HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA NHA NUOC - PHAP LUAT ©
QUAN LY XA HOI
— VÊ ¬
KINH TE
(DE TAI CAP CƠ SỞ)
Trang 2MUC LUC
Trang Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KINH TẾ
I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ
KINH TẾ 3
Chương 2
NHUNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY XA HOI VE KINH TE
I QUAN LY XA HOI VE KINH TE VA VAI TRO CUA QUANLY XAHOIVE „ KINH TE TRONG BOI SONG XA HOI
II CHUC NANG QUAN LY XA HOI VE KINH TE 6
Ill NGUYEN TAC QUAN LY XA HỘI VỀ KINH TẾ 16
IV QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, XÂY DỤNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN 24 V PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KINH TẾ 35
VI QUYẾT ĐỊNH QUAN LY XA HOI VE KINH TẾ 40
Chuong 3
QUAN LY NHA NUOC VE KINH TE
I VAITRO CUA NHA NUGC TRONG QUAN LY XA HOI VE KINH TE 48
Il BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 59
II CHỨC NANG QUAN LY NHA NUGC VE KINH TE 74
Chương 4
QUẢN LÝ XÃ HỘI VẺ KINH TẾ DOI VOI CAC TO HUC KINH TE VA CAC NGANH, LINH VUC KINH TE
Trang 3Chương 5 ‹ -
CÁN BỘ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KINH TẾ
I CAN BO QUAN LY XA HOI VE KINH TE VA VAI TRO CUA CAN BO QUAN
LY XA HOI VE KINH TE TRONG NEN KINH TE 209
II XÂY DUNG DOI NGU CAN BO QUAN LY XA HOI VE KINH TE PHU HOP VGI YEU CAU VAN HANH CUA CO CHE QUAN LY KINH TE TH] TRUONG
Trang 4Chuong I
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KINH TẾ I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Môn học quản lý xã hội về kinh tế mang những đặc trưng chung của khoa học quản lý, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng Môn học nghiên cứu những quan hệ quản lý trong các lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân Đó là quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý xã hội về kinh tế và đối tượng
quản lý xã hội về kinh tế trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Quan hệ quản lý là một trong ba mặt của quan hệ sản xuất, với tư cách là mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý xã hội về kinh tế theo luật
định và đối tượng quản lý là con người, cộng đồng người trong quá trình sản xuất nói riêng và trong các quá trình kinh tế nói chung, do vậy quan hệ quản lý
không những mang tính chất kinh tế, mà còn có tính chất tổ chức, tính chất tâm
lý xã hội Tính đa diện đó của quan hệ quản lý xã hội về kinh tế quy định tính tổng hợp, tính liên ngành của môn học Quản lý xã hội về kinh tế là môn học nằm ở vùng giáp ranh, vùng đan xen giữa nhiều môn khoa học như Kinh tế học, Điều khiển học, Chính sách công và các môn khoa học nghiên cứu các quy luật chung về xã hội như Triết học, Xã hội học, Luật học, Tâm lý học
Môn học Quản lý xã hội về kinh tế có nhiệm vụ nghiên cứu các quan hệ
quản lý của chủ thể quản lý xã hội về kinh tế trên những mặt cơ bản, trên các
lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân Môn học nghiên cứu các khái niệm, _ các phạm trù cơ bản, các yếu tố, bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý xã hội về kinh tế; mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống quản lý xã hội về kinh tế;
nguyên tắc, chức năng; hình thức, phương pháp; thông tin, quyết định; bộ máy
quản lý và cán bộ quản lý xã hội về kinh tế; các nguyên tắc và hình thức tổ chức
quản lý xã hội đối với các loại hình doanh nghiệp; lĩnh vực tài chính, tiền tệ;
Trang 5nói trên ở góc độ phương pháp luận chung, môn học Quản lý xã hội về kinh tế còn nghiên cứu quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, những định hướng cơ bản của sự hình thành, đổi mới và phát triển hệ
thống quản lý xã hội đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam, định hướng đổi mới phương pháp, chính sách, công cụ quản lý kinh tế ở Việt Nam
Quản lý xã hội về kinh tế là hoạt động vừa có tính khoa học và có tính nghệ thuật vì vậy môn học quản lý xã hội về kinh tế cũng để cập cả hai góc độ khoa học và nghệ thuậi Tính khoa học của môn học đề cập đến các khái niệm, các phạm trù, tính quy luật, các nguyên tắc của quản lý xã hội về kinh tế Tính nghệ thuật của quản lý xã hội về kinh tế được nghiên cứu và trình bày dưới dạng nêu lên những kinh nghiệm, những hiện tượng, những trường hợp và hình mẫu
điển hình được tổng kết từ thực tiễn quản lý ở các cơ sở, các khâu, các cấp của nền kinh tế
Môn học Quản lý xã hội về kinh tế dựa trên nền tảng lý luận cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng những thành tựu, kiến thức cơ bản của nhiều môn khoa học khác như Kinh tế học, Toán học, Điều khiển học, Khoa
học tổ chức, Luật học, Xã hội học, Tâm lý học để thực hiện nhiệm vụ của nó
Môn học cũng rất coi trọng việc khai thác những thành tựu quản lý xã hội về kinh tế trên thế giới, vận dụng vào điều kiện Việt Nam Môn học Quản lý xã hội về kinh tế góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, quán triệt và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, mà trực tiếp là trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển hệ thống quản lý xã hội về kinh tế
Như vậy, có thể nói một cách khái quát, môn học Quản lý xã hội về kinh tế
có bốn đặc điểm chính : Tính liên ngành, tính khoa học, tính nghệ thuật, tính
ting dung Bon đặc điểm này quy định môn học phải phát triển những lý luận khoa học và nghệ thuật quản lý để giải quyết linh hoạt, sáng tạo những vấn đề
Trang 6II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KINH TẾ
Quản lý xã hội về kinh tế là môn học chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ thể quản lý kinh tế với đối tượng quản lý kinh tế để đạt được những mục tiêu mà kinh tế đặt ra, do đó ngoài việc tuân thủ các phương pháp truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, môn học Quản lý xã hội về kinh tế coi trọng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, Đối tượng nghiên cứu của môn học Quản lý xã hội về kinh tế là các quá trình kinh tế - xã hội đang diễn ra, do đó cần coi trọng phương pháp tổng
kết thực tiễn, thông qua thực tiễn để kiểm chứng mức độ phù hợp của chính sách
cơng cụ Ngồi ra, trong một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp thực
nghiệm, về thực chất là làm thử một số phương án để xem xét, nếu đúng thì tổng
kết thành cơ chế chính sách, nếu sai thì sửa chữa hoặc lựa chọn phương án khác
Câu hỏi và bài tập
1 Trình bày đổi tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học quản lý
xẽ hội về kinh tế?
2 Khẳng định sau đây dung hay sai:
- Quản lý xã hội về kinh tế là môn học chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ thể quản lý kinh tế với đối tượng quản lý kinh tế
- Đối tượng nghiên cứu của môn học Quản lý xã hội về kinh tế là các quá trình kinh tế - xã hội đang diễn ra
Trang 7Chuong 2
NHUNG VAN DE CHUNG QUAN LY XA HOI VE KINH TE
I QUAN LY XA HOI VE KINH TE VA VAI TRO CUA QUAN LY XA HOI VE KINH TE TRONG DOI SONG XÃ HOI
1 Khai niém
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý” Thông thường quản lý đồng
nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, Theo
lý thuyết điều khiển học, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng tháo này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống đề tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống
Dựa vào lý thuyết nói trên, có thể hiểu quản lý xã hội về kinh tế là sự tác động của các chủ thể quản lý kinh tế lên đối tượng quản lý xã hội về kinh tế
trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế -
xã hội đã đề ra
Như vậy, khái niệm quản lý xã hội về kinh tế bao hàm những khiá cạnh sau: |
- Quản lý xã hội về kinh tế là sự tác động giữa chủ thể quản lý xã hội về kinh tế và đối tượng quản lý xã hội về kinh tế Chủ thể QLXH về KT là những
tổ chức và cá nhân những nhà quán lý cấp trên Đối tượng QLXH về KT — hay còn gọi là khách thể quản lý QLXH về KT - là những tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể và cá nhân người lao động Sự tác
động của chủ thể QLXH về KT lên đối tượng QLXH về KT được thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, điều khiển, phối hợp, động viên, kiểm tra,
- Chủ thể QLXH về KT và đối tượng QLXH về KT cấu thành hệ thống
Trang 8hệ: chủ thể QLXH về KT và đối tượng QLXH về KT Mỗi phân hệ cũng có thể
là một hệ thống phức tạp | - Quản lý xã hội về kinh tế là quá trình lựah chọn và thiết lập các hệ thống chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý
kinh tế, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ QLXH về KT và bảo đảm hệ thống
thông tin cho các quyết định quản lý kinh tế
- Mục tiêu của QLXH về KT là huy động tối đa các nguồn lực — mà trước
hết là nguồn lực lao động- để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích cho mọi người
2.Vai trò của QLXH về KT trong đời sống xã hội
QLXH về KT là một tat yếu khách quan của sự phát triển khoa học — công
nghệ, sự xã hội hóa lực lượng sản xuất và xu thế phân công hợp tác trên phạm vi
quốc gia và quốc tế Tình tất yếu khách quan của QLXH về KT thể hiện ở vai trò to lơn của nó trong xã hội: |
Một là, QLXH về KT là một nguén lực quan trọng để tăng trướng kinh tế Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và khoa học — công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Song, trên thực tế, nhiều quốc gia giàu về tài nguyên, phong phú về lao động, nhưng tăng trưởng lại chậm Ngược lại, không ít quốc gia mặc dù tài nguyên thiên nhiên hạn chế, vón và nguồn lao động cũng rất hạn chế nhưng lại nhanh chóng trở nên giàu có nhờ vào -
sự nỗ lực của QLXH về KT Nếu như ở những thé ky trước người ta so sanh sự
giàu có, văn minh giữa các quốc gia bằng các chỉ tiêu số lượng về gang thép, dầu mỏ, than đá, ngũ cốc, lao động, vốn liếng thì ngày nay được thay bằng hàm lượng giá trị, hàm lượng trí tuệ của sản phẩm và các chỉ tiêu nhân văn
Hai là, QLXH về KT thực hiện chức năng định hướng và điều tiết nền kinh tế Vai trò định hướng của QLXH về KT được thực hiện thông qua việc xác định mục tiêu, hình thành các nguyên tắc để chỉ phối các hoạt động quản lý và quá trình lao động sản xuất kinh doanh Mặt khác, việc thực hiện các chức năng
kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển, động viên, kiểm tra trong quản lý kinh tế
Trang 9quéc tế với tính chất đa dạng hóa, đa phương hóa, QLXH về KT đặc biệt là
quản lý nhà nước về kinh tế có vai trò quyết định trong việc hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế từng bước tham gia vào thị trường khu vực và quốc tế,
Thứ ba, QLXH về KT tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân và tỉnh
thần tập thể trong lao động sản xuất QLXH vẻ KT được thực hiện thông qua
những hình thức, phương pháp, công cụ mà chủ thể QLXH về KT đến tập thể và cá nhân người lao động Bằng sự tác động ấy sẽ khơi dậy và phát huy lòng nhiệt tình và ý thức tự giác của từng người trong lao động — bao gồm lợi cíh vật
chất và lợi ích tỉnh thần — càng được thỏa mãn thì tình tích cực và Sự sáng tạo
của người lao động càng được phát huy Cũng thông qua lao động sang tao, con
người được hoàn thiện về thể lực, nhân cách, đặc biệt là rèn luyện kỷ luật lao
động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường với một nên công nghiệp tiên
tiễn, hiện đại Hiệu quả của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản
xuất kinh doanh nói riêng không chỉ phụ thuộc vào năng lực và sự sáng tạo của
các cá nhân mà còn phụ thuộc vào sức mạnh của tập thể Vì thế, nhà QLXH về
KT bắt buộc phải thiết lập một môi trường thuận lợi để nhiều người cùng hợp
tác, phối hợp hoạt động nhằm tạo ra “tính trội” theo lý thuyết hệ thống NHư thế
có nghĩa là người lao động sẽ được học tập, rèn luyện tính tập thể, ý thức cộng đồng nhất là trong lao động sản xuất kinh doanh Ngoài ra, nhà QLXH về KT còn góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng, đưa pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, thực hiện quyền sở hữu XHCN
một cách hiện thực và mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội Đây cũng chính
là môi trường để chứng minh rằng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với toàn xã hội
II CHỨC NĂNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VÈ KINH TẺ
1 Khái niệm
Trang 10chuyên môn hóa các hoạt động quản lý xã hội về kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu
trong quản lý kinh tế
Từ khái niệm trến cho thấy, chức năng QLXH về KT là những công việc mang tính tất yếu khách quan của các chủ thể quản lý kinh tế các cấp Về thực chất, chức năng QLXH về KT xác định loại công việc, khối lượng công việc mà nhà QLXH về KT phải làm cũng như trình tự của các công việc đó để có thé dat
tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và mục tiêu lợi nhuận trong
các cơ sở sản xuất kinh doanh Căn cứ để hình thành các chức năng quản lý kinh tế là sự phân công chuyên môn hóa các hoạt động quản lý kinh tế Vì thế, sự phân công chuyên môn hóa càng sâu đòi hỏi sự hợp tác càng chặt chẽ và các chức năng quản lý càng được phân định rõ ràng, mạch lạc Hệ thống quản lý
trong nền kinh tế là một chỉnh thể bao gom nhiéu cấp, nhiều ngành, nhiều bệ
phận Mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi bộ phận đó gắn liên với các chức năng quản
lý nhất định Vì thế, chức năng QLXH về KT xác định vị trí của các cấp các
ngành, các bộ phận quản lý trong hệ thống quản lý kinh tế nói chung Nếu không xác định được chức năng và không thực hiện tốt các chức năng đó thì chủ thể quản lý không thể điều hành được hệ thống quản lý kinh tế của mình Từ các chức năng QLXH về KT đã được xác định, chủ thể quản lý các cấp đề ra các nhiệm vụ cụ thể của công việc quản lý, đồng thời thiết kế bộ máy quản lý và bó trí cán bộ vào các bộ phận thích hợp của bộ máy quản lý Cũng xuất phát từ
chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý, chủ thể QLXH về KT tiến hành
các hoạt động kiểm tra, điều chỉnh nhằm hướng các bộ phận quản lý vào một mục tiêu chung
2 Các loại chức năng QLXH về KT
QLXH về KT là một hoạt động gồm nhiều hành vi, công đoạn và cấp độ
Trang 11vé KT ngày càng tăng lên do sự phát triển của khoa học — công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; sự đòi hỏi của cơ chế thi trường và xu hướng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế
Tuy nhiên có thể phân loại các chức năng QLXH về KT dựa vào một số các tiêu chí sau:
2.1 Phân loại theo cấp độ quản lý
Theo cấp độ quản lý, chức năng QLXH về KT được phân thành: chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, các cơ quan quản lý kinh tế các
cấp, các ngành thực hiện các hoạt động dự đoán và sự báo, xác định mục tiêu,
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình, ngành mình; đồng
thời tô chức, phối hợp, kiểm tra, điều chỉnh, hoạt động kinh tế trên cơ sở mục tiêu đã được xác định Để tiến hành các hoạt động tô chức, phối hợp, kiểm tra,
điều chỉnh đó, nhà nước sử dụng các công cụ riêng có như pháp luật, kế hoạch, chính sách kinh tế và lực lượng kinh tế của nhà nước Mục tiêu cuối cùng mà quản lý nhà nước phải đạt tới là tăng trưởng kinh tế bền vững đồng
thời bảo đảm công bằng xã hội
Chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành các hoạt động tác nghiệp hàng ngày nhằm tạo
ra lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh và đứng vững trên thị trường xã hội
Công việc quản lý các đơn vị kinh tế cơ sở trong cơ chế thị trường hồn tồn khác với cơng việc của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, Quản lý sản xuất kinh doanh thực chất là quản lý các quá trình cạnh tranh, xác định chỗ đứng của các doanh nghiệp trên thị trường trên cơ sở kết hợp các yếu tố nguồn
lực kinh doanh và sự nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu về hàng hóa dịch vụ trên thị
trường bào gồm cả thị trường trong nước và thị trường thế giới 2.2 Phân loại theo lĩnh vực quản lý
Trang 12- Chức năng quản lý tài chính: các hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý
von phục vụ cho sản xuất kinh doanh;
- Chức năng quản lý khoa học và công nghệ: các hoạt động nghiên cứu, phát minh và ứng dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng xuất lao động, nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm;
- Chức năng tổ chức bộ máy và công tác nhân sự: xác định số cấp, số khâu trong bộ máy quản lý kinh tế, để từ đó bố trí sắp xếp cán bộ vào các bộ phận của
bộ máy đó;
- Chức năng điều hành sản xuất kinh doanh: phối hợp các yếu tố tài chính, công nghệ, lao động, vật tư nguyên liệu để chế tạo ra các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
- Chức năng marketing: các hoạt động tiếp cận nhu cầu của thị trường (thị trường trong nước và ngoài nước) và thỏa mãn nhu cầu thông qua các công việc quảng cáo, chào hàng và chiêu hàng
2.3 Phân loại theo giai đoạn của quá trình quản lÿ 2.3.1 Chức năng dự báo
Trong QLXH về KT dự báo là hệ thống các giả định về trạng thái của đối
tượng quản lý trong tương lai Nói cách khác, dự bảo là đoán trước các quá
trình, hiện tượng kinh tế có thể xảy ra trong thời gian tới, làm cơ sở cho việc
hoạch định chiến lược, kế hoạch và quyết định các giải pháp về phát triển kinh tế Thông qua công tác dự báo sẽ phát hiện các xu hướng vận động của nên kinh tế, sự tác động của môi trường bên trong và bên ngoài từ đó phát hiện những cơ hội thuận lợi và có những giải pháp ứng phó với những bất lợi có thé xáy ra Do vậy, dự báo là một giai đoạn không thể thiếu được của quá trình tiễn hành các hoạt động kinh tế trên phạm vi nền kinh tế quốc dân, ngành kinh tế, địa phương cũng như đơn vị kinh tế cơ sở Tuy kết quả của các dự đoán chỉ mang tính chất hướng dẫn và không phải là những chỉ số hoàn toàn chính xác nhưng dự đoán bao giờ cũng dựa trên cơ sở khoa học vì thê nó là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát
Trang 13Nội dung dự báo thường tập trung vào các yếu tố: thị trường, tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, sự biến động của nên kinh tế
khu vực và thế giới Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hoạt động dự
báo gặp rất nhiều khó khăn nhưng lại hết sức cần thiết Nó đòi hỏi nhà quản lý
phải kết hợp các yếu tố khoa học, kinh nghiệm và sự mẫn cảm nghề nghiệp;
phải cập nhật những thông tin có liên quan đến hoạt động kinh tế, đặc biệt đối
với lĩnh vực, sản phẩm mà mình đang trực tiếp kinh đoanh Đồng thời các thông tin dự báo phải phản ánh đây đủ cả mặt chất lẫn mặt lượng, cả trước mắt và lâu dài, tạo nên những căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và sản xuất kinh doanh
2.3.2 Chức năng kế hoạch
Kế hoạch là một chức năng quản lý bao gồm xác định mục tiêu, đồng thời xây dựng chương trình hành động và các bước đi cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu Như vậy, lập kế hoạch chính là việc ra quyết định quản lý Tiến trình lập kế
hoạch thực chất là quá trình nhận thức cơ hội, phân tích thực trạng và lựa chọn
các phương án; đồng thời tổ chức các phương tiện để đạt tới được các mục tiêu
da được xác định trước, ở đây có sự phân biệt giữa dự báo và kế hoạch Cả hai
phạm trù đều đề cấp đến tương lai của sự vật, hiện tượng song dự báo chỉ là sự
nhận định, tiên đoán còn kế hoạch bao gồm không chỉ các hoạt động dự báo mà quan trọng hơn là làm thay đổi, hạn chế hoặc thúc đây xu hướng vận động của
sự vật, hiện tượng Nói cách khác, dự bảo là những hoạt động tiền đề của kế
hoạch Thực hiện chức năng kế hoạch cho phép các nhà quản lý hình dung và: mô tả sự phát triển của một nền kinh tế, một ngành, địa phương và từng doanh nghiệp qua các thời kỳ từ đó hình thành các phương án hoạt động trên cơ sở dự kiến những rủi ro có thể gặp phải, cũng như những thuận lợi cần phải tận dụng
Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực kế hoạch, một mặt sẽ tạo ra tầm nhìn chiến
lược cho các nhà quản lý kinh tế, giúp họ phát hiện chính xác và đầu tư phù hợp
vào những lĩnh vực, sản phẩm, thị trường mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, mặt khác, còn làm giảm những bất trắc và hạn chế các hoạt động kinh tế
Trang 14trước Ngoài ra, công việc xác định mục tiêu và xây dựng chương trình phát triển kinh tế không chỉ là một chức năng quản lý kinh tế mà còn là căn cứ để
hình thành và thực hiện các chức năng khác như tổ chức, điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh, hạch toán
Nội dung của các hoạt động kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu, lựa chọn các phương án và tổ chức các phương tiện để thực hiện mục tiêu Các mục tiêu,
phương án và phương tiện ấy được xây dựng cho các thời kỳ dài ngắn khác
nhau gọi là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Dù thuộc loại hình nào,
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Coi trọng công tác tiền kế hoạch, tức là các hoạt động dự báo, điều tra,
thăm dò nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chương trình phát
triển kinh tế; |
- Ké hoach phải có khả năng thích ứng với sự biến đổi của nhu cầu thị
trường, coi thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch;
- Phân định rõ ràng chức năng kế hoạch ở tầm vĩ mô và trong những đơn
vị kinh tế cơ sở; |
- Hé thống mục tiêu phải được xây dựng có căn cứ khoa học và sát thực tế Mục tiêu kinh tế gắn với mục tiêu xã hội;
- Kế hoạch phải góp phần tạo dựng và duy trì các giá trị tỉnh thần và
truyền thống của từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế, qua đó tạo niềm tin và sự hăng say sáng tạo của người lao động trong các doanh nghiệp, các ngành
kinh tế đó;
- Phải kết hợp giữa én định và đổi mới về nội dung kế hoạch để một mặt
tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và mặt khác lại có thể thích Ứng với sự
biến đổi của môi trường bên ngoài Nói cách khác, trong cơ chế thị trường, kế
hoạch phải là những “cân đối động” 2.3.3 Chức năng tổ chức
Với tư cách là một chức năng QLXH về KT, tổ chức là việc thiết lập bộ
Trang 15nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý vì một mục tiêu chung Như vậy, tổ
chức chỉnh là công việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý các cấp, các ngành trong nền kinh tế Cơ cấu đó được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển của
các cấp, các ngành; đồng thời là lực lượng vật chất để tiến hành các hoạt động điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh và hạch toán Để thích ứng với nền kinh tế hàng
hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, việc xây dựng cơ cấu tổ chức QLXH về KT phải đảm bảo các yêu câu cơ bản sau đây:
- Phải căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế mà kế hoạch đã
đề ra, bao gồm cả mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt lẫn lâu đài;
- Phải kết hợp cả hai yếu tố ôn định và biến đổi trong quá trình xây dựng và vận hành cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế Nghĩa là, bộ máy quản lý kinh tế
cần duy trì một SỐ lượng cần thiết các bộ phận được chuyên môn hóa theo chức
năng trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, do sự thay đối của nhiệm vụ của
phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý kinh tế phải từng bước hoàn thiện cơ cầu tổ chức và phương thức hoạt động
- Con người chính là “vật liệu” để xây dựng cơ cấu tổ chức, chất lượng của
cơ cầu tô chức phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu tạo nên nó Vì thế, phải lựa
chọn được các chuyên gia thành thạo trong các chuyên môn nhất định để bồ trí sắp xếp vào các bộ phận của bộ máy quản lý các cấp;
- Tổ chức là một chức năng không thê thiếu được trong quản lý kinh tế, bởi vậy các nhà quản lý phải xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn hoạt động kinh tế, năng lực của cán bộ đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của thế giới dé
khơng ngừng hồn thiện bộ máy quản lý từ các cơ sở kinh tế đến tổng thể nền
kinh tế quốc dân
2.3.4 Chức năng điều khiển
Điều khiển là cách thức, nghệ thuật tác động của chủ thể quản lý kinh tế đối với tập thê người lao động Nói cách khác, điều khiển là các hoạt động chỉ
huy, phối hợp, liên kết các bộ phận và những người lao động trong nên kinh tế
cũng như nội bộ một doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch
Trang 16Các chức năng kế hoạch, tổ chức dù được thực hiện tốt đến đâu nhưng không có hoạt động điều khiển thì không thể chuyển biến được sự vật hiện tượng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được xây dựng, bộ máy quản lý kinh tế đã được thiết lập nhưng bộ máy đó không hoạt động, nghĩa là không có
ai chỉ huy thì không có sản phẩm cuối cùng Vì thế, điều khiển là quá trình tổ
chức thực hiện các quyết định quản lý kinh tế và các chức năng điều khiển có tác dụng phối hợp, liên kết các chức năng khác Chức năng điều khiển được thể hiện ở những nội dung sau đây:
- Phối hợp, liên kết các bộ phận cấu thành của doanh nghiệp cũng như nền
kinh tế nói chung nhằm tạo ra sự hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng giữa các bộ
phận ấy;
- Phân công công việc, bố trí con người vảo các nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, đồng thời liên kết họ vào một chỉnh thể nhằm tạo ra “tính trồi” theo lý
thuyết hệ thống: |
- Kết hợp các yếu tố tài chính, lao động, kỹ thuật — công nghệ, nguyên vật liệu để tiền hành sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất
- Hướng dẫn các cơ quan quản lý và những người dưới quyền thực hiện các quyết định quản lý kinh tế, đồng thời đóng vai trò dẫn dắt các chủ thể kinh
tế khai thác, xâm nhập thị trường và lĩnh vực kinh doanh mới;
- Tạo ra động lực dé khuyén khích, động viên các cấp, các ngành và những
người lao động phát huy khả năng sáng tạo để tăng năng xuất lao động, tiết
kiệm và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế
Đề thực hiện những nội dung nêu trên, đòi hỏi nhà quản lý phải có quyền uy, đó là uy tín về phẩm chất và năng lực; phải mạnh dạn phân cấp cho người dưới quyền trên cơ sở xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của mỗi người Nhà quản lý phải thông đạt chính xác các quyết định quản lý, bao
gom mục tiêu, nội dung, yêu cầu và các định mức nhất thiết Phải kết hợp các
Trang 17hành phải có tác phong linh hoạt, nhạy bén trong việc phán đoán và xử lý tình huống để kịp thời đối phó mọi tác động từ môi trường bên ngoài làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp
2.3.5 Chức năng kiểm tra và điễu chỉnh
Kiểm tra là việc theo dõi và xem xét công việc có được thực hiện như kế
hoạch đã được vạch ra hay không, đồng thời chỉ ra ưu điểm để phát huy, khuyết
điểm để khắc phục Như vậy, kiểm tra là yêu cầu khác quan của hoạt động quản lý và là một chức năng không thể thiếu được của QLXH vẻ KT Nhờ chức năng kiểm tra mà quá trình kinh tế được duy trì ôn định và có cơ hội để phát triển Kết quả kiểm tra cho phép các chủ thê quản lý tự đánh giá lại mình sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, từ đó có phương án hoàn thiện chất lượng quan ly dé dat két qua cao hon Công việc kiểm tra phải bao quát toàn bộ các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình tái sản xuất mở rộng trong phạm vi toàn bộ nên kinh tế cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở Tuy nhiên, nội dung và phương pháp kiểm tra phải được lựa chọn sao cho không làm cản trở đến hoạt động kinh tế, nhất là đối với các đơn vị kinh tế cơ sở, mặt khác vẫn thường xuyên theo sát tình hình phát triển kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhằm thỏa mãn những yêu câu nêu trên, nội dung kiểm trâ cần tập trung vào những vẫn đề sau:
- Kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm hướng các hoạt động kinh tế theo đúng quỹ đạo, đồng thời bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở
- Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định do địa phương , đơn vị kinh tế
đề ra nhằm phát hiện lệch lạc, qua đó lập lại kỷ cương đối với hoạt động của các
bộ phận, các tập thê và từng người lao động
- Kiểm tra tiến độ thực hiện công việc trên cơ sở các định mức về thời
gian, vé kinh té kỹ thuật đã đề ra
- Kiểm tra hiệu quả của việc quản lý vả sử dụng các nguồn tài nguyên, lao
động, tiền vốn, công nghệ trong phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh
Trang 18- Kiém tra tinh hinh phân phối sản phẩm, quyền lợi của người lao động cũng như chế độ an toàn lao động trong phạm vi doanh nghiệp
- Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, các cam kết và các hợp đồng kinh tế đối với bên ngoài |
Kiém tra không vì mục đích tự thân mà để phát hiện sự sai lệch của thục tế
so với kế hoạch từ đó có những giải pháp để điều chỉnh Do vậy kiểm tra luôn
gan với điều chỉnh Từ kết quả của kiểm tra nếu có sự mâu thuẫn, vi phạm hay
rối loạn trong các quá trình kinh tế thì người quản lý phải điều tiết, uốn nan dé các quá trình đó trở lại hoạt động bình thường và có hiệu quả Chức năng điều chỉnh còn thể hiện ở các quyết định quản lý bê sung đối với những vấn đề mới nảy sinh hoặc bản thân kế hoạch chưa lường hết được Điều đó đòi hỏi nhà quản lý phải nhạy bén và không bảo thủ
2.3.6 Chức năng hạch toán
Hạch toán bao gồm hạch toán kỹ thuật, hạch toán thống kê và hạch toán kê
toán là một trong những phương tiện nhằm cung cấp thông tin thực hiện cho nhà quản lý Trước khi ra quyết định quản lý, cán bộ quản lý các cấp phải tính toán
nhu cầu xã hội về loại hàng hóa dịch vụ ma mình định làm, tính tóa các yếu tổ
thuộc về năng lực sản xuất kinh doanh đặc biệt là vốn liếng từ đó xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp, địa phương, ngành kinh tế và trên phạm vi
cả nước Nói cách khác, nhà quản lý các cấp phải tính toán để quyết định sản
xuất sản phẩm gì, bằng công nghệ nảo, tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ như thế nào Điều quan trọng hơn cả là phải tính toán kết quả cuối cùng của một chu trình ra quyết
định quản lý kinh tế, từ khâu dự báo, xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức, điều
khiển, kiểm tra và điều chỉnh
Như vậy hạch toán là một chức năng rất quan trọng của QLXH về KT bởi
vì trong hoạt động QLXH về KT tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu trực tiếp
buộc các chủ thể quản lý kinh tế phải phân đấu để đạt tới Vấn đề là pahir sử dụng các thước đo phù hợp để có thể hạch toán chính xác các yếu tố định tính lẫn định lượng về hiệu quả kinh tế - xã hội của các quyết định quản ly, Chức
Trang 19kiểm tra và điều chỉnh; đồng thời bao quát toàn bộ nền kinh tế quốc dân: các
ngành kinh tế, các vùng kinh tế cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở
Có thé khang định, các chức năng của QLXH về KT nêu trên tạo thành
một chỉnh thể thống nhất, trong đó từng chức năng có tính độc lập tương đối
vừa có mối quan hệ phụ thuộc các chức năng khác Quá trình ra quyết định
QLXH vẻ KT là quá trình thực hiện các chức năng theo một trình tự nhất định
Việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một chức năng nào trong chuỗi các chức năng
ấy đều ảnh hưởng xấu tới thành công trong công tác QLXH về KT
Ill NGUYEN TAC QUAN LY XA HOI VE KINH TE
Việc quản lý kinh tế của các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý xã hội nói chung và phải được vận dụng cụ thể vào lĩnh vực kinh tế để hình
thành các nguyên tắc quản lý xã hội về kinh tế nhất định 1 Khái niệm
Nguyên tắc quản lý xã hội về kinh tế là các quy tắc lãnh đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý phải tân thủ trong quá trình quản lý xã
hội về kinh tế
Yêu cầu của các nguyên tắc quản lý xã hội về kinh tế: Các nguyên tắc quản
lý xã hội về kinh tế do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ
quan phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan của quy luật
- Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản lý;
- Các nguyên tắc phải phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý; - Các nguyên tắc quản lý phải bảo đảm tính hệ thống, tính nhất quán và
phải được bảo đảm bằng pháp luật;
Các nguyên tắc quản lý xã hội về kinh tế phản ánh các yêu cầu khách quan của các quy luật chi phối lên quá trình quản lý xã hội về kinh tế, tức là muốn
biết có nguyên tắc nào thì trước tiên phải biết có các quy luật nào? Đối với nước ta, theo quan điểm hiện nay của Đảng, có các nguyên tắc cơ bản trong quản lý
xã hội về kinh tế ở phạm vi Nhà nước là:
Trang 20- Kết hợp hài hoà các loại lợi ích; - Hiệu quả, tiết kiệm;
2 Các nguyên tắc quản lý xã hội về kinh tế
2.1 Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế |
Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế bảo đảm quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị và tạo được động lực cùng chiều cho mọi người đân trong xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý kinh tế cố căn cứ khoa học trong phạm vi quốc gia
Phát triển luận điểm của C.Mác và F.Ăngghen về sự tương quan giữa chính
trị và kinh tế, V.I.Lênin đã xác định sự thống nhất biện chứng và sự tác động qua lại giữa hai phạm vi hoạt động của con người đó là chính trị và kinh tế
Sự thống nhất và sự tác động khách quan lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế
được thể hiện với các đặc điểm: | |
- Sự thống nhất và mối liên hệ lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế không có nghĩa là sự đồng nhất giữa chúng vì đó là hai phạm vi khác nhau của hoạt động con người tuy chúng được phát triển trong sự thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau Không thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế trực tiếp và đầy đủ trong mọi hành động chính trị Đôi khi muốn đạt được lợi ích kinh tế nào đó, cần có hàng loạt -biện pháp chính trị quá độ Có thể có lợi ích chính trị trong những trường hợp
mà lợi ích kinh tế trực tiếp không đáng kể và được con người chấp nhận
Trong sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, vai trò quyết định thuộc về
kinh tế Nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò người cải tạo kinh tế trên CƠ SỞ
vận dụng tự giác các quy luật khách quan Thực tế đó có thể là lý do để đánh giá
cao vai trò của chính trị, để giải thích chính trị như là nhân tố quyết định so với kinh tế Nhưng cho dù phạm vi chính trị có phức tạp chăng nữa, suy cho cùng nó
bị quy định bởi các điều kiện kinh tế Chính do các điều kiện kinh tế hiện nay tạm đủ sống mà ở các nước tư bản chủ nghĩa phong trào đấu tranh chính trị đang
bị co hẹp
Trang 21cùng hướng thì sự phát triển kinh tế sẽ nhanh, tác động ngược hướng thì sự phát triển kinh tế bị kìm hãm, hoặc nó cản trở sự phát triển kinh tế trong những
hướng nhất định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo những hướng khác Trong
trường hợp này cuối cùng dẫn đến một trong hai trường hợp trên Rõ ràng, trong trường hợp thứ hai và thứ ba, chính quyền có thể gây thiệt hại to lớn cho sự phát
triển kinh tế; đường lối chính trị sai sẽ đẫn tới bế tắc về kinh tế
- Dưới chủ nghĩa xã hội, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì
chính sách của Đảng là cơ sở cho mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự
phát triển không ngừng của nền kinh tế
Nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế là:
- Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh
tế Cụ thể là:
+ Đảng phải vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội,
+ Đảng phải chỉ rõ con đường, biện pháp, thủ đoạn, phương tiện để thực hiện được đường lối chủ trương đã vạch ra,
+ Đảng phải động viên được đông đảo quần chúng, đoàn kết nhất trí thực
hiện đường lối chủ trương chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa và phải nắm chắc vấn đề nhân sự của bộ máy,
- Phải phát huy vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước Cụ thể là:
+ Nhà nước phải biến đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch,
chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên
thế giới,
+ Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh,
+ Nhà nước phải chăm lo, giải quyết vấn đề cán bộ, vấn đề lao động, vấn
đề việc làm và đời sống dân cư,
+ Nhà nước triển khai việc thực hiện kế hoạch do Nhà nước vạch ra
+ Nhà nước phải kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch
- Vừa phải phát triển kinh tế sản xuất, vừa phải chăm lo vấn đề an ninh quốc phòng của đất nước Vừa đấu tranh chống nạn tham nhũng và tệ quan liêu,
vừa đấu tranh chống nguy cơ diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch
Trang 222.2 Tap trung dân chủ
Nội dung của nguyên tắc: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chế và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý xã hội về kinh tế Tập trung phải trên cơ
sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung Biểu hiện của tập trung:
- Thông qua hệ thống kế hoạch;
- Thông qua hệ thống pháp luật và chính sách quản lý xã hội về kinh tế; - Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp; |
Biểu hiện của dân chủ: |
- Mở rộng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, phân biệt rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp
- Hạch toán kinh tế;
- Chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa;
- Giáo dục, bồi dưỡng trình độ kiến thức cho quần chúng; |
- Kết hợp quan lý theo ngành với quản lý theo địa phương và từng vùng lãnh thổ;
- Xoá bỏ dần chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt giữa xí nghiệp Trung ương và xí nghiệp địa phương
Điều 6, Hiến pháp năm 1992( sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; trong quản lý xã hội về kinh tế ở nước ta thể hiện
- Các cơ quan quyền lực Nhà nước đều do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Các cơ quan hành chính Nhà nước, Toà án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân đều do cơ quan quyền lực Nhà nước bầu ra và chịu trách
nhiệm trước cơ quan bầu ra mình
Trang 23- Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp
chặt chẽ với việc phân cấp hợp lý, để tăng cường và phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở
- Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phải phục
-_ tùng người chỉ huy trong các cơ quan Nhà nước tổ chức theo chế độ thủ trưởng
và trong điều hành công việc ở các công sở
Nguyên tắc tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng
độc đoán Nguyên tắc này cũng đối lập với tình trạng phân tán, cục bộ, địa
phương, vô tổ chức, vô kỷ luật
2.3 Kết hợp hài hoà các loại lợi ích xế hội
Quản lý xã hội về kinh tế trước hết là quản lý con người, là tổ chức mang
tính tích cực lao động của người lao động Con người có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích việc làm có hiệu quả phát huy tính tích cực lao động của họ
- Lợi ích là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thoả mãn
một nhu cầu nào đó của con người
- Lợi ích là một động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
Con người |
- Lợi ích còn là phương tiện của quản lý cho nên phải dùng nó để động
viên con người
Nội dung của nguyên tắc là phải kết hợp hài hoà 3 loại lợi ích: Lợi ích của
xã hội (hoặc thu gọn hơn là lợi ích của Nhà nước); lợi ích của tập thể và lợi ích
của cá nhân trên cơ sở các đòi hỏi của các quy luật khách quan
Các biện pháp kết hợp tốt 3 loại ích:
- Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm của đất nước Đường lối đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của toàn xã hội cũng tức là lợi ích của mọi thành
viên xã hội |
- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch va kế hoạch chuẩn xác Kế hoạch
Trang 24- Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế và vận dụng đúng đắn các đòn
bẩy kinh tế để quản lý một cách có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội
Người lao động, các tập thể của họ không phải chỉ có lợi ích vật chất mà còn có lợi ích tỉnh thần Có những động cơ tinh thần, tư tưởng thúc đẩy hoạt động lao động của con người như: Giá trị lao động của mỗi người đối với xã hội, niềm tự hào và vinh dự lao động, lương tâm lao động và nhiệt tình sản xuất, niềm vui sáng tạo, hứng thú tăng thêm kiến thức và tìm tòi, sự phấn khởi vẻ tình cảm Sự thích thú thẩm mỹ về lao động và kết quả lao động của mình Con người
còn có những quyền lợi về chính trị, tự do, dân chủ, quyền hưởng thụ những giá
trị văn hoá tinh thần do xã hội bảo đảm cho họ
Nhận thức lợi ích chẳng qua là vạch rõ khuynh hướng của các quy luật, phạm vi cường độ tác động của chúng, chỉ khi nào các hình thức và phương pháp
quản lý phù hợp với lợi ích của xã hội, của tập thể và của cá nhân thì các quy luật của chủ nghĩa xã hội mới được nhận thức đúng đắn và được vận dụng khéo léo nhằm mục đích phát triển nền kinh tế xã hội Cho nên việc nghiên cứu lợi ích, việc thoả mãn và kết hợp chung là cơ sở vững chắc để cải tiến các phương pháp quản lý trong quản lý xã hội về kinh tế
2.4 Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề Trong nền kinh tế sản xuất nhỏ, tiết kiệm thường đóng khung trong tiết kiệm tiêu dùng cá nhân, hoặc người ta chỉ lo tiết kiệm trong việc sản xuất từng đơn vị sản phẩm, không tính đến và cũng không thể đáp ứng nhu cầu to lớn của toàn xã hội về tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng Đó là lối tiết kiệm theo kiểu làm ăn “cò con”, “đè xẻn”,
không bảo đảm hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất xã hội
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, từng nhà tư bản rất quan tâm tiết kiệm và
quản lý của họ cũng nhằm tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao trong từng đơn
vị Xí nghiệp
Trang 25chủ nghĩa và cũng là bảo đảm chắc chấn cho chế độ ấy trở thành hiện thực trong
hoạt động kinh tế là tính kế hoạch trong toàn bộ nền sản xuất xã hội và sự nhất trí về lợi ích cơ bản trong xã hội xã hội chủ nghĩa giữa các giai cấp, các tầng lớp, các cá nhân người lao động xã hội chủ nghĩa, giữa lợi ích cá nhân tập thể và toàn
xã hội
Để thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước, các chủ thể quản lý kinh tế cần phải:
- Có đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan
- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác để khai thác một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước |
- Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế Lấy hiệu quả kinh tế xã hội
làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn đự án đầu tư
và cơng nghệ
- Xố bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Tiến hành cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước lấy con người là
nguồn lực chủ yếu, khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản của sự nghiệp này
- Đổi mới các chính sách là đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích sử dụng
có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực của đất nước
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chế việc sử dụng công quỹ trong cấc cơ quan, cơ
SỞ kinh tế Nhà nước
- Thực hành chế độ tiết kiệm, chống tham những, xử lý nghiêm chỉnh những hành vị làm lãng phí, làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý và sử dụng tài sản xã hội chủ nghĩa
3 Yêu cầu vận dụng các nguyên tắc QLXH về KT
Việc hình thành các nguyên tắc QLXH về KT là công việc hết sức khó
khăn Nhưng vận dụng chúng để thiết lập cơ chế, chính sách, giải pháp về
QLXH về KT lại không kém phần phức tạp nó tùy thuoochJ vào năng lực, trình độ nghệ thuật của nhà quản lý Tuy nhiên, quá trình vận dụng nguyên tắc quản lý kinh tế phải đảm bảo những yêu cầu chung sau đây:
Trang 26Một là, coi trọng việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc QLXH vẻ KT Như
đã đề cập nguyên tắc QLXH về KT mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan Nhận thức của nhà quản lý luôn có giới hạn, trong khi quá trình kinh tế diễn ra đa dạng và có sự thay đổi thường xuyên Vì thế, phải không ngừng nghiên cứu lý luận để nâng cao khả năng nhận thức quy luật, đồng thời tổng kết thực tiễn nhằm hoàn thiện nội dung các nguyên tắc QLXH về KT Việc hoàn
thiện hệ thống nguyên tắc QLXH về KT còn đòi hỏi một mặt phảu tự giác tôn
trọng và kiên trì tuân thủ các nguyên tắc, mặt khác cần phát hiện những nguyên tắc không còn phù hợp, bổ sung nguyên tắc QLXH về KT mới phù hợp với quy luật khách quan và do sự đòi hỏi của thực tiễn vận hành nền kinh tế
Hai là, vận dụng tổng hợp các nguyên tắc QLXH về KT Mỗi nguyên tắc đều có mục đích, nội dung, yêu cầu riêng đối với quá trình QLXH về KT Từ việc nhận thức một cách đúng đắn vai trò của các nguyên tắc trong nền kinh tế phải biết vận dụng tổng hợp các nguyên tắc QLXH về KT trong việc xây dung cơ chế, chính sách, phương pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy QLXH về KT nhằm phát huy ưu thế của từng nguyên tặc, đồng thời bảo đảm các nhân tế cần thiết
của quá trình QLXH về KT, đó là: mục tiêu, động lực, phương tiện, phương
pháp QLXH vẻ KT |
Ba là, lựa chọn hình thức và phương pháp vận dụng nguyên tắc QLXH về KT phù hợp Hệ thống nguyên tắc chỉ phối việc hình thành các quyết định QLXH về KT ở tầm vĩ mô Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào đối tượng quản lý, cấp quản lý và những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể để lựa chọn và quyết định hình thức, phương pháp vận dụng các nguyên tác QLXH về KT
Để lựa chọn hình thức và phương pháp vận dụng các nguyên tác QLXH về KT, nhà quản lý QLXH về KT phải nắm vững được chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiỆp;
hiểu rõ nội dung và yêu cầu của nguyên tắc; thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia và năng lực sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra cân tiếp
Trang 27KT dé van dung hiéu quả các nguyên tắc trong việc đề ra các quyết định QLXH
về KT
Bốn là, cần có quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc vận dụng các
nguyên tắc QLXH về KT Trong QLXH vẻ KT, hệ thống nguyên tắc giữ vai trò định hướng cho việc hình thành các quyết định quản lý, bao gồm phương pháp,
cơ chế, công cụ, tổ chức bộ máy QLXH về KT Chính vai trò định hướng đó đã
quy định tính toàn diện và tính hệ thống của nguyên tắc QLXH về KT Yêu cầu bảo đảm tính toàn diện và tính hệ thống càng đặc biệt quan trọng đối với nguyên
tắc tiết kiệm và hiệu quả Cụ thé 1a tiết kiệm và hiệu quả cần được xem xét trên bình diện rộng, thời gian dài và với thái độ thận trọng, tránh tư tưởng cục bộ,
cách nhìn thiên cận và những quyết định vội vàng về QLXH về KT Điều nay cd ý nghĩa sâu sắc trong việc lựa chọn các phương án đầu tư nước ngoài vào trong nước, các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước, giao quyên sử dụng ruộc đất lâu dài cho nông dân ở Việt Nam
IV QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, XÂY DỤNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1 Quá trình đổi mới quản lý xã hội về kinh tế
Đổi mới kinh tế, tức là chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình đầy khó khăn, phúc tạp Đó là cuộc tìm tòi, sáng tạo không ngừng của
toàn Đảng, toàn đân; là sự đổi mới có ý nghĩa cả về nhận thức, quan điểm, về thể -
chế chính sách, về bộ máy và cán bộ Cho đến nay, toàn bộ quá trình xác lập,
phát triển và đổi mới quản lý xã hội về kinh tế của nước ta có thể chia ra làm ba
giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1979, giai đoạn từ năm1979 đến năm 1986 và giai đoạn từ năm1986 đến nay |
1.1 Giai đoạn thực hiện thuần tuý cơ chế kế hoạch hoá tập trung (trước
nam 1979)
Trước Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương (khoá IV) của Dang (tháng 9 -1979) nền kinh tế nước ta được quản lý thuần tuý bằng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Ngay từ đầu cơ chế đó bộc lộ những nhược điểm,
Trang 28khuyết tật, nhưng trong điều kiện có hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, có viện trợ lớn và chiến tranh kéo dài nên các nhược điểm của cơ chế cũ chưa bộ lộ gay gắt Đặc biệt trong mười năm 1955 - 1965 đất nước ta vẫn dành được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế, giáo dục, y té.v.v va đã tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Như vậy, trong chừng mực đáng kể, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã đáp ứng yêu cầu của thời chiến, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng; đấu
tranh giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Khi đất nước thống nhất, hoà bình được xác lập trên toàn quốc thì cơ chế quan lý tập trung bao cấp càng bộc lộ nhược điểm, trở thành luc can cha su phát
triển, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực Tác động tiêu cực của nó biểu hiện rõ rệt trên các khía cạnh: Không tạo được động lực phát triển, kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế
tính chủ động, năng động, sáng tạo của cơ chế kinh tế và của người lao động
Trong cơ chế cũ các nhược điểm đã được phát hiện ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, đã có ba Hội nghị Trung ương: Hội nghị lần thứ mười chín Ban chấp hành Trung ương khoá III (1-1971), lần thứ 20 (4 -1972) và lần thứ hai mươi hai (4-1973) đã phê phán cơ chế hành chính - bao cấp và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục, nhưng càng khắc phục thì tình trạng tập trung, quan liêu bao cấp càng nặng nề thêm Khi đất nước thống nhất thì cơ chế đó đã mở rộng ra trên phạm vi cả nước với mức độ cao hơn
1.2 Giai đoạn thử nghiệm từ năm 1979 đến năm1 986
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá IV) tháng 9-1979 được coi là mốc khởi đầu công cuộc đổi mới quản lý xã hội kinh tế của nước ta
Tại Hội nghị này, lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, thể hiện ở những chủ trương cụ thể như “bổ ngăn sông, cấm chợ” “cho sản xuất bung ra”, thừa nhận sự tôn tại nhiều
thành phần kinh tế Những quan điểm mới đó ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta lúc đó cực kỳ khó khăn, sản xuất trong hầu hết các
Trang 29khăn, một số cơ sở, địa phương đã tìm cách “xé rào” phá bỏ thể chế cũ, tìm cách tự sản xuất và tiêu thụ để có thể nuôi sống người lao động
Trên cơ sở các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương (khoá IV), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính
sách, thể chế mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá
Những chính sách tiêu biểu: Chỉ thị 357 của Chính phủ (3-10-1979) cho phép nông dân được nuôi và mua bán trâu, bò; trâu, bò được coi là hàng hoá; Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư (13-1-1981) về: “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”; Quyết định số 25/CP (21-1-1981) của Hôi đồng Chính phủ “Về một số chủ trương biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất - kinh doanh
và quyền tự chủ về sản xuất - kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các
xí nghiệp quốc doanh” Từ đây, nền kinh tế nước ta xuất hiện tình huống tổn tại song trùng hai cơ chế quản lý: Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp tác động
trong phần kế hoạch A và một phần kế hoạch B của các xí nghiệp và trong phần
sản phẩm khoán của các hợp tác xã nông nghiệp; cơ chế tự do (có thể coi như thị trường sơ khai) tác động trong phần kế hoạch C và phần còn lại của kế hoạch B
của xí nghiệp, phần sản phẩm vượt khốn của nơng dân Cũng từ đó bắt đầu một
cuộc đấu tranh cọ sát quyết liệt diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực giữa hai cơ chế theo xu hướng xoá bỏ từng bước cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xác lập cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Trên thực tế nên kinh tế nước ta, từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban
chấp hành Trung ương khoá IV (năm 1979), các quan hệ hàng hoá - tiền tệ được
chấp nhận như một tất yếu khách quan, nhưng ở mức độ coi như mặt thứ yếu, bổ
sung cho hệ thống kế hoạch pháp lệnh tập trung Nhưng, chính từ sự chấp nhận đó đã thúc đẩy phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ; đồng thời, đây được coi như
quá trình thử nghiệm đổi mới và từng bước tổng kết, so sánh, lựa chọn, trong đó
có cuộc đấu tranh khá gay gắt về tư tưởng, lý luận và chính sách Chính từ thực
tiễn tìm tòi, thử nghiệm đó mà Đại hội VI của Đảng đã đi tới bước đổi mới căn bản, xem quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá như bộ phận hữu cơ của
quá trình từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Điều đó có nghĩa
Trang 30là, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về nguyên tắc, đất nước ta có thể bỏ
qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng tất yếu phải kinh qua quá trình phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ Qua nhiều thập kỷ trước đây, tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa mang nặng thành kiến, kiêng ky quan hệ hàng hoá và cơ chế thị trường, coi nó là biểu hiện thuộc tính của chế độ tư hữu và tư bản Tư tưởng Lênin trong chính sách kinh tế mới bị xem như bước lùi tạm thời bất đắc dĩ Tư tưởng và thực tiễn đổi mới quản lý xã hội về kinh tế từ năm 1979 cho thấy các quan hệ thị trường, quan hệ hàng hoá, tiền tệ cần phải được sử dụng
để phát triển sản xuất |
Từ quá trình đấu tranh đổi mới quản lý xã hội về kinh tế giai đoạn đầu ở nước ta cho phép khẳng định: Không phải chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa thua chế độ tư bản chủ nghĩa, không phải con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thua con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa, mà là kinh tế hiện vật thua kinh tế hàng hố Kinh tế hàng hố khơng phải thuộc tính riêng có của chủ nghĩa tư bản Với tư
cách một quan hệ thị trường đã có từ rất lâu trước chế độ tư bản chủ nghĩa, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong chủ nghĩa xã hội Các quan hệ ấy tồn tại và phát triển trong sự tác động qua lại với tất cả các quá trình kinh tế khách quan khác Tuy nhiên, bản chất kinh tế - xã hội của các quan hệ ấy thay đổi phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã
hội trong đó nó tồn tại và phát triển Trong điều kiện trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, lại phải trải qua chiến tranh và chia cắt lâu _
dài, quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là một quá trình phức tạp, đặc thù mang tính lịch
sử - cụ thể
1.3 Giai đoạn đổi mới toàn diện từ 1986 đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 được coi là bước ngoặc có tính lịch sử đổi mới cơ chế quản lý xã hội về kinh tế Tư tưởng cơ bản về đổi mới quản lý xã hội về kinh tế của Đại hội VI là:
Trang 31- Phải kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dung cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ
- Đến tháng 3 -1989, sau khi tổng kết hai năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội VI, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung tương (khoá VD
đã khẳng định: Cả nước là một thị trường thống nhất, có nhiều lực lượng thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia, thực hiện cơ chế đánh giá thoả thuận, giá kinh doanh Nhà nước bỏ quyền định giá, giữ giá bằng những biện pháp hành
chính, mà thực hiện sự điều tiết bằng những biện pháp và công cụ kinh tế là chủ
yếu Cũng từ tháng 3-1989, Nhà nước quyết định chuyển toàn bộ lương thực và 80% vật tư sang kinh doanh Đến đầu năm 1990, Nhà nước quyết định chuyển nốt 20% vật tư còn lại sang kinh doanh Bước chuyển sang cơ chế giá cả thị trường có điều tiết như vậy thể hiện sự thận trọng, từng bước thử nghiệm, đồng thời cũng thể hiện sự đấu tranh giữa hai cơ chế, từng bước xác lập cơ chế quản lý
mới Điều đó cũng làm cho nền kinh tế không bị những cơn sốc quá lớn
Giai đoạn từ năm 1989 đến nay, với việc thực hiện cơ chế giá kinh doanh, cả nước là một thị trường thống nhất, gắn với thị trường thế giới và hàng loạt các
biện pháp đồng bộ khác về tài chính, lãi suất ngân hàng và các biện pháp chuyển
sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng
XHCN
- Vé san xuất nông nghiệp, sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (5 - 4 -1988) đã tạo cơ sở cho hộ nông nghiệp trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đòi hỏi phải đổi mới căn bản hợp tác xã nông nghiệp
Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VỊ của Đảng là 5 năm phấn đấu
gian khổ, quyết liệt để thực hiện đổi mới mạnh mẽ Nhưng tình hình trong nước
và thế giới hết sức phức tạp: 5 năm liền lạm phát ba con số, đời sống nhân dân lao động và những người sống bằng tiền lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh; nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn Tình hình thế giới điễn biến phúc tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước ta, nhưng đây cũng là thời kỳ thể hiện tỉnh thần độc lập dân chủ của
Đảng và nhân dân ta quyết tâm đổi mới quản lý xã hội về kinh tế Với nỗ lực và
Trang 32quyết tâm cao trong việc kiên trì con đường đổi mới nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước
đầu hình thành, lạm phát giảm dần, sản xuất phát triển, từ một nước phải nhập
lương thực trở thành nước xuất khẩu mỗi năm hàng triệu tấn gạo, hàng tiêu dùng ngày càng phong phú, đời sống nhân dân bắt đầu được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy, lòng tin của nhân dân từng bước được khôi phục
Có thể khẳng định những kết quả đạt được trong thời kỳ này còn nhiều hạn
chế và chưa vững chắc, nhiều vấn đề kinh tế và xã hội bức xúc nảy sinh, nước ta
vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Đặc biệt thời kỳ cuối thập kỷ 80
đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX là thời kỳ biến động lớn của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn, đã tác động sâu sắc đến nước
ta cả về chính trị, kinh tế, tư tưởng và tổ chức Trước tình hình phức tạp đó, Đảng
ta vẫn kiên trì đường lối đổi mới, coi đổi mới để phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trọng tâm, tiếp tục tìm tòi đổi mới quản lý kinh tế
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đã để ra nhiệm vụ phải
"Tiếp tục xây dựng nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý
kinh tế Sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế Từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường Đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu” và cải tiến công tác điều hành của Nhà nước Đại hội VI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ _ nghĩa xã hội, trong đó xác định sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng và bảy phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Phương hướng về kinh tế bao gồm: Phát triển
lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại hoá gắn với phát triển một nền nông nghiệp toàn điện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội để cải thiện đời sống nhân dân Về quan hệ sản xuất phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dang về hình thức sở hữu Phát triển nền
Trang 33
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế quốc đoanh và tập
thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện nhiều
hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm chủ yếu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 6 -1996) của Đảng trên cơ
sở tổng kết toàn điện những thành công và những tồn tại, những bài học chủ yếu
của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước Đảng ta đã xác định: “Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách,
đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn điện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nên kinh tế nhiều thành phân, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu duoc dé ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế “xã hội đến năm
2000; tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bên vững đi đôi với giải quyết
những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo dam an ninh, guốc phòng, cải thiện đời
sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ nên kinh tế, tạo tiên đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau” |
Từ thực tiễn hơn 20 năm qua ở nước ta cũng như kinh nghiệm nhiều nước
đã cho thấy, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đồng thời gia nhập thị trường thế giới, là quá trình đổi mới tất yếu và tiến bộ, mang tính cách mạng sâu sắc, chính vì vậy cũng là quá trình rất khó khăn, phức tạp Mọi quan niệm đơn giản, nóng vội, hoặc bảo thủ, trì trệ đều không tránh khỏi dẫn tới sai lầm, gây rối loạn kéo dài, thậm chí đổ vỡ
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là một quá trình toàn điện, nhiều
mặt Nhiều người đã hiểu quá trình này một cách đơn giản như sự thay đổi cơ chế quản lý, mà không thấy đó thực chất là quá trình vừa chuyển đổi cơ chế
quản lý, vừa cấu trúc lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở hữu, cơ cấu nhân lực, lao
động , là quá trình đổi mới sâu sắc hệ thống kinh tế, giáo dục và khoa học, nhất là về kinh tế, pháp lý, quản lý cho đến những yếu tố thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội, đạo đức, lối sống cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng kinh tế trong nước và sự cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt trên bình diện
Trang 34quốc tế Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường như vậy là tình huống chưa có
tiền lệ, do đó tất yếu phải có thời gian thì nền kinh tế mới có thể đi vào quỹ đạo,
chưa nói là ngang sức với nước ngoài về trình độ phát triển kinh tế thị trường Trong quá trình đó không tránh khỏi thời kỳ đầu chấp nhận tự do thương mại, xuất hiện trạng thái thị trường sơ khai (thị trường thiếu, tự phát, còn rối loạn), trong khi đó do phân tán nhỏ, kinh tế ngầm, thậm chí kinh doanh phi pháp mà chính chúng vừa góp phần phát triển, vừa gây rối loạn, các nhân tố có sứ mệnh tạo lập trật tự là hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính, hệ thống doanh nghiệp lớn và bộ máy quản lý nhà nước còn yếu kém, thậm chí tiêu cực Trong điều
kiện đó, rất cần có sự lãnh đạo, quản lý vĩ mô đủ bản lĩnh và trí tuệ để ổn định
kinh tế và chính trị, định hướng đúng, điều tiết có hiệu quả nên kinh tế
Lịch sử phát triển kinh tế của nhiều quốc gia đã chỉ rõ bài học: Ổn định
chính rrị là điều kiện cực kỳ quan trọng là tiền đề của sự phát triển kinh tế Đồng
thời, xét về mặt nào đó, kinh tế thị trường được coi như công cụ để phát triển, do
đó có thể “chung sống” với nhiều hình thái kinh tế - xã hội, nhiều thiết chế
chính trị - xã hội khác nhau Đổi mới về kinh tế theo hướng phát triển cơ chế thị
trường đi trước một bước là vấn để hàng đầu, bảo đảm ổn định chính trị, đồng
thời tạo khả năng từng bước đổi mới hệ thống chính trị Bài học lớn trong bước
chuyển sang nên kinh tế thị trường ở nước ta chỉ rõ: Đổi mới không phải nhất nhất đều bắt nguồn từ cấp trên xuống, quần chúng chỉ là người thụ động thừa
hành Trong một mức độ đáng kể, quá trình đó nhiều khi khởi đầu của đông đảo quần chúng thực hiện quyền tự chủ, tự do làm ăn sinh sống, Đảng đã kịp thời
nắm bắt, tổng kết, định hướng, từng bước đi tới đổi mới chính sách và cơ chế
quản lý kinh tế Đó là quá trình tìm tòi, mò mẫm, thử nghiệm sáng tạo bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, từ quần chúng, từ thực tế và là quá trình được Đảng kịp thời nhận thức, thích nghi và giữ vai trò lãnh đạo Với sự nghiệp to lớn, thì chiến lược hành động như trên là hoàn toàn đúng đắn Có thể ví đó là phương thức hành động khôn ngoan và dũng cảm của người thám hiểm, vừa đi vừa mở đường với sự kiên định về mục tiêu, lý tưởng
Trang 35nghiệp đổi mới sâu sắc có tính cách mạng khó tránh khỏi những sai sót Chúng
ta dám nhìn thẳng vào sự thật, không ảo tưởng “miễn dịch” cũng không hốt hoảng khi xảy ra khủng hoảng Điều đáng chú ý là năm 1989 chúng ta thẳng
thắn thừa nhận có khủng hoảng kinh tế - xã hội, thì cũng ngay năm đó, chúng ta đề ra được những giải pháp khắc phục đúng đắn, làm cho khủng hoảng dịu hẳn và từ đó đến nay đã đạt được những bước tiến đáng kể, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
2 Đánh giá những thành tựu bước đầu và những vấn đề đang đặt ra
trong quản lý xã hội về kinh tế 2.1 Thành tựu
Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong những năm vừa qua, nước ta đã giành
được những thành tựu to lớn có tính chiến lược về kinh tế là: Nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần phát triển, quan hệ sản xuất được điều chỉnh hợp với yêu
cầu phát triển của lực lượng sản xuất, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành, ngày càng phát huy tác dụng, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ mới
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thành tựu đó được thể hiện cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội
2.2 Khuyết điểm và yếu kém
Bên cạnh ưu điểm và thành tựu đạt được, việc đổi mới quản lý xã hội về
kinh tế còn nhiều khuyết điểm và yếu kém sau đây:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp;
năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đầu tư còn phân tán, lãng
phí và thất thoát nhiều
- Trong phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, việc lãnh đạo xây dựng
quan hệ sản xuất mới vừa lúng túng, vừa buông lỏng, chưa phát huy tốt tiềm năng, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất của các thành phần kinh tế Kinh tế nhà
nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo; chưa có chuyển biến
đáng kể trong việc sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước; kinh tế
Trang 36tập thể chưa mạnh; chưa có đủ chính sách để khuyến khích tư nhân yên tâm đầu
tư phát triển sản xuất - kinh doanh, đồng thời quản lý tốt thành phần kinh tế này - Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ nhất quán, chưa tạo
động lực mạnh để phát triển Có những chính sách đúng bị biến đạng qua nhiều
tầng nấc hành chính quan liêu Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn
thi hành luật còn chậm
- Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công, tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn, thậm chí tiếp tục tăng lên Phân hoá giàu - nghèo
ngày càng tăng, tệ nạn xã hội phát triển, trật tự an tồn xã hơi chưa được bảo
đảm tốt |
- Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế chậm được sắp xếp lai, tinh giản và nâng cao chất lượng, tệ quan liêu, cửa quyển, mất dân chủ còn nặng nề N ăng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý về kinh tế và quần trị kinh doanh chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ
Đặc biệt đáng chú ý là sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ (1991-1995), tình
hình kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế
thời kỳ 1996 -1999 chậm dần, năm 2000 - 2005 đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa
đạt mức tăng trưởng cao như những năm giữa thập niên 90 Nhiều chỉ tiêu quan
trọng không đạt mức do Đại hội của Đảng đề ra
3 Đường lối tiếp tục đổi mới quản lý xã hội về kinh tế
3.1 Những yêu cầu đối với quản lý xã hội về kinh tế
- Nâng cao trình độ và năng lực quản lý kinh tế bao gồm quản lý xã hội về
kinh tế và quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thích nghi với nền kinh tế thị trường và trình độ quản lý của các nước trong khu vực và trên thế giới |
- Cần thực hiện đúng và tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý xã
hội về kinh tế, vừa đảm bảo dân chủ, phát huy tính tự chủ độc lập sáng tạo của
cấp dưới, của các ngành, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế có hiệu quả; đồng thời bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của
Nhà nước, thiết lập trật tự kỷ cương, bảo đảm sự kiểm soát và quản lý tài sản
Trang 37- Phải kết hợp quản lý xã hội về kinh tế với quản lý xã hội nói chung để đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, hạn chế sự băng hoại đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá hoại môi trường sinh thái, hạn chế các tiêu cực xã hội
- Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức quản lý xã hội về kinh tế có phẩm chất và năng lực, vừa trong sạch vừa đủ trình độ (lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý hiện đại, ngoại ngữ ) và thích ứng với điều kiện mới
- Phải bảo đảm tính hiệu quả của quản lý, bộ máy gọn nhẹ, khắc phục quan liêu, phiền hà, giải quyết công việc nhanh nhậy, linh hoạt
3.2 Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý xã hội về kinh tế
* Quan điểm và phương hướng chung
Cơ chế quản lý xã hội về kinh tế ở nước ta trong những năm tiếp theo là sự
kế tục và phát triển cơ chế quản lý kinh tế từ Đại hội VI, với quan điểm nhất
quán: “Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp”, đổi mới quản lý kinh tế nhằm phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác
_ Cơ chế quản lý phải phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi và phải có tác dụng thúc đẩy phát triển một nên kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là yếu tố quan trọng quyết định quá trình
đổi mới cơ chế quản lý xã hội về kinh tế |
Cơ cấu thị trường có ảnh hưởng to lớn đến đổi mới cơ chế quản lý xã hội về
kinh tế Quá trình đổi mới kinh tế nước ta cho phép nhận thức đúng đắn hơn về
cơ cấu thị trường, về các quan điểm đổi mới cơ chế quản lý xã hội về kinh tế trong điều kiện cơ cấu thị trường ngày càng phát triển một cách đầy đủ
* Nội dung đổi mới cơ chế quản lý xã hội về kinh tế
- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế - Đổi mới công tác hoạch toán
- Đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt chú trọng
chính sách tài chính tiền tệ
Trang 38- Giải quyết tốt các chính sách xã hội
- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý xã hội về kinh tế của Nhà nước * Những nhân tố cân thiết bảo đảm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Định hướng xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là bản chất của nền kinh tế nước ta, nó thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng ta trong công cuộc đổi mới
Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ kinh tế thị trường có thể tồn tại với nhiều cơ chế xã hội, là thành tựu của nhân loại, do đó nó được coi như một phương
tiện, gắn liền với một thiết chế chính trị và ý tưởng của Nhà nước đương quyền Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu tốt đẹp, nhân văn cần phải sử đụng động lực của
kinh tế thị trường làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình”, đó là mục tiêu cao cả của chế độ xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang hướng tới
- Mục đích là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân - Về sở hữu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc
- Về quản lý, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của Nhà nước
- Về phân phối, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp và các nguồn khác vào sản
xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội |
V PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KINH TẾ
1 Khái niệm
Trang 392 Các phương pháp quản lý xã hội về kinh tế
2.1 Phuong pháp hành chính
Phương pháp hành chính trong quản lý xã hội về kinh tế là các cách tác
động trực tiếp bằng các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc của Nhà nước
lên đối tượng và khách thể trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định
Đặc điểm cơ bản của phương pháp hành chính trong quản lý xã hội về kinh tế là tính bắt buộc, tính quyền lực
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý xã hội về kinh tế rất to lớn Nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống; có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết
các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng |
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo hai
hướng: Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng của quản lý xã hội về kinh tế
Các phương pháp hành chính đòi hỏi chủ thể quản lý phải có quyết định
dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao
Tac động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định Vì vậy, các phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống quản lý rơi vào những tình huống khó khăn, phức tạp
Đối với những quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện, không được lựa chọn, chỉ có cấp thẩm quyền ra quyết định mới có quyền thay
đổi quyết định
— Sử dụng các phương pháp hành chính đồi hỏi các cấp quản lý phải nắm
vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây: |
Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu qua cao khi quyết định đó có
căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế
Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn
và trách nhiệm của cấp ra quyết định
Trang 40Tóm lại, các phương pháp hành chính là hồn tồn cần thiết, khơng có
phương pháp hành chính thì các chủ thể không thể quản lý kinh tế có hiệu quả
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật với các thể chế quản lý kinh tế phù hợp là nội dung cơ bản của quản lý xã hội về kinh tế ở nước ta hiện nay
2.2 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là sự tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu
quả nhất trong phạm vi hoạt động
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều tuân theo các quy luật kinh tế khách quan Sự chỉ phối của các quy luật đối với hoạt động của con người đều thông qua lợi ích kinh tế Các phương pháp kinh tế chính là các
phương pháp tác động của chủ thể quản lý xã hội về kinh tế thông qua sự vận
dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật; tức là về thực chất các phương pháp kinh tế là một biện pháp để sử dụng các quy luật kinh tế
Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là nó tác động lên đối tượng quản lý không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ đề ra mục tiêu
nhiệm vụ phải đạt, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ
Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng bị quản lý, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động
và các tập thể lao động
Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và các
doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ Điều đó giúp chủ thể quản lý giảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra, đôn đốc chỉ ly, vụn vặt