1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Địa lý kinh tế xã hội thế giới và việt nam (lưu hành nội bộ)

150 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 16,5 MB

Nội dung

Trang 1

| | _ 27 2 ‘HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN KHOA KINH TE o0o ĐÈ TÀI CÁP CƠ SỞ - Giáo trình: có |

DIA LY KINH TE - XA HOI Thể giới và Việt Nam

(Lưu hành nội bộ)

S04 JM2 | HỌC É VIÊN BẢO CHI & TUYỂN TRuYỂN “my

Nhóm tác giả : Nguyễn Thị Vân The Nguyễn Minh Nguyệt Đơn vị công tác — : Khoa Kinh tế

Hà Nội, tháng 11/2011

Trang 2

MUC LUC

- Bài mở đầu - Nhập môn địa lý-kinh tế - xã hội

I Lược sử phát triển khoa học địa 2 C2211 ng l

II Đôi tượng nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội ¬— wed

IH Quan điểm và các phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội 3

I Y nghia m6n hOC vecccsesssssssecscsssesecssssscssssvecssssseesessesesesssses 5

Phần I: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI THÉ GIỚI

Chương I= ›Tổng quan những vẫn đề kinh tế - xã hội của thế giới ngày nay I Ban dd chính trị thế giới s-©ctccExeSEE1E11xccccrscees KH ng HH gu wee Il Đặc điểm của hệ thống kinh tế - xã hội thế giới ngày nay th in 13 _ II Một số xu hướng phát triển của thế giới hiện Tây HH khi Ti Hệ, 26 - Chương II - Địa lý kinh tế - xã hội một số quốc gia và khu vực trên thế giới

I Dia lý kinh tế - xã hội Liên bang Mỹ 2s mm 34

II Địa lý kinh tế - xã hội Nhật Bản cceieeereeraees ,.48

Ill Dia lý kinh tê - xã hội các nước Đông Nam Á 2 SH Tnnnnn ne 59

Phần IĨ: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Chương I - Nguồn lực tự nhiên Việt Nam

I Vị trí địa WY ooccacccecessseecsseesesssccsssseessssessesseen ¬ 77

Chương II - Nguồn lực dân cư - xã hội Việt Nam

l Vai trò của nguồn lực dân cư s 2 cs222EEn 1E na 90

II Đặc điểm địa lí về dân cư 0 SE ¬ 90

II Đặc điểm địa lí về lao động và sử dụng lao động co c su te sce sec 94

IV Phương hướng nâng cao chất lượng nguôn nhân lực và giải quyết việc lam 97

Chương III - Địa lý các ngành kinh tế Việt Nam

I Địa lý ngành công nghiệp Việt š 1 1 99

Il Địa lý ngành nông nghiệp Việt Nam 2 SH ng Hee 111 TH, Dia ly nganh dich vu Viét Nam ccccccccssssssssesssessesseessssessessscsssssesessecsercesseseess 125 Tài liệu tham Khao ccecsssessessessssesssssscssesscssssussussessrsississussusesecssssesciseecess 140

Trang 3

Lời nói đầu

Giáo trình môn Địa lÿ kinh tế hế giới và Việt Nam được thực hiện với mục

_ đích chuẩn hóa nội dung kiến thức giảng dạy cho sinh viên Khoa kinh tế thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyễu

Giáo trình được biên soạn theo thời lượng 4 đơn vị học trình, nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành kinh tế những kiến thức cơ bản về tình hình kinh

tê - xã hội của thê giới và Việt Nam Từ đó, sinh viên có thê rút ra được phương - `

>' pháp quản lý và sử đụng nguồn lực trong quá trình hoạt động thực tiễn của ¬ mình

Nội dưng của giáo trình được kết cấu gôm 2 phân với Š chương: Phân I: Địa lý kinh tế - xã hội Thể giới

Chương I — Tổng quan những van dé kinh tế - xã hội của thế giới ngày nay Chuong II - Dia ly kinh tế - xã hội một số 0 quoc gia và khu vực

-_ Phần II: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam

Chương Ï- Nguồn lực tự nhiên Việt Nam

Chuong II - Nguồn lực dán cư - xã hội Việt Nam

Chương III - Địa lý các ngành kinh tế Việt Nam |

Trong quá trình thực hiện, các tác giả đã cố gắng cập nhật thông tin kinh _ tế - xã hội của thể giới và (rong nước Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội chung của Thể giới cũng nhự ở Việt Nam luôn có nhiều biến động nên giáo trình cũng

không tránh khỏi những hạn chế nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được ý

kiên đóng góp của các động nghiệp và các bạn sinh viên dé giáo trình được

hoàn thiện hơn, phục vụ tốt việc giảng dạy và học tập khi được tái bản

Các tác giả

ii

Trang 4

GIAO TRINH 1 Tén hoc phan: Dia ly kinh tế -.xã hội Việt Nam và Thế giới ` 2 Mã số môn học: 3 Phân loại môn học: bắt buộc 4 Số đơn vị học trình: 4 5 Mục đích môn học

Giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, tổng hợp,

›- có hệ thông về các nguôn lực đê tô chức và phân bô sản xuât ở các quôc gia trên -

¬- thế giới và Việt Nam Từ đó, người học có cơ sở và phương pháp để nằm vững

và đóng góp vào đường lỗi, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào quá trình

quản lý và sử dụng nguồn lực nhằm phát triển kinh tế ở địa phương _

6 Vêu cầu: |

Kết thúc học phân, sinh viên phải:

- Nắm chắc những kiến thức về các nguễn lực tự nhiên, dân cư - xã hội và

phát triển các ngành kinh tế của các quốc gia

: Có phương pháp luận để tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước và thực tiễn địa phương Từ đó, chuẩn bị tốt cho họ tham gia mọi hoạt

động kinh tế trong tương lai - |

- Nỗ lực, chủ động học tập để đạt kết quả cao nhất trong môn học nhằm bồ |

trợ kiến thức vào những môn học khác của chuyên ngành kinh tế _

7 Phân bỗ thời giấn |

_ Học phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam và thé giới gồm 60 tiết - 4 đơn

vị học trình: OS

- Phan ly thuyét: 36 tiét

- Thảo luận: 24 tiết ˆ

iil

Trang 5

8 Giang viên tham gia giảng dạy môn học os) Chuyén TT Ho va tén Cơ quan công tác ngành

a Khoa kinh tế-Họcviện | —

1 | Nguyên Minh Nguyệt ` - Địa lý

có sở Báo chí và tuyên truyền

Khoa kinh té - Hoc vién oo

2_ | Nguyên Thị Vân The | ` Dia ly

Bao chi va tuyén truyén

9, Điều kiện tiên quyết: " : a

Đã học xong môn Triết học

10 Nội dung môn học:

- Nội dung tổng quát và phân bỗ thời gian: - Trong đó

Tong | Thao | Tiểu

TT} Tên chương, bài số Lý luận, | luận,

| tet | thuyét| bài | kiểm

pe _ tập tra

Bài mở đầu - Nhập môn địa lý kinh tế 5 3 2 °

- Xã hội

| I Luge str phat trién khoa hoc dia ly |

| ¡ JH Đối tượng nghiên cứu địa lý kinh tê - 1 1

| xa hdi 2

| | IH Quan điểm và các phương pháp " 1

nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội | |

| IV: Y nghĩa môn học ]

i Phan I: DIA LY KINH TE -XA HOI to TT 2 ˆ | THÉ GIỚI 25 15 J10 Chương I— Tong quan những vẫn đề kinh tế - xã hội của thế giới ngày nay - |I, Bản đồ chính trị thé ĐIỚI _ _ 3 2

hội thé giới ngày nay 3 2

.J HL Một sô xu hướng phát triển của thê 3" 1Í HTI giới hiện nay |

Chương H — Dia ly kinh tế - xã hội

Trang 6

I Địa lý kinh tế - xã hội Liên bang Mỹ _ | 3 2

II Địa lý kinh tế - xã hội Nhật Bản 2 2

HI Địa lý kinh tê - xã hội các nước _ Đông Nam Á 2 1] HT Phân II: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 30 |18 - 12 Chương I — Nguôn l lực tự nhiên Việt 4 3 Nam _ 3 |L Vị trí địa lí si 1 1 IIL Điêu kiện tự nhiên và tài nguyên 3 2 thién nhién | Chương II Nguon lực dân cư - xã hội 1a 3 HT3 Việt Nam ¬

I Vai trò của nguôn lực dân cư - 0.5 0.5

4 II Dac diém địa lí về dân cư 1 I

HH Đặc điêm địa lí về.lao động và sử 1.5 0.5 dụng lao động

1V Phương hướng nâng cao chat lượng i 1 nguôn nhân lực và giải quyết việc làm

Chương II - Địa lý các ngành kinh tế wa 10 6

Viet Nam

5 | I Dia ly ngành công nghiệp Việt Nam 4 2| HT4

| II Địa lý ngành nông nghiệp Việt Nam 3 2

Ill Địa lý ngành dịch vụ Việt nam 3 2

- Nội dung chỉ tiết

| Bài mở đầu - NHẬP MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI

I Luge sir phat triển khoa học địa lý

II Đối tượng nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội

II Quan điểm và các phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội

1 Quan điểm nghiên cứu | oO

2 Phương pháp nghiên cứu

_IV.Ý nghĩa môn học |

Phan I: DIA LY KINH TE - XA HOI THE GIOI

Chương I- Tông quan những vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới ngày nay I Ban đồ chính trị thế giới

Trang 7

1 Những thay đổi quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới trong vả sau chiến tranh thế giới thứ nhất

2: Những thay đổi quan trọng trên bản đồ chính trị thé giới trong và sau chiến tranh thể giới thứ hai đến trước những năm 90 (thé ky XX)

3 Bản đỗ chính trị thế giới từ những năm 90 (thế kỷ XX) đến nay | vr Đặc điểm của hệ thống kinh tế - xã hội thế giới ngày nay -

1 Cách mạng khoa học công nghệ hiệnđạ

2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước ‘phat triển và đang phát triển ~ IH Mật SỐ xu hướng phát triển của thế giới ngày: nay

1 Toàn cầu hóa

2 Phát triển bền vững |

Chương II - Địa lý kinh tế - xã hội một số quốc gia và khu vực trên thế giới

L Địa lý kinh tế - xã hội Liên bang Mỹ

1 VỊ trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

_2 Dân cư - xã hội - chế độ chính trị

3.Kinhi

II Địa lý kinh tế - xã hội Nhật Bản

1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2 Dân cư - xã hội - chế độ chính trị _ '

3 Kinh tế

_H Địa lý kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á

1 Vi tri dia ly, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2 Đặc điểm dân cư - xã hội

3 Kính tế - |

Phần II: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XA HOI VIET NAM

Chương I— Nguồn lực tự nhiên Việt Nam

I Vị trí địa lí |

1 Những đặc điểm của vị trí địa lí

_——— 2 Ý nghĩa của vị trí địa lí _

Trang 8

II Diéu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1 Địa hình và tài nguyên đất |

2 Tai nguyén khi hau 3 Tài nguyên nước

4 Tài nguyên sinh vật - oo 7 nên,

5 Tài nguyên khoáng sản gửi

Chương II Nguồn lực dân cư — xã hội Việt Nam _ I Vai trò của nguồn lực dân cư Tụ

H Đặc điểm địa lí về đân cư | 1 Dân số Việt Nam đông, tăng nhanh 2 Kết cầu dân số

3 Dân cư Việt Nam phân bố không đều

4 Việt Nam là một quốc gia đa dân toc ©

IH Đặc điểm địa lí về lao động và sử dụng lao động 1 Đặc điểm lao động |

2 Tình hình sử dụng lao động

IV Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm

_ Chương III— Địa lý các ngành kinh tế Việt Nam

I Địa lý ngành công nghiệp oe —

1 Vai trò của ngành công nghiệp

2 Nguồn lực để phát triển và phân bố ngành công nghiệp Việt Nam

_ 3 Tinh hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Việt Nam

4 Những hạn chế và phương hướng phát triển ngành công nghiệp Việt

Nam-

II Địa lý ngành công nghiệp

_1- Vai trò của ngành nông nghiệp |

2 - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp -

3 Thực trạng ngành nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam -

Trang 9

Bài mở đầu: NHẬP MÔN DIA LY KINH TE - XA HOI

I Lược sử phát triển của khoa học địa ly!

.Địa lý học là một ngành khoa học được hình thành từ rất sớm, nó xuất hiện cùng thời gian với sự xuất hiện của các ngành khoa học khác như triết học, toán |

học, và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội Ngay từ thế kỷ thứ III

trước Công nguyên, Ératosthène đã đưa ra thuật ngữ “Geographia” (Địa lý học)

Từ đó đến nay, địa lý không ngừng phát triển và trở thành một môn khoa học tổng hợp với nhiều phân ngành như; địa lý tử nhiên, địa lý kinh tế - xã hội,

1 Từ thế kỷ V trước CN đến thế kỷ Vsau CN

Ở giai đoạn này, địa lý học đã tập trung vào 2 hướng nghiên cứu: chính là địa lý đại cương và địa lý khu vực

Trong nghiên cứu địa lý đại cương, các nhà địa lý đã thu được nhiều kết -quả quan trọng Vảo thế kỷ V trước CN, trường phái Pythagore va trường phái

Parmenide đã đưa ra những khái niệm về hình dạng tròn và tính địa đới của Trái đất, căn cứ vào hiện tượng nguyệt thực và sự thay đổi góc nhập xạ của Mặt trời

từ xích đạo đến cực Đến thế kỷ III trước CÑ, các nhà địa lý quan tâm đến việc

xác định phương hướng, tọa độ địa lý các lãnh thổ, và Ératosthène đã xác định

được chiều dài kinh tuyến Trái đất (không sai khác nhiều so với đo đạc hiện

_ nay) Sau.do, trong cuốn sách “Geography”, Ptolémée (90 - 168 sau CN) đã vẽ được 1 bản đồ thế giới cùng 26 bản đỗ chỉ tiết về các khu vực khác nhau trên thể

giới ¬ °

Trong hướng nghiên cứu địa lý khu vực, có hai nhà địa lý xuất sắc là Hérodote và Strabon Vào khoảng thế ký V trước CN, Hérodote đã công bố những tài liệu ghi chép rất cụ thể về những vùng đất, vùng, biển ở ven Địa Trung - Hải, biển Đen, Ai Cập, Lưỡng Hà, Vào đầu CN, Strabon lại tập trung đi sâu

vào nghiên cứu các đặc điểm văn hóa, lịch sử, găn liên với các địa danh, tức là

_ bắt đầu chuyển sang nghiên cứu địa lý nhân văn

' Vũ Tự Lập, Sự phát triển của khoa học địa lý trong thế by XX, NXB Gido duc, 2004, tr 11-

Trang 10

Có thê nói, những kiến thức về địa lý đại cương và địa ly khu vực trong thời kỳ này rất phong phú và có ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn lớn lao

2 Từ thế kỉ V đến thế kỷ XV c |

Địa lý học không phát triển mạnh mẽ như giai đoạn trước mà rơi vào tình _ trạng trì trệ Trái đất không còn được thừa nhận là hình tròn mà chỉ là một mặt

a phẳng dạ n g cầu hoặc dạng đĩa, lay phương Đông là phương chuẩn của bản đồ

Nhìn chung trong thời gian này, khoa học địa lý không có đóng góp nào lớn cho

sự phát triển của nhân loại | "

3 Từ thế kỉ XV đến nay |

Từ cuối thé ky XV dén nay, khoa hoc địa lý bước vào giai đoạn phát triển _ rực rỡ Trước hết, nó được đánh dâu bằng sự bing nỗ của hàng loạt các cuộc phát kiến địa lý ở quy mô lớn Đáng chú ý là 3 đại phát kiến địa lý của | Christophe Colomb, Vasco de Gama va Fernal de Magellan Phát kiến địa lý của Christophe Colomb thực hiện vào tháng 8/1492, vượt Đại Tây Dương và đã khám phá ra châu Mỹ; Cuộc phát kiến địa lý của Vasco de Gama thực hiện vào

tháng 5/1497 đã tìm ra con đường biển đến được Án Độ bằng cách đi xuống cực

_ nam châu Phi; Cuộc phát kiến địa lý của Fernal de Magellan la chuyén di bién vong qua thé gidi trong suốt thời gian 3 năm (1519 - 1522)

Ngoài ba đại phát kiến địa lý kể trên còn có hàng loạt các cuộc chỉnh phục khác được thực hiện với mục đích nghiên ‹ cứu đại dương, nghiên cứu nội địa các - châu lục và các cực, làm cho hiểu biết của con người về thế giới được mở rộng, phong phú và hoàn thiện hơn Có thê nói, các cuộc phát kiến địa lý đã đem lại

những kết quả to lớn không những đối với khoa học dia ly ma ca su phat triển

của xã hội loài người _ |

Dén thé ky XIX, dia ly da phat triển thành một khoa học độc lập, có tính | chuyên nghiệp cao với hướng nghiên cứu ngày càng đa dạng, phong phú và |

được phân chia thành một hệ thống các chuyên ngành cụ thể như địa lý tự nhiên, _địa lý kinh tế - xã hội, bản đồ học, Địa lý được phát triển mạnh mẽ ở Nga, `

Đức, Mỹ, Pháp, cùng tên tuổi của các nhà địa lý tiêu biểu như Humboldt (1769

Trang 11

- 1859), K.Ritter (1779 - 1859), Docusaep (1846 - 1903), Becgo (1876 - 1940), Ở Việt Nam trong thời gian này có hai nhà địa lý noi tiếng là Lê Quý Đôn (1726

- 1781) va Phan Huy Chu (1782 - 1840) ° |

Ngay nay, khoa hoc dia ly tham gia vao đời sống kinh tế - xã hội thế giới mệt cách sâu rộng hơn và là bộ phận không thể thiếu khi xem xét các chính sách : phát triển kinh tế - xã hội trên những lãnh thổ nhất định Sự mở rộng quy mô nghiên cứu và đa dạng hóa các phân ngành địa lý đã khẳng định vai trò ngày cảng quan trọng của hoa hoc dia ly trong su phat triên của xã hội loài người

II Đối tượng nghiền cứu môn Địa lý kinh tế - xã hội

Địa lý kinh tế - xã hội là “khoa học xã hội thuộc hệ thong các khoa học địa -

lý và nghiên cửu sự phân bồ địa lý của sản xuất ”, tức là nghiên cứu “các điểu

kiện sản xuất và các đặc điểm của sự phát triển của sản xuất ở những nước và / khu vực khác nhau” (Định nghĩa của Hội Địa lý toàn Liên Xô, 1955) Mặc dù

Dia ly kinh tế - xã hội là một phân ngành của Địa lý học và thuộc khoa học xã

hội nhưng giữa Địa lý kinh tế - xã hội và Địa lý tự nhiên có một sự thống nhất

biện chứng, không thể tách rời nhau _ |

Dia lý kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam tập trung nghiên cứu các điều

_ kiện sản xuât và các đặc điêm của sự phát triển sản xuât ở các nước trên thê giới cũng như ở: Việt Nam Đặc biệt, môn học này sẽ tập trung nghiên cứu một số vẫn đề kinh tế - xã hội thế giới như: bản đồ chính trị thế giới hiện đại; cách mang khoa học công nghệ hiện đại; sự tương phan kinh tế - xã hội giữa hai nhóm nước

phát triển và đang phát triển; xu hướng phát triển của thế giới ngày nay; địa lý kinh tế - xã hội của Liên bang Mỹ, Nhật Bản và Đông Nam Á; nghiên cứu

những vẫn đề kinh tế - xã hội Việt Nam như: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực dân

cư - xã hội; các ngành kinh tê công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Việt

- Nam

II Một số quan điểm và phương pháp nghiên cứu môn địa lý KT - XH

1 Quan điềm nghiên cứu

Trang 12

Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung và đặc trưng của Địa lý

học Cơ sở của quan điểm này là mỗi một đơn vị lãnh thổ đều có sự tương tác

giữa các hợp phan tu nhiên, giữa hệ thống tự nhiên với hệ thống kinh tế - xã hội, giữa các hệ thông kinh tế - xã hội lớn nhỏ với nhau, Bởi vậy, khi nghiên cứu

cần phải đặt các lãnh thổ trong hệ thông, xem xét mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh té - xã hội với nhau và với các lãnh thể xung ẹ quanh

_-Qian điểm tổnghợp - "¬ " Số 2

Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu địa lý Khi nghiên cứu và đánh " giá các yếu tố địa lý một khu vực cần dựa trên kết quả phân tích toàn diện các

yêu tổ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội cũng như mối tương tác giữa các yêu tô đó Tác động của con người vào một hợp phân hay

một bộ phận tự nhiên có thể kéo theo sự thay đổi hàng loạt yếu tô khác, mức độ

_ ảnh hưởng nhiều khi vượt ra khỏi lãnh thô nghiên cứu _

- Quan điểm lãnh thổ |

Mọi sự vật, hiện tượng đều tổn tại và phát triển trong một không gian nhất định, được ràng buộc bởi các chiều khác nhau của không gian và thời gian Các

sự vật, hiện tượng địa lý cũng không nằm ngoài quy luật này Trong một lãnh _

thổ nhất định đều tồn tại mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh ~

tế - xã hội đồng thời cũng có moi quan hệ với các lãnh thổ xung quanh cả về đặc |

điểm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội | oe - Quan điểm phát triển bền vững

Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố địa lí phục vụ phát triển kinh tế đều phải

đứng trên quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển đáp | ứng các nhu câầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai Phát | triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời 3 yếu tô: bên vững về

kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường

Trang 13

2 Phương pháp nghiên cứu |

Có rất nhiều phương pháp khác nhau dùng trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội Trong đó, người học có thể sử dụng một số phương pháp quan trọng như: phương pháp tiếp cận hệ thống: phương pháp tiếp cận tổng hợp, phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành, phương pháp tiếp cận biện chứng, phương pháp thu thập thông tin, tư liệu phân tích, phương pháp bản đồ, phương pháp so sánh tông hợp, phương pháp sử dụng các phương tiện thông tin,

Iv ¥ nghia mơn học

Môn địa lý kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam cung cấp cho người học - những hiểu biết khái quát nhất về đặc điểm tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội

của các nước trên thế giới và Việt Nam Từ đó, người học có thể lựa chọn cach

ứng xử phù hop nhất đối với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời

gop phan hoàn thiện nhân cách, thẩm my, dao đức của mình

Đặc biệt, đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế, địa lý học đem đến cách nhìn tổng thể về tiềm năng, hiện trạng kinh tế của Việt Nam cũng như một SỐ -

quốc gia trên thế giới Qua đó, người học sẽ có được những nhận thức đúng đắn

dé quản lý và sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực của địa phương cũng như đất nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Câu hỏi ôn tap |

~——~ k Trình bày sơ lược quá trình phát triển của khoa học địa lý từ thể kỷ V trước CN đến nay?

2 Đối tượng nghiên cứu của môn địa lý kinh tế - xã hội là gì?

Trang 14

Phan I: DIA LY KINH TE - XA HOI THE GIOI

Chuong I: TONG QUAN NHUNG VAN DE KINH TE - XA HOI

CUA THE GIỚI NGÀY NAY

_1~ BẢN ĐỎ CHÍNH TRỊ THÉ GIỚI!

Bản đỗ chính trị thế giới được hình thành rất sớm ; cùng với sự ra đời của

các quốc gia độc lập Trải qua hàng: nghìn năm lịch sử, bản đồ chính trị the giới đã có nhiều thay đổi Những thay đổi đó thường gắn liền với sự ra đời hoặc sụp: | dé cua cac quốc gia hoặc của "hệ thống, sự mở rộng hoặc thu hẹp biên giới giữa

các nước trong khu vực và trên thế giới, sự thay đổi thể chế chính trị - xã hoi - trong một quốc gia

Dac biét tir dau thé ky XX dén nay, ban đồ chính trị thé ¢ giới đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo

nên sự thay đổi đó chính là tác động của hai cuộc đại chiến thế giới Sau mỗi

cuộc chiến, một số quốc gia mới xuất hiện do sự tan rã của các đế quốc lớn; một

sô quôc gia cũ có diện tích bị thu hẹp, mở rộng hoặc sup đỗ; sức mạnh, vị thê

giữa các nước cũng có nhiêu thay đôi đáng kê Bênh cạnh đó, cuộc cách mạng _ giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ trên khắp các châu lục, sự hình thành cũng như tan rã của hệ thống các nước XHCN đã và đang tạo nên những biến động

lớn trên bản đồ chính trị thế giới hiện đại

Việc nghiên cứu bản đồ chính trị thế giới giúp người học có cái nhìn toàn diện và sâu sắc khi nghiên cứu về những vân đề kinh tê - xã hội của thê giới và

trong nước

1 Những thay déi quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh,

thế giới thứ nhất |

Đại chiến thế giới lần thứ nhất diễn ra với sự kiên Đức tấn công Bi vào

ngày 01/8/1914 Cuộc chiến này lôi kéo 30 nước với khoảng 1,5 tỷ người trên

Trang 15

thé gidi tham gia Trong lic chién tranh dang dién ra dc liệt thì cách mạng tháng

Mười ở Nga bùng nỗ ngày 07/11/1917 và giành được thắng lợi to lớn —_

| Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào ngày 11/11/1918 với sự thất bại

của khối Đức - Áo - Hung Đây là một trong những cuộc chiến | có quy mô rộng lớn và gây tôn thất nặng nề nhất trong lịch sử loài người | |

Sau chién tranh, những nước thua trận chịu rất nhiều thiệt hại, đặc biệt là

nước Đức Đức khơng những mắt tồn bộ thuộc địa cho Anh, Pháp mà còn phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Anzat va Loren (hai tinh ¡ ma Đức đã chiếm trongcudc chién tranh Phap - Phé nam 1870 va 1871); trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số vùng đất mà trước đây Đức chiếm và sát nhập vào lãnh thổ của mình - Đồng thời, Đức còn phải đóng một khoản tiền lớn để bồi thường chỉ phí chiến tranh Như vậy, so với trước cuộc chiến, diện tích nước Đức bị giảm đi đáng kể, sản xuất kiệt quệ, đời sống người dân vô cùng khó khăn |

Chiến tranh kết thúc, đế quốc Áo Hung bị tan rã và hình thành các quốc gia mới, bao gồm Tiệp Khắc, Áo và Hungari Một phần đất đai ở phía Nam của - để quốc Áo - Hung được thống nhất với lãnh thổ Xecbi và trở thành nước Nam

Tư | |

Các nước Ba Lan, Phần Lan, Extônia, Latvia và Litva (trước đây là bộ phận

của Đề quốc Nga) đã tách ra và trở thành các nước cộng hòa tư sản độc lập

Trong khi diện tích của các nước thua trận bị thu hẹp đáng kế thì diện tích

và dân số thuộc địa của Anh và Pháp không ngừng được mở rộng do phần lớn |

thuộc địa của Đức trước đây được giao cho 2 nước này cai trị |

Cach mang thang Muoi Nga thanh céng, Lién X6 tré thanh nuéc XHCN

đầu tiên trên thế giới Mặc dù ban đầu, tình hình kinh tế - xã hội của Liên Xô còn

gặp nhiều khó khăn nhưng không lâu sau đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành thành trì vững chắc cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động

trên toàn thế giới

Trang 16

2 Những thay đổi quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới trong va sau

chién tranh thé giới thứ hai đến trước những năm 90 (thế kỷ XX)

2.1 Những thay đỗi trên bản đồ chính tri thé giới ngay sau chién tranh thé giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nô với sự kiện phát xít Đức tấn công Ba Lan vào ngày 01/9/ 1939 và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới Ngày 22/6/ 1941, Đức tập trung một lực lượng lớn tấn công Liên Xô, từ đây nhân dân _ Liên Xô bắt đâu một cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nhằm, -bao vé "Tổ quốc khỏi bị xâm lược và tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình: và an ninh cho nhân

loại | |

Sau 6 năm chiến tranh khốc liệt, cuối cùng đại chiến thế giới thứ 2 cũng kết thúc với thắng lợi thuộc về các nước Đồng Minh chống phát xít Cuộc chiến này lôi kéo khoảng 76 nước tham chiến, làm khoảng 60 triệu người chết và 90 triệu

_người bị thương, thiệt hại vật chất lên đến 4.000 tỷ đôla Đây là cuộc chiến tranh

có quy mô lớn nhất và thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử loài người

Đại chiến thế giới lần thứ hai đã làm cho thay đổi sâu sắc bản đỗ chính trị

thế giới hiện đại So với trước chiến tranh, diện tích nước Đức bị thu hẹp Đức

phải trả lại cho Ba Lan những vùng đất đã chiếm trước đây, lẫy sông Ôde Naixơ làm ranh giới tự nhiên giữa hai nước Lãnh thổ phía Nam Đông Phổ của Đức bị cắt cho Ba Lan và vùng phụ cận phía Bắc Đông Phố được chuyển giao cho Liên

: Xô Với mục đích tiêu diệt tận gốc tàn dư của chủ nghĩa phát xít Đức, các nước ©

Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô đã tạm thời chia nước Đức thành Tây Đức và Đông

Đức Tương tự như Đức, Triều Tiên cũng bị chia cắt tạm thời thành 2 khu vực

Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên, lay Vi tuyén 38° lam ranh gidi Nhat Ban

-

thua trận trong chiến tranh, phải trao trả cho Liên Xô quản đảo Curinxco va phần

phía Nam đảo Xakhalin; đồng thời phải chịu sự kiểm soát quân sự của Mỹ

Như vậy, sau chiến tranh, biên giới lãnh thổ cũng như chế độ chính trị của

nhiều nước trên thế giới đã có những thay đổi quan trọng, đã và đang còn ảnh '—_ _ hưởng to: lớn đến bản đỗ chính trị của thế giới hiện nay

Trang 17

2.2 Sự hình thành và lớn mạnh của hệ thong XHCN sau chiến tranh thế

giới thứ hai | | |

Sau đại chiến thế giới thứ nhất, mới chỉ có Liên Xô là nước XHCN đầu tiên

trên thế giới thì sau chiến tranh thế giới thứ hai đã có nhiều nước trên thế giới đi -

theo con đường XHCƠN và CNXH đã trở thành một hệ thông vững mạnh trên địa

Ở Châu Âu, vào những năm 1944 - 1945, với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari đã lật đô ách thông trị của giai

cập địa chủ tư sản; còn các nước Anbani, Bungari, Rumani làm cách mạng lật đô '”

chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân Đến

những năm 1948 - 1949, các nước này đều đi lên theo con đường XHCN Vào -

tháng 10/1949, Đông Đức tuyên bố thành lập nước cộng hòa dân chủ nhân dân Đức và cũng đi theo con đường XHƠN

Ở châu Á, một số nước sau khi giành độc lập cũng đã đi theo con đường

XHCN Năm 1924, Mông cổ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, và đi

lên con đường XHCN vào những năm 1940 Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam, nhưng không lâu sau thực dân Pháp lại quay trở lại xâm

lược Sau 9 năm kháng chiến, nhân dân 'Việt Nam đã buộc Pháp ký Hiệp định - Giơnevơ (1954) và rút khỏi miền Bắc Đến tháng 4/1975, miền Nam được hoàn |

toan giải phóng và đất nước thống nhất cùng tiền lên CNXH Ở bán đảo Triéu

Tiên, tháng 9/1948, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập

Đặc biệt,ở Châu Á, tháng 10/1949, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời sau khi kết thúc nội chiến

Ở châu-Mỹ Latinh, ngày 01/01/1959, nước Cộng hòa dân chủ Cu Ba được

thanh lap, di theo con duong XHCN |

Trang 18

the ĐIỚI CÓ nhiều thay đôi lớn lao

Như vậy, đến những năm 60 (thế ký XX), hệ thống XHCN đã chiếm khoảng 35% dân số, 1/4 diện tích và 30% sản xuất công nghiệp thế giới lúc bẩy

giờ |

2.3 Hé thống thuộc địa ở Châu Á, Phi và Mỹ Latinh tan rã, nhiều nhà nước

độc lập ra đời c

Sau chiến tranh thế, giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

diễn ra mạnh mẽ ở các châu lục, nhiều nhà nước độc lập ra đời Bản đồ chính trị

Ở châu Á, cụ thể là khu vực Đông Nam Á và Nam Á, các cuộc đấu tranh _diễn ra mạnh mẽ và thu được nhiều thành công Sau cách mạng tháng 8/1945, |

Việt Nam trở thành một nước độc lập nhưng ngay sau đó, Pháp đã quay trở lại

xâm lược Sau.9 năm kháng chiến chống Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ

_ và Hiệp định Giơnevơ (7/5/1954), Pháp đã phải chính thức công nhận nên độc

lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Việt Nam, Lào và Campuchia Anh công nhận nền độc lập của An Độ năm 1947, rồi đến Xrilanca và Miễn

Điện năm 1949 Năm 1946, Philippin cũng giành được độc lập từ Mỹ Năm

1950, Hà Lan buộc phải công nhận độc lập của Inđônêxia Đến năm 1984,

Brunây được Anh trao trả độc lập Còn ở khu vực Tây Á và Tây Nam A, cac

nudéc Kéoét, dao Sip, Yémen,.Cata, Baranh, các Tiêu vương quôc A rập Thông nhất đều được Anh trao trả độc lập trong giai doan tir 1960 - 1971

| Ở châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc bùng nỗ từ sau những năm 50

(thế kỷ XX) Đặc biệt năm 1960, 17 nước châu Phi trước là thuộc địa của Pháp,

Anh và Bỉ đã lần lượt giành được độc lập Đến khoảng những năm 80 (thế kỷ

XX), các nước còn lại ở châu lục này cũng giành được độc lập hoản toản

| Ở châu Mỹ Latinh, sau khi Cuba giành được độc lập vào 01/01/1959 thì

các nước như Jamaica, Torinidat va Tobag6, mot số đảo thuộc Caribé va nhiéu

nước khác cũng tuyên bô độc lập

Trang 19

Ở châu Đại Dương, từ những năm 60 đến cuối thập niên 70 (thế kỷ XX), Tay Xamoa, Nauru, Fiji, Papua Niu Ghimê, cũng giành được độc lập và trở

thành các quốc gia tự chủ trên bản đồ chính trị thế giới :

| Nếu như vào năm 1936, hệ thống thuộc địa chiếm đến 60% diện tích và 64

% dan số thế giới thì đến cuối những năm 80 (thé ky XX), hé thong thuộc địa chỉ

chiếm 0; 1% diện tích và 0,05% dân số thế giới |

3 Ban dé chinh tri thé gidi tir nhitng nam 90 (thé ky XX) đến nay

3.1 Sự tan rã của hệ thống XHCN 6 ở Liên Xô và Đông Au

Từ cuối những năm 80, các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Cuối nam 1989, BaLan, Hungari lần lượt đi theo con đường cộng hòa tư sản Ngày 12/9/1990, bức tường Beclin sụp đổ, nước Đức hợp nhất và cũng trở thành nước cộng hòa tư sản Sau đó vào năm

1991, các nước còn lại ở Đông Âu như Anbani, Rumani, Bungari đều trở thành

nước cộng hòa tư sản, Đến năm 1991, Liên Xô sụp đồ, tách thành 15 nước cộng

hòa riêng biệt | |

Sự tan rã của hệ thống XHCN Ở Liên Xô và Đông Âu làm biến đổi sâu sắc bản đồ chính trị châu Âu và thế giới Hiện nay, các nước XHCN ở châu Á (trừ Mông Cổ) và Cuba vẫn đi theo con đường XHCN, đã và đang tiến hành nhiều

cải cách, đổi mới hiệu quả | -

3:2 Chién tranh, noi chién, li khai van dién raở các châu lục trên thể giới Từ những năm 90 trở lại đây, ở một số nước trên the giới, các cuộc chiến tranh, nội chiến, vẫn đang diễn ra khốc liệt, làm cho bản đỗ chính trị thế giới hiện đại tiềm ân nhiều bất ổn

— Ởchâu Á, chiến tranh bùng nỗ ở Apganistan (2001), lở [xaraen và Libang (2006), ở Ixraen và Palestin, Ở Đông Bắc Á, những căng thắng trên bán đảo Triều Tiên cũng gây nhiều lo ngại về an ninh chính trị ở khu vực này Ở Đông Nam Á, Đông Timo đã tách khỏi Inđônêxia và trở thành - nước thứ 11 trong khu _ vực Trong nội bộ 1 số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, vẫn ấn

chứa nhiều bất ổn đáng lo ngại ¬—

Trang 20

Ở châu Phi, các cuộc xung đột sắc tộc tại Xômali, Ruanda, Uganda,

Dimbabue, Angola, Côngô, ngày càng gia tăng, gây ra những biến động chính

trị lớn trong khu vực |

O chau My Latinh, xu hướng ly khai cũng diễn ra mạnh mẽ tại Bolivia,

Venezuela, Côlômbia, Pêm và một số nước khác làm cho tình hình chính trị Ở khu vực này khá căng thắng

Ngoài những căng thắng do chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, thì

hiện nay chủ nghĩa khủng bộ cũng đang trở thành mối nguy hại cho tất cả các

nước trên thế giới Đến đầu thế kỷ XXI, số lượng các cuộc khủng bố tăng nhanh và mức độ ngày càng nghiêm trọng (ví dụ nhự vụ khủng bố ở Trung tâm thương mại Niu Yooc ngày 11/9/2001, vụ bắt cóc và giết hại con tin ở Ai Cập, Ấn s Độ, ) Điều đó đã đặt nhân loại trước mối nguy cơ bị khủng bố ngày càng tăng Chính vì thế, cuộc chiến chống khủng bố càng đòi hỏi sự đoàn kết giữa các nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế ĐIỚI

“Tóm lại, từ chiến tranh thể giới thứ nhất đến nay, bản đỏ chính trị thế giới

đã có những thay đối sâu sắc và toàn điện Một trật tự thế giới mới đã và đang

được hình thành Tất cả các quốc gia hiện nay đều đang nỗ lực nâng cao vị thể của mình trên trường quôc tê

Câu hỏi ôn tập

1 Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bản đỏ chính trị thể giới có

những thay đổi quan trong nào?

2 Phân tích những thay đổi quan trọng trên bản đô chính trị thể giới trước, trong và sau Chiến tranh thể giới thứ hai đến trước những năm 90.)

3, Phân tích những thay đổi quan trong trên bản đỗ chính trị thé giới từ sau những năm 90 cho đến nay Liên hệ thực tiễn Việt Nam

a 12

Trang 21

II TINH HINH KINH TE - XA HOI THE GIỚI NGÀY NAY

Trong máy thập niên vừa qua, loài người đã và đang chứng kiến sự thay

đổi lớn lao chưa từng có về đời sống kinh tế - xã hội dưới sự tác động mãnh mẽ

của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại 1 Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Với vai trò là động lực của sự phát triển, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại ngày càng tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển của các nước trên thế giới :

1 1 Noi dung cua cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Cách mạng khoa học công nghệ tập trung vào nhiều lĩnh vực như: công nghệ năng lượng mới, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, công nghệ vũ trụ

1.1.1 Công nghệ năng lượng mới

— Nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của con: người ngày càng tăng nhanh Vào khoảng giữa thế ký XXI, nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên gấp 3 hiện nay, trong khi đó năng lượng truyền thống của Trái đất

đang dân cạn kiệt Do đó, con người buộc phải tìm và đưa vào ứng dụng các

nguồn năng lượng mới

Cho đến nay, các nguồn năng lượng mới con người đã tìm kiếm và sử dụng khá phong phú như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử, năng lượng khí sinh học, năng lượng từ sóng, năng lượng dia nhiét,

- Nang lwong nguyén tir |

Nang luong nguyên tử gồm 2 loại: năng lượng phân hạch hạt nhân nguyên | tử và nang luong tong hợp nhiệt hạch Đến cuối năm 2006, toàn thế giới đã có 34 nước với 560 trạm phát điện nguyên tử, tạo ra 5780 tỷ kWh, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng điện toàn thế giới Trong số các nước sản xuất nhiều như Pháp,

Mỹ, Nhật, Nga, Đức, thì Mỹ là nước có số trạm phát điện lớn nhất”

' www.,dost-bentre gov.vn

Trang 22

Ngoài ra, Trung Quốc và Ấn Độ hiện cũng đang tiến hành xây dựng các nhà máy điện nguyên tử quy mô lớn Ở Việt Nam, hai nhà máy điện hạt nhân

dang dự kiến được xây dựng ở Ninh Thuận, đến 2020 sẽ đưa vào hoạt động

Tuy nhiên, trước nhting s\ sự có nghiêm trọng của các nhà may dién nguyén tử vừa qua thì vẫn đề an toàn của năng lượng nguyên tử cần phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng

| - Năng lượng mặt trời

Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời Theo ước tính, dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra trong khoảng 5 tỷ năm nữa Mỗi giây trôi qua, Mặt Trời giải phóng ra không gian xung: quanh

/ 3,827x10 jun! Như vậy, năng lượng mặt trời lớn hơn rất nhiều khi chúng ta

đốt toàn bộ nguyên liệu của trái đất và về mặt lí thuyết nguồn năng lượng này không bao giờ cạn kiệt Đề sử dụng loại năng lượng này, con người đã bắt chước

hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” cung cấp năng lượng cho bê bơi, bệnh viện,

_ sinh hoạt hộ gia đình | | |

- Nang lượng gió

Trên thế giới, tông điện năng từ gió ước đạt khoảng 94.112 Mw, trong do Đức và Mỹ là hai nước sản xuất đứng đầu thế giới Ở Việt Nam, tiềm năng glo:

- rất lớn tuy nhiên trên thực tế chúng ta chỉ mới khai thác được rất Ít

Ngồi ra, việc sản xuất năng lượng từ sóng thủy triều, từ tuyết, đang được _.ứng dụng rộng rãi để giảm tải đến mức thấp nhất việc khai thác các nguồn năng:

lượng truyền thống vào sản xuất và sinh hoạt 1.1.2 Công nghệ vật liệu mới

Hiện nay, con người đã, đang tạo ra nhiều loại- vật liệu mới có tính năng đa | dang va higu qua cao hơn rất nhiễu so với các loại vật liệu truyền thống, ví dụ như vật liệu composite, vật liệu siêu dẫn, vật liệu thông minh, Trong đó, composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, có tính năng

hơn hẳn các vật liệu ban đâu Chính vì tính năng ưu việt hơn nên loại vật liệu

' www.vi.wikipedia.org

Trang 23

này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thiết bị giao thông vận tải, hàng hải, "hàng không, hóa chất, Vật liệu siêu dẫn thường ứng dụng trong quá trình

truyền tải điện năng, giúp giảm hao phí điện năng ở mức thấp nhất 1.1.3 Cong nghé sinh hoc

Công nghệ sinh học hiện đại kế thừa công nghệ sinh học cổ đại và đạt được

những tiến bộ vượt bậc Công nghệ sinh học dựa trên những hiểu biết của con người về thê giới sinh vật, ví dụ như sinh sản vô tính, khả năng cây, ghép các bộ “phan cơ thé, khả năng xúc tác enzim, thông qua các quy trình công nghệ ở 4 "

lĩnh vực: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim

Công nghệ sinh học có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nông nghiệp "hiện đại, y học, công nghiệp, quốc phòng, môi trường,

1.1.4 Công nghệ thong tin

Công nghệ thông tin là sử dụng kỹ thuật và công nghệ để chuyên đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử ly, truyền và thu thập thông tin

Chiếc máy tính đầu tiên ra đời vào khoảng giữa thé ky XX, dén nay no tro |

thành công cụ không thê thiểu trong cuộc sống hiện đại Đặc biệt, từ cuối thập

niên 80, kỹ thuật số hóa đã khởi đầu cuộc cách mạng số trong công nghệ thông tin Những lĩnh vực đột phá quan trọng trong công nghệ thông tin hiện nay như: sản xuất chip điện tử có tốc độ xử lý, tính tốn cao, cơng nghệ laze, cáp sợi quang, công nghệ nén số hình ảnh, Tóc |

_Nho vay, công nghệ thông tin giúp con người có thể rút ngăn về thời gian và thu nhỏ vê không gian, đưa con người tiên nhanh hơn và xích lại gân nhau

hon

1.2 Tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đối với kinh tế -

xã hội thế giới s

1.2.1 Tác động tích cực của cách mạng khoa học công nghệ hiện dai

Trang 24

thành lực lượng sản xuất trực tiếp, giúp sản xuất được một khối lượng hàng hóa _ lớn về số lượng, đa dạng về mẫu mã, ưu việt về chất lượng đã, đang đáp ứng

được nhu cầu ngày càng cao của con người

Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm thay đổi cơ cầu ngành kinh tế Xu hướng chung là ngành dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, ngành công

nghiệp và nông nghiệp giảm xuống và chiếm đáng kẻ ít đi Ví dụ, năm 2008, tỷ trọng ngành dịch ở Mỹ chiếm 79,2% GDP, công nghiệp là 19,6%, nông nghiệp

đà 1,2%; tương ứng ở Nhật là 72% - 26,5% - 1 s2 /0;

Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm: thay đổi cơ cầu 1 lao động ở các nước nói riêng và thế ĐIỚI nói chung Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và công nghiệp đang giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ đang tăng nhanh Ở các nước phát triển, lao động dịch vụ chiếm từ 60 - 70% trong tổng số lao động, ở Việt Nam tỷ lệ này mới chỉ chiếm khoảng 25% Như vậy, muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt lao động và phát triển dịch vụ ở khu vực nông thôn

Nhờ những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao Đời sống vật chất và tỉnh thần Của con người được đáp ứng đầy đủ và hiệu quả hơn

_-1.2.2 Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nêu ứng

dụng đề việc sản xuất ra nhiêu loại vũ khí có sức phá hủy cao (ví dụ như bom

nguyên tử, vũ khí sinh học, ) sử dụng vào mục đích chiên tranh, khủng bô, sẽ ‘Nam can nhanh chong chuyén dich co cau lao dong, chu y nang cao nang suat

đe dọa an ninh nhân loại và phá hủy cân bằng sinh thái trên toàn bộ trái đất Những kết quả cao của công nghệ sinh học nếu sử dụng để nhân bản vô tính người sẽ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội và phá vỡ cân băng tự nhiên,

Trang 25

2 Dac điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển và đang phát triển

Trên thế giới hiện có hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với những đặc _ điểm khác nhau về tự nhiên, về kinh tế - xã hội Dựa vào trình độ phát triển kinh

tế - xã hội khác nhau đó có thể chia các nước thành nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát trién

2.1 Nhóm các nước phát triển

2.1.1 Khái quát

_ Trên thé giới hiện có khoảng 30 nước được xếp vào nhóm các nước phát ' triển, trong đó đa số tập trung ở khu vực châu Âu (nhất là ở Tây Auva Bac Au)

Một số nước còn lại phân bố rải rác ở khu vực Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại

Dương Nhóm các nước phát triển chiếm khoảng 1/5 diện tích và khoảng 1/7 dân

số thể giới |

Những nước phát triển đều có trình độ phát triển kinh tế cao, chất lượng

cuộc sống tốt, kết cấu hạ tầng hiện đại Tuy nhiên, vẫn còn có sự chênh lệch

đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội ở các nước phát triển, dó đó có thể chia

thành 2 nhóm: _ : có c

— - Nhóm các nước phát triển ở trình độ cao hàng đầu thế giới, bao gồm 8

nước (G8): Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý và Nga Nhóm nước

này chiếm hơn 70% GDP thế giới, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% GDP,

- trình độ sản xuất công, nông nghiệp hiện đại, hiệu quả Chất lượng cuộc sống | cao, "bình quân thu nhập trên 30 000 USDinguonam ( trừ Nga), 70% dân số tập | trung ở thành thị

_~ Nhóm các nước phát triển còn lại là những nước đã thực lan xong công nghiệp hóa, có trình độ công nghiệp cao nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác thường thấp hơn các nước G8 Cơ cau kinh tế hiện đại, tuy nhiên ngành dịch vụ chiếm khoảng 60% GDP Chất lượng cuộc sống khá cao, ; GDP/người trên

15.000 USD, tỷ lệ dân thành thị thường chiếm trên 60% |

Trang 26

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a Về kinh tế

Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế hiện

đại, các ngành kinh tế hoạt động hiệu quả

Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất, thường trên 60% GDP và đang |

tăng lên Năm 2008, ty trọng ngành dịch vụ của Pháp chiếm 77,6% GDP.~ mẽ

Lúcxămbua chiếm 83,7% GDP, Các trung tâm thương mại, tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, của các nước

này rất hiện đại và có quy mô lớn bậc nhất thể giới _

Tốc độ phát triển kinh tế và mức lạm phát trung bình hằng năm của các nước phát triển (%) Trung bình Năm hàng nam 1996 | 1998 | 2000 | 2002 | 2004 | 2006 | 2007 1986- | 1995-— Tiêu mụ 1995 2005 - Tốc độ tăng | — 3,3 3,8 3,0 2,71 3,9 1,9 3,1 3,1 2,7 trưởng GDP - Mức lạm 4,5 1,8 1,9 1,4 1,4: 1,5 2,1 2,1 2,6 phat (Nguồn: Bùi Thị Hải Yên (chủ biên), Địa Jý kinh tế - xã hội Châu Âu, NXBGD, 2008, tr.34)

Xuất nhập khẩu của các nước phát triển chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Các loại hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các loại máy

móc, thiết bị công nghệ cao, mang lại giá trị lớn Còn các mặt hàng nhập khẩu -

chủ yếu là nguyên liệu, năng lượng, hàng nông sản, từ các nước đang phát

trién

Đầu tư FDI vào các nước phát triển cũng ngày càng tăng, hiện chiếm 68%

tổng FDI của thế giới (2007)

Trang 27

3.2 4.1 4.7 100% 90% @ Cac nén 80% chuyên , Hình để 10% - đôi 0% .Ð Các nền _ 60% -Ñ kinh tế : |- đang phát ai a 40% Im Các nên : , kinh té 30% § phat trién _20% l 10% Bi: năm ID — < a 2005 2006 - ” 2007 Cơ cấu vốn FDI của thế giới phân theo khu vực giai đoạn 2005 - 2007

(Nguồn: Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên) Kinh tế, chính trị thế giới năm 2008 và triển vọng _

năm 2009, NXB Từ điển Bách Khoa, 2009, tr 140)

Du lịch cũng là ngành rất phát triển và đem lại lợi nhuận lớn cho các nước

phát triển Các loại hình du lịch đa dạng với trình độ quản lý hiệu quả, tổ chức

hợp lý đã đem lại sức hấp dẫn và làm tăng thời gian lưu trú của du khách Doanh thu du lịch hàng năm ở các nước phát triển chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong

GDP của mỗi nước (ví dụ, năm 2008, doanh thu từ du lịch của Mỹ đạt khoảng

110 tỷ USD) _ |

Céng nghiệp ở các nước phát triển thường chiếm tỷ trọng từ 20 - 30 % GDP mỗi nước Quá trình công nghiệp hóa diễn ra ở các nước phát triển sớm và rất thành công Hiện nay, trong cơ cầu ngành công nghiệp ở các nước phát triển, tỷ trọng các ngành công nghiệp truyền thống (ví dụ như ngành công nghiệp khai _ thác khoáng sản, luyện kim, dệt, ) đang bị suy giảm đáng kế và thay vào đó là các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao (ví dụ như công nghiệp hàng không, máy tính và thiết bị văn phòng, thiết bị truyền thông, dược phẩm và các công cụ

phục vụ khoa học, )

_ Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ từ 1 - 2% GDP, thậm

_ chí ở một số nước chỉ chiếm dưới 1% GDP, ví dụ năm 2008 nông nghiệp ở Ảnh thi chiếm 0,7% GDP, ở Đức chỉ 0,9 GDP, hay ở Lúcxămbua chỉ 0,4% GDP

Trang 28

Người nông dân đồng thời vừa là người chủ trang trại, vừa là người công nhân, vừa là người kỹ sư trên chính đồng ruộng của mình Sản xuất nông nghiệp được sử dụng máy móc hiện đại, giống cây, con có năng suất cao, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng khu vực nên năng suất và chất lượng không ngừng tăng b Về dân cư - xa hội

Dân số của các nước phát triển chiếm khoảng 1/7 dân số thể giới và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm Tốc độ gia tăng tự nhiên ở nhiều nước phát triển hiện ‘nay chi khoang tur 0 den 0, 6%, tham chi nhu Anh, Nhat Ban trong những

năm gần đây có tốc độ gia tăng dân số âm hoặc bằng, 0% 15, 15% 17,17% ,DTừ 0~ 14 tuối 8 Từ 14-— 64 tuối [E1 Từ > 65 tuổi 68,68% _ Cơ cầu dân số theo độ tuổi của các nước phát trién (2004)

Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chỉ chiếm 17%

- tống số dân, chỉ cao hơn tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 2% Tình trạng này diễn ra

ngày càng phổ biến khiến cho nhiều nước đang phải đối mặt với vấn dé gia hoa dân số, điển hình là Nhật Bản, Đức, Anh, |

Ở các nước phát triển, tỷ lệ dân thành thị rất cao, thường chiếm từ khoảng 60 - 70% tông số dân Đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa kéo theo đô

thị hóa một cách tự giác trong một thời gian dài ở các nước này

Chất lượng cuộc sông của người dân ở các nước phát triển luôn ở mức cao với mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nhanh, ví dụ thu nhập bình quân năm 2008 ở Mỹ là 46 350,4 USD/người, ở Nhật Bản là 38.454,9

USD/người' Ở các nước này, tỷ lệ dân số trên 10 tuổi biết chữ từ 98% đến |

100%, mức đầu tư cho giáo dục vào khoảng 6 - 8% GDP, có 98 - 100% dân số

! Niên giám Thống kê năm 2009, NXB Thống kê, 2010, tr 692

Trang 29

được dùng nước sạch, Tuổi thọ trung bình của dân số dao động từ khoảng 77 - 83 tuổi, cao nhất thuộc về Nhật Bản (83 tuổi)

Tuy nhiên, ở các nước phát triển còn có nhiều vấn đề đáng quan tâm, nhất là vấn đề chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng Ngoài ra, các tệ

_ nạn xã hội, xung đột sắc tộc, tôn giáo cũng đang là những vân đề gây nhức

nhôi ở các nước phát trién

2.2 Nhóm các nước đang phát triển

2.2.1 Khái quát

Trên thế giới có khoảng trên 170 quốc gia được xếp vào nhóm Các nước

đang phát triển, phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á, Phi và Mỹ Latinh Các nước

phát triển chiếm hơn 6/7 dân số và 3⁄4 diện tích đất nổi toàn cầu nhưng chi

chiếm chưa đến 1/5 GDP của thể giới

Trong những thập niên gần đây, nhóm các nước đang phát triển có sự phân "hóa rõ rệt Bên cạnh một sô nước đang phát triên có tôc độ phát triên nhanh chóng cũng có một số nước phát triển chậm hơn và tụt lại phía sau Trong nhóm các nước đang phát triển có thể chia thành 3 nhóm nhỏ:

- Nhóm các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NICs) gồm; Xingapo, Đài Loan, Hồng Kông, Braxin, Achentina, Mêhicô Đây là những nước đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa và nên kinh tê có sự vươn lên mạnh mẽ

Co cầu kinh tế khá hiện đại, các ngành dịch vụ bắt đầu phát triển nhanh và tỷ

trong ngày càng tăng Các sản phẩm công nghiệp đã có sức cạnh tranh trên thị

trường trong và ngoải nước

- Nhóm các nước có trình độ phát triển trung bình (DCs) gom mot số nước _ ở khu vực Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi Cơ cấu kinh tế của những nước nay đang bắt đầu có sự chuyển biến từ nông nghiệp sang công nghiệp, tuy nhiên nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn Công nghiệp - CỦa các nước này mới bắt đầu phát triển, chủ yếu là các ngành khai thác tải

nguyên |

- Nhóm các nước chậm phát triển (LDCs) chủ yếu là các nước thuộc khu

vực châu Phi, ngoài ra còn có một sô nước ở khu vực châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh Những nước này có cơ câu kinh tê lạc hậu, người dân sông chủ

Trang 30

yếu nhờ nông nghiệp Chất lượng cuộc sống thấp, thu nhập bình quân của đại da

số người dân thấp hơn 2 USD/ngày Các dịch vụ y tế, giáo dục chưa được đáp

ứng đây đủ, người dân vẫn thường bị nạn đói, dịch bệnh đe dọa

2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a Về kinh tế

Hiện nay, GDP của các nước đang phát triển chiếm khoảng 1/5 GDP thé giới và tốc độ tăng tưởng GDP tương đối ôn định

— Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển (%) Năm - 2005- | 2006 2007

Các nước đang phát triển ¬ / 6,7 7, 1 7,3

Các nên kinh tế chuyển đổi | 66 | 79 8,4 | Châu Phi " | 5,3 5,6 5,8 Trung va Nam A 7,9 8,1 8,5 |TyA 66 59 — $2 Mỹ Latinh và Caribê — 4,8 5,7 57, (Nguồn: Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên) Kinh 0ê, chính trị thé giới năm 2008 và triển vong ndm _ 2009, NXB Từ điển Bách Khoa, 2009, tr 346) |

Nhin chung, đa phần các nước đang phát triển có cơ cấu kinh tế lạc hậu và chuyển biến chậm Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, năng suất và chất lượng nông sản thấp, chiếm 50% tổng số lao động Trinh độ áp dụng cơ giới hóa -trong nông nghiệp chưa cao, chủ yếu là sản xuất nhỏ ở quy mồ gia đỉnh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Trong cơ cấu nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn ở mức cao (chiếm khoảng 3/4 tổng giá trị toàn ngành), chăn nuôi chỉ chiếm _ tỷ trọng thấp, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả kinh tế không cao _ CS

Công nghiệp thường chiếm khoảng 30 - 40% GDP, chủ yếu là các ngành công nghiệp khai khống với cơng nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả thấp Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp điện tử, ô tô, đã bước đầu phát triển tuy nhiên chỉ mang tính chất lắp ráp đơn giản

Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là các ngành dịch vụ đòi hỏi hàm lượng khoa học công nghệ thấp và sử dụng lao động theo thời vụ Đáng chú ý là sự phát triển của các ngành du lịch Ở các nước đang phát triển, du lịch phát triển dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên | Phong phú, d độc đáo, nền văn hóa đa dạng,

Trang 31

hấp dẫn Tuy nhiên, do kết cầu hạ tầng còn yếu kém, chất lượng lao động dịch

vụ còn thấp và các loại hình du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn nên thời gian lưu

trú của khách còn ít Chính vì thế, hiệu quả từ hoạt động du lịch ở các nước đang phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn sẵn có - |

Trong ngành thương mại, cán cân xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển thường thâm hụt cao Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản chưa qua chế biến, khoáng sản thô, nên giá trị thấp Trong khi đó, các nước này phải nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại với giá trị cao Do vậy, trong cán cân xuất nhập khẩu các hước này thường là nhập siêu

Hiện nay, tỷ lệ đầu tư vào các nước đang phát triển giảm xuống khá nhanh,

chỉ chiếm khoảng 27,3% của thế giới (năm 2007) Đặc biệt, số nợ của các nước

đang phát triển ngày một tăng nhanh Mặc dù nhiều nước đã vay được số tiền lớn phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, song đã không được sử dung |

hiệu quả, bị thất thoát do quan ly kém, tham nhiing nhiéu, Nam 2004, tổng số

nợ nước ngoài của các nước đang phát triển lên đến 2.724 tỷ USD, gấp 4,5 lần so

với năm 1970 |

Tom lại, trình độ phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển còn thấp và lạc hậu Do vậy, đòi hỏi các nước này cần có những chính sách hợp lý, giải pháp hiệu quả hơn nhằm thúc đây nền kinh tế của nước mình phát triển, tránh tụt hậu

_ quá xa SO với các nước phát triển

b Về dân cư - xã ã hội

Dân sô các nước đang phát triên chiêm khoảng 6/7 dân sô thê giới, mật độ _ dân cư cao hơn mức trung bình chung của thể giới

Tốc độ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển rất cao, nhiều nước đạt mức trên 2 Châu Phi là khu vực có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế gidi, trung binh la 2 4% (ở một số nước, ợ lệ này còn trên 32% như Malauy, Mâyhôtê, Uganđa, )

Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi thường chiếm trên 30% tổng số dân Với mức gia tăng tự nhiên cao, một mặt cung cấp nguồn lao động dồi đào nhưng mặt khác lại gây sức ép lên nền kinh tế

_ mới bước đâu phát triên ở các quôc gia này

23

Trang 32

5, 5% 32, 32% |O Ti 0-14 tudi E Từ 14-— 64 tuỗi : B Từ > 65 tuổi _63,63% Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở các nước đang phát triển (2004)

Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ dân thành thị còn thấp, ví dụ như ở Đông

_ Phi chỉ khoảng 22% Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do quả trình đô thị hóa tự phát Điều này gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường Hiện nay, có đến 9/10 siêu đô thị đông dân trên thế giới lại thuộc về

các nước đang phát triển, ví dụ như Thượng Hải, Mumbai, Karachi, Mêhicô,

_NHuÐêi, _ |

Chat lượng cuộc sống của người dân các nước đang phát triển rất thấp

Điều tra về chỉ số HDI ở hơn 200 nước trên thế giới, phần lớn các nước đang

phát triển có HDI thấp hơn mức trung bình của thế giới Năm 2008, châu Phi có 46/50 nước có chỉ số HDI đứng thứ tự trên 100 so với hơn 200 quốc gia trên thế giới | ! M Phát triển - | - H Đang phát ¡triển - H Thể giới năm 2000 2002 2003

Chỉ số HDI ở các nhóm nước so với thế giới qua các năm

Hiện nay, trên thế giới có gần 3 tỉ người có thu nhập dưới 2 đôla/ngày, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Đặc biệt ở khu vực châu Phi có đến

350 triệu người l luôn n sông trong 1 tình 1 trạng thiếu ăn, thu nhập dưới 1 USDingay

Trang 33

Đa sô không có lương thực, quân áo, thuốc men, có 2/3 dân số của các nước ` đang phát triên chưa có nước sạch đề dùng

Tuôi thọ trung bình của dân cư các nước đang phát triển còn thấp, nhất là ở ® châu Phi (chi c6 54 tudi) tuổi 90 70 60 50 wae 40 | ~ ”” 30 20 10 | — 0 khu vực

Thế giới Châu Phi Bắc Mỹ Nam Mỹ Châu Á Châu Âu

Tuổi thọ bình quân của các khu vực trên thể giới năm 2009

| (Neuén: Niên giám Thống kê 2009, NXB Thong ké, 2010, trang 662 — 670)

Riêng Đông Phi và Nam Phị, tuôi thọ trung bình là 49 tuổi Điều này phản ánh chất lượng cuộc sống thấp, hệ thống y tế còn yếu kém, các cơ sở chăm SÓC sức khỏe không hiệu quả, tý lệ trẻ em suy dinh dưỡng và chết trong khi sinh rất cao

Bén canh đó, tệ nạn xã hội, vấn dé xung đột sắc tộc, tôn giáo, l¡ khai

> cũng đang là những vấn đề gây căng thắng ở các nước đang phát triển, nhất ở khu vực Mỹ Latinh, châu Phi, châu Á Những van dé này đang làm cản trở sự -

| —phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực này

Cau hoi ôn tập |

1 Trình bày những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

-

2 Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- đôi với đời sông kinh tế - xã hội thể giới Liên hệ với Việt Nam

) 3 Phân tích sự khác biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát

triển và đang phát triển Giải thích tại sao lại có những khác biệt đó? ˆ

25

Trang 34

II MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIẾN CỦA THẺ GIỚI HIỆN NAY

Trong những thập niên qua, loài người đang phải đối mặt với rất nhiều _ vấn đề nghiêm trọng như sự bùng nỗ dân SỐ, gia tăng tình trạng đói nghèo, sự

nóng lên của Trái đất, ô nhiễm môi trường, khủng bố, can kiét tai nguyén, Vi vậy, các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn

để cùng tổn tại và phát triển ˆ

1 Toàn cầu hóa |

Toàn cầu hóa được xem là một xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã s hội thế giới hiện nay Có rất nhiều quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa Theo Uy ban châu Âu năm 1997: “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, do có tính năng động của việc buôn bán hàng ‘héa và dịch vụ cũng như tính năng động của sự lưu thông vốn t bản và công

nghé’’ Theo tổ chức OECD: “Toàn câu hóa như là một quá trình trong đó thị

trường và các sản phẩm ở các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhờ vào | sự trao đổi năng động về hàng hóa, dịch vụ, tài chính và công nghệ ` `

| Những quan điểm về toàn cầu hóa đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất Đa số các quan niệm đều đề cập đến khái niệm toàn cầu hóa kinh tế, nhưng thực © chất hiện nay toàn cầu hóa đang diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với quy mô rộng lớn hơn và chất lượng cao hơn quốc tế hoa trước đây

1.2 Biểu hiện:

e Cac công ty xuyên quốc gia xuất hiện nhiều hơn về số lượng, nhiều hơn

' về quy mô đang tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế chính trị thể giới

Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển và Thương mại Liên Hợp Quốc (UNCTAD), năm 1994 trên toàn thế giới có 38.800 các công ty xuyên quốc gia (TNCs) voi -250 chi nhanh trén thé giới thì đến năm 1999 la 59 000 TNCs và _400.000 chỉ nhánh và năm 2007 1a 77.000 TNCs và 900.000 chi nhanh TNCs

tham gia vào tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của

các quốc gia và trên thế giới Hiện nay, theo UNCTAD, các TNCs sở hữu đến

80% các kỹ thuật mới, 60% vốn đầu tư và 40% thương mại của toàn thế giới

Trang 35

e Các tô chức hợp tác kinh tế - xã hội, môi trường có quy mơ tồn cầu, châu lục và khu vực được thành lập ngày cảng nhiễu |

Hiện nay trên thế giới có đến hàng trăm tổ chức kinh tế - xã hội khác nhau đang hoạt động hiệu quả Các tô chức này được thành lập nhằm mục đích cùng nhau giải quyết các vấn để như gia tăng dân SỐ, sự nóng lên của khí hậu toàn _cầUu, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường,

Có những tổ chức có quy mô rộng lớn toàn cầu như tổ chức Thương mại

- thế giới (WTO), tổ chức Liên Hợp Quốc (UNO), cũng có những tổ chức ở

` | phạm vi châu lục, khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ

”” chức Hợp tác Vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương (APSCO), Tổ chức Hợp tác khu

vực Nam Á (SAARC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Liên minh châu Âu (EU),

Thị truong chung Nam MY (MERCOSUR), khu vuc Thuong mai Ty do Bac My

(NAFTA), Liên minh chau Phi (AU) | |

e Quá trình lưu thông vốn, tài chính giữa các nước trên thé giới diễn ra

nhanh chóng với số lượng lớn |

Lưu thông về tài chính và tiền tệ diễn ra 24/24, với một lượng vốn khổng

lồ Đầu tư trực tiếp nước ngoai (FDI) tăng lên nhanh chóng trong những năm |

qua: năm 2001, tổng số vốn FDI là 823 tỷ USD, năm 2005 đạt 959 tỷ USD đến năm 2007 tăng lên 1.833 tỷ USD], tức là tăng lên gần 2,2 lần trong 6 năm (trung

bình tăng khoảng 168 tỷ USD/năm) "¬ 1.3 Tác động của toàn cầu hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

a Tác động tích cực | |

e Toàn cầu hóa với việc mở rộng mối quan hệ giữa các nước tạo nên một

thị trường hàng hóa, vốn, tai chính rộng lớn trên toàn cầu thúc đây sản xuất phát triển nhanh, hiệu quả và không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc >

sông của con người

Trang 36

‘nam bat thời co nhanh chóng, kịp thời sẽ nhanh chóng giàu lên, ngược lại một sô dễ dàng học tập và áp dụng kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, quản lý, tô - chức sản xuất của các nước di trước để xây dựng nên kinh tế của mình hoạt động

hiệu quả nhất, đồng thời có điều kiện để thu hẹp khoảng cách với các nước phat

triển |

° Việc tăng cường đầu tư, hợp tác giữa các nước tạo điều kiện dé các nước xem xét chất lượng kết cấu hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường tính minh bạch trong các chính sách phát triển, và nhất là tạo thêm nhiêu việc làm cho người lao động, nâng cao o chật lượng cuộc - sông của người dân Toàn cầu hóa giúp cho những nhu cầu tủa con người ngày

càng được đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng hơn b Tác động tiêu cực

e Trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia dễ bị tốn thương do sức ép cạnh tranh từ nhiều nước khác và do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

e Trong qua trinh giao lưu, mở rộng môi quan hệ hợp tác, một sô nước

, A

nước lại nghèo đi và tụt hậu xa hơn Khoảng cách giàu nghèo tăng lên không chỉ giữa các quôc gia, giữa các khu vực mà ngay trong một dân tộc, trong một vùng

e Trong xu thê toàn câu hóa, quyên hạn của các quốc gia dân tộc dễ bị thu hẹp Các nước phát triên hơn có thê lợi dụng toàn câu hóa đê can thiệp vào các

vân đê kinh tê, chính trị của các nước yêu nhắm phục vụ lợi ích riêng của mình

® Khi các nước mở rộng giao lưu hợp tác, nguy cơ xói mòn các giá trị văn

_ hóa dân tộc ngày càng tăng lên Việc du nhập các luồng văn hóa ngoại lai, không

phù hợp với truyền thống văn hóa bản địa đang đặt ra nhiều thách thức cho các nước trong xu thế toàn cầu hóa

e Toàn cầu hóa cũng đặt ra thách thức với môi trường của các nước đang phát triển Việc khai thác kinh tế quá mức trong khi chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ dẫn đến cạn kiệt tải nguyên, ô nhiễm môi

trường, mất cân bằng sinh thái Nếu không có những chính sách kịp thời, các

nước đang phát triển rat dé trở thành “bãi rác thải” của các nước phát triển

Trang 37

Có thể nói, toàn cầu hóa một mặt tạo cơ hội cho các nền kinh tế mở rộng thị trường nhưng mặt khác đặt nên kinh tế, chính trị của các nước đứng trước

nhiều thách thức mới Sự thành công hay thất bại, phát triển hay tụt lùi phụ thuộc vào khả năng nhạy bén, thông minh của các nước trong quá trình lựa chọn các

chính sách phát triển | | _

1.4 Một số tổ chức kinh tế thế giới và khu vực

a WTO (Word Trade organize)

Tiền thân của tổ chức Thương mại Thế giới là Hiệp định thương mại và thuế quan (GATT), trải qua 8 vòng đàm phán, đến ngày 01/01/1995, tổ chức

Thương mại Thế giới được thành lập Đến tháng 6/2008, WTO có tất cả là 153 nước thành viên Đây được xem là tổ chức kinh tế có quy mô rộng lớn nhất toàn câu WTO hoạt động với chức năng chủ yếu là một diễn đàn hợp tác quốc tế về

các chính sách liên quan đến thương mại, tạo ra các bộ luật ứng xử cho chính

phủ các nước thành viên co

WTO hoạt động dựa trên các nguyên tắc chính sau: " Nguyên tắc không phân biệt đối xử

" Nguyên tắc trao đổi đặc quyền (hai bên cùng có lợi) = Các cam kết ràng buộc và thực hiện mang tính pháp lý " Nguyên tắc minh bạch

= Các cơ chế an toản

Trải quan hơn 10 năm với l4 vòng đàm phán đa phương, ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức e không

nhỏ đối với Việt Nam "

b Liên minh châu Âu (EU)

Ra đời vào năm 1957 với tên gọi cộng đồng kinh tế châu Âu, đến năm : 2007, EU chính thức có 27 nước thành viên Hiện nay, EU có diện tích vào

khoảng 4.42 triệu km” (chiếm 3,2 % diện tích thế giới); dân số đạt khoảng 493 triệu người (chiếm 7,4% dân số thế giới) và chiếm đến 22,4% GDP thế giới

' Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Giáo trình Kinh tế Viét Nam, NXB DH RTQD 2008, tr.218-236

Trang 38

EU mong muốn xây dựng một khu vực châu Âu liên kết với nhau về kinh

tế - xã hội và trở thành một tổ chức lớn mạnh vào bậc nhất thế giới ;

Ngày 28/11/1990, EU chính thức lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Đến

ngày 17/7/1995, EU và Việt Nam đã ký với nhau hiệp định chung về hợp tác,

phát triển Hiện tại, EU là bạn hàng, là đối tác chiến lược của Việt Nam Năm 2007, đầu tư của EU vào Việt Nam đạt hơn 7,2 ti déla, tang 20% so voi nim 2006, đứng thứ 2 so với các nước, vùng lãnh thô khác Quy mô thương mai 2 chiều đạt 12,27 tỉ đôla (2007) EU là vừa thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất, cũng vừa là thị trường nhập khẩu giày dép, thủy sản, dệt may lớn thứ 2 của Việt

Nam,

c Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

APEC được thành lập vào tháng 11/1989 với 12 nước nhưng đến năm

2008 đã lên tới 21 nước Tổng diện tích của các nước thành viên APEC lớn hơn

_6,5 triệu km” (chiếm 48,4% diện tích thế giới), dân số đạt khoảng 2,7 tỷ người (chiến 40,4% dân số thế giới) và tổng GDP khoảng 28.987 tỷ USD (chiếm

53,3% GDP thế giới) APEC hiện đang là một tổ chức kinh tế khu vực có quy mô rộng lớn và hoạt động hiệu quả

Mục đích của APEC là nhằm thúc đây sự phát triển kinh tế của các nước ven Thái Bình Dương và đóng góp vào sự phát triển của thế giới Từ khi thành lập đến năm 2009, APEC đã tô chức 17 hội nghị cấp cao để thảo luận và bàn bạc “các vấn đề liên quan đến những vấn đề chung của các thành viên Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 17 họp ngày 14-15/11/2009 tại Singapo với chủ dé “Duy tri tăng trưởng, kết nói khu vực”, đã đưa ra những giải pháp kịp thời dé thuc day nền kinh tế các nước APEC phát triển hơn nữa và tăng cường mối liên kết chặt chế giữa các nước trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nảy |

d Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Ngày 08/8/1967, 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái

_ Lan) đã thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) Đến

08/01/1984, ASEAN kết nạp thêm I1 thành viên la Brunei Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN Đến ngày 23/7/ 1997, ASEAN có thêm 2 nước là Lào và Mianma Còn Cămpuchia gia nhập ASEAN vào ngày 30/4/1999,

Trang 39

Hién nay, ASEAN gồm 10 nước, với diện tích khoảng 4,48 triệu km”, dân số đạt 575 triệu người, GDP đạt 1281 ti déla

Các nước ASEAN hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:

_*+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc

dân tộc của tất cả các dân tộc; s |

+ Tôn trọng quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đồ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hóà bình, thân thiện; + Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

+ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả về mọi mặt kinh tế - xã hội

Ngày 8-9/4/2010, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 đã được tổ chức ở

Việt Nam, với 3 nội dung: Đẩy mạnh các nỗ lực triển khai xây dựng cộng đồng

ASEAN và thực hiện hiến chương ASEAN; Tăng cường hợp tác để ứng phó với

các thách thức toàn cầu có tác động đến các khu vực; Thúc đây quan hệ đối ngoại của ASEAN củng cố và duy trì vai trò của ASEAN trong các tiến trình

"hợp tác khu vực Trong tương lai, ASEAN phần đấu để trở thành một khu vực

kinh tế phát triển mạnh mẽ và có vai trò ngày càng quan trọng đối với các vấn đề

của châu lục và thế giới |

2 Phat trién bén virng

- 2,1 Khái quát |

Ngày nay, loài người đang ngày càng phải doi mặt với nhiều vấn đề

nghiêm trọng như biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, bùng nỗ dân

số, cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng kinh tế, suy đồi văn hóa, đạo đức, Việc -

chú trọng đến tăng trưởng kinh tế một cách Š ạt, nhanh chóng nhưng xem nhẹ

ˆ các mục tiêu về xã hội, môi trường chính là nguyên nhân của những vấn đề dé

Đã đến lúc con người phải nhìn nhận lại thế giới mà họ đang sống, đánh giá lại

các tác động xấu mà chính họ đã tạo ra nhằm đưa ra được giải pháp hợp lý để

giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra Giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề

cấp bách đó chính là xu thé phát triển bền vững _

Trang 40

Có rất nhiêu định nghĩa khác nhau về phát triên bên vững đã được đưa ra, nhưng định nghĩa được sử dụng rộng rãi là: “Phát triển bên vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cấu hiện tại mà không làm tôn hại khả năng của các thê hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cẩu của họ” (trích “Tương lai chung

của chúng ta”, 1987, Ủy ban-Môi trường và Phát triển) -

Hiện nay, phát triển bên vững không chỉ là quan điêm mà đã trở thành mục

tiêu của tất cả các quốc gia trên thê giới 2.2 Nội dung

- Bén ving về môi trường có nghĩa là phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, khoa học Đối với loại tài nguyên được xem là vô tận (ví dụ như tài nguyên biển, khí hậu, nước, ) thì cần giảm thiểu đến mức thấp nhất mọi

tác động gây ô nhiễm đồng thời chú ý đến việc sử dụng khoa học công nghệ hiện

- đại để biến các nguôn vô tận này phục vụ hiệu quả cho cuộc sông của con người Còn đối với các loại tài nguyên hữu hạn nhưng có khả năng phục hồi (ví dụ như tài nguyên rừng, độ phi nhiêu của tài nguyên đất, ) thì cần có kế hoạch sử dụng

hiệu quả, hợp lý và sử dụng đi đôi với tái tạo, phục hồi Đặc biệt, đối với các loại

tải nguyên hữu hạn nhưng không phục hồi lại được (như các loại khoáng sản),

cần có kế hoạch sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và chú ý đến việc sử dụng _

các loại nguyên vật liệu nhân tạo có thể thay thế được

- - Bên vững về kinh tế có nghĩa là tăng tưởng phải đi đôi với phát triển kinh

tế về cả số lượng và chất lượng, tránh tình trạng phát triển thiên về số lượng mà nhẹ về chất lượng hoặc phát triển phiến diện, chỉ ưu tiên một số ngành kinh tế nhất định mà không ehú trọng phát triển các ngành khác,

- Bền vững về xã hội có nghĩa là phát triển kinh tế nhải phù hợp với những

tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội hoặc không vượt quá sức chịu đựng của cộng

đồng Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc nâng cao đời sống người dân, xóa

đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng, dân chủ văn minh

2.3 Biểu hiện |

- Phát triển bền vững hiện nay đã trở thành nguyên tắc, mục tiêu trong các

kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia, các khu vực trên thé

giới Đứng trên quan điểm, mục tiêu phát triên bên vững, các nước rà soát lại

32

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:17

w