Bài viết Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam đề ra một số định hướng để Việt Nam sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.
Trang 1Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ
thống kế toán Việt Nam
Nguyễn Xuân Nhật
Ngày nhận: 23/11/2016 Ngày nhận bản sửa: 13/03/2017 Ngày duyệt đăng: 13/03/2017
Hệ thống Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) quy định những
nguyên tắc kế toán thống nhất với mục tiêu nâng cao chất lượng thông
tin kế toán Xuất phát từ yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin
tài chính, để đưa ra các quyết định kinh tế trong môi trường kinh doanh
luôn thay đổi, cùng với sự phát triển lớn mạnh của hoạt động đầu tư quốc
tế, tất yếu dẫn đến sự ra đời cơ sở đo lường giá trị các khoản mục trình
bày trên báo cáo tài chính (BCTC) theo giá trị hợp lý Theo xu thế chung
của thế giới, giá trị hợp lý được sử dụng phổ biến bởi những ưu thế của
nó trong định giá và là cơ sở đo lường được quy định xuyên suốt trong
hệ thống IFRS Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
quốc tế, việc sử dụng giá trị hợp lý như một cơ sở định giá chủ yếu trong
kế toán là điều tất yếu Dựa trên mục tiêu đó, bài viết đề ra một số định
hướng để Việt Nam sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán phù hợp
với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.
Từ khóa: Giá trị hợp lý, báo cáo tài chính (BCTC), hệ thống chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
1 Khái quát về giá trị hợp lý
quy định trong hệ thống chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế
1.1 Giới thiệu về hệ thống
chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS)
ệ thống chuẩn mực
BCTC quốc tế (IFRS)
được Hội đồng Chuẩn
mực Kế toán quốc tế (IASB) ban hành lần đầu tiên vào năm 2001, trước đây là hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) gồm
41 chuẩn mực IASB mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi mới là IFRS nhưng IAS vẫn tiếp tục được thừa nhận, IFRS chỉ khác tên với IAS, nhưng thực chất cũng là những tiêu chuẩn của IAS về tính chính xác của
kế toán, và bổ sung thêm những tiêu chuẩn của IFRS là yêu cầu giải trình thông tin chi tiết hơn Chính sự bổ sung này giúp các đối tượng sử dụng thông tin
kế toán hiểu hơn về bản chất nghiệp vụ, để từ đó có cách xử
lý kế toán thích hợp tạo nên sự toàn vẹn và minh bạch thông tin trên BCTC Như vậy, thuật ngữ IFRS ngày nay bao gồm tất
Trang 2cả các IAS trước đây cũng như
những IFRS ban hành sau này
IASB cũng đang tiếp tục xem
xét lại chuẩn mực IAS để thay
thế bằng IFRS, cũng như nỗ lực
hợp nhất giữa hệ thống IFRS
và Nguyên tắc kế toán Mỹ (US
Gaap) Hiện tại hệ thống IFRS
được sử dụng bao gồm 30 chuẩn
mực IAS và 16 chuẩn mực
IFRS
1.2 Khái niệm về giá trị hợp lý
Trong quá trình ban hành hệ
thống IFRS, IASB luôn hướng
đến giá trị hợp lý trong việc đo
lường giá trị tài sản, nợ phải
trả để thông tin trình bày trên
BCTC đáng tin cậy và thích hợp
hơn IASB đã ban hành nhiều
chuẩn mực kế toán mà trong đó
giá trị hợp lý được quy định như
một cơ sở định giá các khoản
mục trình bày trên BCTC Tuy
nhiên giá trị hợp lý đề cập trong
các chuẩn mực IAS trước đây
vẫn còn rời rạc, ngay khái niệm
cũng có nhiều khái niệm khác
nhau và cách đo lường giá trị
hợp lý chưa được nhất quán
Chính vì thế mà IASB đã ban
hành riêng chuẩn mực quy định
toàn bộ nội dung liên quan đến
giá trị hợp lý đó là IFRS 13- Đo
lường giá trị hợp lý Khi IFRS
13 ra đời, đã phát triển tính nhất
quán và giảm thiểu độ phức tạp
của việc xác định giá trị hợp lý
bằng cách cung cấp một định
nghĩa chính thức về giá trị hợp
lý “Giá trị hợp lý là mức giá mà
các bên đồng ý thực hiện mua/
bán/thanh toán/thuê theo giá thị
trường vào thời điểm xác định”
Theo IFRS 13, giá trị hợp lý
được xác định theo giá thị
trường chứ không phải được
xác định giữa các bên trong giao
dịch như các định nghĩa trước đây Định nghĩa này đã thay thế cho các định nghĩa về giá trị hợp
lý trước đó Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp như trong giao dịch chia sẻ trách nhiệm thanh toán quy định trong IFRS 2- Thanh toán dựa trên cổ phiếu
và giao dịch cho thuê quy định trong IAS 17- Thuê tài sản vẫn
sử dụng khái niệm cũ Theo đó thì giá trị hợp lý là một mức giá mà hai hay nhiều đối tác
tự nguyện thực hiện theo thỏa thuận
1.3 Cách xác định giá trị hợp
lý
IFRS 13 thống nhất phương pháp xác định giá trị hợp lý và theo định nghĩa về giá trị hợp lý được quy định trong chuẩn mực này thì giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch trên thị trường tại ngày xác định giá trị Do đó để xác định được giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả này phải tham chiếu đến giá trên thị trường mà thị trường ở đây phải là một thị trường lớn đang hoạt động, cạnh tranh hoàn hảo, một thị trường chính giao dịch về tài sản và nợ phải trả này tại ngày xác định giá trị, khi
đó giá trị hợp lý chính là giá thị trường Tuy nhiên nếu thị trường hoạt động là thị trường không đáng tin cậy, không năng động, khi đó giá của tài sản và nợ phải trả không quan sát trực tiếp hay nói cách khác là không có giá thị trường đủ tin cậy để lấy làm giá trị hợp lý được, mà phải thu thập thêm các thông tin khác có liên quan và đồng thời áp dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán
để xác định giá trị hợp lý Như vậy theo lý thuyết của IASB, việc xác định giá trị hợp lý thực hiện ở 3 cấp độ được hiểu như sau:
Cấp 1: Giá trị hợp lý chính là giá niêm yết chính thức trên thị trường (hay gọi là giá thị trường)
Khi lấy giá quan sát trực tiếp được từ các giao dịch thực tế trên thị trường làm giá trị hợp
lý (xác định giá trị hợp lý ở cấp 1) trong việc đo lường giá trị tài sản, nợ phải trả sẽ giúp các khoản mục trình bày trên BCTC sẽ đảm bảo tính khách quan, trung thực, đầy đủ, đúng đắn, kịp thời Cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin và
sự phát triển của các thị trường chuyên ngành cho các tài sản cần tính giá thì giá thị trường ngày càng mang tính khách quan hơn và được công bố rộng rãi thuận tiện để làm cơ sở xác định giá trị hợp lý Khi đó những thông tin cung cấp thông qua các BCTC rất đáng tin cậy, giúp cho các đối tượng sử dụng các thông tin tài chính này đưa ra quyết định kinh tế chuẩn xác, giảm thiểu được rủi ro Bên cạnh đó, việc áp dụng giá trị hợp
lý như một cơ sở định giá phổ biến trong việc đánh giá và ghi nhận tài sản, nợ phải trả ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển nên khả năng so sánh của thông tin tài chính giữa các đơn vị kế toán với nhau hay giữa các kỳ kế toán của một đơn
vị được nâng cao Các BCTC được lập theo tiêu chuẩn chung của IFRS sẽ có sự đồng nhất vì khi áp dụng cơ sở đo lường giá trị giống nhau, yêu cầu trình bày BCTC cũng theo chuẩn chung,
Trang 3điều này sẽ giúp các đối tượng
sử dụng thông tin kế toán dễ
dàng so sánh được thông tin
giữa các đơn vị ở các quốc gia
khác nhau, giảm bớt thời gian
xử lý thông tin để đưa ra quyết
định kinh tế
Mặt dù nguyên tắc giá gốc là
nền tảng của việc đo lường trong
kế toán và đã thực hiện được
chức năng cung cấp thông tin
một cách tin cậy, nhưng lại thiếu
những thông tin liên quan, đặc
biệt trong thời gian gần đây với
sự phát triển mạnh của các tài
sản tài chính, các khoản đầu tư
quốc tế, môi trường kinh doanh
luôn thay đổi thì rất cần đến
việc sử dụng giá trị hợp lý để đo
lường khi mà thông tin về giá trị
tài sản trên BCTC nếu chỉ trình
bày theo giá gốc thì sẽ không
thích hợp với các đối tượng sử
dụng thông tin để đưa ra quyết
định kinh tế
Như vậy, khi đã có thị trường
hoạt động hoàn hảo về tài sản,
nợ phải trả cần tính giá (giá trị
hợp lý xác định ở cấp độ 1) thì
giá trị hợp lý là cơ sở tính giá
đáp ứng được tính thích hợp
nhất của việc cung cấp thông tin
tài chính
Cấp 2, cấp 3: Giá trị hợp lý
là giá được xác định từ giá thị
trường kết hợp với các thông tin
có liên quan tham chiếu từ thị
trường của các tài sản tương tự
cùng với việc áp dụng các mô
hình tính toán để định giá
Đối với các trường hợp như tài
sản và nợ phải trả của đơn vị có
tính cá biệt hoặc thị trường giao
dịch là thị trường không hiệu
quả, hoặc thiếu thị trường hoạt
động cho các giao dịch đối với
tài sản, nợ phải trả cần tính giá
(đặc biệt đối với các nước đang
phát triển, chậm phát triển), nói chung à thị trường không có sẵn thông tin về giá thị trường của tài sản, nợ phải trả cần tính giá thì việc xác định giá trị hợp lý phải thực hiện ở cấp độ 2, hoặc cấp độ 3 là khá phức tạp Sự phức tạp này chủ yếu là phải tham chiếu đến giá của các tài sản, nợ phải trả tương tự, thu thập thông tin và xác định mức
độ điều chỉnh giá thị trường, xác định các giả định, số liệu đầu vào của các mô hình kỹ thuật tính toán giá trị hợp lý Chính điều này ít nhiều gây nên sự khó hiểu và giảm tính tin cậy của các thông tin tài chính trên BCTC
Do đó cần nghiên cứu để hoàn thiện các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường, và các giả định tham chiếu dùng để ước tính giá trị hợp lý cần được kiểm chứng để thỏa mãn tính tin cậy của các thông tin tài chính trình bày trên BCTC
Qua cách xác định giá trị hợp
lý nêu trên cho thấy việc sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán tài chính là cần thiết đối với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, và đặc biệt trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế cần thống nhất cơ sở đo lường giữa các quốc gia để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin tài chính
Những hạn chế của việc sử dụng giá trị hợp lý xuất phát từ việc không có giá quan sát trực tiếp
từ thị trường để xác định giá trị hợp lý ở cấp 1 mà phải xác định
ở cấp 2 và 3 nên dẫn đến thông tin tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng chưa đảm bảo các yêu cầu chung của kế toán
Còn khi đã có thị trường hoạt động hoàn hảo thì giá trị hợp lý
là cơ sở tính giá đáp ứng tính thích hợp nhất của việc cung cấp thông tin tài chính Như vậy, giá trị hợp lý không phải là cơ sở định giá hoàn hảo để sử dụng trong việc đo lường tài sản và nợ phải trả trong tất cả các trường hợp và ở tất cả các nước được, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thị trường hoạt động chưa hiệu quả rất khó để có giá trị hợp lý chính là giá thị trường
Do đó để vận dụng giá trị hợp
lý cần có những điều kiện nhất định, cần nghiên cứu kỹ các phương pháp để xác định giá trị hợp lý áp dụng tùy theo thực tiễn tại mỗi nước, bên cạnh kết hợp hoàn thiện các mô hình kỹ thuật tính toán để xác định giá trị hợp lý chính xác hơn
2 Thực trạng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam
Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc kế toán
cơ bản trong hệ thống kế toán, vai trò và việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn khá mới mẻ, không như các chuẩn mực kế toán quốc tế và thông
lệ phổ biến trên toàn thế giới quy định việc đo lường và ghi nhận giá trị tài sản, nợ phải trả được thực hiện theo giá trị hợp
lý Tuy chế độ kế toán Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo giá gốc, chưa có quy định một cách có hệ thống về giá trị hợp lý nhưng Việt Nam cũng từng bước sử dụng giá trị hợp lý kết hợp với nguyên tắc giá gốc trong việc định giá các tài sản ngay tại thời điểm lập BCTC
Cụ thể là kế toán ghi nhận khi ban đầu cho việc hình thành
Trang 4nên tài sản là ghi nhận theo giá
gốc Tại thời điểm lập BCTC
sẽ tiến hành đánh giá lại theo
giá trị hợp lý, phần chênh lệch
được ghi nhận là trong báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh
hoặc ghi nhận vào khoản chênh
lệch đánh giá tài sản- khoản mục
điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn
vốn chủ sở hữu trên Bảng cân
đối kế toán Đối với các khoản
mục tài sản bị giảm giá trị, kế
toán tiến hành lập dự phòng
giảm giá tài sản và ghi nhận vào
chi phí, các khoản dự phòng
được ghi nhận vào bên Tài sản
của Bảng cân đối kế toán để
ghi giảm tổng giá trị tài sản của
đơn vị bên cạnh tài sản được ghi
theo giá gốc Tuy nhiên không
phải tài sản nào cũng được đánh
giá lại và ghi nhận khoản chênh
lệch đó, ví dụ có chuẩn mực
kế toán chỉ cho phép đánh giá
lại tài sản cố định là bất động
sản, nhà xưởng và thiết bị trong
trường hợp có quyết định của
Nhà nước, đưa tài sản đi góp
vốn liên doanh, liên kết, chia
tách, sáp nhập doanh nghiệp chứ
không thực hiện đánh giá và ghi
nhận phần tổn thất tài sản hàng
năm; hay đối với các tài sản
tài chính cũng chưa thực hiện
đánh giá lại giá trị tài sản theo
giá thị trường sau khi ghi nhận
ban đầu Theo hệ thống IFRS
thì giá trị hợp lý được sử dụng
trong 3 trường hợp: Giá trị hợp
lý được sử dụng để xác định giá
gốc; Giá trị hợp lý được sử dụng
sau ghi nhận ban đầu; và Giá
trị hợp lý được sử dụng để ghi
nhận chênh lệch khi đánh giá
lại tài sản Nhưng trong kế toán
Việt Nam, giá trị hợp lý được sử
dụng chủ yếu trong ghi nhận ban
đầu, chưa sử dụng để trình bày
các khoản mục sau ghi nhận ban
đầu làm ảnh hưởng lớn đến việc
kế toán các tài sản và nợ phải trả đặc biệt là đối với các tài sản,
nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính Điều này làm cho việc ghi nhận và trình bày các khoản mục trên BCTC chưa phản ánh được những thay đổi của thị trường, nói cách khác là
đã làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC Như vậy,
thuật ngữ “giá trị hợp lý” thực
sự đã có đề cập trong chế độ kế toán tại Việt Nam nhưng chưa phù hợp với hệ thống IFRS, những quy định ở các chuẩn mực còn rời rạc, việc sử dụng chưa thống nhất và đầy đủ Cụ thể chúng ta xem xét thực trạng việc sử giá trị hợp lý được quy định tại Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các Thông tư tại Việt Nam như sau:
○ Đối với Luật Kế toán 2015
Luật Kế toán số 88/2015/QH13
đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 đã khắc phục hạn chế của Luật Kế toán hiện hành (Luật kế toán 2003) là quy định hạch toán theo giá gốc, điều này không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập BCTC
Trong Luật Kế toán 2015 có đề cập đến giá trị hợp lý và được
định nghĩa rõ ràng “Giá trị hợp
lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản
nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị” Đây là bước tiến
mới mà trong Luật đề cập rõ hơn
về giá trị hợp lý phù hợp với xu hướng chung của thế giới
Điều 28 trong Luật Kế toán sửa đổi có quy định việc đánh giá
và ghi nhận theo giá trị hợp lý,
theo đó giá trị của tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối
kỳ lập BCTC Điều này phù hợp với yêu cầu chuẩn mực kế toán quốc tế phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý đối với một số nhóm tài sản, nợ phải trả như công cụ tài chính; các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế; đối với các tài sản hoặc
nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên Tuy nhiên trong Luật quy định, nếu không
có cơ sở xác định giá trị hợp lý đáng tin cậy thì phải sử dụng giá gốc Như vậy, các văn bản dưới Luật cần quy định hướng dẫn rõ loại tài sản hoặc nợ phải trả nào giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường, thế nào là biến động thường xuyên, giá trị hợp lý thỏa mãn điều kiện nào thì mới đáng tin cậy để sử dụng,
vì không đáng tin cậy thì phải sử dụng giá gốc
○ Đối với các Chuẩn mực kế toán
Việc sử dụng giá trị hợp lý vận dụng để ghi nhận doanh thu được quy định ở Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác, theo đó doanh thu được đo lường theo giá trị hợp lý, giá trả tiền ngay không bao gồm các khoản chiết khấu, giảm giá và cũng không ghi nhận theo giá khi trả chậm Cách ghi nhận này cũng tương như quy định ở Chuẩn mực kế
Trang 5toán quốc tế IAS 18- Doanh thu,
tuy nhiên VAS 14 chưa đề cập
ghi nhận như IAS 18 là khoản
chênh lệch giữa giá trị hợp lý
của số tiền bán hàng với giá
trị danh nghĩa này VAS 14 là
chuẩn mực đầu tiên đề cập đến
giá trị hợp lý tại Việt Nam, theo
đó “Giá trị hợp lý là giá trị tài
sản có thể trao đổi hoặc giá trị
một khoản nợ được thanh toán
một cách tự nguyện giữa các
bên có đầy đủ hiểu biết trong
trao đổi ngang giá” Định nghĩa
này tương tự như các định nghĩa
của IAS trước đó, tuy nhiên
khi IASB phát triển hoàn thiện
hơn về cơ sở định giá này ở các
IFRS tiếp theo thì chuẩn mực kế
toán Việt Nam (VAS) chưa kịp
cập nhật, đổi mới theo Điều này
cho thấy VAS chỉ áp dụng bước
đầu đơn giản của hệ thống IFRS
và chưa cập nhật theo những
thay đổi của IFRS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VAS 3- Tài sản cố định hữu
hình, theo chuẩn mực này chỉ
cho phép đánh giá lại tài sản cố
định là bất động sản, nhà xưởng
và thiết bị trong trường hợp có
quyết định của Nhà nước, đưa
tài sản đi góp vốn liên doanh,
liên kết, chia tách, sáp nhập
doanh nghiệp và không được ghi
nhận phần tổn thất tài sản hàng
năm Trong khi đó, theo IAS
16- Tài sản, nhà cửa và thiết bị,
doanh nghiệp được phép đánh
giá lại tài sản theo giá thị trường
và được xác định phần tổn thất
tài sản hàng năm, đồng thời
được ghi nhận phần tổn thất này
theo quy định tại IAS 36- Tổn
thất tài sản
Hiện nay hệ thống VAS thiếu
một số chuẩn mực liên quan đến
các đối tượng và giao dịch đã
phát sinh mà hệ thống IFRS đã
ban hành Và đặc biệt là IASB
đã ban hành IFRS 13- Đo lường giá trị hợp lý, quy định cụ thể các nội dung liên quan đến giá trị hợp lý Như vậy thời gian tới Việt Nam cần nghiên cứu để
bổ sung đầy đủ các chuẩn mực tương đồng với IFRS
○ Đối với các Thông tư
Ngày 22/12/2014, Bộ tài chính
đã ban hành Thông tư 200/2014/
TT-BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp Thông tư có
đề cập đến một số trường hợp cụ thể việc sử dụng giá trị hợp lý như: Đối với chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh; đối với trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi;
Đối với các khoản đầu tư trong trường hợp giải thể công ty con
và sáp nhập toàn bộ Tài sản và
Nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ thì phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp
lý được ghi nhận vào Doanh thu tài chính hoặc Chi phí tài chính;
Trong phần nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu, quy định tương như VAS 14 Tuy Thông
tư 200 có đề cập đến giá trị hợp
lý ở các nghiệp vụ cụ thể, nhưng nhìn chung cũng có những hạn chế như việc sử dụng giá trị hợp
lý quy định tại các Chuẩn mực
đã trình bày trên
Thông tư 210/2009/TT-BTC
được Bộ Tài chính ban hành ngày 6/11/2009 về Hướng dẫn
áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính Về cơ bản nội dung thông tư này giống IFRS 7, tuy nhiên các thuyết minh theo quy định của Thông tư này chưa cung cấp nhiều thông tin cho đối tượng sử dụng vì hầu hết hệ thống VAS chưa đề cập đến việc ghi nhận và đo lường các công
cụ tài chính và hướng dẫn về giá trị hợp lý
Như vậy tại Việt Nam giá trị hợp lý đã được sử dụng nhưng chưa được quy định một cách xuyên suốt, rõ ràng, thống nhất giữa các quy định trong chế độ
kế toán Các quy định sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán nằm rải rác trong các Chuẩn mực
mà các chuẩn mực này chưa tương thích và chưa được cập nhật những thay đổi theo chuẩn mực quốc tế, và một số chuẩn mực quốc tế đã ra đời mà Việt Nam vẫn còn vắng bóng mặc dù Việt Nam đã phát sinh những giao dịch trong các chuẩn mực
đó Về cách xác định giá trị hợp lý để sử dụng trong kế toán hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức, thống nhất và cụ thể phương pháp xác định Đặc biệt trong chế độ kế toán Việt Nam chưa thể hiện được tính tất yếu
và nhất quán trong việc sử dụng giá trị hợp lý theo xu hướng chung của hội nhập quốc tế
3 Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam
3.1 Xu hướng sử dụng giá trị hợp lý trên thế giới
Trang 6Từ những ưu điểm nổi bật của
việc sử dụng giá trị hợp lý, đến
thời điểm hiện nay thì quan
điểm về giá trị hợp lý giữa IASB
và Hội đồng Kế toán tài chính
Hoa Kỳ (FASB) đã thống nhất
sử dụng giá trị hợp lý như một
cơ sở đo lường chủ yếu nhằm
tăng cường tính đáng tin cậy
và thích hợp của thông tin trình
bày trên BCTC Việc thống
nhất ý nghĩa của giá trị hợp lý
sẽ cải thiện tính nhất quán của
thông tin tài chính trên toàn thế
giới Đây là nỗ lực của IASB
và FASB trong việc thúc đẩy
tạo lập cơ sở và ứng dụng giá
trị hợp lý rộng rãi trên thế giới
Giá trị hợp lý được sử dụng
ngày càng nhiều trong việc đo
lường và ghi nhận các yếu tố
của BCTC, có thể nói việc sử
dụng giá trị hợp lý để định giá
trong kế toán đang trở thành một
xu hướng tất yếu hiện nay bởi
những ưu thế của nó trong định
giá
Trong hệ thống IFRS yêu cầu
đo lường và ghi nhận các khoản
mục trình bày trên BCTC theo
giá trị hợp lý Khi các quốc gia
trên thế giới đã vận dụng IFRS
thì BCTC của các đơn vị tại các
quốc gia này được lập và trình
bày theo một nguyên tắc kế toán
thống nhất, dựa trên cùng một
tiêu chuẩn của IFRS sẽ giúp
đối tượng sử dụng thông tin
tài chính so sánh được kết quả
hoạt động, tình hình tài chính
của các đơn vị này một cách dễ
dàng hơn Với sự phát triển của
hoạt động đầu tư quốc tế, càng
ngày có nhiều quốc gia trên thế
giới sử dụng IFRS nhằm đảm
bảo cung cấp thông tin kế toán
có chất lượng và so sánh được
giữa các quốc gia khác nhau
giúp đối tượng sử dụng thông
tin có những quyết định đầu
tư hợp lý tại các quốc gia trên thế giới Đến nay, đã có hơn
1191 quốc gia trên thế giới triển khai áp dụng IFRS, họ yêu cầu các công ty niêm yết trên thị truờng chứng khoán của họ sử dụng IFRS khi lập và trình bày BCTC Khi IASB và FASB đã
có những quan điểm chung về nguyên tắc kế toán, chẳng hạn như thống nhất dùng giá trị hợp
lý đo lường các yêu tố trình bày trên BCTC thì hệ thống IFRS
và Nguyên tắc kế toán Mỹ (US Gaap) từng bước được hội tụ và tiến đến việc sử dụng IFRS tại nền kinh tế lớn nhất thế giới
3.2 Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam
Xu thế chung của thế giới là sử dụng giá trị hợp lý để đo lường
và ghi nhận các yếu tố trên BCTC Việc sử dụng giá trị hợp
lý bên cạnh những ưu điểm nổi bật vẫn tồn tại những hạn chế như đã phân tích ở trên, đặc biệt
ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ gặp những khó khăn khi sử dụng giá trị hợp
lý trong hệ thống kế toán Tuy nhiên với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và từ diễn biến của tình hình thế giới, Việt Nam tất yếu cần xem xét để tiến tới
sử dụng giá trị hợp lý như là một
cơ sở định giá chủ yếu trong hệ thống kế toán phù hợp với thông
lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam Để đạt được điều này, bài viết đề ra một số định hướng
1 Cập nhật chuẩn mực BCTC quốc
tế IFRS http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep- viet/cap-nhat-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs-3420497.html
sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam như sau:
○ Bổ sung, hoàn thiện hệ thống VAS
Có rất nhiều quốc gia vận dụng IFRS, tuy nhiên vì đặc thù nền kinh tế Việt Nam không áp dụng hoàn toàn IFRS được thì hệ thống VAS cần xây dựng dựa trên IFRS, đảm bảo tính tương đồng với các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của hội nhập Đối với các chuẩn mực VAS đã ban hành cần chỉnh sửa, cập nhật
bổ sung nội dung có liên quan đến giá trị hợp lý theo quy định của IFRS Bên cạnh đó cần bổ sung các chuẩn mực kế toán còn thiếu so với IFRS và rất cần một chuẩn mực chính thức
về đo lường giá trị hợp lý trong
kế toán Việt Nam Chuẩn mực này được xây dựng theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS
13 Như vậy, nội dung trong
hệ thống VAS cần hoàn chỉnh một cách đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất xem giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu theo
xu hướng quốc tế nhưng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam Ngoài ra, hệ thống VAS cần quy định thêm các yêu cầu trình bày thông tin về giá trị hợp lý trên BCTC nhất quán theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu tiếp cận
và sử dụng ngôn ngữ tài chính của các đối tượng sử dụng thông tin trên toàn thế giới
○ Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán 2015
Luật kế toán 2015 đã thể hiện quan điểm sử dụng giá trị hợp
lý trong kế toán nên các cơ quan ban hành các văn bản dưới luật cần hoàn thiện hành lang pháp
Trang 7lý về giá trị hợp lý một cách
đồng bộ Các văn bản này cần
hướng dẫn cụ thể chi tiết để các
đơn vị kế toán sử dụng một cách
thống nhất Hiện nay còn thiếu
vắng các quy định và hướng
dẫn về giá trị hợp lý, hướng dẫn
cách xác định và sử dụng giá trị
hợp lý cần ban hành sớm Ngoài
ra, cần rà soát chỉnh sửa các văn
bản hiện nay có liên quan đến
giá trị hợp lý
○ Hoàn thiện thị trường hoạt
động
Theo như phần trên đã nêu, ngay
trong hệ thống IFRS cũng đã
bộc lộ những hạn chế định giá
và ghi nhận giá trị tài sản và nợ
phải trả theo giá trị hợp lý khi
mà giá trị hợp lý không phải là
giá quan sát trực tiếp trên thị
trường Có nghĩa là không có
giá thị trường thì giá trị hợp lý
sử dụng thiếu tin cậy Việt Nam
là quốc gia đang phát triển, thị
trường hoạt động còn non trẻ,
chưa hoàn chỉnh một cách có hệ
thống, nhiều dữ liệu tham chiếu
còn thiếu nên chắc chắn sẽ gặp
khó khăn trong phương pháp xác
định giá trị hợp lý, khi đó làm
giảm tính tin cậy của thông tin
kế toán Như vậy Việt Nam cần
từng bước hoàn chỉnh hệ thống
thị trường giao dịch tài sản hoạt
động công khai, minh bạch để
đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các
dữ liệu tham chiếu trong việc đo
lường giá trị hợp lý Bên cạnh
đó khi áp dụng các mô hình tính
toán dựa trên thị trường để ước
tính giá trị hợp lý cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng, thận trọng Ngoài ra cần nghiên cứu thông lệ quốc tế về xác định giá trị hợp lý và đưa ra phương pháp tính toán hợp lý nhất để áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý vào việc lập và trình bày BCTC phù hợp với thực tế tại Việt Nam
○ Thay đổi nhận thức đối với đội ngũ liên quan đến công tác
kế toán
Ngoài các vấn đề nêu trên còn
kể đến việc nhận thức về giá trị hợp lý của con người Việt Nam
Xuất phát từ văn hóa của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn, thận trọng hơn trong xử lý nghiệp vụ kế toán nên chọn giá gốc làm cơ sở đo lường giá trị tài sản, nợ phải trả
và khi đó BCTC có thể đạt được
độ tin cậy cao vì nếu vận dụng giá trị hợp lý thì sử dụng nhiều ước tính kế toán Nhưng ở các phần trên cũng đề cập đến tính tất yếu việc sử dụng giá trị hợp
lý trong hệ thống kế toán Việt Nam nên thiết nghĩ chúng ta dỡ
bỏ rào cản này để phát triển và
sử dụng rộng rãi giá trị hợp lý tại Việt Nam Do đó cần thay đổi nhận thức, tư duy về việc sử dụng giá trị hợp lý bằng cách thực hiện các biện pháp tuyên truyền, đào tạo, tổ chức hội thảo
về chủ đề này nhằm thay đổi nhận thức và tạo ra sự nhất trí cao từ cơ quan quản lý đến đội ngũ hành nghề kế toán và các đối tượng sử dụng thông tin trên
BCTC
4 Kết luận
Như vậy giá trị hợp lý là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong hệ thống kế toán, đặc biệt là hệ thống IFRS quy định cách xác định và sử dụng giá trị hợp lý
để đo lường giá trị các khoản mục trình bày trên BCTC Sự tất yếu ra đời của giá trị hợp
lý đáp ứng mục tiêu cung cấp thông tin đa dạng, có tính liên quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai để các đối tượng sử dụng thông tin tài chính đưa ra các quyết định kinh tế chính xác
ở bất kể quốc gia nào trên thế giới khi mà tất cả các quốc gia
đó đều vận dụng IFRS Hiện nay, giá trị hợp lý được sử dụng phổ biến trên thế giới, Việt Nam cũng đã từng bước khởi đầu sử dụng giá trị hợp lý nhưng định hướng chưa nhất quán, các quy định về hướng dẫn và sử dụng giá trị hợp lý chưa đầy đủ và thống nhất Với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì đòi hỏi Việt Nam cần xem xét để tiến tới sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam
Hy vọng các định hướng đề cập ở trên sẽ giúp giá trị hợp lý
sẽ trở thành cơ sở định giá chủ yếu trong hệ thống kế toán Việt Nam, đáp ứng theo xu thế chung của hội nhập quốc tế ■
Tài liệu tham khảo
1 Hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS, IFRS).
2 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015.
4 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014, Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp
5 Thông tư 210/2009/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 6/11/2009, Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính
Trang 86 Ngân hàng Trung ương Đức, Tài liệu tọa đàm “Chia sẽ thông tin về hệ thống kế toán” tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 8/2016
7 PGS.TS Võ Văn Nhị & Ths Lê Hoàng Phúc , (2011), “Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế- Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển”, Tạp chí Kiểm toán, Số 12.
8 TS Mai Ngọc Anh, (2011), “Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất trong kế toán tài chính”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, tháng 3/2011.
9 CPA Australia, Cập nhật chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-viet/cap-nhat-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs-3420497.html
10 Chuẩn mực kế toán, BCTC quốc tế, http://khoaketoan.ufm.edu.vn/user/viewdetails.php?lang=vn&mn=ncuu&type=6&id=100
11 www.iasplus.com, http://vacpa.org.vn, http://www.misa.com.vn, http://www.khoahockiemtoan.vn
Thông tin tác giả
Nguyễn Xuân Nhật, Thạc sỹ
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Email: nguyenxuannhat2007@yahoo.com
Summary
Orientations about using the fair value for Vietnam accounting system
International Financial Reporting Standards (IFRS) regulates consistent accounting principles to improve the accounting information quality From the requirements of the users who use financial information to make economic decisions in the changing business environment along with the strong development of international investment activities Hence it leads to the value measurement basis is born for items of the financial statements (FS) following the fair value According to the global trend, the fair value is used commonly because of its advantages
in a pricing and being the basis of measurement that is prescribed in the IFRS system Vietnam is integrating into the international economy strongly and deeply Obviously the fair value is used as a main basis of the validation for the accounting sector From above objectives, this paper presents some orientations about using the fair value for Vietnam accounting system to conform international rules and local practical conditions.
Keywords: Fair value, financial statement (FS), International Financial Reporting Standards (IFRS)
Nhat Xuan Nguyen, M.Ec
Banking University HoChiMinh city