ
được quy định chặt chẽ Do đó, loại bản thảo này thường có chất lượng tốt và bảo đảm đúng thời gian giao nộp Đây là nguồn bán thảo và phương thức thu
thập bản thảo chủ yếu của các nhà xuất bản |
Dựa vào trình tự thao tác nghiệp vụ khác nhau mà bản thảo đặt hàng thường có hai phương thức khai thác:
- Nột là, biên tập viên lựa chọn tác giả và đưa ra đề tài tác giả nhận viết bản thảo; biên tập viên dựa vào kế hoạch đề tài, trao đổi với tác giả để đi đến
thống nhất về ý tưởng xuất bản, về đối tượng độc giả, yêu cầu nội đung và
cách thể hiện từ đó đặt viết và ký hợp đồng với tác giả
- Nai là, biền tập viên dựa vào kế hoạch đề tài, chủ trương xuất bản của nhà xuất bản đề lựa chọn trong những tác phẩm có sẵn hoặc kế hoạch sáng tác
của tác giả những bản thảo phù hợp với kế hoạch đề tài của mình mà đặt
hang, va đưa nó vào kế hoạch đề tài xuất bản của đơn vị mình Có thể chỉ một
phan ban thao đặt hàng được xếp vào kế hoạch đề tài (kế hoạch cứng), một phan khác có thể trở thành các đề tài ngoài kế hoạch (đề tài đột xuất) của nhà
xuất bản
Hai phương thức đặt hàng bản thảo trên được áp dụng đan xen với
nhau, cùng được thực hiện ở các cơ sở xuất bản Đây là phương thức tổ chức
Trang 13hiệu quả cao trong hoạt động biên tập xuất bản Nói chung, các bộ sách lớn, các đề tài trọng điểm, các bộ sách công cụ, sách tra cứu chỉ dẫn được biên
soạn có kế hoạch thì phần lớn đều được các nhà xuất bản dùng phương thức
đặt hàng bản thảo Bản thảo đặt hàng với các tổ chức và cá nhân nghiên cứu,
sáng tác đa số thường áp dụng phương thức lựa chọn những tác phẩm tốt từ các kết quả nghiên cứu, sáng tác của họ đề đặt hàng
Sử dụng phương thức đặt hàng bản thảo, biên tập viên có thể chủ yếu
đặt hàng trực tiếp với các nhân tác giả Song, trong một số trường hợp cụ thể, người biên tập có thể đặt hàng bản thảo cho tập thể Ví dụ, đặt hàng cho một cơ quan nghiên cứu khoa học (viện, học viện, khoa hoặc một trường đại học)
đảm nhiệm việc viết bản thảo một đề tài trọng điểm nào đó, mà tác giả có thể
phải là một tập thể khoa học cùng thực hiện Hoặc thông qua tập thể khoa học
để đặt hàng cho một cá nhân tác giả cụ thể yêu cầu Khi áp dụng phương thức
đặt hàng bản thảo cho tập thé, biên tập viên phải xác định người chịu trách
nhiệm chính và danh sách các tac giả cùng thực hiện
1.3.2, Ban thao te dau tu (Bd thin Lad Zo )
Bản thảo tự đầu tư là bản thảo do tác giả tự động viết và gửi tới nhà xuất bản mà không có đặt trước, không có trong kế hoạch của nhà xuất bản Ở Việt Nam bản thảo này còn được gọi là “bản thảo lai cảo” Bản thảo lai cảo thường có số lượng không giống nhau ở các nhà xuất bản Các loại sách lý luận chính trị, sách học thuật, sách biên soạn lớn rất ít có bản thảo tự đầu tư Bản thảo lai cảo thường có nhiều ở loại sách văn học, nghệ thuật, sách phổ cập mang nhiều tính thương mại, ở các nhà xuất bản tông hợp, các nhà xuất bản của các hội nghề nghiệp, các đoàn thể
Bản thảo lai cảo được tác giả tự chọn đề tài, đầu tư công sức, tự động viết không có sự đặt trước của nhà xuất bản, nên số lượng thường nhiều
nhưng tỷ lệ sử dụng được tương đối ít Tuy nhiên, trong bản thảo lai cảo cũng
Trang 14lợi cho việc mở rộng nguồn bản thảo, gia tăng đề tài, phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài, làm lớn mạnh đội ngũ tác giả viết sách cho nhà xuất bản
Vì vậy, nhà xuất bản phải trân trọng các bản thảo lai cáo, có tiếp nhận chu đáo, phải đọc cân thận loại bản thảo này, đưa ra ý kiến xử lý kịp thời
Chất lượng các bản thảo lai cảo thường rất khác nhau, nên cách xử lý phải
thận trọng, không được tùy tiện phủ định, biên tập viên phải linh hoạt, ứng
phó theo tình hình thực tế, phải đối xử công bằng với bản thảo tự đầu tư, bat
kế là người đầu tư hữu danh hay vô danh, nỗi tiếng hay không nỗi tiếng, đều
phải đối xử nghiêm túc
1.3.3 Bản thảo được giới thiệu, bản thảo liên kết
Bản thảo được giới thiệu là bản thảo do các bộ, ngành văn hóa, thông
tin, khoa học, các đoàn thể, cơ quan học thuật hoặc cá nhân các học giả,
chuyên gia giới thiệu Bản thảo liên kết do đối tác liên kết tổ chức, khai thác Giống như bản thảo lai cao, ban thảo được giới thiệu, bản thảo liên kết cũng
không phải là bản thảo do đơn vị xuất bản chủ động mời tác giả soạn viết, chưa có trong kế hoạch đề tài của nhà xuất bản
Bản thảo được giới thiệu, nhìn chung, có chất lượng cao hơn bản thảo | tự đầu tư, bởi chúng thường đã qua sự đánh giá bảo đảm của người giới thiệu, tỷ lệ được sử dụng vì thế cũng cao hơn Một số bản thảo được giới thiệu có thể rất có giá trị, có ý nghĩa với đơn vị xuất bản Bản thảo liên kết tạo nguồn
sinh lực đồi đào cho hoạt động xuất bản
Ban thao được giới thiệu và bản thảo liên kết bổ sung cho nguồn bản thảo trong kế hoạch của nhà xuất bản, làm phong phú, mở rộng nguồn bản
thảo, nguồn tác giả của nhà xuất bản, có thể tạo cơ hội mới cho nhà xuất bản
phát triển bền vững Biên tập viên phải tăng cường giao lưu, quan hệ gắn bó
với các bộ ngành văn hóa, các cơ quan nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật, gần gũi với các chuyên gia, học giả liên quan dé tranh thủ thu hút được
các bản thảo được giới thiệu và bản thảo liên kết có giá trị Đối với loại bản thảo được giới thiệu, biên tập viên khi xử lý phải chú ý tiêu chuẩn chất lượng,
không được vì nể uy tín của người giới thiệu mà hạ thấp hoặc bỏ qua tiêu
Trang 15Những bản thảo công vụ được coi là một loại bản thảo được giới thiệu
đặc thù Nó thường do cơ quan chủ quản của đơn vị xuất bản chuẩn bị, biên
tập và giao cho nhà xuất bản ấn hành Do vậy, các bản thảo công vụ thường
không mắt nhiều công biên tập, có số lượng phát hành lớn, được bao tiêu đầu ra, nên mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhà xuất bản Ở nước ngoài cũng có
loại bản thảo công vụ Ví dụ: Cục in ấn chính phủ (GPO) của Mỹ là cơ quan
xuất bản của chính phủ Mỹ, thường được giao xuất bản các văn kiện và tài liệu thông tin, tình báo của Quốc hội Mỹ và Chính phủ liên bang, nguồn bản
thảo loại này được xuất bản và tiêu thụ mỗi năm đạt tới 2 — 30 triệu bản sách
1.3.4 Bản thảo sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn
Đây là loại bản thảo sách, tác giả dựa trên ý đồ biên tập xuất bản và quy
chế biên soạn nhất định để sưu tầm, tuyển chọn những tác phẩm đã được công bố trên sách báo, hoặc tập hợp chỉnh lý các tài liệu đã có, tuyển chọn, trích yếu các tác phẩm đã xuất ban dé tạo nên các bản thảo xuất bản phẩm mới theo ý đồ truyền thông mới, với quy mô, cấp độ mới
Bản thảo biên soạn thường có giá trị lịch sử, giá trị tích lũy văn hóa cao, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát triển các giá trị vă hóa dân
tộc và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa thế giới
Công tác biên soạn bản thảo tuyển chợn có thể do các chuyên gia ngoài nhà xuất bản thực hiện, cũng có thé do chính ban biên tập nhà xuất bản và các biên tập viên thực hiện Chất lượng bản thảo tuyến chọn được quyết định chủ yếu ở cách nhìn, thể hiện, sắp xếp của người tuyển chọn có nghiêm ngặt và hợp lý không? Sử dụng phương thức tuyển chọn biên soạn để xuất bản các tuyển tập, toàn tập văn kiện các bộ sách, loại sách, các bách khoa thư có tác dụng rất quan trọng đối với việc bảo tồn nền văn hiến và tích lũy văn hóa dân
tộc
Bản thảo tuyển chọn, biên soạn vừa đòi hỏi tri thức sâu sắc uyên bác của những người biên soạn, vừa đòi hỏi tài năng tô chức bản thảo, am hiểu và
Trang 16Những bản thảo loại này cũng thể hiện uy tín và năng lực tổ chức bản thảo của mỗi biên tập viên và nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản
1.3.5 Bản thảo trưng cầu 1¬
Để có nhiều sách phục vụ cho các nhu cầu văn hóa xã hội, để khai thác được nhiều tiềm náng xã hội, huy động nhân tài sáng tạo bản thảo, nhà xuất
bản còn sử đụng nhiều biện pháp trưng cầu: |
- Sử dụng các cuộc vận động, thi sáng tác về các đề tài, phục vik cdc đối
tượng, các nhu cầu xã hội trong từng thời kỳ cụ thể
Ví dụ: + Mở cuộc vận động sáng tác về đề tài an ninh, bình yên cuộc
sống của Nhà xuất bản Công an nhân dan |
+ Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài kháng chiến chống Mỹ của Nxb
Quân đội nhân dân
- Sử dụng kinh phí đầu tư của cơ quan chủ quản, nhà xuất bản tổ chức
các trại viết, các đợt đi thực tế, tập trung sáng tác, biên soạn bản thảo để thu thập bản thảo theo các dé tài trong kế hoạch xuất bản
Đây là các hình thức khai thác bản thảo thường dùng ở các nhà xuất
bản lớn, có đối tượng và yêu cầu xuất bản lớn, xác định, được cơ quan chủ
quản quan tâm và có khả năng đầu tư Để tổ chức được nhiều bản thảo có chất
lượng, các nhà xuất bản phải nắm vững nhu cầu xã hội, vận dụng mọi điều | kiện của nhà xuất bản, chủ động tổ chức các cuộc vận động một cách chu đáo,
chặt chẽ như: tuyên truyền công khai mục tiêu, đẻ tài, chủ đề cần trưng cầu;
có lực lượng thậm định đánh giá chất lượng bản thảo chính xác; tổ chức môi
trường sáng tác bản thảo thích hợp, dịch vụ phục vụ chu đáo cho trại sáng tác
Điểm mạnh của bản thảo trưng cầu là có thể phát hiện được tác giả
moi, mo rong nguồn bản thảo Mặt khác, ban biên tập có thể tự do lựa chọn,
xử lý, không có sự ràng buộc trách nhiệm với tác giả Mặt khác, bản thảo trưng cầu có thể phát huy được hiệu quả tuyên truyền, cả trước và sau khi
được xuất bản thành sách, góp phần không nhỏ vào truyền bá các giá trị văn
Trang 17của tác giả không đồng đều, chất lượng bản thảo chưa hẳn đã phù hợp với yêu cầu xuất bản, nếu bản thảo được hưởng ứng quá nhiều, yêu cầu thẩm định đánh giá tăng cao, nhà xuất bản khó bảo đảm chặt chẽ chất lượng đánh giá, thâm định, hiệu quả kinh tế của xuất bản không cao
1.3.6 Trao đỗi, mua bản quyên bản thảo trong nước và nước ngoài Hiện nay giao lưu toàn cầu hóa trong lĩnh vực văn hóa đã thành một xu -
hướng thực tế Nhà xuất bản dễ dang lựa chon, giao dich, mua ban quyén ban
thảo các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật của các tác giả trong nước và nước ngoài, hoặc có thê chuyển nhượng quyền xuất bản các bản thảo của mình tổ chức cho người khác, cơ quan khác Hiện nay, phương thức này đã trở thành phổ biến và ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động xuất bản cả xuất bản sách giấy và xuất bản điện tử Giao dịch, mua bán bản quyền đã trở thành một phương thức tổ chức, khai thác bản thảo của mọi đơn vị xuất
bản trên toàn thế giới _
1.4 Vai trò của công tác tô chức bản thảo đối với đời sống văn hóa
xã hội |
Công tác tổ chức bản thảo có vai trò mở đường, ý nghĩa then chốt đối với hoạt động biên tập xuất bản Tổ chức bản thảo bảo đảm nguồn nguyên
liệu đầu vào, điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động xuất bản tồn tại và phát
triển nhịp nhàng, liên tục Trong cơ chế thị trường, tổ chức bản thảo chính là
phương tiện để kinh doanh xuất bản phẩm bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao Nhờ đó, công tác tổ chức bản thảo có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống
văn hóa xã hội
1.4.1 TỔ chức bản thảo góp phần thiết kế và tỗ chức đời sống tinh thần xã hội, bảo đâm nền tảng tỉnh thần cho sự phái triển xã hội
Trang 18Công tác kế hoạch đề tài hướng các hoạt động nghiên cứu sáng tác vào các nhu cầu xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tính thần phù hợp với quy
luật phát triển kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xây đựng tư tưởng, _ lý luận khoa học cho sự phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, phát huy tính tích
ˆ cực của nhân tố con người, nhân tố tỉnh thần đối với sự phát triển xã hội
Công tác tổ chức bản thảo góp phần định hướng cho hoạt động nghiên
cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật, động viên, kích thích, phản biện cho các
công trình sáng tạo; để có thể có nhiều tác phẩm văn hóa tỉnh thần có giá trị
được ra đời |
1.4.2 Công tác tổ chức bản thao là phương tiện chủ yếu dé tỗ chức
đội ngũ tác giả, phát hiện va bằi dưỡng nhân tài văn hóa — yếu tô cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đời sống văn hóa
Tổ chức bản thảo là thu thập, lựa chọn văn hóa, chăm lo tập hợp và tổ chức đội ngũ trí thức tạo điều kiện cần thiết để phát hiện, bồi dưỡng các nhân
tai vin hoa
Tổ chức bản thảo là thường xuyên bồi dưỡng, giúp đỡ, kích thích các
hoạt động nghiên cứu, sáng tác để chúng có thé dat chất lượng, hiệu quả cao
Tổ chức bản thảo giúp cho các tác giả tiếp thu kế thừa được các thành tựu văn
hóa của nhân loại và dân tộc để nâng cao chất lượng tác phẩm sáng tạo
1.4.3 Tổ chức bản thảo là góp phân thu thập, gìn giữ, bảo quản và | phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; nâng cao các giá trị văn hóa dân tộc được tích lũy; tạo phương tiện để phát huy các giá trị văn hóa quá khứ; tiếp biến các giá trị văn hóa bên ngoài trong sự phát triển của quốc gia dân tộc hién tai
Trang 19CÂU HOI ON TAP CHUONG I
1 Trình bày khái niệm bản thảo, công tac tô chức bản thảo
2 Vai trò của công tác tô chức bản thảo trong hoạt động biên tập xuất
bản?
3 Nguồn bản thảo được khai thác trong hoạt động xuất bản
4 Các phương thức tổ chức khai thác bản thảo trong hoạt động xuất bản hiện nay?
5 Vai trò của liên kết xuất bản trong khâu tô chức bản thảo đối với đời sống văn hoá xã hội?
6 Ý nghĩa của công tác tổ chức bản thảo đối với đời sống văn hóa xã
Trang 20thôn Việt Nam dưới ách bóc lột và sưu thuế nặng nề của bọn thực dân phong
kiến mà Ngô Tất Tố đã nhận thức, phản ánh Đề tài của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của người thanh niên trong buổi đầu đến với lý tưởng cộng sản Vậy, đề tài chính là phạm vi cuộc sống thể
hiện trong một tác phẩm Phạm vi các sự kiện, mối quan hệ các nhân vật, các phạm trù khoa học tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm là đề tài của tác phẩm đó
Trong phạm vi cuộc sống đó, trong lĩnh vực hiện thực khách quan mà _ tác phẩm phản ánh, có thể nổi lên nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau mà con người quan tâm đòi hỏi nội dung tác phẩm phải làm sáng tỏ, giải
thích, định hướng tỉnh thần Đó cũng là phương diện khách quan của tác
phẩm, là nội dưng khái quát hơn, sâu sắc hơn của tác phẩm Đó là phương
điện chủ đề của tác phẩm Chủ đề là vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được
phản ánh và giải quyết trong tác phẩm Chủ đề được tác giả lựa chọn để nghiên cứu, phản ánh trên cơ sở đề tài tác phẩm Nó xuyên suốt nội dung trực tiếp của tác phẩm và được giải quyết thông qua các bộ phận cụ thể của tác phẩm: các luận cứ, lập luận, các nhân vật, sự kiện, các bình luận, các chỉ tiết
và dẫn chứng thực tế v.v
Xuyên qua nội dung cụ thể, ở một mức độ cao hơn, sâu hơn, tác phẩm còn truyền tải quan điểm chủ quan, thái độ, tình cảm khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm Đó là phương diện chủ quan, là nội dung khái quát và tư tưởng của tác phẩm Đây chính là sự khái quát những gì đã trình bày trong nội dung
cu thé thành các vấn đề đã được tập trung giải quyết trong các bộ phận của tác
phẩm Nó thể hiện cách nhìn, cách đánh giá của tác giả theo khuynh hướng tư tưởng nhất định Do đó, nội dung của tác phẩm văn hóa tỉnh thần không chỉ là việc tái hiện các hiện tượng của hiện thực mà con người quan tâm mà còn là
việc giải thích hiện thực, đề xuất sự phán xét, thái độ cần thiết đối với hiện
thực, kích thích hành vi vươn tới cái chân, thiện, mỹ của mỗi con người, làm
Trang 21pham là nói tới giá trị khái quát ở tầm cao hơn của nó, như là sự kêu gọi hành
động đối với con người vươn tới khát vọng chân, thiện, mỹ
Giá trị tác phẩm văn hóa tỉnh thần cũng thê hiện qua hình thức của nó
Hình thức tác phẩm được hợp thành bởi nhiều yếu tố: Tính logic của phương thức thể hiện, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu nội dung, phương thức phản ánh của tác phẩm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của đối tượng phục vụ Hình thức đó, không chỉ phù hợp với các tri thức, thông tin cần truyền tải mà còn phủ hợp với tâm lý, thị hiếu bạn đọc của từng dân tộc ở
mỗi thời đại cụ thể Đối với các xuất bản phẩm, hình thức bên ngoài còn là
chất liệu sản xuất từng tác phẩm để tạo ra chất lượng và hiệu quả truyền bá cao nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu văn hóa tỉnh thần của xã hội
Công tác biên tập là hoạt động tô chức sáng tạo và gia công hoàn thiện
bản thảo tác phẩm Việc tổ chức sáng tạo bản thảo được bắt đầu từ khâu thiết
kế đề tài Đề tài các xuất bản phẩm cũng xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu
nghiên cứu và phản ánh hiện thực, nhu cầu truyền bá xã hội Đề tài của công tác biên tập xuất bản cũng là đề tài của các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật,
khoa học Lựa chọn đề tài xuất bản được xuất phát và căn cứ vào thu thập, xử
lý thông tin ở các cấp độ khác nhau Cấp độ thứ nhất là các thông tin trực tiếp
— thông tin cấp 1, từ cuộc sống Nhu cầu hoạt động thực tiến, nhu cầu phát triển đời sống văn hóa tỉnh thần chứa đựng trong các thơng tin bước Í trực
tiếp tác động tới các nhà khoa học, các nhà nghệ thuật, thúc đây họ nghiên
cứu, phản ánh, sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Sáng tác các tác phẩm là chức năng, là thiên chức tự nhiên của tác giá Họ sáng tác từ sự thôi thúc của cuộc sống và của nội tâm như một hoạt động bản năng mà Mác ví “như con tằm nha to” Dé tai tac pham là sự phản ánh trực tiếp các thông tin bước l1 từ cuộc sống
Cấp độ thứ 2, đề tài trong biên tập xuất bản còn được đề xuất nhờ thu
Trang 22cứu sáng tác và những thông tin về nhu cầu sử dụng tác phẩm của xã hội, của các lớp độc giả cụ thể Căn cứ vào thông tin bậc 2, biên tập viên cần lựa chọn, xử lý, thiết kế các đề tài xuất bản phục vụ cho nhu cầu truyền bá văn hóa Đề
tài trong biên tập xuất bản thực chất là bản thiết kế cho những tác phẩm cụ thể
sẽ được xuất bản, đã chứa đựng những thông tin cơ bản về tác phẩm, tác giả và bạn đọc
Đề tài được đề xuất trong công tác biên tập là tên các tác phẩm dự kiến sẽ xuất bản Trong quá trình biên tập xuất bản tên tác phẩm trong kế hoạch có thé sẽ thay đổi Nhưng ngay lúc lập kế hoạch, tên tác phẩm (tên đề tài) đã bao gdm ý tưởng về một xuất bản phẩm tương lai do biên tập viên tưởng tượng ra trong kết quả thu thập, xử ly thong tin Do vậy, đề tài trong kế hoạch xuất bản là bản thiết kế các nội dung cơ bản của xuất bản phẩm: Tên gọi, nội dung cơ
bản của tác phẩm, tác giả, đối tượng độc giả, hình thức sách, khuôn khô sách, thời gian ra sách, dự kiến giá thành, giá bán
Cùng với thiết kế nội dung, hình thức xuất bản phẩm, bản thiết kế đề tài phải dự đoán thị trường và xây dựng phương án thực thi cho mỗi đề tài đó Những nội dung thiết kế này còn phải được luận chứng, phản biện trong các hội nghị xây dựng kế hoạch đề tài Do đó, phát hiện, đề xuất được các đề tài
đúng và hay theo lĩnh vực biên tập mà mình phụ trách là nội dung cơ bản, thường xuyên đòi hỏi sự chủ động tích cực và năng lực nghiệp vu Cao của mỗi biên tập viên
2.1.2 Công tác kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ và biện
pháp xuất bản các đề tài sách (xuất bản phẩm) với các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, hiệu quả mà nhà xuất bản phải hoàn thành trong một
thời gian nhất định
Nói công tác kế hoạch đề tài là nói đến hai nội dung công việc: 1, Biên
tập viên lựa chọn, thiết kế và đề xuất đề tài; 2, Biên tập viên và lãnh đạo nhà
Trang 23Đề xuất đề tài của biên tập viên là nhằm giúp nhà xuất bản khai thác, tập hợp được nhiều đề tài đúng và hay Việc tổ chức xây đựng kế hoạch đề tài nhằm bảo đảm để nhà xuất bản có được bản kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học, cân đối, tiên tiến làm cho hoạt động xuất bản đạt được chất lượng,
hiệu quả cao, phát triển liên tục và bền vững
2.2 Nguyên tắc và yêu cầu chất lượng của công tác kế hoạch đề tài
2.2.1 Nguyên tắc của công tác kế hoạch đề tài
Để bảo đảm có nhiều đề tài đúng và hay: Đúng với yêu cầu chủ thể
truyền thông, nhu cầu và đặc điểm của đối tượng truyền thông, bảo đảm xây
dựng một kế hoạch đề tài có chất lượng cao, công tác kế hoạch đề tài phải bảo
đảm các nguyên tắc sau:
a Kế hoạch đề tài phải phù hợp với phương châm, đường lỗi xuất bản
của Đảng và Nhà nước, phục vụ cho các nhiệm vụ cách mạng
Trong xã hội có đấu tranh giai cấp, xuất bản là một vũ khí đấu tranh giai cẤp trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa Mọi đề tài xuất bản phải có tính
đảng, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị - tư tưởng của Đảng Kế hoạch đề tài
đúng là đứng trước hết với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, đúng với quan
điểm đường lối của Đảng Kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản phải bám sát
và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị tư tưởng trong từng thời kỳ
Hoạt động xuất bản phải lấy việc phục vụ đời sống tỉnh thần của nhân dân làm mục đích tối cao, luôn chú ý khai thác, tổ chức sáng tạo và truyền bá rộng rãi các giá trị văn hóa tỉnh thần phục vụ cho yêu cầu cách mạng, cho đời sống văn hóa tỉnh thần của nhân dân, phát triển nền văn hóa dân tộc Hoạt động xuất bản thực hiện đúng quan điểm, phương châm xuất bản của Đảng: khuyến khích mọi sự sáng tạo phục vụ cho cách mạng, cho nhân dân; khai
thác phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ cho hiện tại; tiếp thu
tình hoa văn hóa thế giới để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc; góp phần làm
cho văn hóa thật sự là nền tảng tỉnh thần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
Trang 24b Kế hoạch đề tài phải bám sát sự phân công về chuyên môn, tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản, tạo nên cơ cấu sách hợp lý của xã hội
Xuất bản là hoạt động truyền bá văn hóa, là một bộ phận hoạt động văn
hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tỉnh thần của xã hội Hoạt động xuất bản, Suy
đến cùng do cơ sở kinh tế quyết định, chịu sự chỉ phối của quy luật kinh tế và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế |
Mạng lưới tổ chức các đơn vị xuất bản, quy mô ngành xuất bản phụ
thuộc vào quy mô, tốc độ, quy hoạch phát triển kinh tế đất nước Mỗi nhà xuất bản ra đời phụ thuộc vào các tiền đề kinh tế - xã hội, có chức năng,
nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích khác nhau do cơ quan chủ quản của các nhà xuất
bản quyết định Kế hoạch đề tài của nhà xuất bản được xây dựng trên cơ sở chức năng để thực hiện tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản Kế hoạch đề tài chính là cụ thể hóa chức năng chuyên môn của nhà xuất bản, sự phân công
của xã hội, của cơ quan chủ quản đối với nhà xuất bản Công tác kế h oạch đề
tài không được xa rời tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản vì bất cứ lý do gì Bởi như thế sẽ bỏ trống trận địa công tác tư tưởng của Đảng, khơng hồn thành nhiệm vụ chính trị, bỏ mất thế mạnh mà Đảng và Nhà nước đã phân công và xây dựng cho mình
Bám sát vào sự phân công chuyên môn của xã hội, kế hoạch đề tài giúp
cho hoạt động xuất bản góp phần vào thiết kế đời sống tỉnh thần xã hội,
khuyến khích phát triển cơ cấu xuất bản phẩm hợp lý giữa các lĩnh vực, tránh thiếu hụt, chồng chéo trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm văn hóa, đáp ứng
đầy đủ hơn, hiệu quả hơn nhu cầu văn hóa tỉnh thần của nhân dân
Trong cơ chế thị trường, sự phân công về chuyên môn, ranh giới phân chia chức năng giữa các đơn vị xuất bản không còn rạch ròi, cứng nhắc như thời kế hoạch hóa tập trung trước kia Song, chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước là chủ thể định
hướng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Mọi hoạt động xuất bản đều phải chịu sự lãnh đạo của Đảng, sự định hướng mục tiêu của nhà nước, sự
Trang 25nhà xuất bản của Việt Nam hiện nay đều vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và phân công Nhà nước định hướng và bảo trợ cho mọi hoạt động xuất bản Do đó, tuân thủ sự phân công chuyên môn của nhà nước, của cơ quan chủ quản vẫn là một nguyên tắc cơ bản của công tác kế
hoạch đề tài ở các nhà xuất bản nước ta hiện nay
c Công tác kế hoạch đề tài phải luôn đặt lợi ích xã hội lên hàng đâu,
thực hiện kết hợp hài hòa hiệu quả xã hội với hiệu quả kinh té
Trong cơ chế thị trường nước ta xuất bản vừa là hoạt động sự nghiệp vừa là hoạt động dịch vụ, vừa là sản xuất hàng hóa vừa sản xuất phi hàng hóa, bởi lẽ xuất bản phẩm là một hàng hóa đặc thù Giá trị sử dụng mà xuất bản mang lại cho xã hội là giá trị văn hóa tinh thần, đáp ứng nhu cầu văn hóa tỉnh thần của con người Lợi ích văn hóa xã hội của xuất bản phẩm rất lớn vì nó trực tiếp xây dựng, hoàn thiện nhân tố con người, là các giá trị mang tính nhậy cảm, phức tạp có thể ảnh hưởng đến sự ôn định, bền vững của cả chế độ Lợi ích văn hóa xã hội là mục tiêu tối cao, là cứu cánh của mọi hoạt động xuất bản
Trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản cũng bị chỉ phối bởi các quy luật kinh tế, bởi lợi ích kinh tế Các quy luật kinh tế thị trường tạo cho hoạt động xuất bản các động lực để phát triển Song, lợi ích kinh tế trong kinh doanh xuất bản không phải bao giờ cũng thống nhất với lợi ích văn hóa, thậm chí chúng thường mâu thuẫn với nhau Những người làm xuất bản phải chủ động thực hiện sự kết hợp hai loại lợi ích này Họ phải đặt lợi ích văn hóa xã hội lên hàng đầu vì đó là mục đích tối cao của xuất bản Song họ cũng phải chú ý hiệu quả kinh tế bởi đó cũng là sức sống, sức cạnh tranh, nguồn lực
phát triển cơ bản của họ Tuy nhiên, đôi khi vì mục đích tối cao, vì lợi ích lâu
đài của cộng đồng, của đất nước, họ phải ưu tiên hàng đầu cho lợi ích văn
hóa, xã hội, hy sinh lợi ích kinh tế cục bộ, trước mắt
2.2.2 Yêu cầu chất lượng của đề tài và công tác kế hoạch đề tài trong hoạt động xuất bản
Chất lượng của công tác kế hoạch đề tài thể hiện ở mỗi đề tài và bản kế
hoạch đề tài cũng như việc tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch đề tài của
Trang 26dé tài, cơ cấu tính chất của kế hoạch đề tài Cụ thể, chất lượng của khâu này
thể hiện các khía cạnh sau:
a Tính có mục tiêu của đề tài
Mãi đề tài phải hướng vào một mục tiêu, một đối tượng cụ thể xác
định Mục tiêu này được xác định trên cơ sở năm vững yêu cầu của công tác
tư tưởng, nhu cầu của bạn đọc và tình hình thị trường xuất bản Đó là kết quả
sáng tạo dựa trên việc thu thập xử lý thông tin cấp hai của biên tập viên
Đề tài sẽ phục vụ cho lớp đối tượng cụ thể nào? Đáp ứng cho nhu cầu
văn hóa — tư tưởng gì của đối tượng? Đó là tính mũi nhọn của mỗi đề tài được
đề xuất Nó là tiền đề để xác định nội dung văn hóa truyền tải, cũng từ đó tạo nên giá trị tỉnh thần của xuất bản phẩm Đề tài không có tính mũi nhọn giống
như việc bắn tên không đích, sẽ tạo ra những xuất bản phẩm kém gia tri str
dụng, thậm chí “vô thưởng vô phạt”, không đạt được cả hiệu quả văn hóa — tư tưởng cả hiệu quả kinh tế
Nhu cầu của bạn đọc cũng có nhiều cấp độ: cấp thiết và không cấp thiết, trước mắt hoặc lâu dài, nhu cầu thực tế hoặc nhu cầu tiềm năng Đề tài xuất bản vừa phải nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp cấp bách, vừa phải tính đến việc phục vụ như cầu xa hơn, lâu dài hơn; vừa đáp ứng nhu cầu hiện thực vừa phải tính các nhu cầu tiềm tàng mà khi lập kế hoạch chưa xuất hiện Do vậy,
kế hoạch đề tài chất lượng cao phải là các kế hoạch đề tài có tính dự báo khoa
học, đón trước được các nhu cầu tiềm năng của bạn đọc |
b Tính sáng tạo của đề tài
Nhu cầu tỉnh thần của con người luôn đòi hỏi sự mới mẻ, độc đáo, do vậy, đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của con người luôn đòi hỏi một sự sáng tạo vô
tận Mỗi đề tài phải là một lượng tin mới đối với độc giả, đáp ứng một nhu cầu mới, khai thác một khía cạnh mới của hiện thực
Tính mới mẻ của đề tài chỉ có được khi người biên tập nắm vững nhu
Trang 27Mặt khác, biên tập viên cũng cần nắm vững tình hình xuất bản trong nước và thế giới, thị trường xuất bản phẩm ở chính nơi bạn đọc sinh sống
Yêu cầu về tính sáng tạo của đề tài đòi hỏi người biên tập phải mạnh dạn đi vào “khoảng đất trống” tìm kiếm, sản xuất “hàng hóa” mới theo phương châm: “Người khác không có thì ta có, người khác đã có thì ta có cái
khác tốt hơn, mới hơn”
c Tĩnh hệ thống của kế hoạch đề tài
Mỗi nhà xuất bản phụ trách một lĩnh vực truyền thông cụ thé, phan anh
một mảng hiện thực nhất định trong đời sống văn hóa tỉnh thần của xã hội Đề tài xuất bản của mỗi nhà xuất bản là một tiểu hệ thống, trong hệ thống đề tài truyền thơng tồn diện nhưng vơ cùng phong phú, đa dạng của xã hội Đề tài của mỗi nhà xuất bản phải được thiết kế trong mối quan hệ gắn bó với toàn bộ hệ thống đó
Mỗi nhà xuất bản thực hiện truyền thông về một lĩnh vực tri thức, văn
hóa tinh thần phục vụ cho một đối tượng xác định Chính yêu cầu về tính mũi
nhọn, tính sáng tạo của đề tài đã đòi hỏi chúng phải có tính hệ thống, có quan
hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống theo một logic nhất định Đó là yêu cầu về tính logic của hệ thống tri thức, ví dụ logic của khoa học văn học phải có: lý luận văn học, lịch sử văn học, sáng tác văn học Sáng tác văn học có: văn xuôi, thơ trữ tình Thơ có thơ lục bát, thơ tự do, trường ca v.v Đó yêu cầu về tính logic trong nhu cầu tỉnh thần của bạn đọc Ví dụ: có bạn đọc phổ thông, bạn đọc trí thức; bạn đọc công nhân, nông dân, bộ đội Trong mỗi loại bạn đọc cũng có một hệ thống các nhu cầu: nhu cầu tri thức, nhu cầu về tình
cảm, nhu cầu vẽ kỹ năng sống, nhu cầu giải trí, nhu cầu của các lứa tuổi, các
giới |
Kế hoạch đề tài của mỗi nhà xuất bản có chất lượng phải là kế hoạch
bảo đảm được tính hệ thống của nó trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội
Trang 28trong xuất bản các đề tài pháp luật: có luật hình sự, luật dân sự, luật đất đai,
luật đầu tư, luật giáo dục, luật văn hóa — thong tin
Kế hoạch đề tài cũng phải chú ý tính hệ thống trong việc đáp ứng các - mặt nhu cầu của bạn đọc: nhu cầu học tập, nhu cầu tình cảm, nhu cầu rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, nhu cầu giải trí
Tính hệ thống trong công tác kế hoạch đề tài còn biểu hiện ngay Ở cơ cấu các loại đề tài cụ thể trong một nhà xuất bản Nó yêu cầu mỗi nhà xuất bản phải xây dựng cả một hệ thống kế hoạch: Kế hoạch đài han (5-10 nam, thậm chí tầm nhìn xa hơn nữa) Kế hoạch ngắn hạn: kế hoạch hàng năm, 6
tháng, kế hoạch quý Ngoài kế hoạch đề tài xuất bản còn kế hoạch biên tập, kế hoạch đưa in, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài vụ Ở đây, chúng ta nhấn
mạnh tính hệ thống của kế hoạch đề tài xuất bản Kế hoạch trung tâm, để từ đó xây dựng toàn bộ hệ thống các loại kế hoạch khác của một nhà xuất bản
d Tính khả thì của kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài xuất bản, giống như mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh
khác, phải có tính khả thi Nghĩa là mọi chỉ tiêu của kế hoạch đều có khả năng
trở thành hiện thực Cho nên, khi xây dựng các đề tài, người biên tập phải luôn tính đến cơ sở thực tế, các giải pháp và biện pháp thực tế để thực hiện
được các mục tiêu đó Các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch phải cân đối với khả năng thực tế để hoàn thành
Kế hoạch đề tài xuất bản là kế hoạch sản xuất kinh doanh trên lĩnh Vực
tư tưởng — văn hóa Tính cân đối của kế hoạch cũng có tính đặc thù, nó linh hoạt hơn, đễ biến động, cần sự điều chỉnh nhiều hơn so với kế hoạch sản xuất loại hàng hóa vật chất Tư tưởng, tình cảm của con người luôn biến động bởi sự tác động của đời sống chính trị - xã hội và kinh tế Nhu cầu công tác tư
tưởng phụ thuộc chặt chẽ vào bối cảnh kinh tế, chính trị, những điểm nóng về
Trang 29xuyên xác lập lại cân đối giữa chỉ tiêu kế hoạch với các giải pháp cụ thể để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra
Hơn nữa, kế hoạch đề tài là loại kế hoạch sản xuất tỉnh thần Chủ thể
sáng tạo ra các tác phẩm tỉnh thần là đội ngũ tác giả lại nằm ngoài nhà xuất bản, không thuộc quản lý của nhà xuất bản Khi xây dựng kế hoạch đề tài,
muốn bảo đảm kế hoạch khả thi phải luôn chú ý đến đội ngũ này Cân đối các
nguồn lực, các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đề tài phải gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, của biên tập viên và của cộng tác viên, chú trọng các biện pháp động viên, giúp đỡ và lôi cuốn cộng tác viên vào thực hiện nội dung của kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài xuất bản là kế hoạch sản xuất hàng hóa — hàng hóa văn
hóa tinh thần Đây là kế hoạch sản xuất tổng hợp cả sản xuất tỉnh thần và sản xuất vật chất, cả sản xuất sản phẩm và lưu thông phân phối sản phẩm Hiệu quả của quá trình sản xuất phụ thuộc vào hiệu quả, chất lượng của nhiều khâu
trong quy trình công nghệ xuất bản là biên tập, in và phát hành Kế hoạch đề
tài xuất bản là khâu mở đầu, khâu thiết kế chiến lược sản xuất cho toàn bộ quá trình đó Biên tập viên phát hiện, đề xuất kế hoạch, tổ chức lựa chọn bản thảo để tạo ra bản mẫu của xuất bán phẩm Sản phẩm của họ là bán thành phẩm, là
sản phẩm đơn chiếc, độc đáo Khâu chế bản nhân bản là sản xuất vật chất để
tạo ra “mặt vật chất” của xuất bản phẩm, tạo ra sản phẩm hàng loạt để trao đỗi
trên thị trường Lúc này, xuất bản phẩm mới chính thức định hình và trở thành
một hàng hóa khi mang ra trao đổi, lưu thông Kế hoạch nhân bản, chế bản
phụ thuộc vào kế hoạch biên tập Có biên tập mới có chế bản, nhân bản, có
bản mẫu mới có thể nhân mẫu thành hàng hóa Song, hàng hóa đó có chất
lượng, hiệu quả thế nào còn phụ thuộc vào khâu phát hành Sản xuất hàng hóa
là để bán và thu lợi nhuận Mọi giá trị lao động kết tinh trong xuất bản phẩm
Trang 30tình hình thị trường xuất bản trong nước và thế giới Hiệu quả của xuất bản
phụ thuộc vào khâu tiêu thụ, phát hành Tính khả thi của mỗi đề tài được đưa
vào kế hoạch xuất bản còn phụ thuộc vào việc tiếp thị, khả năng phát hành,
thời điểm phát hành của mỗi xuất bản phẩm Do vậy, xây dựng kế hoạch đề
tài là một công việc đòi hỏi năng lực tổng hợp: Năng lực công tác tư tưởng — văn hóa, năng lực quản trị doanh nghiệp; năng lực tiếp thị và giao dịch thương mại
2.3 Các bước tiến hành công tác kế hoạch đề tài
Công tác để tài bao gồm hai bộ phận là đề tài và kế hoạch đề tài Trước
hết mỗi biên tập viên và lãnh đạo nhà xuất bản phải tìm chọn, đề xuất được
các đề tài cần xuất bản phù hợp với chức năng, tôn chỉ mục đích của nhà xuất
bản Sau đó, toàn thể các ban biên tập, lãnh đạo nhà xuất bản phải tổ chức xây dựng kế hoạch đề tài của nhà xuất bản trong các thời gian xác định Công tác kế hoạch đề tài muốn có chất lượng, hiệu quả cao phải thực hiện theo các
bước sau: |
2.3.1 Thu thập xử lÿ thông tín, đề xuất đề tài
Thu thập xử lý thông tin là khởi điểm của công tác biên tập, là cơ sở trực tiếp và căn cứ quan trọng để đề xuất đề tài, lập kế hoạch đề tài Bởi xuất bản là hoạt động truyền thông, truyền bá văn hóa cho độc giả Biên tập xuất bản muốn có được nhiều đề tài đúng và hay phải thu thập và xử lý một khối lượng thông tin rất lớn ở nhiều cấp độ từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng khác nhau Việc thu thập thông tin trong biên tập không chỉ là yêu cầu bắt buộc với công tác kế hoạch đề tài mà nó là yêu cầu của nhiều khâu biên tập xuất bản,
từ tổ chức bản thảo đến phát hành sách, thu thập ý kiến phản hồi của bạn đọc
Trong đó, những thông tin về thị trường sách gồm: nhu cầu đọc của các nhóm độc giả, xu hướng phát triển của thị trường, tình hình xuất bản và phát hành, tình hình các điểm nóng trong đời sống chính trị - xã hội, trong truyền
thông là cơ sở trực tiếp để có thể đề xuất đề tài và xây dựng kế hoạch đề tài
Trang 31a Nội dụng thông tin cân thu thập
Từ yêu cầu của công tác biên tập xuất bản, từ đòi hỏi của công tác kế
hoạch đề tài, người biên tập chủ yếu cần phải thu thập thông tin trong những
lĩnh vực sau:
- Thông tin về tình hình phát triển xã hội Đó là những thông tin về tình hình và xu hướng phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa — xã hội của đất nước và thế giới Đó là những thông tin về đường lối, quan điểm của Đảng, nhà
nước trong từng thời kỳ Thông tin về pháp luật, pháp quy và chính sách của Nhà nước về xuất bản
_~ Thông tỉn về văn hóa — khoa học: Tình hình phát triển của môn khoa
học có liên quan đến chức năng xuất bản của đơn vị ở trong nước và thế giới Phải nắm được thông tin tổng quan về các thành tựu, xu hướng và triển vọng
phát triển của ngành khoa học, lĩnh vực khoa học có liên quan, các van dé
thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi các ngành khoa học cần giải quyết, các điểm nóng trong phát triển khoa học cần tháo gỡ
- Thông tin về tình hình xuất bản: Thông tin về tình hình xuất bản sách
nói chung và thông tin từng loại sách, từng lĩnh vực xuất bản phục vụ các đối tượng khác nhau trong nước và thế giới Mục lục tên sách xuất bản, các tài
liệu thống kê và xuất bản phẩm, các báo cáo về tình hình xuất bản, tình hình
và xu hướng phát triển của các nhà xuất bản khác có xuất bản các loại sách
trương tự với mình Đặc biệt cần thu thập các thông tin đánh giá về thị trường
sách, các bài bình luận đánh giá về sách đã xuất bản, phản ứng của thị trường đối với các đề tài đã xuất bản của các nhà xuất bản khác giống, hoặc gần với mảng sách loại sách của nhà xuất bản mình “Biết mình, biết người mới có thể
trăm trận trăm thắng” Ngoài ra cần nắm vững tình hình hoạt động của các đối
tác có thể liên kết với nhà xuất bản
Trang 32ngành, mỗi lĩnh vực khoa học Cần phải năm được tình hình, địa vị của từng
tác giả cụ thé trong lĩnh vực khoa học cụ thể Cần năm được sở trường, Sở
đoản trong chuyên môn của tác giả, những thành tích nghiên cứu khoa học, những tác phẩm tiêu biểu đã được công bố Cần nắm kế hoạch nghiên cứu của
tác giả hiện đại, các đề tài đã hoàn thành và sắp hoàn thành theo tiến độ của
kế hoạch, khả năng xuất bản của chúng
Trong kho đữ liệu về tác giả cũng chú ý cả các thông tin về quan hệ > giao đãi, tính cách đặc biệt, sở thích, cá tính đặc biệt của các tác giả
- Thông tin về độc giả: Những đối tượng thực tế và các đối tượng tiềm
tàng mà nhà xuất bản cần phục vụ Nhu cầu đọc cụ thê của độc giả chiến lược
trong từng thời kỳ Các khả năng tiếp cận, khả năng mua xuất bản phẩm của bạn đọc Phản ứng của độc giả đối với các cuốn sách đã xuất bản, sắp xuất bản
Tất cả các nội dung thông tin trên, biên tập viên phải thường xuyên cập
nhật, tổng hợp xử lý để có đủ căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất
các đề tài cụ thể Cũng có người chia những thông tin, cần thu thập thành hai cấp độ: Những thông tin vĩ mô — những thông tin về tình hình, xu hướng phát
triển của đất nước, của khoa học, thông tin về tình hình, phát triển và xu
hướng phát triển xuất bản, những định hướng, phương châm phát triển xuất bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thông tin vi mô: thông tin về nhu cầu, tình hình xuất bản của loại sách cần làm, tình hình sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản, những nguồn lực đầu tư, tình hình tác giả cho các đề tài cụ thê
b Phương thức thu thập, xử lý thông tin
Biên tập viên có thể thu thập, xử lý thông tin bằng nhiều phương thức
từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 33- Nghiên cứu thị treong thong qua diéu tra, khảo sát: Điều tra trực tiếp ở hiệu sách, thư viện, hội nghị bạn đọc khảo sát đặc điểm, nhu cầu bạn đọc bằng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia
- Qua tiếp xúc giao lưu trực tiếp với cộng tác viên, với cơ quan quản lý
cộng tác viên, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và phổ biến khoa học;
phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị cộng tác viên chuyên ngành
- Qua cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo
tạp chí có liên quan, các phương tiện phát thanh, truyền hình, đặc biệt là
thông tin trên mạng internet
Biên tập viên có thể thông qua rất nhiều kênh, trực tiếp hoặc gián tiếp để thu thập thông tin, để cập nhật các nguồn thông tin Tuy nhiên, thông tin
chưa phải là đề tài Đó chỉ là căn cứ, là cơ sở của đề tài Đề tài là sự sáng tạo của biên tập viên, là sự dự kiến, là bản thiết được sáng tác bởi biên tập viên
cho một xuất bản phẩm tương lai Đó chính là bước khởi đầu cho quá trình
xuất bản một cuốn sách, một xuất bản phẩm trong tương lai
c Nội dung đề tài được thiết kế:
Mỗi đề tài trong kế hoạch không chỉ có tên gọi mà phải có nội dung của
một bản thiết kế cho một xuất bản phẩm tương lai Đề tài là thiết kế tong thé
về chủ đề, nội dung và tên gọi xuất bản phẩm
Đề tài không phải chỉ là ý nghĩa chủ quan, tức thời của biên tập viên mà là kết quả xử lý thông tin tổng hợp từ cuộc sống Nó có đủ căn cứ khoa học và
thực tiễn dé sáng tạo xuất bản phẩm
Bản thiết kế đề tài hay đề cương một để tài xuất bản phải có các nội
dung sau:
- Tên đề tài
- Tác giả, người sáng tạo chính của đề tài
- Nội dung văn tắt đề tài: Loại tri thức, phạm vi, trình độ, cơ cấu tri
Trang 34- Ý đồ xuất bản
- Đặc trưng đề tài, dự báo về hiệu quả văn hóa xã hội và hiệu quả kinh tế, các tác phẩm tương tự trong và ngoài nước
- Đối tượng độc giả, đặc điểm và nhu cầu của độc giả
- Yêu cầu về phương thức thể hiện, hình thức sách cho phù hợp với đối
tượng
2.3.2 Xây dựng kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài là kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản Sản
xuất theo kế hoạch là đặc điểm của mọi hoạt động lao động có tính chất tập
thể, nhất là sản xuất công nghiệp mang tính chất xã hội hóa cao Trong cơ chế thị trường, nhà xuất bản là một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa Muốn
phát triển một cách có hiệu quả, liên tục, vững chắc, xuất bản phải được tiến
hành theo kế hoạch Xây dựng kế hoạch đề tài xuất bản là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của các đơn vị xuất bản Việt Nam, dù hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất kinh doanh — kế hoạch đề tài của nhà xuất bản có kế
hoạch dài hạn, ngắn hạn Kế hoạch dài hạn thực chất là quy hoạch về đề tài là
những chương trình mục tiêu, là định hướng của hoạt động xuất bản Kế
hoạch đề tài hàng năm mới thực sự là kế hoạch sản xuất kinh doanh, mang
_ tính chất pháp lệnh của nhà xuất bản, do nhà xuất bản tự xây dựng và thực
hiện |
Công tác xây dựng kế hoạch đề tài là một dạng lao động tinh thần phức
tạp, phải được tiền hành theo một trình tự nhất định theo một quá trình có tính chất chu kỳ từ trên xuống và từ dưới lên theo nguyên tắc dân chủ tập trung
Quy trình xây dựng kế hoạch đề tài diễn ra theo các bước sau:
a Bước 1: Thiết kế kế hoạch đề tài: Bước này bảo đâm tính tập trung
Trang 35Khung tổng thê của kế hoạch đề tài thường gồm các nội dung: Tư
tưởng chỉ đạo của kế hoạch, những nguyên tắc cơ bản; mục tiêu tổng quát,
quy mô của kế hoạch
- Đồng thời, bản kế hoạch đề tài thiết kế cũng bảo đảm nguyên tắc dân chủ Nó tập hợp các đề tài của mỗi biên tập viên thiết kế, đề xuất để đưa vào
thiết kế kế hoạch đề tài chung của nhà xuất bản, bản kế hoạch đề tài của mỗi
ban biên tập |
- Kế hoạch đề tài khi thiết kế còn phải tính đến những đề tài có được từ đối tác liên kết
Như vậy, bản thiết kế kế hoạch dé tài của nhà xuất bản sẽ được hình
thành vừa bảo đảm đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, của cơ quan chủ quản là kết quả thu thập, xử lý thông tỉn ở cả 2 cấp vĩ mô và vi mô, vừa là hoạt động chủ động, sáng tạo của giám đốc và lãnh đạo nhà xuất bản, vừa là
tập trung trí tuệ của tập thê ban biên tập và mỗi biên tập viên
b Bước 2: Luận chứng kế hoạch đề tài
Bản thiết kế kế hoạch thực chất là một bản dự kiến chủ quan về đề tài của mỗi biên tập viên, cũng như của lãnh đạo nhà xuất bản, mặc dù những thiết kế đó thực chất đã dua trên các căn cứ của việc thu thập và xử lý thông tin Bản kế hoạch phải qua sự luận chứng và phản biện minh bạch, công khai
mới bảo đảm tính khoa học và hiện thực Luận chứng và phản biện các đề tài và kế hoạch đề tài là nhiệm vụ và trách nhiệm của biên tập viên và lãnh đạo
ban biên tập Nó phải được chuẩn bị và tổ chức luận chứng một cách công
khai, minh bạch
- Biên tập viên chuẩn bị nội dung để luận chứng từng đề tài do mình
thiết kế, đề xuất và các đề tài sách liên kết được khai thác Các đẻ tài của biên
tập viên đề xuất sẽ được tập thé ban biên tập rà soát và phản biện công khai Để bảo vệ được đề tài để xuất, biên tập viên phải có đủ chứng cứ để luận
chứng cho dé tai đó Do vậy, biên tập viên phải chuẩn bị luận chứng đề tài
theo các nội dung sau:
+ Dự kiến nội dung, hình thức của xuất bản phẩm Đối với mỗi đề tài,
Trang 36trước khi thực hiện trong thực tế, Trên cơ sở xử lý thông tin, biên tập viên đưa
ra những ý tưởng đề tài cụ thể, tưởng tượng ra nội dung, hình thức của sách trong tương lai: Tên gọi, nội dung cơ bản, tác giả độc giả mục tiêu, khổ sách, _ số trang chữ, hình thức trang ïn, kiểu đóng bìa, thời gian ra sách, dự kiến giá
thành, giá bán
+ Dự đoán thị trường của xuất bản phẩm tương lai: Cuốn sách tưởng tượng trong đầu biên tập sẽ được tiếp nhận trên thị trường như thế nào? Biên tập viên phải phân tích kỹ các nội dung:
Tình hình nhu cầu độc giả: số lượng bạn đọc mục tiêu có thể tính toán
được, quy mô thị trường cuốn sách có thể mở rộng được?
Tình hình xuất bản phẩm cùng loại được tung ra thị trường: thời gian
cạnh tranh, số lượng, nội dung, đặc điểm, phản ứng của thị trường, bạn đọc
đối với các xuất bản phẩm đó?
Điểm đặc sắc của đề tài được đề xuất: về nội dung, hình thức, ưu thế 'của nó so với các xuất bản phẩm khác đã có trên thị trường?
+ Về phương án thực thi đề tài: Muốn đề tài được xuất bản có chất
lượng và hiệu quả, cần xem xét kỹ các vấn đề sau:
Việc lựa chọn tác giả cho đề tài: Tác giả là ai, tình hình cơ bản của tác giả: Họ là ai, chuyên ngành khoa học, chức vụ, uy tín, kết quả nghiên cứu sáng tác, phong cách sáng tác So sánh với yêu cầu của đề tài mà biên tập viên đề xuất
Việc sắp xếp tiến độ thời gian thực hiện đề tài có hợp lý hay cần điều chỉnh: thời gian viết và nộp bản thảo, thời gian phải đưa in và thời điểm phát
hành sách?
Kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo sách: các giai đoạn tuyên truyền, các phương thức, các kênh tuyên truyền giới thiệu, các hình thức quảng cáo
Trang 37- Tổ chức hội nghị luận chứng đề tài
Hội nghị luận chứng kế hoạch đề tài được tổ chức ở mỗi ban (phòng)
biên tập của nhà xuất bản Thành phần tham dự là toàn thể biên tập viên của
Ban (Phòng) biên tập dưới sự chỉ đạo, điều khiển của Trưởng (Phó) ban biên
tập Những đề tài trong kế hoạch dự kiến của mỗi ban được tập hợp từ đề xuất của các biên tập viên được đưa ra trao đổi, luận chứng công khai trước tập thể
về nhiều phương điện Vì thế hội nghị này còn gọi là hội nghị luận chứng đa
phương diện về kế hoạch đề tài
Các phương điện cơ bản cần luận chứng đề tài là:
+ Luận chứng về các giá trị của đề tài: Đây là giá trị sử dụng của xuất
bán phẩm tương lai được chứa đựng ở nội dung tác phẩm Tác phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tỉnh thần nào của đối tượng: giá trị về tư tưởng, giá
trị nhận thức khoa học, giá trị nghệ thuật, thâm mỹ, giá trị tư liệu, văn hóa
Mỗi đề tài phải mang đến cho bạn đọc một giá trị văn hóa tiên tiến giúp hoàn thiện, nâng cao nhân cách Đó là giá trị sử dụng cơ bản của các xuất bản phẩm
tương lai Đó là giá trị văn hóa — xã hội của đề tài
+ Tính khả thì của để tài: Trình độ và đặc điểm sáng tạo của tác giả có
phù hợp? Lực lượng biên tập của nhà xuất bản có bảo đảm? Điều kiện đầu tư sản xuất xuất bản phẩm: Vốn, phương tiện in ấn, khả năng phát hành, các nguy cơ biến động có thé xảy ra trong quá trình sản xuất
+ Luận chứng hiệu quả kinh tế của đề tài: Đề tài có cái mới độc đáo gì so với các xuất bản phẩm cùng loại? đối tượng độc giả là ai, có những độc giả
tiềm năng nào? Nội dung đề tài có thể có giá trị Ổn định, có sức sống trong
bao lâu? Số lượng in lần đầu có thể được bao nhiêu, có thể nối bản, tái bản
không? Lượng cầu lớn nhất có thể đạt được? Kênh phát hành có thể thu hiệu
quả cao nhất, các hình thức quảng cáo cần làm? Dự kiến về khổ sách, co chữ,
hình thức trình bày minh họa và những khó khăn có thể xảy ra? Dự tính hiệu
quả kinh tế, mức độ lỗ, lãi, điểm hòa vốn của xuất bản phẩm khi được xuất
Trang 38Hội nghị luận chứng có thể diễn ra một hoặc một số lần ở ban biên tập
Trong hội nghị này, người đề xuất (thiết kế) mỗi đề tài trình bày nội dung luận chứng và nêu các kiến nghị Các biên tập viên trong ban phản biện, thảo
luận để bổ sung và khẳng định các nội dung hợp lý Nêu yêu cầu điều chỉnh và sửa chữa nội dung đề tài đã thiết kế Lãnh đạo Ban biên tập đưa ra kết luận và người đề xuất đề tài bổ sung, sửa chữa bản thiết kế Sau đó, lãnh đạo
ban tập hợp, chỉnh lý thành bản kế hoạch đề tài của ban (phòng) trình lên nhà xuất bản Phòng kế h oạch của nhà xuất bản tập hợp kế hoạch đề tài của các
ban thành bản kế hoạch đề tài sơ bộ của toàn nhà xuất bản
c Bước 3: Quyết định và phê chuẩn kế hoạch đề tài
Bản kế hoạch đề tài sơ bộ của nhà xuất bản muốn trở thành kế hoạch chính thức được lãnh đạo nhà xuất bản phê chuẩn, còn phải đưa ra luận chứng, thảo luận ở Hội nghị luận chứng cấp nhà xuất bản và chỉnh sửa trước khi phê duyệt
- Thành phân Hội nghị luận chứng lần 2 (toàn NaB) là cán bộ lãnh đạo
của các ban (phòng) biên tập (trưởng phó ban), toàn thể Ban Giám đốc, Ban
Tổng biên tập của Nhà xuất bản đưới sự chủ trì của Giám đốc — Tổng biên tập
nhà xuất bản Hội nghị này, ngoài lãnh đạo các ban biên tập còn phải có thêm người phụ trách tuyên truyền, phát hành, phụ trách bộ phận sản xuất và
trưởng phòng tài vụ của nhà xuất bản Nếu là các đề tài trọng điểm như các bộ
sách, tổng tập sách lớn cần mời các chuyên gia học thuật tham dự
- Trên cơ sở các đề tài đã được luận chứng của các ban biên tập, nội dung hội nghị luận chứng lần hai đi sâu xem xét thêm các khía cạnh: Về kết cấu các mảng đề tài, các thể loại sách của nhà xuất bản đã hợp lý chưa? Những vấn đề định vị độc giả? Những kiến nghị chế bản, nhân bản? Kế hoạch phát hành? Tắt cả các dự tính đó có khả thi khơng? Sự tính tốn (dự toán) có bảo đảm độ tin cậy không?
Sau khi nghe các ý kiến luận chứng và phản biện, Giám đốc (Tổng biên
Trang 39chuẩn từng đề tài, bộ phận kế hoạch tập hợp, chỉnh sửa thành bản kế hoạch đề
tài chính thức của nhà xuất bản trình Giám đốc ký duyệt Bản kế hoạch này sẽ
là kế hoạch pháp lệnh, bắt buộc thực hiện đối với toàn thể cán bộ viên chức
nhà xuất bản |
Trường hợp trong kế hoạch dé tài có những đề tài phức tạp, nhạy cảm,
kế hoạch đề tài còn phải trình cơ quan chủ quản, hoặc cơ quan chuyên trách cấp trên có liên quan dé phê chuẩn
d Bước 4: Điều chỉnh, sửa chữa kế hoạch đề tài
- Mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh, dù khoa học, chặt chẽ đến đâu
cũng đều mang tính dự kiến, dự đoán Những dự đoán càng dựa trên cơ sở khoa học đầy đủ, càng có khả năng thực hiện chính xác và én định Tuy
nhiên, mọi kế hoạch đều không có tính tuyệt đối, không thể cố định
Trong quá trình tổ chức thực hiện những dự kiến, dự đoán có thể thiếu
chính xác, không thực tế, cần được điều chỉnh, bỗ sung
Hơn nữa kế hoạch đề tài xuất bản là kế hoạch sản xuất tỉnh thần, phụ
thuộc vào sự phát triển biến động của thực tiễn xã hội, có những quy luật đặc thù của đời sống tinh than, do vay tính tương đối, linh hoạt của kế hoạch đề
tài rất lớn |
Việc điều chỉnh kịp thời các yếu tố của kế hoạch cho hợp lý là hoàn
toàn cần thiết, nhất là các kế hoạch dé tai dai han
- Hàng quý, từng tháng, lãnh đạo các ban biên tập, lãnh đạo nhà xuất bản phải theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai kế hoạch, các báo cáo cụ thể trong triển khai thực hiện từng đề tài để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời
Việc bố sung, điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà xuất bản, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Không phá vỡ tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu tổng quát của kế hoạch đề tài đã được Ban giám đốc đề ra
Những đề tài trọng điểm, nếu khơng thể hồn thành (do khách quan)
Trang 40+ Đối với các yêu cầu đột xuất của tình hình thực tiễn, của đời sống chính trị - tư tưởng, có thé xây dựng bổ sung vào kế hoạch các đề tài đột xuất,
đề tài có sẵn ngoài kế hoạch, hoặc phải tổ chức các bản thảo đột xuất Mỗi khi
bố sung đề tài đột xuất cần rà soát lại các cân đối cơ bản của kế hoạch (cân đối về các chỉ tiêu với các nguồn lực, các giải pháp) để bảo đảm các kế hoạch đề tài không bị xáo trộn, đỗ vỡ Những trường hợp này, nhiều khi phải huy động tổng hợp mọi nguồn lực của nhà xuất bản, có khi cả nguồn lực của xã
hội dé bao dam su dn định, tiến độ thực hiện và tính khả thi của kế hoạch đề
tài:
- Kế hoạch đề tài của nhà xuất bản phải bảo đảm tính cân đối, hệ thống
và hiện thực Trong quá trình thực hiện, cùng với sự biến đổi hoàn cảnh kinh
tế xã hội, các nguồn lực của nhà xuất bản, tính cân đối, hệ thống, tính khả thi của kế hoạch đều thay đổi nên phải có sự điều chỉnh mới bảo đảm thực hiện
được các chỉ tiêu đề ra Tuy nhiên, mọi sự điều chỉnh đều phải dựa trên sự phần đấu, tự giác cao nhất của nhân tố chủ quan, phát huy cao nhất nguồn lực
nội sinh của đơn vị xuất bản Có như vậy, kế hoạch để tài mới luôn luôn là
yếu tố tự giác, là công cụ bảo đảm sự phát triển liên tục, bền vững của hoạt
động xuất bản Do vậy, kế hoạch đề tài xuất bản phải bảo đảm cân đối một
cách tích cực, tiên tiến, luôn kích thích sự nỗ lực tích cực cao nhất của nhân tố chủ quan trong hoạt động xuất bản Điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch không phải là hạ thấp mục tiêu đặt ra, hạ thấp các định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đề tài mà là tìm kiếm giải pháp tích cực