HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYN
KHOA BAO CHI
Ke Ð 16/19
DE TAICO SO
DE CUONG BAI GIANG
CAC CHUYEN DE BAO CHi |
CHU NHIEM DE TAI Th.s Nguyễn Đình Hòa
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 4
1 Mục tiêu của học phần 4
2 Thời lượng thực hiện học phần 4
3 Trình độ sinh viên Khu 4 _4 Phân bố thời gÌan c con n2 nh nh nho 4 5 Điều kiện tiên quyết 4
6 Về nội dung học phần 4
7 Tài liệu tham khảo - -.- 9
8 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên .- 9
Chuyên đề 1 Chuyên đề kinh tế - 10
I Đặc điểm nhiệm vụ của báo chí trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tri thức kinh tẾ : 10
II N hững nội dung tuyên truyền, giáo dục, phố biến tri thức kinh tế cơ bản trên báo chí cà 16 II Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch 19
IV Những yêu cầu đối với nhà báo viết về kinh tế 22
Chuyên đề 2 Chuyên đề nông nghiệp và nông thôn 28
2
Trang 3I Vai trò và đặc điểm của nơng nghiệp ¬ 29
II Phương hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn ở nước ta 32
II Một số chủ đề tuyên truyền cơ bản 43
Chuyên đề 3 Chuyên đề Văn nghệ trên báo 46
I Thực trạng của vấn đề Văn mghệ trên báo beeen eee 46 II Đặc điểm nhiệm vụ của báo chí 48
II Những nội dung và phương thức xử lý cơ bản 51
Chuyên đề 4 Thông tin phản hồi và Thư bạn đọc 62
_L Thông tin phản hồi -. - 62
II Báo chí với thông tin phản hồi 65
HI Tổ chức và xử lý Thư bạn đọc - - 69
IV Một số yêu cầu và kỹ năng xử lý cơ bản 74
Chuyên đề 5 Khoa học và công nghệ 79
I Dac điểm nhiệm vụ 79
II Những nội dung cơ bản . 83
_ II Một số yêu cầu cơ bản đối với nhà báo 84
Trang 4PHAN MO DAU
1 Mục tiêu của học phan: Trang bị những tri thức cơ bản mang tính định hướng, cả về nhận thức, cả về kỹ năng trong công tác tuyên truyền theo các ngành, lĩnh vực của thực tiễn, giúp cho sinh viên hiểu sâu về đối tượng tác nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng khai thác và huy động tri thức để đáp ứng những yêu cầu của chức danh sẽ đảm trách tại các cơ quan báo chí
2 Thời lượng thực hiện học phân: 5 (75 tiết)
3 Trình độ sinh viên: Sinh viên báo chí năm thứ 4, học kỳ 7
4 Phân bố thời gian:
- Lên lớp theo phương pháp cùng tham gia: 60 tiết - Làm bài tập và thảo luận nhóm trên lớp: 15 tiết
5 Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã cơ bản học xong các học phần theo | chương trình đào tạo cử nhân báo chí; đã trải qua một kỳ kiến tập tại các cơ quan báo chí và trước khi đi thực tập tốt nghiệp
6 Về nội dung:
6.1 Tai sao phai nghiên cứu các chuyên dé báo chí (Thay cho mục đích nghiên cứu của học phần)
a Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng tăng
Báo chí (bao gồm cả báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử là những phương tiện truyền thông có vị trí và vai trò đặc biệt - bằng VIỆC cung cấp thông
tin, báo chí hàng ngày, hàng giờ tác động tới tất cả các quốc gia, dân tộc, tác -
động tới tất cả các cơ quan, tơ chức, đồn thể xã hội, tác động tới mọi thành viên
của xã hội
Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước Xô viết, V.I.Lê nin đã nhắn
mạnh: “Trong một đất nước văn mình đôi chút thì sẽ không thê có một phong
trào xã hội nào nếu thiếu đi hoạt động của bộ máy báo chí” (V.I.Lê nin Toàn
Trang 5Nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam Đỗ Mười cũng chỉ rõ: “Trong hoạt động thường ngày của đất nước và nhân dân ta, thật khó hình dung nếu thiếu vắng những hoạt động phong phú và sôi động của báo chí - xuất bản ”
(Đỗ Mười Phát biểu tại Hội nghị tong két công tác báo chí - xuất bản toàn quốc
ngày 24/8/1997)
Luật Báo chí và Luật sửa đổi bổ sung một số điêu của Luật Báo chí cũng quy định “Báo chi ( ) là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời | sống xã hội ”
_ Vai trò to lớn của báo chí trong thế giới hiện đại là không thể phủ nhận
Nhưng việc thực hiện vai trò xã hội to lớn ay thì lại phụ thuộc trực tiếp vào họat động của từng cơ quan báo chí, phụ thuộc vào hoạt động của từng nhà báo
b Cơ quan báo chí
Bao chi phan ánh toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội,
phản ánh thực tiễn xã hội Nhưng mỗi cơ quan báo chí (do tổ chức, do sự phân công chuyên môn hóa) chỉ làm một phần công việc trong sự phản ánh đó và cũng
chỉ hướng tới một hay một số nhóm đối tượng công chúng xã hội nhất định mà _
thôi tạo thành đặc điểm nhiệm vụ của mỗi cơ quan báo chí:
_Mỗi cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí ở Việt nam được thành lập và tổ chức hoạt động nhằm hỏa mãn những nhu cầu thông tin nhất định của những nhóm công chúng xã hội xác định Sứ mệnh của mỗi cơ quan báo chí trong xã hội ta là chuyển tải thông tin giao tiếp giữa các cơ quan quản lý xã hội (hay cụ thé hon 1a giữa cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí) với các đối tượng công chúng của mình
Trang 6
Nhưng nội dung và hình thức thông tin của mỗi cơ quan báo chí lại được - thê hiện thông qua việc phản ánh các chủ đề, vấn đề cụ thể Các chủ đề, vấn đề cụ thể ấy trên báo chí rất đa dạng và phong phú: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục an ninh, quốc phòng, văn nghệ, thể thao Mỗi cơ quan báo chí căn cứ vào
tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình, căn cứ vào nhu cầu thông tin
khách quan của các nhóm đối tượng công chúng chính mà cơ quan báo chí
hướng tới để xác định, xây dựng và củng cố để ngày càng hoàn thiện hệ thống
những chủ đề chính, những chủ đề đặc thù tạo ra sự khác biệt mang tính đặc
thù trong nội dung và hình thức thông tin mà cơ quan báo chí hàng ngày chuyển
tải đến công chúng xã hội
_e Đối với nhà bảo
Nhà báo là người trực tiếp làm việc ở các cơ quan báo chí Để thực hiện
tốt vai trò xã hội to lớn của mình, ngoài những phẩm chất chính trị cần thiết nhà
báo cần phải có trình độ kỹ năng nghiệp vụ
Trình độ kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo được thể hiện ở trình độ nắm bắt và lựa chọn nội dung thông tin, ở trình độ tái tạo, thé hiện những nội dung
thông tin đã lựa chọn được ấy trong các tác phẩm báo chí để đăng tải trên các số báo, số tạp chí, các chương trình phát thanh, truyền hình hay các website
Các nội dung khác nhau tất yếu sẽ đòi hỏi các phương thức tiếp cận phản -
ánh và diễn đạt khác nhau Mỗi chủ đề, vấn đề trên báo, về mặt khách quan, lại
đòi hỏi các phương thức tiếp cận, phản ánh và diễn đạt đặc thù Chỉ có năm
vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương thức tiếp cận, phản ánh và diễn đạt của mỗi chủ đẻ, vấn đề trong từng bước của hoạt động thực tiễn nhà báo mới có thể hoàn thành sứ mệnh vẻ vang nhưng rất nặng nề của mình
Nhà báo làm việc ở một cơ quan báo chí cụ thể, trong hoạt động hàng
ngày làm những công việc cụ thể, có nghĩa là nhà báo theo dõi và cung cấp thông tin về những chủ đề, vấn đề cụ thể ở những cơ quan báo chí cụ thé Boi
vậy, đối với các nhà báo, việc năm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những -
nội dung và phương thức tuyên truyền theo các chủ đề trên báo là điều không
Trang 7thể thiếu Và những nội dung, phương pháp tuyên truyền như vậy cần được trang bị kỹ cho các nhà báo như là những yêu cầu buộc phải có của kỹ năng
nghề nghiệp, nhất là đối với những nhà báo trẻ, những sinh viên đang theo học |
chuyén nganh bdo chi Vấn đề này đã, đang và luôn sẽ là vấn đề vừa thường
xuyên, vừa cấp thiết của thực tiễn báo chí nước nhà
6.2 Những cơ sở hình thành nên các chuyên đề báo chí (Thay cho quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu các chuyên đề báo chí)
a Về lý luận
Sứ mệnh của báo chí là phản ánh toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, các vấn
đề quan trọng của đời sống xã hội (người viết lịch sử hiện đại), cung cấp cho công chúng báo chí “bức tranh sinh động” của thực tiễn hàng ngày, mang đến cho họ những tri thức toàn diện, có nghĩa là báo chí phản ánh một cách chân
thật, khách quan, toàn diện và đầy đủ tiến trình vận động và phát triển của thực
tiễn xã hội hàng ngày (Đương nhiên là từ quan điểm chính thống để hình thành
nên các giá trị, các chuẩn mực cả trong ý thức và hành vi cho công chúng xã hội) Thực tiễn xã hội, do cấu trúc của hệ thống xã hội lại vận động và phát
triển theo các ngành, lĩnh vực là cơ sở dé hình thành nên các chủ đề, vấn đề
cụ thể (các chuyên đề) Báo chí, dé phản ánh thực tiễn xã hội một cách hệ thống, đầy đủ và toàn điện, đương nhiên phải phản ánh theo các chủ đề, vấn đề cụ thé
hình thành nên hệ thống các chuyên đề trong thực tiễn hoạt động báo chí
b Về thực tiễn |
Trong thực tiễn hoạt động báo chí, cơ sở để hình thành nên các chuyên đề
báo chí chính là sự phân công chuyên môn hóa lao động: _
Mỗi cơ quan báo chí là một bộ phận cầu thành trong hệ thống báo chí của
xã hội Hoạt động của mỗi cơ quan báo chí một mặt định hướng vào việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống, mặt khác luôn hướng tới việc khai
thác những ưu thế của đặc điểm vị trí và loại hình để lựa chọn và kiện toàn hệ
Trang 8
Để phản ánh hiệu quả các chủ đề, vẫn đề (các chuyên để) của mình, các
cơ quan báo chí phải xây dựng được cơ cầu tổ chức tối ưu, tạo dựng cơ chế vận
hành nhịp nhàng, đảm bảo cho mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong cơ cấu tổ
chức ay vừa có điêu kiện để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ được phân công
(chuyên môn hóa theo các chủ đề, vấn đề), vừa có những tiền đề cần thiết để
phối hợp hoạt động nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ -
chung Hoạt động của các bộ phận, thành viên như vậy thường được phân công
chuyên môn hóa theo các chuyên đề, hình thành nên tên gọi của các nhà báo viết
về các chuyên đề tương ứng: nhà báo kinh tế, nhà báo xã hội, nhà báo thể thao
6.3 Cầu trúc của hệ thống các chuyên đề (Thay cho đối tượng nghiên cứu của học phần)
Các chuyên đề xuất hiện thường xuyên trên báo chí Việt nam rất đa dạng và phong phú Tùy theo vị trí trong hệ thống, tùy theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình mà mỗi cơ quan báo chí lựa chọn và xây dựng hệ
thống các chủ đề, vấn đề với các tên gọi phù hợp cho mình Các chuyên đề phổ
biến trên báo chí Việt nam ta thường gặp: |
_~ Kinh tế (Kinh tế công nghiệp)
Trang 9Mỗi chuyên đề báo chí đòi hỏi ở các nhà báo các phương thức tác nghiệp đặc thù Nhận thức đúng và nắm bắt kỹ năng tác nghiệp đặc thù ở mỗi chuyên đề - là đối tượng nghiên cứu của môn học
Trong điều kiện cụ thể của mình, bản đề cương này chỉ nghiên cứu một số chuyên đề cụ thể, và trong văn bản của đề cương này, mỗi chuyên đề thích ứng với 1 chương của bản đề cương
7 Tài liệu tham khảo
Do tính độc lập của các đối tượng nghiên cứu, tài liệu tham khảo sẽ được
chỉ dẫn theo từng chuyên đề
8 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Tham gia học trên lớp, đối thoại, thảo luận nhóm
- Làm bài tập, kiểm tra học trình
Trang 10
Chuyên đề 1 |
CHUYEN DE KINH TE
I DAC DIEM NHIEM VU CUA BAO CHi TRONG CONG TAC TUYEN TRUYEN, GIAO DUC, PHO BIEN TRI THUC KINH TE
1 Vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục, phô biến tri thức kinh tế - Kinh tế và phát triển kinh tế là vấn đề cơ bản mà bất cứ quốc gia nao, dưới chế độ chính trị nào, của bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, bất cứ cơ quan, tô chức hay nhóm cộng đồng, bất cứ cá nhân nào cũng quan tâm
- Kinh tế là lĩnh vực quan trọng hàng đầu của một Đảng cầm quyền, của
một quốc gia, dân tộc, của một chính thé Ngay từ khi vừa giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra khẩu hiệu “Diệt giặc đổi, giặc dot, gidc
ngoại xâm ” như là những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa chiến lược của Nhà nước
dân chủ cộng hòa non trẻ Những nhiệm vụ trên có mối liên hệ mật thiết với
nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau
- Những văn kiện của Đảng và Nhà nước ta trong suốt tiến trình lịch sử,
đặc biệt là từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứVI của Đảng ta - Đại hội đề ra đường lối đổi mới cho đến nay đã chứng minh một thực tế là Đảng và Nhà nước
ta đã quan tâm đến lãnh đạo kinh tế, phát triển kinh tế đến mức nào (Nghiên
cứu hệ thống Văn kiện của Đảng và Nhà nước)
- Kinh tế là lĩnh vực gắn trực tiếp với lợi ích quốc gia, lợi ích của toàn thể các tầng lớp quần chúng nhân dân, nó quy định sự hưng thịnh hay tồn vong của
một dân tộc, của một thê chế chính trị, của một chế độ xã hội Phát triển kinh
tế là mục tiêu hoạt động của con người, của mọi chế độ xã hội, và đối với nước
ta - thành tựu phát triển kinh tế là một trong những yếu tố quyết định sự thành
bại của công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay Nhưng phát triển kinh tế lại
cần phải có những điều kiện của nó Hoạt động kinh tế, phát triển kinh tế chỉ có thể có hiệu quả và ý nghĩa thực tế khi nó được tiến hành một cách có ý thức, có
Trang 11tổ chức trên cơ sở của những quy luật kinh tế, của trình độ vận dụng những tri thức, những hiểu biết ấy, vận dụng và ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ, áp dụng và vận dụng những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy
được qua quá trình lịch sử Để hoạt động kinh tế trở nên có ý thức thì van dé trở
thành điều kiện tiên quyết và quan trọng là vấn đề tri thức kinh tế, là vẫn đề giáo |
dục, phô biến tri thức kinh tế cho mọi chủ thể của hoạt động kinh tế, cho mọi
thành viên của xã hội - những chủ thể tiềm năng của hoạt động kinh tế
- Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu dân giàu nước mạnh thì
vấn đề tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tri thức, nâng cao dân trí trong đó có tri thức kinh tế như là một trong những phương thức và điều kiện cơ bản để thực
hiện những mục tiêu ấy có vai trò ngày càng tăng Mỗi công dân - như Hiến
pháp của nước ta quy định, là người chủ của đất nước, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tỉnh thần Thực hiện quyền lợi và trách nhiệm công dân của mình, mỗi công dân không chỉ tham gia vào các quá trình sản xuất xã hội, mà còn tham gia cả vào các lĩnh vực tổ chức và quản lý sản xuất, vào việc giải quyết những vấn đề rất đa dạng và phức tạp diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội theo phương châm “đán
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng
- Để mỗi người dân trở thành người làm chủ đích thực của đất nước, biết
thực hiện, có điều kiện và có khả năng thực hiện được những quyền lợi và nghĩa
vụ như Luật pháp quy định, biết tiến hành công việc một cách khoa học, có hiệu
quả thì cần phải hiểu biết, cần phải có trỉ thức
- Muốn cho mọi thành viên trong xã hội có hiểu biết, có tri thức thì đi đôi „
Trang 12các đoàn thê, các nhóm xã hội mà còn thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, trong đó báo chí đóng vai trò "là phương tiện thông tin đại
chúng thiết yêu đổi với đời sông xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tô chức
của Đảng, cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội, là diên đàn của nhân dân"
2 Đặc điểm nhiệm vụ của báo chí trong lĩnh vực tuyên truyền, giao duc,
phố biến tri thức kinh tế |
Phát triển kinh tế là vấn đề bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm | Để phát triển kinh tế, về số lượng phải thu hút được tất cả mọi thành viên phát huy được tiềm năng và tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội Về chất lượng, các chủ thể của hoạt động kinh tế phải hiểu biết, phải có kiến thức về kinh tế, phải nắm được các quy luật kinh tế, các kinh nghiệm đã
được hình thành và tổng kết qua quá trình lịch sử, phải biết vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ, biết vận dụng những kinh nghiệm, cả những kinh
nghiệm mới nhất mà nhân loại mới tích lũy được ., phải nhận thức được chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, nhận thức được các khuynh hướng và cách thức,
nhận rõ được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công cuộc xây dựng kinh tế
(như những điều kiện khách quan) và những điều kiện chủ quan của mỗi chủ thể
nữa Toàn bộ những vấn đề đó thường được phản ánh trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ
Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta xuất phát
từ những thành tựu đã đạt được, những khả năng và những điều kiện thực tiễn
(cả đối nội và đối ngoại), từ quyền lợi trước mắt và lâu dài của nhân dân, của
dân tộc để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện cụ thể Hiểu
được mục tiêu phát triển kinh tế, hiểu được đường lối phát triển kinh tế xã hội
cho từng thời kỳ giúp cho mỗi thành viên, mọi chủ thể của hoạt động kinh 6, du |
- _ là trực tiếp hay tiềm năng trong xã hội xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm
cua minh trong hệ thống sản xuất xã hội, tạo ra ở họ niềm tin, tình cảm và ý thức gắn hoạt động của cá nhân mình, của tập thể mình với sự nghiệp chung
12
Trang 13của toàn Đảng, toàn dân Vẫn đề này càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở gồm nhiều thành phần vận hành theo cơ chế | thị trường đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
Như vậy, nếu xuất phát từ mục đích, yêu cầu của sự phát triển kinh tế của đất nước thì khả năng vận dụng những tri thức lý luận, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào hoạt động thực tiễn ở một chừng mực nào đó quy định
hiệu quả của hoạt động, và do đó, trong nội dung giáo dục, phổ biến tri thức kinh tế cho quần chúng nhân dân thì những vấn đề lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, những thành
tựu và những kinh nghiệm có vai trò cực kỳ to lớn
| Hướng vào những yêu cầu và những nội dung trên, công tác tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến tri thức kinh tế trên báo chí cần nhằm vào những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất - Quan điểm kinh tế Hình thành thế giới quan của chủ nghĩa
Mác - Lênin, hệ thống quan điểm khoa học cho việc xác định mục tiêu, các
phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế, biết đánh giá các sự kiện, hiện
tượng, các quá trình của đời sống kinh tế từ lập trường xã hội tích cực, phù hợp với xu thế và định hướng phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở quan điểm,
đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề phổ biến, giải thích đường lối chính
sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của các tầng lớp quần chúng nhân dân vào sự đúng đắn của đường lối chính sách, cô vũ mọi thành viên trong xã hội biến niềm tin đó thành hành động thực tiễn, đấu tranh chống mọi khuynh hướng sai lầm phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của báo chí
Thứ hai - Trì thức kinh tế Nâng cao trình độ hiểu biết, hình thành tư duy
Trang 14thuộc về mặt kinh tế (cả vào người khác, cả vào sự thiếu hiểu biết), phát triển khả năng xem xét và đánh giá những tiềm năng, những điều kiện phát triển kinh tế, các phương thức, hình thức và phương pháp giải quyết những nhiệm vụ kinh
tế xã hội hàng ngày trên cơ sở khách quan và khoa học (Thông qua việc cưng
cấp thông tin hàng ngày, báo chí góp phẩn quan trọng vào việc phổ biến và nâng cao trì thức, hiểu biết về kinh tế cho đông đảo các tâng lớp công chúng)
Thứ ba - Bức tranh toàn cảnh về kinh tế Trong nền kinh tế thị trường
thì thông tin cũng là một nguồn tài sản vô hình, là một nguồn tài nguyên kinh tế
quan trọng Bởi vậy, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, rộng khắp và toàn
diện về tình hình kinh tế của đất nước, về hoạt động của các cấp, các ngành, địa phương, khu vực có liên quan, về các quá trình hoạt động kinh tế trên thực tế,
về những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, những vấn đề còn chưa giải quyết được,
thực trạng, những nguyên nhân của những thành tựu, những khó khăn, những sai
sót, vướng mắc, phức tạp trong thực tiễn (Báo chí phải phản ánh một cách toàn điện, chân thực và khách quan bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tỄ mà con nguoi sống trong đó để họ có cơ sở để nhận thức và đưa ra những quyết
định đúng đắn)
Thứ tư - Tạo dựng và phố biến những giá trị, chuẩn mực kinh tế Thông qua những thông tin cung cấp hàng ngày, báo chí phải hình thành và phát triển ở người lao động sự quan tâm và gắn bó với công việc, biết suy nghĩ và hành động từ quan điểm và những lợi ích chung, phù hợp với những chuẩn mực
đạo lý, luật pháp và đạo đức xã hội đề từ đó có thái độ tích cực đối với lao động _
như tỉnh thần trách nhiệm, ý thức lao động sáng tạo, tính tô chức, tính ký luật,
tính trung thực, tinh thần tự giác
Sự giáo dục, tác động (bằng thông tin) trên cơ sở của những giá trị, những
chuẩn mực nhằm làm cho mỗi người lao động có nhận thức đúng đắn và làm
việc với tỉnh thần tự giác Sự giáo dục, tác động như vậy sẽ tác động tới nội
dung, hình thức hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tê của mỗi người, mỗi tập thê, đơn vị và của cả dat nước Đê đạt
14
Trang 15được mục tiêu ấy cần chú ý: một mặt góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của
các tầng lớp quần chúng nhân dân trong các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức,
quản lý kinh tế, có quan điểm, thái độ đúng đắn trước nhiệm vụ giải quyết các vấn đề kinh tế của cá nhân, đơn vị hay của cả đất nước Mặt khác phải góp phần phát triển tư duy kinh tế, giúp cho quần chúng nhân dân biết độc lập suy nghĩ, phân tích và đánh giá tình hình để từ đó khái quát, tổng hợp chúng, rút ra những bài học, những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm nâng - cao hiệu quả của hoạt động kinh tế |
Thứ năm - điển hình kinh tế Một mặt tích cực phát hiện dé tuyén truyền,
phổ biến những điển hình cá nhân và tập thé trong toàn bộ từng khâu, từng mặt
hay cả quá trình trong hoạt động kinh tế, mặt khác, chú ý tuyên truyền, phổ biến
những kinh nghiệm tiên tiến, những bài học được đúc kết từ hoạt động thực tiến,
làm rõ bản chất và ý nghĩa kinh tế của những kinh nghiệm, bài học đó, cách thức và phương thức vận dụng những kinh nghiệm đó, những bài học đó trong những
điều kiện, hoàn cảnh và vị trí cụ thé, phát huy tính tích cực sáng tạo, ý chí vươn
lên, khắc phục khó khăn tạo ra những cách tiếp cận và phương thức lao động - (cách làm việc) mới trên cơ sở của những kinh nghiệm mới tích lũy được, và
cuối cùng là chú ý tới việc tổ chức các hoạt động kinh tế một cách khoa học để
thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra
Như vậy, phạm vi tắc động của hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phố biến tri thức kinh tế là rất rộng lớn và mạnh mẽ Trong số các phương pháp được sử dụng để tuyên truyền, giáo dục, phố biến tri thức kinh tế thì phương pháp tiền
hành tập thể: bàn bạc, thảo luận, tranh luận .một cách công khai, thu hút được
Trang 16hoạt động ấy: tổ chức tuyên truyền, cô động một cách thường xuyên, liên tục, Ổn - định, có hệ thốngthể hiện qua sự thống nhất giữa nội dung, hình thức, tần xuất
xuât hiện của các chu dé, van đề trên báo
ILNHUNG NOI DUNG TUYEN TRUYEN, GIAO DUC, PHO BIEN TRI
THUC KINH TE CO BAN TREN BAO CHi
Là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu thiết yếu đối với đời sống xã
hội, báo chí là kênh thông tin có ưu thế đặc biệt trong việc tuyên truyền, giáo
dục, phố biến tri thức, trong đó có tri thức kinh tế một cách thường xuyên, liên
tục cho đông đảo các tầng lớp công chúng xã hội
- Kinh tế thu hút tất cả sự quan tâm, chú ý của con người, phản ánh tất cả
các vấn đề hoạt động của con người từ những công việc cụ thê nhất diễn ra hàng
ngày trong gia đình, ở cơ quan, công sở cho đến những vấn đề khái quát, rộng
lớn như hạnh phúc, quyền lợi, nghĩa vụ, bình đẳng Bởi vậy, kinh tế là chủ đề
quan trọng, thường xuyên xuất hiện và chiếm diện tích đáng kế trên mặt báo, tạp
chí, chiếm thời lượng đáng kể trong các chương trình phát sóng
Nội dung tuyên truyền kinh tế trên báo chí thường được phân định theo các tiêu chí khác nhau khác nhau: theo ngành, lĩnh vực, theo vùng và theo các
chủ đề, các vấn đề, đề tài
_ Vấn đề kinh tế (đối tượng phản ánh) thì nhiều Diện tích mặt báo dành để đăng tải các bài viết về kinh tế bao giờ cũng có hạn Vấn đề sử dụng hiệu quả diện tích mặt báo nảy sinh Kỹ năng giải quyết vẫn đề: lựa chọn cách đăng tải thông tin sao cho vừa phản ảnh bao quát được toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, vừa phản ánh được các chủ đề,
van dé duoc phản ánh trong đặc điểm nhiệm vụ đã xác định trên một diện tích
mặt báo bao giờ cũng có hạn
1 Phân định theo ngành, lĩnh vực kinh tế
Trang 17Chuyên đề kinh tế khi được phản ánh trên báo chí thường theo các ngành, lĩnh vực của đời sống, sinh hoạt kinh tế chủ yếu bao gồm:
e Kinh tế cơng nghiệp
©_ Kinh tế nơng nghiệp (Sẽ tách ra thành một chuyên đề riêng) e Dịch vụ |
e Thuong mai e© Kết cấu hạ tầng
Mỗi một ngành, lĩnh vực kinh tế trên có vị trí, vai trò, có đối tượng, có các
vấn đề và phương thức giải quyết các vẫn đề mang tính đặc thù trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội Những ngành, lĩnh vực kinh tế trên nằm trong mỗi
liên hệ biện chứng, tác động và chỉ phối lẫn nhau, là điều kiện và tiền đề của
nhau Phản ánh và đánh giá các sự kiện, hiện tượng kinh tế khơng thê thốt ly
hay phản ánh không đầy đủ và toàn điện các mối liên hệ này
[Để làm rõ nội dung này phải khái quát được đặc điểm, vai trò của từng ngành kinh tế trong hệ thông kinh tỄ xã hội nói chung Những kiến thức này một
mặt nâng cao nhận thức cho người học, mặt khác, là cơ sở để lựa chọn các phương thức tiếp can, xem xét va đánh giá các sự kiện, hiện tượng trong đời
sống kinh tế, có nghĩa là hướng vào kỹ năng lựa chọn, tiếp cận, phân tích và
đánh giá các sự kiện, hiện tượng kinh tẾ cụ thể cả trong việc thực hiện các tác
phẩm báo chí, cả trong việc đăng tải chúng trên báo, phát trén song .]
2 Phân định theo các vùng kinh tế
Định hướng phát triển kinh tế (công nghiệp) theo vùng đảm bảo cho các vùng, khu vực đều phát huy được lợi thế để phát triển tạo thế mạnh của mình theo cơ cầu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Các vùng kinh tế ở nước ta:
Trang 18
+ Trung du và miền núi Bắc bộ (Tây Bắc và Đông Bắc) + Tây Nguyên
+ Đồng băng sông Cửu Long
Định hướng phát triển kinh tế theo vùng sẽ là cơ sở để báo chí, nhà báo
lựa chọn để phản ánh, nhận xét và đánh giá các sự kiện, hiện tượng kinh tế ở những vùng kinh tế cụ thể nhằm gắn việc phản ánh những sự kiện, hiện tượng
cụ thể với định hướng phát triển kinh tế theo vùng và định hướng phát triển chung của toàn bộ nên kinh tê
3 Tuyên truyền theo các chủ đề, đề tài
Chuyên đề kinh tế được phản ánh trên báo thường theo các chủ đẻ, đề tài
Các chủ đề, đề tài kinh tế thường được khai thác khác nhau ở những cơ quan báo chí khác nhau, nhưng ở những mức độ nào đó chúng đều phản ánh những
đặc điểm nhiệm vụ đã trình bày ở phần trên, cụ thể là:
e - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Đường lối, chính sách kinh tế
của Đảng và Nhà nước, góp phần đưa Đường lối chính sách ấy vào cuộc sống
(Cả Trung ương và địa phương, cả các Bộ, ngành kinh tế) Các phương thức: Đăng tải để phổ biến (đăng nguyên văn; đăng trích đoạn cùng với giải thích,
phân tích, bình luận để công chúng hiểu rõ; phổ biến các mô hình tô chức và
thực hiện Đường lối chính sách với những nhận xét, đánh giá); Phản ánh tình hình thực hiện và tổ chức thực hiện Đường lối, chính sách; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tổ chức thực hiện Đường lối, chính sách
e - Cung cấp, nâng cao kiến thức kinh tế cho công chúng nói chung và
cho từng nhóm đôi tượng công chúng cụ thê nói riêng với các nội dung, hình
thức và phương thức phù hợp (Phổ biến kiến thức khoa học thường thức, là cơ
sở đề xây dựng các mục, chuyên mục trên báo chị)
e Thơng tin tồn diện về thực trạng tình hình kinh tế và hoạt động kinh tế của các ngành, lĩnh vực, địa phương (Cung cấp thông tin thời sự đa dạng, phong phú, toàn diện và rộng, khắp về kinh tế)
Trang 19e _ Phát hiện để tuyên truyền nhân rộng, góp phần xây dựng va hoàn
thiện các giá trị, các chuẩn mực trong hoạt động kinh tế song song với việc tạo
dư luận xã hội rộng rãi để lên án và góp phần loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu trong ý thức, trong hành vi của thực tiễn
e _ Điển hình cá nhân và tập thể Thông qua các điển hình để tác động, giáo dục, từng bước góp phần tạo dựng và hoàn thiện các mô hình, khuôn mẫu
trong hoạt động thực tiễn
Chuyên đề kinh tế (bao gồm kinh tế chung và kinh tế công nghiệp)
thường xuyên phản ánh và tác động tới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch - phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ Nhưng trong hệ thống báo chí của
nước nhà, mỗi cơ quan báo chí có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của
mình, có đối tượng công chúng của mình, do vậy mỗi cơ quan báo chí, mỗi tờ báo, tạp chí, mỗi chương trình phát sóng khi thực hiện chuyên đề này vừa phản ánh những nét chung của chuyên đề, vừa có sự khác biệt đặc thù Sự khác biệt đặc thù ấy được phản ánh trong những nội dung và hình thức thông tin đăng tải trên báo, phát trên sóng như là kết quả của việc tổ chức xây dựng và thực
hiện kê hoạch hoạt động của cơ quan báo chí, của nhà báo
II TỎ CHỨC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Mục này hướng vào kỹ năng xác định và tổ chức thực hiện nội dung của
chuyên đề để đăng tải trên báo
1 Tổ chức nội dung thông tin về kinh tế đăng tải trên báo (Đăng tải cái gì?)
Tổ chức thực hiện nội dung của chuyên đề để đăng tải trên báo - phải xác
định rõ vị trí đăng tải của các tin bài thuộc chuyên đề để từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và hình thức thê hiện cho phù hợp
Trang 20
Những tin bài về kinh tế khi đăng tải trên báo thường dưới các hình thức
đăng tin bài độc lập hay đăng trong các mục, chuyên mục hay chuyên trang
a) Đối với các bài đăng trong chuyên trang kinh tế (kỹ năng xây dựng | trang chuyên): dù đăng tải dưới hình thức các tin bài độc lập hay trong các mục, chuyên mục thì yêu cầu cơ bản vẫn là mối liên hệ giữa các tin bài, mỗi tin bài có
vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hiện mục đích, yêu cầu của
trang báo chuyên đề Để đáp ứng yêu cầu này cần phải lựa chọn thông tin theo các cấp độ thông tin (điểm) và lựa chọn theo phạm vi thông tin (diện)
- Lựa chọn theo cấp độ thông tin: có nghĩa là lựa chọn theo tầm quan trọng của từng tin, bài sẽ đăng tải trên trang báo Theo cấp độ thông tin - thường bao gồm các loại tin bài:
+ Những tin bài chính (Gồm cả 3 loại tin bài chính)
+ Những tin bài phông (tin bài hỗ trợ) (Hỗ trợ cho tin bài chính) + Những tin bài mang tính thời sự
Những tin bài chính và đi cùng với nó là những tin bài phông (hỗ trợ)
nhằm tuyên truyền “điển” Còn tin bài mang tính thời sự phục vụ cho nhiệm vụ
tuyên truyền “điện” Sự phù hợp giữa tuyên truyền “điểm” và "điện" có ý nghĩa
rất quan trọng đối với hiệu quả tác động của trang báo (Nó phản ánh trình độ kỹ
năng nghệ nghiệp, phản ánh tính chuyên nghiệp của tờ báo, của nhà báo) | Những tin bài chính và những tỉn bài phông khi xuất hiện trên báo thường
phản ánh theo các ngành, lĩnh vực, theo các chủ đề, đề tài với tần xuất xuất hiện |
hết sức đa dạng và có sự khác biệt đặc thù ở các tờ báo khác nhau
- Lựa chọn theo phạm vì thông tin: là cách lựa chọn thông tin đảm bảo bao quát hết được phạm vi thu thập và phổ biến thông tin của tờ báo Lựa chọn theo phạm vi thông tin thường dựa trên một số tiêu chí:
+ Lựa chọn theo vùng lãnh thô
+ Lựa chọn theo ngành, lĩnh vực
+ Lựa chọn các hình thức thể hiện (các thể loại, các mục, chuyên mục)
+ Lựa chọn theo đặc điêm của các tác giả
20
Trang 21
+ Lựa chọn theo đặc điểm của các nhóm công chúng tiếp nhận thông tin
Những tin bài được lựa chọn cả về cấp độ thông tin, cả về phạm vi thông
tin là cơ sở để xây dựng các mục, chuyên mục, đảm bảo cho trang báo luôn bao quát, da dạng, phong phú, luôn ôn định không những chỉ định tính, mà cả định
lượng, cả trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, cả trong tổ chức thực hiện -
kế hoạch ấy với tư cách tờ báo vừa là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, vừa là diễn đàn của quần chúng chúng nhân dân
b) Đối với các tin bài đăng ở các trang khác: những tin bài kinh tế ngoài đăng ở chuyên trang có thể còn được đăng tải cả ở các trang khác của tờ báo
(Mỗi tờ báo có các yêu cầu và phương thức khác nhau) Nhưng dù là tin bài về
kinh tế thì khi đăng tải ở các trang báo khác, dù đăng tải độc lập hay trong các mục, chuyên mục ổn định thì những tin bài này cũng phải góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trang báo nơi mà chúng được đăng tải, và đo đó cũng
cần phải có nội dung và hình thức đăng tải phù hợp (Vấn đề cơ bản là mối liên -
hệ giữa những tin bài này với các tin bài khác trong trang Và chính vì đáp ứng yêu cẩu về mới liên hệ này mà nhà báo phải điều chỉnh hoạt động của mình để
cung cấp những tin bài phù hợp)
Giữa báo chuyên về kinh tế và báo chính trị - xã hội cũng có sự khác biệt
trong việc xây dựng nội dung các trang, nhưng đó là sự khác biệt về tính chuyên
môn hóa và khả năng đăng tải nội dung dành cho các đối tượng công chúng cụ thê, còn về nguyên tắc thì về cơ bản không có sự khác biệt
2 Tổ chức thực hiện kế hoạch
_ Tổ chức thực hiện kế hoạch là vấn đề cụ thể hóa những nội dung đã xác định bằng việc tổ chức lực lượng để thực hiện chúng Tổ chức thực hiện kế hoạch thường bao gồm một số mặt công tác: |
Trang 22- Tổ chức mối quan hệ công tác giữa Trưởng (Phó) Ban (Phòng) với từng phóng viên, giữa các phóng viên trong Ban (Phòng)
- Tổ chức hoạt động của phóng viên viết về kinh tế
- Tô chức hoạt động của đội ngũ cộng tác viên
IV MOT SO YEU CAU DOI VOI NHA BAO VIET VE KINH TE
(Bao gồm cả những yêu cầu về rèn luyện phẩm chất, kỹ năng, phương pháp và phương thức hoạt động) |
Những yêu cầu đối với nhà báo viết về kinh tế được phản ánh trước hết trong những yêu cầu đối với các bài viết về kinh tế Những yêu cầu này lại là cơ sở đề định hướng cho những yêu câu đôi với nhà báo việt về kinh tê
1 Một số yêu cầu đối với các bài viết về kinh tế
Ngoài những yêu cầu chung: nguyên tắc tính đảng, tính chân thật, khách quan của các tin bài báo chí nói chung, những tin bài về kinh tế cần đáp ứng một số yêu cầu sau: |
e = Cac bai viét về kinh tế phải là sản phẩm của những người am hiểu
kinh tế luôn phải bám sát thực tiễn và hướng vào việc giải quyết những vấn đề
nảy sinh trong thực tiến (Điều kiện, môi trường, quy luật kinh tế, xây dựng
mục tiêu, kế hoạch, tổ chức thực hiện .)
e - Xử lý hài hòa yếu tố con người trong các bài viết về kinh tế Sự
thiếu vắng yếu tố con người (khi phản ánh các tiến trình sản xuất kinh doanh,
tiến độ thực hiện kế hoạch .) hay lạm dụng, nhấn mạnh quá mức yếu tố con
người (trong các bài viết về điển hình kinh tế .) đều không có lợi
e Phan loại đối tượng theo mục đích: kinh tế chính trị; kinh tế xã hội; _
phân tích kinh tế hay thử nghiệm kinh tế để có cách tiếp cận và xử lý vấn đề phù hợp, làm rõ tính mục đích của bài viết
e _ Về các lợi ích kinh tế - phải tôn trọng và tạo mọi điều kiện để động viên, bảo vệ và tác động tích cực đên các hoạt động sản xuât kinh doanh đúng
Trang 23về pháp lý và đạo lý, bảo vệ lợi ích của người lao động Nếu có sự khác biệt - của các nhóm lợi ích thì phải ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia, coi trọng lợi ích quốc gia hơn các lợi ích khác
e - Những đề xuất, kiến nghị, việc biểu dương hay phê phán phải phù hợp với luật pháp và những yêu cầu khác của nền dân chủ Những giải pháp đề
xuất phải có tính xây dựng, có địa chỉ và có tính khả thi
@ Kỹ thuật sử dụng các con số, đặc biệt là con số trung bình Chú ý
rằng đẳng sau các con số trung bình phải là trạng thái sản xuất thực, là khuynh hướng phát triển sản xuất thực, là những mặt tích cực, những thành tựu, và cả những tồn tại, yếu kém nữa Khi phân tích các số liệu cần phân tích không chi
kết quả của các chỉ tiêu kinh tế, lợi nhuận mà cần phải phân tích toàn bộ các
yếu tố cơ bản tác động và quy định những chỉ số ấy (Ví dụ, chỉ tiêu tăng trưởng - có thể đạt được không chỉ do giảm giá thành, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm mà có thể còn đo cả nhiều yếu tố khác như mới đầu tư trang
thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, mới tuyển dụng thêm lao động hay do
đồng tiền trượt giá .) [Lãi giả, lỗ thật] Phải lựa chọn để phân tích những số
liệu thực sự phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng cùng với những lập luận của tác giả Nhưng cũng chú ý không nên đưa quá nhiều con số
làm cho bạn đọc khó tiếp thu
e - Khách quan trong đánh giá các thành tựu sản xuất kinh doanh Sự
phân tích sâu sắc các mặt, các mối quan hệ tác động và chỉ phối là cơ sơ để
đánh giá đúng và khách quan các sự kiện, hiện tượng kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế phải dựa vào những tiêu chí chung của tính hiệu quả chứ không
phải chỉ một hay một số tiêu chí nào đó
© _ Cần gây ấn tượng ở các bài viết, nhưng không phải là giật gân
*[Khi thực hiện nội dung này sử dụng một số tờ báo mới xuất bản có
Trang 24
2 Một số yêu cầu đối với người viết về kinh tế |
Những bài viết về kinh tế là cơ sở để xác định những yêu cầu đối với những người viết về kinh tế mà nhà báo cần phải nhận thức rõ:
e - Phải có tri thức kinh tế Tri thức kinh tế phản ánh cả trong những -
quy luật phát triển kinh tế, những điều kiện cần và đủ để phát triển kinh tế, ở những thuật ngữ kinh tế, cả ở Đường lối, chính sách, Pháp luật của Đảng và
Nhà nước, cả từng công cụ đòn bẩy của hoạt động sản xuất kinh doanh: hạch
toán, giá cả, lợi nhuận, các chính sách tài chính, tín dụng, doanh thu, giá thành, các loại hao phí: vật tư, lao động, thời gian, đồng vốn đầu tư trên một đơn vị
sản phẩm
e _ Phải bám sát tình hình chung, những vấn đề mới nảy sinh trong
mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, cả trong và ngoài nước
e Lựa chọn đối tượng phản ánh - sát thực với nhiệm vụ của tờ báo (vùng, ngành, lĩnh vực .); gần gũi và có liên quan trực tiếp đến công chúng
chỉnh của tờ báo Cách tiếp cận với từng loại đối tượng - sẽ là hữu ích nếu khai
thác từ vai trò của đối tượng trong địa phương, ngành, lĩnh vực kinh tế nào đó
hay đối với nền kinh tế nói chung
e _ Thành thạo các phương thức biểu đạt: ngôn ngữ văn phong; các thé
loại báo chí; sử dụng hình ảnh; sơ đồ, biểu đồ, đồ thị; biểu bảng, các tư liệu,
hộp dữ liệu mà thường thì chúng xuất hiện trên báo không phải dưới hình
thức của các tác phẩm báo chí
e Kỹ năng so sánh, phân tích cả trong phương thức hoạt động cả trong các bài viết
e _ Tổ chức, củng cố và phát triển đội ngũ cộng tác viên, đặc biệt là đội
ngũ công tác viên là các chuyên gia, các nhà tư vẫn
e Gắn hoạt động của nhà báo với công tác kiểm tra tiến trình thực
hiện các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế; thông báo các tư liệu, số liệu và ý kiến, lời
bình của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo Tổ chức thảo luận, tranh luận, hội
Trang 25thảo chuyên đề Bám sát hoạt động của các đoàn kiểm tra, thanh tra, hoạt động giám sát của các đoàn Đại biểu Quốc hội Khai thác nguồn đơn thư bạn đọc
*/Thực hiện phần này vừa kết hợp với việc phân tích các tin bài có liên quan được đăng tải trên một số tờ báo trong khoảng thời gian gân nhất
có thể, vừa cho sinh viên trao đổi, thảo luận, nhận xét, đánh giá để tự
Trang 26TÀI LIỆI THAM KHẢO
1 Văn kiện
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các khóa: VI; VII; VIII; IX; X
- Nghị quyết số 07-NQHN lần thứ bảy BCH TW khóa VII ngày
30/7/1994 - Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai
đoạn mới
- Nghị quyết số 04- NQHN lần thứ tư BCH TW khóa VIII Vẻ tiép tuc đẩy `
mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế,
cân kiệm để công nghiệp hóa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội
đến năm 2010
- Nghị quyết số 05-NQHN lần thứ sáu (lần 1) BCH TW khóa VIII ngày
17/10/1998 Về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1999
- Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ chính trị ngày 10/7/1997 Tiếp tục đổi mới
và făng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác bảo chí, xuất bản
- Luật Báo chí Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Báo chí và các Văn bản hướng dẫn thi hành
2 Sách tham khảo
- Cơ sở lý luận báo chí NXB Văn hóa thông tin Hà nội 1997
- Kinh tế chính trị Mác-Lê nin NXB Chính trị quốc gia Hà nội 2004 - Kinh tế vi mô NXB Giáo dục Hà nội 1995
- Kinh tế học vĩ mô NXB Giáo dục Hà nội 2003
- Kinh tế học phát triển NXB Lý luận chính trị Hà nội 2005
- Bao chi-nhitng điểm nhìn từ thực tiễn Tập 1; 2 NXB Văn hóa thông tin -
Hà nội 2000; 2001 |
Trang 27- Hữu Thọ Nghĩ về nghệ báo NXB Giáo dục Hà nội 1997
3 Báo, tạp chí
- Tap chí Người làm báo - Tạp chí Ngề báo
Trang 28Chuyên đề 2 ` số
NÔNG NGHIỆP VÀ NƠNG THƠN
Nơng nghiệp là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân Nhưng ngành kinh tế này thường gắn với lực lượng cư dân đông đảo trên một địa bàn rộng lớn là nông dân và nông thôn Chính trong môi trường sản xuất nông - nghiệp qua quá trình lịch sử đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của nông thôn, và đến lượt nó, văn hóa nông thôn lại tác động, quy đỉnh cách thức, phương thức lao động sản xuất Bởi vậy, đề cập đến vấn đề kinh tế nông nghiệp không thể tách khỏi những vấn đề của nông thôn, phản ánh những vấn đề của nông nghiệp không thể tách khỏi những vẫn đề chung của nông thôn Và đây
chính là cơ sở để hình thành một chuyên đề báo chí với tính độc lập tương đối
Nội dung chuyên đề được thực hiện trên cơ sở của chuyên đề kinh tế, chỉ đề cập đến những mặt khác biệt, những nét đặc thù cần phải phân biệt cả trong NÓ nhận thức, cả trong công tác tổ chức công việc của cơ quan báo chí, của những -
người làm báo
Nông nghiệp - theo nghĩa rộng bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, cả lâm
nghiệp và thủy sản, là ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất Vị trí của kinh tế nông
nghiệp ở mỗi quốc gia cũng thay đối trong từng giai đoạn cụ thể theo tiến trình
vận động và phát triển của lịch sử Ở các nước phát triển, giá trị thu nhập từ
nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ rất thấp Còn đối với các nước đang phát triển,
cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
lao động nông nghiệp và dân số nông thôn cũng đang có xu hướng giảm trong tổng thu nhập, lao động xã hội và dân SỐ
_ Việt nam là một nước đang phát triển nên cũng có nhiều điểm giống với các nước đang phát triển khác - còn là nước nông nghiệp, do đó phát triển nông nghiệp và nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái Đảng và Nhà nước ta xác định: phát triển nông nghiệp,
28
Trang 29nông thôn và nâng cao đời sông của nông dân và cư dân nông thôn /à bô phận
`
quan trong trong chién lugc phat triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
I VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỄM CỦA NÔNG NGHIỆP
1 Đặc điểm của nông nghiệp
Tìm hiểu đặc điểm của nông nghiệp và nông thôn với tư cách là đối
tượng tác nghiệp của nhà báo về lĩnh vực này cho ta khái niệm đầy đủ về những -
vấn đề cốt lõi, mang tính quy luật và những vấn đề phức tạp nảy sinh từ những cơ sở này để từ đó nhận thức và định hướng cho hoạt động của mình trong việc xác định mục tiêu và cách thức thực hiện những mục tiêu ấy trong từng bước
của hoạt động thực tiễn
Nông nghiệp có những đặc điểm mang tính đặc trưng cơ bản:
- Trong nông nghiệp, đất đái là tư liệu sản xuất chủ yếu và là tư liệu sản xuất đặc biệt Trong công nghiệp đất đai chỉ có ý nghĩa là mặt bằng để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nông nghiệp, trước hết là trồng trọt - đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu sản |
xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt Do đó quản lý, khai thác và sử dụng đất
đai, cả về kinh tế, kỹ thuật và pháp lý là nội dung quan trọng trong phát triển nông nghiệp (Đáy là vấn đề đã được các chế độ xã hội khác nhau giải quyết theo các cách khác nhau gắn với các bước thăng trầm của lịch sử)
- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những sinh vật sống, Các
sinh vật sống có quy luật và những điều kiện cần thiết để phát sinh, phát triển
riêng, độc lập với ý muốn của con người (Các sản phẩm nông nghiệp về cơ bản khơng thốt ly những đặc tính tự nhiên ban đầu của nó) Con người khi tác động |
tới đối tượng sản xuất của mình phải biết kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ
Trang 30- Thời gian lao động trong nông nghiệp khơng hồn tồn trùng khớp với thời gian theo niên đại làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính mùa - vụ trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác Đặc điểm này đặt ra
những vần đề kinh tế và xã hội hết sức phức tạp Giảm bớt sự chỉ phối mang
tính mùa vụ trong nông nghiệp và đi đôi với nó là kinh tế và sinh hoạt ở nông thôn, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu thị trường không chỉ là van đề kinh tế - làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, mà còn là cơ sở đề khai thác các nguồn lực xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội có cội nguồn từ chính những đặc điểm này
Như vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, vẫn đề nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn phải gắn VỚI việc phân vùng, quy hoạch, xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng vùng sinh thái trên cơ sở nhu cầu thị trường và tiềm năng, lợi thế riêng của từng vùng phải phù hợp với chính
những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (Không thể duy ý chí)
2,Vai trò của nông nghiệp
Hiện tượng mang tính quy luật ở hầu hết các nước: nông nghiệp, nông thôn luôn là khu vực chậm phát triển so với khu vực công nghiệp và dịch - vụ thành thị ở các mặt: mức độ hiện đại hóa, năng suất lao động, giá trị gia tăng,
mức sông nhưng nông nghiệp vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng
- Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm - nhu cầu cơ bản, thiết yễu của con người Nông nghiệp là ngành kinh tế cung cấp nhu cầu
thiết yếu, cơ bản cho con người cho nên có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao
mức sống, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo sự ôn định chính trị xã hội Xã hội càng phát triển, mức sống của cư dân ngày càng cao thì nhu cầu
Trang 31thỏa mãn chât lượng ngày càng cao hơn nữa (Triển vọng và những yêu cầu đặt ra đối với các sản phẩm nông nghiệp trong tương lai)
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Các nước đang phát triền _ - nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm quốc nội và cơ cấu đầu tư Đời sống cư dân càng cao sức tiêu thụ càng lớn Nông nghiệp và nông thôn sẽ là thị trường ngày càng rộng lớn và ôn định của nền kinh tế quốc dân (Vấn đề này vào những giai đoạn lịch sử nào đó có thể bị sao nhãng [Báo chí cũng chưa thực sự quan tâm đến thị trường này] Nhưng những gì đang diễn ra trong thực tiễn [không chỉ bởi khủng hoảng kinh tế] đã và đang minh chứng cho thực tế này)
- Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc - làm Các nước đang phát triển, nông nghiệp và nông thôn còn là nơi sinh sống và làm việc của tỷ lệ cư dân lớn (Việt nam chiếm gần 80% dân số) Nguyên liệu
từ nông sản là đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Có một số loại nông sản có thé tạo ra việc làm sau thu hoạch tương đương hoặc nhiều hơn so với việc làm của chính khâu sản xuất ra các nông sản ấy Thông qua công nghiệp chế biến giá trị nông sản tăng lên, bền vững và đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
- Nông ngiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn đề xuất | khẩu Nước ta, cũng giống như các nước đang phát triển, nông sản dạng thô
hoặc sơ chế là những mặt hàng xuất khâu chủ yếu Xu hướng - tỉ lệ nông sản
Trang 32- Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực khác cúa xã hội Đây là xu hướng có tính quy luật trong phân công lao động xã hội, song chất lượng của xu hướng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên; công nghiệp và dịch vụ ngày càng mở mang; chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ngày càng phải được nâng cao (N éu giải quyết không
hợp lý và đồng bộ dễ dàng trở thành những vấn đề xã hội)
- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Sản xuất nông nghiệp luôn gắn với việc khai thác và sử dụng tài nguyên (đất đai, nguồn nước .), việc trồng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống, đổi trọc đều có ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
| * Đặc điểm và vai trò của nông nghiệp và nông thôn là cơ sở đề định hướng hoạt động của nhà báo, để lựa chọn cách tiếp cận và đánh giá các sự kiện, hiện tượng trên bình diện rộng lớn của đối tượng tác nghiệp này (Để xác định rõ tính mục đích của bài viết, làm cho những gì nhà báo phản ánh va đánh giá trong các tác phẩm báo chí luôn gắn với thực tế và nhà báo thể hiện được mình là người am hiệu công việc)
II PHƯƠNG HƯỚNG PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã đề ra chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phấn đấu “đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ` Để
thực hiện mục tiêu chiến lược ay thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp -
và nông thôn có vai trò và ý nghĩa đặc biệt
1 Thực trạng nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay
Trang 33Mặc dù đã đạt được những thành tựu có thể gọi là thần kỳ về lĩnh vực -
nông nghiệp và nông thôn trong những năm đổi mới cả về năng suất, giá trị, đời | sống văn hóa nhưng trong một nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, lấy tiêu chí của một nền nông nghiệp phát triển bền vững làm thước đo thì nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết:
- Cơ cầu sản xuất nông nghiệpvà kinh tế nông thôn còn bắt hợp lý: [Những số liệu sử dụng ở đây đã cũ Khi giảng - cần cập nhật] Chăn nuôi, công nghiệp, ngành nghề dịch vụ phát triển còn chậm và
chưa tương xứng với tiêm năng
Kinh tế nông thôn nặng về nông nghiệp (chiếm 65%), trong nông nghiệp còn nặng về trồng trọt (chiếm 78%) Cây lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng: tỷ trọng trị giá chăn nuôi chỉ ciếm 23% giá trị thu được/ha đất nông nghiệp, còn thấp so với tiềm
năng và so với các nước trong khu vực
Việc chuyên dịch cơ câu sản xuât nông nghiệp còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên kém hiệu quả và chưa bền vững
Chất lượng quy hoạch còn thấp và chưa đồng bộ, chưa phù hợp với
yêu câu của thị trường và tiên bộ của khoa học công nghệ;
Quản lý thực hiện quy hoạch còn bất cập
Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn thuần nông (năm 2004 lao động nông nghiệp vẫn chiếm 58,7% so với năm 2002 - 63,3%) Mục tiêu giảm lao động nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2010 còn là một thách thức lớn
Trang 34e_ Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm Cây trồng, vật nuôi chưa có đột phá về mặt công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
e Năng suất, chất lượng nông sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh | tranh thâp như: chè, mía đường, rau quả, sản phâm chăn nuôi
e Hệ thông các cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp còn chậm được sắp xếp lại, chưa có cơ chê gắn kết nghiên cứu khoa học với chuyên giao, ứng dụng vào sản xuât, găn kêt giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp và nông dân
e Chậm hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và hệ
thống vật tư nông nghiệp Tình trạng dư dư lượng hóa chất, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông sản, thủy sản đang là - vân đề lớn cân khắc phục
e_ Cơ sở công nghiệp chê biên còn nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về công nghệ (vân còn 58,2% số doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu), đơn điệu vê sản phẩm, chủ yêu là sơ chê, giá trị gia tăng thâp và chưa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu
- Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế
còn chậm
e© Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước còn thấp Việc sắp - xếp, đổi mới các nông-lâm trường quốc doanh còn chậm |
e Kinh tế tập thể mà chủ yếu là các Hợp tác xã chưa có chuyển biến rõ
nét, chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém
e Doanh nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn thì quy mô nhỏ bé,
chủ yếu là dịch vụ (chỉ có 5% liên quan đến sản xuất), và chỉ phát triển
34
Trang 35mạnh ở các vùng ven đô hoặc các nơi có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển
- Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu câu chuyên dịch cơ câu nông nghiệp và kinh tê nông thôn:
e Hệ thống thủy lợi một số nơi còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được
yêu cầu chuyên dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh, nhất là trong điều | kiện hạn hán, úng lụt gay gắt Nhiều công trình đầu tư không đồng bộ, quản lý kém nên xuống cấp nhanh, mới phát huy được khoảng 70% công suất thiết kế
e Chất lượng đường giao thông nông thôn còn thấp, thiếu đường tới
thôn, bản, nhất là miễn núi
e Việc giải quyết đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở
nhiều vùng còn khó khăn, giá bán điện còn cao
e Cung cấp nước sạch vẫn còn là van đề nan giải, nhất là đối với
miên núi và Đông băng sông Cửu long
e Hệ thống chợ đã được cải thiện đáng kể nhưng phân bố không đều,
vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, văn minh thương mại còn
xa la doi voi hau hêt chợ ở nông thôn
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn nhiều vùng còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động dư thừa nhiều Thu nhập bình quân của cư dân nông thôn tăng chậm, hơn 90% số hộ nghèo của cả nước tập
trung ở khu vực nông thôn Chất lượng ăn, ở, khám chữa bệnh của nông dân vùng
sâu, vùng xa vẫn còn thấp Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo mới chiếm 12% ' (bằng 1/2 của cả nước)
Trang 36
làm, thu nhập và đời sống ở nhiều vùng nông thôn Chênh lệch mức sống giữa | _ thanh thi va néng thon ngay cang tang Néu 4p dung chuan nghèo mới, dự kiến tỷ
lệ nghèo của cả nước sẽ khoảng 26 - 27%, riêng ở nông thôn lên tới 31%, miền
núi hơn 50%, có nơi hơn 60% (vùng Tây Bắc)
- Đời sống văn hóa chậm được cải thiện, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi
trường ở nhiều vùng nông thôn có xu hướng gia tăng Đặc biệt là tội phạm lừa gạt, buôn bán phụ nữ, trẻ em và tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp Do
đời sống khó khăn và kém hiểu biết, việc lấy chồng nước ngoài của một bộ phận
không nhỏ phụ nữ đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp
2 Phương hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn ở nước ta
Phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: (Đã được
phản ánh trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước)
- Nhận thức đúng vai trò của nông nghiệp trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội Vấn đề này phải được phản ánh trong cơ cấu vốn đầu tư, hệ thống chính sách và các biện pháp quản lý và sử dụng để phát triển nông nghiệp Ở nước ta, quá trình hình thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đổi mới cơ
chế quản lý cũng là quá trình xác định rõ hơn vai trò của nông nghiệp Việc
chuyển từ chiến lược “Ưw tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý” |
sang “tap trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng dau” đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước nhà những năm qua Trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn có tằm quan trọng đặc biệt (Xem các văn kiện của Đảng)
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình chuyển đôi
căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất nông nghiệp và bộ mặt kinh tế xã hội _
nông thôn, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên
36
Trang 37sản xuất hàng hóa lớn; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng, tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong - nông nghiệp, từ đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn tiến gần với thành thị Nội dung cơ bản của hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và
nông thôn gồm:
‹ Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
‹ _ Cải tiến cơ cầu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
° Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động
kinh tế nông nghiệp, nông thôn
‹ = Phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là nâng cao chất lượng nguồn lao động
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải giải quyết hợp lý các mối quan hệ: giữa công nghiệp với nông nghiệp; giữa thành thị với nông thôn, giữa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ với việc giải quyết việc làm; giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thai
- Thực hiện chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta hình thành gắn liền với
nền nông nghiệp tự cấp tự túc, thuần nông, thuần trồng trọt với kỹ thuật và công nghệ lạc hậu Vì vậy cần đây nhanh quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn “?heo hướng hình thành nên nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cẩu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiễu lao
Trang 38e Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần phải đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, quy hoạch nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất lương thực để từng bước chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực đạt hiệu quả thấp sang kinh
doanh ngành nghề khác Tùy nhu cầu thị trường - hình thành các _
vùng chuyên canh cây công nghiệp, rau quả, thức ăn gia súc để tạo ra hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh
e Trong chăn nuôi - tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả Căn cứ vào nhu cầu thị trường để xác định cơ cấu, phương thức chăn nuôi, chế biến để tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp e© Khai thác và chăn nuôi thủy sản - quy hoạch, xác định hướng
nuôi trồng, đánh bắt, chế biến cho từng vùng để nhanh chong đưa thủy sản thành một ngành kinh tế mỗi nhọn
e Trong lâm nghiệp - bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng |
ˆ | (năm 2010 đạt độ che phủ 43%) Phat trién rimg, nghé rimg, nông lâm kết hợp và các hoạt động kinh tế khác để định canh
định cư, ngăn chặn việc đốt phá rừng, từng bước xây dựng các cơ sở kinh tê xã hội cho dân cư các vùng có rừng
- Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, thâm canh trên cơ sở nâng cao trình độ khoa học và công nghệ - xu hướng có tính quy luật - tăng cường đầu tư
và ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến Tiêu chuẩn để đánh giá
trình độ sản xuất chiều sâu, thâm canh trong nông nghiệp: tăng năng suất lao | động, năng suất đất đai và giảm chỉ phí sản xuất nông sản
- Phát triển hợp lý các hình thức kinh đoanh trong nông nghiệp Các
hình thức kinh doanh chủ yếu: kinh tế hộ gia đình; kinh tế trang trại; các hình thức
hợp tác; doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân Trong đó hộ gia đình là
hình thức phổ biến nhất Để phát triển, một mặt phải nâng cao hiệu quả hoạt động
Trang 39_của từng loại hình, mặt khác, tạo ra sự hỗ trợ, liên kết giữa các hình thức kinh
doanh, giữa các thành phần kinh tế
- Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn và cải thiện đời sống cư dân nông thôn - phải giải quyết tốt các mối quan hệ:
e Quan hệ tăng vụ, mở rộng diện tích và thâm canh Tăng vụ và mở rộng
diện tích là có thể Về lâu dài vẫn là thâm canh
e_ Quan hệ giữa chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp
e_ Quan hệ giữa tăng số lượng và nâng cao chất lượng nông sản
e Quan hệ giữa các nội dung của cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp (Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình cơ giới hóa, điện
khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và sử dụng các thành tựu sinh học
vào sản xuất nông nghiệp - đòi hỏi không chỉ vốn đầu tư lớn, nguồn lao động chất lượng cao, mà còn yêu cầu có bước đi và cơ cấu thích hợp, giải quyết tốt các vẫn đề nảy sinh: dư thừa lao động, ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm .)
_e_ Quan hệ giữa nâng cao năng suất lao động và tạo thêm việc làm e Quan hệ giữa Nhà nước và nông thôn
e_ Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn 3 Cac giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp và nông thôn
Các giải pháp cơ bản:
- Thúc đầy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
chuyên mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp có thị trường và hiệu -
quả kinh tế cao:
Trang 40e Xây dựng các vùng sản xuât hàng hóa tập trung găn với việc chuyên giao công nghệ sản xuât, bảo quản và chê biên, khắc phục tinh trang | sản xuât manh mún, tự phát
e Rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo
hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của
từng loại cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biên, bảo đảm hiệu quả bên vững và an ninh lương thực
e Trên cơ sở quy hoạch ngành, vùng cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh hạ
tầng kinh tế xã hội (giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế,
chợ, bưu chính viễn thông, cụm đô thị nông thôn ) phù hợp với quy -
hoạch tong thé phat triển kinh tế xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để có sự quản lý thống nhất, đồng bộ trên địa bàn Khẩn trương hình thành các trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp (thị trường, giá cả,, thành lập doanh nghiệp nông nghiệp, xúc tiến
thương mại .)
ø Rà soát và bố sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (nhất là đất nông nghiệp), công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, cụm công nghiệp và làng nghề nông thôn
-e Khẩn trương hoàn thành đề án quy hoạch nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và giữ
được nét đặc thù của nông thôn Việt nam
e_ Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông - lâm - thủy sản cho nông dân Cần đánh giá việc thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, trên cơ sở đó có các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhat là cơ sở pháp ly đê thực hiện cam
40