1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính doanh nghiệp của hai công ty cùng ngành (2)

29 787 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Phân tích tài chính doanh nghiệp của hai công ty cùng ngành (2)

Trang 1

Bài tập Tài chính doanh nghiệpII

Đề ra :

Phân tích tài chính doanh nghiệp của hai công ty cùng ngành

Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống

Trang 2

I Giới thiệu về công ty

1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre)

- Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Ngành nghề - Thực phẩm & Đồ uống

- Giới thiệu : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lýtrực tiếp là Sở Thủy sản

Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 3423/QĐ-UB thành lậpCông ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuât khẩu Bến Tre

Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.Ngànhnghềkinhdoanh :

-Chếbiến, xuất nhập khẩu thủy sản

-Nhập khẩu vật tư,hàng hóa

-Nuôi trồng thủy sản

-Kinh doanh nhà hàng

-Thị trường xuất khẩu:

Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới với mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị trường chấp nhận Các thị trường truyền thống như Châu Âu, Nhật, Mỹ, các thị trường mới của công ty gồm có: Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Libăng,Israel,Dominicavà Ả rập

- Thị trường nội địa:

Khách hàng của nhà hàng thủy sản Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, giấy

Các đại lý tiêu thụ hàng thủy sản nội địa tại Bến Tre và Tp.HCM

Trang 3

- Ngày niêm yết lên sàn HOSE :25/12/2006 Khối lượng đang lưu hành

7,729,999 Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài được mua 3,968,999 (51.35%) Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 3,708,762 (93.44%) Mã chứng

khoán ABT

- Địa chỉ : Ấp 9, Xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre Điện thoại +84-(0)75-86.02.65 Email aquatex@hcm.vnn.vn Website

www.aquatexbentre.com

2.Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co)

Tên giao dịch :Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Ngành nghề - Thực phẩm&Đồuống

Giới thiệu: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, tiền thân là

Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản

An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1987 Tháng 10 năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH Co.) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang – AGITEXIM) Công ty

Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001

Tháng 5/2002: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ngành nghề kinh doanh chính : Sản xuất, kinh doanh, chế biến

và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp

Sản phẩm chính: các sản phẩm sơ chế và tinh chế chủ yếu từ cá tra, cá basa

Trang 4

- Thị trường: Cơ cấu năm 2005, Châu Âu: 55%; Châu Úc 11%; Châu Á và thị trường khác 32%; Mỹ, Canada, Mehico 2%

- Ngày niêm yết 02/05/2002 Khối lượng đang lưu hành: 12,859,394 Khối lượngnhà đầu tư nước ngoài được mua 6,301,051 (49%) Khối lượng nhà đầu tư nước

ngoài sở hữu 6,301,051 (100%) Mã chứng khoán AGF

Địa chỉ :1234 Trần Hưng đạo, phường Bình Đức, thành phố Long xuyên, tỉnh

An giang Điện thoại +84-(0)76-85.29.39 Email

agifishagg@hcm.vnn.vn Website www.agifish.com

II Phân tích các chỉ tiêu tài chính

A Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trảibanừg các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đươngvới thời hạn các khoản nợ đó

Trang 5

Khả năng thanh toán hiện hành của 2 doanh nghiệp đều thấp hơn nhiều so vớimức trung bình ngành Khả nanưg này được cải thiện rõ rệt trong năm 2006nhưng lại có dấu hiệu giảm sút vào năm 2007 Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp

có bao nhiêu Tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp Giá trị của tỷ số này giảmchứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báotrước những khó khăn tài chính tiềm tàng

Nếu với mức trung bình ngành thì doanh nghiệp chỉ cần 30.3% giá trị tài sảnngắn hạn để trang trải đủ các khoản nợ ngắn hạn Song đối với Công ty XNKTSBến Tre thì phải dùng tới 69.2% giá trị TSNH mới đủ để thanh toáncác khoản nợnăm 2007 Con số này của Công ty XNKTS An Giang là 61.1%

Năm 2006, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành của Công ty XNKTS Bến Tretăng mạnh so với năm 2005 là do doanh nghiệp đã đầu tư thêm TSNH trong khi

nợ ngắn hạn lại giảm Còn ở Công ty XNKTS An Giang , tỷ số này năm 2006tăng gấp rưỡi so với năm 2005 là do giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệptăng nhanhvà phát triển với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp

Năm 2007, giá trị TSNH của Công ty XNKTS Bến Tre tăng đột biến đạt mức184.684( Triệu đồng) Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn củadoanh nghiệp tăng đến hơn 3 lần so với năm 2006 Tuy nhiên tốc độ tăng cáckhoản nợ ngắn hạn còn lớn hơn tốc độ gia tăng TSNH của doanh nghiệp , do vậykhả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự giảm sút trong năm 2007 Khảnăng thanh toán hiện hành của Công ty XNKTS An Giang năm 2007 cũng xấp

xỉ năm 2006, do tốc độ tăng của TSNH và nợ ngắn hạn tương đương nhau

Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp không chỉ phản ánh nguy cơ phải

bỏ chi phí lớn trong việc thanh toán nợ đến hạn, mà còn thể hiện tình trạng yếukém doanh nghiệp dễ đẫn đến mất khả năng thanh toán Do vậy cả 2 công ty đều

Trang 6

cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này Có thể doanh nghiệp nên đầu tưnhiều hơn vào TSNH tuy điều đó có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi nhưnglại đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được nguy có phá sản.

2 Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = TS quay vòng nhanh/ Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ( tồn kho).

Nợ ngắn hạn giảm đáng kể trong khi mức dự trữ của doanh nghiệp vẫn xấp xỉtương đương nhau Đến năm 2007 tỷ số này có sự sụt giảm do nợ ngắn hạntăng lên đột ngột đạt 127.769 (Triệu đồng) Dù lượng tiền mặt trong năm này

đã được bổ sung lượng đáng kể từ 86.746 (Triệu đồng) năm 2006 tăng lên184.684 (Triệu đồng) Mức dự trữ năm nay 2007 cũng tăng lên so với năm

2006, cụ thể từ 21.227 (Triệu đồng) lên đến 32.87 (Triệu đồng) Những yếu

tố trên là cho tỷ số về khả năng thanh toán nhanh giảm trong năm 2007.Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm cho khả năngthanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu kém Doanh nghiệp đã nợ quánhiều trong khi đó lượng tài sản quay vòng nhanh thì không đủ lớn để trang

Trang 7

trải Điều này khiếm doanh nghiệp không thể đủ khả năng thanh toán nhanhcác khoản nợ đến hạn nếu không sử dụng đến 1 phần dự trữ.

Công ty XNKTS An Giang năm 2006 tỷ số về khả năng thanh toán nhanhcũng đã tăng lên so với năm 2005 nguyên nhân do tài sản ngắn hạn năm 2006

đã đuợc doanh nghiệp bổ sung thêm lương đáng kể tăng lên đạt mức 274.879(Triệu đồng) Dự trữ năm 2006 đạt mức 96.599 (Triệu đồng) cho nên tài sảnquay vòng nhanh của năm 2006 vượt trội hơn năm 2005 Nợ ngắn hạn năm

2006 tăng nhưng mức tăng không đáng kể so với mức tăng tài sản ngắnhạnnên tỷ số thanh toán nhanh năm 2006 vẫn cao hơn năm 2007 Năm 2007

tỷ số này giảm nhẹdo doanh nghiệp thực hiện chính ssách sử dụng nợ nhiềuhơn Tốc độ tăng nợ ngắn hạn là 32.8% lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắnhạn là 31.8%

Cả 2 công ty đều có tỷ số khả năng thanh toán nhanh thấp hơn mức trungbình của ngành Điều này khiến hai công ty không thể thanh toán nhanh cáckhoản nợ đến hạn Chúng ta cũng nhận thấy rằng trong cơ cấu TSNH củadoanh nghiệp thì có quá nhiều hàng tồn kho dưới dạng TSNH Để đảm bảokhả năng thanh toán nhanh hai công ty cần: Thay đổi chính sách tín dụng và

cơ cấu tài trợ Doanh nghiệp sử dụng nợ để được hưởng tiết kiêm thuế tuynhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào việc vay nợ Vì nếu nợ quá nhiềuthì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả các khoản nợ này Doanh nghiệp cần cóchính sách để sử dụng nợ một cách tốt nhất Bên cạnh đó doanh nghiệp cầnxem xét các khoản phải thu để tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn

3 Dự trữ/ Vốn lưu động ròng

Trang 8

Năm 2006 0.504 Năm 2006 0.892

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu độngròng.Trong năm 2005 tỷ số này của cả 2 công ty đều ở mức cao và xấp xỉnhau So với mức trung bình ngành tỷ số này quá cao Dự trữ quá cao khiếncho doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn lưu động ròng cũng khô đủ để tài trợcho nó Cụ thể dự trữ của Công ty XNKTS Bến Tre là 21.565 (Triệu đồng)chiếm đến 33% tổng tài sản ngắn hạn và của Công ty XNKTS An Giang là54.364 (Triệu đồng) chiếm 36%

Trong khi đó vốn lưu động ròng của cả hai doanh nghiệp quá ít do cả haidoanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn chiếm phần lớn so với TSNH CỤ thểCông ty XNKTS Bến Tre 93.3% và của Công ty XNKTS An Giang là92.14%

Trong hai năm tiếp theo , hai doanh nghiệp đã thay đổi cơ cấu vốn, cơ cấu tàitrợ điều này khiến cho tỷ số đã giảm cách đáng kể Công ty XNKTS Bến Trenăm 2006 là 50.4%, năm 2007 là 56.7% Điều này có nghĩa vốn lưu đọngròng có thể tài trợ được 50.4% mức dự trữ của doanh nghiệp Tỷ lệ nợ ngắnhạn/TSNH cũng đã giảm đáng kể so với năm 2005 cụ thể là 51.48% và69.2%

Công ty XNKTS An Giang đã có sự tiến bộ rõ rệt khi năm 2006 chỉ tiêu nàygiảm xuống còn 89.2% Tuy nhiên công ty lại để chỉ tiêu này quá cao trongnăm 2007 với mức 124.9% Dự trữ ở mức quá cao 176.313 (Triệu đồng)chiếm hơn 48% so với tổng TSNH TSNH phần lớn là hàng tồn kho và cáckhoản phải thu làm giảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp

Qua thực trạng trên của hai doanh nghiệp , yêu cầu các nhà quản lí doanhnghiệp phải có những điều chỉnh về cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu

Trang 9

TSLĐ Nhămd tránh tình trạng dự trữ quá nhiều, phải thu quá lớn.làm ảnhhưởng khả năng hoạt động của doanh nghiệp

B Khả năng cân đối vốn

Trang 10

nhưng với tốc độ nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản Tổng tàisản của Công ty XNKTS Bến Tre năm 2007 tăng lên đến 184.684 (Triệuđồng) trong khi năm 2006 là 86.746 (Triệu đồng) Công ty XNKTS AnGiang tổng tài sản năm 2007 là 362.377 (Triệu đồng) và năm 2006 là274.879 (Triệu đồng)

Giá trị tài sản của hai doanh nghiệp tăng 3 năm qua được tài trợ chủ yếu từvốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu năm 2007 của Công ty XNKTS An Giangtăng hơn gấp đôi so với năm 2006 và gấp 6 lần so với năm 2005 Vốn chủ sởhữu của Công ty XNKTS Bến Tre cũng tăng mạnh trong năm 2007, gấp 4 lần

so với năm 2006 việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sảncủa doanh nghiệp là nhằm cải thiện khả năng thanh toán thấp của doanhnghiệp Hoặc có thể cả hai công ty đều đang cố gắng thực hiện chính sách cơcấu vốn tối ưu của mình

2 Khả năng thanh toán lãi vay

Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay Nó cho biếtmức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào

Trang 11

trả lãi hàng năm Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp kém, điều này ở khảnăng sinh lợi của tài sản thấp Nếu vẫn duy trì tỷ lệ thế này thì hai doanhnghiệp sẽ khó có thể vay tiếp tục được vì tỷ số nợ đã quá cao mà khả năng trảlãi vay lại thấp.

Năm 2007,Công ty XNKTS Bến Tre khả năng thanh toán lãi vaycủa doanhnghiệp đã đạt tới 12.594 Một chỉ số hấp dẫn và tạo niềm tin đối với chủ nợdoanh nghiệp Nợ phải trả trong năm ở mức 127.819 (Triệu đồng) chiếm30.62% tổng nguồn vốn Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đủ khả năngthanh toán lãi vay của các khoản nợ Doanh nghiệp có thể vay nợ thêm mộtcách khá dễ dàng với chỉ số như thế này

Tuy nhiên, trong khi đó khả năng thanh toán lãi vay của Công ty XNKTS AnGiang lại giảm chỉ đạt mức 5.968 Điều này do các khoản nợ trong năm nhiềuhơn khiến lãi vay của những khoản nợ này ở mức cao Bên cạnh đó lợinhuận trước thuế năm 2007 lại sụt giảm so với năm 2006 Vì vậy Công tyXNKTS An Giang cầng xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công

ty Để không làm sụt giảm lợi nhuận của năm hoạt động tiếp theo, đòng thời

sử dụng các khoản vay nợ có hiệu quả hơn

Trang 12

Vòng quay tiền của Công ty XNKTS Bến Tre trong 2 năm 2005 và 2006 khátốt, năm sau cao hơn năm trước Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăngtrong khi lượng tiền mặt của doanh nghiệp tích trữ giảm Điều này chứng tỏdoanh nghiệp đã sử dụng phân bổ lượng tiền cho các khoản mục đầu tư, bánhàng khác, cung cấp lượng tiền mặt tốt nhất cho hoạt động đầu tư Tuy nhiênnăm 2007 vòng quay tiền của doanh nghiệp lại giảm mạnh Lượng tiền vàcác khoản tương đương tiền năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006 Doanhnghiệp không sử dụng hết lựong tiền mặt mà để lại phục vụ cho khả năngthanh toán tức thì của doanh nghiệp Tuy nhiên lượng tiền mặt để lại cũngcần hợp lí nếu không sẽ gây lãng phí, vì tiênd của doanh nghiệp là phải sinhlãi tối đa.

Trong khi đó Công ty XNKTS An Giang vòng quay tiền năm 2005 lại quáchênh lệch so với 2 năm 2005 và 2006 Bởi vì lượng tiền và các khoản tươngtiền 2 năm sau đã tăng gấp 12, 13 lần trong khi mức tăng doanh thu chỉkhoảng 1.5 lần Hai năm vừa qua doanh nghiệp đã duy trì chỉ số vòng quaytiền khá ca, điều này chứng tot doanh nghiệp đã tận dụng tối đa khả năng sinhlãi của lượng tiền mặt nắm giữ Tuy nhiên doanh nghiệp dũng cần đảm bảolựong tiền mặt tối thiểu trong thanh toán hàng ngày, tránh tình trạng thiếutiền, ảnh hưởng uy tín của công ty

2 Vòng quay dự trữ

Vòng quay dự trữ = Doanh thu/ dự trữ

Mức trung bình chung của ngành là 5.7

Trang 13

tư, hàng hóa hợp lí cho chu kì sản xuất kinh doanh.

Số vòng quay trong 3 năm của Công ty XNKTS Bến Tre tương đối xấp xỉnhau nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành Năm 2006, số vòngquay giảm so với năm 2005 là do doanh nghiệp trong năm đã sử dụng nhiềuhơn lượng dự trữ Năm 2007, chỉ số này được cải thiện nhưng doanh nghiệpcần có những thay đổi trong chính sách hoạt động để chỉ số này đạt được mứctrung bình chung của ngành Sử dụng và kiểm soát tốt lượng hàng dự trữekhiến doanh nghiệp đảm bảo công việc sản xuất kinh doanh và đồng thờikhông tạo ra sự dư thừa tồn đọng quá lớn Doanh nghiệp có thể nghiên cứulại khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đưa ra những giải pháp đúng đắntiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu, đẩy nhanh vòng quay dự trữ

Trong khi đó Công ty XNKTS An Giang thì số vòng quay dự trữ thấp hơn rấtnhiều so với mức trung bình ngành Năm 2007 doanh nghiệp đã dự trữ quánhiều so với doanh thu thuần thu được cuối kì Đứng trước thực trạng nàyyêu cầu dặt ra cho các nhà quản lí của Công ty XNKTS An Giang phải xácđịnh lại mức dự trữ, nhằm đạt được mức dự trữ tối ưu, tạo ra tối đa lợi nhuận,phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh

Những phân tích đánh giá trên có thể giíp các nhà quản lí tài chính cải thiệnphần nào cách sử dụng hàng tồn kho để đạt được mức doanh thu tối đa

3 Kỳ thu tiền bình quân

Trang 14

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 / Doanh thu

Công ty XNKTS An Giang chỉ số kỳ thu tiền bình quân trong 3 năm xấp xỉnhau đều ở mức khoảng 41 ngày Điều này có nghĩa sau 41 ngày kể từ khi bánhàng thì doanh nghiệp thu hồi được vốn Chỉ số này thấp hơn mức trung bìnhngành, chứng tỏ khả năng thu hôid nợ của doanh nghiệp chưa tốt Nguyên nhân

là do các khoản phải thu của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn Doanhnghiệp cần phân tích nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân tồn đọng

Công ty XNKTS Bến Tre , trong hai năm 2005 và 2006 chỉ số này cũng cao hơn

so với mức trung bình của ngành Đặc biệt trong năm 2007 kỳ thu tiền bình quân

đã kéo dài tới hơn 88 ngày Các khoản phải thu tăng lên gấp 5 lần so với nămtrước, cụ thể từ 33.316 (Triệu đồng) lên đến 105.573 (Triệu đồng) vượt trội hơn

so với mức tăng doanh thu Doanh nghiệp cần xem xét lại và phân tích chínhsách bán hàng đã phù hợp hay chưa nhằm khả năngắc phục tình trạng ứ đọngvốn và tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn

Kỳ thu tiền bình quân của hai doanh nghiệp nhìn chung còn khá cao so với mứctrung bình chung của ngành Điều này đòi hỏi các nhà quản lí tài chính có các

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối kế toán năm Công ty XNKTS Bến Tre - Phân tích tài chính doanh nghiệp của hai công ty cùng ngành (2)
Bảng c ân đối kế toán năm Công ty XNKTS Bến Tre (Trang 20)
Bảng cân đối kế toán năm Công ty XNKTS An Giang - Phân tích tài chính doanh nghiệp của hai công ty cùng ngành (2)
Bảng c ân đối kế toán năm Công ty XNKTS An Giang (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w