1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý thuyết chung về quản lý xã hội

249 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 32,75 MB

Nội dung

Trang 3

Céng ty Cé phan sach Dai hoc - Day nghề - Nhà xuất bản Giáo duc

Việt Nam giữ quyền công bố tác phẩm

Trang 4

MUC LUC

Trang Lời nói đầu 6

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN QUẦN LÝ XÃ HỘI

| — Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học .-c.Sccsccrzei 7 I — Cac Khai Mi@M CO DAN icc cccccecssesescscecscsessececscscsssescavsvseeesscseseseses 10

CHUONG 2: CHU THE, KHACH THE VA BO MAY QUAN LY XA HO!

|— Chi thé, khách thể quản lý xã hội 0 22222 Hee 31

Il - Bộ máy quản lý xã hội TQ ST ST HT ng Tnhh ren 38

CHƯƠNG 3: NGUYEN TAC VA PHUONG PHAP QUAN LY XA HỘI

I— Nguyên tắc quản lý xã hội 5 20c 2122112112115 eerreeree 67

lÍ - Phương pháp quản lý xã hội .- - Q11 11H 11s 77

CHUONG 4: QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC

| ~ Các nguyên tắc .- ác n2 01121102121 nu 83

ll - Các hình thức và phương pháp quản lý xã hội của nhà nước 90 II ~ Hiệu quả quản lý xã hội của nhà nước . SE ng 102

Trang 5

CHUONG 5: CAC THIET CHE XA HOI CO BAN TRONG QUAN LY XA HO!

| — Thiết chế xã hội . St HH, 0g giàn || - Các thiết chế xã hội cơ bản . - ¡ ccScSnn như

CHƯƠNG 6: QUẦN LÝ SỰ BIẾN ĐỐI

I - Khái niệm và phân loại biến đổi xã hội .-.ccienieierrree

II Một số học thuyết về sự biến đổi xã hội . -: cò: cccccằ III— Các nhân tố tác động đến sự biến đổi xã hội

IV — Bất bình đẳng xã hội - - n2 v2 He

V — Phân tầng xã hội Lành ngu như nh VI — Di động và bất thường xã hội .- Sen VII - Hình phạt và khen thưởng xã hội -. che

CHƯƠNG 7: THÔNG TIN XA HOI VA QUAN LY XA HOI

| — Ban chất và những đặc điểm cơ bản của thông tin xã hội

II - Phân loại thông tin xã hội SE hehhnHhhe III - Thông tin chính trị - Snn nh he

IV - Những yêu cầu về thông tin xã hội .- ¿cà senhrớn

V - Thông tin xã hội và những quyết định quản lý -: : CHƯƠNG 8: NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

| Quan điểm con người và sự nhận thức về nhân tố con người

Trang 6

IV - Các yếu tố tác động đến vấn đề phát huy nhân tố con người trong quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay . L1 nh ng Hang

V - Quan điểm phát huy nhân tố con người trong quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay Q00 TT ng nh TT n5 xa

VỊ - Nguyên tắc phát huy nhân tố con người trong quản lý xã hội ở

Việt Nam hiện nay .LLQQQQ _—— TQ nn TT ng nh Tnhh nên

VII - Nội dung phát huy nhân tố con người trong quản lý xã hội ở Việt Nam

hiện nay . c c0 nnnn HT ng ng ga rà

CHƯƠNG 9: VĂN HOÁ TRONG QUẦN LÝ XÃ HỘI

| - Một số vấn đề lý luận về văn hoá S0 ST ng 21211115 E2exee

II - Một số vấn đề lý luận chung về văn hoá quản lý - - sec:

Ill - Xây dựng văn hóa quản lý ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập

Trang 7

LOI NOI DAU

Quản lý xã hội là chuyên ngành mới được hình thành và đưa vào đào tao tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm gần đây Khác một

số chuyên ngành đã có, ngành Quản lý xã hội gần như phải bắt đầu từ những môn học đầu tiên trong điều kiện sự kế thừa về lượng kiến thức căn

bản rất hạn chế Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhất là đáp ứng được

yêu cầu của chương trình đào tạo, của người học cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội, nên việc biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập là yêu cầu

hất sức cần thiết

Mỗi ngành học đều có những môn học lý thuyết nhằm trang bị cho người học phương pháp tiếp cận với chuyên ngành Môn học đó chỉ ra

các nguyên tắc, nguyên lý căn bản và đặc biệt chỉ ra các quy luật trở

thành thao tác luận cho việc tiếp cận và nghiên cứu cho các môn

học sau

Môn học Lý thuyết chung về quản lý xã hội được hình thành và nhằm giải

quyết các đòi hỏi trên

Trong quá trình biên soạn, giáo trình có sử dụng một số kiến thức trong

Cháo trình “Quản lý xã hội” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân do GS 1S Đỗ Hoàng Toàn chủ biên, (Nxb Khoa học kỹ thuật, 2003); “Quản lý xá hội

theo định hướng xã hội chủ nghĩa ”, Thanh Lê chủ biên, NXB Khoa học xã hội,

1997, đồng thời có sự đóng góp và phản biện của nhiều nhà khoa học trong và

ngoài trường thông qua các cuộc hội thảo khoa học, mặc dù vậy giáo trình

- không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn chính hơn trong những lần xuất bản sau

Mọi góp ý xin gửi về Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghề,

25 Hàn Thuyên - Hà Nội

Trang 8

Chvong 1

Nuarp MON QUAN LY XA HOI

|-pl TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

1 Đối tượng

Lý thuyết chung về quản lý xã hội là khoa học về các quy luật hoạt động và phát triển của hoạt động con người nhằm tổ chức

cuộc sống của hệ thống xã hội, các bộ phận cấu thành riêng biệt

của nó Trong lý thuyết chung quản lý xã hội, con người thể hiện

là chủ thể của hoạt động quản lý nói chung, còn nội dung cụ thể

của hoạt động này được xem như là biểu hiện mang tính đối tượng

hoá của quá trình tự thực hiện của con người trong lĩnh vực này

Lý thuyết chung quản lý xã hội là lý thuyết về hoạt động của chủ thể trong lĩnh vực quản lý Đối tượng của lý thuyết chung quản lý xã hội là các mối quan hệ quản lý và các phương thức hoạt động quản lý, các quy luật của chúng như là của một loại tương tác và liên hệ đặc biệt giữa người với người - các chủ thể của hoạt động này, các chủ thể thực hiện quá trình tổ chức xã hội Cách tiếp cận

như vậy với quản lý cho phép xem xét quản lý thông qua những

đặc điểm chung nhất đồng thời cũng mang tính cụ thể Phương diện xã hội này của quan hệ quản lý có mặt ở khắp nơi mà hoạt

động quản lý được thực hiện, mà xuất hiện sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các cộng đồng Theo quan điểm này, lý

Trang 9

lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình, để tổ chức chủ thể xã hội và khách thể quản lý trong lĩnh vực đời sống xã hội tương ứng

Lý thuyết chung quản lý xã hội xem xét xã hội, toàn bộ các bộ

phận cấu thành nó như là các hệ thống tự tổ chức phức tạp, có cơ sở tồn tại là tính đa dạng của những lợi ích tương tác với nhau Bán thân hệ thống quản lý xã hội được phân tích như là các

phương thức hoạt động tập thể xác định của những người đang

thực hiện các chức năng quản lý nhằm mục đích tự tổ chức, bảo

đảm sự tự phát triển cho cơ thể xã hội và bản thân mình Lý thuyết chung quản lý xã hội vạch rõ các quy luật khách quan của sự hoạt

đóng và phát triển của hệ thống quản lý xã hội, tức là vạch rõ các mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định, quy định tính chất, đặc điểm, hiệu quả của sự tác động đến phát triển xã hội Đó là các

quy luật, các nguyên tắc và các phương pháp xây dựng quan hệ

quản lý, thực hiện hoạt động quản lý, là các con đường thực hiện

chức năng quản lý, cung cấp cán bộ, phục vụ thông tin Những

mối liên hệ này được thể hiện qua quan hệ về lợi ích giữa các chủ thể quản lý, lợi ích hình thành một cách tuỳ thuộc vào địa vị, vai tro của

con người trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý và quy

định tính chất, định hướng các quyết định ấy 2 Phương pháp

Là khoa học xã hội, lý thuyết chung quản lý xã hội sử dụng các

phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội: bao gồm các tri thức,

các thủ thuật để phát hiện và giải quyết các hiện tượng, các vấn đề

phát sinh trong xã hội

Trang 10

-Trong quản lý xã hội xã hội chủ nghĩa, việc quan lý phải dựa

vào trước hết là học thuyết Mác - Lênin, một hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị xã hội Môn triết học

cho chúng ta cách nhận biết sự vận động và phát triển không ngừng của các quá trình xã hội cũng như các mối liên hệ phổ biến mà dựa vào đó chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý một

cách khách quan khoa học Chủ nghĩa duy vật biện chứng là kim

chỉ nam cho hoạt động quản lý xã hội, những nguyên lý trong đó quy định chiến lược tìm tòi các quy luật quản lý, những yêu cầu của việc nhận thức và cải tạo thiên nhiên và xã hội một cách khách quan, đúng đắn Nhận thức các hiện tượng xã hội một cách duy vật biện chứng là một bộ phận không thể tách rời của triết học Mác

Là lý luận xã hội học chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết những vấn đề phương pháp luận của các khoa học xã hội Phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự cụ thể hoá các phương pháp biện chứng nghiên cứu các quy luật phát triển và hoạt động chung của xã hội Những nguyên lý của phương pháp biện chứng xuất phát từ sự hiểu biết các quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

Môn kinh tế chính trị là cơ sở của việc quản lý kinh tế phù hợp VỚI mục tiêu của sản xuất, việc quản lý kinh tế bao gồm lĩnh vực trực tiếp làm ra sản phẩm cũng như tất cả các dạng khác của hoạt động kinh tế, kể cả phân phối trao đổi và tiêu dùng Môn chủ

nghĩa xã hội khoa học cho chúng ta sự hiểu biết các quy luật chính trị - xã hội, mà dựa vào đó thực hiện quá trình quản lý

Một số khoa học cụ thể khác nằm trong hệ thống các kiến thức về quản lý, cho nên quản lý xã hội trong điều kiện định hướng xã

hội chủ nghĩa là sự kết hợp một cách hữu cơ những khái quát lý luận

Trang 11

II - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Xã hội

Loài người khi xuất hiện đã biết hợp lại thành bầy nhóm, để

vừa tự vệ bảo vệ mình vừa tiến hành các hoạt động sinh tồn; dần

dần sự kết hợp đó được tổ chức ngày càng chặt chẽ tạo thành các

xã hội

Xã hội là một tập thể có tổ chức gôm những người cùng sống

với nhau trên một lãnh thổ chung, hợp tác với nhau thành các

nhóm để thoả mấn những nhu cầu xã hội căn bản, cùng chia sể

một nên văn hoá chung và hoạt động như một đơn vị xá hội riêng

biệt (J.Fichter, Xã hội học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội) Cũng có cách hiểu cho rằng: xế hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác

bàng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế

và có cùng văn hoá

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: X⁄ hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có đời sống kinh tế,

văn hóa chung, có cùng một thể chế chính trị, cùng cư trú trên một

lãnh thổ ở một giai đoạn lịch sử nhất định

Từ khái niệm trên, có thể thấy khi bàn về khái niệm xã hội

người ta thường nhấn mạnh đến hai yếu tố chính, từ đó tạo nên các

điểm chung, đó là quan hệ và hoạt động của con người trong một không gian và thời gian nhất định

Hệ thống trên được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét trong thời gian và không gian và đó như là điều kiện

Trang 12

cho sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống cũng như của từng phần tử, từng bộ phận tạo nên hệ thống

Các hoạt động của con người là các hành vi luôn có của con

người để tồn tại và phát triển, đó là hoạt động lao động, nghỉ ngơi

và hoạt động bảo đảm được an tồn trong mơi trường sống (quan

hệ với các xã hội khác, quan hệ với thiên nhiên)

_ Các hoạt động của con người lại phân thành: hoạt động sản xuất của cải vật chất; hoạt động sản xuất của cải phi vật chất Đây là các hoạt động chủ yếu, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

Các hoạt động nghỉ ngơi giải trí là sự tiếp nối của các hoạt động

lao động nhằm duy trì tốt hơn cuộc sống của con người, và chính nó lại tác động trở lại, làm cho hoạt động lao động sản xuất vật

chất đạt hiệu quả ngày càng cao hơn

Các hoạt động bảo đảm được an toàn trong môi trường đối nội và đối ngoại bao gồm các hoạt động giao tiếp của xã hội này với xã hội khác (về kinh tế, về văn hóa, về an nỉnh ); các hoạt động tái sinh sản xã hội (dân số, cải tạo nòi giống ); các hoạt động ảnh hưởng của xã hội mình sang xã hội khác v.v

Các hoạt động kể trên có vai trò quan trọng khác nhau qua các

giai đoạn phát triển lịch sử của mỗi quốc gia và của nhân loại Trong đó các hoạt động sản xuất của cải vật chất, kỷ cương xã hội,

đối ngoại và bảo vệ an ninh xã hội là các hoạt động trung tâm Các quan hệ con người trong xã hội: là những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với tư cách là chủ

Trang 13

Quan hệ xã hội chủ yếu: quan hệ trong sản xuất; quan hệ trong phân phối; quan hệ trong trao đổi; quan hệ trong tiêu dùng; quan hệ với xã hội khác

Các quan hệ xã hội lại bao gồm các quan hệ vật chất (trong quá

trình sản xuất, phân phối, trao đổi của cải vật chất mà cơ bản là vấn đề lợi ích) và các quan hệ phi vật chất (văn hóa, chính trị, quyền lực ) Về cơ bản, mọi xã hội đều có mục tiêu giống nhau là giúp cho

cori người được tồn tại an toàn và được phát triển toàn diện, dĩ nhiên thông qua các hoạt động xã hội và quan hệ xã hội mỗi giai cấp, mỗi

tầng lớp và mỗi cá nhân trong xã hội đạt được những mục tiêu và kết quả không giống nhau Mỗi chế độ xã hội khác nhau có những đặc trưng khác nhau Đặc trưng là dấu hiệu để phân biệt giữa xã hội này với xã hội kia về mức độ và trình độ phát triển đã đạt được, cũng như ý đồ phát triển trong tương lai mà chủ thể quản lý và xu

thế phát triển chung của xã hội, của lịch sử tạo ra

Các quan hệ xã hội là những quan hệ được xác lập giữa các

cộng đồng xã hội khác nhau bởi vị trí và chức năng trong đời sống xã hội Quan hệ xã hội bao gồm các mặt chủ yếu: Quan hệ về sở

hữu, quan hệ về phân phối (kéo theo là quan hệ trong trao đối và

tiêu dùng) và quan hệ về quản lý Các mối quan hệ này phải được tuân thủ theo những quy tắc chung nhất định mà mỗi xã hội tạo ra

Khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có sự đối lập về

lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người thì những quy tắc xu su

chung của toàn xã hội, mà hình thức biểu hiện của nó là phong tục

tập quán, các lễ nghi tôn giáo được thực hiện bằng sự tự giác của

mỗi người trong xã hội và bằng uy tín của các thủ lĩnh trong cộng đồng

Trang 14

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, sự đối lập về lợi ích kinh tế

ngày càng gay gắt Trong điều kiện đó, để giữ cho xã hội trong trật

tự nhất định, điều hoà mâu thuân về lợi ích, giai cấp thống trị nắm trong tay lực lượng sản xuất, tổ chức ra nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị và là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của xã hội

2 Quản lý xã hội

Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội - có thể cá nhân hoặc tổ chức vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát

triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hoá, chính trị, tôn giáo và các công tác xã

hội khác

Quản lý xã hội là loại hình quản lý nói chung Chức năng của quản lý xã hội là bảo đảm việc thực hiện các nhu cầu phát triển

tiến bộ cho toàn bộ hệ thống xã hội cũng như các bộ phận của nó

Khái niệm quản lý xã hội được sử dụng theo hai cách tiếp cận

khác nhau:

Thứ nhất, quân lý xã hội là hoạt động quản lý các tổ chức xã hội phi nhà nước, không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lực Nhà nước hay Chính phủ

Thứ hai, quản lý xã hội là cách thức tổ chức đời sống xã hội vì

mục tiêu chung, khi đó cả quốc gia cho tới nhóm xã hội đều bị chỉ phối bởi dạng quản lý nào đó Do đó quản lý hành chính cũng là một dạng quản lý xã hội Cách hiểu này có tính phổ biến hiện nay

Cả hai cách tiếp cận trên đều bắt đầu từ nội dung quản lý đối

Trang 15

Quản lý một đơn vị dân số có tổ chức

Quản lý vùng lãnh thổ thuộc về xã hội của mình

- Quản lý những nhóm xã hội với những chức năng nhiệm vụ

riêng đã được xã hội phân công

Quản lý một nền văn hoá chung với những gia tri va chuẩn mực nhất định

Quản lý sự thống nhất trong hoạt động trên cơ sở của các hoạt độr.g đặc thù của từng bộ phận xã hội

Quản lý từng đơn vị xã hội với những đặc thù riêng và tính độc lập tương đối của nó cả về mặt cấu trúc cũng như chức năng

Quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (kinh tế,

văn hoá, khoa học .)

Trên cơ sở những nội dung trên, về mặt phương pháp, nhiệm vụ của quản lý xã hội là:

- Thiết lập các tiêu chuẩn, các chỉ báo xã hội - Phân loại các vấn đề xã hội

- Áp dụng các phương pháp quản lý một cách khoa học để giải quyết các vấn đề đó

~ Lập kế hoạch về việc thực hiện các quan hệ xã hội và các quá trình xã hội

~ Dự báo xã hội

~ Bố trí các chủ thể quản lý và giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

Từ cách hiểu như trên, thấy rằng quản lý xã hội là những tác động có ý thức của con người vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì

Trang 16

các phẩm chat đặc thù của xã hội, để đáp ứng sự tồn tại và phát triển của xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, không một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển lại có thể đứng ngoài sự tác động của các xã hội khác, vì vậy quản lý xã hội không khu biệt trong phạm vi xã hội của mình, trong địa giới hành chính của mình, trong một nền văn hóa và trạng thái kinh tế

của mình mà quản lý xã hội phải tính đến các tác động khách quan

bên ngoài, cả tích cực và tiêu cực

— Để xã hội vận hành, hoạt động quản lý đối với xã hội là đòi hỏi tất yếu khách quan, do đó:

“Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và các khách thể của nó, nhằm phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đặc trưng của xã hội"

+ Nghĩa rộng: Là hiện tượng vốn có ở hệ thống xã hội, bảo

đảm duy trì từ tính toàn vẹn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự phát triển của nó

+ Nghĩa hẹp: Sự tác động có ý thức, có hệ thống, có tổ chức

đặc biệt đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện cơ cấu hoạt

động xã hội của nó trong quá trình hoạch định và đạt tới mục đích

+ Quản lý xã hội như là tổng thể các cơ cấu tổ chức và các mối liên hệ quản lý giữa chúng và việc thực hiện cho phép thực hiện sự

tương tác bằng quản lý giữa các cá nhân, các nhóm và các cộng đồng xã hội, các thiết chế, các lĩnh Vực của xã hội

+ Về bản chất: Quản lý xã hội điều chỉnh sự tác động qua lại

một cách mâu thuẫn giữa các lợi ích của cá nhân, của nhóm, của

Trang 17

La sự điều tiết những mối quan hệ xã hội quy định địa vi va vai trò của con người trong xã hội, định hướng về lợi ích và hoạt động

của họ, nội dung và cường độ hoạt động Tác động đến quan hệ xã

hội, trước hết là mối quan hệ hình thành về tư liệu sản xuất, bảo đảm thống nhất những lợi ích đa dạng (của dân tộc, tập thể, cá

nhân ), tổ chức hoạt động xã hội, việc đạt các mục đích đặt ra,

các kết quả chung

+ Chủ thể quản lý xã hội là hệ thống những người quản lý; cộng

đồng người có tổ chức, được giao cho các cơ quan chức năng nhằm

thực hiện các tác động bằng quản lý Sự đặc thù của chủ thể quản lý xã hội được quy định bởi tính chất tác động của nó, sự tấc động

hướng vào con người và do con người thực hiện Nhiệm vụ của chủ

thể quản lý xã hội là ở sự hợp nhất, làm hài hoà lợi ích của các cộng đồng riêng biệt, của các nhóm xã hội, của các cá nhân trong quá

trình hoạt động sống của xã hội, ở sự hiện thực hoá mục đích của họ, ở việc giữ vững được đặc trưng xã hội mà họ đã định trước

+ Đối tượng của quản lý xã hội là con người cùng với các hoạt

động và các quan hệ của cộng đồng các con người trong xã hội,

cùng các nguồn tài nguyên khác ngoài con người của đất nước Khách thể quản lý xã hội là hệ thống xã hội được quản lý mà

các yếu tố là xã hội, các nhóm xã hội tác động qua lại với nhau

nhằm thực hiện lợi ích chung và riêng

Xét từ góc độ cấu trúc - yếu tố thì khách thể của quản lý xã hội

- đó là con người, các tổ chức, các cộng đồng lãnh thổ, các nhóm giai cấp xã hội, các nhóm dân tộc, các thế lực của các xã hội khác,

thông qua sự hội nhập khu vực và thế giới cùng các tác động của thiên nhiên

Trang 18

Xét từ góc độ chức năng thì khách thể quản lý xã hội là hoạt động của con người và của các nhóm xã hội

Để quản lý xã hội, nhà nước phải sử dụng sức mạnh quyền lực của mình và văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân

tộc để biến đường lối chính sách thành hiện thực; làm cho dân tin

và ủng hộ; ý định của chủ thể quản lý phải là mong muốn của đối tượng quản lý; thông qua việc cấu trúc xã hội một cách hợp lý;

một cơ chế sử dụng nhân lực và tài nguyên, các mối quan hệ đối

ngoại thuận lợi đặc biệt là cơ chế sử dụng nhân tài; với phương pháp, hình thức, nghệ thuật quản lý thích hợp nhất là việc sử dụng các công cụ, các chính sách, các giải pháp quản lý; cần tạo ra và tận dụng thời cơ các nguồn lực bên ngoài để phát triển xã hội

3 Các trạng thái xã hội trong quản lý xã hội

— Biến đổi xã hội: Là sự chuyển đổi xã hội từ trạng thái này

sang trạng thái khác, mà trạng thái chính là bộ mặt xã hội với những yếu tố hoạt động xã hội và quan hệ xã hội đạt được ở một mức độ nào đó

— Tăng trưởng xã hội: Là sự biến đổi xã hội theo hướng mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố xã hội (hoạt động,

quan hệ) trong khuôn khổ cơ cấu và đặc thù xã hội không đổi Là biến đổi xã hội theo hướng tích cực của chủ thể quản lý

xã hội thông qua các mục đích và mục tiêu quản lý xã hội mà chủ

thể quản lý xã hội đặt ra

Mục tiêu tăng trưởng của các quốc gia đều nhằm vào đòi hỏi: + Tăng trưởng kinh tế

Trang 19

+ Bảo vệ và phát triển các đặc trưng của chế độ xã hội trước môi trường hội nhập, bảo vệ độc lập chủ quyền

+ Phát triển ảnh hưởng của quốc gia mình ra khu vực và thế giới ~ Phát triển xã hội: Quá trình trong đó diễn ra những biến đổi quan trọng về lượng và về chất trong lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội hay là trong các thành tố riêng biệt của nó - quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, cơ cấu nhóm xã hội và cơ cấu tổ chức xã

hội Không phải mọi biến đổi trong các hiện tượng xã hội đều là

sự phát triển của chúng, chỉ có những biến đổi mà khi đó một số hiên tượng xã hội này được thay thế bằng một số hiện tượng xã hội khác có trình độ cao hơn hay là chuyển lên các hiện tượng có trình

độ cao hơn theo tiêu chuẩn khách quan về tiến bộ xã hội - đó là

phát triển tiến bộ; ngược lại, được thay thế bằng các hiện tượng Ở trình độ thấp hơn là phát triển thoái bộ

Phát triển xã hội được thực hiện bằng con đường tiến hóa, khi mà diễn ra sự tiêu vong dần dần các yếu tố cũ của một hệ thống xã hội xác định và sự loại bỏ chúng bởi các yếu tố mới được tích luỹ dần

dần Một hình thức khác của phát triển xã hội - thông qua cai tao

cách mạng, cách mạng xã hội, khi diễn ra sự phá hủy tương đối nhanh chóng và đồng thời mọi yếu tố lỗi thời của hệ thống và thay thế chúng bằng các yếu tố mới đang xuất hiện trong hệ thống thống nhất Cách mạng xã hội trong một số trường hợp mang tính chất của cách mạng chính trị - nếu diễn ra sự thay đổi chính quyền, sự cải biến chế độ chính trị Những cải biến cách mạng trong lĩnh vực xã hội cũng diễn ra thiếu cách mạng chính trị trong các bối cảnh xác

định, trong khuôn khổ của chế độ chính trị hiện tồn

Phát triển xã hội là sự tăng trưởng xã hội nhưng cấu trúc các yếu tố xã hội đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng

Trang 20

nhằm làm cho các đặc trưng xã hội được khẳng định thêm (bao hàm nội dung tăng trưởng xã hội)

Tiêu chí cơ bản nhất về phát triển xã hội: phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, nâng cao mức sống, giảm phân hóa giàu

nghèo; phát triển về xã hội: giáo dục, sức khỏe, việc làm ; phát

triển về môi trường: phát triển vẻ chính trị, tinh thần và trí tuệ; về văn hóa; về vai trò phụ nữ trong xã hội; phát triển về quốc tế, tiếp cận quan điểm hiện đại về phát triển

Phát triển xã hội là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc, trong đó, bằng các chiến lược và chính sách

thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn _ hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng mình, các chủ thể lãnh đạo và quản lý tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên xã hội vì mục đích không

ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ

— Phát triển xã hội tiến bộ, cơng bằng, an tồn, bền vững

+ Khủng hoảng toàn cầu hiện nay mang tính chất xã hội hơn là tính chất kinh tế

+ Nhiều nước kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng nghèo khổ và loại trừ xã hội ngày càng tăng

+ Kinh tế thị trường không làm giảm sự bất bình đẳng và bất

cơng xã hội

+ VÌ vậy, tất cả các quốc gia phải xem xét lại chiến lược của

mình, trong đó phải đặc biệt coi trọng đến các khía cạnh xã hội

Trang 21

Ba vấn đề vừa cơ bản vừa bức xúc của phát triển xã hội theo

hướng công bằng là: giảm nghèo, việc làm và hòa nhập xã hội

Vấn đề cơ bản của phát triển xã hội chính là việc không ngừng phát triển kinh tế, củng cố và khẳng định các đặc trưng xã hội của mình Trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, tất cả các dân tộc

với văn hóa và thể chế chính trị khác nhau nhưng đều có chung

mục tiêu là có cuộc sống vật chất đầy đủ, được tiến bộ và phát triển toàn diện, được đối xử công bằng, được an toàn lâu dài

Nói cách khác, phát triển xã hội phải bảo đảm các yêu cầu: Tiến bộ, công bằng, bền vững và an toàn

_ Tiến bộ xã hội: Là mức độ xã hội tăng lên cả về lượng cũng

như về chất các hoạt động và các quan hệ xã hội theo chuẩn mực được tuyệt đại đa số trong xã hội và nhân loại chấp nhận và

theo đuổi

~ Công bằng xã hội: Là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ

của con người trong mọi quan hệ xã hội và thiết chế xã hội; mà

trọng tâm là sự bình đẳng về thông tin, kinh tế, chính trị và:

pháp luật

Công bằng xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử có nội dung khác

nhau bởi nó gắn liền với trình độ phát triển của xã hội

Công bằng xã hội là sự thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, là nguyện vọng, là tâm lý xã hội nói chung; là raục tiêu, là phương tiện và là động lực của mọi xã hội

Công bằng xã hội được các thiết chế xã hội bảo đảm thông qua các chính sách xã hội, luật pháp nhằm phát huy dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của con người, xóa bỏ bất công và các

tiêu cực trong xã hội

Trang 22

— Dan chủ xã hội: Là hình thức tổ chức chính trị của xã hội căn cứ trên việc thừa nhận nhân dân với tư cách là nguồn gốc của quyền lực, căn cứ trên quyền của nhân dân tích cực tham gla vao VIỆC giải quyết các công việc của nhà nước và của xã hội thông

qua các cơ quan đại diện do họ bầu ra một cách trực tiếp; đem lại

cho công dân các quyền và các quyền tự do là cái bảo đảm khả năng tiếp cận chung, bình đẳng với hoạt động kinh tế, nghề

nghiệp, giáo dục, khai thác các giá trị văn hoá, bộc lộ tiềm năng

của cá nhân

Dân chủ hoá đời sống xã hội là quá trình khẳng định và mở rộng các nguyên tắc dân chủ trong đời sống xã hội, trong các khâu

riêng biệt, các lĩnh vực, các quan hệ và các thiết chế của nó

Có thể đánh giá sự tổ chức đời sống xã hội trong mỗi lĩnh vực cơ

bản của nó từ góc độ thực tại hiện tồn phù hợp với lợi ích của nhân

dân và của con người cụ thể ở chừng mực nào Tiêu chí như vậy dong vai trò là thước đo về tính dân chủ Dân chủ hoá đời sống xã

hội trước hết bao hàm các hiện tượng và các quá trình trong đời

sống chính trị của xã hội, ở đây nó có nghĩa là khẳng định quyền

lực của nhân dân, cơ chế biểu thị lợi ích của con người, các thiết

chế nhà nước bảo vệ các quyền và các quyền tự do của công dân Dân chủ là biểu hiện tập trung của công bằng xã hội, phản ánh

mức độ tham gia của con người vào hoạt động xã hội bang tinh

than nhu thé nao?

Dân chủ xã hội thể hiện quan hệ Nhà nước với con người trong

xã hội, nó là phạm trù có tính lịch sử, bị chế ước bởi các điều kiện

kinh tế xã hội trong xã hội có giai cấp Nó thể hiện các mối quan hệ xã hội thông qua mức độ bình đẳng và bất công xã hội mà xã

Trang 23

các giá trị xã hội nhất định (đạo đức, chính trị, tư tưởng ) vi vậy

dân chủ xã hội trở thành mục đích, động lực và phương tiện quản lý xã hội, nhờ có dân chủ các tiêu cực trong xã hội và trong bộ máy quản lý bị triệt tiêu dần Dân chủ xã hội được thực hiện đồng

bộ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội

Công bằng xã hội gắn liên với tiến bộ xã hội, là chuẩn mực của tiến bộ xã hội Nó gắn với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và nó cũng không đứng ngoài thời đại

- An toàn xã hội: Là khả năng ngăn chặn xử lý có hiệu quả các

tệ nạn, tai họa và bất thường của cá nhân, cộng đồng, xã hội của

mỗi quốc gia

Là nội dung của công bằng và tiến bộ xã hội Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi họ được bảo đảm an toàn An tồn

xã hội ln là mục đích cơ bản của mọi cá nhân và mọi xã hội

- Phát triển bên vững xã hội: Là phát triển xã hội một cách nhanh tróng, tiến bộ, an toàn và lâu dài trước sự cọ sát của các quốc

cia và các biến động của thiên nhiên; để không ngừng khẳng định

các đặc trưng của xã hội trong thời gian và không gian xã hội

Phát triển xã hội tiến bộ, công bằng, an toàn và bền vững là phát triển xã hội gắn liền với văn hóa xã hội Phát triển và văn hóa là hai mặt của mục tiêu nhân văn mà nhân loại luôn hướng tới Phát triển không gắn với văn hóa sẽ tạo nên một xã hội phi nhân tính mà ở đó con người luôn đối xử bất công với nhau

- Căng thẳng xã hội: Hiện tượng xã hội xuất hiện do có sự

xung đột về nhu cầu và lợi ích, về định hướng giá trị và mục đích, về chuẩn mực và truyền thống giữa các chủ thể tương tác xã hội (các cá nhân, các cộng đồng, các thiết chế, các tổ chức), nó thể hiện dưới các hình thức khác nhau

Trang 24

Căng thắng xã hội là tiền để của xung đột xã hội mặc dù không

- phải bao giờ cũng chuyển biến thành xung đột xã hội Trạng thái

căng thẳng của mâu thuẫn xã hội - xung đột xã hội - gán liền với

sự phát triển cụ thể của các điều kiện xã hội kích thích hay kim

hãm sự xuất hiện xung đội

Căng tháng xã hội được xem như là một quá trình trong đó người ta tách biệt giai đoạn hình thành các căn cứ cho sự xuất hiện

của nó, giai đoạn phát triển và giai đoạn giải quyết căng thẳng Chẩn đoán học xã hội và xã hội học có một tác dụng to lớn trong

sự phát hiện và nhận thức khoa học về cơ chế căng thẳng xã hội,

về các phương thức làm giảm bớt và loại bỏ nó Vì vậy, mỗi giai đoạn căng thăng xã hội khi nhận thức được, chủ thể quản lý xã hội phải có những hành động xã hội thích hợp nhằm giảm bớt hoặc

triệt tiêu căng thẳng

— Quá trình xã hội: Tiến trình biến đổi, sự thay đổi trạng thái của các hiện tượng hay các quan hệ xã hội xác định

Phù hợp với cơ cấu của lĩnh vực xã hội thì có thể phân biệt các

nhóm quá trình xã hội sau:

+ Hình thành và phát triển các cộng đồng xã hội, tăng cường hay ngược lại làm suy yếu quan hệ xã hội trong chúng, tức là các quá trình tích hợp và phi tích hợp chúng, sự làm tiêu vong một số

mối liên hệ

+ Cải biến tính chất quan hệ xã hội giữa các cộng đồng ấy

Trang 25

+ Cải biến điều kiện sống của con người, của các cộng đồng xã hội này hay cộng đồng xã hội khác; cải thiện, làm xấu đi hay có những cải tạo khác đối với điều kiện ấy

+ Cải biến nhu cầu và lợi ích của con người, của các cộng đồng xã hội, lối sống của họ

Làm xuất hiện, phát triển, làm tiêu vong, cải tạo các thiết chế xã hội, làm tăng trình độ tổ chức hay vô tổ chức, hoạt động hay

không hoạt động của chúng, làm nảy sinh, phát triển và làm biến mất các cơ cấu tổ chức xã hội

+ Cải biến cơ cấu tâm lý xã hội, cải thiện hay làm xấu đi bầu không khí tâm lý xã hội trong các nhóm xã hội và các tổ chức xã hội này hay xã hội khác; Làm xuất hiện, thay đổi hay biến mất các

chuẩn mực xã hội; Làm xuất hiện, phát triển, tăng cường, làm suy

yếu, làm biến mất các phong trào xã hội

+ Cải biến hệ thống quan hệ giữa các cộng đồng xã hội và

những cá nhân riêng biệt, làm tăng cường hay suy yếu sự giám sát

xã hội, sự giúp đỡ và bảo vệ từ phía xã hội |

Thay đổi địa vị xã hội của con người, thay đổi dư luận xã hội,

thay đổi sự đánh giá của con người về các phương diện và các hiện tượng xã hội khác nhau của đời sống xã hội, thay đổi thái độ đối

với chúng

Sự phát triển của các quá trình xã hội xét đến cùng là do sự phát

triển kinh tế quy định Các quy luật riêng của lĩnh vực xã hội cũng bộc lộ ra trong quá trình xã hội, có tác động tới chúng là những quá trình diễn ra trong lĩnh vực chính trị và tinh than, là đường lối va chính sách được tiến hành trong xã hội, là các nhân tố thuộc hệ tư

tương và các nhân tố khác Đến lượt mình, quá trình xã hội cũng có

tác động tới hiện tượng của các lĩnh vực đời sống xã hội khác

Trang 26

Phân biệt các quá trình theo quy mô của chúng: Một số quá trình diễn ra trên quy mơ tồn thể xã hội; số khác, trong khuôn khổ các cơ cấu xã hội này hay khác; theo định hướng của chúng: một số quá trình thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, số khác cản trở nó Quá trình xã hội thể hiện là khách thể tác động trực tiếp đối với quản lý xã hội

— Lĩnh vực xá hội: Lĩnh vực hoạt động sống của xã hội loài người, trong đó chính sách xã hội của nhà nước được thực hiện

bằng con đường phân phối của cải vật chất và của cải tỉnh thần,

bảo đảm sự tiến bộ cho mọi mặt đời sống xã hội, cải thiện tình

cảnh người lao động Lĩnh vực xã hội bao gồm hệ thống các mối

quan hệ, kinh tế - xã hội, dân tộc, các mối liên hệ giữa cá nhân và

xã hội Lĩnh vực xã hội cũng bao gồm tổng thể các nhân tố xã hội

của hoạt động sống của các nhóm xã hội và cá nhân, các điều kiện

phát triển của họ Lĩnh vực xã hội bao gồm tồn bộ khơng gian sinh sống của họ - từ các điều kiện lao động và sinh hoạt, sức khoẻ

và thời gian rỗi của nó cho tới các quan hệ giai cấp - xã hội và dân tộc Nội dung của lĩnh vực xã hội là những mối quan hệ xã hội giữa các nhóm xã hội, các cá nhân về vấn đề tình cảnh, địa VỊ Và

vai trò của họ trong xã hội, về vấn đề lối sống và nếp sống của họ

4 Đặc điểm trong quản lý xã hội

Quản lý xã hội rất khó khăn và phức tạp, đây là đặc điểm bao trùm đối với quản lý xã hội ở mọi quốc gia và mọi thời đại

Lý do khó khăn vì:

— Đối tượng bị quản lý rất lớn và rất phức tạp, nó bao gồm tất cả các lính vực của đời sống xã hội, tất cả người dân cư trú trên

lãnh thổ đất nước và người sống ở nước ngoài; với trình độ và hoàn

Trang 27

- Cùng sự hội nhập và quá trình toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực; các hoạt động quản lý xã hội của mỗi quốc gia đều bị

ràng buộc chặt chẽ vào nhau; việc quản lý xã hội của mỗi quốc gia này phải tính đến sự tác động của các quốc gia khác

- Chủ thể quản lý xã hội không thuần nhất, phần lớn lệ thuộc vào vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, chủ thể

hữu hình của quản lý xã hội, ngoài ra còn phụ thuộc vào các lực lượng khác của xã hội

Nhà nước quản lý xã hội thông qua việc tổ chức xã hội, thiết

lạp mối quan hệ giữa con người, giữa các nhóm, cộng đồng để

thực hiện một quá trình xã hội Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức cao Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, bất đối tượng quản lý phải phục tùng không điều kiện, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

Quản lý nhà nước quan hệ tác động qua lại với sự điều tiết của

các cộng đồng dân cư; của đặc điểm, phong tục tập quán của dân tộc Giữa Nhà nước và phong tục tập quán của dân tộc phải tìm

được tiếng nói chung, việc quản lý xã hội mới đạt hiệu quả

- Quản lý xã hội có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các dân tộc Xã hội sẽ phát triển khi quản lý xã hội có hiệu quả và ngược lại

- Quản lý xã hội có tính liên tục, tính kế thừa Việc quản lý xã hội gắn liền với sự tồn tại của các quốc gia và các dân tộc Còn hoạt

động của con người thì còn hoạt động quản lý, vì vậy quản lý xã hội luôn là sự kế thừa theo dòng chảy của lịch sử xã hội loài người

- Quản lý xã hội mang tính thấm thấu, tính lan truyền, quản lý xã hội của xã hội này phải học hỏi kinh nghiệm của xã hội khác để

Trang 28

tìm được cách quản lý tốt nhất Sự học hỏi phải có chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia

- Quản lý xã hội luôn liên quan tới vấn đề động lực và phản động lực của sự phát triển xã hội

Động lực trong quản lý xã hội là động lực của từng thành viên,

tính đồng thuận và sự kết hợp tốt của từng động lực riêng rẽ thông

qua các thiết chế tổ chức xã hội hợp lý, ngoài ra còn phải tính đến sự kết hợp có hiệu quả của các xã hội bên ngoài

Phản động lực là sự không đồng thuận của các động lực cá nhân trong xã hội thông qua các điều bất cập của thiết chế xã hội:

sự tác hại từ phía các xã hội khác hoặc điều kiện bất lợi từ thiên nhiên gây ra

Các động lực và phản động lực cần được kiểm sát và sử dụng có hiệu quả

— Quan lý xã hội là một khoa học vì có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng

- Quản lý xã hội là nghệ thuật vì nó đòi hỏi sự xử lý linh hoạt và có hiệu quả việc quản lý trong các điều kiện cụ thể của xã hội

- Quản lý xã hội là sự nghiệp của toàn xã hội, nó đòi hỏi sự

đóng góp công sức, mọi nô lực chủ động sáng tạo của mọi con

người, của tất cả các nhóm người trong xã hội, của mọi thiết chế xã hội dưới sự điều hành của chủ thể quản lý xã hội cơ bản

5 Những yêu cầu của quản lý xã hội

Là những yêu cầu của những quy luật và xu hướng khách quan của sự phát triển đất nước theo hướng hiện đại hóa, hội nhập quốc tế

— lrước hết, quản lý xã hội phải thúc đẩy việc nâng cao năng

Trang 29

người lao động phát huy được hết năng lực của mình Liên kết nhân lực với tư liệu sản xuất một cách tối ưu, giảm dần thất ngniệp, tạo sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất, Nhà nước phải có

trách nhiệm chăm lo đào tạo và sử dụng nhân lực trên quy mơ tồn

bộ nền kinh tế quốc dân

Chú ý hoàn thiện thái độ của người lao động với lao động, nhất là trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập

ngày nay, khi những khả năng kiểm tra từ bên ngoài đối với người

lao động giảm đi, vì lao động hôm nay mang tính sang tao cao,

nên ít thích hợp với việc kiểm tra từ bên ngoài Trong điều kiện ấy, lương tâm con người trở thành người kiểm tra chủ yếu, cho nên

động cơ bên trong ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng

cao năng suất lao động Hơn nữa, điều kiện chủ yếu để nâng cao

năng suất lao động là sự phát triển cá nhân Lao động sáng tạo chỉ

thực hiện được khi cá nhân phát triển Giữa phát triển sản xuất (sự phát triển kinh tế) với sự phát triển cá nhân (sự phát triển xã hội)

có mối liên hệ biện chứng trực tiếp, việc nhận thức và đánh giá

mối liên hệ ấy là một trong những cơ sở của quản lý xã hội, vì quản lý xã hội phải đạt tới sự phát triển cao nhất của cá nhân và bằng cách đó mà đạt tới sự phát triển sản xuất

— Phải đảm bảo mức thỏa mãn cao nhất có thể được đối với

những yêu cầu của quy luật phát triển xã hội Không coi chỉ là quy

luật phát triển kinh tế, mà là sự phát triển cân đối trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Để giải quyết nhiệm vụ ấy phải tính

tới tác động qua những xu hướng trái ngược nhau, có liên quan tới

tính độc lập tương đối của mỗi lĩnh vực cũng như với nhịp độ phát triển của xã hội

Sự phát triển nhanh chóng của mọi xã hội ngày nay đòi hỏi con

người phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để thích ứng với sự thay

Trang 30

đổi đó Chính vì vậy, giáo dục phải đi trước một bước, kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác Nhiệm vụ của quản lý xã hội là tìm ra sự thỏa hiệp giữa tính cân đối và tính không cân đối trong

sự phát triển xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

— Phải bảo đảm sự phù hợp của quan hệ xã hội với sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật

Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp luận quản lý xã hội là sự tương quan giữa những yêu cầu xã hội và những yêu cầu kinh tế, điều này không đồng nhất với mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng Với chủ nghĩa xã hội, sự phát triển sản xuất chỉ là phương

tiện để phát triển toàn diện con người, điều đó có nghĩa là mục đích

xã hội chiếm ưu thế đối với những yêu cầu kinh tế, bởi vì mục đích

ấy thể hiện bản chất của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của xã hội khi chưa có khả năng kinh tế, mà có nghĩa là nhịp độ

phát triển xã hội phải đi trước Mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội và

yêu cầu kinh tế chỉ có tính chất ước lệ, có cái không sinh lợi nếu xét theo quan điểm của một đơn vị kinh tế hay một ngành, lại rất có lợi nếu xét theo quan điểm xã hội Do đó quản lý xã hội phải tính đến

toàn bộ chi phí của xã hội cho việc tái sản xuất dân cư

Việc nâng cao năng suất lao động không chỉ kích thích

bằng vật chất mà còn những nhân tố khác nữa (tâm lý, hoàn cảnh sống .), giải quyết được hài hòa vấn đề chính là điều

kiện để nâng cao năng suất lao động và như vậy mâu thuẫn

Trang 31

nhiệm vụ xã hội Trong mối tương quan giữa những yêu cầu xã

hội và kinh tế, cần xuất phát từ quan điểm coi quản lý xã hội là một phương pháp tác động tích cực đối với đời sống để cho nó phát triển theo lợi ích chung của xã hội

~ Quan lý xã hội phải tính đến hậu quả của cách mạng khoa học - công nghệ Cuộc cách mạng này với tính chất toàn cầu của hoat động con người, có thể gây ra những biến đổi to lớn về môi

trường và những hậu quả khó lường trước, vì vậy quản lý xã hội

phải tính đến những điều đó

Tóm lại, việc quản lý xã hội hiện nay phải tính đến yêu cầu của

các quy luật và xu hướng phát triển xã hội đang tác động trong

lĩnh vực xã hội - kinh tế cũng như trong lĩnh vực khoa học - công

nghệ Không thể quản lý nếu không biết đến những quy luật và xu hướng ấy hoặc bất chấp chúng

Xét đến cùng, mục tiêu quản lý xã hội trước hết là phải ổn

định chính trị, ổn định chính trị vừa là nguyên nhân vừa là kết

quả để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cũng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của ổn định chính trị

Trang 32

Chuong 2 €Hủ rHẾ, kHÁCH THỂ VA BO MAY QUAN LY XA HỘI ¡~ CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ QUẦN LÝ XÃ HỘI 1 Chủ thể quản lý xã hội

Quản lý là những tác động do con người thực hiện để tổ chức và

điều chỉnh hành vi của những con người khác nhau nhằm phối hợp các cố gắng riêng lẻ của từng người, từng nhóm người độc lập đối với nhau, thành một cố gắng chung, hướng vào việc biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, chinh phục thế giới ấy vì lợi ích của con người Bởi vậy, quản lý là quan hệ giữa người với người trong một

xã hội nhất định Nói cách khác, quản lý là một dạng quan hệ xã hội có sự tham gia của các bên theo một cơ chế riêng biệt: một bên làm phát sinh các tác động tổ chức và điều chỉnh, còn bên kia là sự tiếp nhận các tác động ấy, chuyển chúng thành các hành vi hoạt

động cụ thể, tạo thành một quá trình vận động ăn khớp, nhịp

nhàng nhằm một mục đích chung Trong quan hệ này, chủ thể

quản lý là bên làm phát sinh các tác động tổ chức và điều chỉnh, còn bên kia là khách thể quản lý

Xã hội là một cộng đồng người được quản lý Nhiều chủ thể

thực hiện sự tác động quản lý lên xã hội hình thành hệ thống quản lý xã hội Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, vai trò và sự

tham gia thực hiện quản lý xã hội của các chủ thể quản lý có sự

Trang 33

khác nhau cả về số lượng và chất lượng, tính chất và quy mô của

quản lý Ngày nay, trong một hoàn cảnh lịch sử mới, sự phát triển

của xã hội, trước hết về mặt chất lượng của nó là những quá trình được tạo ra bằng kết quả tổng hợp của các tác động quản lý của nhiều chủ thể quản lý trong hệ thống quản lý xã hội Những chủ thể quản lý xã hội bao gồm: -

- Từng con người - thành viên của xã hội, là một chủ thể quản lý xã hội Để tồn tại, con người phải lao động Muốn lao động có kết quả - tức là lao động do con người tiến hành phải thoả mãn

được nhu cầu của mình - mỗi một con người phải biết tự tổ chức

các hoạt động của mình và tự điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với quy luật khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội quanh mình Trong trường hợp này, con người tự quản lý lấy mình - Các cộng đồng xã hội nhỏ, những cộng đồng này là các chủ thể quản lý xã hội, khi nó thực hiện sự tự quản lý trong nội bộ của công đồng Tuy nhiên, các cộng đồng xã hội nhỏ được hình thành theo nhiều nguồn gốc và dấu hiệu khác nhau; độ bền vững và khả năng cố kết nội bộ khác nhau Do đó, trình độ, tính chất và quy mô của sự tự quản lý cũng khác nhau Có cộng đồng hình thành theo dấu hiệu huyết thống, đó là các quan hệ họ hàng, thân thuộc; có cộng đồng hình thành theo dấu hiệu lãnh thổ như khu phố, thôn

xóm Các tập thể người lao động, như các tổ, đội lao động; toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trong một xí nghiệp, một cơ

quan cũng là những chủ thể quản lý xã hội Sự hình thành các tập thể người lao động và sự tham gia của các tập thể đó trong vai trò là chủ thể quản lý xã hội, làm cho vai trò của các cộng đồng xã

hội nhỏ và khả năng quản lý xã hội có sự đổi mới về chất

— Các đoàn thể quần chúng là những tổ chức được thành lập

Trang 34

người có cùng nghề nghiệp, lứa tuổi hay giới tính Vai trò chủ thể quản lý xã hội của các đoàn thể quần chúng được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện của nó từ cơ sở đến trung ương Bởi vậy, không gian tác động quản lý của nó bao trùm toàn xã hội Đó là điều khác biệt đối với các cộng đồng xã hội nhỏ và các tập thể người lao động, tạo cho các đoàn thể quần chúng khả năng tham gia quản lý xã hội trong vai trò chủ thể của nó, được lớn hơn và

tích cực hơn

— Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là một lực lượng chính

trị, lãnh đạo các quá trình phát triển xã hội, do đó là chủ thể chủ yếu và quan trọng trong quản lý xã hội ở nước ta Trong vai trò quản lý xã hội, Đảng vạch ra đường lối phát triển xã hội, đặt ra mục tiêu cho mỗi giai đoạn phát triển và đề ra phương pháp thực

hiện các mục tiêu đó Sự lãnh đạo của Đảng có nội dung cơ bản là

tạo ra và bảo đảm sự phối hợp các cố gắng của từng chủ thể quản lý xã hội thành một cố gắng chung thống nhất, thành một sức mạnh tổng hợp hướng vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

— Nhà nước, từ bản chất của nó, đã khẳng định là một chủ thể quản lý xã hội có vai trò to lớn nhất và quan trọng nhất Nhà nước là chủ thể trực tiếp và toàn diện của quản lý xã hội Với tư cách là

hình thức tổ chức xã hội, nhà nước, bằng hệ thống các cơ quan nhà

nước và đội ngũ công chức, thực hiện chức năng tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội, tức là tổ chức thực hiện trên thực tế đường lối chiến lược các mục tiêu và phương hướng phát triển xã hội của Đảng

Trang 35

con người và vì vậy, các chủ thể quản lý xã hội phải hiểu được cơ cấu nhu cầu của con người, các quy luật khách quan của tự nhiên

và xã hội để thực hiện các tác động quản lý Cho nên các chủ thể

quản lý xã hội đều có chung nội dung quản lý nhưng phạm vị và mức độ khác nhau Sự phân biệt khác nhau giữa các chủ thể quản

lý xã hội là hình thức và phương pháp thực hiện các tác động quản lý được quy định bởi vị trí xã hội, pháp lý và sức mạnh biểu hiện ý

chí - quyền uy - của chủ thể quản lý xã hội Bất kỳ một quan hệ

quản lý nào cũng được hình thành và tồn tại trên cơ sở quyền uy

Đối với một người, sức mạnh ý chí về lợi ích của mình là quyền uy đối với hành vi của người đó Đối với một tập thể, sức mạnh của ý chí chung về lợi ích chi phối các hoạt động của từng thành viên và tập thể Là hình thức tổ chức bao trùm lên toàn xã hội, nhà nước là

tó chức duy nhất có khả năng biểu hiện được ý chí chung của toàn

xã hội Các tác động quản lý của nhà nước lên các quá trình xã hội

đều được thực hiện bằng quyền lực nhà nước, thông qua một hệ

thống các cơ quan nhà nước và các nhà chức trách tạo thành những

đặc trưng riêng của chủ thể quản lý nhà nước

2 Khách thể quản lý xã hội

Quản lý xã hội được thực hiện thơng qua tồn bộ các hoạt động và các quan hệ trong đời sống xã hội của con người Bởi vậy, những biểu hiện cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các hiện tượng xã

hội, đời sống xã hội, các nhóm xã hội tác động qua lại với nhau nhằm thực hiện lợi ích chung hoặc riêng - là con người, các tổ

caức, các cộng đồng lãnh thổ, các nhóm giai cấp xã hội các hoạt

động và hành vi của con người đều là khách thể quản lý xã hội

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, toàn bộ các hiện tượng xã hội

ấy, chính là các quá trình tái sản xuất ra các giá trị vat chat va tinh

Trang 36

than, các điều kiện xã hội nhằm phục vụ cuộc sống của con người Không phải ngâu nhiên ở đây, chỉ đề cập đến quá trình tái sản xuất

ra các giá trị vật chất và tinh thần Bởi vì, sản xuất ra các giá trị vật

chat va tinh thần với việc tái sản xuất ra các giá trị ấy là một quá trình thống nhất Đối với lĩnh vực các điều kiện sống của xã hội

cũng vậy, hàng ngày, chúng ta tạo ra các điều kiện sống và chính

chúng ta lại sử dụng các điều kiện đó

Hệ thống tái sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần, các

điều kiện sống của xã hội là hệ thống cơ bản của xã hội Chính hệ thống này đã sản sinh ra các giá trị mà con người đã sử dụng nó để tồn tại và phát triển Đến ngày nay con người đã tạo ra cho mình một hệ thống to lớn các lĩnh vực trong đó con người tiến hành các

hoạt động sản xuất và tái sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần, các điều kiện sống của con người Hệ thống đó bao gồm các lĩnh

vực khác nhau trong đời sống xã hội Hệ thống ấy còn bao gồm cả

[nh vực tái sản xuất ra chính bản thân con người Khách thể quản

lý xã hội chính là tổng thể các lĩnh vực ấy Nói một cách khác,

khách thể của quản lý xã hội chính là hệ thống trong đó, bao gồm vô số các hoạt động sản xuất và tái sản xuất các giá trị vật chất và tình thần, các mối quan hệ sinh ra từ quá trình đó, các điều kiện sống của con người trong xã hội

3 Quan hệ giữa khách thể và chủ thể quản lý

— Hệ thống quản lý trong xã hội là một hệ thống thứ bậc phức tạp với các khâu quản lý trung tâm và trung gian của nó Hệ thống

ấy luôn thay đổi, ngoài ra, một yếu tố căn bản của quản lý xã hội là việc chuyển hình thức quản lý tự phát sang những hình thức quản lý tự giác và mở rộng nhân tố tự giác Quản lý xã hội là việc

Trang 37

xã hội khác nhau và xã hội nói chung nhằm duy trì trạng thái vận động và hoạt động bình thường của hệ thống xã hội

- Áp dụng vào xã hội, các phân hệ quản lý và bị quản lý thể

hiện thành chủ thể, khách thể của quản lý Phân hệ bị quản lý

(khách thể) tiếp nhận và sử dụng mệnh lệnh của khối quản lý, còn

phân hệ quản lý (chủ thể) thì xử lý thông tin nhận được và đưa ra

những mệnh lệnh quản lý Giữa khách thể và chủ thể quản lý có

rnối liên hệ và tác động qua lại chặt chẽ; đó là những mối liên hệ

xuôi và ngược, mối liên hệ đó thể hiện sự thống nhất biện chứng của chủ thể và khách thể quản lý Quản lý thực hiện chức năng tích cực, nhưng nó lại chịu tác động của bị quản lý

- Khách thể quản lý xã hội bao giờ cũng là tập thể cụ thể, một

cộng đồng người nhất định (có thể cả xã hội hay nhóm người ) và các mối quan hệ giữa chúng, nhưng vì xã hội nói chung (là một

hệ thống) lại tự quản lý nên không có một chủ thể quản lý nào ở bên ngoài nó và vì vậy những khách thể quản lý vừa là những hệ thống bị quản lý, vừa là những hệ thống tự quản lý

Vì mỗi tập thể cụ thể là một yếu tố, là một bộ phận không tách rời của cái toàn bộ, vì vậy chịu ảnh hưởng của cái toàn bộ, phải

điều chỉnh hoạt động của mình theo hoạt động của cái toàn bộ, tức

là phải bị quản lý từ một trung tâm quản lý chung nào đó

Có thể nói rằng, trong hệ thống phức tạp ấy (xã hội nói chung), sự phân chia thành chủ thể và khách thể quản lý chỉ có tính quy ước hoặc tương đối, bởi vì cùng hệ thống, tùy theo quan hệ khác nhau khi đóng vai trò khách thể, khi đóng vai trò chủ thể của quản lý

Quan hệ giữa các khâu trong hệ thống quản lý (trong cơ cấu quản lý) được xây dựng trên cơ sở phụ thuộc lẫn nhau và phối hợp

Trang 38

cầu của quá trình công nghệ quy định Trong xã hội tiến bô, nguoil thừa hành và người lãnh đạo đều là những thành viên bình dang

của xã hội, hệ thống quản lý xã hội được xây dựng trên những nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng nhau

Để đạt mục đích thường dùng những phương tiện hoạt động

quản lý khác nhau: mệnh lệnh, chỉ thị, khuyến khích, trừng phạt, giáo dục Đặc biệt là công tác giáo dục liên quan rất chặt chẽ với

phát triển sản xuất và xã hội nói chung Quá trình giáo dục là một hiện tượng xã hội phức tạp đòi hỏi phải được quản lý và phát triển có kế hoạch Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình giáo dục là một vai trò hai mặt Một mặt tham gia vào việc tổ chức và quản lý giáo dục, mặt khác bản thân họ làm chức năng giáo dục Như vậy, người lãnh đạo không chỉ là người quản lý, mà còn là

người giáo dục, không chỉ tác động tới tập thể bằng lời nói mà

bằng tấm gương cá nhân của mình Và bởi vì ảnh hưởng của chủ

thể quản lý đối với khách thể quản lý bằng hai kênh: Những mệnh

lệnh và quyết định quản lý cũng như phương tiện giáo dục, nên mối liên hệ xuôi giữa chủ thể và khách thể quản lý có thể chia

thành hai loại: liên hệ xuôi mệnh lệnh, liên hệ xuôi giáo dục

Khi giáo dục cho tập thể, người quản lý không được đứng trên tập thể Họ cũng chịu ảnh hưởng của tập thể, trước hết là chịu ảnh hưởng của tập thể Do đó, tập thể vừa là đối tượng chịu giáo dục

lại vừa là người giáo dục tập thể cho thành viên cũng như cho những cán bộ quản lý Đó cũng chính là quan hệ biện chứng giữa

chủ thể và khách thể của quản lý xã hội Ảnh hưởng của khách thể đối với chủ thể không chỉ giới hạn ở tác động giáo dục, tập thể còn

Trang 39

| - BO MAY QUAN LY XA HOI

Chủ thể quản lý xã hội bao giờ cũng thể hiện ở những hình thức tổ chức của nó Đó là những hình thức thể hiện và hoạt động của

rhững quan hệ quản lý, là những cơ quan, những thể chế xã hội do

con người và giai cấp đặt ra

Trong xã hội có giai cấp, hình thức nổi bật nhất của những hình

thức quản lý xã hội là nhà nước Tuy nhà nước là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống bộ máy quản lý xã hội nhưng không phải là yếu tố duy nhất Ngoài nhà nước, trong bộ máy quản lý xã hội còn có tổ chức không phải của nhà nước Tất cả những tổ chức đó hợp thành bộ máy quản lý xã hội

Bộ máy quản lý là hình thức tổ chức thể hiện sự hoạt động của các quan hệ quản lý, bao hàm các tổ chức thực hiện quản lý trong

các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người, phù hợp với

những nhu cầu và quy luật của phát triển xã hội

Mỗi tổ chức có chức năng quản lý xã hội riêng với phương tiện

và phương pháp riêng Cái gì làm cho các tổ chức ấy giống nhau với tư cách là những bộ phận trong bộ máy quản lý chung? Cái gì

đảm bảo hiệu lực của nó?

Ở đây vấn đề then chốt của chủ thể quản lý xã hội chính là vấn đề quyền lực Chủ thể quản lý thể hiện thành bộ máy quản lý về

mặt tổ chức mà tổ chức chỉ hoạt động hiệu quả khi nó có quyền

lực Do đó quyền lực là thuộc tính của bộ máy quản lý, của chủ thể quản lý

Quyền lực là một quan hệ đặc thù giữa con người với nhau, mối quan hệ ấy bắt nguồn từ bản chất của nên sản xuất xã hội

Trang 40

quan hệ quyền lực càng hoàn thiện và vai trò của nó trong xã hội ngày càng cao

Quyền lực là một hiện tượng tất yếu Cơ sở khách quan của quyền lực là những điều kiện sản xuất vật chất, là tính chất xã hội

của lao động và sự phân công lao động Không có quyền lực xã

hội thì không có sản xuất xã hội Quyền lực bao hàm các yếu tố:

— Những quan hệ quyền lực giữa con người, giữa các tập đoàn

xã hội

_— Những hình thức quyền lực thể hiện thành những cơ quan

quyền lực

Cơ quan quyền lực không tạo ra quyền lực, nó thể hiện những quan hệ về quyền lực trong xã hội nhằm thể hiện ý chí chung

(thống trị Quyền lực gắn chặt với toàn bộ hệ thống quản lý xã

hội Mọi cơ quan quyền lực đều là cơ quan quản lý, không có

quyền lực không thể thực hiện những chức năng quản lý

Chức năng quyền lực xã hội:

1 Điều tiết, phối hợp những quan hệ giữa con người trong đời

sống và hoạt động của họ, xác định những phương hướng cơ bản

của sự phát triển xã hội, của hành vi con người bằng cách đưa ra những quyết định thể hiện ý chí của xã hội, của tập thể

2 Đấu tranh chống những hành vi trái với những quy tắc xã

hội, trái với những quyết định của cơ quan quyền lực

Chức năng thứ nhất bắt nguồn từ những nhu cầu của sự phát

triển xã hội Nó mang yếu tố xây dựng sáng tạo và có xu hướng trở thành chức năng chủ yếu trong việc điều tiết những quan hệ

Ngày đăng: 08/11/2022, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w