HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA TUYEN TRUYEN
TS HA THI BINH HOA
Trang 24948 [Ad
Trang 3HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYEN KHOA TUYEN TRUYEN
TS Ha Thi Binh Hoa
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
“Một cây làm chăng nên non
Ba cay chum lai nén hon nui cao `
Trong thời đại ngày nay, mở cửa để hội nhập, giao lưu và phát triển đã và đang trở thành xu thế của tất cả các quốc gia trên thế giới Hợp tác để cùng nhau tiến bộ và phát triển không chỉ được các quốc gia quan tâm mà nó đã và đang thấm sâu vào ý thức của từng nhóm xã hội và mỗi cá nhân Sự thành công của mỗi người đù lớn hay nhỏ đêu liên quan ít nhiều đến khả năng hợp tác với mọi người xung quanh Song làm thể nào để hợp tác có hiệu quả, đòi hỏi mỗi người cân phải có những hiểu biết về nhất định về giao tiếp
Đối với những cán bộ làm công tác tr trỏng trong tương lai, sự hiểu biết về giao tiếp có ÿ nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết; vì lẽ đó mà môn “Khoa học Giao tiếp” chiếm một vị trí xứng đáng trong chương trình đào tạo những cán bo lam công tác tư tưởng của Đảng Nhăm đáp ứng yêu câu học tập
nghiên cứu môn học này của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyện, Tiến sĩ Hà Thị Bình Hòa đã được giao nhiệm vụ biên soạn cuốn Khoa học Giao tiếp
Nội dung cuốn sách gôm 6 chương:
Chương 1: Những vấn đê lý luận chung về giao tiếp;
Chương 2: Những rào cản, động lực và phương thức của hoạt động giao tiếp;
Trang 5Chương 3: Các giai đoạn, các phương tiện và hình thực của hoạt động giao tiếp;
Chương 4: Nguyên tắc, môi trường và cấu trúc thông điệp _ ong giao tiếp,
Chương 5: Kỹ năng và phong cách giao tiếp, Chương 6: Giao tiếp trong một số lĩnh vực cụ thể
Giao tiếp là một vấn đề phong phú và phức tạp, mặc dù tác giả đã hết sức cô găng song chắc chắn sẽ còn những hạn chế Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ÿ kiến đóng góp quý báu để cuốn sách ngày càng hoàn thiện
Tác giả
Trang 6Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP
Trong quá trình tổn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như nhóm xã hội phải tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau đề thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần rất phong phú và đa dạng của họ Trong quá trình ây, con người luôn săn liên với sự tôn tại, phát triển của những cá nhân và nhóm xã hội thông qua hoạt động hợp tác, chia sẻ Trong quá trình đó rất nhiều nhu câu của
con người được thỏa mãn, có thê kế đến như: nhu cầu trao đồi
thông tin, trao đối kinh nghiệm với mọi người khác; nhu cầu hợp tác làm việc, nhu cầu giúp đỡ mọi người cũng như mong muốn người khác giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn; hay nhu
cầu được thể hiện khả năng của mình trước người khác v.v Tất
cả những nhu cầu đó của con người chỉ có thé được thỏa mãn thông qua hoạt động g1ao tiếp
1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề giao tiếp
Giao tiếp là hiện tượng tâm lý đặc trưng của con người, nó xuất hiện từ khi có xã hội loài người; nhưng nghiên cứu giao tiếp như là một vấn đề khoa học thì mới được chú ý cách đây không lâu
Trong lịch sử, giao tiếp được các nhà triết học như: Socrát
Trang 7_ (470-399 tr.CN), Platôn (428-374 tr.CN) dé cap Các ông coi đối
thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan hệ giữa con nguol voi con nguoi
Sang thé ky XVIII, M.P.Hemxtec Loxis nhà triết học người
Hà Lan đã viết một tiểu luận với nhan đề: Một bức thư vê con
người và các quan hệ của nó với người khác Trong tiểu luận này, ông đã chú ý phân tích mối quan hệ giữa con nguoi voi con người |
Đến thé ky XIX, nha triết học người Đức L.Phơbách (1804-
1872) khăng định giao tiếp là sự thể hiện “tính người” Theo ông,
“Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên
tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”
C.Mác (1818-1883) đã có tư tưởng về nhu cầu xã hội giữa
con người với con người Trong Bản thảo Kinh tế triết học 1844 ông đã nhân mạnh răng: thông qua giao tiếp với người khác mà con người có thái độ với bản thân mình, với người khác và giao tiếp với người khác là chiếc gương để mỗi người tự soi mình
Kế thừa những tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã viết: khi giao tiếp con người đã tham gia vào nhiều hình thái xã hội phức
tạp và ở đó đã tạo ra những mối quan hệ xã hội phức tạp Theo
V.I.Lênin, giao tiếp trước hết là điều kiện, là tiền đề của sự hình
thành và phát triển những mối quan hệ xã hội, sau đó chính nó lại
là quá trình thực hiện các mối quan hệ xã hội đã hình thành
Dau thé ky XX van dé giao tiếp mới thực sự được các nhà
Trang 8lý học người Mỹ, đại diện cho trường phái triết học thực dụng đã
khang định vai trò của giao tiếp đối với sự tôn tại của con người Theo ông: “Nếu mỗi người muốn có cái riêng của mình thì phải có “cái tôi” khác, đó là những khách thể xã hội khác với khách thể vật lý vì nó có khả năng tác động tích cực đến cái tôi của người khác mà ngày nay người ta thường gọi là những chủ thể”
Các Giaspe (1883-1969) - nhà triết học và nhà tâm lý học
người Đức đã đưa ra lý thuyết giao tiếp (thông tin) hiện sinh Ông cho rang trong giao tiếp hiện sinh “mọi người gắn bó với nhau, nhưng mỗi người vẫn giữ cá tính riêng”
Sig Mun Freud (1856-1939), đại diện cho trường phái phan tâm học đi sâu tìm hiểu quá trình giao tiếp dưới ảnh hưởng của vơ thức Ơng đi tìm mối liên quan giữa giao tiếp với giấc mơ, với sự tưởng tượng và cho răng trong hệ thống giao tiếp có người phát tín hiệu có người nhận thông tin và quá trình này diễn ra trên cơ sở cả hai bên đều muốn tìm hiểu lẫn nhau, muốn làm theo nhau
Đến giữa thế kỷ XX (1947-1948) hình thành một số chuyên
ngành khoa học mới trong đó phải kế đến *Điều khiến học” đã ảnh hưởng đến việc nghiên cứu giao tiếp Bắt đầu bằng tác phẩm Điều khiển học của nhà bác học Mỹ N.Wienner, ông đã xây dựng mô hình giao tiếp dựa trên lý thuyết thông tin (lý thuyết về sự truyền thông ở các phức hệ có khả năng tự kiểm tra, về các giá
mang thông tin được tạo thành các từ, các dấu hiệu tín hiệu)
N.Wiener đưa ra sự thay đổi trong các mô hình đường thăng về giao tiếp băng cách đưa vào khái niệm “Feed-back” hay thông tin phản hồi và nhân mạnh sự điều chỉnh cần thiết các luông thông tin trong quá trình hoạt động Tiếp theo N.Winner là Lý (huyết
Trang 9toán học quá trình thông tin của C.Shanon (1949) và các tác phẩm nghiên cứu của Perdonici cùng các cộng sự cho răng giao
tiếp gắn liền với khái niệm thông tin
Các nghiên cứu của Westley, Maclean, Moles, Frid Mann và
Souchon đã bồ xung vào mô hình giao tiếp các yếu tố sau:
- Sự phân biệt giữa nguồn phát và những nhân vật trung gian của bản thông điệp (đặc biệt khi có sự truyền miệng một bản thông điệp)
- Yếu tố chủ định trong việc chọn lọc và truyền đi bản
thông điệp có thê là vô thức hay hữu thức (đặc biệt là trong các
tin đồn)
- Cần có những bộ lọc khắc phục sự làm méo thông tin
Như vậy, từ đây việc nghiên cứu giao tiếp chịu ảnh hưởng của điêu khiển học, lý thuyết thông tin và lý thuyết hệ thống Nhiều học giả đã vận dụng các lý thuyết đó vào việc nghiên cứu giao tiếp như là các mối quan hệ giữa các nhân cách và đi đến kết luận răng: Nghiên cứu giao tiếp chính là nghiên cứu logic giao tiếp hay ngữ pháp của giao tiếp Các tác giả này coi giao tiếp là một tổ hợp hành vi, là một quá trình xã hội diễn ra Ø1ữa người với người bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ )
Duy Phơren một học giả người Pháp đã không đồng tình với quan điểm trên đây cho răng quan điểm này chỉ nhìn thấy các
mối quan hệ, các hệ thống, các cấu trúc mà đánh mất bản thân
con người Trong tác phẩm ;ấy bảo vệ lấp con Hñgưởi có một chương với nhan đề “Tôi và bạn” ông đã coi giao tiếp là đối thoại giữa hai người
Trang 10Ở Liên Xô, ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà tâm lý học như
L.X.Vưgốtxki; X.L.Rubinstêin; A.N.Lêonchiép đã nghiên cứu
vấn để giao tiếp dưới góc độ tâm lý học Nhưng mãi đến năm 1970, giao tiếp mới được các nhà nghiên cứu tâm lý thực sự quan
tâm Có thể kê đến các công trình nghiên cứu: Œ/ao tiếp là vấn
đề nghiên cứu của Tâm lý đại cương (1978) của B.Ph.Lômốp: ¿
giao tiếp, những đặc trưng cúa nó trong công việc với con người của A.A.Bôdalốp (1972); Tám lý học giao tiép của
A.N.Léonchiép (1974)
Trong chuyén khao Van đề giao tiếp trong tâm lý học của
B.Ph.Lômốp, giao tiếp được phân tích khá chỉ tiết dưới góc độ
của tâm lý học đại cương Tiếp sau đó còn có hàng loạt các công
trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học khác Có thể khái quát
thành các hướng nghiên cứu sau:
- Hướng nghiên cứu thứ nhất: Gôm các nhà tâm lý học như M.A.Acgain; K.K.Platônốp; A.L.Kôtôminki Các ông đều đã nhân mạnh khía cạnh thông tin trong giao tiếp
- Hướng nghiên cứu thứ hai: Gồm các nhà tâm lý học như
A.N.Lêonchiép, B.Ph.Lômốp, khi bàn về giao tiếp và hoạt động
các ông đã nhìn nhận bản chất giao tiếp trong việc xác định vị trí giao tiếp trong hệ thông các khái niệm, phạm trù tâm lý học
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp được bắt đầu nghiên cứu băng một loạt các công trình nghiên cứu như: C: Mác và phạm tru giao
tiếp (1980) của tác giả Đỗ Long; Giao tiếp, tâm lý, nhân cách
(1981) của tác giả Trần Trọng Thủy; Bàn về phạm trù giao tiếp
(1981) của tác giả Bùi Văn Huệ; Vấn đề giao tiếp (1992) của tác
giả Nguyễn Văn Lê Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của
Trang 11nhiều tác giả khác vê các khía cạnh khác nhau của giao tiếp và
giao tiép trong mot so linh vuc cụ thê, đặc biệt là trong lĩnh vực
giáo dục
2 Khái niệm chung về giao tiếp
a Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người Trong quá trình sống và hoạt động, xung quanh con người có rất nhiều các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, kinh doanh, đối ngoại Đa số các mối quan hệ đó được hình thành và phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc vô cùng phong phú và đa dạng với người khác - đó là giao tiếp Dù làm việc ở cấp cao hay thấp, ở bất cứ vị trí nào trong xã hội, người ta cũng luôn phải tiến hành giao tiếp Đặc biệt, những người làm công tác tuyên truyên, vận động, công tác đối ngoại, marketting chỉ có thể làm việc hiệu quả khi có khả năng giao tiếp tốt
Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đôi thông tin,
xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp, tri giác và tìm hiểu
người khác Tương ứng với các yêu tố trên thì giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác
Khía cạnh giao lưu của giao tiếp găn liền với việc tìm hiểu những đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa các bên g1a0
tiếp với nhau, trong đó phải kể đến mục đích, tâm thế và ý định
của nhau Quá trình giao lưu sẽ làm giàu lên về kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm của các bên tham gia giao tiếp
Trang 12Một khía cạnh khác của giao tiếp là sự ác động qua lại giữa các bên giao tiếp Trong hoạt động này, ngôn ngữ thống nhất và
cùng hiểu biết về tình huống, hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần
thiết đảm bảo sự tác động qua lại đạt hiệu quả Có nhiều kiểu tác
động lẫn nhau giữa những người tham gia giao tiếp với nhau mà
trước hết đó là sự hợp tác và cạnh tranh, tương ứng với chúng là
sự đồng tình hay xung đội
Khía cạnh #i giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành ấn tượng tốt hoặc xấu về người khác thông qua lời nói hành vi, ánh mắt, nụ cười, tư thể tác phong được sử dụng trong giao tiếp Trong giao tiếp, khi tri giác người khác cần chú ý tới ảnh hưởng của các các hiện tượng như: ấn tượng ban đâu, hiệu
ứng cái mới, sự điển hình hóa Chăng hạn như ấn tượng về đối
tượng giao tiếp là không tốt thì ngay từ giai đoạn mở đâu diễn biến và kết thúc giao tiếp diễn ra cũng khó khăn, kém hoặc không hiệu quả
Thực tế cuộc sống cho thay có sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa người này với người khác trong các hoạt động vui chơi, học
tập, lao động xã hội nhăm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau
của con người Trong khi giao tiếp người ta dùng ngôn ngữ, các
tín hiệu, ký hiệu để thực hiện mục đích trao đôi thông tin hoặc
tỉnh cảm với nhau |
Giao tiếp là một hoạt động đặc biệt của con người Giao tiếp và hoạt động là hai mặt của sự ton tại người Hoạt động diễn ra
trên nên của giao tiếp còn giao tiếp bao giờ cũng thực hiện một hoạt động nhất định
Trang 13Hoạt động giao tiếp của con người biểu hiện các mặt sau: - Biểu hiện mối quan hệ giữa người và người (mỗi quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp)
- Sự tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể giao tiếp (sự tác động qua lại giữa các chủ thể giao tiếp)
- Có sự trao đối thông tin, tình cảm và điều chỉnh lẫn nhau
(chính là những hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng mà con người có
được sau giao tiếp)
Giao tiếp thê hiện mỗi quan hệ giữa người với người, nhờ có
giao tiép mà các giá trị, chuân mực xã hội được hình thành
Thông qua giao tiếp mỗi người cũng hình thành cái riêng của
mình Qua giao tiếp, các cá nhân trao đổi tình cảm, tâm tư nguyện vọng và nhu câu với nhau, trên cơ sở đó có sự đồng cảm giữa con người với con người Trong giao tiếp người ta có thê thông báo cho nhau những vấn đề cần thiết mà hai bên cùng quan tâm, Những mệnh lệnh, chỉ thị từ cấp trên xuống Nhờ giao tiếp
người ta có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm
của bản thân và xã hội Sự biểu cảm qua giao tiếp cũng thông báo cho đối tượng giao tiếp biết vẻ thái độ của người đang giao tiếp
Quá trình nghiên cứu phạm trù giao tiếp, có rất nhiều quan niệm khác nhau, ở góc độ của mình, mỗi tác giả khi đưa ra quan niệm về giao tiếp đều muốn nhắn mạnh khía cạnh mà mình nghiên cứu Có tác giả xem giao tiếp như là hoạt động thông tin giữa người và người, tác giả khác lại khai thác giao tiếp ở góc độ
hoạt động và xem nó như điều kiện không thể thiếu để con người
tôn tại và phát triển
Trang 14Trong Tâm lý học phương Tây, giao tiếp chỉ được xem xét ở những biểu hiện bề ngoài mà chưa đi sâu nghiên cứu bản chất
của giao tiếp Có thể kể đến các nhà tâm lý học như:
- E.E.Acguyt (nhà tâm lý học người Mỹ) đã không dùng
thuật ngữ “giao tiếp” mà chỉ nói đến sự tác động sự truyền bá sự
tiếp nhận và sự trao đổi thông tin giữa con người với nhau
- M.Acgain (nhà tâm lý học người Anh) quan niệm giao tiếp
là sự tác động qua lại trực tiếp đến nhân cách và dẫn đến sự hình
thành ý nghĩ, biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động
- Steenxen (nhà tâm lý học người Pháp) đặc biệt chú ý đến sự
trao đối ý nghĩ, xúc cảm, tình cảm giữa con người và khi đó ông coi sự trao đối này như là sự giao tiếp của con người
Trong Tam lý học Xóviết: khái niệm giao tiếp lúc đầu cũng bi
thu hẹp sau đó mới được bô xung Chăng hạn như:
- LLO.Retnhicốp cho rằng: “Giao tiếp là sự tri giác để hiểu
biết lẫn nhau”
- K.K.Platonốp và G.G.Gôlubeb quan niệm giao tiếp là sự trao đôi thông tin giữa con người với nhau Ở nghiên cứu khác các ông đã đề cập đến khía cạnh tác động lẫn nhau của giao tiếp
Xem xét giao tiếp ở phạm vi rộng hơn, tác giả L.P.Buêva nhân mạnh: “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tỉnh thần mà
còn là quá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động”
- A.N.Lêonchiép cho răng giao tiếp phải được tiếp cận như một hoạt động Trên cơ sở nghiên cứu động lực của giao tiếp ông đã cho răng: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có
Trang 15mục đích và có động cơ, bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể thực hiện các quan hệ xã hội, các quan hệ tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ”
B.Ph.Lômốp cho răng, giao tiếp không phải là một dạng đặc
thù của hoạt động, mà nó phải được xem xét như là một phạm trù
tương đối độc lập trong tâm lý học bên cạnh phạm trù hoạt động - một phạm trù cơ bản trong tâm lý học đã được hâu hết các nhà
tâm lý học Mácxít thừa nhận |
Trên các quan niệm khác nhau về giao tiếp, có thể đưa ra khái niệm về giao tiếp như sau:
Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiễu người nhằm mục đích trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhán, xã hội, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động, hoàn thiện nhân cách phù hợp với những chuẩn mực hành vi của xã hội
b Vai trò của giao tiếp
Thứ nhất, vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội
Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện quan trọng đề nó tỒn tại và phát triển Sống trong một xã hội, mọi người đều có mối quan
hệ mật thiết với nhau Sự tôn tại của người này phụ thuộc vào sự tồn tại của người khác, sự thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của người
này chịu sự chi phối bởi hoạt động của người khác Trong nhiều hoạt động của con người nếu không có sự tham gia gop sic cua
người khác thì mục đích của nó cũng khó mà thực hiện được
Chính vì vậy, mỗi quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa cá nhân và nhóm xã hội là điều kiện quan trọng để xã hội tồn tại và phát
“ge
Trang 16triển Ví dụ, nền sản xuất hàng hóa phát triển được là nhờ có mối
liên hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Khi người
sản xuất năm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng họ sản xuất ra những loại hàng hóa đáp ứng những nhu cầu đó những sản pham ấy được người tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn đó chính là động lực thúc đây sản xuất phát triển
Thứ hai, vai trò của giao tiếp đổi với cá nhân
Trong đời sống của mỗi con người, vai trò của giao tiếp được thê hiện ở những mặt như sau:
- Giao tiếp là điều kiện quan trọng để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình thường Vì bản chất con người là tông hòa các mỗi quan hệ xã hội, nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, hòa nhập vào cộng động Qua hoạt động, qua giao lưu, tiếp xúc với người khác con
người có thể học hỏi, thâu lượm được những kiến thức, kinh
nghiệm, các mối quan hệ xã hội cũng như cách xử lý và biến chúng thành tài sản riêng của chính mình
Ví dụ, khi con người được sinh ra, nhờ sự tiếp xúc qua hoạt
động dạy dỗ, giáo dục của cha mẹ, thây cô giáo mà có được những kiến thức và kỹ năng sống cân thiết để hòa nhập với đời sống của cộng đồng và xã hội
- Trong giao tiếp, nhiều phâm chất năng lực của con người được hình thành và phát triển Quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, giúp chúng ta nhận thức được các chuân mực của trong xã hội, đây là những nội dung chi phối rất lớn các nguyên tắc ứng xử Cũng nhờ đó chúng ta biết được cái gì tốt cái
Trang 17øì xấu; cái gì đáng ca ngợi, cái gì đáng phê phán; cái gì nên làm,
cái gì không nên làm Và đặc biệt, trong quá trình hoạt động,
con người có điều kiện so sánh, đối chiếu mình với các yêu cầu
của xã hội, với mọi người xung quanh để nhận biết mình đã có
gi, có đến đâu và còn thiếu những gì để tiếp tục phân đâu hoàn thiện Có thể nói, phẩm chất và năng lực của con người chủ yếu được hình thành, phát triển trong giao tiếp
- Nhờ giao tiếp, con người thỏa mãn nhiều nhu cầu của bản thân Những nhu cầu nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần như nhu
cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu thông tin, nhu cầu được hòa nhập vào
những nhóm xã hội nhất định, nhu cầu giao lưu, nhu cầu được
thừa nhận, nhu cầu thể hiện chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu sống không có sự gặp gỡ, tiếp xúc, chia sẻ với người xung quanh? Chắc chăn đó là một cuộc sống không cò ý nghĩa vì nhu cầu giao tiếp của chúng ta không được thỏa mãn Theo các nhà tâm lý học, nhu cầu giao tiếp của con người xuất hiện rất sớm Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu như nhu cầu được thương yêu, được che chở, nhu cầu an toàn, chỉ được vài tháng tuôi, tuy chưa nói được băng lời nhưng đã muốn “trò chuyện” với người xung quanh qua những cử chỉ và âm thanh dù là giản đơn nhất Những thiểu hụt về tiếp xúc với người lớn ở tuổi ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn không tốt đẹp trong tâm lý, nhân cách của con người trưởng thành sau này
Thực tế cuộc sống cho thay có sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa người này với người khác trong các hoạt động vui chơi, học tập lao động và xã hội nhằm thỏa mãn những nhu câu khác nhau
Trang 18của con người Thông qua những hoạt động trên trong khi giao tiếp người ta dùng ngôn ngữ, các tín hiệu, ký hiệu để thực hiện mục đích trao đồi thông tin hoặc tình cảm với nhau
Giao tiếp là một hoạt động đặc biệt của con người Giao tiếp
và hoạt động là hai mặt của sự ton tại người Hoạt động diễn ra
trên nền của giao tiếp còn giao tiếp bao giờ cũng thực hiện một
hoạt động nhất định
Hoạt động giao tiếp của con người biểu hiện các mặt sau: Giao tiếp thé hiện mối quan hệ giữa người với người, nhờ có giao
tiếp mà các gia tri, chuẩn mực xã hội được hình thành Thông
qua giao tiếp mỗi người cũng hình thành cái riêng của mình Qua giao tiếp, các cá nhân trao đổi tình cảm, tâm tư nguyện vọng và nhu câu với nhau, trên cơ sở đó có sự đông cảm giữa con người với con người Trong giao tiếp người ta có thể thông báo cho nhau những vấn đề cần thiết mà hai bên quan tâm Những mệnh lệnh, chỉ thị từ cấp trên xuống Nhờ giao tiếp người ta có thê trao đổi cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân và xã hội Sự biểu cảm qua giao tiếp cũng thông báo cho đối tượng giao tiếp biết về thái độ của người đang giao tiếp
3 Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp
a Giao Hiếp là quá trình tương tác xã hội
Thuyết tương tác biểu trưng là cơ sở lý luận của đặc trưng này Theo thuyết nảy, giao tiếp giữa người với người được thực hiện thông qua hệ thống các ký hiệu, biểu tượng và diễn ra trong
Trang 19cảm cũng như thái độ, hành vi của đối tượng giao tiếp thì các bên giao tiếp phải hiểu được nhau qua việc sử dụng chung một hệ thông tín hiệu, ký hiệu, ngôn ngữ trong giao tiếp Cũng theo
| thuyét tuong tac biéu trung thi su vat hién tuong khong co y
nghĩa mà điều quan trọng là những ý nghĩa mà con người đã gán cho chúng Trong quá trình tác động qua lại với nhau, con người với tư cách là những thực thể xã hội đã cùng nhau chia sẻ cách lý giải các ý nghĩa mà họ gán cho các sự vật hiện tượng Cái mang lại ý nghĩa cho sự vật hiện tượng chính là các biểu tượng Vì vậy, thực chất của hoạt động giao tiếp là sự tương tác thông qua các
biéu tượng của sự vật, hiện tượng
b Giao tiếp là quá trình trì giác lẫn nhau
Cao tiếp bao giờ cũng thực hiện một mục đích nhất định Để thực hiện được mục đích con người phải xác lập quan hệ với các
cá nhân và nhóm xã hội khác Quá trình giao tiếp, các bên không chỉ truyền đạt thông tin cho nhau mà còn nâng cao nhận thức vẻ nhau qua quan sát, lắng nghe, trao đổi bàn bạc, hợp tác Nhận thức để hiểu biết về nhau là cơ sở quan trọng để nảy sinh tình cảm, sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thê giao tiếp Nhận thức đúng về nhau thì tình cảm mới ổn định và bền vững Đối tượng tri giác (nhận thức) trong giao tiếp trước hết là đối
tượng giao tiếp, có thể là người khác hoặc là chính bản thân mình
(tự nhận thức)
- Nhận thức đổi tượng giao tiếp
Trang 20con đường cảm tính thông qua các giác quan (thị giác, thính giác ) như việc quan sát tướng mạo, nét mặt, ánh mắt, lời nói nụ
cười, dáng điệu, tư thế, cử chỉ, cách ăn mặc, trang điểm và hành
vi Trén cơ sở những kết quả thu được từ tri giác, tư duy giúp chúng ta có những kết luận về phẩm chất, năng lực của đối tượng giao tiếp Như vậy, quá trình nhận thức đối tượng giao tiếp là quá trình tri giác những đặc điểm bên ngoài để tiễn tới những nhận xét đánh giá về bản chất của đối tượng giao tiếp Quá trình nhận thức này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yêu (ố tâm lý của chú thể giao tiếp như ân tượng ban đâu, tâm trạng tình cảm, trạng
thái tâm lý, định kiến, định khuôn xã hội; các yêu tố liên quan
đến đối tượng nhận thức và bỗi cảnh giao tiếp
- Tụ nhán thức về bán thân của các chủ thê giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp, con người không chi nhận thức về đối tượng giao tiếp mà còn nhận thức, khám phá về bản thân mình trên cơ sở so sánh đối chiếu mình với các đối tượng giao tiếp Chỉ trong giao tiếp với người khác, chúng ta mới hiểu được chính mình thông qua việc trao đổi nhận thức tâm tư nguyện vọng đề mỗi người có thê xây dựng chân dung của bản thân, từ
đó có sự điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện _
Tóm lại, chỉ khi giao tiếp với người khác, con người mới có cơ hội đánh giá đầy đủ và chính xác về bản thân mình
- Sự hiểu biết lân nhau trong giao tiếp
Sự hiểu biết lẫn nhau (về điểm yếu cũng như điểm mạnh)
trong giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục đích giao tiếp Nó là cơ sở quan trọng để các chủ thê giao tiếp
Trang 21đặt niềm tin vào nhau và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài
và ôn định,
Nghiên cứu về vấn đề này, hai tác giả Joseph Luft và Harry Ingham trong công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực đã xây dựng được Cửa số Johary - Johary window' Cửa sô này gồm có 4 ô, gọi là cửa số giao tiếp Johary, nó được xây dựng dé mô tả mối quan hệ giữa nhận thức và tự nhận thức cũng như tính cởi mở và sự phản hỏi trong giao tiếp Cửa số 4 ô này phụ thuộc vào mức độ những gì mà chủ thê giao tiếp tự biết về mình và những gì mà đối tượng biết về chủ thể giao tiếp Chung Mù Không Riêng nhận biết được Hình 1: Cửa số giao tiếp Johary
- Ô Chung, tương ứng với những gì mà chủ thể và đối tượng giao tiếp đều biết
- Ô Mù, tương ứng với những gì mà chủ thể giao tiếp không biết về mình nhưng đối tượng giao tiếp lại biết Tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do như: đối tượng giao tiếp không có nhu
' Paul Hersy, Ken Blanc Hard: Quan lý nguồn nhân lực, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, tr.360
Trang 22cầu chia sẻ thông tin hoặc chủ thê giao tiếp không có nhu cầu quan tâm đến chúng
- Ô Riêng, tương ứng với những gì mà chỉ chủ thể giao tiếp biết về mình mà đối tượng giao tiếp lại không biết Tình trạng
này tổn tại là vì chủ thé giao tiếp không có nhu cầu bộc lộ với đối
tượng giao tiếp hoặc đối tượng giao tiếp không cảm nhận được những mong muốn mà chủ thê giao tiếp thể hiện
- Ô Không nhận biết được, tương ứng với những gì về chúng ta mà cả chúng ta và đối tượng giao tiếp đều không biết Theo quan điểm của các nhà phân tâm học thì nội dung của ô cửa này
là phần vô thức có ở chủ thê và đối tượng giao tiếp có ảnh hưởng
đáng kể đến hiệu quả giao tiếp
Mỗi ô của cửa số có thê được mở rộng hay thu hẹp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố trong giao tiếp, đó là tính cởi mở
và phản hồi
- Tĩnh cởi mở
Trong giao tiếp, cởi mở là sự sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình với đối tượng giao tiếp Nói cách
khác, cởi mở là tự vén bức màn bí mật về đời sông nội tâm của
mình, làm cho người khác có thể hiểu mình Trong giao tiếp nếu
mọi người đều cởi mở với nhau thì ô Chung sẽ rộng ra và ô
Riêng bị thu hẹp Điều đó có nghĩa là sự cởi mở sẽ làm cho chủ thể và đối tượng giao tiếp không chỉ hiểu biết mà còn xích lại gần nhau hơn
Bộc lộ tâm tư tình cảm với người khác nhiều khi cũng là một
Trang 23khi chúng ta có niễm vui hay nỗi buồn, có những điều trăn trở,
chúng ta thường tìm đến bạn bè thân thiết, tin tưởng để giãi bày,
chia sẻ Khi một ai đó thổ lộ với chúng ta những nỗi niềm của họ thì chúng ta cũng cảm thấy vui vì cảm thấy mình được tin tưởng, sé chia
Tuy vậy, việc bộc lộ tâm tư tình cảm của mình với người
khác cũng không phải là đơn giản Nhiều khi có những tâm sự
muốn nói ra, nhưng chúng ta lại không làm được vì mặc cảm, vì
sợ bị chê cười, bị coi là kém cỏi, nghĩa là ta còn thiếu lòng tin vào bản thân cũng như thiếu hiểu biết về đối tượng giao tiếp Chính vì vậy, muốn cởi mở với người khác, trước hết ta phải là
người tự tin vào chính mình, dám chấp nhận sự phơi bày những thiểu hụt, yếu kém của bản thân và tìm được người mình tin và sẵn sàng chia sẻ Ngược lại, khi có người muốn thổ lộ, chia sẻ chúng ta cần thể hiện thái độ tôn trọng, quan tâm, chú ý lắng nghe họ Trong trường hợp ngược lại, chúng ta sẽ chắng bao giờ được người đó tin tưởng nữa
- Sự phản hồi
Phản hồi trong giao tiếp là sự truyền thông tin ngược trở lại của đối tượng giao tiếp đến chủ thể Chiều thông tin này cho chúng ta biết những nhận xét, đánh giá của đối tượng giao tiếp về mình Sự phản hồi làm thu hẹp ô cửa sô Mù mà mở rộng ô cửa số Chung, nghĩa là làm cho chúng ta và đối tượng giao tiếp hiểu biết
nhiều hơn về nhau
Trang 24của mỗi người Chúng ta có biết khuyên khích đối tượng chia sẻ những suy nghĩ, cảm tưởng của họ về chúng ta hay không? Trong cuộc sống, không ít người còn chưa biết lắng nghe thường ngắt lời, thậm chí tỏ thái độ khó chịu hoặc có những biện hộ khi được người khác góp ý Cách ứng xử như vậy không những làm giảm lượng thông tin phản hôi từ người khác đến với họ, mà còn làm cho người khác, kể cả những người có
thiện chí, dần rời xa họ
c Giao tiếp có nội dung xã hội lịch sử
Trước hết giao tiếp có nội dung xã hội lịch sử là vì nó được thực hiện bởi các thực thể xã hội Con người ở mỗi thời
kỳ, mỗi giai đoạn có nhu cầu, sở thích không giống nhau trình
độ thỏa mãn nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển của xã
hội đương thời
Ví dụ những năm 60, 70 trong thế kỷ XX ở Việt Nam việc thông tin liên lạc của mọi người trong xã hội chủ yếu qua thư từ
vì điện thoại chưa phải là dịch vụ mang tính phổ cập như hiện
nay - thập kỷ đầu của thế kỷ XXI
Hoạt động giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một thời điểm và hoàn cảnh cụ thể Nội dung cũng như phương thức giao tiếp phản ánh quan niệm của người đương thời về quan hệ, ứng xử
phản ánh điều kiện kinh tế xã hội trong thời điểm mà nó diễn ra
Với đặc trưng này của giao tiếp, khi nghiên cứu các tác phẩm văn học nghệ thuật, người ta có thể tìm hiểu nhiều vẫn để mang tính
xã hội, lịch sử khác nhau Chang hạn như cách xưng hô cách
dùng từ trong giao tiếp, phương thức thực hiện các các hoạt động
Trang 25trong đời sống xã hội Khi nghiên cứu tác phẩm văn học Hong Lâu Mộng của nhà văn Trung Hoa - Tào Tuyết Cân, người ta không chỉ biết đến các giá trị nghệ thuật của tác phẩm, các quan hệ của xã hội phong kiến mà người ta còn có thê tìm hiểu được nghệ thuật âm thực của người Trung Hoa thời bẩy giờ
d Giao tiếp mang tính kế thừa 0à chọn lọc
Giao tiếp luôn đi liền với mọi hoạt động của con người
Cùng với thời gian, những tri thức, kinh nghiệm được sàng lọc, tích lũy từ hoạt động và quả trình sống, được truyền từ thể hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác nhờ giao tiếp Qua giao tiếp con người chọn lọc, kế thừa những gì được đánh giá là phù hợp, là hiệu quả hoặc cải tiễn, loại bỏ những gì không
phù hợp hoặc không có lợi cho cuộc sống và hoạt động Sự kế
thừa và chọn lọc trong giao tiếp được tiễn hành qua các con
đường tiếp thu có chủ định và không chủ định Các hoạt động
giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội là những giao tiếp có chủ định mang tính kế thừa và chọn lọc Qua hoạt động giao tiếp có chủ định, con người sẽ tiếp thu được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, những chuẩn mực sống và hoạt động, rút ngắn thời gian tìm kiếm trung gian Không những thể, trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn tìm kiểm, khám phá môi trường xung quanh cũng như các mối quan hệ Hoạt động ấy giúp con người làm tăng thêm bẻ dày kiến thức cũng như kinh nghiệm sống Thông qua việc so sánh, nhận xét, phân tích đánh giá sự việc, hiện tượng và con người xung quanh, mỗi người tích
lũy kinh nghiệm, tri thức để hoạt động có hiệu quả Và hoạt động
Trang 26những tri thức, kinh nghiệm sông và hoạt động trên tât cả các
lĩnh vực của đời sông xã hội, đó chính là cơ sở là động lực của sự phát triên xã hội
Ä Giao tiếp không chỉ xảu ra trong hiện tại tà bao hàm
ca q khứ ưồ tương lai
Trong hoạt động hàng ngày, con người phải hợp tác với nhau để giải quyết những vẫn đề mà cuộc sống đặt ra Dễ làm được điều đó, con người phải tìm hiểu khám phá phát hiện tìm ra những tri thức và phương thức giải quyết mới Những tri thức và phương thức mới được xây dựng trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm đã có Do vậy, trong giao tiếp không chỉ có tri thức kinh
nghiệm được đúc rút trong hiện tại mà còn có tri thức, kinh
nghiệm trong quá khứ của nhân loại Quá trình tiếp xúc, ứng xử với người khác con người đã dựa trên những trị thức, kinh nghiệm tiếp thu được qua giáo dục của gia đình nhà trường và xã
hội đồng thời luôn tìm kiếm, đúc rút tri thức, kinh nghiệm sống phù hợp với hoàn cảnh hiện tại Giao tiếp không chỉ là điều kiện
dé phat triển nhân cách của các chủ thê giao tiếp mà còn là tiên đề cho các hoạt động giao tiếp trong tương lai
4 Những điều kiện để giao tiếp có hiệu quả
a Phải có khả năng quan sát đối tượng giao HẾP
Người xưa có câu: “Trông mặt mà băt hình dong” Những
quan sát ban đầu về khuôn mặt (mặt tròn; mặt vuông; mặt trái
xoan; mặt hình tam giác v.v.), đáng đi (ung dung bệ vệ; đi giật cục; đi nặng nẻ; đi nhanh; đi lật đật ), cách nói năng, giọng nói
Trang 27(giọng vang dội; giọng hòa dịu; giọng nhỏ nhẹ ), điệu bộ, tư thế,
trang phục của đối tượng giao tiếp, giúp ta có được chân dung
của đối tượng để từ đó có được những xét đoán sơ bộ ban đầu về
tâm lý của họ Khả năng này giúp ta định hướng, lựa chọn phương thức ứng xử phù hợp với từng loại đối tượng giao tiếp Trong các ngành có quan hệ trực tiếp với con người, như ngành thương mại, giáo dục, y tế sự nhạy bén trong quan sát đối tượng để đoán biết tâm lý là điều kiện rất quan trọng để hoạt động có kết quả
b Khả năng thể hiện ý nghĩ, tình cảm của mình uới
người khác
Giao tiếp, không có nghĩa là chỉ nghe hoặc cảm nhận những tác động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ từ phía đối tượng giao tiếp
mà còn là sự thể hiện nhận thức, thái độ đối với đỗi tuong giao
tiếp Sự thể hiện rõ ràng, chính xác, đây đủ ý nghĩ, tình cảm của các chủ thể trong giao tiếp là điều kiện quan trọng để hiểu biết lẫn nhau giữa các bên giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả Muốn vậy, các chủ thể giao tiếp phải có khả năng thể hiện ý nghĩ, tình cảm làm cho đối tượng giao tiếp hiểu được điều mình mong muốn Để làm được điều này, khả năng sử dụng ngôn ngữ và các hỗ trợ phi ngôn ngữ khi thể hiện nội dung giao tiếp phù hợp với nhu câu, thị hiểu của đối tượng cũng như khả năng có sự hiểu
biết nhất định về đối tượng giao tiếp ở các chủ thể giao tiếp là vô
cùng cân thiết Cùng một nội dung câu chuyện, người này thực
hiện thì đem lại hiệu quả cao nhưng người khác thực hiện có thể
kém hiệu quả, thậm chí có thể gây xung đột Làm sao có thê ngay
từ phút đầu có thể chiếm được sự thiện cảm và đồng tình của đối
Trang 28tượng giao tiếp qua cách mở đầu, dẫn dắt cũng như kết thúc câu chuyện Ở những người thành đạt, ngoài trình độ học vấn cần thiết có được qua giáo dục nhà trường thì việc quan sát, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước có ý nghĩa to lớn
c Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp
Trong giao tiếp, chủ thể, đối tượng giao tiếp có thể có vị thế xã hội khác nhau nhưng nhân cách phải được tôn trọng như nhau Các bên tham gia giao tiếp, dù họ là ai, bao giờ họ cũng thuộc về một tầng lớp, một giai cấp nhất định Họ cũng dược sinh ra từ những vùng, miễn với những phong tục, tập quán, thói quen không giống nhau Những thói quen ấy dù có làm ta khó chịu đến đâu chăng nữa, thì việc tôn trọng chúng vẫn là cần thiết để giao tiếp có kết quả Tôn trọng đối tượng giao tiếp là tôn trọng những thói quen, phong tục tập quán của họ Đó là sự thiện cảm khi tiếp xúc và nhìn nhận những mặt tốt ở đối tượng giao tiếp là căn bản, không định kiến Ngược lại, những ai có những thói quen, cá tính không phù hợp với mọi người xung quanh thì cũng cần phải có sự điều chỉnh để có sự hòa dồng với xung quanh Gớt, nhà thơ, nhà triết học người Đức đã từng nói: *Nên đối xử với anh ta tốt hơn cái mà đáng ra anh ta không được
hưởng Bởi lẽ, trong xã hội, vị thế xã hội có thê khác nhau
nhưng nhân cách là bình đăng”
d Khả năng tự chủ trong các tình huống giao HẾP
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Trong quan hệ giao tiếp với người khác, con người luôn được dat
Trang 29thuận lợi, thậm chí cả trong những tỉnh huống bị xúc phạm, giữ được thái độ bình tĩnh, tỉnh táo, không quá lời và những hành vi
bất thường làm chủ được bản thân, là điều kiện quan trọng để
thành công trong g1ao tiếp Những trạng thái tâm ly như: quá hôi hộp, quá sợ hãi, quá e ngại hoặc quá tức giận dễ dẫn đến những
lời nói và hành vi quá đà đều là những bất lợi trong giao tiếp
5 Mạng giao tiếp
Các nhà nghiên cứu cho rằng, vị trí tương đối của một con người so với các thành viên khác trong nhóm có thê tạo nên
những hình nhất định, người ta gọi đó là mạng giao tiếp Vị trí
mà một vai xã hội chiếm giữ trong mạng giao tiếp, ảnh hưởng
đến mức độ thỏa mãn nhu cầu họ và ảnh hưởng của vai xã hội đó
trong mang giao tiép
Mạng giao tiếp là tập hợp các kênh trong một nhóm có tổ chức, theo đó các thông điệp được truyền đi Có những mạng
Trang 31- Mạng hình sao hay mạng kiểu “toàn kênh”:
P
R S
VỊ trí trung tâm trong một mạng Ia vi tri 6 gan cac vi tri khac
nhat Hé sé trung tam cha mang (ky hiéu la K) duoc tinh bang ty
số giữa các tông số giao tiếp có trong mạng (ký hiệu là *d) trên tổng số các giao tiếp tương ứng
Ví dụ, ví trí P chăng hạn, hệ số trung tâm được tính băng: tỷ số giữa tổng số các giao tiếp có trong mạng, ký hiệu là >d trên
tổng số các giao tiếp tương ứng với P, ký hiệu là =P:
ad
Kp = ———
=P Kp: chỉ số trung tâm của vị trí P
>d: tông số các giao tiếp có trong mạng >P: tổng số các giao tiếp tương ứng với P
Hệ số trung tâm của một vị trí càng cao thì cá thể càng thuận
lợi để giao tiếp với những người khác và cá thể càng có khả năng phát huy ảnh hưởng của mình trong hoạt động của nhóm
Trang 32Như vậy, ở vị trí trung tâm trong mạng giao tiếp sẽ tạo điều kiện cho một cá thế đảm nhận vai trò thủ lĩnh Ngược lại, một vị
trí không trung tâm sẽ là bất lợi cho việc giữ vai trò đó
Chỉ số trung tâm của mội mang càng cao thì hiệu quả của nhóm càng lớn Bavelas và Leavitt cho rằng các khoảng cách xã
hội tự khăng định càng rõ khi chỉ số trung tâm của mạng càng lớn
Mặt khác, chỉ số trung tâm của mạng cũng có liên hệ tới mức độ thỏa mãn đổi với các thành viên của nhóm và ta có thể cho rang su thỏa mãn trung bình là tỷ lệ nghịch với chỉ số trung tâm
Chỉ số về tính liên thong cua mét mang Theo Luce (1951)
chỉ số này là bằng con số nhỏ nhất các kênh mà nếu rút các kênh đó đi hay đóng kênh lại thì sẽ gây ra sự cô đơn hay mất liên
thông của một vị trí
Đối với mạng hình chữ nhật, chỉ số bang 1, vì chỉ cần đóng |
Trang 33R 5
3) Chi số liên thông = (người - 1)
Chỉ số về tính ngoại biên tương đối của một vị trí (Leavit là hiệu số giữa chỉ số trung tâm của vị trí và chỉ số trung tâm của trung tâm nhất trong mạng Nó đo mức độ chênh lệch nhau trong sự tiếp xúc với các thông tin ở trong mạng Chỉ số càng
lớn thì vị trí càng phụ thuộc nhiều vào vị trí trung tâm Nó tỷ
lệ nghịch với sự bình đăng của các thành viên trong sự tiếp xúc với thông tin, và nó xác định trực tiếp mức độ thỏa mãn của một vị trí bên trong mạng: chỉ số ngoại biên càng cao thì sự thỏa mãn càng cao
Trong những nghiên cứu của Bavelas (1950) giả thiết răng, cấu trúc hình học của mạng giao tiếp có ảnh hưởng đến thành tích của một nhóm 5 người
Ông xác định trước hết số lượng các khoảng cách (hay còn gọi là đơn vị giao tiếp) từ một mắt xích tới tất cả các mắt xích
khác |
Ví dụ, một nhóm Š người ở Š vị trí khác nhau là P, Q, R, S,
Trang 34T Từ P đến Q có một khoảng cách, từ P đến R có 2, từ P đến S
có 3, từ P đến T có 4 Ông quy ước gọi mỗi khoảng cách đó là
một đơn vị giao tiếp P QR S$ T | | | | | | I | Như vậy, tổng số các giao tiếp từ P đến các vị trí khác là: »P=l+2+3+4=l0 Cũng theo cách tính trên, trong sơ đồ của mạng giao tiếp hình chuỗi nói ta có: °Q =7 ER =6 SS =7 ST =10
Sau đó, ông xác định cho mỗi mạng tổng số các khoảng cách, tức là tổng số các giao tiếp có thể, tương ứng với mạng nói trên Tổng số đó là tổng của tổng các giao tiếp của từng vị
tri mot:
Xd =2P+VO+ TR+ US + XT =10+7+6+7+10=40
Nghiên cứu với 3 loại mạng: hình chuỗi, hình vòng tròn, hình
nan hoa, ông thu được các sô liệu sau: P R
| Q | ì ¡ Ed=40
| | q
Trang 35>d=30 >d = 32
S 1 | S
Như vậy, với mạng hình chuỗi, thông điệp phải chạy qua
nhiều khâu trung gian
Tiếp đó, ông xác định vị trí trung tâm nhất trong mạng là vị
trÍ ở gan các vị trí khác nhất Hệ số trung tâm của một vị trí
Trang 36Ks= ——=——= 5.7 LS 7 ad 40 Kạ= ——=——= 6.7 >R 6 >d 40 Ky; = —_— =— =4 aT 10
Với loại hình mang nay, vi trí trung tâm nhất là vị trí R, ứng
với Kạ lớn nhất (6,7) Như vậy, một cá thể ở vị trí này có thuận
lợi trong việc giao tiếp với những người khác, trong vai trò thủ lĩnh nhóm giải quyết một vấn đề nào đó
dd 30
Kp = Kp = Kg = Kg = Kp = —— = —— = 5 6 6
Ta thay cac hệ sô trung tâm của các vị trí đêu băng nhau
Trang 37Ks =——= — = 46 3S 7 Yd 32 Kạg=——=——= 4.6 YR 7 Yd 32 Kị=——=——= 4.6 ST 7
Với loại mạng này, vị trí P là thuận lợi nhất cho sự lãnh đạo với hệ số trung tam Kp là cao nhat Cac vi tri khac la ngoại biên
Tác giả còn xác định chỉ SỐ trung tâm của toàn bộ mạng ứng
với mỗi loại hình mạng Đó là tổng các hệ số trung tâm của các
vi tri trong mạng, ký hiệu là IK Tính toán với 3 loại hình mạng, ta thấy: - Ở mạng hình chuỗi: IKo = Kp + Kg + Kp + Kg + Ky = 26,1 - Ở mạng hình tròn: IKy= 25 - Mạng hình nan hoa: IKy = 26,4
Mạng nào có chỉ số trung tâm cao có khả năng giải quyêt các
vân đê đạt ra cho nhóm nhanh chóng và có hiệu quả hon O day
mạng nan hoa là có lợi thê hơn
Trang 38giả nêu lên nhận xét rằng, các vị trí trung tâm có ảnh hướng lớn
nhất đến sự vận hành của nhóm và đó cũng là vị trí mà ở đó có
mức độ thỏa mãn cao nhất ở bên trong mạng
Ở mạng hình tròn, tuy về mặt hiệu quả giải quyết công việc
có kém hơn, nhưng lại cho phép một sự thỏa mãn cao hơn với chi
số trung tâm của mỗi vị trí là tương đối
Ở mạng hình sao, hiệu quả là cao, nhưng các cá thể lại có sự
thờ ơ và sự thỏa mãn thấp, vì các thành viên có ít cơ hội tham gia
vào sự hoạt động của nhóm
Các nghiên cứu về mạng giao tiếp cho phép chúng ta hiều rõ mạng giao tiếp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp của nhóm mà còn ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong nhóm
Ngoài ra, vị trí của một cá thể trong mạng không những xác định khả năng giao tiếp, trao đối của cá thể ấy mà cả mức độ
tham gia vào hoạt động chung của nhóm
6 Chức năng của giao tiếp
a Nhóm chức năng xã hội của giao tiếp
- Chức năng trao đổi thông tin
Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thông
(trao đổi thông tin) của giao tiếp Hàng ngày con người phải tiếp
nhận và xử lý rất nhiều thông tin để điều chỉnh bản thân cũng như
xây dựng kế hoạch hành động Nhờ có giao tiếp mà thông tin dưới đạng lời nói, chữ viết, những tín hiệu, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh,
v.v được trao đôi giữa các cá nhân, các nhóm xã hội với nhau
Trang 39Muốn có sự thống nhất hành động giữa các cá nhân trong nhóm, các nhóm trong xã hội cũng cần phải có thông tin rõ ràng, chính xác Những hiểu lâm giữa các cá nhân, các nhóm sẽ sớm
được khắc phục nếu có thông tin đây đủ, kịp thời
Nhờ chức năng này của giao tiếp mà con người có được hiểu biết về xung quanh và bản thân Qua giao tiếp con người có thể cung cấp thông tin cho người khác, đồng thời thu nhận thông tin cho mình Cũng nhờ chức năng này của giao tiếp mà con người còn có khả năng thiết lập quan hệ và thích nghi với cuộc sống xung quanh Trong hoạt động chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những tin tức, phương thức hoạt
động cần thiết, giúp cho mục đích chung được thực hiện một
cách có hiệu quả
- Chức năng phối hợp hành động
Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức
năng, nhiệm vụ khác nhau hoặc một công việc thường do nhiều
bộ phận, nhiều người cùng thực hiện Để một tổ chức thống
nhất hoạt động, có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả,
những bộ phận hay những thành viên của tổ chức phải phối hợp
hành động một cách nhịp nhàng Muốn vậy, họ phải nhận được
những tín hiệu, những yêu cầu hành động Giao tiếp là điều kiện
quan trọng đề tô chức tiễn hành giao tiếp, trao đổi, bàn bạc,
phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người; thống nhất quy trình và cách thức thực hiện công việc Nhờ chức năng này, giao tiếp đã tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, trong xã hội,
điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của một tô chức cũng
Trang 40- Chức năng điêu khiển
Chức năng này được thể hiện ở khía cạnh tác động lẫn nhau
trong øiao tiếp Chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và ngược lại, người khác cũng ảnh hưởng, tác động đến chúng ta bằng những hình thức khác nhau như ám thị thuyết phục áp lực nhóm Ví dụ, một người có khả năng lãnh đạo chính là người có
khả năng ảnh hưởng đến người khác, biết thu phục người khác
hoặc tiếng nói của họ có “trọng lượng” đối với người khác
b Nhóm chức trăng tâm ly
- Chưc năng nổi mạch
Đối với con người, trạng thái cô đơn hoặc bị cô lập với người xung quanh là một trong những trạng thái tâm lý đáng sợ nhất Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ đối với
mọi người, qua đó có thê chia sẻ thông tin với mọi người xung quanh, tạo ra các hoạt động phối hợp hành động, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc hiệu quả hơn Thực hiện chức năng
này, đòi hỏi các chủ thể giao tiếp phải có kiến thức nhất định về
tâm lý đối tượng giao tiếp, về kinh nghiệm và phương thức ứng
xử Nối mạch tốt sẽ giúp cho con người dễ dàng vượt qua các trở ngại, nhanh chóng thực hiện mục đích giao tiếp
- Chức năng cân bằng cảm xúc
Hòa nhập với cộng đồng là nhu cầu mang tính bản năng ở mỗi người, do vậy tiếp xúc và giao lưu với người khác là nhu cầu thường trực luôn được con người hướng tới Khi còn nhỏ con người cần được sống trong gia đình trong sự che chở yêu thương của bố, mẹ, anh chị em Sự thiểu hụt những quan hệ này