1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nền Đạo Đức Tin Lành Và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản.pdf

465 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 465
Dung lượng 45,26 MB

Nội dung

Trang 1

L ` > IN W[LBI.R Nền đạo đức Tin lành và

tinh thân của chủ nghĩa tư bản

Trang 2

Nền đạo đức Tin lành và

tỉnh thần của chủ nghĩa tư bản

Trang 3

Die Ubersetzung dieses Werkes wurde vom Goethe-Institut aus Mitteln des Auswärtigen Amtes gefördert

Cuốn sách được Viện Goethe tài trợ xuất bản từ ngân sách của Bộ Ngoại giao

CHLB Đức

Goethe-Institut Vietnam 56-58 Nguyen Thai Hoc

GOETHE-INSTITUT Hanoi, Vietnam

www.goethe.de/vietnam

Trang 4

TỦ SÁCH TINH HOA TRI THUC THE GIOI

MAX WEBER

NỀN ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH VÀ TINH THÂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus

Bản dịch tiếng Việt của

Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị,

Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang

ss

Tran Hitu Quang va Bui Van Nam Son

(Tái bản lần thứ hai)

Trang 5

Ban dich quyén Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus nay bao g6m

cac phan sau day :

1 Bài “Vorbemerkung” (Lời nhận xét mở đầu) do Max Weber viết năm 1919, in trong Gesammelte Aufsatze zur Religionssoziologie (Tập hợp các luận văn về xã hội học tôn giao), Bd I, Tiibingen, J C B Mohr (Paul Siebeck), 1920, trang 1-16

2 Tap luận văn Die protestantische Ethik d der Geist des Kapitalismus (Nén dao đức Tin lành và tỉnh thần của chủ nghĩa tư bản) do Max Weber viết năm 1004/1905, nhưng có bổ sung mét sé chi thich vao nam 1920, va dugc in lai trong Gesammelte Aufsatze zur Religionssoziologie, Ba 1, Tiibingen, J C B Mohr (Paul Siebeck), 1920, trang 17- 206

3, Bài “Die Protestantischen Sekten und der Geist des Kapitalismus” (Cac giao phai Tin lành và tỉnh thần của chủ nghĩa tư bản) do Max Weber viết năm 1906, nhưng sau

này có bổ sung và cũng được in lai trong Gesammelte Aufsatze zur Religionssoziologte,

Bd I, Tiibingen, J C B Mohr (Paul Siebeck), 1920, trang 207-236

© 2008 Ban tiếng Việt Nhà xuất bản Tri thức và nhóm dịch giả (Bùi Van Nam Son, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trân Hữu Quang)

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Weber, Max

Nền đạo đức Tin lành và tỉnh thần của chủ nghĩa tư bản / Max Weber ; Dịch: Bùi Văn Nam Sơn ; - H : Tri thức, 2010 - 464tr ; 24cm - (Tủ sách Tỉnh hoa tri thức thế giới)

Dịch từ bản: Die protestantische Ethik und der Geist des

1 Đạo đức 2 Đạo Tin lành 3 Tôn giáo 4 Xã hội học 5 Chủ nghĩa tư bản 261 - dc14

Trang 6

Mục lục

Vài ghỉ chú của nhóm dịch giả 7

Những chữ viết tắt 8

Những chữ viết tắt các quyển Kinh Thánh mà Max Weber trích dân 9

+tời giới thiệu 11 Lời nhận xét mở đầu 47 Max Weber - Nền đạo đức tin lành và tỉnh thần của chủ nghĩa tư bản 67 Phần Một VẤN ĐỀ

Chương 1: Tôn giáo và sự phân tầng xã hội 71 Chương 2: “Tinh thần” của chủ nghĩa tư bản 87 Chương 3: Khái niệm “Beruf” theo Luther Các mục tiêu nghiên cứu 131

Phần Hai

QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG ĐẠO TIN LÀNH KHỔ HẠNH

Chương 4: Các nền tảng tôn giáo của nền khổ hạnh tại thế 163

Chương 5: Nền khổ hạnh và tinh thần của chủ nghĩa tư bản 271 Các giáo phái tin lành và tỉnh thần của chủ nghĩa tư bản 333 Thư mục các công trình được Max Weber trích dẫn trong quyển sách này373

Miên biểu tóm tắt cuộc đời và một SỐ công trình chính của Max Weber 391

Tác phẩm của Max Weber 399

Thư mục chọn lọc một số công trình nghiên cứu về Max Weber 403

Chú giải tử vựng 417

Trang 8

VAI GHI CHU CUA NHOM DICH GIA

- Số trang bản gốc: các số trang trong bản géc tiéng Dirc (Gesammelte Aufsatze zur Religionssoziologie, Bd I, Tiibingen, J C B Mohr

(Paul Siebeck), 1920, trang 1-236) được in ở ngoài lề

- Chú thích: các chú thích của Max Weber được đánh theo số Á Rập Còn các chú thích của các địch giả được đánh dấu là (a), (b), (c) v.v

- Dấu ngoặc đứng: trong bản dịch, tất cả những chỗ có dấu ngoặc đứng

[ | đều là của nhóm dich giả Còn các dấu ngoặc tròn ( ) đều là của

tác giả Max Weber

- Dấu sao *: những chữ có dấu sao đứng ngay đăng trước là những chữ được chúng tôi điễn giải thêm trong phần “Chú giải từ vựng” ở cuối quyển sách này

Trang 10

NHUNG CHU VIET TAT CAC QUYEN KINH THANH MA iBns 2Bns Cn 1Cor 2Cor De Dt Eph Est

MAX WEBER TRICH DAN

(Biên niên sử quyển 1) (Biên niên sử quyển 2)

(sách Châm ngôn)

(Thư thứ 1 của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô) (Thư thứ 2 của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô) (sách Diễm ca)

(Thư gửi tín hữu Do Thái)

(Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô) (sách Esther)

Gioan (Tin Mừng theo thánh Gioan) 1Gioan (Thư thứ 1 của thánh Gioan)

Hc

Mt

Nkm

(sách Huấn ca) (sách tiên tri Isaia) (sách tiên tri Jêrêmia)

(sách Khải huyền)

(sách Khôn ngoan)

(Tin Mừng theo thánh Luecas)

Trang 11

1Pr (Thư thứ1 của thánh Phêrô)

2Pr (Thưthứ2 của thánh Phêrô)

Rom (Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma)

1Sam (sách Samuel quyển 1) 2Sam (sach Samuel quyển 2)

St (sách Sáng thế)

1Thess (Thư thứ 1 gửi tín hữu Thêssalônica) 2Thess (Thư thứ 2 gửi tín hữu Thêssalônica)

1Tim (Thư thứ 1 của thánh Phaolô gửi ông Timôthê) 2Tim (Thư thứ 2 của thánh Phaolô gửi ông Timôthê)

Tv (sách Thánh vịnh)

1V, (sách các Vua quyển 1)

2V, (sách các Vua quyển 2) Xh (sách Xuất hành)

Các quyển sách trong Kinh Thánh được trích đãn không theo số trang

mà theo tên từng quyển sách (viết tắt như trên đây), và đoạn thứ mấy (hay

chương thứ mấy, in nghiêng), và câu thứ mấy (không in nghiêng) Kiểu trình bày này tương đối thống nhất trong các văn bản trích dẫn Kinh Thánh, dù bằng ngôn ngữ nào hay của tông phái nào, Công giáo, Chính

Thống giáo, hay Tin Lành

Thí dụ: - Mĩ 6, 7 (Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, đoạn 6, câu 7) - Mt 6, 7-1o (như trên, đoạn ó, từ cầu 7 tới cầu 10) - Mt 6, 7; 9, 5 (như trên, đoạn 6, câu 7; và đoạn o, câu 8)

Trang 12

LỜI GIỚI THIỆU

Trần Hữu Quang

Bùi Văn Nam Sơn Max Weber (tén day du la Maximilian Carl Emil Weber) (1864-1920),

nhà xã hội học người Đức, là một trong số ft tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã hội học, và được xem là một trong những ông tổ của

ngành khoa học xã hội này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như Karl Marx, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, Georg Simmel Một số luận điểm

và công trình nghiên cứu của ông đã và vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận trong giới học thuật, kể cả về phía những người ngưỡng mộ lan về phía những kẻ phê phán Kế từ khi có bản dịch đầu tiên sang tiếng Nga cho tới những bản dịch sang tiếng Nhật sau này, các công trình của ông đã không ngừng gây ảnh hưởng lớn lao tới các bước phát triển của ngành xã hội học ở hầu như tất cả các nước trên thế giới

Nhưng Weber không chỉ là một nhà xã hội học, ông còn được biết đến như là một nhà triết học, nhà luật học, nhà kinh tế học và nhà sử học với

những kiến thức và lý giải uyên thâm Khối lượng công trình đồ sộ của

Weber có thể được xếp làm bốn loại chính sau đây: (a) các công trình phương pháp luận trong khoa học xã hội và triết học, (b) các công trình sử

học, (c) các công trình xã hội học về tôn giáo, và (d) công trình quan trọng nhất cua Weber là quyén Wirtschaft und Gesellschaft (Kinh té va xa héi)

(1o22).' Vốn được coi là một trong những nhà sáng lập của bộ môn xã hội

học, Weber đã để lại những dấu ấn đặc trưng về mặt tư duy phương pháp

luận xã hội học Cũng giống như Georg Simmel (1858-1918), một nhà triết

' Đây là cách xếp loại của Raymond Aron Xem Raymond Aron, Les étapes de la pensée sociologique (Cac giai đoạn phát triển của tư tưởng xã hội học) [1967], Paris, Nxb Gallimard, 1993, tr 499

Trang 13

NEN DAO DUC TIN LANH VA TINH THAN CUA CHU NGHIA TU BAN

học và xã hội học Đức và cũng là bạn của ông, Max Weber còn được coi là một nhà tư tưởng về tính hiện đại (Modernität) - tính hiện đại xét như là

hệ quả của quá trình lý tính hóa (Rationalisierung) toàn bộ đời sống xã - hội trong quá trình chuyển từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội tư bản

chủ nghĩa hiện đại ở châu Âu

Theo nhà xã hội học người Mỹ Talcott Parsons, người ta thấy nổi lên hai

mối bận tâm chính trong toàn bộ sự nghiệp khoa học của Weber: đó là mối

bận tâm về phương pháp luận và về việc xây dựng lý thuyết trong khoa học

xã hội, và mối bận tâm về việc làm sao hiểu được cấu trúc xã hội và đặc

điểm phát triển của nền văn minh Tây phương hiện đại.?

Theo Weber, thuật ngữ “xã hội học” thường bị sử dụng một cách khá

mơ hồ Trong công trình Wirtschaft und Gesellschaft (Kinh té va xa hdi)

(1022), ông định nghĩa xã hội học là “một môn khoa học nhằm thông hiểu

bằng cách lý giải [deutend uerstehen] hành động xã hội và nhờ đó giải

thích một cách nhân quả sự diễn tiến và các tác động của nó.”3 Dinh nghĩa

này đã nêu ra ba giai đoạn trong lối tiếp cận của Weber: thông hiểu

(uerstehen), lý giải (deuten), và giải thích (erklären): Trước hết, chúng ta

cần hiểu hành động xã hội của các cá nhân bằng cách chú tâm tới ý nghĩa mà họ nhắm đến - với một thái độ phương pháp luận khách quan và trung

tính Sau đó, để có thể sắp xếp lại cái thực tại vô cùng đa dang, ching ta

cần áp dụng nguyên tác xây dựng “loại hình-lý tưởng” Idedltupus) vốn có chức năng chính là giúp chúng ta /ú giải thực tại Và cuối cùng, chúng ta cần đi tìm nguyên nhân nhằm giỏi thích được thực tại - đây vốn là mục

tiêu tối hậu của ngành xã hội học

* Xem Talcott Parsons, “Introduction”, trong Max Weber: The Theory of Social and Economic Organization (Max Weber: Ly thuyét vé t6 chttc xã hội và kinh tế) [1947], (Phần I quyển Wirtschaft und Gesellschaft [Kinh tế và xã hội] của Max Weber), (A M Henderson và Talcott Parsons địch), với lời giới thiệu của Talcott Parsons, New York, Nxb The Free Press, 1964, tr 78

3 “Soziologie (im hier verstandenen Sinn dieses sehr vieldeutig gebrauchten Wortes) soll heiBen: eine Wissenschaft, welche soziales Handeln deutend verstehen und

dadurch in seinem Ablauf und seinen Wirkungen ursachlich erklaren will.”

4 Xem Laurent Fleury, Max Weber, Paris, Nxb Presses universitaires de France, “Que sais-je?”, 2001, tr 21

Trang 14

Lời giới thiệu Đối với Weber, xã hội học phải là một bộ môn khoa học “thông hiểu” (verstehende Soziologie) về “hành động xã hội” (soziales Handeln) Weber

cho rằng chỉ khi nào thông hiếu được các hành động xã hội của các cá nhân, thông hiểu được ý nghĩa mà các cá nhân gán cho hành động của họ,

thì chúng ta mới có thể giải thích được một cách thấu đáo các sự kiện xã

hội hay các hiện tượng tập thể Quan niệm này đối lập với lập trường phương pháp luận của nhà xã hội học Pháp đương thời là Émile Durkheim

(1859-1917), vốn quan niệm xã hội học phải trở thành “một ngành khoa

học thực chứng” (science posiHiue)

Chính vì có lối tiếp cận ấy mà Max Weber đã viết vào năm 1904-1905

công trình nổi tiếng mang tén la Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus (Nén dao dtrc Tin lành uà tình thần của chủ nghĩa tư bản, từ day viét tat la DDTL) Đây không phải là một công trình nghiên cứu xã hội học về tôn giáo theo đúng nghĩa của chuyên ngành này, vì đối tượng nghiên cứu của nó không phải là một vấn đề tôn giáo, mà là mối quan hệ giữa nên đạo đức Tin lành và “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản Trong quyển sách này,

Weber khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc

các giáo phái Tin lành, cũng như ý nghĩa mà họ gán cho hành động xã hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin lành có một mối

liên hệ “tương hợp chọn lọc” [Wahlueruandtschaffen] với “tỉnh thần” của

chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã tạo ra một số động lực tỉnh thần cần thiết và

thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Thực ra, Max Weber không phải là người đầu tiên nêu câu hỏi: đạo Tin lành có dính líu gì và ở mức độ nào với chủ nghĩa tư bản? Vào đầu thế kỷ XX, đã có một loạt học giả Đức bàn về vấn đề này (mà Weber đều có quen

biết) như Eberhard Gothein, Werner Sombart, Georg Jellinek và Ernst Troeltsch Cơ hội trực tiếp khiến ông quan tâm đặc biệt đến vấn đề là vào tháng 4-19o3 nhân “Hội nghị của sử gia Đức” (Deutscher Historikertag) ở

Heidelberg và ông được nghe Georg Jellinek phê phán rất mạnh bộ Chủ

nghia tu ban hién dai (Der moderne Kapitalismus) (hai tap) (1902) của

Werner Sombart Trong quyén DPTL nay, Weber cé y muén ly giai chu nghĩa tư bản khác với Sombart mà ông đã nhiều lần phản bác Cũng trong

năm 1903, ông đã sang Hà Lan để tìm thêm tư liệu về đạo Tin lành Và ông

^

đã phát hiện mối quan hệ giữa “một số quan niệm Puritanist [Thanh giáo]”

và sự ra đời của “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản Kết quả sơ khởi này

được ông nêu trong phần đầu của công trình nghiên cứu về “Roscher und Kmies und die logischen Probleme der historischen NaHonalökonomie”

Trang 15

NỀN ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH VÀ TINH THẦN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

trong đó ông đưa ra ý tưởng như sau: “Một nghiên cứu sâu hơn có lẽ sẽ cho thấy rằng sự phân ly này [giữa nền kinh tế tư nhân và hoạt động công cộng] có nguồn gốc từ một số quan niệm urians¿ nhất định, vốn đã có ý nghĩa rất lớn đối với 'sự ra đời của tỉnh thần tư bản chủ nghĩa'.”

Ý tưởng đó hình thành đần đần trong bài “Die ‘Objektrvitat'

sozialwissenschaftlicher und sozialpolitischer Erkenntnis” (“Tinh khach quan” của nhận thức khoa học xã hội và chính trị-xã hội) đăng vào năm 1904 trong ArchiV fữr Sozialwissenschaft und Sozialpolitik, tap XIX, tức một tập trước khi công bố luận văn đầu tiên của ĐØ77 (tập XX, 1004) Trong bài báo đó, Weber nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “phác thảo một 'ý niệm' về

nền văn hóa tư bản chủ nghĩa” ( ZZ⁄eiehnung einer Tdee' der kapitalistischen Kuitur”) cũng như đã đề cập đến sự phân biệt rất cơ bản giữa “giáo hội” (‘Kirche’) va “giao phai” (“Sekte’), va tam quan trong cla niém tin vào sự tién dinh (Pradestinationsglauben) trong gido thuyét cua Calvin

Trong số các trước tác của Weber, chính quyén DDTL nay da lam cho giới nghiên cứu hao tốn nhiều giấy mực nhất kể từ khi xuất bản lần đầu cho tới ngày nay Max Weber có lẽ là một trong số rất ít tác giả xã hội học, nếu không muốn nói là người duy nhất, đã coi các nhân tố tôn giáo như có vai

trò trung tâm trong sự hình thành của các nền văn minh và đặc biệt là trong

sự ra đời của tư duy đuy lý Tây phương Trong những công trình nghiên cứu khác về các tôn giáo lớn trên thế giới như Do Thái giáo cổ đại, Lão giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo (mà ông bát đầu nghiên cứu kể từ năm

1911), Ong da tim cách xác định vai trò của các nền văn hóa tôn giáo và các

nền đạo đức tôn giáo với tư cách là những nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền văn minh công nghiệp tư bản chủ nghĩa cận đại

Người ta có thể đồng ý hay không đồng ý với giả thuyết của ông về vai trò

chủ yếu của nền đạo đức khổ hạnh Tin lành trong sự sinh thành của tư duy duy lý tư bản chủ nghĩa Tây phương, nhưng đáng chú ý là trong lịch sử khoa

học xã hội hiện đại, hiếm có luận đề nào gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi kéo dài hơn một thế kỷ và cho đến nay vẫn còn kích thích mở ra nhiều cuộc nghiên cứu mới.®

5 Gesammelte Aufsatze zuir Wissenschattslehre, 3 Aufl Tũbingen 1968, tr 32

6 Xem thêm Michael Löwy, Heinz Wismann, “Introduction” (Bai gidi thiéu cho chu dé “Max Weber, la religion et la construction du social” [Max Weber, t6n giáo và việc kiến

tao tinh xa héi]), Archives des Sciences sociales des Religions, SỐ 127, 2004, tr 5-8

Ngày đăng: 04/11/2022, 22:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN