1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế toán đại cương (giáo trình nội bộ)

170 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

4129 ˆ FZ | ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỖ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYÊN

i

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

GIAO TRINH NOI BO KE TOAN DAI CUONG

CHU NHIEM DE TAI: Th.S NGUYEN THUY ANH

To 0g Clos Plage

Trang 2

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA - HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYEN GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 1 Tên học phần: KẾ TOÁN ĐẠI CƯƠNG 2 Mã số môn học: 3 Số đơn vị học trình: 3 4 Mục đích môn học:

Xã hội càng phát triển, hoạt động kinh tế càng phong phú, đa dạng thì nhu

cầu thông tin và sử dụng thông tin kinh tế càng trở nên quan trọng và cần thiết Kế

toán tạo ra các thông tin kinh tế tài chính hữu ích liên quan đến một tổ chức để phục vụ nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau Thông tin kế toán được sử dụng rộng rãi để diễn tả hầu hết mọi hoạt động kinh doanh Vi vay kế toán được coi như là một công cụ quản kinh tế, mục tiêu là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động ra quyết định

Đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế, môn kế tốn đại cương là mơn học

cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán để từ đó là cơ sở học tập, nghiên cứu

mơn học kế tốn tài chính Nội dung cơ bản của mơn kế tốn đại cương bao gồm việc trình bày và giải thích đối tượng của kế toán, các phương pháp thu thập, xử lý,

£ A 4m # 4

5 Yêu cầu:

Kết thúc học phần, sinh viên phải:

- Nắm chắc những kiến thức cơ bản, có hệ thống về kế toán cũng như việc sử

dụng nó như một công cụ quản lý kinh tế phục vụ cho việc ra duyết định

Trang 3

- Van dung cac kiến thức kế toán tài chính hiệu quả vào thực tiễn phục vụ cho

việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn

6 Phân bỗ thời gian

Học phân Kế toán đại cương gồm 45 tiết - 3 đơn vị học trình:

- Phan lý thuyết: 30 tiết - Bài tập: 15 tiết 7 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học Chuyên TT | - Họ và tên : Cơ quan công tác ` ngành

Khoa kinh té - Hoc vién

1 | Ths Nguyén Thuy Anh „ 5 Kê toán

Báo chí và tuyên truyền Khoa Kế toán kiểm toán —

2 | TS Nguyễn Thanh Hải ĐH Kinh tế (Đại học quốc Kế toán

gia) 8 Điều kiện tiên quyết:

Đã học xong môn thống kê kinh tế

9, Nội dung môn học:

- Nội dung tông quát và phân bỗ thời gian:

Trong đó

| Tổng Thảo | Tiểu

TT NỘI DUNG Số Lý | luận, | luận,

dết thuyết | bài kiểm

| tap tra

01 | CHUONG I-MOT SO VAN ĐÈ CƠI 3 3

BAN CUA KE TOAN

I Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của 1

kế toán

1 Khái niệm kê toán

Trang 4

2 Vai trò của kê toán trong quản lý

kinh tế |

3 Chức năng và nhiệm vụ của kế tốn

4 u câu của thơng tin kê toán

chứng từ kế toán

1 Khái niệm chứng từ kế toán

2 Nội dung của chứng từ

II Các khái niệm và nguyên tắc kế toán 2

cơ bản 1 Khái niệm

2 Các nguyên tắc kế toán cơ bản

Trang 5

3 Ý nghĩa của chứng từ

II Phân loại chứng từ

1 Phân loại chứng từ theo công dụng 2 Phân loại theo địa điểm lập chứng từ

3 Phân loại theo mức độ khái quát của chứng từ 4 Phân loại theo phương thức lập chứng từ 5 Phân loại theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ

6 Phân loại theo dạng thể hiện dữ liệu

Trang 6

05

I Các vẫn đề chung về tính giá

1 Sự cần thiết phải tính giá

2 Yêu cầu và nguyên tắc tính giá

II Cac m6 hinh tinh giá cơ ban 1 Tinh gia tai san mua vao

2 Tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa xuất kho

3 Tính giá thành phẩm

CHƯƠNG V- TÀI KHOẢN KẾ

TOÁN VÀ GHI SỎ KÉP

I Tài khoản kế toán

1, Khái niệm tài khoản kế toán 2 Kết cấu tài khoản kế toán

3 Nguyên tắc phản ánh trên tài khoản

kế toán

4 Hệ thống tài khoản kế toán I Ghi số kép

1 Khái niệm ghi số kép

2 Quan hệ đối ứng tài khoản „ 3 Phươnơ pháp coh1 số kép È hương pháp ghi p 0,5 2,5 0ó

CHUONG VI — KE TOAN MOT SO NGHIEP VU KINH DOANH CHU YEU

I Ké toan qué trinh mua hang

1 Nhiệm vụ của kê toán quá trình mua 15

Trang 7

hang

2 Chứng từ và tài khoản sử dụng

3.Trình tự hạch toán quá trình mua hàng

4 Hạch toán số tiền được hưởng chiết

khấu mua hàng và giảm giá hàng mua

5 Hạch toán trả lại hàng mua

II Kế toán quá trình sản xuất

1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2 Phân loại chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm

3 Đối tượng kế toán chỉ phí sản xuất,

đối tượng tính giá thành

4.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 5 Chứng từ và tài khoản sử dụng

6 Trình tự hạch toán

II Kế toán quá trình bán hàng

Trang 8

2 Tài khoản sử dụng 3 Trình tự hạch toán 07 |CHUONG vil — BAO CÁO TÀI 3 2 CHINH

LY nghĩa, nội dung, yêu cầu của báo 1

cdo tai chinh

1 Ý nghĩa của báo cáo tài chính 2 Nội dung của báo cáo tài chính 3 Yêu cầu lập báo cáo tài chính

Trang 9

08 CHUONG VIII - SỐ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KE TOAN I Số kế toán 1 Khái niệm và tác dụng 2 Phân loại

3 Chu trình kế toán trên số

Trang 10

MUC LUC

CHUONG I- MOT SO VAN DE CO BAN CUA KE TOAN 2

I Khai niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán 2 1 Khái niệm kế toán 2 2 Vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế 3

3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán 4

4 Yêu cầu của thông tin kế toán 5

II Các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản 6

1 Khái niệm 6

2 Các nguyên tắc kế toán cơ bản 7

CHUONG II - DOI TUONG KE TOAN 10

I Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 10

1 Tài sản | 10

2 Nguồn vốn 15

3 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 17

II Su van động của tài sản trong doanh nghiệp 19

Bài tập chương 21 CHƯƠNG III - CHỨNG TỪ KE TOÁN 24 I Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chứng từ kế toán 24

1 Khái niệm chứng từ kế toán 24

2 Nội dung của chứng từ 24 3 Ý nghĩa của chứng từ 26

H Phân loại chứng từ 26

Trang 11

2 Phân loại theo địa điểm lập chứng từ 27

3 Phân loại theo mức độ khái quát của chứng từ 27

4 Phân loại theo phương thức lập chứng từ 27 5 Phân loại theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ 28

6 Phân loại theo dạng thê hiện dữ liệu vàdữ liệu dữ liệu lưu trữ thông tin của 28- chứng từ

III Yêu cầu và trình tự luân chuyên chứng từ 30 1 Yêu cầu của chứng từ 30

2 Luân chuyên chứng từ 31

IV Các quy định về lập, bảo quản, lưu trữ chứng từ 32

1 Các quy định về lập và sử dụng chứng từ 32

2 Quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ 33

CHƯƠNG IV - PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 35

I Các vấn đề chung về tính giá 35

1 Sự cần thiết phải tính giá 35

2 Yêu cầu và nguyên tắc tính giá 35

IH Các mô hình tính giá cơ bản 36

1 Tính giá tài sản mua vào 36 2 Tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa xuất kho 38

3 Tính giá thành phẩm 39

Bai tap chuong IV 41

Trang 12

2 Kết cau tài khoản kế toán 3 Nguyên tắc phản ánh trên tài khoản kế toán

4 Hệ thống tài khoản kế toán

IL Ghi số kép

1 Khái niệm ghi số kép

2 Quan hệ đối ứng tài khoản

3 Phương pháp ghi số kép Bài tập chương V

CHƯƠNG VI ~ KÉ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHU

YẾU

L Kế toán quá trình mua hàng

1 Nhiệm vụ của kế toán quá trình mua hàng

2 Chứng từ và tài khoản sử dụng

3.Trình tự hạch toán quá trình mua hàng

4 Hạch toán số tiền được hưởng chiết khấu mua hàng và giảm giá hàng mua 5 Hạch toán trả lại hàng mua

II Kế toán quá trình sản xuất

1 Khái niệm chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2 Phân loại chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm

4.Phương pháp tập hợp chỉ phí sản xuất 5 Chứng từ và tài khoản sử dụng

6 Trình tự hạch toán

II Kế toán quá trình bán hàng

Trang 13

2 Các nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng 82 3 Chứng tù và tái khoản sử dụng 82 4 Trình tự hạch toán 84 IV Kế toán xác định kết quả kinh doanh 86 1 Một số chỉ tiêu cơ bản 86 2 Tài khoản sử dụng §7 3 Trình tự hạch toán 89

Bai tap chuong VI 93 CHUONG VII - BAO CAO TAI CHINH 102 I Y nghia, néi dung, yéu cầu của báo cáo tài chính 102

1 Ý nghĩa của báo cáo tài chính 102

2 Nội dung của báo cáo tài chính 103

3 Yêu cầu lập báo cáo tài chính 103

II Bảng cân đối kế toán 104 1 Khái niệm 104 2 Nội dung 104 3 Phương pháp lập 106 II Báo cáo lập kết quả kinh doanh 111 1 Khái niệm 111 2.Nộrdun | 112

3 Phuong phap lap 113 II Báo cáo lưu chuyên tiền tệ 118

1 Khái niệm 118

2 Nội dung 118

Trang 14

V Thuyết minh báo cáo tài chính 122 1 Khái niệm 122 2 Nội dung 122 3 Phương pháp lập 123 CHUONG VIII- SO KE TOAN VA CAC HiNH THUC KE TOAN 145 I Số kế toán 145 1 Khái niệm và tác dụng 145 2 Phân loại | 145

3 Chu trình kế toán trên số 147

Trang 15

DANH MUC TU VIET TAT TSCD Tài sản cố định GTGT Gia tri gia tang TK Tai khoan XDCB Xây dựng cơ bản NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

KPCD Kinh phí cơng đồn

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 16

CHUONG I- MOT SO VAN DE CO BAN CUA KE TOAN

I Khai niém, vai tro, nhiệm vụ của kế toán

1 Khái niệm kế toán

Xã hội càng phát triển, hoạt động kinh tế càng phong phú, đa dạng thì nhu cầu thông tin và sử dụng thông tỉn kinh tế càng trở nên quan trọng và cần thiết Kế tốn tạo ra các thơng tin kinh tế tài chính hữu ích liên quan đến một tổ chức để

phục vụ nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau Thơng tin kế tốn được sử dụng rộng rãi để diễn tả hầu hết mọi hoạt động kinh doanh Vì vậy kế toán được

coi như là một công cụ quản kinh tế, mục tiêu là cung cấp thông tin phục vụ cho

hoạt động ra quyết định

Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC) cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo một cách riêng những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phân tính chất tài chính và trình bày kết quả

_ Của nở`

Theo tác giả Ronald.J.Thacker: “Kế ứoán là một phương pháp cung cấp thông tin cân thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức”

Luật kế toán Việt Nam (2003) đưa ra khái niệm về kế toán: “Kế todn là việc

thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới

hình thức giả trị, hiện vật và thời gian lao động ”

Nghiên cứu các khái niệm về kế toán cho thấy, mỗi khái niệm dù xuất phát

từ các khía cạnh khác nhau nhưng đều gắn kê toán với việc phục vụ cho công tác

quản lý Do đó kế tốn là cơng cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị nhằm kiểm tra, giám

sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị và phục vụ cho việc ra quyết

định

Xuất phát từ mục đích sử dụng thông tin khác nhau của các đối tượng mà

kế toán hình thành và phát triển thành hai phân hệ kế toán khác nhau: kế toán tài

Trang 17

Theo điều 10 của luật kế toán:

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin

của đơn vị kế toán

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp

thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính

trong nội bộ đơn vị kế toán

Như vậy, kế toán tài chính với mục đích là cung cấp thông tin kinh tế, tài

chính giúp cho các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đề ra các quyết định phù hợp Sản phẩm của hệ thống kế toán tài chính là các báo cáo tài chính gồm bảng

cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo báo tài chính

Khác với kế toán tài chính thì kế toán quản trị được thiết lập với mục đích

duy nhất là cung cấp thông tin trợ giúp cho quản trị doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp Thông tin kế toán quản trị phục vụ cho

việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị: hoạch định, kiểm soát và ra quyết

định Hệ thống kế toán quản trị có thể lập bất cứ loại báo cáo nào mà nhà quản lý thấy cần thiết phục vụ cho quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

của đơn vị

Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối liên hệ mật thiết trong quá trình

tổ chức thực hiện và cung cấp thông tin Hai loại kế toán này liên kết với nhau để

thông tin được cung cấp mang tính xuyên suốt, phản ánh được những sự kiện đã,

đang và sẽ xảy ra trong hoạt động của các don vi 2 Vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế

Sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính là hệ thống báo cáo tài chính

trong đó chứa đựng các thông tin cần thiết để những người quan tâm đưa ra được các quyết định phù hợp

Những người sử dụng thơng tin kế tốn rất đa dạng, có thé là: các nhà quản

lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, cơ quan thuế,

Trang 18

về chỉ phí, giá thành, doanh thu, lợi nhuan dé ra cdc quyết định điều hành doanh

nghiệp Những người khác lại cần các thông tin tổng hợp về kết quả hoạt động, tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư, cho vay -

Mỗi nhóm này có mối quan tâm khác nhau đối với hoạt động của doanh nghiệp và họ cũng chú trọng tới các thông tin khác nhau mà kế toán cung cấp

Theo yêu cầu của họ, kế toán sẽ cung cấp các thông tin để họ có thể xác định các

chỉ tiêu này

Như vậy, kế toán tài chính là thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau, với mục đích khác nhau để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp Điều này nói lên vai trò quan trọng của kế tốn trong cơng tác quản lý

3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

Xuất phát từ khái niệm về kế toán ở trên, có thể thấy kế toán có hai chức

năng đó là chức năng phản ánh và chức năng giám đốc

Chức năng phản ánh (chức năng thông tin) thể hiện ở chỗ kế toán thực hiện việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của các đơn vị thông qua việc ghi chép, phân loại, xử lý và cung cấp các thông tin

liên quan đến hoạt động kinh tế của đơn vị

Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc (chức năng kiểm tra) thể hiện ở

chỗ thông qua số liệu đã được phan ánh, kế toán sẽ nắm được toàn bộ quá trình hoạt động của đơn vị từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá đúng đăn, kiểm soát chặt chẽ tỉnh hình chấp hành luật pháp, thực hiệc các nội quy, quy định của đơn vị

, v ` A - ~ z z v 2 z

cơ sở đề thực hiện chức năng giám đốc, đồng thời thông qua kiểm tra sẽ giúp cho

việc phản ánh thông tin được chính xác, rõ rang và đầy đủ hơn

Với chức năng phản ảnh và kiểm tra, cung cấp thơng tin tồn bộ các hoạt

động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công

Trang 19

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng

tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh và tình

hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chỉ tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán

nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện

và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm

tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực

hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế 4 Yêu cầu của thơng tin kế tốn

Đề thơng tin kế tốn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và hữu ích trong

việc ra quyết định, theo điều 6 của Luật kế toán và Chuẩn mực kế toản 01 —

Chuẩn mực chung, thơng tin kế tốn phải thoả mãn 3 điều kiện sau :

Thứ nhất, thông tin kế toán phải dễ hiểu Điều này yêu cầu thông tin được

trình bày trong các báo cáo tài chính đo kế toán cung cấp phải dễ hiểu đối với tất

cả những người sử dụng có kiến thức ở mức trung bình về kế toán, về kinh tế và

tài chính Nói cách khác, các báo cáo kế toán phải được lập và trình bày sao cho

những người sử dụng có thê đọc và hiểu được các con số, các chỉ tiêu và các mối quan hệ trong các báo cáo này

Thứ hai, thông tin kế toán phải đáng tin cậy, tức là phải trung thực, khách

quan và đầy đủ Chỉ có những thông tin phản ánh trung thực hiện trạng tài chính

và hoạt động của doanh nghiệp đúng như nó đã xảy ra, không sai lệch so với thực

tế, không xuyên tạc bóp méo thông tin, phản ánh đầy đủ và kịp thời mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp, không được bỏ sót thì mới đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin

Trang 20

hưởng của việc thay đổi này đến các báo cáo tài chính như thế nào để người sử

dụng thông tin có thể so sánh các báo cáo giữa các kỳ khác nhau II Các khái niệm và nguyên tắc kế tốn cơ bản

Thơng tin kế toán phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của người sử dụng, vì

vậy cần phải đạt được các yêu cầu phù hợp, tin cậy, dễ hiểu, so sánh được, kịp thời, khách quan Mặt khác sự hiểu biết và kiến thức của các đối tượng sử dụng

thơng tin kế tốn cũng rất khác nhau Chính vì vậy các báo cáo tài chính phải

được lập trên một cơ sở chung mà mọi đối tượng đều có thể hiểu được

Như vậy, các nguyên tắc kế toán được xây dựng nhằm tạo ra sự thống nhất cao giữa các thơng tin kế tốn tài chính của các doanh nghiệp

Những khái niệm, nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực chung, là kim chỉ nam cho việc đánh giá, ghi chép, tổng hợp và báo cáo cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm đơn vị kế toán

Khái niệm này tương đồng với khái niệm đơn vị kinh doanh Theo khái

niệm này, thông tin tài chính được phản ánh cho một đơn vị kế toán cụ thể Mỗi

đơn vị kinh tế riêng biệt phải được phân biệt là một đơn vị kế toán độc lập, có bộ

báo cáo tài chính của riêng mình Khái niệm đơn vị kế toán đòi hỏi các báo cáo tài

chính được lập chỉ phản ánh các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị kế tốn

mà khơng bao hàm thông tin tài chính về các chủ thể kinh tế khác như tài sản

riêng của chủ sở hữu hay các thông tin tài chính của các đơn vị kinh tế độc lập

khác Nói cách khác khái niệm đơn vị kế toán quy định giới hạn về thông tin tài

chính mà hệ thống kế toán cần phải thu thập và báo cáo | 1.2 Đơn vị thước đo tiền tệ ˆ

Thông tin do kế toán cung cấp phải được thể hiện bằng thước đo tiền tệ Kế

toán lựa chọn và sử dụng một đơn vị tiền tệ làm thước đo Thông thường thước đo tiền tệ được lựa chọn là đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia mà đơn vị kế toán đăng ký hoạt động Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tính toán và ghi

Trang 21

chú ý đến giá thực tế tại thời điểm phát sinh mà không chú ý đến sự thay đổi sức

mua của đồng tiền

1.3 Khái niệm kỳ kế toán

Dé kip thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý doanh nghiệp,

kế toán phải chia hoạt động lâu dài của đơn vị thành nhiều kỳ có độ dài về thời

gian bằng nhau, từ đó dễ dàng so sánh, đánh giá và kiểm soát doanh thu, chỉ phí và lai (16) của từng kỳ

Thông thường, kỳ kế toán chính được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm Trong từng năm co thé phan thành các kỳ tạm thời như tháng, quý Thời gian để tính kỳ tạm thời là ngày đầu tiên của tháng, quý đến hết ngày cuối cùng của tháng, quý đó Trong chế độ kế tốn doanh nghiệp ngồi kỳ kế toán tính theo năm dương lịch, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể tính theo 12 tháng tròn sau khi đã thông báo cho cơ quan

thuê và được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm Việc thay đổi này có

thể dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay năm cuối cùng ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng, nhưng không được vượt quá 15 tháng

2 Các nguyên tắc kế toán

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (chuẩn mực chung) quy định các nguyên tắc kế toán cơ bản dưới đây:

2.1 Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ

phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải được ghi số kế toán vào

thời điểm phát sinh thực tế chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực

tế chỉ tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích và phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

2.2 Hoat dong lién tuc

Báo cáo tài chính phải được lập trên giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gan, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt

Trang 22

động hoặc phải thu hẹp đáng kế quy mô hoạt động của mình Theo giả định này thì công việc kế toán được đặt ra trong điều kiện giả thiết rằng đơn vị sẽ tiếp tục

hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất cũng hoạt động trong một gian một năm nữa

Giả định này có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động như xác định giá trị tài sản, vốn, công nợ

2.3 Nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc “giá gốc” là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kế

toán Theo nguyên tắc này thì tất cả các loại tài sản, vật tư, hàng hóa, công nợ, chi phí đều phải ghi nhận theo giá gốc của chúng tức là số chi phí thực tế mà đơn vị

bỏ ra để có tài sản đó hoặc toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chỉ ra tại thời điểm

phát sinh nghiệp vụ Giá gốc của tài sản không thay đổi trong thời gian đơn vị sử dụng trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

2.4 Nguyên tắc phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Để xác định hiệu quả của mỗi hoạt động của mỗi bộ phận hay toàn doanh nghiệp, ngoài việc

phải xác định khối lượng doanh thu thực hiện còn phải tính tới tất cả các chi phi

phát sinh để tạo ra doanh thu đó Vì vậy khi ghi nhận một khoản doanh thu thì

phải ghi nhận một khoản chỉ phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thụ đó Khoản chỉ phí tương ứng gồm chỉ phí của kỳ tạo ra doanh thu, chỉ phí của kỳ trước và chi phí của kỳ sau nhưng liên quan đến doanh thu đó

2.5 Nguyên tắc trọng yếu

Nguyên tắc này chú trọng đến các yếu tố, các khoản mục chi phí mang tính

trọng yếu quyết định bản chất, nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời lại cho phép bỏ qua không ghi chép các nghiệp vụ, sự kiện không quan trọng, không làm

ảnh hưởng tới bản chất, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.6 Nguyên tắc nhất quán

Theo nguyên tắc này các chính sách và phương pháp kế toán tiễn hành trong đơn vị phải được áp dụng một cách thống nhất trong thời gian hoạt động, ít

nhất là một niên độ kế toán Nếu có sự thay đổi thì phải giải trình lý do và ảnh

Trang 23

nhằm dam bảo cho số liệu thơng tin kế tốn trung thực, khách quan, thống nhất, so sánh được của các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau

2.7 Nguyên tắc thận trọng

Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thê khác nhau vì vậy thông tin trình bày trên báo cáo tài chính có độ tin cậy càng cao càng tốt Cho nên, để chỉ tiêu kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp trong một kỳ kế toán ít ân chứa nhiều yếu tế gây thiệt hại nhất thì

hạch toán kế toán phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng

Khi quán triệt nguyên tắc thận trọng thì các doanh nghiệp phải tính toán: - _ Lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

- _ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập - Không đánh thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí

Trang 24

CHƯƠNG II - DOI TUONG KE TOAN

L Tài sản và nguôn vốn của doanh nghiệp

Đề ra đời và hoạt động thì bất kỳ một tổ chức nào cũng phải có một lượng

tài sản nhất định Các loại tài sản này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên các tài sản (bỏ tiền mua máy móc, xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu); ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu còn được bổ sung từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Nợ phải trả: đây là nguồn quan trọng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh Nợ phải trả bao gồm: các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng, các tô chức kinh tế hoặc các cá nhân

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình sử dụng tài sản, làm cho tài sản không ngừng chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau Sự chuyển hóa này diễn ra trong các quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và hình thành nên các loại chi phí và doanh thu

Vậy thì khi phản ánh tài sản của một doanh nghiệp, một mặt kế toán phải

phản ánh quá trình chu chuyển giá trị của tài sản, mặt khác kế toán còn phải theo

dõi nguồn gốc hình thành tài sản của doanh nghiệp Tài sản, nguồn hình thành tài sản và quá trình vận động của tài sản chính là đối tượng của kế toán Để hiểu rõ

đối tượng của kế toán thì cần phải tìm hiểu khái niệm, cách thức phân loại tài sản

của doanh nghiệp theo quan điểm của kế toán 1 Tài sản

1.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế: “7i sản là nguon luc kinh té do doanh nghiệp kiểm soát, nó là kết quả của các sự kiện đã phat sinh trong quá khứ và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp”

Ủy ban tiêu chuân Kế toán tài chính Mỹ định nghĩa: “Tài sản là các lợi ích

kinh tế có thể trong tương lai, thuộc về doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp kiểm

Trang 25

Trong hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam (cơng bố đợt 1 theo quyết định 149/2001 ngày 31/12/2001) thuật ngữ tài sản được hiểu là “7ài sản là toàn bộ các nguôn lực kinh tế của doanh nghiệp được sử dụng cho các hoạt động sinh lợi trong tương lai |

Từ nghiên cứu các định nghĩa trên có thể rút ra: “Tài sản của doanh nghiệp là tồn bộ các ngn lực kinh tế của doanh nghiệp được sử dụng cho các hoạt động sinh lợi trong tương la?`

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp là:

- Nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chỉ ra

- Tài sản được biểu hiện đưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc,

thiết bị, vật tư, hàng hố hoặc khơng thể hiện dưới hình thái vật chất như bản

quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp

- Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai như tài sản thuê tài chính

- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài

sản

1.2 Phân loại tài sản

Căn cứ vào thời gian sử dụng hay luân chuyển giá trị của tài sản vào chi phi

sản xuất kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp được phân thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

1.2.1 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn: (hay còn gọi là tài sản lưu động) những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu

Trang 26

hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm Tài sản ngắn hạn của doanh

nghiệp có thể tồn tại đưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hoá), dưới dạng đầu

tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác

- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển (nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc đá quý ) |

Các khoản tương đương tiền là các loại chứng khoán doanh nghiệp mua vào và dự định bán ra trong thời gian không quá ba tháng tính từ ngày mua Các

loại chứng khoán này được coi là tương đương tiền do chúng có tính thanh khoản

cao (có thê chuyển đổi ra tiền trong thời gian ngắn với chỉ phí thấp)

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác thời gian chu chuyển của khoản này cũng rất nhanh, có thê chuyên đổi thành tiền bất cứ lúc nào

- Các khoản phải thu ngắn hạn: bao gồm phải thu của người mua hàng, phải thu nội bộ của các cá nhân và tô chức trong doanh nghiệp như phải thu khách hàng, phải thu khác, tạm ứng Đây là tài sản của doanh nghiệp bị các đối tượng khác chiếm dụng và thường thu hồi được trong vòng một niên độ kế toán

- Hàng tồn kho (tài sản dự trữ) gồm có hàng tồn kho cho sản xuất và hàng

tồn kho chờ tiêu thụ

Hàng tồn kho cho sản xuất gồm các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ đang dự trữ trong kho chuẩn bị cho sản xuất, sản phẩm dở dang

Hàng tồn kho chờ tiêu thụ bao gồm hàng hóa, thành phẩm đang dự trữ

trong kho hoặc đang gửi bán |

Loại tài sản này chuyển hóa thành tiền hoặc các khoản phải thu khi trải qua

Trang 27

- Tài sản ngắn hạn khác: các loại tài sản không thuộc nhóm trên như các khoản thuế phải thu, thuế GTGT được khấu trừ

1.2.2 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc hơn một năm tài chính Tài sản dài hạn gồm: tài sản cố định (TSCĐ) hữu

hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công

ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chỉ phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập

hoãn lại a

Tài sản có định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài

- TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, TSCĐ hữu

hình của doanh nghiệp thường bao gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: nhà làm việc, nhà kho, nhà xưởng, sân bãi, cầu

đường |

+ Máy móc thiết bị: máy móc thiết bị động lực, máy công tác, dây chuyền công nghệ

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: ô tô, máy kéo, hệ thống đường

ống nước, hệ thống điện, hệ thống truyền thanh

+ Thiết bị quản lý: các thiết bị sử dụng trong quản lý như máy vi tính, thiết

bị đo lường, máy kiểm tra chất lượng

+ Cac TSCD sinh học: vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản

phẩm

+ Các TSCĐ hữu hình khác

- TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể như:

+ Quyền sử dụng đất: giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chỉ phí thực tế đã chỉ ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: tiền chỉ ra để có quyền sử dụng đất, chỉ phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp

Trang 28

cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có) không bao gồm các chỉ phí chỉ ra để xây dựng các công trình trên đất

+ Bằng sáng chế, bản quyền: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chỉ phí thực tế chỉ ra dé có bản quyền tác giả, bằng sáng chế

+ Quyền phát hành: phản anh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chỉ ra để có quyên phát hành |

+ Nhãn hiệu hàng hóa: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá

+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chỉ ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới

+ TSCĐ vô hình khác như phần mềm máy vỉ tính

- Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được

quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa

thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định

tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Bắt động sản đầu tư: bao gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của _ nhà hoặc cả nhà và đât, cơ sở hạ tâng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa,

dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh

doanh thông thường

Đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn trên một năm Các TSCĐ tài chính trong doanh nghiệp gồm: đầu tư vào công ty con, các khoản góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết

Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước, xây dựng cơ bản đở dang, ký quỹ

Trang 29

Việc phân loại tài sản theo từng nhóm như trên cho chúng ta thông tin về kết cầu và tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đề có thông tin đầy đủ hơn

về nguồn gốc tài sản cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi nghiên

cứu tài sản của doanh nghiệp theo nguồn hình thành

2 Nguồn vốn

Nguồn vốn hay nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở

hữu và các khoản nợ phải trả Nguồn hình thành tài sản thể hiện trách nhiệm pháp

lý của doanh nghiệp trước các nhà tài trợ và các chủ nợ Dựa vào tính chất của các

nguồn tài trợ (ôn định hay tạm thời, dài hạn hay ngắn hạn ) nguồn hình thành tài

sản của doanh nghiệp chia thành hai loại là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 2.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả là giá trị của các loại vật tư, hàng hóa hay dịch vụ doanh nghiệp đã nhận của người bán hay người cung cấp nhưng chưa trả tiền hoặc là các khoản tiền mà đơn vị đã vay mượn ở ngân hàng hay các tô chức kinh tế khác và các khoản phải trả khác như phải trả công nhân viên, phải nộp cho cơ quan thuế Hay

nói cách khác nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các

giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

Đặc trưng của nguốn vốn này mang tính chất tạm thời do vậy nợ phải trả chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thì tình hình

tài chính của doanh nghiệp chứa nhiều rủi ro

Theo thời hạn thanh toán nợ phải trả trong doanh nghiệp được phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

- Nợ ngắn hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Thông thường các khoản nợ sau

là nợ ngắn hạn: phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước, phải trả phải nộp khác, phải trả nội bộ, chi phí phải trả - Nợ dài hạn: các khoản nợ mà thời gian thanh toán trên một năm, bao gồm vay và nợ thuê tài chính, trái phiếu phát hành, nhận ký quỹ ký cược, thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Trang 30

2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu

Giá trị tài sản mà chủ sở hữu đầu tư khi thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư

bố sung trong quá trình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gọi là nguồn vốn chủ sở hữu Như vậy vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại

thuộc sở hữu của các cô đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu) Vến chủ sở hữu

được phản ánh theo từng nguồn hình thành như vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận

từ hoạt động kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản

Đề đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ vốn chủ sở hữu thì cần

quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tac minh bạch: doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các

loại vốn chủ sở hữu hiện có theo chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán rành

mạch, rõ ràng từng vốn, từng nguồn hình thành, từng đối tượng góp vốn

Nguyên tắc sử dụng: nguồn vốn chủ sở hữu được dùng để hình thành các tài sản của doanh nghiệp nói chung chứ không phải cho một tài sản cụ thể nào

Nguyên tắc phân chia: trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu (đơn vị, tổ chức, cá nhân góp vốn) chỉ được nhận phần giá trị còn

lại theo tỷ lệ vốn góp sau khi thanh toán các khoản nợ phải trả |

Đặc trưng của nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ ốn định, dài hạn cho doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Sử dụng tài sản từ nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp không phải trả lãi, lợi ích của chủ sở hữu thu doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp thường bao gồm:

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là nguồn hình thành của các tài sản được sử

Trang 31

chủ đầu tư (chủ sở hữu) đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và đóng

góp bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh Cụ thể:

+ Doanh nghiệp nhà nước: do ngân sách nhà nước cấp

+ Công ty liên doanh: do các thành viên tham gia liên doanh góp

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp

+ Công ty hợp danh: do các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đóng góp

+ Doanh nghiệp tư nhân: do chủ sở hữu doanh nghiệp đóng

- Lợi nhuận chưa phân phối: phần chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí Phần lợi nhuận này sau khi nộp thuế sẽ được trích lập các quỹ của doanh nghiệp sau đó được phân phối cho các chủ sở hữu

- Nguồn vốn chủ sở hữu khác: chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch

tỷ giá hối đoái

- Nguồn vốn chuyên dùng: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Việc phân chia tài sản theo nguồn hình thành giúp cho việc đánh giá tình

hình tài chính của doanh nghiệp và là căn cứ cho việc lập kế hoạch huy động và

sử dụng vốn của doanh nghiệp

3 Mối quan hệ giữa tai san va nguồn vốn

Bất kỳ một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đều

phải có một lượng vốn nhất định Một mặt, lượng vốn đó được thể hiện đưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, được đo lường bằng thước đo tiền tệ gọi là tài sản Mặt khác lượng vốn đó lại được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn Một tài sản có thể được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau và ngược lại một nguồn có thê tham gia hình thành nên một hay nhiều loại

tài sản Do đó về mặt lượng, tại bất cứ thời điểm nảo, tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn Sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn được thê hiện qua các phương trình kế toán:

TONG TAI SAN TONG NGUON VON

Trang 32

TONG TAI SAN NO PHAI TRA + VON CHỦ SỞ HỮU VÓN CHỦ SỞ HỮU = TONG TAI SAN — NO PHAI TRA

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ có hợp lý, hiệu quả hay không Mối quan hệ cân đối này được thê hiện qua sơ đồ sau: Vôn băng tiên Đâu tư tài chính ngắn hạn Nợ phải thu Nợ ngắn hạn + Vốn chủ sở hữu Hàng tôn kho Tài sản lưu động khác Tài sản cô định Đâu tư tài chính dài hạn Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Xây dựng cơ bản dở dang Kỹ quỹ, ký cược dài hạn

Nếu tài sản ngăn hạn lớn hơn nợ ngăn hạn thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyên tài sản ngắn

hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ

ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngăn hạn với nợ ngắn hạn vì doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng

mục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp

từ nợ ngắn hạn là điều bat hợp lý Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ đài hạn

điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã tài trợ cho tài sản ngắn hạn Điều này

Trang 33

dài hạn Từ đó có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những tối loan tai

chính doanh nghiệp

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động thường xuyên không những biểu hiện quan hệ giữa cân đối giữa tài sản với nguồn vốn mà

còn có thể thấy được những dấu hiệu tình hình tài chính của doanh nghiệp |

Quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp phải hình thành nên phần dư

ra giữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dải hạn phải lớn hơn tài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, phù hợp với sự

hình thành, phát triển và mục đích sử dụng vốn Phần chênh lệch này gọi là vốn

lưu động thường xuyên Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn von, ta có các môi quan hệ cân đôi sau: Tài sản Tài sản dài Nguon von Nguôn vôn +

ngăn hạn hạn ngăn hạn đài hạn

Tài sản Nguôn vôn Nguon von Tai san

ngăn hạn ngăn hạn dài hạn dài hạn

Vôn lưu động thường xuyên

Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không và lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản

ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính không bình thường và

mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp khó khăn, doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản |

4 Sự vận động cua tai san trong doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn vận động Để quản lý tốt quá trình kinh doanh cần phải có các thông tin về sự vận

Trang 34

động của tài sản và nguồn vốn Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thường được chia thành các giai đoạn Mỗi giai đoạn gắn với sự vận động đặc thù của tài sản va nguôn vôn Chu kỳ vận động của tài sản trong doanh nghiệp sản xuât:

y - San

Cung cap xuất

Tiéu thu

Ở giai đoạn cung cấp là giai đoạn doanh nghiệp dùng tiền mua nguyên vật

liệu và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất Ở giai đoạn sản xuất,

người lao động của doanh nghiệp sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào (còn gọi là các yếu tố sản xuất) như vật liệu, máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm Giai đoạn vận động tiếp theo của vốn trong doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm

Trong quá trình vận động của tài sản từ mua sắm đến sản xuất và tiêu thụ có

rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm thay đổi, chuyển hóa hình thái của các

tài sản gắn liền với thay đối nguồn vốn đồng thời phát sinh các khoản doanh thu, chỉ phí Như vậy, đối tượng của kế tốn khơng chỉ là các loại tài sản, nguồn vốn mà còn bao gồm cả quá trình vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp

Trang 35

BAI TAP CHUONG II

Bài 1: tại một doanh nghiệp có tình hình tài sản và nguồn vốn như sau (đơn vị: 1.000 đồng): 1 Máy móc 8.500.000 2 Nguyên vật liệu 140.000 3 Vay và nợ thuê tài chính 80.000 4 Thanh pham 160.000

5 Von dau tư của chủ sở hữu 20.080.000

6 Lợi nhuận chưa phân phối X 7 Phải trả người bán 40.000 8_ |Tiển mặt 370.000 9 _ | Vay dài hạn 180.000 10 |Nhà xưởng 11.670.000 11 | Tiền gửi ngân hàng 730.000 12 | Hàng hóa 145.900 13 | Phụ tùng thay thê 57.000 14 | Vật liệu phụ 60.000 15 | Sản phẩm dé dang 45.000 16 | Phải thu khác 23.000

17 | Hàng đang đi đường 48.000

18 _ | Thuê và các khoản nộp nhà nước 80.000 |

19 _ | Chênh lệch tỷ giá hỗi đối 7.450

20 | Ngn vốn đâu tư xây dựng cơ bản 1.560.000

21 | Quỹ đâu tư phát triển 2.900.000

22 Hao mon TSCD 5.790.000

23 | Chỉ phí phải tra 14.000

24 | Phải trả phải nộp khác 33.600 25 | Quỹ khen thưởng phúc lợi 160.400 26 | Chênh lệch đánh giá lại tài sản 15.000

27 | Băng phát minh sang chế 430.000

28 | Đậu tư vào công ty con 240.000

Trang 36

29 TSCD thué tai chinh 10.400.000 30 Tiên gửi có kỳ hạn 200.000 Yêu câu: Xác định X

Bài 2: tại một doanh nghiệp có tình hình tài sản và nguồn vốn vào ngày

31/12/N như sau (đơn vị: 1.000 đồng): 1 Nhà cửa 15.400.000 2 Nhận ký quỹ ký cược 30.000 3 Ký quỹ ký cược 72.000 4 Quyên sử dụng đất 22.200.000 5 Hang hoa 550.000 6 Phải trả người bán 330.000 7 Hàng gửi bán 120.000 8 Tiên mặt 767.000

9 Vay và nợ thuê tài chính 1.680.000

10 Vốn đâu tư của chủ sở hữu xX

11 | Tiên gửi ngân hàng 840.000

12 | Trái phiêu phát hành 250.000

13 | Hao mòn TSCĐ (2.755.000) |

14 | Quy dau tư phát triển 3.620.000

15 | Thuê giá trị gia tăng được khấu trừ 13.500

Trang 37

26 | Người mua ứng trước 50.000

27 | Tài sản thiểu chờ giải quyết 17.000

28 _ ! Lợi nhuận chưa phân phôi (34.000)

29_ | Đâu tư vào công ty liên kết 2.265.000 30 | Xây dựng cơ bản dở dang 1.500.000 Yêu cấu: Xác định X

Trang 38

CHUONG III - CHUNG TU KE TOAN

1 Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chứng từ kế toán 1 Khái niệm chứng từ kế toán

Trong một đơn vị kinh tế có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động

lên tài sản và nguồn vốn làm cho tài sản và nguồn vốn luôn luôn vận động, thay :

đổi Vì vậy, để có thể phản ánh, xác nhận nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và đã

hoàn thành làm căn cứ pháp lý và có thể kiểm tra lại được từng nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, kế toán sử dụng chứng từ

Luật Kế toán đã chỉ rõ: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi

số kế toán” Chứng từ kế toán có nhiều loại và được tập hợp thành hệ thống

chứng từ Trong đó có 2 hệ thống chứng từ kế toán là: Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn |

Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc là hệ thống những chứng từ

phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phố biến rộng rãi Đối với loại chứng từ này Nhà nước quy định về quy cách biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho

tat cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế

Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn chủ yếu là những chứng từ sử dụng

trong nội bộ đơn vị Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các _ thành phần kinh tế trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp

Các ngành, các lĩnh vực có thể thêm bớt một số chỉ tiêu cụ thể, thích hợp với yêu

cầu và nội dung phản ánh nhưng phải bảo đảm những yếu tổ cơ bản của chứng từ

và có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính

Phương pháp chứng từ là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự phát sinh

và sự hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế theo thời gian và địa điểm nhằm đáp -

ứng các yêu cầu của quản lý và làm căn cứ cho việc xử lý các thông tin kế toán 2 Nội dung của chứng từ

Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ

kinh tế phát sinh, thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế đồng thời là căn cứ

ghi số kế toán Vì vậy chứng từ kế toán cần phải có đầy đủ yếu tố bắt buộc sau: - Tên gọi chứng từ: phản ánh khái quát nội dung nghiệp vụ kinh tế (phiếu

Trang 39

- Ngày tháng và số thứ tự của chứng từ: thời gian lập chứng từ thông thường

là thời gian xảy ra nghiệp vụ Đây là căn cứ để xác định thời gian ghi số kế toán,

thời gian lưu trữ và hủy chứng từ

- Tên và địa chỉ của các cá nhân và đơn vị liên quan đến nghiệp vụ kính tế: đây là căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất và để kiểm tra tính xác thực của

các thông tin liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế: cần ghi đủ rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu

- Quy mô nghiệp vụ kinh tế về số lượng và giá trị: được viết bảng số và bằng chữ

- Chữ ký của người chịu trách nhiệm về thực hiện các nghiệp vụ: chứng từ phải có đủ chữ ký theo quy định trên chứng từ mới đủ giá trị thực hiện Mỗi

nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ít nhất đến hai đối tượng, vì vậy mỗi bản

chứng từ cần có ít nhất hai chữ ký của người thực hiện nghiệp vụ và người chịu trách nhiệm

Ngoài các yếu tố có tính chất bắt buộc trên, chứng từ có thể có các yếu tổ

bổ sung như định khoản, phương thức thanh toán

VD: mẫu phiếu thu Đơn vị: Cty Điện tử Sao Mai Quyên số: 4 Bộ phận: Phòng kế toán Số: 175 PHIẾU THU Ngày 8 tháng 4 năm 2012 No: TK 111 Có: TK 131 Họ và tên người nộp tiến: Nguyễn Lê Minh

Địa chỉ: Cty CP dược Lào Cai, Lào Cai

Lý do nộp: Thu tiền bán hàng theo hợp đồng số 13

Số tiền: 150.000.000 đồng (viết bằng chữ): Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn./ Kèm theo: chứng từ gốc

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ

(Kỹ, họ tên và đóng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

dấu)

Phạm Văn Đông Nguyễn Thị Trang Nguyễn Lê Minh Lê Thị Hóa

Trang 40

Ngoài các yếu tố có tính chất bắt buộc trên, chứng từ có thể có các yếu tố

bố sung như định khoản, phương thức thanh toán

3 Ý nghĩa của chứng từ

Chứng từ là phương pháp thích hợp nhất với sự đa dạng và biến động không ngừng của đối tượng kế toán Nó phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của mỗi đơn vị vì vậy chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác kế tốn và quản lý kinh tế Chứng từ kế tốn hồn chỉnh có ý nghĩa sau:

- Là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác định tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng của kế toán

-_ Là thông tin kinh tế hoả tốc phục vụ cho công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở các doanh nghiệp

-_ Chứng từ gắn liền với quy mô và thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, với trách nhiệm vật chất của cá nhân và đơn vị về nghiệp vụ đó

- Là cơ sở đê phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế vào các số kế toán, là khâu mở đầu của quy trình hạch toán

Il Phan loại chứng từ

Chứng từ kế toán có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu thông tin của quản lý và hạch toán kế toán Việc phân loại chứng từ

có thể được khái khát như sau:

1 Phân loại theo công dụng của chứng từ

Can cứ theo công dụng của môi loại chứng từ kê toán trong việc cung cấp

thông tin cho quản lý và trong quá trình xử lý thông tin, người ta chia chứng từ

thành các loại sau:

- Chứng từ mệnh lệnh: là chứng từ mang quyết định của chủ thể quản lý như: lệnh xuất vật tư, lệnh điều động lao động chứng từ mệnh lệnh chỉ thể hiện

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:21